Nghị định 50/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển

thuộc tính Nghị định 50/2008/NĐ-CP

Nghị định 50/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:50/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/04/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Giao thông, Hàng hải, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý cửa khẩu cảng biển - Ngày 21/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển. Chính phủ quy định: Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định của pháp luật. Để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển, Bộ đội biên phòng được áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giấy tờ đối với người, tàu, thuyền và các phương tiện khác ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu cảng biển; giám sát khu vực, tuần tra kiểm soát cơ động; giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát, các mục tiêu hoặc trên tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài; giám sát bằng phương tiện kỹ thuật và biện pháp nghiệp vụ khác. Tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài phải làm thủ tục nhập cảnh tại cảng biển đầu tiên, khi từ nước ngoài vào Việt Nam và làm thủ tục xuất cảnh tại cảng biển cuối cùng, khi từ Việt Nam ra nước ngoài. Chậm nhất 2 giờ, kể từ khi tàu đã neo đậu an toàn đối với tàu nhập cảnh (hoặc trước khi tàu rời cảng đối với tàu xuất cảnh), chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục biên phòng cho tàu. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất là ngay trước khi tàu chuẩn bị rời cảng. Chậm nhất 1 giờ, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành thủ tục biên phòng. Hành khách quá cảnh theo tàu, thuyền đến cửa khẩu cảng biển, nếu chỉ ở trên tàu, thuyền hoặc khu vực dành riêng cho khách quá cảnh thì được miễn thị thực. Nếu xin phép vào nội địa hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu khác phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, giấy phép do Công an cấp tỉnh trở lên cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định50/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/2008/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 04 NĂM 2008

VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG BIỂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hoạt động của người, tàu, thuyền Việt Nam, nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng; thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng và các hoạt động khác liên quan đến an ninh, trật tự; trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển.
2. Cảng quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này; trường hợp phục vụ mục đích thương mại thì áp dụng theo những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan đối với cảng thương mại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức, tàu, thuyền và các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng biển phải chấp hành các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam liên quan; trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Tàu, thuyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ và tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến của khẩu cảng biển và cảng quân sự thực hiện theo quy định khác của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tàu, thuyền của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại cửa khẩu cảng biển theo quy định riêng.
Điều 3. Cửa khẩu cảng biển
Cửa khẩu cảng biển là cảng biển được mở ra cho người, tàu, thuyền Việt Nam, nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Khu vực cửa khẩu cảng biển
1. Khu vực cửa khẩu cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng.
a) Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
b) Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
c) Phạm vi cụ thể của vùng đất cảng, vùng nước cảng trong khu vực cửa khẩu cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được bố trí lực lượng, lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tại khu vực cửa khẩu cảng biển để đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng.
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cửa khẩu cảng biển
Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC, KIỂM TRA, GIÁM SÁT BIÊN PHÒNG
Mục 1
THỦ TỤC BIÊN PHÒNG
Điều 6. Thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng
1. Tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài phải làm thủ tục nhập cảnh tại cảng biển đầu tiên, khi từ nước ngoài vào Việt Nam và làm thủ tục xuất cảnh tại cảng biển cuối cùng, khi từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được uỷ quyền (sau đây gọi chung là người làm thủ tục) phải làm thủ tục biên phòng cho tàu nhập cảnh.
3. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, người làm thủ tục phải làm thủ tục biên phòng cho tàu xuất cảnh. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng.
4. Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành thủ tục biên phòng.
5. Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng đã xác nhận hoàn thành thủ tục.
Điều 7. Địa điểm làm thủ tục biên phòng
1. Tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải. Đối với cửa khẩu cảng biển đã thiết lập mạng khai báo điện tử thì thủ tục biên phòng được thực hiện tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng.
2. Tại tàu trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Điều 8. Thủ tục biên phòng đối với tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng
Khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng, ngoài các giấy tờ phải nộp và xuất trình theo quy định tại điểm d khoản 2, khoản 4 Điều 27; điểm c khoản 2 Điều 29; điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định số 712006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, người làm thủ tục phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:
1. Bản khai hàng hoá nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có).
2. Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).
Điều 9. Quy định đối với tàu, thuyền quá cảnh
1. Trên đường quá cánh, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên, hành khách và hàng hoá trên tàu, giữ nguyên trạng thái niêm phong và hồ sơ biên phòng.
2. Hành khách quá cảnh theo tàu, thuyền đến cửa khẩu cảng biển, nếu chỉ ở trên tàu, thuyền hoặc khu vực dành riêng cho khách quá cảnh thì được miễn thị thực. Trường hợp hành khách xin phép vào nội địa hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu khác phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ những trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).
Điều 10. Quy định đối với tàu, thuyền chuyển cảng
1. Trên đường chuyển cảng, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên, hành khách và hàng hoá trên tàu, giữ nguyên trạng thái niêm phong và hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu rời cảng trước đó.
2. Tại cảng nơi đến, thuyền trưởng phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu rời cảng trước đó.
Điều 11. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng đối với tàu, thuyền chuyển cảng
1. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi đi:
a) Làm thủ tục cho tàu, thuyền chuyển cảng, lập và niêm phong hồ sơ giao thuyền trưởng chuyển cho Biên phòng cửa khẩu cảng đến;
b) Thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng đến về tình hình chấp hành pháp luật của thuyền viên, tàu, thuyền chuyển cảng.
2. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi đến:
a) Tiếp nhận hồ sơ chuyển cảng và thông báo ngay cho Biên phòng cửa khẩu cảng đi biết đã tiếp nhận nguyên vẹn hồ sơ biên phòng, niêm phong biên phòng;
b) Thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng đi về tình hình chấp hành pháp luật của thuyền viên, tàu, thuyền chuyển cảng.
Mục 2
KIỂM TRA, GIÁM SÁT BIÊN PHÒNG
Điều 12. Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng
1. Tàu, thuyền Việt Nam và tàu, thuyền nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
2. Tàu, thuyền Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa trong phạm vi khu vực cửa khẩu cảng biển.
3. Các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài ra, vào, hoạt động và neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
4. Người Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng biển.
Điều 13. Biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng
Để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển, Bộ đội Biên phòng được áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát sau:
1. Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ đối với người, tàu, thuyền và các phương tiện khác ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu cảng biển (trừ tàu, thuyền và cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ).
2. Giám sát khu vực, tuần tra kiểm soát cơ động.
3. Giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát, các mục tiêu hoặc trên tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài.
4. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật và biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu, thuyền
Việc giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu, thuyền chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Tàu, thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phòng, chống dịch bệnh.
Chương III
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI, TÀU, THUYỀN
Điều 15. Tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng
Tàu, thuyền Việt Nam, nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quả cánh và chuyển cảng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và qua đúng cửa khẩu, luồng hàng hải, tuyến quá cảnh đã được phép.
Điều 16. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi phát hiện có người trốn trên tàu, thuyền hoặc người bị nạn
1. Khi phát hiện người trốn trên tàu, thuyền, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, đồng thời thông báo ngay cho Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đang hoạt động tại cửa khẩu cảng biển để xử lý theo thẩm quyền.
2. Khi phát hiện người bị nạn, thuyền trưởng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cứu người bị nạn; đồng thời thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đang hoạt động tại cửa khẩu cảng biển để phối hợp giải quyết.
Điều 17. Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài
Người Việt Nam (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ), người nước ngoài (trừ thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu) xuống tàu, thuyền nước ngoài để làm việc, tiến hành các hoạt động khác trong thời gian tàu, thuyền neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển phải có Giấy phép xuống tàu do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.
Điều 18. Thuyền viên nước ngoài đi bờ
Trong thời gian tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng biển, thuyền viên trên tàu được phép đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu và phải có Giấy phép đi bờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp. Trường hợp đi ra ngoài phạm vi nói trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Điều 19. Thủ tục đối với hàng khách đã nhập cảnh muốn trở lại tàu, thuyền, đã xuất cảnh muốn trở lại nội địa và giao dịch khi tàu làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh
1. Hành khách đi trên tàu, thuyền nước ngoài nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam để xuất cảnh bằng phương tiện khác nếu muốn trở lại tàu, thuyền phải được phép và chịu sự giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng. Hành khách đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh muốn trở lại nội địa phải làm lại thủ tục nhập cảnh.
2. Thuyền viên và hành khách khi chưa hoàn thành thủ tục nhập cảnh hoặc đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh thì không được rời khỏi tàu, thuyền và giao dịch với bất cứ ai ngoài hoa tiêu, các nhân viên công vụ của Việt Nam và nhân viên đại lý được uỷ quyền.
Điều 20. Giấy tờ của người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển
Người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, giấy phép do Công an cấp tỉnh trở lên cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.
Điều 21. Từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh
Vì lý do quốc phòng, an ninh, các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội hoặc vì lý do đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc vì lý do khẩn cấp khác, người, tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài có thể bị từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh qua cửa khẩu cảng biển theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN VÀ PHỐI HỢP
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ
Điều 22. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành
Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cửa khẩu cảng biển và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cửa khẩu cảng biển
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu cảng biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới nơi có cảng biển và các lực lượng, cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Điều 24. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng
Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển, doanh nghiệp cảng và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại cửa khẩu cảng biển.
Điều 25. Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an, Cảng vụ hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác hoạt động tại khu vực cửa khẩu cảng biển, doanh nghiệp cảng và chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển.
2. Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển phải mặc trang phục, đeo biển, phù hiệu kiểm soát theo quy định của ngành, khi sử dụng phương tiện chuyên dùng phải có dấu hiệu riêng và treo Quốc kỳ Việt Nam.
Chương V
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 26. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 30. Trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 50/2008/ND-CP

Hanoi, April 21, 2008

 

DECREE

ON MANAGEMENT AND PROTECTION OF SECURITY AND ORDER AT SEAPORT BORDER GATES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2003 Law on National Borders;
Pursuant to the June 14, 2005
Vietnam Maritime Code;
At the proposal of the Minister of Defense,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1- Scope of regulation

1. This Decree provides for activities of Vietnamese and foreign people, ships and boats on entry, exit, in transit or port transfer; specifies border guard procedures, inspection and supervision and other activities related to security and order; and defines responsibilities to direct, guide and coordinate the management and protection of security and order at seaport border gates.

2. Military ports operating for defense or security purposes are not subject to this Decree. If these ports are operated for commercial purposes, the provisions of this Decree and other relevant legal provisions applicable to commercial ports will apply.

Article 2.- Subjects of application

1. Individuals, organizations, ships, boats and other vessels of Vietnam and foreign countries operating at seaport border gates shall comply with the provisions of this Decree and other relevant provisions of Vietnamese law. If a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides for, that treaty prevails.

2. When arriving at Vietnam's seaport border gates or military' ports, ships and boats of foreign agencies, organizations and individuals that enjoy privileges and immunities, and foreign warships that are on visits to the Socialist Republic of Vietnam must comply with other provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

3. Ships and boats of the Vietnam People's Army and People's Public Security Forces that are performing defense or security tasks at seaport border gates must comply with separate regulations.

Article 3.- Seaport border gates

Seaport border gales are ports opened for Vietnamese and foreign people, ships and boats to enter, leave or transit the country; goods to be imported, exported or transited, and other activities as specified by law.

Article 4.- Areas of seaport border gates

1. The area of a seaport border gate consists of port land and port waters

a/ Port land means a delimited land area in which wharves, warehouses, storing yards, workshops, working offices, service facilities, systems of roads, information and communication, electricity, water and other aids are constructed and equipment installed.

b/ Port waters means a delimited water area for the establishment of water areas in front of wharf, vessel turnaround area, anchorage ground, transshipment zone, storm shelter zone, pilot reception area, quarantine area, area for the construction of seaport fairways and other aids.

c/ Specific boundaries of port land and port waters of seaport border gates shall be defined in accordance with law.

2. Specialized state management agencies may arrange their staff, install equipment and technical devices in areas of seaport border gates in order to meet their professional requirements without affecting normal operations of port enterprises.

Article 5.-Responsibilities to protect security and order in areas of seaport border gates

The border guards are the core force that specializes in, assumes the prime responsibility for, and coordinate with peoples public security forces, concerned branches and local administrations in, managing and protecting security and order in areas of seaport border gates in accordance with law.

Chapter II

PROVISIONS ON BORDER-GUARD PROCEDURES, INSPECTION AND SUPERVISION

Section 1. BORDER-GUARD PROCEDURES

Article 6.-Time limit for carrying out border-guard procedures

1. Vietnamese and foreign ships and boats shall carry out entry procedures at the first seaport they arrive in their voyage from overseas to Vietnam and carry out exit procedures at the last seaport they depart from in their voyage from Vietnam to overseas.

2. Within two hours after their ships are safely anchored or moored at positions designated by directors of port authorities, ship owners, managers or operators or their authorized persons (below collectively referred to as procedure-completing persons) shall carry out border-guard procedures for ship entry.

3. At least two hours before their ships leave the ports, procedure-completing persons shall carry out border-guard procedures for ship exit. Particularly for passenger ships and liners, border-guard procedures must be completed right before their departure at the latest.

4. Within one hour after receiving complete and valid papers, border gate guard offices shall complete border-guard procedures.

5. Time when border-guard procedures are considered having been completed is the time when border gate guard offices certify the completion of procedures.

Article 7.- Places for carrying out border-guard procedures

1. Border-guard procedures shall be carried out at head offices or representative offices of port authorities. For seaport border gates where computer networks for e-customs declaration have been established, these procedures shall be carried out at border-guard stations of these border gates.

2. Border-guard procedures shall be carried out on board ships in the cases specified at Point b, Clause 2, Article 27 and Point a. Clause 2, Article 29 of Decree No. 71/2006/ND-CP of July 25, 2006, on management of seaports and marine navigable channels.

Article 8.- Border-guard procedures for ships and boats on entry or exit, in transit or port transfer

When carrying out procedures for entry, exit, transit or port transfer, apart from the papers which must be submitted or produced under Point d, Clause 2, and Clause 4, .Article 27; Point c, Clause 2, Article 29; Point b, Clause 2, Article 32 of the Government's Decree No. 71/2006/ND-CP of July 25, 2006, on management of seaports and marine navigable channels, procedure-completing persons shall submit to border gate guard offices the following papers:

1. Manifest of dangerous cargoes, weapons and explosive materials (if any).

2. Declaration of unauthorized passengers on board (if any).

Article 9.- Provisions on ships and boats in transit

1. In the course of transit, shipmasters shall take responsibility for managing crewmembers, passengers and cargoes on board their ships, and keeping intact the sealed border-guard dossiers.

2. In transit passengers on board ships or boats arriving at seaport border gates who stay on board or in areas exclusively reserved for them are exempt from visas. For passengers who apply for permission to travel into the inland or leave the country through other border gates, visas granted by competent Vietnamese state agencies are required (except for cases of visa exemption under Vietnamese law or treaties to which Vietnam is a contracting party).

Article 10.- Provisions on ships and boats in port transfer

1. In the course of port transfer, shipmasters shall take responsibility for managing crewmembers, passengers and cargoes on board their ships, and keeping intact the sealed port transfer dossiers of border-guard stations of seaport border gates from which their ships have departed.

2. At ports of arrival, shipmasters shall submit to port border gate guard offices the port transfer dossiers of border-guard stations of seaport border gates from which their ships have departed.

Article 11.- Responsibilities of port border gate guard offices toward ships and boats in port transfer

1. Responsibilities of border-guard stations of ports of departure:

a/ To carry out procedures for ships and boats in port transfer, compile and seal up dossiers for submission by shipmasters to border-guard stations of ports of arrival;

b/ To notify border-guard stations of ports of arrival of the observance of law by crewmembers, ships and boats in port transfer.

2. Responsibilities of border-guard stations of ports of arrival:

a/ To receive port transfer dossiers and promptly notify border-guard stations of ports of departure of the receipt of intact border-guard dossiers and seals;

b/ To notify border-guard stations of ports of departure of the observance of law by crewmembers, ships and boats in port transfer.

Section 2. BORDER-GUARD INSPECTION AND SUPERVISION

Article 12.- Subjects of border-guard inspection and supervision

1. Vietnamese and foreign ships and boats on entry or exit, in transit or port transfer.

2. Vietnamese ships and boats operating along domestic routes within areas of seaport border gates.

3. Other Vietnamese and foreign vessels entering, leaving, operating, mooring or anchoring in areas of seaport border gates.

4. Vietnamese and foreigners conducting activities at seaport border gates.

Article 13.- Border-guard inspection and supervision measures

To manage and protect security and order at seaport border gates, border guards may apply the following inspection and supervision measures:

1. Checking and inspecting papers of people, ships, boats and other vessels entering, leaving or operating in areas of seaport border gates (except for ships, boats, cadres and employees of specialized state management agencies at seaport border gates who are on duty).

2. Supervising and patrolling the areas.

3. Conducting supervision in person at port entrances, control stations and targets or on board Vietnamese and foreign ships and boats.

4. Conducting supervision using other technical devices and professional measures or in accordance with law.

Article 14.- Border-guard supervision conducted by border guards in person on board ships and boats

Supervision by border guards in person on board ships and boats may be conducted only in the following cases:

1. Ships and boats show apparent signs of law violation.

2. In case of necessity to maintain security, defense, social order and safety, and prevent and combat epidemics.

Chapter III

PROVISIONS ON PEOPLE, SHIPS AND BOATS

Article 15.- Ships and boats on entry or exit, in transit or port transfer

Vietnamese and foreign ships and boats on entry or exit, in transit or port transfer must obtain permission from competent Vietnamese agencies and navigate through permitted border gates, in marine navigable channels or transit lane waters.

Article 16.- Responsibilities of shipmasters upon detecting unauthorized passengers on board their ships or boats or people in distress

1. Upon detecting unauthorized passengers on board their ships or boats, shipmasters shall take necessary deterrent measures and at the same time promptly notify such to seaport border-gate guard stations or other specialized state management agencies currently operating at seaport border gates for handling according to their competence.

2. When finding people in distress, shipmasters shall take necessary measures to rescue them and at the same time promptly notify such to seaport authorities or other specialized state management agencies currently operating at seaport border gates for coordinated handling.

Article 17.- Papers for getting on board foreign ships and boats

Vietnamese (except for cadres and employees of specialized state management agencies at seaport border gates who are on duty) and foreigners (except for crewmembers in the ship's complement and passengers on board) who get on board foreign ships or boats to work or conduct other activities during the time of anchorage or moorage of these ships or boats in areas of seaport border gates are required to obtain permits for getting on board from seaport border-gate guard stations and shall submit to inspection and supervision by seaport border-gate guards.

Article 18.- Foreign crewmembers traveling ashore

During the time of anchorage or moorage of foreign ships and boats at a seaport border gate, crewmembers on board these ships and boats may travel ashore within the province or centrally run city where this seaport border gate is located after obtaining permits for traveling ashore from the seaport border gate guard office. Those who travel outside that province or city or leave the Vietnamese territory through other border gates shall strictly comply with legal provisions on entry and exit.

Article 19.- Procedures for passengers who have made entry into the inland and wish to return to their ships and boats or who have made exit and wish to return to the inland, and contact during the time of completing entry or exit procedures for ships and boats

1. Passengers on board foreign ships or boats on entry who have completed procedures for entry into Vietnam for subsequent exit by other means of transport and wish to return to their ships or boats shall obtain permission from and submit to supervision by seaport border gate guard stations. Passengers who have completed exit procedures and wish to return to the inland shall carry out entry procedures once again.

2. Crewmembers and passengers who have not yet completed entry procedures or have completed exit procedures may neither leave their ships or boats nor contact anyone else except pilots. Vietnamese staff on official duty and authorized agent staff.

Article 20.- Papers of foreigners entering to work or operate in seaport border gates

Foreigners entering to work or operate in seaport border gates must have passports or papers of equivalent validity or permits granted by provincial or higher level police offices and submit to inspection and supervision by seaport border-gate guard stations.

Article 21.- Refusal to permit entry or exit or postponement of exit

For defense, security or other special socio-economic reasons or for the reason of assurance of marine navigation safety or prevention of environmental pollution or violation of Vietnamese law or for other emergency reasons, the entry or transit of Vietnamese and foreign people, ships and boats can be refused or their exit through seaport border gates can be postponed in accordance with Vietnamese law.

Chapter TV

RESPONSIBILITIES TO DIRECT, GUIDE AND COORDINATE ACTIVITIES OF MANAGING AND PROTECTING SECURITY AND ORDER

Article 22.- Directing and guiding responsibilities of ministries and branches

Ministries and branches shall, within the scope of their tasks and powers, direct and guide their attached specialized state management agencies in performing their functions and tasks, coordinating the management and protection of security and order in areas of seaport border gates, and strictly handling illegal acts in accordance with law.

Article 23.- Directing and guiding responsibilities of People's Committees of provinces where exist seaport border gates

Provincial-level People's Committees of localities where exist seaport border gates shall, within the scope of their tasks and powers, direct and guide subordinate People's Committees of localities where exist seaports and concerned local forces and agencies in coordinating with border guard stations in managing and protecting security and order in areas of seaport border gates.

Article 24.- Responsibilities of seaport border-gate guard stations

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the public security force, specialized state management agencies at seaport border gates, port enterprises and local administrations in, managing and protecting security and social order and safety at seaport border gates.

Article 25.- Responsibility to coordinate in security and order management and protection

1. Within the scope of their tasks and powers, the public security force, port authorities and other specialized state management agencies operating at seaport border gates, port enterprises and local administrations shall coordinate with seaport border gate guard stations in managing and protecting security and order at seaport border gates.

2. While on duty, cadres and employees of specialized state management agencies at seaport border gates shall wear uniforms, name plates and control badges under regulations of their agencies, and put on identification signs and fly the national flag of Vietnam on special-use vehicles they use.

Chapter V

COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

 

 

 

Article 26.- Commendation

Agencies, organizations and individuals that record outstanding achievements in implementing this Decree will be commended and rewarded in accordance with law.

Article 27.- Handling of violations

Organizations and individuals that commit acts of violation of this Decree shall be handled in accordance with law.

Article 28.- Complaints and denunciations

The lodging and settlement of complaints and denunciations comply with legal provisions on complaints and denunciations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 30.- Guiding and inspecting responsibility

The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, guiding and inspecting the implementation of this Decree.

Article 31.- Implementing responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 50/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất