Quyết định 504/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 504/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 504/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định504/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 504/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN
SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2010 – 2025
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 – 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. PHẠM VI
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
II. MỤC TIÊU
Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.
III. NHIỆM VỤ
1. Giai đoạn 2010 – 2015
a) Hoàn thành việc điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc.
b) Xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn.
c) Thiết lập Trung tâm quản lý dữ liệu để tổng hợp, quản lý dữ liệu về nạn nhân bom mìn, tình trạng ô nhiễm và khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
d) Thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Cụ thể tại 6 tỉnh đã điều ra lập xong bản đồ bom mìn, phấn đấu rà phá bom mìn đạt 200.000 ha; các tỉnh khác, phấn đấu rà phá bom mìn đạt khối lượng diện tích khoảng 300.000 ha.
đ) Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân tập trung tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng và xảy ra nhiều tai nạn bom mìn theo kết quả điều tra sơ bộ được thực hiện năm 2002.
e) Hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng và xảy ra nhiều tai nạn bom mìn.
g) Thông tin tuyên truyền về thực trạng và hậu quả do bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nhằm vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ, hỗ trợ thực hiện Chương trình.
2. Giai đoạn 2016 – 2025
a) Tiếp tục thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân, đạt khối lượng diện tích khoảng 800.000 ha.
b) Tiếp tục tuyên truyền về thực trạng và hậu quả do bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nhằm vận động chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức cá nhân trong nước tài trợ, hỗ trợ thực hiện Chương trình.
c) Tiếp tục thực hiện chương trình tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.
d) Tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng.
Danh mục các dự án giai đoạn 2010 – 2025 quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
IV. NGUỒN VỐN BẢO ĐẢM
Vốn bảo đảm cho các dự án thuộc Chương trình được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước; hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước. Mức kinh phí cụ thể của các dự án được bố trí theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xác định, đưa các dự án khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương; lồng ghép các dự án thuộc Chương trình vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình triển khai.
2. Xây dựng cơ chế quản lý, điều phối cấp quốc gia để phân bổ các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
3. Xây dựng chính sách thu hút tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
4. Xây dựng chiến lược tuyên truyền hậu quả do bom mìn gây ra nhằm đẩy mạnh vận động tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
5. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục bom mìn, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và tập huấn ở trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn; nghiên cứu phát triển công nghệ rà phá bom mìn.
6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch triển khai, vận động thu hút nguồn lực (trong nước và quốc tế), quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án của chương trình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Nghiên cứu thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Giao Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án thành lập Ban Chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan và các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự toán ngân sách (bao gồm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước) trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý và tổ chức thực hiện dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn; xây dựng các cơ sở nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ rà phá bom mìn;
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng chiến lược tuyên truyền hậu quả do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành thực hiện các dự án liên quan;
- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổng hợp các dự án thuộc Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào danh mục ưu tiên vận động ODA; chủ trì xây dựng chính sách thu hút hỗ trợ ODA cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn; tổ chức vận động và phối hợp với các cơ quan liên quan phân bổ, quản lý sử dụng các nguồn ODA thực hiện Chương trình; hướng dẫn các cơ quan liên quan thủ tục xem xét, phê duyệt các dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài phù hợp với các quy định hiện hành;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý, điều phối các nguồn lực trong nước và nguồn vốn ODA cho Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn để bảo đảm thực hiện các dự án thuộc Chương trình trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng xây dựng chính sách thu hút hỗ trợ ODA, phân bổ, quản lý sử dụng các nguồn ODA cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, xây dựng cơ chế quản lý điều phối các nguồn lực trong nước và nguồn vốn ODA để bảo đảm thực hiện các dự án thuộc Chương trình trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý tài chính đối với Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ;
- Hằng năm, phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
6. Bộ Ngoại giao
Tham gia vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hỗ trợ khắc phục bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
7. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở cấp quốc gia cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong việc thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện dự án tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.
8. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các dự án liên quan thuộc Chương trình.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Rà soát, điều chỉnh bổ sung các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cân đối ngân sách để thực hiện các nội dung của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây