Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

thuộc tính Thông tư 20/2021/TT-BYT

Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:20/2021/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:26/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế
Ngày 26/11/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Cụ thể, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.

Bên cạnh đó, đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường; trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8oC, thời gian lưu giữ tối đa không quá 07 ngày. Đối với các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo không có biện pháp xử lý phù hợp thì chất thải lây nhiễm sắc nhọn được lưu giữ an toàn trong bể bê tông trong khuôn viên cơ sở y tế sau khi đã xử lý tiệt khuẩn chất thải và phải có biển cảnh báo tại khu vực lưu giữ chất thải.

Ngoài ra, cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu phát sinh chất thải y tế: Mua sắm, lắp đặt, sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên, vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng; Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động chuyên môn y tế; Có biện pháp, lộ trình và thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần,….

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

Xem chi tiết Thông tư20/2021/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
______

Số: 20/2021/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

___________

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
2. Thông tư này không quy định về quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở y tế bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược và có phát sinh chất thải y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
2. Chất thải lây nhiễm là chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
3. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Chương 2
PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU GIỮ, GIẢM THIỂU, TÁI CHẾ, BÀN GIAO CHẤT THẢI Y TẾ
Điều 4. Phân định chất thải y tế
1. Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
2. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
3. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
c) Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
d) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;
đ) Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
e) Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.
4. Chất thải rắn thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);
b) Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
c) Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
d) Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;
đ) Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
e) Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
g) Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
h) Chất thải rắn thông thường khác;
i) Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.
6. Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.
7. Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.
Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế phải bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, chống rò rỉ và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa. Trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có tên loại chất thải lưu chứa và biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế theo quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6 Thông tư này.
3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng, có thể tái sử dụng sau khi đã được làm sạch và khử khuẩn.
4. Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng, kháng thủng, miệng thùng, dụng cụ được thiết kế an toàn tránh tràn đổ, rơi vãi chất thải ra bên ngoài.
5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật.
6. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn.
7. Dụng cụ lưu chứa chất thải nguy hại dạng lỏng phải có nắp đậy kín chống bay hơi, tràn đổ.
8. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế xử lý bằng phương pháp đốt thì không sử dụng vật liệu làm bằng nhựa PVC.
Điều 6. Phân loại chất thải y tế
1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);
c) Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.
2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
a) Tại khoa, phòng, bộ phận: bố trí vị trí phù hợp, an toàn để đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa để phân loại chất thải y tế;
b) Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
3. Phân loại chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.
4. Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp;
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen;
c) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.
5. Phân loại chất thải rắn thông thường:
a) Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng;
b) Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.
6. Phân loại chất thải lỏng không nguy hại: chứa trong dụng cụ đựng chất thải lỏng có nắp đậy kín, có tên loại chất thải lưu chứa.
Điều 7. Thu gom chất thải y tế
1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
c) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế;
e) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.
2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
b) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thuỷ ngân ra môi trường.
3. Thu gom chất thải rắn thông thường: chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
4. Thu gom chất thải lỏng không nguy hại: chất thải lỏng không nguy hại được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế.
5. Khí thải phải được xử lý, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường xung quanh.
6. Thu gom nước thải:
a) Hệ thống thu gom nước thải phải là hệ thống kín và bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế;
b) Nước thải y tế được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nước thải.
Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế
1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bệnh viện và cơ sở y tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục A Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này lưu giữ chất thải y tế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục B Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Từng loại chất thải phải được lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế, trừ trường hợp các loại chất thải này có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa không quá 07 ngày;
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc xử lý tập trung, phải xử lý ngay trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày;
c) Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
4. Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm: thời gian lưu giữ không quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải. Trường hợp lưu giữ quá 01 năm do chưa có phương án vận chuyển, xử lý hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì cơ sở y tế phải báo cáo bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế hằng năm của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo khó khăn, không có biện pháp xử lý phù hợp thì chất thải lây nhiễm sắc nhọn được lưu giữ an toàn trong bể bê tông trong khuôn viên cơ sở y tế sau khi đã xử lý tiệt khuẩn chất thải và phải có biển cảnh báo tại khu vực lưu giữ chất thải.
Điều 9. Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế sau đây:
1. Mua sắm, lắp đặt, sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên, vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng.
2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động chuyên môn y tế và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
3. Có biện pháp, lộ trình và thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân huỷ nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa.
4. Phân loại chất thải nhựa để tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quản lý chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế
1. Trên cơ sở Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở y tế ban hành danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế phù hợp với tình hình phát sinh chất thải của đơn vị.
2. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải rắn thông thường và được phép thu gom để tái chế. Khi chuyển giao chất thải, cơ sở y tế phải bảo đảm bao bì lưu chứa chất thải được buộc kín, bên ngoài bao bì có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải đã khử khuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục đích tái chế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chất thải nhựa được phân loại, thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế
1. Cơ sở y tế tự xử lý chất thải y tế hoặc xử lý theo mô hình cụm phải vận hành thường xuyên công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về giám sát, quan trắc môi trường.
2. Công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Chuyển giao chất thải y tế
1. Cơ sở y tế không tự xử lý chất thải y tế phải thực hiện chuyển giao chất thải y tế theo các quy định sau đây:
a) Chất thải y tế nguy hại phải được chuyển giao cho đơn vị có giấy phép phù hợp theo quy định của pháp luật, số lượng chất thải sau mỗi lần chuyển giao phải được ghi đầy đủ trong sổ giao nhận chất thải theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
b) Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đơn vị nhận chuyển giao chất thải y tế phải thực hiện vận chuyển theo quy định, không làm thất thoát chất thải y tế ra bên ngoài. Chất thải y tế phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
4. Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm do ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; việc bàn giao chất thải y tế để xử lý theo mô hình cụm phải được ghi vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 3
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Điều 13. Chế độ báo cáo
1. Tần suất báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được lập 01 năm một lần, tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm thực hiện báo cáo.
2. Hình thức báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được gửi bằng văn bản giấy hoặc bản điện tử hoặc qua phần mềm báo cáo.
3. Nội dung và trình tự báo cáo:
a) Cơ sở y tế báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế của cơ sở theo mẫu quy định tại Mục A Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) trên địa bàn hoặc Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) đối với các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế trước ngày 16 tháng 12 của kỳ báo cáo;
b) Sở Y tế tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn theo mẫu quy định tại Mục B Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Điều 14. Hồ sơ quản lý chất thải y tế
Cơ sở y tế phải lưu giữ tại cơ sở các hồ sơ sau đây:
1. Giấy phép môi trường và các văn bản, hồ sơ, tài liệu có liên quan về môi trường theo quy định (đối với cơ sở y tế thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép môi trường).
2. Sổ giao nhận chất thải y tế; chứng từ chất thải nguy hại (nếu có).
3. Sổ nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải).
4. Các biên bản thanh tra, kiểm tra liên quan (nếu có).
5. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ hằng năm; báo cáo kết quả quan trắc chất thải định kỳ (nếu có).
6. Các tài liệu liên quan khác.
Chương 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này;
b) Ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
c) Đào tạo, tập huấn, phổ biến, truyền thông các quy định về quản lý chất thải y tế cho Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trách nhiệm của Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức tập huấn, phổ biến, truyền thông các quy định về quản lý chất thải y tế của Thông tư này cho các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc lập kế hoạch quản lý chất thải y tế;
d) Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ sở y tế
a) Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí người của cơ sở y tế hoặc phối hợp với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải);
c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế; bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý chất thải y tế;
d) Thực hiện việc xác định các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Thông tư này;
đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng);
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan các quy định về quản lý chất thải y tế;
g) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Hiệu lực thi hành
a) Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022;
b) Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Tổ chức thực hiện
a) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này;
b) Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Uỷ ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);

- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);

- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Y tế, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

Phụ lục số 01

DANH MỤC CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG ĐƯỢC PHÉP THU GOM PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

______________

 

TT

Loại chất thải

Yêu cầu

I

Chất thải là vật liệu giấy

 

1

Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy

Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, vi sinh vật gây bệnh hoặc không có yếu tố nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại

II

Chất thải là vật liệu nhựa

 

1

Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh

2

Các chai nước giải khát bằng nhựa và các sản phẩm bằng nhựa khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày

Không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B

3

Các chai dịch truyền nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm nhựa (không bao gồm đầu sắc nhọn), vật liệu nhựa khác

Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh, không chứa yếu tố nguy hại

4

Các chai dịch truyền nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm nhựa (không bao gồm đầu sắc nhọn), vật liệu nhựa khác đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Không chứa yếu tố nguy hại

III

Chất thải là vật liệu kim loại

 

1

Các chai, lon nước giải khát và các vật liệu kim loại khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày

Không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B

IV

Chất thải là vật liệu thủy tinh

 

 

Các vỏ chai, lọ, lọ thuốc thủy tinh thải bỏ

Không dính, chứa các loại thuốc, hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh

Phụ lục số 02

BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT THẢI Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

________________

 

Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Ghi chú:

Trình bày, thiết kế và màu sắc của dấu hiệu cảnh báo chất thải y tế nguy hại áp dụng theo các quy định trong TCVN 5053 : 1990

Phụ lục số 03

YÊU CẦU KỸ THUẬT KHU LƯU GIỮ CHẤT THẢI TẠI CƠ SỞ Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

___________________

 

A. Đối với hình thức tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế:

1. Khu vực lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; có hệ thống thu gom nước thải;

2. Trong khu lưu giữ phải phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số chất thải nguy hại (CTNH) (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.

3. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.

4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.

5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.

6. Có vòi nước, dung dịch vệ sinh, khử khuẩn.

B. Đối với các cơ sở y tế khác

1. Vị trí lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có thùng, dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng có nắp đậy kín cho từng loại chất thải phát sinh hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số CTNH (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết.

2. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.

3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.

Phụ lục số 04

MẪU SỔ BÀN GIAO CHẤT THẢI ĐÃ KHỬ KHUẨN ĐẠT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

________________

 

I. Bìa sổ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ SỞ Y TẾ

___________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ BÀN GIAO CHẤT THẢI ĐÃ KHỬ KHUẨN ĐẠT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.........., ngày ..... tháng ....... năm ........

 

 
 

 

II. Nội dung ghi trong Sổ

Ngày, tháng, năm bàn giao chất thải

Lượng chất thải bàn giao (kg)

Tổng số (kg)

Người giao (ký ghi rõ họ và tên)

Người nhận (ký ghi rõ họ và tên)

Đơn vị tính

Số lượng

Trọng lượng/túi, hộp, thùng, kiện

Mẻ số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(3)x(4)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2) Đơn vị tính là túi hoặc hộp hoặc thùng hoặc kiện.

Phụ lục số 05

MẪU SỔ NHẬT KÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ, HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

________________

 

I. Nhật ký vận hành lò đốt

TT

Thời điểm bắt đầu (giờ/ngày/tháng/năm)

Ghi chép về nhiệt độ và các bất thường trong quá trình đốt

Thời điểm kết thúc (giờ/ngày/ tháng/năm)

Lượng chất thải đốt (kg)

Nhận xét về quá trình đốt và kết quả đốt

Người vận hành

1

Mẻ số...

 

 

 

 

 

2

Mẻ số...

 

 

 

 

 

 

Cộng ngày

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhật ký vận hành thiết bị xử lý chất thải rắn lây nhiễm bằng công nghệ không đốt

Ngày tháng năm

Thông tin

Giờ khử khuẩn

Chế độ khử khuẩn

Số lượng chất thải/mẻ (kg)

Cán bộ vận hành (Ký, ghi rõ họ tên)

Nhiệt độ (°C)

Thời gian (phút)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

Mẻ số...

 

 

 

 

 

 

Mẻ số...

 

 

 

 

 

 

Cộng ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Ngày tháng năm

Thời điểm bắt đầu vận hành hệ thống

Ghi chép tình trạng hoạt động của hệ thống và các dấu hiệu bất thường

Thời điểm ngừng vận hành

Khử trùng nước thải

Bảo trì, bảo dưỡng/ sửa chữa, thay thế

Lưu lượng nước thải xử lý

Người vận hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột (2), (4) Không cần ghi nếu là hệ thống vận hành tự động.

- Cột (5): Nếu áp dụng khử trùng bằng hóa chất thì cần ghi rõ loại và lượng hóa chất sử dụng. Nếu bằng phương pháp khác thì ghi tên phương pháp áp dụng.

- Cột (6): Ghi rõ bảo trì bảo dưỡng hoặc sửa chữa thay thế bộ phận nào; cá nhân, đơn vị thực hiện.

- Trường hợp cơ sở có từ 2 công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế trở lên thì mỗi công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế lập một sổ.

Phụ lục số 06

MẪU SỔ GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

________________

 

I. Mẫu bìa sổ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ SỞ Y TẾ

__________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..... ngày .....tháng .....năm ......

 
 

 

II. Nội dung ghi trong sổ

Ngày tháng năm

Lượng chất thải bàn giao (Kg)

Người giao chất thải (Ký ghi rõ họ và tên)

Người nhận chất thải (Ký ghi rõ họ và tên)

Chất thải lây nhiễm

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Tổng số

Sắc nhọn

Không sắc nhọn

Nguy cơ lây nhiễm cao

Giải phẫu

Chất thải ....

Chất thải ....

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tháng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Sổ giao nhận chất thải này được sử dụng thay thế cho chứng từ chất thải nguy hại đối với cơ sở y tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm khi bàn giao chất thải; Đối với cơ sở y tế thuê đơn vị có giấy phép xử lý CTNH phù hợp để xử lý chất thải theo mô hình tập trung được sử dụng để theo dõi lượng chất thải bàn giao trong tháng làm cơ sở để xuất chứng từ chất thải nguy hại hàng tháng;

Sổ bàn giao chất thải được Chủ nguồn thải lập thành 02 sổ, Chủ nguồn thải giữ 01 sổ và Cơ sở xử lý chất thải giữ 01 sổ. Mỗi lần giao nhận chất thải giữa hai bên phải điền đầy đủ thông tin và ký nhận giữa hai bên vào 02 sổ để theo dõi, đối chiếu và quản lý;

- Không được tẩy xóa, sửa chữa các thông tin trong sổ.

Phụ lục số 07

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

_____________

 

A. Mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ của cơ sở y tế

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN

TÊN CƠ SỞ Y TẾ
______

Số: ......./.......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

....., ngày .... tháng .... năm ........

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

(Kỳ báo cáo: từ ngày 15/12/20..... đến ngày 14/12/20......)

Kính gửi: Sở Y tế...

 

Phan 1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ sở y tế (Chủ nguồn thải): .................................................................................

Địa chỉ:

Điện thoại:                                           Fax:

Mã số quản lý chất thải nguy hại (Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân đối với cá nhân):

Tên lãnh đạo đơn vị phụ trách : ...........................; chức vụ: ...........................

Tên khoa/phòng/bộ phận đầu mối: .....................................................................................

Tên người tổng hợp báo cáo: .............................................................................................

Điện thoại: ............................; Email: .....................................

1.2. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (áp dụng đối với cơ sở y tế có từ 2 cơ sở trực thuộc trở lên và trình bày từng cơ sở)

Tên cơ sở (nếu có)

Địa chỉ:

Điện thoại:                       Fax:                        Email:

1.3. Số giường bệnh kế hoạch (nếu có): .................; Số giường bệnh thực kê: ........................

1.4. Tổng số cán bộ, nhân viên của cơ sở y tế: ...............; Số học sinh, sinh viên thực tập: ................

1.5. Tổng số lượt người đến khám, chữa bệnh: ...................; Trong đó: ngoại trú ............, nội trú: .................

1.6. Tổng lượng nước sử dụng trong kỳ báo cáo: .................m3.

Phần 2. Kết quả quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo

2.1. Tình hình chung về quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:

2.1.1. Kết quả đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế

a) Hoạt động đào tạo, tập huấn

TT

Nhóm đối tượng được đào tạo, tập huấn

Số người được đào tạo

Lượt đào tạo

1

Cán bộ lãnh đạo/quản lý

 

 

2

Cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế

 

 

3

Nhân viên y tế

 

 

4

Nhân viên thu gom, lưu giữ chất thải y tế

 

 

5

Nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

b) Kết quả hoạt động truyền thông và phổ biến quy định về quản lý chất thải y tế

TT

Nhóm đối tượng truyền thông, phổ biến pháp luật

Nội dung

Hình thức

1

 

 

 

2

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

2.1.2. Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra

a) Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên

- Số lần được thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo: ............... lần.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính:

TT

Tên cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra

Nội dung vi phạm (nếu có, ghi rõ)

Kết quả khắc phục vi phạm

Đã khắc phục

Chưa khắc phục

I

Thanh tra

 

...

 

 

 

II

Kiểm tra

 

....

 

 

 

III

Xử lý vi phạm hành chính

 

...

 

 

 

 

 

b) Hoạt động kiểm tra, giám sát của đơn vị

TT

Tên đơn vị, bộ phận thực hiện kiểm tra, giám sát

Nội dung vi phạm (nếu có, ghi rõ)

Kết quả khắc phục vi phạm

Đã khắc phục

Chưa khắc phục

I

Kiểm tra, giám sát

 

....

 

 

 

III

Xử lý vi phạm

 

....

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

2.1.3. Kết quả quan trắc môi trường

TT

Nội dung quan trắc

Số lần quan trắc thực tế/quy định

Chỉ tiêu không đạt

Bản scan các Kết quả quan trắc kèm theo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

2.2. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:

(Trường hợp có các cơ sở trực thuộc, thì ngoài thống kê chất thải y tế của cơ sở, cần thống kê lần lượt đối với từng cơ sở y tế trực thuộc theo bảng dưới đây)

TT

Loại chất thải y tế

Mã chất thải nguy hại

Đơn vị tính

Số lượng chất thải phát sinh

Số lượng chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật

Xử lý chất thải y tế

Chuyển giao cho đơn vị khác xử lý

Tự xử lý tại cơ sở y tế

Số lượng

Tên đơn vị chuyển giao

Số lượng

Hình thức/ Phương pháp xử lý)

I

Tổng lượng chất thải y tế nguy hại

kg/năm

 

 

 

 

 

 

1

Tổng lượng chất thải lây nhiễm:

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

1.1

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

1.2

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

1.3

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

1.4

Chất thải giải phẫu

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2

Tổng lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm:

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.1

Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.2

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.3

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.4

Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân, cadimi

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.5

Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

2.6

Tổng lượng chất thải nguy hại khác

 

kg/năm

 

 

 

 

 

 

II

Tổng lượng chất thải rắn thông thường

kg/năm

 

 

 

 

 

 

III

Tổng lưu lượng nước thải

m3/năm

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nước thải y tế

m3/năm

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Nước thải sinh hoạt

m3/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Hình thức/phương pháp tự xử lý chất thải y tế tại cơ sở y tế:

- Chất thải y tế nguy hại: KĐ (hấp ướt, vi sóng), C (Chôn lấp), LĐ (lò đốt 2 buồng), TC (đốt 1 buồng hoặc đốt thủ công), K (phương pháp khác);

Trường hợp một loại chất thải có áp dụng đồng thời trong kỳ báo cáo cả việc thuê xử lý và tự xử lý thì cần ghi rõ hình thức và phương pháp xử lý cho cho từng trường hợp cụ thể.

- Nước thải: HTXLNT (xử lý qua hệ thống xử lý nước thải), KT (Không xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải, chỉ khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường), KXL (Không xử lý, thải thẳng ra môi trường).

2.3. Thống kê xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế trong kỳ báo cáo (chỉ thực hiện đối với cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế):

TT

Loại chất thải y tế

Lượng chất thải y tế nhận từ các cơ sở y tế trong cụm (kg/năm)

Phạm vi xử lý (ghi tên các cơ sở y tế trong cụm)

....

 

 

 

 

2.4. Thống kê lượng chất thải nhựa trong năm

TT

Loại chất thải nhựa

Số lượng phát sinh (kg/năm)

Số lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm)

Tên đơn vị nhận chuyển giao để tái chế

1

Chất thải lây nhiễm

 

 

 

2

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

 

 

 

3

Chất thải rắn thông thường:

 

 

 

-

Chất thải rắn thông thường từ sinh hoạt thường ngày

 

 

 

-

Chất thải rắn thông thường từ hoạt động chuyên môn y tế

 

 

 

 

Tổng cộng(1+2+3)

 

 

 

 

2.5. Thống kê nhân lực thực hiện quản lý chất thải y tế

TT

Họ tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Chuyên ngành về môi trường được đào tạo

Tham gia làm về quản lý chất thải

Chứng chỉ đào tạo về quản lý chất thải/vận hành hệ thống

Toàn thời gian

Kiêm nhiệm

Đối tượng được đào tạo

Đơn vị cấp chứng chỉ

I

Cán bộ chuyên trách quản lý chất thải

...

 

 

 

 

 

 

 

II

Nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải)

....

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6. Thống kê công trình/thiết bị xử lý chất thải y tế

TT

Tên công trình, thiết bị

Công nghệ xử lý

Năm đưa vào vận hành

Tình trạng hoạt động hiện nay

Công suất xử lý theo thiết kế

Công suất xử lý thực tế

Hoạt động tốt

Hoạt động không ổn định, quá tải

Hỏng hoặc không hoạt động

I

Thiết bị xử lý chất thải rắn y tế

....

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

Công trình, hệ thống xử lý nước thải y tế

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 3. Kế hoạch quản lý chất thải y tế trong năm tiếp theo

Phần 4. Các vấn đề khác

Phần 5. Kết luận, kiến nghị

 

Nơi nhận:

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

B. Mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ của Sở Y tế

UBND TỈNH, TP

SỞ Y TẾ
______

Số: ........../.............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

....., ngày ..... tháng ..... năm .......

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NĂM ....

(Kỳ báo cáo: từ ngày 15/12/20..... đến ngày 14/12/20......)

Kính gửi: Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế;

 

Phần 1. Thông tin chung

1.1. Tên đơn vị báo cáo: ...................................................................................................

Địa chỉ:                               Điện thoại:

Tên lãnh đạo Sở Y tế phụ trách: ..............; chức vụ: ................................................

Tên phòng đầu mối: ...........................................................................................................

Tên người tổng hợp báo cáo: .............................................................................................

Điện thoại: .................................; Email: ...............................................

Phần 2. Kết quả hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành

1. Xây dựng kế hoạch năm về quản lý chất thải y tế, đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến pháp luật, kiểm tra, giám sát (liệt kê số hiệu văn bản, ngày ký, trích yếu văn bản).

2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các cơ sở y tế thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế (liệt kê số hiệu văn bản, ngày ký, trích yếu văn bản).

Phần 3. Kết quả các hoạt động quản lý chất thải y tế trong kỳ báo cáo

3.1. Tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong kỳ báo cáo:

a) Thông tin về số lượng cơ sở y tế hiện có, số giường bệnh, số cơ sở y tế có đủ hồ sơ liên quan đến thủ tục môi trường, liên quan đến quản lý chất thải y tế:

TT

Loại hình cơ sở y tế

Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn

Tổng số giường bệnh (nếu có)

I

Cơ sở y tế công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

2

Cơ sở y tế tư nhân khác

 

 

 

Nhận xét, đánh giá: ...........................................................................................................

b) Kết quả đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế:

TT

Loại hình cơ sở y tế

Số cơ sở y tế được đào tạo, tập huấn

Số cơ sở y tế thực hiện hoạt động truyền thông

Số cơ sở y tế thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật

I

Cơ sở y tế công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

 

2

Cơ sở y tế tư nhân khác

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Nhận xét: ..........................................................................................................................

c) Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra

- Số lần tiến hành thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo: ..........lần.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính:

TT

Loại hình cơ sở y tế

Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra

Số cơ sở có tồn tại, vi phạm

Kết quả khắc phục tồn tại, vi phạm

Số cơ sở đã khắc phục

Số cơ sở chưa khắc phục

I

Cơ sở y tế công lập:

 

 

 

 

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

 

 

 

 

1

Bệnh viện

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

d) Kết quả quan trắc môi trường

TT

Loại hình cơ sở y tế

Quan trắc nước thải

Quan trắc khí thải

Giám sát hiệu quả xử lý của thiết bị xử lý chất thải y tế

Tổng số cơ sở thực hiện

Số cơ sở thực hiện đúng quy định

Số cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn

Tổng số cơ sở thực hiện

Số cơ sở thực hiện đúng quy định

Số cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn

Tổng số cơ sở thực hiện

Số cơ sở thực hiện đúng quy định

Số cơ sở có kết quả giám sát đạt quy chuẩn

I

Cơ sở y tế công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác (ghi rõ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác (ghi rõ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét: Đề nghị nêu rõ các nội dung sau:

- Nhận xét về việc chấp hành quy định về tần suất quan trắc, nội dung quan trắc, kết quả quan trắc;

- Nêu cụ thể tên các đơn vị không thực hiện đủ các nội dung quan trắc theo quy định. Lý do?

3.2. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý trong kỳ báo cáo:

TT

Loại hình cơ sở y tế

Tổng số cơ gửi báo cáo

Chất thải lây nhiễm (kg/năm)

Chất thải nguy hại không lây nhiễm (kg/năm)

Chất thải rắn thông thường (kg/năm)

Nước thải y tế (m3/năm)

Tổng số lượng phát sinh

Số lượng được xử lý đạt quy chuẩn

Tổng số lượng phát sinh

Số lượng được xử lý đạt quy chuẩn

Tổng số lượng phát sinh

Số lượng được xử lý

Tổng lưu lượng phát sinh

Số lưu lượng được xử lý đạt quy chuẩn

I

Cơ sở y tế công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

3.3. Tình hình hoạt động của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế (nếu có)

TT

Nội dung

Địa điểm thực hiện

Công suất xử lý (kg/h)

Phạm vi thực hiện

Đơn vị thu gom, vận chuyển

1

Cụm....

 

 

 

 

2

Cụm....

 

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá:

3.4. Thống kê phát sinh chất thải nhựa

TT

Loại hình cơ sở y tế

Chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt thường ngày

Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động chuyên môn y tế

Tổng lượng phát sinh (kg/năm)

Số lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm)

Tổng lượng phát sinh (kg/năm)

Số lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm)

I

Cơ sở y tế công lập:

 

 

 

 

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

 

 

 

 

1

Bệnh viện

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

3.5. Thống kê nhân lực thực hiện quản lý chất thải y tế

TT

Loại hình cơ sở y tế

Cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế

Nhân viên vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế

Số lượng

Có chuyên ngành đào tạo về môi trường hoặc được cấp chứng chỉ đào tạo về quản lý chất thải y tế

Thời gian làm việc

Số lượng

Có chuyên ngành đào tạo về môi trường và được tập huấn về vận hành thiết bị, công trình xử lý chất thải y tế

Thời gian làm việc

Toàn thời gian

Kiêm nhiệm

Toàn thời gian

Kiêm nhiệm

I

CSYT công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

 

II

CSYT ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5. Thống kê công trình, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế

TT

Loại hình cơ sở y tế

Hệ thống xử lý nước thải

Thiết bị xử lý chất thải rắn y tế

Số lượng

Tình trạng hoạt động hiện nay

Số lượng

Tình trạng hoạt động hiện nay

Hoạt động tốt

Hoạt động không ổn định, quá tải

Hỏng hoặc không hoạt động

Hoạt động tốt

Hoạt động không ổn định, quá tải

Hỏng hoặc không hoạt động

I

Cơ sở y tế công lập:

1

Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trạm y tế cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cơ sở y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cơ sở y tế ngoài công lập:

1

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 4. Kế hoạch quản lý chất thải y tế trong năm tiếp theo

Phần 5. Các vấn đề khác

Phần 6. Kết luận, kiến nghị

 

Nơi nhận:

- ......

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
_______

No. 20/2021/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

__________

Hanoi, November 26, 2021

CIRCULAR

Providing regulations on management of medical waste within medical establishments’ premises

 

Pursuant to Law on Environmental Protection No. 72/2020/QH14 dated November 17, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the proposal of the Director of the Health Environment Management Agency;

The Minister of the Ministry of Health hereby promulgates the Circular providing regulations on management of medical waste within medical establishments’ premises.

 

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular prescribes in detail the classification, collection, storage and management of medical waste within medical establishments’ premises.

2. This Circular does not regulate the management of medical radioactive waste.  The management of medical radioactive waste shall comply with regulations of the Ministry of Science and Technology on management of radioactive waste and used radioactive sources.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to medical establishments, including medical examination and treatment establishments with operation licenses as prescribed by the law on medical examination and treatment, preventive medical establishments, health sector training establishments, medical and pharmaceutical research and testing laboratories that generate medical waste; domestic and foreign agencies, organizations and individuals concerned to the management of medical waste on the territory of Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Medical waste means the waste generated from activities of medical establishments, including: hazardous medical waste, ordinary solid waste, non-hazardous emissions and liquid waste and medical wastewater.

2. Infectious waste means the waste contaminated with the human blood or pathogenic microorganisms.

3. Medical waste collection means the process of gathering medical waste from the place where they are generated to temporary storage areas or to the disposal sites within the medical establishments’ premises.

 

Chapter 2

IDENTIFICATION, CLASSIFICATION, COLLECTION, STORAGE, REDUCTION, RECYCLING, TRANSFER OF MEDICAL WASTE

 

Article 4. Medical waste identification

1. Hazardous medical waste includes infectious waste and non-infectious hazardous waste.

2. Infectious waste includes:

a) Sharps and infectious waste, including needles, syringes, sharp ends of infusion lines, puncture needles, acupuncture needles, scalpel blades, nails, saws used in surgery, syringes, and pieces of glass. Broken glass and other discarded sharps objects that are sticky, contain body blood or contain disease-causing microorganisms;

b) Non-sharps infectious waste, including cotton, bandages, gauze, gloves, and other non-sharps waste that is absorbent, sticky, contains blood from the body, and contains disease-causing microorganisms; vaccine vials of inactivated or attenuated vaccines that are discarded; liquid infectious waste (including drainage fluid after surgery, medical procedures, waste fluid containing human blood or disease-causing microorganisms);

c) Waste with high risk of infection, including specimens, containers, contaminated with specimens, waste contaminated with specimens discarded from laboratories equivalent to biosafety level II or higher; waste generated from isolated patient rooms, isolated treatment areas, and testing sample collection areas for patients with dangerous group A and group B infectious diseases;

d) Surgery waste, including tissues, discarded human parts, and experimental animal carcasses;

3. Non-infectious hazardous waste includes:

a) Discarded chemicals containing hazardous ingredients and properties that exceed the hazardous waste threshold or having hazard warnings on the packaging from the manufacturer;

b) Discarded pharmaceutical products falling under the cytotoxicity category or having hazard warnings on the packaging from the manufacturer;

c) Bottles, vials containing drugs or chemicals, tools contaminated with drugs or chemicals belonging to the cytotoxic category or having hazard warnings on the packaging from the manufacturer;

d) Broken, damaged, or discarded used medical equipment containing mercury and cadmium (Cd); discarded batteries and accumulators; lead-coated materials used in radiation shielding;

dd) X-ray film cleaning solution, wastewater from testing and analysis equipment and waste solutions with hazardous elements exceeding the hazardous waste threshold;  

e) Other medical waste containing ingredients and properties exceeding the hazardous waste threshold or having hazard warnings on the packaging from the manufacturer.

4. Ordinary solid waste includes:

a) Domestic solid waste arises from daily activities of healthcare staff, patients, patients' families, students, visitors and external waste in medical establishments (except domestic waste arising from quarantine and treatment areas for people with dangerous infectious diseases);

b) Discarded chemicals without ingredients and properties exceeding the hazardous waste threshold;

c) Bottles, vials containing drugs or chemicals, and equipment contaminated with drugs or chemicals that are not cytotoxic or do not have hazard warnings on the packaging from the manufacturer;

d) Discarded vaccine vials other than inactivated vaccines or attenuated vaccines;

dd) Sharps non-infectious waste without ingredients and properties exceeding the hazardous waste threshold;

e) Treated infectious waste that meets the national technical regulation on environment;

g) Sludge from the wastewater treatment system without hazardous ingredients or properties that exceed the hazardous waste threshold; ash and slag from solid medical waste incinerators without hazardous ingredients or properties that exceed the hazardous waste threshold;

h) Other ordinary solid waste;

i) The list of ordinary solid waste allowed to be collected for recycle purpose as specified in Appendix 1 to this Circular.

5. Emissions, including emissions arising from laboratories that cause dangerous infectious diseases, transmitted through the air; emissions from biosafety level III laboratories or higher.

6. Non-hazardous liquid waste, including discarded liquid medicines and chemicals not falling under the cytotoxicity category, without hazard warnings from manufacturers, containing neither hazardous elements exceeding hazardous waste threshold nor pathogenic microorganisms.

7. Medical wastewater, including wastewater from professional activities in medical establishments. In case the medical wastewater is discharged into the medical wastewater collecting system, it shall be managed as same as the medical wastewater.

Article 5. Packaging, tools, equipment storing medical waste

1. Packaging (bags), tools (bins, boxes, cans), and equipment used for medical waste storage must ensure safe storage of waste, be waterproof, leak-proof and have dimensions appropriate to the amount of waste stored. On such packaging, tools and equipment, there must be the name of the type of waste stored and the symbol as specified in Appendix No. 02 to this Circular.

2. Colors of the packaging, tools, and equipment used for medical waste storage shall comply with provisions of Clauses 3, 4, 5, and 6 Article 6 of this Circular.

3. Tools and equipment used for waste storage must have a lid that is convenient to open and close during the use, and may be recycled after being cleaned and disinfected.

4. Tools storing sharps waste must have hard walls and bottom that are puncture-proof, while their mouth must be well-designed to avoid spilling.

5. Tools and equipment storing infectious waste must have a tight lid to prevent animal invasion.

6. Tools and equipment storing waste chemicals must be made from materials that are non-reactive with the stored chemicals and corrosion-resistant if the chemicals are corrosive.

7. Tools storing liquid hazardous waste must have a lid to prevent evaporation and spill.

8. Packaging and equipment storing burnt medical waste must not be made from PVC plastic.

Article 6. Medical waste classification

1. Principles for classification of medical waste:

a) Medical waste must be classified at the place and time of generation;

b) Each type of medical waste must be separately classified into the packaging, tools, and equipment under Article 5 of this Circular. In case the hazardous medical waste does not react with each other and is treated with the same method, it may be classified into one containing packaging, tool, equipment (excluding infectious sharps waste);

c) In case the infectious waste is stored at the same place as other waste, such mixed waste must be collected, stored, and treated as infectious waste and managed according to the nature of the waste after treatment.

2. Placing of tools and packaging used for waste classification:

a) At faculties, departments, divisions: arrange the appropriate and safe place for the storage tools, packaging, and equipment;

b) At the place where the storage tools, packaging, and equipment are placed, there must be an instruction for classification and collection of waste.

3. Classification of infectious waste:

a) Sharps and infectious waste shall be put in the yellow puncture-proof trash can or container;

b) Non-sharps infectious waste shall be put in the yellow lined trash can;

c) Highly infectious waste shall be put in the yellow lined trash can;

d) Surgery waste shall be double-bagged or put in the yellow lined trash can;

dd) Liquid infectious waste shall be put in a sealed bag or in a storage tool with a sealed lid.

4. Classification of non-infectious hazardous waste:

a) Non-infectious hazardous waste must be classified by hazardous waste code for storage in appropriate packaging, tools, and equipment.  Hazardous waste with the same properties that does not react with each other and may be treated with the same method may use the same packaging, tool, equipment;

b) Non-infectious hazardous solid waste shall be put in black bags, trash cans, or lined trash cans;

c) Non-infectious hazardous liquid waste shall be put in storage tools with a sealed lid which bearing a code and name of the stored waste.

5. Classification of ordinary solid waste:

a) Ordinary solid waste that is no recycled shall be put in blue bags, trash cans, or lined trash cans. Sharps waste shall be put in puncture-proof trash cans;      

b) Ordinary solid waste that is recycled shall be put in white bags, trash cans, or lined trash cans.

6. Non-hazardous liquid waste shall be put in storage tools with a sealed lid, labeled with the waste name.

Article 7. Collection of medical waste

1. Collection of infectious waste:

a) A medical establishment shall regulate the flow and time for collection of infectious waste to limit affection to the patient care area and other areas within the establishment.

b) Waste collection equipment must be sealed without leaking any waste during the collection process; 

c) Infectious waste must be separately collected from the place where it is generated to the temporary waste storage area in the medical establishment. Before collection, waste bags must be tightly sealed and waste containers must have tight lids;

d) Waste with a high risk of infection must be pre-treated near the place of waste generation to remove pathogens with disinfection equipment. For medical establishments that do not have waste sterilization equipment, before collecting waste bags with high risk of infection, they must tie the bag tightly and continue to put it in a second infectious waste bag and tie the mouth of the bag tightly, and put it in the infectious waste collection bin. The outside of the bin shall be labeled “HIGHLY INFECTIOUS WASTE”, and collected and stored separately in the infectious waste storage area for treatment or transfer to units with handling functions according to regulations;

dd) Infectious liquid waste shall be discharged into the medical wastewater collection system of the medical establishment, and managed in accordance with regulations on wastewater management;

e) Infectious waste shall be collected from the place of waste generation to the storage area within the medical establishments’ premises at least once a day. For those that generate less than 5 kg of infectious waste within a day, infectious waste shall be collected at least once a day and infectious and sharps waste shall be collected at least once a month.

2. Collection of non-infectious hazardous waste:

a) Non-infectious hazardous waste shall be collected and stored separately at the waste storage area within the medical establishment’s premise;

b) Broken, damaged, and discarded medical equipment containing mercury shall be collected and stored separately in plastic boxes or suitable materials, ensuring no leakage or dispersion of mercury vapor to the environment.

3. Collection of ordinary solid waste: ordinary solid waste that is recycled and ordinary solid waste that is non-recyclable shall be collected separately.

4. Collection of non-hazardous liquid waste: non-hazardous liquid waste shall be discharged into the wastewater collection system of the medical establishment, and managed in accordance with the regulations on wastewater management.

5. Emissions shall be treated to remove pathogenic microorganisms before being released to the surrounding environment.

6. Collection of wastewater:

a) The wastewater collection system must be a closed system to ensure the collection of all wastewater generated in the medical establishment;

b) Medical wastewater shall be collected and treated in accordance with applicable laws on wastewater management.

Article 8. Storage of medical waste

1. The medical establishment shall arrange a waste storage area within its premise which satisfies the following requirements:

a) Hospitals and medical establishments treating medical waste according to the cluster model must have their waste storage areas satisfied the technical requirements specified in Section A Appendix 3 to this Circular;

b) Medical establishments other than those specified at Point a of this Clause shall store their medical waste in accordance with technical requirements specified in Section B Appendix 3 to this Circular.

2. Each type of waste shall be stored separately at the temporary waste storage area within the medical establishment’s premise, except for the cases where such waste has same properties, does not react with each other, and may be treated with the same method.

3. Duration for storage of infectious waste:

a) For infectious waste generated at a medical establishment, the storage duration must not exceed 2 days under normal conditions. In case the infectious waste is stored in cold storage equipment at temperatures below 8°C, the storage duration must not exceed 7 days;

b) For infectious waste transferred from other medical establishments for treatment according to the cluster model or centralized treatment, it shall be treated within the day. If the infectious waste is not treated within the day, it must be stored at temperatures below 20°C for a maximum duration of 2 days.

c) For medical establishments generate less than 5 kg of infectious waste a day, the storage duration must not exceed 3 days under normal conditions; and the infectious waste must be stored in sealed packages or storage equipment covered tightly.

4. Storage duration of non-infectious hazardous waste: the storage duration must not exceed 1 year from the date of waste generation. In case the waste transport and treatment plan is unavailable or the appropriate hazardous waste treatment establishments have not yet been identified causing the storage duration of more than 1 year, the medical establishment shall report that in a separate writing or in combination with the annual report on medical waste management to competent agencies in accordance with Article 13 of this Circular, and to other competent agencies in accordance with the law.

5. For medical establishments in difficult, remote, mountainous and island areas where there are no appropriate treatment measures, sharps infectious waste shall be stored safely in concrete tanks within the medical establishment’s premises after sterilization, with warning signs in the waste storage area.

Article 9. Medical waste minimization

Medical establishments shall take the following measures to minimize medical waste:

1. Procurement, installation, and use of supplies, equipment, tools, drugs, chemicals, and other raw materials suitable for use needs.

2. Upgrading of equipment, professional procedures and other measures to minimize medical waste.

3. Application of measures, roadmap and minimization of the use of disposable plastic products, non-biodegradable plastic bags to reduce the generation of plastic waste.

4. Classification of plastic waste for recycling or treatment in accordance with the law.

Article 10. Management of recyclable ordinary solid waste

1. Based on the list of recyclable ordinary solid waste specified in Appendix 1 to this Circular, medical establishments shall promulgate the list of ordinary solid waste collected for recycling according to the waste generation.

2. Treated infectious waste that meet the national technical regulation on environment shall be managed as recyclable ordinary solid waste. When transferring waste, medical establishments must ensure that the packaging is sealed and labeled with a recycling symbol specified in Appendix 2 to this Circular, and record sufficient information into the book of transfer of disinfected waste that meets the national technical regulation on environment for recycling specified in Appendix 4 to this Circular.

3. Plastic waste must be classified and collected for recycling and treatment in accordance with the law.

Article 11. Management and operation of medical waste treatment facilities, equipment, and system

1. Medical establishments that treat medical waste themselves or according to the cluster model must regularly operate the medical waste treatment facilities, equipment, and system in accordance with the manufacturer’s instruction, ensuring that the waste treatment meets the national technical regulation on environment and comply with the law on environmental supervision and monitoring.

2. Medical waste treatment facilities, equipment, and system must be maintained according to the manufacturer’s instruction on periodic manner. Sufficient information shall be recorded into the construction, equipment, and medical waste treatment system operation log books as prescribed in Appendix 05 to this Circular.

Article 12. Medical waste transfer

1. Medical establishments that do not process medical waste themselves must transfer medical waste according to the following regulations:

a) Hazardous medical waste shall be transferred to appropriate licensed units as prescribed by the law; and the quantity of waste after each transfer must be fully recorded in the waste delivery book, made using the form specified in Appendix 6 to this Circular; hazardous waste documents shall be used according to regulations;

b) Ordinary solid waste shall be transferred to appropriate functional units for transportation and treatment in accordance with the applicable law.

3. Units receiving the medical waste shall transport the waste according to regulations, without leakage. Medical waste shall be treated in a manner that meets the national technical regulation on environment.

4. Medical establishments shall treat hazardous medical waste according to the cluster model approved by the provincial-level People’s Committees. The handover of medical waste for treatment under the cluster model must be recorded into the hazardous medical waste delivery book, made using the form specified in Appendix 6 to this Circular.

 

Chapter 3

MEDICAL WASTE REPORTING REGIME AND MANAGEMENT DOSSIERS

 

Article 13. Reporting regime

1. Reporting frequency: The report on result of medical waste management shall be made annually, from December 15 of the year preceding the reporting period to December 14 of the reporting year.

2. Form of report: The report on result of medical waste management shall be sent in writing or via email, or reporting software.

3. Reporting content and order:

a) Medical establishments shall send the reports on their medical waste management, using the form specified in Section A, Appendix 7 to this Circular, to the Departments of Health of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level Department of Health) in the localities; or to the Ministry of Health (the Health Environment Management Agency) for medical establishments affiliated to the Ministry of Health before December 16 of the reporting period;

b) The provincial-level Department of Health shall send the report on the medical waste management in the locality to the Ministry of Health (the Health Environment Management Agency), using the form specified in Section B, Appendix 7 to this Circular before December 20 of the reporting period.

Article 14. Medical waste management dossiers

Medical establishments shall keep and preserve the following dossiers:

1. Environmental license and other documents, dossiers related to the environment according to regulations (for medical establishments requiring environmental licenses).

2. Medical waste delivery book; hazardous medical waste documents (if any).

3. Construction, equipment, and medical waste treatment system operation log books (for medical establishments that treat waste themselves)

4. Relevant minutes of inspection or examination (if any).

5. Annual report on the medical waste management; report on the result of environmental supervision and monitoring (if any).

6. Other relevant documents.

 

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 15. Implementation responsibilities

1. The Health Environment Management Agency shall

a) Direct, guide, and inspect the implementation of this Circular;

b) Promulgate technical guidelines on medical waste management within the medical establishment’s premise;

c) Provide training and propagate regulations on medical waste management for the provincial-level Departments of Health and medical establishments under the management.

2. Provincial-level Departments of Health shall

a) Direct, guide, and inspect the implementation of this Circular in the area under the management;

b) Provide training and propagate regulations on medical waste management specified in this Circular for medical establishments under the management;

c) Direct affiliated medical establishments to make medical waste management plans;

d) Coordinate with the provincial-level Departments of Finance to allocate funding to invest and upgrade the medical waste treatment facilities, equipment, and system for medical establishments under the management;

dd) Report medical waste management in accordance with Article 13 of this Circular.

3. Medical establishments shall

a) Manage medical waste in accordance with this Circular and other related legal documents;

b) Assign heads of medical establishments to undertake the medical waste management; arrange staff in charge of medical waste management; assign tasks to the Department of Infection Control or faculties, departments, divisions in charge of medical waste management; arrange personnel or coordinate with external units to operate medical waste treatment equipment, system, facilities according to requirements of the task (for medical establishments treating waste themselves);

c) Make medical waste management plans or combine such plans with the annual operation plans of the medical establishments; allocate funding for the management of medical waste;

d) Classify types of waste generated from activities of the medical establishment in order to take appropriate management measures in accordance with this Circular;

dd) Comply with requirements of plans, measures, and equipment to prevent and respond to environmental incidents caused by the waste as prescribed by law (including treatment plans in case the hazardous medical waste increases abnormally due to epidemic diseases or force majeure events);

e) Provide training and propagate regulations on medical waste management for public employees, workers, and concerned subjects;

g) Report the medical waste management in accordance with Article 13 of this Circular.

Article 16. Implementation provisions

1. Effect

a) This Circular takes effect from January 10, 2022;

b) Joint Circular No. 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT dated December 31, 2015, of the Ministry of Health and the Ministry of Natural Resources and Environment, on medical waste management, ceases to be effective from the effective date of this Circular.

2. Implementation organization

a) The Director of the Health Environment Management Agency, Chief of the Ministry Office of the Ministry of Health, Chief Inspector of Ministry of the Ministry of Health, Directors of Departments, Administrations and General Departments under the Ministry of Health, and other related agencies, organizations, individuals shall implement this Circular;

b) Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (the Health Environment Management Agency) for consideration and settlement./.

 

 

THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

 

 

Appendix 1

List of ordinary solid waste allowed to be collected for recycling
(Attached to the Minister of the Minister of Health’s Circular No. 20/2021/TT-BYT dated November 26, 2021)

 

No.

Type of waste

Requirement

I

Paper waste

 

1

Paper, newspapers, cardboard, cardboard boxes, medicine boxes and other paper materials

Not containing body blood, disease-causing microorganisms or other harmful elements exceeding the hazardous waste threshold

II

Plastic waste

 

1

Plastic bottles containing medicines or chemicals that other than those classified in the cytotoxicity category; or plastic bottles containing medicines or chemicals that do not have hazard warnings from the manufacturer

Not containing body blood, disease-causing microorganisms

2

Plastic beverage bottles and other plastic products in daily activities

Not from the isolation and treatment zones for patients suffering group-A and group-B dangerous infectious diseases

3

Plastic infusion bottles, infusion lines, plastic syringes (excluding sharp tips), other plastic materials

Not containing blood, pathogenic microorganisms, or hazardous elements

4

Plastic infusion bottles, infusion lines, plastic syringes (excluding sharp tips), other plastic materials processed to meet national technical standards on environment

Not containing hazardous elements.

III

Metallic waste

 

1

Beverage bottles, cans, and other metallic materials in daily activities.

Not from the isolation and treatment zones for patients suffering group-A and group-B dangerous infectious diseases

IV

Glass waste

 

 

Discarded bottles, jars, and glass medicine bottles

Not containing medicines or chemicals in the cytotoxicity category or medicines or chemicals with hazard warnings thereon from the manufacturer; not containing blood, or pathogenic microorganisms

 

* Other Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 20/2021/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 5335/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc đính chính Thông tư 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số và Thông tư 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số

Y tế-Sức khỏe, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

văn bản mới nhất