Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không

thuộc tính Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT

Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2012/TTLT-BYT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Thị Xuyên; Phạm Quý Tiêu
Ngày ban hành:05/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ -
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-----------------

Số: 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với

cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không

---------------------

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Cục trưởng Cục Y tế giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ cho nhân viên hàng không.

Điều 1. Tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ cho nhân viên hàng không
Ban hành kèm theo Thông tư này tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ cho nhân viên hàng không.
Điều 2. Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
1. Nhóm 1 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Người lái tàu bay thương mại;
b) Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
c) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
d) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
3. Nhóm 3 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Kiểm soát viên không lưu;
b) Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2012.
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
Các cơ sở đang thực hiện việc khám sức khỏe cho người dự tuyển làm nhân viên hàng không hoặc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hàng không trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này thì được tiếp tục thực hiện việc khám sức khỏe đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, nếu các cơ sở này muốn tiếp tục thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Y tế giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quý Tiêu

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Y tế GTVT, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ GTVT, Bộ Y tế;
- Lưu: VT, Cục YT Bộ GTVT; VT, Cục QL KCB, PC Bộ Y tế.

TIÊU CHUẨN SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18 /2012 /TTLT-BYT-BGTVT ngày 05 tháng11 năm 2012 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải)

A. THỂ LỰC

Tiêu chuẩn

Nhân viên hàng không

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Chiều cao đứng (cm)

>165

>158

>162

> 158

>160

>154

Trọng lượng cơ thể (kg)

>52

>50

>52

> 45

>53

> 45

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Lớn hơn hoặc bằng 18 và nhỏ hơn 30

Vòng ngực trung bình (cm)

³ 50% so với chiều cao

 

 

Lực bóp tay thuận (kg)

> 40

>32

 

 

 

 

Lực bóp tay không thuận (kg)

> 30

>25

 

 

 

 

Lực kéo thân (kg)

³ 170% trọng lượng cơ thể

 

 

 

B. CHỨC NĂNG SINH LÝ, BỆNH, TẬT

TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NHÓM 1

TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NHÓM 2

TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NHÓM 3

Người thực hiện công việc: Lái tàu bay thương mại; lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên; lái tàu bay vận tải hàng không và người dự tuyển vào học để thực hiện các công việc nêu trên

Người thực hiện công việc: Tiếp viên hàng không; lái tàu bay tư nhân; cơ giới trên không; dẫn đường trên không; điều khiển tàu lượn; điều khiển khinh khí cầu và người dự tuyển vào học để thực hiện các công việc nêu trên.

Kiểm soát viên không lưu và người dự tuyển vào học để thực hiện công việc của kiểm soát viên không lưu.

1. Hệ thần kinh – Tâm thần

1.1.Nếu mắc một trong các bệnh lý, rối loạn tâm thần sau thì không đủ điều kiện:

a)       Các hội chứng tâm thần.

b)       Các rối loạn tâm thần do nhiễm độc cấp và mãn.

c)       Bệnh nhân cách.

d)       Không bình thường về trí tuệ và các quá trình tâm lý.

 đ) Nghiện rượu.

e)       Phụ thuộc vào các chất kích thích.

1. Hệ thần kinh – Tâm thần

1.1. Nếu mắc một trong các bệnh lý, rối loạn tâm thần sau thì không đủ điều kiện:

a)       Các hội chứng tâm thần.

b)       Các rối loạn tâm thần do nhiễm độc cấp và mãn.

c)       Bệnh nhân cách.

d)       Không bình thường về trí tuệ và các quá trình tâm lý.

đ) Nghiện rượu.

e)       Phụ thuộc vào các chất kích thích.

1. Hệ thần kinh – Tâm thần

1.1. Nếu mắc một trong các bệnh lý, rối loạn tâm thần sau thì không đủ điều kiện:

a)     Các hội chứng tâm thần.

b)    Các rối loạn tâm thần do nhiễm độc cấp và mãn.

c)     Bệnh nhân cách.

d)    Không bình thường về trí tuệ và các quá trình tâm lý.

 đ) Nghiện rượu.

e)     Phụ thuộc vào các chất kích thích.

1.2. Nếu mắc một trong các bệnh ở hệ thần kinh sau thì không đủ điều kiện:

a)     Động kinh.

b)    Chấn thương sọ não, cột sống.

c)     Tổn thương thực thể hệ thần kinh gây bại liệt, teo cơ.

d)    Các bệnh mạch máu não.

đ) Rối loạn thần kinh chức năng.

e)     Rối loạn tuần hoàn-thần kinh thực vật kiểu ngất hay trụy mạch.

g) Bệnh và tổn thương thần kinh ngoại biên.

1.2. Nếu mắc một trong các bệnh ở hệ thần kinh sau thì không đủ điều kiện:

a)     Động kinh.

b)    Chấn thương sọ não, cột sống.

c)     Tổn thương thực thể hệ thần kinh gây bại liệt, teo cơ.

d)    Các bệnh mạch máu não.

đ) Rối loạn thần kinh chức năng.

e)     Rối loạn tuần hoàn-thần kinh thực vật kiểu ngất hay trụy mạch.

g) Bệnh và tổn thương thần kinh ngoại biên.

1.2. Nếu mắc một trong các bệnh ở hệ thần kinh sau thì không đủ điều kiện:

a)     Động kinh.

b)    Chấn thương sọ não, cột sống.

c)     Tổn thương thực thể hệ thần kinh gây bại liệt, teo cơ.

d)    Các bệnh mạch máu não.

đ) Rối loạn thần kinh chức năng.

e)     Rối loạn tuần hoàn-thần kinh thực vật kiểu ngất hay trụy mạch.

g) Bệnh và tổn thương thần kinh ngoại biên.

2. Hệ Tim mạch

2.1.Hệ Tim mạch – Điều kiện chung

a) Không có một bất thường nào về hệ tim mạch làm ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b) Mạch, huyết áp trong giới hạn bình thường.

c) Điện tâm đồ 12 đạo trình ghi trong lúc nghỉ, một số trường hợp được kiểm tra điện tâm đồ gắng sức: Kết quả trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

d) Các nghiệm pháp tim mạch bình thường.

đ) Các xét nghiệm máu ngoại vi bình thường.

2. Hệ Tim mạch

2.1. Hệ Tim mạch – Điều kiện chung

a) Không có một bất thường nào về hệ tim mạch làm ảnh hưởng đến lao động bay.

b) Mạch, huyết áp trong giới hạn bình thường.

c) Điện tâm đồ 12 đạo trình ghi trong lúc nghỉ, một số trường hợp được kiểm tra điện tâm đồ gắng sức: Kết quả trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

d) Các nghiệm pháp tim mạch bình thường.

đ) Các xét nghiệm máu ngoại vi bình thường.

2. Hệ Tim mạch

2.1. Hệ Tim mạch – Điều kiện chung

a)     Không có một bất thường nào về hệ tim mạch, bẩm sinh hay mắc phải làm ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b) Mạch, huyết áp trong giới hạn bình thường.

c) Điện tâm đồ 12 đạo trình ghi trong lúc nghỉ, kết quả trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

d) Các nghiệm pháp tim mạch bình thường.

đ) Các xét nghiệm máu ngoại vi bình thường.

2.2. Hệ Tim mạch – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Huyết áp:

§  Huyết áp tâm thu > 140 mmHg hoặc < 100 mmHg

§  Huyết áp tâm trương > 90 mmHg

§  Khoảng chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương < 30 mmHg.

b)    Mạch: Tần số mạch > 90 lần/phút hoặc < 55 lần/phút.

c)     Bệnh ở động mạch vành.

d)    Nhồi máu cơ tim – Bệnh cơ tim.

đ) Xơ vữa động mạch.

e)     Rối loạn dẫn truyền trong tim – loạn nhịp.

g) Viêm tắc mạch ngoại biên.

 h) Phình động mạch.

 i) Sau phẫu thuật tim.

 k) Bệnh van tim – Thay van tim, đặt Stent động mạch vành.

 l) Ngất tim không rõ nguyên nhân hoặc ngất tim tái phát.

2.2. Hệ Tim mạch – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Huyết áp

  • Huyết áp tâm thu >140 mmHg hoặc < 100 mmHg.
  • Với Tiếp viên nữ khi huyết áp tâm thu từ 95 đến 100 mmHg thì tùy từng trường hợp mà xem xét.
  • Huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
  • Khoảng chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương < 30 mmHg.

b)    Mạch: Tần số mạch > 95 lần/phút hoặc < 55 lần/phút.

c)     Bệnh ở động mạch vành.

d)    Nhồi máu cơ tim – Bệnh cơ tim.

đ) Xơ vữa động mạch.

e)     Rối loạn dẫn truyền trong tim – loạn nhịp.

g)Viêm tắc mạch ngoại biên.

h)Phình động mạch.

i)Sau phẫu thuật tim.

k) Bệnh van tim – Thay van tim, đặt Stent động mạch vành.

l)      Ngất tim không rõ nguyên nhân hoặc ngất tim tái phát.

2.2. Hệ Tim mạch – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Huyết áp

  • Huyết áp tâm thu >140 mmHg hoăc < 100 mmHg.
  • Với kiểm soát viên không lưu nữ khi huyết áp tâm thu từ 95 đến 100 mmHg thì tùy từng trường hợp mà xem xét.
  • Huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
  • Khoảng chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương < 30 mmHg.

b)    Mạch:Tần số mạch > 95 lần/phút hoặc < 55 lần/phút.

c)     Bệnh ở động mạch vành.

d)    Nhồi máu cơ tim – Bệnh cơ tim.

đ) Xơ vữa động mạch.

e)     Rối loạn dẫn truyền trong tim – loạn nhịp.

g)    Viêm tắc mạch ngoại biên.

h)     Phình động mạch.

i)      Sau phẫu thuật tim.

k)Bệnh van tim – Thay van tim, đặt Stent động mạch vành.

l) Ngất tim không rõ nguyên nhân hoặc ngất tim tái phát.

3. Bệnh máu và cơ quan tạo máu – Nếu mắc một trong các bệnh về máu nêu dưới đây thì không đủ điều kiện

a)     Bệnh hồng cầu hình liềm.

b)    Bệnh ở hệ thống bạch huyết.

c)     Bệnh tăng bạch cầu.

d)    Lách to.

 đ) Bệnh tăng hồng cầu.

e)     Bệnh máu không đông các thể.

g) Suy tủy xương

3. Bệnh máu và cơ quan tạo máu – Nếu mắc một trong các bệnh về máu nêu dưới đây thì không đủ điều

a)     Bệnh hồng cầu hình liềm.

b)    Bệnh ở hệ thống bạch huyết.

c)     Bệnh tăng bạch cầu.

d)    Lách to.

đ) Bệnh tăng hồng cầu.

e)     Bệnh máu không đông các thể.

g) Suy tủy xương.

3. Bệnh máu và cơ quan tạo máu – Nếu mắc một trong các bệnh về máu nêu dưới đây thì không đủ điều kiện

a)     Bệnh hồng cầu hình liềm.

b)    Bệnh ở hệ thống bạch huyết.

c)     Bệnh tăng bạch cầu.

d)    Lách to.

đ) Bệnh tăng hồng cầu.

e)     Bệnh máu không đông các thể.

g) Suy tủy xương.

4. Hệ Hô hấp

4.1. Hệ hô hấp – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất bình thường nào về hệ hô hấp ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    X quang lồng ngực bình thường.

c)     Các chẩn đoán về chức năng hô hấp: Các chỉ số trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

4. Hệ Hô hấp

4.1. Hệ hô hấp – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất bình thường nào về hệ hô hấp ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    X quang lồng ngực bình thường.

c)     Chẩn đoán chức năng hô hấp: Các chỉ số trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

4. Hệ Hô hấp

4.1. Hệ hô hấp – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất bình thường nào về hệ hô hấp bẩm sinh hay mắc phải ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    X quang lồng ngực bình thường.

c)     Chẩn đoán chức năng hô hấp: Các chỉ số trong giới hạn bình thường.

4.2. Hệ Hô hấp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Lao mọi thể điều trị chưa ổn định.

b)    Hẹp, co thắt, giãn khí phế quản.

c)     Viêm phế quản mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. (COPD)

d)    Hen phế quản.

đTràn khí, tràn dịch màng phổi, viêm dày dính phế mạc có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

e)     Các phẫu thuật lớn ở ngực có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

g) Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.

 h) Mắc chứng bệnh ngừng thở khi ngủ.

4.2. Hệ Hô hấp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Lao mọi thể điều trị chưa ổn định.

b)    Hẹp, co thắt, giãn khí phế quản.

c)     Viêm phế quản mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. (COPD)

d)    Hen phế quản.

đ) Tràn khí, tràn dịch màng phổi, viêm dày dính phế mạc có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

e) Các phẫu thuật lớn ở ngực có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

g) Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.

h) Mắc chứng bệnh ngừng thở khi ngủ.

4.2. Hệ Hô hấp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Lao mọi thể điều trị chưa ổn định.

b)    Hẹp, co thắt giãn khí phế quản.

c)     Viêm phế quản mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. (COPD)

d)    Hen phế quản.

đ) Tràn khí, tràn dịch màng phổi, viêm dày dính phế mạc có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

e)     Các phẫu thuật lớn ở ngực có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

g) Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.

h) Mắc chứng bệnh ngừng thở khi ngủ.

5. Hệ Tai Mũi Họng

5.1. Hệ Tai Mũi Họng – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về chức năng tai, mũi, xoang và họng (bao gồm khoang miệng, răng, thanh quản) hoặc bất kỳ một bệnh lý nào, cấp tính hay mạn tính, chấn thương hay do phẫu thuật ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Kiểm tra tai mũi họng toàn diện được tiến hành trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 2 năm một lần đối với người lái dưới 40 tuổi và 1 năm một lần đối với người lái 40 tuổi trở lên.

5. Hệ Tai Mũi Họng

5.1. Hệ Tai Mũi Họng – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về chức năng tai, mũi, xoang và họng (bao gồm khoang miệng, răng, thanh quản) hoặc bất kỳ một bệnh lý nào, cấp tính hay mạn tính, chấn thương hay do phẫu thuật ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Kiểm tra tai mũi họng toàn diện được tiến hành trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 2 năm một lần.

 

5. Hệ Tai Mũi Họng

5.1. Hệ Tai Mũi Họng – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về chức năng tai, mũi, xoang và họng (bao gồm khoang miệng, răng, thanh quản) hoặc bất kỳ một bệnh lý nào bẩm sinh hay mắc phải, cấp tính hay mạn tính, chấn thương hay do phẫu thuật ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Kiểm tra tai mũi họng toàn diện được tiến hành trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 05 năm một.

 

5.2. Tai mũi họng – Yêu cầu về chức năng

a)     Phải nghe được lời nói thường cách xa 5 mét và nói thầm 0,5 mét.

b)    Phải kiểm tra thính lực đơn âm trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, 2 năm một lần đối với người lái tàu bay dưới 40 tuổi và 1 năm một lần đối với người lái tàu bay 40 tuổi trở lên.

c)     Trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 20 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 35 dB ở tần số 3000Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

d)    Trong những lần khám sức khoẻ sau, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 35 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 50 dB ở tần số 3000 Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

 đ) Vòi nhĩ thông.

e)     Chức năng tiền đình – tiểu não tốt.

5.2. Tai mũi họng – Yêu cầu về chức năng

a)     Phải nghe được lời nói thường cách xa 5 mét và nói thầm 0,5 mét.

b)    Phải kiểm tra thính lực đơn âm trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 2 năm một lần.

c)     Trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 20 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 35 dB ở tần số 3000Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

d)    Trong những lần khám sức khoẻ sau, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 35 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 50 dB ở tần số 3000 Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

đ) Vòi nhĩ thông.

e)     Chức năng tiền đình – tiểu não tốt.

5.2. Tai mũi họng – Yêu cầu về chức năng

a)     Phải nghe được lời nói thường cách xa 02 mét, kể cả từ phía sau lưng.

b)    Phải kiểm tra thính lực đơn âm trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, sau đó tiến hành 05 năm một lần.

c)     Trong lần khám sức khoẻ, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 20 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 35 dB ở tần số 3000Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

d)    Trong những lần khám sức khoẻ sau, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 35 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 50 dB ở tần số 3000 Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.

 đ) Vòi nhĩ thông.

 

5.3. Tai mũi họng – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Viêm amidan mạn tính hay tái phát có biến chứng, không có khả năng phẫu thuật.

b) Thủng hoặc mất chức năng màng nhĩ.

c) Viêm cấp và mạn tính tai giữa, tai trong có ảnh hưởng tới chức năng.

d) Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

đ) Rối loạn chức năng tiền đình.

e) Bệnh thanh quản ảnh hưởng đến chức năng phát âm và hô hấp.

g) Mất chức năng các xoang.

h) Dị dạng hoặc nhiễm trùng cấp và mạn tính khoang miệng, phần trên ống tiêu hóa.

i) Rối loạn tiếng nói và giọng nói.

k) Các bệnh ở răng, khuyết răng, hàm mặt:

+ Răng sâu men, ngà ≥ 06 cái đang đau hoặc chưa hàn.

+ Mất răng, mất sức nhai > 19%.

+ Viêm quanh răng ≥ 11 răng, túi lợi sâu độ 03 trở lên.

+ Viêm tủy răng ≥ 03 răng.

+ Viêm lợi trên 1/2 số răng.

+ Xương hàm gãy đã liền, khớp cắn di lệch có ảnh hưởng tới sức nhai.

+ Viêm xương hàm.

5.3. Tai mũi họng – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Viêm amidan mạn tính hay tái phát có biến chứng, không có khả năng phẫu thuật.

b) Thủng hoặc mất chức năng màng nhĩ.

c) Viêm cấp và mạn tính tai giữa, tai trong có ảnh hưởng tới chức năng.

d) Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

đ) Rối loạn chức năng tiền đình.

e) Bệnh thanh quản ảnh hưởng đến chức năng phát âm và hô hấp.

g) Mất chức năng các xoang.

h) Dị dạng hoặc nhiễm trùng cấp và mạn tính khoang miệng, phần trên ống tiêu hóa.

i) Rối loạn tiếng nói và giọng nói.

k) Các bệnh ở răng, khuyết răng, hàm mặt:

+ Răng sâu men, ngà ≥ 06 cái đang đau hoặc chưa hàn.

+ Mất răng, mất sức nhai > 19%.

+ Viêm quanh răng ≥ 11 răng, túi lợi sâu độ 03 trở lên.

+ Viêm tủy răng ≥ 03 răng.

+ Viêm lợi trên 1/2 số răng.

+ Xương hàm gãy đã liền, khớp cắn di lệch có ảnh hưởng tới sức nhai.

+ Viêm xương hàm.

5.3. Tai mũi họng – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Viêm amidan mạn tính hay tái phát có biến chứng, không có khả năng phẫu thuật.

b) Thủng hoặc mất chức năng màng nhĩ.

c) Viêm cấp và mạn tính tai giữa, tai trong có ảnh hưởng tới chức năng.

d) Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

đ) Rối loạn chức năng tiền đình.

e) Bệnh thanh quản ảnh hưởng đến chức năng phát âm và hô hấp.

g) Mất chức năng các xoang.

h) Dị dạng hoặc nhiễm trùng cấp và mạn tính khoang miệng, phần trên ống tiêu hóa.

i) Rối loạn tiếng nói và giọng nói.

k) Các bệnh ở răng, khuyết răng, hàm mặt:

+ Răng sâu men, ngà ≥ 06 cái đang đau hoặc chưa hàn.

+ Mất răng, mất sức nhai > 19%.

+ Viêm quanh răng ≥ 11 răng, túi lợi sâu độ 03 trở lên.

+ Viêm tủy răng ≥ 03 răng.

+ Viêm lợi trên 1/2 số răng.

+ Xương hàm gãy đã liền, khớp cắn di lệch có ảnh hưởng tới sức nhai.

+ Viêm xương hàm.

6. Thị giác

6.1. Thị giác - Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ bất bình thường nào về chức năng thị giác và các tổ chức liên quan đến mắt. Không có quá trình bệnh lý cấp tính hay mạn tính, các di chứng do chấn thương hay phẫu thuật ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Kiểm tra thị giác toàn diện phải được tiến hành 2 năm một lần đối với người lái tàu bay dưới 40 tuổi và 1 năm một lần đối với người lái tàu bay 40 tuổi trở lên.

6. Thị giác

6.1. Thị giác - Điều kiện chung

a)     Không được có bất kỳ bất bình thường nào về chức năng thị giác và các tổ chức liên quan đến mắt. Không có quá trình bệnh lý nào, cấp tính hay mạn tính, các di chứng do chấn thương hay phẫu thuật ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Kiểm tra thị giác toàn diện phải được tiến hành 02 năm một lần đối với người lái tàu bay dưới 40 tuổi và 01 năm một lần đối với người lái tàu bay từ 40 tuổi trở lên.

6. Thị giác

6.1. Thị giác - Điều kiện chung

a)     Không được có bất kỳ bất bình thường nào về chức năng thị giác và các tổ chức liên quan đến mắt. Không có quá trình bệnh lý nào bẩm sinh hay mắc phải, cấp tính hay mạn tính, các di chứng do chấn thương hay phẫu thuật ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Kiểm tra thị giác toàn diện phải được tiến hành 05 năm một lần.

6.2. Thị giác – Yêu cầu về chức năng

a)     Thị lực nhìn xa: Người lái tàu bay có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong quá trình lái tàu bay. Để được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe người lái tàu bay phải có thị lực mỗi mắt trên 6/10 (không đeo kính) và 10/10 (có đeo kính). Hoặc một mắt 7/10 mắt kia 5/10 (không đeo kính). Hoặc khi nhìn cả hai mắt (không đeo kính) thị lực không thấp hơn 6/10.

b)    Tật khúc xạ: Lần khám sức khoẻ đầu tiên, tật khúc xạ không được vượt quá ± 03 dp. Trong những lần khám sức khoẻ sau không được vượt quá +03/-05 dp. Hiệu số tật khúc xạ hai mắt không vượt quá 02 dp. Loạn thị không vượt quá 02 dp.

c)     Thị trường: Bình thường.

d)    Thị giác chiều sâu: Bình thường.

đ) Thời gian thích ứng tối: Bình thường.

e)     Sắc giác: Bình thường

6.2. Thị giác – Yêu cầu về các chức năng

a)       Thị lực nhìn xa: Tiếp viên Hàng không có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong quá trình làm nhiệm vụ. Để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe tiếp viên Hàng không phải có thị lực mỗi mắt 6/10 (không đeo kính) và 10/10 (có đeo kính). Hoặc một mắt 7/10 mắt kia 5/10 (không đeo kính). Hoặc khi nhìn cả hai mắt (không đeo kính) không thấp hơn 6/10..

b)       Tật khúc xạ: Lần khám sức khoẻ đầu tiên, tật khúc xạ không được vượt quá ± 0 5 dp. Trong những lần khám sức khoẻ sau không được vượt quá +05/-08 dp. Hiệu số lỗi khúc xạ hai mắt không vượt quá 03 dp. Loạn thị không vượt quá 03 dp.

c)       Thị trường: Bình thường.

d)       Sắc giác: Bình thường

 

6.2. Thị giác – Yêu cầu về các chức năng

a)     Thị lực nhìn xa: Kiểm soát viên không lưu có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong quá trình làm nhiệm vụ. Để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe, Kiểm soát viên không lưu phải có thị lực mỗi mắt trên 6/10 (không đeo kính) và 10/10 (có đeo kính). Hoặc một mắt 7/10 mắt kia 5/10 (không đeo kính). Hoặc khi nhìn cả hai mắt (không đeo kính) không thấp hơn 6/10.

b)    Tật khúc xạ: Lần khám sức khoẻ đầu tiên, tật khúc xạ không được vượt quá ± 03 dp. Trong những lần khám sức khoẻ sau không được vượt quá +03/-05 dp. Hiệu số tật khúc xạ hai mắt không vượt quá 02 dp. Loạn thị không vượt quá 02 dp.

c)     Thị trường: Bình thường.

d)    Thời gian thích ứng tối: Bình thường.

đ) Sắc giác: Bình thường

6.3. Thị giác – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Các bệnh mạn tính ở mi mắt, kết mạc, tuyến lệ ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

b)    Các bệnh ở nhãn cầu ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

c)     Viêm hoặc thoái hóa thần kinh thị giác.

d)    U, chấn thương, bỏng mắt ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

đ) Glocom các thể (trừ Glocom thể mi).

e)     Rối loạn chức năng nhìn hai mắt (lác).

6.3. Thị giác – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Các bệnh mạn tính ở mi mắt, kết mạc, tuyến lệ ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

b)    Các bệnh ở nhãn cầu ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

c)     Viêm hoặc thoái hóa thần kinh thị giác.

d)    U, chấn thương, bỏng mắt ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

đ) Glocom các thể (trừ Glocom thể mi).

e)     Rối loạn chức năng nhìn hai mắt (lác).

6.3. Thị giác – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Các bệnh mạn tính ở mi mắt, kết mạc, tuyến lệ ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

b)    Các bệnh ở nhãn cầu ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

c)     Viêm hoặc thoái hóa thần kinh thị giác.

d)    U, chấn thương, bỏng mắt ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

đ) Glocom các thể (trừ Glocom thể mi).

e)     Rối loạn chức năng nhìn hai mắt (lác).

7. Hệ Tiêu hóa

7.1. Hệ tiêu hóa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng dạ dày, ruột cũng như các cơ quan phụ cận khác của ống tiêu hóa ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

7. Hệ Tiêu hóa

7.1. Hệ tiêu hóa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng dạ dày, ruột cũng như các cơ quan phụ cận khác của ống tiêu hóa ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

7. Hệ Tiêu hóa

7.1. Hệ tiêu hóa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng dạ dày, ruột cũng như các cơ quan phụ cận khác của ống tiêu hóa ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

7.2. Hệ Tiêu hóa – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Bệnh ở thực quản, tâm vị.

b)    Thoát vị các dạng.

c)     Dị tật bẩm sinh, hậu quả của phẫu thuật ổ bụng làm hẹp, chèn ép, thay đổi cấu trúc của ống tiêu hóa hoặc làm suy giảm chức năng tiêu hóa.

d)    Bệnh ở trực tràng, hậu môn: Polype trực tràng, sa trực tràng, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ độ II – III, trĩ nội đã thắt hay tái phát.

đ) Viêm tụy, viêm gan cấp hoặc mạn tính hay tái phát có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

e)     Rối loạn tiêu hóa mạn tính điều trị không khỏi.

g)     Viêm loét dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

h)     Sỏi, viêm túi mật đã điều trị không khỏi, hay tái phát.

7.2. Hệ Tiêu hóa – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Bệnh ở thực quản, tâm vị.

b)    Thoát vị các dạng.

c)     Dị tật bẩm sinh, hậu quả của phẫu thuật ổ bụng làm hẹp, chèn ép, thay đổi cấu trúc của ống tiêu hóa hoặc làm suy giảm chức năng tiêu hóa.

d)    Bệnh ở trực tràng, hậu môn: Polype trực tràng, sa trực tràng, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ độ II – III, trĩ nội đã thắt hay tái phát.

đ) Viêm tụy, viêm gan cấp hoặc mạn tính hay tái phát có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

e)     Rối loạn tiêu hóa mạn tính điều trị không khỏi.

g) Viêm loét dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

h) Sỏi, viêm túi mật đã điều trị không khỏi, hay tái phát.

7.2. Hệ Tiêu hóa – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Bệnh ở thực quản, tâm vị.

b)    Thoát vị các dạng.

c)     Dị tật bẩm sinh, hậu quả của phẫu thuật ổ bụng làm hẹp, chèn ép, thay đổi cấu trúc của ống tiêu hóa hoặc làm suy giảm chức năng tiêu hóa.

d)    Bệnh ở trực tràng, hậu môn: Polype trực tràng, sa trực tràng, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ độ II – III, trĩ nội đã thắt hay tái phát.

đ) Viêm tụy, viêm gan cấp hoặc mạn tính hay tái phát có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

e)     Rối loạn tiêu hóa mạn tính điều trị không khỏi.

g) Viêm loét dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

h) Sỏi, viêm túi mật đã điều trị không khỏi, hay tái phát.

8. Chuyển hóa – Dinh dưỡng – Nội tiết

8.1. Chuyển hóa dinh dưỡng nội tiết – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một rối loạn cấu trúc hay chức năng về chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết có ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Xét nghiệm sinh hóa máu: Bình thường.

8. Chuyển hóa – Dinh dưỡng – Nội tiết

8.1. Chuyển hóa dinh dưỡng nội tiết – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một rối loạn cấu trúc hay chức năng về chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết có ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Xét nghiệm sinh hóa máu: Bình thường.

8. Chuyển hóa – Dinh dưỡng – Nội tiết

8.1. Chuyển hóa dinh dưỡng nội tiết – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một rối loạn cấu trúc hay chức năng về chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết có ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Xét nghiệm sinh hóa máu: Bình thường.

8.2. Chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Đái tháo đường type I phải dùng Insulin.

b) Đái tháo đường type II có biến chứng.

c) Đái tháo nhạt.

d) Basedow.

 đ) Addison.

e) Các bệnh dị ứng nặng.

g) Béo phì do nội tiết.

h) Bệnh Gút có ảnh hưởng đến chức năng.

i) Các bệnh về hệ thống bạch huyết.

 k) Chỉ số BMI nhỏ hơn 18 và lớn hơn 30

8.2. Chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Đái tháo đường type I phải dùng Insulin.

b) Đái tháo đường type II có biến chứng.

c) Đái tháo nhạt.

d) Basedow.

 đ) Addison.

e) Các bệnh dị ứng nặng.

g) Béo phì do nội tiết.

h) Bệnh Gút có ảnh hưởng đến chức năng.

i) Các bệnh về hệ thống bạch huyết.

k) Chỉ số BMI nhỏ hơn 18 và lớn hơn 30

8.2. Chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Đái tháo đường type I phải dùng Insulin.

b) Đái tháo đường type II có biến chứng.

c) Đái tháo nhạt.

d) Basedow.

 đ) Addison.

e) Các bệnh dị ứng nặng.

g) Béo phì do nội tiết.

h) Bệnh Gút có ảnh hưởng đến chức năng.

i) Các bệnh về hệ thống bạch huyết.

k) Chỉ số BMI nhỏ hơn 18 và lớn hơn 30

9. Hệ Tiết niệu - Sinh dục

9.1. Hệ tiết niệu sinh dục – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng ở hệ tiết niệu và sinh dục có ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Các xét nghiệm nước tiểu trong giới hạn bình thường.

9. Hệ Tiết niệu - Sinh dục

9.1. Hệ tiết niệu sinh dục – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng ở hệ tiết niệu và sinh dục có ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Các xét nghiệm nước tiểu trong giới hạn bình thường.

9. Hệ Tiết niệu - Sinh dục

9.1. Hệ tiết niệu sinh dục – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng ở hệ tiết niệu và sinh dục có ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Các xét nghiệm nước tiểu trong giới hạn bình thường.

9.2. Hệ tiết niệu sinh dục – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Sỏi đường tiết niệu chưa mổ/đã mổ có ảnh hưởng đến chức năng.

b) Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục cấp và mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng.

c) Các phẫu thuật lớn đường tiết niệu sinh dục làm thay đổi cấu trúc hay chức năng, chèn ép gây tắc.

d) Tinh hoàn lạc chỗ, tràn dịch màng tinh hoàn, dãn tĩnh mạch thừng tinh.

đ) Lao tiết niệu sinh dục.

e) Sa thận, cắt thận có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

9.2. Hệ tiết niệu sinh dục – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Sỏi đường tiết niệu chưa mổ/đã mổ có ảnh hưởng đến chức năng.

b) Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục cấp và mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng.

c) Các phẫu thuật lớn đường tiết niệu sinh dục làm thay đổi cấu trúc hay chức năng, chèn ép gây tắc.

d) Tinh hoàn lạc chỗ, tràn dịch màng tinh hoàn, dãn tĩnh mạch thừng tinh.

đ) Lao tiết niệu sinh dục.

 e) Sa thận, cắt thận có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

9.2. Hệ tiết niệu sinh dục – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Sỏi đường tiết niệu chưa mổ/đã mổ có ảnh hưởng đến chức năng.

b) Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục cấp và mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng.

c) Các phẫu thuật lớn đường tiết niệu sinh dục làm thay đổi cấu trúc hay chức năng, chèn ép gây tắc.

d) Tinh hoàn lạc chỗ, tràn dịch màng tinh hoàn, dãn tĩnh mạch thừng tinh.

đ) Lao tiết niệu sinh dục.

 e) Sa thận, cắt thận có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

10. Các bệnh truyền nhiễm

10.1. Bệnh truyền nhiễm - Điều kiện chung

a)     Không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

10. Các bệnh truyền nhiễm

10.1. Bệnh truyền nhiễm - Điều kiện chung

a)     Không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

10. Các bệnh truyền nhiễm

10.1. Bệnh truyền nhiễm - Điều kiện chung

a)     Không có tiền sử hoặc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

10.2. Bệnh truyền nhiễm – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     HIV dương tính.

b)    Tổn thương hệ thống miễn dịch.

c)     Viêm gan truyền nhiễm các thể có rối loạn chức năng gan.

d)    Các bệnh kí sinh trùng.

10.2. Bệnh truyền nhiễm – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     HIV dương tính (trừ trường hợp tiếp viên hàng không).

b)    Tổn thương hệ thống miễn dịch.

c)     Viêm gan truyền nhiễm các thể có rối loạn chức năng gan.

d)    Các bệnh ký sinh trùng.

10.2. Bệnh truyền nhiễm – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Tổn thương hệ thống miễn dịch.

b)    Viêm gan truyền nhiễm các thể có rối loạn chức năng gan.

c)     Các bệnh ký sinh trùng

11. Sản phụ khoa

11.1. Sản phụ khoa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng của cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Khi đã chẩn đoán xác định mang thai, người lái tàu bay sẽ được tạm thời đánh giá là không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

c)     Sau khi sinh con 05 tháng có thể xem xét cho bay nếu các chức năng của cơ thể phục hồi bình thường.

11. Sản phụ khoa

11.1. Sản phụ khoa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng của cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Khi đã chẩn đoán xác định mang thai, tiếp viên hàng không sẽ được tạm thời đánh giá là không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

c)     Sau khi sinh con 5 tháng có thể xem xét cho bay nếu các chức năng của cơ thể phục hồi bình thường.

11. Sản phụ khoa

11.1. Sản phụ khoa – Điều kiện chung

a)     Không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng sản phụ khoa ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Phụ nữ sau khi sinh con 4 tháng có thể xem xét để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nếu các chức năng của cơ thể phục hồi bình thường.

 

11.2. Sản phụ khoa – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)   Rối loạn kinh nguyệt, điều trị không kết quả.

b)      Rò bàng quang âm đạo, rò âm đạo trực tràng, rách tầng sinh môn độ 3 hoặc rách phức tạp, rối loạn cơ vòng.

c)         Hậu quả sau phẫu thuật làm thay đổi vị trí giải phẫu gây rối loạn chức năng sinh dục.

d)    Các bệnh cấp và mạn tính hay tái phát của tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các tổ chức khác trong vùng hố chậu.

11.2. Sản phụ khoa – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a) Rối loạn kinh nguyệt, điều trị không kết quả.

b) Rò bàng quang âm đạo, rò âm đạo trực tràng, rách tầng sinh môn độ 3 hoặc rách phức tạp, rối loạn cơ vòng.

c)  Hậu quả sau phẫu thuật làm thay đổi vị trí giải phẫu gây rối loạn chức năng sinh dục.

d) Các bệnh cấp và mạn tính hay tái phát của tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các tổ chức khác trong vùng hố chậu.

11.2. Sản phụ khoa – Nếu mắc một trong các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)       Rối loạn kinh nguyệt, điều trị không kết quả.

b)       Rò bàng quang âm đạo, rò âm đạo trực tràng, rách tầng sinh môn độ 3 hoặc rách phức tạp, rối loạn cơ vòng.

c)       Hậu quả sau phẫu thuật làm thay đổi vị trí giải phẫu gây rối loạn chức năng sinh dục.

d)       Các bệnh cấp và mạn tính hay tái phát của tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các tổ chức khác trong vùng hố chậu điều trị không hiệu quả ảnh hưởng đến chức năng.

12. Hệ cơ, xương, khớp

12.1. Hệ cơ, xương, khớp – Điều kiện chung

a)     Không có tiền sử hoặc bất kỳ một bệnh lý nào về hệ cơ, xương, khớp và gân có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển tàu bay.

b)    Các khớp cử động bình thường.

12. Hệ cơ, xương, khớp

12.1. Hệ cơ, xương, khớp – Điều kiện chung

a)     Không có tiền sử hoặc bất kỳ một bệnh lý nào về hệ cơ, xương, khớp và gân có thể ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b)    Các khớp cử động bình thường.

12. Hệ cơ, xương, khớp

12.1. Hệ cơ, xương, khớp – Điều kiện chung

a)     Không có tiền sử hoặc bất kỳ một bệnh lý nào về hệ cơ, xương, khớp và gân bẩm sinh hay mắc phải có thể cản trở đến việc chỉ huy điều hành bay.

b)    Các khớp cử động bình thường.

12.2. Hệ cơ, xương, khớp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Dị dạng hay hậu quả của phẫu thuật ở hệ cơ, xương, khớp gây ảnh hưởng tới chức năng.

b)    Khuyết, thiếu, dính ngón tay, ngón chân.

c)     Dị tật cột sống và khung chậu.

d)    Các bệnh về cơ, xương, khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động.

12.2. Hệ cơ, xương, khớp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Dị dạng hay hậu quả của phẫu thuật ở hệ cơ, xương, khớp gây ảnh hưởng tới chức năng.

b)    Khuyết, thiếu, dính ngón tay, ngón chân.

c)     Dị tật cột sống và khung chậu.

d)    Các bệnh về cơ, xương, khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động.

12.2. Hệ cơ, xương, khớp – Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện

a)     Dị dạng hay hậu quả của phẫu thuật ở hệ xương, sụn, gân cơ khớp.

b)    Khuyết, thiếu, dính ngón tay, ngón chân có ảnh hưởng đến chức năng.

c)     Dị tật cột sống và khung chậu.

d)    Các bệnh về cơ, xương, khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động

13. Da và các bệnh ngoài da

13.1. Da và các bệnh, tật da liễu nói chung

a) Không có các bệnh, tật da liễu ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.

b) Khi bị mắc bất kỳ bệnh da liễu nào, người lái phải thông báo với nhân viên y tế để khám và điều trị kịp thời.

c) Mắc bất kỳ bệnh da lây nhiễm nào phải được điều trị khỏi (bệnh nhiễm khuẩn, virus, nấm…).

13.2. Nếu mắc một trong các bệnh da liễu sau thì không đủ điều kiện:

a) Bệnh viêm da cơ địa.

b) Các bệnh da dị ứng, tự miễn như: bệnh da bọng nước, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, bệnh vảy nến, mày đay mạn…

c) Các bệnh da ác tính: ung thư tế bào gai, tế bào đáy, hắc tố, u lympho…

d) Mắc các bệnh hoa liễu chưa điều trị khỏi.

 

13. Da và các bệnh ngoài da

13.1. Da và các bệnh, tật da liễu nói chung

a) Không có các bệnh, tật da liễu ảnh hưởng đến lao động bay, an toàn bay và thẩm mỹ.

b) Khi bị mắc bất kỳ bệnh da liễu nào, tiếp viên hàng không phải thông báo với nhân viên y tế để khám và điều trị kịp thời.

c) Mắc bất kỳ bệnh da lây nhiễm nào phải được điều trị khỏi (bệnh nhiễm khuẩn, virus, nấm…).

13.2. Nếu mắc một trong các bệnh da liễu sau thì không đủ điều kiện:

a) Bệnh viêm da cơ địa chưa điều trị khỏi.

b) Các bệnh da dị ứng, tự miễn như: bệnh da bọng nước, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, bệnh vảy nến, mày đay mạn…

c) Các bệnh da ác tính: ung thư tế bào gai, tế bào đáy, hắc tố, u lympho…chưa điều trị khỏi.

d) Mắc các bệnh hoa liễu chưa điều trị khỏi.

13. Da và các bệnh ngoài da

13.1. Da và các bệnh, tật da liễu nói chung

a) Không có các bệnh, tật da liễu ảnh hưởng đến việc chỉ huy điều hành bay.

b) Khi bị mắc bất kỳ bệnh da liễu nào, kiểm soát viên không lưu phải thông báo với nhân viên y tế để khám và điều trị kịp thời.

c) Mắc bất kỳ bệnh da lây nhiễm, cấp tính phải được điều trị khỏi.

13.2. Nếu mắc một trong các bệnh da liễu sau thì không đủ điều kiện:

a) Bệnh viêm da cơ địa cấp tính.

b) Các bệnh da dị ứng, tự miễn như: bệnh da bọng nước, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, bệnh vảy nến, mày đay mạn…

c) Các bệnh da ác tính: ung thư tế bào gai, tế bào đáy, u hắc tố, u lympho… chưa điều trị khỏi.

d) Mắc các bệnh hoa liễu chưa điều trị khỏi.

14. Khối u

a)     U lành tính: U các loại đã hoặc chưa phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể nói chung và của từng cơ quan trong cơ thể nói riêng.

b)    U ác tính: Các khối u ác tính ảnh hưởng đến chức năng và thời gian sống.

14. Khối u

a)   U lành tính: U các loại đã hoặc chưa phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể nói chung và của từng cơ quan trong cơ thể nói riêng.

b)   U ác tính: Các khối u ác tính ảnh hưởng đến chức năng và thời gian sống.

14. Khối u

a)     U lành tính: U các loại đã hoặc chưa phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể nói chung và của từng cơ quan trong cơ thể nói riêng.

b)    U ác tính: Các khối u ác tính ảnh hưởng đến chức năng và thời gian sống.

 

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN VIỆC KHÁM SỨC KHOẺ CHO NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18 /2012/TTLT-BYT-BGTVT Ngày 05 tháng 11năm 2012 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải)

1. Nhân lực:
a) Đáp ứng đầy đủ các quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe .
b) Bác sĩ trực tiếp khám giám định và thực hiện các nghiệm pháp y học hàng không phải có bằng chuyên ngành từ chuyên khoa định hướng trở lên và có chứng chỉ y học hàng không.
2. Trang thiết bị:

a) Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe, cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có phương tiện để đánh giá chức năng tiền đình:

- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp tác động tích lũy liên tục gia tốc Coriolis: Phải có ghế quay Barany.

- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp tác động tích lũy gián đoạn gia tốc Coriolis (Nghiệm pháp Voacheva).

- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp Romberg.

b) Dụng cụ kiểm tra chức năng màng nhĩ: Khí áp kế tai Svetlacov.

c) Có các trang thiết bị tối thiểu để phục vụ công tác khám sức khỏe cho nhân viên hàng không như sau:

- Máy ghi điện tim;

- Máy ghi điện não;

- Máy đo thính lực;

- Máy Phế dung kế;

- Máy siêu âm;

- Máy nội soi tai, mũi, họng;

- Máy nội soi tiêu hóa.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất