Thông tư 08/2004/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng

thuộc tính Thông tư 08/2004/TT-BYT

Thông tư 08/2004/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2004/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Chí Liêm
Ngày ban hành:23/08/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 08/2004/TT-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 08/2004/TT-BYT NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2004

HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ CÁC SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Để thống nhất quản lý việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường; đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khi kinh doanh, Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng (sau đây gọi tắt là thực phẩm chức năng) như sau:
I. KHÁI NIỆM VÀ TÊN GỌI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
2. Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác sau:
a) Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;
b) Thực phẩm bổ sung;
c) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;
d) Thực phẩm dinh dưỡng y học.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu được Nhà sản xuất công bố sản phẩm đó là thực phẩm chức năng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có đủ các điều kiện sau thì được coi là thực phẩm chức năng:
1. Đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất đưa vào cơ thể hàng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm có ít nhất 1 vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002 (Recommended Nutrient Intakes), ban hành kèm theo Thông tư này, thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm và phải ghi rõ trên nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) mức đáp ứng RNI của các vi chất dinh dưỡng được bổ sung;
2. Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: Nếu công bố sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm có chức năng đó hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn.
3. Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiền theo qui định của pháp luật về nhãn và các điều kiện sau:
a) Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc biệt cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh dưỡng y học), đối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
b) Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt buộc phải ghi dòng chữ "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh";
c) Trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
4. Đối với những sản phẩm có chứa vitamin và muối khoáng chưa được đề cập trong Bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng quy định tại khoản 1 của Mục này, sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng chưa rõ là thực phẩm hay thuốc, sản phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học chưa đủ tài liệu chứng minh tính an toàn và tác dụng của hoạt chất đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Cục quản lý Dược Việt Nam và Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế xem xét để phân loại và thống nhất quản lý.
III. QUẢN LÝ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1. Thực phẩm chức năng có đủ các điều kiện qui định tại Mục II của Thông tư này sẽ được quản lý và thực hiện theo các qui định của pháp luật về thực phẩm. Các sản phẩm này phải được công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế theo đúng quy định của pháp luật về thực phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.
2. Việc thông tin, quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm được coi là thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thông tin, quảng cáo, ghi nhãn và phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong quá trình thực hiện các qui định của Thông tư này.
3. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thực hiện các qui định của Thông tư này.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc - thực phẩm.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để xem xét, giải quyết.

PHỤ LỤC

BẢNG KHUYẾN NGHỊ NHU CẦU DĨNH DƯỠNG RNI-2002

(Recommended Nutrient Intakes)

(ban hành kèm theo Thông tư số 08 ngày 23/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Nhóm Vitamin

 

Vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong nước

 

Phân loại

Lứa tuổi

(năm)

 

 

 

 

Vit. A (f) (g) (àg RE/ngày)

 

 

Vit. D  (àg /ngày)

Vit. E (h)

(mg -TE/ngày)

)

Vit. K (l) (àg /ngày)

Vit. C (d) (mg /ngày)

Vit. B1 (g) (mg/ngày)

Vit. B2 (mg /ngày)

Niacin (a) (mg NE/ngày)

Vit. B6  (mg /ngày)

Pantothenate (mg/ngày)

Biotin  (àg /ngày)

Folate (c)  (àg DFE/ngày)

Vit. B12 (àg /ngày)

Trẻ em

< 1 tuổi

0 - 6 tháng

375

5

2,7 (i)

5: (m)

25

0,2

0,3

2(b)

0,1

1,7

5

80

0,4

7 - 11 tháng

400

5

2,7 (i)

10

30

0,3

0,4

4

0,3

1,8

6

80

0,5

Trẻ em

1 - 3 tuổi

400

5

5 (k)

15

30

0,5

0,5

6

0,5

2

8

160

0,9

4 - 6 tuổi

450

5

5 (k)

20

30

0,6

0,6

8

0,6

3

12

200

1,2

7 - 9 tuổi

500

5

7 (k)

25

35

0,9

0,9

12

1

4

20

300

1,8

Nam thiếu niên

10 - 18 tuổi (nam)

400

5

10

35-65

40

1,2

1,3

16

1,3

5

25

400

2,4

Nữ thiếu niên

10 - 18 tuổi (nữ)

600

5

7,5

35-55

40

1,1

1,0

16

1,2

5

25

400

2,4

Người trưởng thành

19 - 65 tuổi (nam)

600

5(19-50)

10(50-65)

10

65

45

1,2

1,3

16

1,3(19-50)

1,7(50-65)

5

 

30

400

2,4

19 - 65 tuổi hành kinh

50 - 65 tuổi mãn kinh

500

500

5

10

7,5

7,5

55

55

45

1,1

1,1

1,1

1,1

14

14

1,3

1,5

5

5

30

30

400

400

2,4

2,4

Người cao tuổi

> 65 tuổi (nam)

600

15

10

65

45

1,2

1,3

16

1,7

5

 

400

2,4

> 65 tuổi (nữ)

600

15

7,5

55

45

1,1

1,1

14

1,5

5

 

400

2,4

Phụ nữ có thai

 

800

5

i

55

55

1,4

1,4

18

1,9

6

30

600

2,6

Phụ nữ cho con bú

 

850

5

i

55

70(e)

1,5

1,6

17

2

7

35

500

2,8

Ghi chú: Vitamin

Niacin

(a) NE: tính theo đương lượng Niacin. Tỷ lệ chuyển đổi là 60 tryptophan  ~ 1niacin.

(b) Niacin được tạo thành trước.

Folate

(c) DFE: tính theo Folate khẩu phần; số àg Folate cung cấp =  [số àg folate thực phẩm + (1,7 x số àg a xit folic tổng hợp].

Vitamin C

(d) RNI 45mg cho người trưởng thành (nam và nữ) và 55mg cho bà mẹ có thai. Nếu hàm lượng Vitamin C cao hơn sẽ làm tăng hấp thụ sắt.

(e) Bổ sung thêm 25mg là cần thiết cho bà mẹ cho con bú.

Vitamin A

(f) Giá trị Vitamin A là lượng ăn khuyến cáo an toàn thay thế cho RNI. Mức ăn này được xây dựng để phòng tránh dấu hiệu bệnh lý của sự thiếu vitamin A, cho phép phát triển bình thường, nhưng không sử dụng trong các giai đoạn dài bị nhiễm trùng hay các bệnh khác.

(g) Lượng ăn khuyến cáo an toàn tính theo àgRE/ngày; 1àg retinol = 1àgRE; 1àg B-Caroten = 0,167 àgRE; 1àg Carotenoids khác = 0,084 àgRE.

VitaminE

h) Các số liệu không đủ để xây dựng lượng ăn khuyến cáo bởi vậy phải thay thế lượng ăn vào chấp nhận được. Giá trị này là ước tính sát nhất về nhu cầu, dựa trên lượng ăn vào chấp nhận được hiện hành để cung cấp các chức năng đã biết đến của loại vitamin này.

(i) Không có bất cứ sự khác nhau về nhu cầu vitamin E giữa bà mẹ có thai và cho con bú với nhóm người trưởng thành. Tăng năng lượng ăn vào đối với bà mẹ có thai và cho con bú để đáp ứng cho việc tăng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của trẻ và tổng hợp sữa. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được chứa ít hơn 0,3 mg - tocopherol qui đổi (TE)/100ml sữa đã pha và không lớn hơn 0,4 mg TE/g PUFA. Lượng Vitamin E trong sữa mẹ gần như không đổi ở mức 2,7 mg trong 850 ml sữa.

(k) Các giá trị dựa trên sự cân đối với lượng ăn vào chấp nhận được cho người trưởng thành.

Vitamin K

(l) RNI cho mỗi nhóm tuổi được dựa trên lượng phyloquynone ăn vào hàng ngày là 1 mcg/kg/ngày. Đây là nguồn vitamin K chủ yếu trong thức ăn.

(m) Hàm lượng này dùng cho trẻ hoàn toàn nuôi bằng sữa mẹ là không đủ. Để phòng tránh chảy máu vì thiếu hụt vitamin K, tất cả trẻ nuôi bằng sữa mẹ nên nhận bổ sung vitamin K khi sinh tuỳ theo khuyến cáo của quốc gia.

2. Nhóm muối khoáng

Lứa tuổi

Can xi (c)

(mg/ngày)

Photpho

(mg/ngày)

Magiê

(mg/ngày)

Sắt

(mg/ngày)

Kẽm

(mg/ngày)

Iốt (o)

(mg/ngày)

Selen

(mg/ngày)

0 - 6 tháng

300 (a)

400 (b)

0 - 5 tháng:

300

26 (a)

36 (b)

(k)

1,1 (e) -

6,6 (g)

30(p) àg/kg/ngày

15(p) àg/kg/ngày

6

7 - 11 tháng

400

6 - 12 tháng:

500

53

9(l)

0,8 (e) -

8,3 (h)

135

10

1- 3 tuổi

500

800

60

6

2,4 - 8,4

75

17

4 - 6 tuổi

600

800

73

6

3,1 - 10,3

110

21

7 - 9 tuổi

700

7 - 10 tuổi

800

100

9

3,3 - 11,3

100

21

10 - 18 tuổi (nam)

1.300 (d)

11 - 24 nam

1200

250

15(10-14 tuổi)

19 (15-18 tuổi)

5,7 - 19,2

135 (10 - 11 tuổi)

110 (12 - 18 tuổi)

34

10 - 18 tuổi (nữ)

10 - 14

15-18

1.300 (d)

11 - 24 nữ

1200

230

14 (10-14 tuổi (m)

33 (10-14 tuổi)

31 (15-18 tuổi)

4,6 - 15,5

140 (10 - 11 tuổi)

100 (12 - 18 tuổi)

 

26

19 - 65 tuổi (nam)

1.000

19 - 51 + :

800

260

14

4,2 - 14

1030

34

19 - 65 tuổi (nữ)

19-50 (tuổi hành kinh)

51 - 65 (tuổi mãn kinh)

 

1.000

1.300

19 - 51 + :

800 - 1200

220

 

29

11

3,0 - 9,8

 

110

110

26

> 65 tuổi (nam)

1.300

1200

230

14

4,2 - 14

130

24

> 65 tuổi (nữ)

1.300

1200

190

11

3,0 - 9,8

110

26

Phụ nữ có thai

1.200

1200

220

(n)

3,4 - 20

200

28 - 30

Phụ nữ cho con bú

1.000

1200

270

48

4,3 - 19

200

35 - 42

Ghi chú: Muối khoáng

(a) Cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ.

(b) Cho trẻ nuôi bộ.

Canxi

(c) Số liệu sử dụng để xây dựng RNIS  cho canxi được lấy từ các nước phát triển. Do đó vẫn có sự tranh luận về sự phù hợp của nó khi áp dụng cho các nước đang phát triển. Lưu ý này cũng đúng cho hầu hết các chất dinh dưỡng nhưng căn cứ trên sự hiểu biết hiện nay, ảnh hưởng của canxi có vẻ là rõ rệt nhất.

(d) Đặc biệt là trong gia đoạn phát triển nhanh.

Kẽm

(e) Chỉ cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ.

(f) Dùng cho trẻ nuôi bộ và khả năng sinh dụng kẽm ở mức trung bình.

(g) Dùng cho trẻ nuôi bộ, khả năng sinh dụng kẽm thấp vì trẻ ăn sữa làm từ ngũ cốc giầu phytate và đạm thực vật.

(h) Không áp dụng cho trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Sắt

(i) Sự hấp thụ sắt tăng một cách đáng kể khi mỗi bữa ăn có chứa ít nhất là 25mg vitamin C và mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa. Điều này đặc biệt đúng nếu trong khẩu phần ăn có chứa các chất ức chế hấp thụ sắt như taninh hoặc phytate.

(k) Dự trữ sắt của trẻ sơ sinh là thoả mãn yêu cầu về sắt trong 6 tháng đầu tiên cho trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân cần bổ sung thêm sắt.

(l) Trong giai đoạn này khả năng sinh dụng sắt có trong khẩu phần biến đổi nhiều.

(m) Cho nữ thiếu niên chưa hành kinh.

(n) Phụ thuộc vào tình trạng dự trữ sắt nên bổ sung viên sắt cho phụ nữ từ khi có thai đến sau đẻ 1 tháng: 60mg sắt nguyên tố/ngày + Acid folic. Nếu thiếu máu liều điều trị cao hơn.

Iốt

(o) Số liệu tính trên 01 kg trọng lượng cơ thể thường được dùng nhiều hơn và số liệu này như sau:

Trẻ sinh thiếu tháng: 30mcg/kg/ngày

Trẻ em từ 1 - 6 tuổi: 6mcg/kg/ngày

Trẻ từ 01 - 12 tháng tuổi: 19mcg/kg/ngày

Trẻ em từ 7 - 11 tuổi: 4mcg/kg/ngày

Phụ nữ có thai và cho con bú: 3,5mcg/kg/ngày

(p) RNIS  tính theo mcg/kg/ngày do thể trọng thay đổi nhiều ở các lứa tuổi này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 08/2004/TT-BYT

Hanoi, August 23, 2004

 

CIRCULAR

OF MINISTRY OF HEALTH NO.08/2004/TT-BYT DATED AUGUST 23, 2004 GUIDING THE MANAGEMENT OF FUNCTIONAL FOOD PRODUCTS

To uniformly manage the business of functional food products on the market; ensure health and safety for consumers and create favorable conditions for the enterprises in the business, the Ministry of Health guides the management of functional food products (hereinafter referred to as functional foods) as follows:

I. CONCEPTS AND NAME CALLED AS FUNCTIONAL FOODS

1. Functional foods are the foods used to support the function of the organs in the human body, with nutritive effect for the body s ease, increasing resistance and reducing the risk of illness.

2. Functional foods, depending on the utility, micronutrient contents, and manuals, also with other names as follows:

a) Food of Micronutrient Supplementation;

b) Food of Supplements;

c) Food for Health Protection;

d) Food of Medical Nutrition.

II. CONDITIONS TO DETERMINE FUNCTIONAL FOODS

The food products fortified with nutrients such as vitamins, mineral salt and other biological active substances if being announced by the manufacturers that the products are functional foods; to be certified conformity with law on foods or permitted circulation by the competent state agencies of the producing countries and satisfying the following conditions shall be considered as functional foods:

1. For foods supplementing micronutrients: If the amount of nutrients sent into the body daily as directed on the label of the product has at least one vitamin or mineral salt more than 3 times value ​​of recommendation table of nutritional needs RNI 2002 (Recommended nutrient intakes), attached to this Circular, they must have certificates of the competent state agencies of the manufacturing countries or the countries to permit circulation certify the safety of product and must indicate on the label or sub-label of products (for imported products) the level meeting the RNI of micronutrients added;

2. For functional foods containing biological active substances: If it is published to have effect to support functions in the human body, to increase resistance and reduce the risk of illness, it must have clinical trial report on the effect of the product or documentation to prove the effect of product components having such function or certificate of competent state agencies of the manufacturing countries or the countries allowing the circulation with content to determine the utility of the product stated on label.

3. Content labeling of functional foods must meet the conditions as prescribed by law for the label and the following conditions:

a) Contents of manuals for products having purpose of special use needs to state: Name of the group of products (food of supplements, food of health protection, functional foods, dietary foods, medical nutritional food), objects of use, the utility of product, dosage, contraindications, special precautions or side effects of the products (if any);

b) For foods that contain biological active substances, on the label or sub-label, it is required to state the line of words "This product is not a medicine, not effective to replace medicines";

c) On the label of functional food products are not indicated for the treatment any particular disease or product with effect to replace medicines.

4. For products containing vitamins and mineral salt not yet mentioned in Recommended nutrient intakes specified in clause 1 of this Section, the product produced domestically but unknown as food or product containing biological active substances having not enough materials to prove the safety and effects of the active substances, the Department of Safety and Food Hygiene is responsible for presiding over and coordinate with the Vietnam Drug Administration and Department of Traditional Medicine - Ministry of Health to consider for the classification and unified management.

III. MANAGEMENT FOR FUNCTIONAL FOODS

1. Functional foods having all the conditions specified in Section II of this Circular shall be governed by and shall comply with the provisions of the legislation on foods. These products must be published standards of hygiene and food safety at the Department of Safety and Food Hygiene - Ministry of Health in accordance with the law provisions on food before circulation on the market.

2. The information, advertising, labeling products as functional foods must be made in accordance with the law provisions on information, advertising, labeling, and must ensure the truthfulness, accuracy, clearness not causing damage to the producers, traders, and consumers.

IV. IMPLEMENTATIONORGANIZATION

1. Department of Hygiene and Food Safety - The Health Ministry is responsible for implementing, directing, examining, inspecting and monitoring the implementation of this Circular.

2. Health Departments of provinces and cities directly under the Central Government, medical agencies of all sectors are responsible for implementing, directing, inspecting, examining and monitoring the units producing and trading functional foods during the implementation of the provisions of this Circular.

3. The units trading functional foods are responsible for implementing the provisions of this Circular.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul Circular No.20/2001/TT-BYT dated 09/11/2001 of Ministry of Health guiding the management of products of drug - food.

2. During the implementation of this Circular, if any difficulties arise, the units report to the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) for consideration and settlement.

 

 

Tran Chi Liem

 

 

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/2004/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất