Nghị định 31/CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản chế hành chính

thuộc tính Nghị định 31/CP

Nghị định 31/CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản chế hành chính
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:31/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:14/04/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 31/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CHỦA CHÍNH PHỦ SỐ 31/CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

 

CHÍNH PHỦ

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế quản lý hành chính".

 

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định về quản chế hành chính trước đây đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thống nhất chỉ đạo và giúp Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

 

Điều 3.- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Quản chế hành chính là biện pháp xử lý hành chính, buộc những người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 2 Quy chế này phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương.

Thời hạn quản chế từ 6 tháng đến 2 năm.

 

Điều 2.- Quản chế hành chính được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương I phần các tội phạm của Bộ luật hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi.

 

Điều 3.- Quản chế hành chính phải đúng đối tượng, thẩm quyền, thủ tục và trình tự được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị quản chế hành chính.

 

Điều 4.- Quyết định quản chế hành chính được thi hành tại nơi cư trú của người bị quản chế. Trường hợp xét thấy không thể để người bị quản chế hành chính cư trú ở những nơi quan trọng, xung yếu về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc những nơi mà người bị quản chế có điều kiện tiếp tục vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích quốc gia, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định quản chế hành chính họ ở nơi khác nhưng trong phạm vi tỉnh, thành phố. Khi chấp hành xong quyết định quản chế người bị quản chế được trở về nơi cư trú cũ của mình.

Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) nơi có người bị quản chế hành chính có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của người bị quản chế.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II

THỦ TỤC XÉT DUYỆT, QUYẾT ĐỊNH QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ GIẢM THỜI HẠN QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

 

Điều 5.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập hồ sơ đối với những người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Cơ quan công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi có người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính cư trú, có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

 

Điều 6.- Hồ sơ đề nghị quản chế hành chính gồm:

- Tóm tắt lý lịch của người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính;

- Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính;

- Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính;

- Ý kiến của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện;

- Nhận xét của cơ quan công an cấp huyện;

- Đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

 

Điều 7.- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan công an cấp huyện chuyển đến, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, đề nghị bằng văn bản và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Điều 8.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn gồm đại diện, lãnh đạo Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan công an cấp tỉnh là Thường trực Hội đồng tư vấn.

 

Điều 9.- Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tổ chức, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, chủ trì cuộc họp, lập biên bản cuộc họp của Hội đồng và thay mặt Hội đồng làm văn bản đề nghị quản chế hành chính trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 

Điều 10.- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp và tóm tắt tài liệu về các vi phạm pháp luật của người cần quản chế hành chính, các ý kiến và kết luận của Hội đồng tư vấn; thời hạn và nơi thi hành quyết định quản chế.

Trong trường hợp cần thiết, cuộc họp có thể được hoãn để xác minh, làm rõ thêm hồ sơ của người cần quản chế hành chính.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham dự. Cuộc họp phải được lập biên bản ghi rõ ý kiến của các thành viên và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân.

 

Điều 11.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định quản chế hành chính trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quản chế hành chính của Hội đồng tư vấn.

Trường hợp người bị quản chế hành chính phải thi hành quyết định ở nơi khác, trước khi ra quyết định quản chế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thi hành quyết định quản chế, chuẩn bị điều kiện cần thiết để người bị quản chế hành chính thi hành quyết định.

Nội dung quyết định quản chế hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản chế hành chính; lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại của người bị quản chế, nơi và thời hạn khiếu nại.

 

Điều 12.- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ký quyết định quản chế hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi quyết định cho người bị quản chế hành chính, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân và cơ quan công an cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế cư trú và nơi người đó thi hành quyết định quản chế.

 

Điều 13.- Khi đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu người bị quản chế hành chính có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công theo các quy định sau đây thì có thể được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét giảm thời hạn quản chế, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người đó thi hành quyết định quản chế.

- Người bị quản chế hành chính có tiến bộ rõ rệt là người thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và Quy chế quản chế hành chính.

- Người bị quản chế hành chính được coi là lập công nếu có một trong những việc làm như: tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của người khác; giúp đỡ cơ quan công an trong việc điều tra phát hiện tội phạm; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; cứu được tính mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo; cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc của công dân khi có bão lụt, hoả hoạn, dịch bệnh...

Thời hạn được giảm không quá 1/3 thời hạn phải quản chế hành chính.

 

Điều 14.- Cơ quan công an cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người bị quản chế sinh sống có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xét, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế hành chính.

Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc xem xét giảm thời hạn quản chế hành chính, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người bị quản chế thi hành quyết định quản chế.

 

CHƯƠNG III
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ
QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

 

Điều 15.- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định quản chế hành chính, người bị quản chế phải trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình thi hành quyết định quản chế. Thời hạn quản chế bắt đầu tính từ ngày người bị quản chế đến trình diện.

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo quyết định và nội dung của Quy chế quản chế hành chính cho người bị quản chế hành chính biết để thi hành.

Người bị quản chế hành chính không đến trình diện đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập người bị quản chế đến trụ sở Uỷ ban nhân dân để lập biên bản và buộc thi hành quyết định.

 

Điều 16.- Người bị quản chế hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, Quy chế quản chế hành chính, được học tập, lao động, để trở thành người tốt.

 

Điều 17.- Trong thời hạn quản chế, người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn sinh sống tại xã, phường, thị trấn nơi thi hành quyết định quản chế hành chính và phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương; chỉ được đi lại trong phạm vi nơi người đó bị quản chế. Nếu có lý do chính đáng, người bị quản chế muốn đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải làm đơn xin phép và tuân theo các quy định sau đây:

- Đi trong phạm vi cùng một quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép;

- Đi trong phạm vi cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép;

- Đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.

Trường hợp người bị quản chế hành chính đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế cần ở lại nơi đến thì mỗi lần được đi không quá 5 ngày và tổng số ngày đó không vượt quá 1/15 thời hạn quản chế.

Trường hợp người bị quản chế hành chính hàng ngày phải đến một nơi nhất định để học tập, lao động hoặc vì lý do chính đáng khác thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thể xem xét cấp giấy phép theo từng tháng. Trong giấy phép do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp cho người bị quản chế hành chính phải ghi rõ thời hạn, nơi đến và tuyến đường được đi.

Sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp giấy phép, người bị quản chế hành chính phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép; nếu tạm trú thì phải trình diện và xuất trình ngay giấy phép đó với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đến. Hết thời hạn tạm trú, người bị quản chế hành chính phải xin xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong thời gian tạm trú.

Người bị quản chế đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế, mà không có giấy phép, thì thời gian đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định quản chế hành chính.

 

Điều 18.- Một tháng một lần, người bị quản chế hành chính phải đến trình diện và báo cáo việc thực hiện quyết định quản chế hành chính của mình tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế.

Người bị quản chế hành chính phải trình diện tại trụ sở khi Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu; nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập họ đến trụ sở Uỷ ban nhân dân để lập biên bản và yêu cầu họ làm kiểm điểm về hành vi vi phạm đó.

 

Điều 19.- Người đang bị quản chế hành chính không được giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và không được hành nghề kinh doanh đặc biệt hoặc một số nghề nghiệp khác mà với các nghề đó người bị quản chế có điều kiện để vi phạm pháp luật.

 

Điều 20.- Người bị quản chế hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về quản chế hành chính của người, cơ quan thi hành quyết định quản chế hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 21.- Người bị quản chế hành chính vi phạm Quy chế quản chế hành chính hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

 

Điều 22.- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế thi hành quyết định có trách nhiệm quản lý, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho người bị quản chế hành chính làm ăn sinh sống, ba tháng một lần phải làm báo cáo gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc quản lý giáo dục người bị quản chế hành chính đang chấp hành các quy định quản chế tại địa phương.

Công an cấp xã giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã, lập hồ sơ theo dõi và phối hợp với các tổ chức, nhân dân địa phương, gia đình người bị quản chế trong việc quản lý, giáo dục người bị quản chế.

 

Điều 23.- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định về quản chế hành chính; ba tháng một lần phải báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện quản chế hành chính.

 

Điều 24.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện các quy định về quản chế, hàng năm phải làm báo cáo gửi Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện quản chế hành chính ở địa phương.

 

Điều 25.- Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thi hành quyết định quản chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ quản chế hành chính do cơ quan công an lưu giữ.

 

Điều 26.- Khi hết thời hạn quản chế hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản chế cho người bị quản chế, đồng thời gửi bản sao giấy chứng nhận đó đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Điều 27.- Cơ quan, người có thẩm quyền thi hành quyết định quản chế hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành những quy định về quản chế, không được gây khó khăn, cản trở việc làm ăn, sinh sống bình thường của người bị quản chế; nếu có hành vi vi phạm pháp luật, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất cho người bị quản chế hành chính thì phải bồi thường.

 

Điều 28.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, ban hành mẫu quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, giấy triệu tập và các biểu mẫu khác có liên quan đến việc thi hành biện pháp quản chế hành chính.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 31-CP
Hanoi, April 14, 1997
 
DECREE
ISSUING THE REGULATION ON ADMINISTRATIVE PROBATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- To issue together with this Decree the "Regulation on Administrative Probation".
Article 2.- This Decree takes effect after 15 days from the date of its signing. The earlier stipulations on administrative probation are now annulled.
The Minister of the Interior shall uniformly direct and assist the Government in guiding and supervising the implementation of this Decree.
Article 3.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 
REGULATION ON ADMINISTRATIVE PROBATION
(Issued together with Decree No.31-CP of April 14, 1997 of the Government)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Administrative probation is an administrative measure to compel persons who commit offenses as prescribed in Article 2 of this Regulation to reside and work for their living in certain localities and place themselves under the management and education by the local administration and people.
The probationary period ranges from 6 months to 2 years.
Article 2.- The administrative probation is imposed on persons who commit offenses against the national security as prescribed in Chapter I of the Part on Offenses of the Penal Code which are, however, not serious enough to be examined for penal liability.
The administrative probation shall not apply to persons under 18 years of age.
Article 3.- The administrative probation must be applied to right objects, within the competence and in accordance with procedures and order prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and this Regulation.
All acts of infringing upon the life, health, honor and dignity of the administrative probationer are strictly forbidden.
Article 4.- Decisions on administrative probation shall be executed at the places of residence of probationers. In cases where probationers are deemed not to be allowed to reside in areas which are important and crucial to the national politics, economy, security and defense or in areas they have conditions to relapse into offenses detrimental to the national interests, the Presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government (commonly referred to as the provincial level) shall decide to put them on administrative probation at other places but still within the same provinces or cities. Upon completing the execution of probation decisions, the probationers can return to their former places of residence.
The People’s Committees of districts, provincial capitals and towns (commonly referred to as the district level) where administrative probationers reside shall have to create favorable conditions for them to live and work.
Chapter II
PROCEDURES FOR CONSIDERING, DETERMINING AND ISSUING ADMINISTRATIVE PROBATION DECISIONS AND REDUCING THE ADMINISTRATIVE PROBATION TERMS
Article 5.- The Presidents of district People’s Committees shall have to make dossiers on persons who should be put on administrative probation, then submit them to the Presidents of provincial People’s Committees for decision.
The district police agencies and the People’s Committees of communes, wards and townships (commonly referred to as the commune level) where persons who need to be put on administrative probation reside shall have to help the Presidents of district People’s Committees in gathering documents and making such dossiers.
Article 6.- An administrative probation dossier shall comprise:
- Summarized curriculum vitae of the person who needs to be put on administrative probation;
- Records on offenses committed by the person who needs to be put on administrative probation;
- Comments of the People’s Committee of the commune where the person who needs to be put on administrative probation resides;
- Comments of the district chapter of the Fatherland Front;
- Comments of the district police;
- Proposal of the President of the district People’s Committee.
Article 7.- Within 10 days from the date of receiving dossiers handed by the district police, the President of the People’s Committee shall have to consider and make a written proposal and submit it to the President of the provincial People’s Committee.
Article 8.- The President of the provincial People’s Committee shall set up a Consulting Council composed of representatives of the provincial police command, the justice service and the provincial chapter of the Fatherland Front. The representatives of the provincial police command shall act as standing member of the Consulting Council.
Article 9.- The standing member of the Consulting Council shall have to prepare necessary documents, convene and chair the council’s meetings, make minutes thereon and write a proposal on the administrative probation on behalf of the Council then submit it to the President of provincial People�s Committee for decision.
Article 10.- Within 30 days from the date of receiving the dossier, the Consulting Council shall meet to examine the dossier and make a report to be submitted to the President of provincial People’s Committee for decision. The report submitted to the President of provincial People’s Committee must clearly state the full name, date of birth, place of residence, occupation and summarized record on the offenses committed by the person who needs to be put on administrative probation, comments and conclusion of the Consulting Council; the time limit and place for enforcing the probation decision.
If necessary, the meeting may be postponed so as to further clarify the dossier on the person who needs to be put on administrative probation.
The Consulting Council shall not work collectively. Meetings of the Consulting Council shall be attended by a representative of the provincial People’s Procuracy. The minutes of the meetings must record the comments made by the Council’s members and the representative of the People’s Procuracy.
Article 11.- The President of provincial People’s Committee shall consider and issue the decision on administrative probation within 10 days from the date of receiving the written proposal on administrative probation from the Consulting Council.
In cases where the administrative probationer has to carry out the decision in another place, before issuing the probation decision, the President of provincial People’s Committee shall urge the President of the People’s Committee of the district where the probation decision is to be enforced to prepare necessary conditions for the administrative probationer to execute the decision.
The administrative probation decision must clearly state the date of issue; the full name and position of the decision-issuing person; the full name, date of birth, occupation, place of residence of the administrative probationer; reason(s), clause(s) and title of the legal document applied, the time limit and place for enforcing the decision; the right of the probationer to make complaints, place and time limit for making complaints.
Article 12.- Within 3 days from the date of signing the administrative probation decision, the President of provincial People’s Committee shall have to send copies of such decision to the probationer, the provincial People’s Procuracy, the district People’s Committee and police agency and the People’s Committee of the commune where the probationer resides and where he/she executes the administrative probation decision.
Article 13.- An administrative probationer, who has finished half of the probationary term and made marked progress or recorded achievements as defined hereunder, shall be considered by the President of the provincial People’s Committee for the reduction of his/her probationary term at the proposal of the President of People’s Committee of the district where he/she is excecuting the probation decision.
- An administrative probationer who has made marked progress is the one who sincerely repents his/her offenses, actively participates in labor and study, strictly abides by provisions of law and the Regulation on Administrative Probation.
- An administrative probationer is considered having recorded achievements if he/she has denounced acts of offense committed by other persons, helped the police in investigating and detecting crimes; made technical innovations applicable to production; saved the life of another person from a dangerous circumstance; or protected the State, collective or individual property from storms and floods, fires or epidemics...
The reduction shall not exceed one third of the probationary term.
Article 14.- The provincial police agency and the President of the People’s Committee of the commune where the probationer resides shall have to assist the President of the district People’s Committee in considering and writing report to be submitted to the President of the provincial People’s Committee for considering the reduction of the probationary term for the probationer.
The provincial police chief shall have to assist the President of the People’s Committee of the same level in considering the reduction of the probationary term at the proposal of the President of the People’s Committee of the district where the probationer executes the probation decision.
Chapter III
SPECIFIC PROVISIONS REGARDING ADMINISTRATIVE PROBATIONERS
Article 15.- Within 5 days from the date of receiving the administrative probation decision, the probationer shall have to present himself/herself to the People’s Committee of the commune where he/she executes the probation decision. The probationary term shall be calculated from the date the probationer presents himself/herself.
The commune People’s Committee shall have to notify the administrative probationer of the decision and the content of the Regulation on Administrative Probation for execution.
If the administrative probationer fails to present himself/herself in time without plausible reason(s), the commune People’s Committee shall summon him/her to its office, make a record thereof and force him/her to execute the decision.
Article 16- The administrative probationer shall have to strictly observe the law of the State, the Regulation on Administrative Probation and be entitled to study and work so as to become a good person.
Article 17.- During the probationary period, the administrative probationer must reside and work for his/her living at the commune, ward or township where the administrative probation decision is enforced and shall be subject to the management and education by the local administration and people; be allowed to travel only within the area where he/she is put on the probation. The probationer who wishes to travel outside the commune, ward or township with plausible reason(s) shall have to apply for permission and comply with the following regulations:
- The President of the commune People’s Committee shall issue permits for the travels within the district or provincial town;
- The President of the district People’s Committee shall issue permits for the travels within the province or city directly under the Central Government;
- The President of the provincial People’s Committee shall issue permits for the travels outside the province or city directly under the Central Government.
In cases where the administrative probationer travels outside the place where the probation decision is enforced and needs to stay in the place of his/her destination, each travel must not exceed 5 days and the total of travel days must not exceed one-fifteenth (1/15) of the probationary duration.
In cases where the administrative probationer has to travel daily to a certain place for study or labor or for other plausible reasons, the President of the local People’s Committee shall consider and monthly issue the permit.
The permit issued by the President of the People’s Committee to the administrative probationer must clearly state the time limit, the destination and permitted travel route.
After obtaining the permit from the President of the People’s Committee, the administrative probationer shall have to strictly comply with the provisions defined in the permit; in case of a temporary residence, he/she must present himself/herself and immediately produce such permit to the People’s Committee of the commune where he/she arrives. Upon the expiry of the temporary residence period, the administrative probationer shall have to get the certification of the President of the commune People’s Committee for such temporary stay.
If the probationer leaves the place where the probation decision is enforced without permission, the period of his/her absence from such place shall not be calculated into the duration of executing the administrative probation decision.
Article 18.- Once a month, the administrative probationer shall have to present himself/herself and report the execution of the administrative probation decision to the People’s Committee of commune where the probation decision is enforced.
The administrative probationer must present himself/herself when requested by the commune People’s Committee at its office; if he/she fails to present himself/herself without plausible reasons, the commune People’s Committee shall summon him/her to its office, make a record and request him/her to write make self-criticisms of such act.
Article 19.- The administrative probationer is not allowed to hold leading positions in administrative agencies, social or mass organizations and is not allowed to practice special businesses or a number of other professions with which the probationer shall have conditions to commit offenses.
Article 20.- The administrative probationer shall have the right to make complaints or denunciations against acts of violating the regulations on administrative probation by probation officer(s) and/or agency(ies) as prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 21.- An administrative probationer who violates the regulation on administrative probation or commits other offense shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be subject to an administrative sanction or examined for penal liability.
Chapter IV
RESPONSIBILITY OF AGENCIES ENFORCING ADMINISTRATIVE PROBATION DECISIONS
Article 22.- The People’s Committee of the commune where the probationer executes the decision shall have to manage, educate and create favorable conditions for the probationer to make his/her living, and once every three months write a report to the district People’s Committee on the management and education of the administrative probationer who is observing the probation regulations in its locality.
The commune police shall help the commune People’s Committee in making record dossiers and coordinate with the local organization and people as well as the family of the probationer in managing and educating the probationer.
Article 23.- The district People’s Committee shall have to direct and supervise the commune People�s Committee in implementing the regulations on administrative probation; and once every three months report to the provincial People’s Committee on the execution of administrative probation.
Article 24.- The provincial People’s Committee shall have to direct and supervise the lower-level People’s Committee in implementing the regulations on probation, and annually report to the Ministry of the Interior on the execution of the administrative probation in its locality.
Article 25.- The police agency shall have to help the People’s Committee of the same level in enforcing the administrative probation decisions of the President of the provincial People�s Committee.
The probation dossiers shall be kept by the police.
Article 26.- Upon the expiry of the probationary term, the commune People’s Committee shall issue papers certifying the completion of the execution of probation decisions to the probationers, and at the same time send their copies to the district People’s Committees, the Presidents of the provincial People’s Committees.
Article 27.- Agencies and persons competent to enforce the administrative probation decisions must strictly comply with the regulations on probation, must not hamper or obstruct the daily life of the probationers; if they commit offenses, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if they cause material damages to the administrative probationer, they shall have to compensate therefor.
Article 28.- The Ministry of the Interior shall have to guide and supervise the implementation of this Regulation, issue forms of decision, certificate, permit, summon and other forms involving the application of the administrative probation measure.
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 31/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất