Thông tư 02/2004/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 02/2004/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2004/TT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Ngọc Trọng |
Ngày ban hành: | 20/01/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 02/2004/TT-BYT
BỘ Y TẾ
Số: 02/2004/TT-BYT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2004 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Căn cứ Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL/UBTVQH ngày 28/4/2000 giao nhiệm vụ cho ngành y tế,
Căn cứ Nghị định số 30/2002/NĐ - CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi,
Căn cứ Nghị định số 120/2003/ NĐ - CP ngày 20/1O/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ - CP ngày 20/1O/2003,
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế,
Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo Thông tư này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc người cao tuổi Việt Nam định cư ở nước ngoài và người cao tuổi nước ngoài trong thời gian sinh sống, làm việc tại Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Tuổi già thường đi đôi với sức khoẻ yếu và bệnh tật; người cao tuổi có bệnh chiếm khoảng 95%.Trung bình một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính, không lây truyền nên nguyện vọng sâu xa nhất của người cao tuổi là được sống khoẻ mạnh, được chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật. Đây là yêu cầu chính đáng của người cao tuổi, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các ngành, các cấp và của toàn xã hội.
2. Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong địa phương theo các yêu cầu sau:
l. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh nhất là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi tự phòng bệnh.
2. Tổ chức khám sức khoẻ để lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho người cao tuổi. Việc khám sức khoẻ định kỳ được thực hiện một năm một lần, từng bước tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người cao tuổi.
3. Tổ chức các hình thức câu lạc bộ người cao tuổi như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời. Tuỳ điều kiện và yêu cầu của người cao tuổi, từng địa phương có thể tổ chức các câu lạc bộ của những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, hen, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận - tiết niệu, đục thuỷ tinh thể vv…
4. Ưu tiên đầu tư cho các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp vv…
5. Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại nhà, nhất -là người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa. Khuyến khích cán bộ y tế nghỉ hưu tham gia tình nguyện viên hoặc tham gia tập huấn cho tình nguyện viên về những kiến thức cần thiết trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi như: Các hoạt động tự chăm sóc trong sinh hoạt cá nhân đặc biệt là những người bệnh bị di chứng sau các bệnh tim mạch, tai nạn, các hoạt động giao tiếp trong xã hội và tự chăm sóc y tế.
III. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI
l. Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh cho người cao tuổi:
a. Viện lão khoa có trách nhiệm:
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc ba lĩnh vực: Lão khoa lâm sàng, lão khoa cơ bản, lão khoa xã hội, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam.
- Thực hiện chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn chuyên môn, trang bị dụng cụ cho các cơ sở lão khoa tuyến dưới để đảm bảo luyện tập phục hồi chức năng sau các bệnh của người cao tuổi.
- Là tuyến điều trị chuyên sâu về bệnh học lão khoa.
- Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội và các trường đào tạo cán bộ y tế khác để đào tạo đại học và sau đại học về chuyên ngành lão khoa. Biên soạn giáo trình, sách đào tạo chuyên khoa và phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
b. Các bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II, : Thành lập khoa lão khoa và có buồng khám riêng cho người bệnh cao tuổi tại khoa khám bệnh.
c. Các bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi): Phải tổ chức việc khám bệnh cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh; khi người bệnh cao tuổi cần vào điều trị nội trú thì bệnh viện phải tổ chức tiếp đón chu đáo, chăm sóc tận tình, không để người bệnh phải nằm chung giường.
d. Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Có một số giường giành cho người bệnh cao tuổi tại các khoa lâm sàng và tổ chức việc khám bệnh cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh.
đ. Các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng phải được tiếp tục xây dựng và củng cố theo quy định tại Quyết định số 966/BYT ngày 30/5/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế về hướng dăn nội dung hoạt động của Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng; giành một tỷ lệ giường bệnh thích hợp để chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh cao tuổi. Kết hợp với Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ điều dưỡng cho người cao tuổi có công với nước.
e. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương. Trường hợp người cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ờ của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Công tác điều trị.
- Việc khám, chữa bệnh cho người bệnh cao tuổi được thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, trường hợp cấp cứu được chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (sau trường hợp cấp cứu).
- Từng bước tổ chức quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi theo các chương trình, dự án để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi có những diễn biến bất thường xây ra. Có kế hoạch phòng bệnh, điều trị cho các đối tượng bệnh mạn tính.
- Tăng cường công tác phục hồi chức năng cho người bệnh cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn việc tiếp tục điều trị tại gia đình.
- Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.
IV. KINH PHÍ CHO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU VÀ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI
l. Kinh phí chi cho việc khám sức khoẻ để lập sổ theo dõi sức khoẻ cho người cao tuổi, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi do địa phương chịu trách nhiệm.
2. Kinh phí chi cho khám chữa bệnh:
a. Người có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc, thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện được bảo hiểm xã hội (BHYT) thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
b. Người thuộc diện được hưởng chế độ khám chữa bệnh người nghèo thì được quỹ khám chữa bệnh người nghèo thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/1O/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Thông tư liên tịch số 14/2002/Tr-LT- BYT-BTC ngày 16/12/2002 của Bộ Y tế và Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định trên.
c. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/1 l/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ - CP ngày 20/1O/2003 của Chính phủ.
3. Người không có thẻ BHYT theo quy định tại Điểm 2 nêu trên thì phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.
5. Các địa phương cần thành lập quỹ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi để hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khoẻ và khám, chữa bệnh cho người cao tuổi.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
l. Tại các cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức Ban chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, ngành Y tế làm thường trực với sự tham gia của ngành Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan và đại diện của Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ để đảm bảo và duy trì các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi tại địa phương. Để thống nhất các hoạt động về chăm sóc sức khoẻ, Ban chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi nên lồng ghép trong Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của địa phương.
2. Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong toàn tỉnh theo quy định của Thông tư này và chỉ đạo y tế tuyến huyện, y tế tuyến xã trong việc tham gia chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong phạm vi địa phương.
3. Vụ Điều trị có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục chức năng, Thanh tra Bộ Y tế, Viện Lão khoa và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.
4.Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ phối hợp với Viện Lão khoa tổ chức việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.
5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị, địa phương phải báo cáo về Bộ y tế (Vụ điều trị) để xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp.phòng giáo dục sức khoẻ phối hợp với Viện Lão khoa tổ chức việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Ngọc Trọng
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 02/2004/TT-BYT | Ha Noi , January 20th, 2004 |
CIRCULAR
GUIDING THE WORK OF HEALTHCARE FOR ELDERLY PEOPLE
Pursuant to Articles 14, 15 and 16 of Ordinance No. 23/2000/PL-UBTVQH of April 28, 2000 on Elderly People, on assigning tasks to the health service;
Pursuant to the Government’s Decree No. 30/2002/ND-CP of March 26, 2002 prescribing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Elderly People;
Pursuant to the Government’s Decree No. 120/2003/ND-CP of October 20, 2003 amending Article 9 of Decree No. 30/2002/ND-CP of March 26, 2002;
Pursuant to the Government’s Decree No. 49/2003/ND-CP of May 15, 2003 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
The Ministry of Health hereby guides the work of healthcare for elderly people as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Elderly people to be given healthcare under this Circular are citizens of the Socialist Republic of Vietnam or elderly overseas Vietnamese and elderly foreigners living and working in Vietnam, who are aged full 60 or older. Old age is often accompanied with poor health and ailments; around 95% of elderly people are infected with various diseases. On average, an elderly person is infected with 2.69 diseases, mainly non-contagious chronic ones; therefore the earnest aspiration of elderly people is to live in good health and be given healthcare as well as medical examination and treatment when they get sick. Being a legitimate demand of elderly people, it requires the concern of various branches and levels as well as the whole society.
2. The elderly people shall be given primary healthcare as well as priority in medical examination and treatment at medical establishments.
3. The People’s Committees of different levels shall have to ensure the regime of healthcare for the elderly people in their respective localities. The health service shall have to take the professional and technical responsibility in healthcare for the elderly people.
II. MANAGEMENT OF THE HEALTH OF, AND PRIMARY HEALTHCARE FOR, ELDERLY PEOPLE
The People’s Committees and People’s Councils of all levels shall have to direct the health service to coordinate with the concerned branches in formulating and implementing plans on healthcare for elderly people in their respective localities according to the following requirements:
1. To organize the dissemination and popularization of contents on physical training, health improvement and prevention of diseases, especially diseases often seen in the elderly people, so that the elderly people can prevent diseases for themselves.
2. To organize health check-ups in order to compile records for monitoring the health of elderly people. To carry out health check-ups once a year and step by step set up a network of family doctors and at-home healthcare service for elderly people.
3. To organize the elders’ clubs in various forms such as light physical exercise clubs and outdoor health clubs. Depending on the conditions and requirements of elderly people, localities may organize various clubs for people infected with such chronic diseases as diabetes, asthma, hypentension, cardiovascular diseases, renal diseases, cataract, etc.
4. To prioritize investment in programs on community-based functional rehabilitation for disabled elders in order to help them prevent and rehabilitate from the sequelae of injuries, accidents or cerebral catastrophes, chronic diseases, occupational diseases, etc.
5. To organize a network of volunteers in order to provide healthcare for elderly people, especially poor and lonely people, at their homes. To encourage retired medical workers to join the contingent of volunteers or participate in training volunteers on necessary knowledge on healthcare for elderly people such as self-help in daily-life activities, especially for those who suffer from the sequelae of cardiovascular diseases or accidents, on social communications and medical self-care.
III. MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FOR ELDERLY PEOPLE
1. To organize a network of medical examination and treatment for elderly people
a/ The Institute of Gerontology shall have the responsibilities:
- To organize the research into, and application of, scientific and technical advances in three domains: clinical gerontology, basic gerontology and social gerontology, and propose measures to raise the quality of healthcare for Vietnamese elders.
- To professionally and technically direct the healthcare for elderly people nationwide. To inspect the implementation of professional process and standards as well as the provision of instruments for geriatrics establishments of lower levels in order to ensure functional rehabilitation exercises for elderly people.
- To act as treatment establishment specialized in geriatric nosology.
- To coordinate with Hanoi Medical University and other medical workers’ training schools in conducting tertiary and post-graduate training on geriatric majors. To compile textbooks, professional training books and books on healthcare for elderly people.
b/ General hospitals of grade I and grade II: To set up geriatrics departments and arrange separate room consultation for elderly people at the consultation departments.
c/ Specialized hospitals (except pediatrics hospitals): To provide medical examination for elderly people at consultation departments; when elderly patients need to be hospitalized as in-patients, the hospitals must warmly receive and give whole-hearted care to them, not to let these patients share beds.
d/ Medical centers of urban districts, rural districts, provincial capitals and towns: To arrange beds for elderly patients at clinical departments and organize medical examinations for elderly people at consultation departments.
e/ Convalescence and functional rehabilitation hospitals should continue to be built and consolidated according to the provisions of the Health Minister’s Decision No. 966/BYT of May 30, 1999 guiding the operations of convalescence and functional rehabilitation hospitals; to arrange a rational number of hospital beds for the care of, and functional rehabilitation for, elderly patients. To coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs service in implementing the regime of convalescence for elderly people with meritorious services to the country.
f/ Health stations of communes, wards and townships shall have to manage the health of, and give primary healthcare to, elderly people in their localities. In cases where disabled and lonely elders get sick but are unable to go for medical examination and treatment at designated places, the heads of the communal-level health stations shall send medical workers to give medical examination and treatment to such elderly people at their homes or report such to the local People’s Committees for organizing the sending of such patients to medical examination and treatment establishments.
2. Therapeutic work
- Medical examination and treatment for elderly patients shall be carried out according to the professional levels, except for emergency cases where patients shall be transferred to the nearest medical establishments.
- Medical examination and treatment establishments must prioritize the medical examination of elderly patients (after emergency cases).
- To step by step manage chronic diseases for elderly people according to programs and projects so as to be able to detect and timely handle abnormal developments. To work out plans on disease prevention and treatment for subjects infected with chronic diseases.
- To enhance the functional rehabilitation for elderly patients after treatment for acute diseases at hospitals and provide guidance on continued treatment at their families.
- To combine methods of therapy with traditional medicine with those with modern medicine. To develop therapeutic methods without using drugs for elderly patients, especially at grassroots medical establishments.
IV. FUNDING FOR PRIMARY HEALTHCARE AND MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FOR ELDERLY PEOPLE
1. Funding for health check-ups, including the compilation of records for monitoring elderly people’s health and the organization of periodical health check-ups and primary healthcare for elderly people, shall be covered by localities.
2. Funding for medical examination and treatment:
a/ Expenses for medical examination and treatment for those who have compulsory health insurance cards or voluntary health insurance cards shall be covered by Social Insurance according to law provisions on health insurance.
b/ Expenses for medial examination and treatment for beneficiaries of the regime of medical examination and treatment for the poor shall be covered by the funds for medical examination and treatment for the poor under the Prime Minister’s Decision No. 139/2002/QD-TTg of October 15, 2002 on medical examination and treatment for the poor and Joint Circular No. 14/2002/TTLT-BYT-BTC of December 16, 2002 of the Ministry of Health and the Ministry of Finance guiding the implementation of this Decision.
c/ Elderly people aged 90 or older shall enjoy the health insurance regime prescribed in Circular No. 24/2003 of November 6, 2003 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of the Government’s Decree No. 120/2003/ND-CP of October 20, 2003.
3. Those who do not have health insurance cards prescribed at Article 2 above shall have to bear medical examination and treatment expenses.
4. Domestic as well as foreign organizations and individuals and families of elderly people are encouraged to buy health insurance cards for elderly people.
5. Localities should set up healthcare funds for elderly people in order to render support for the healthcare as well as medical examination and treatment for elderly people.
V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. At provincial, district and communal levels, the boards for healthcare for elderly people, composing of leaders of the administrations as their heads, representatives of health services as their standing members and representatives of finance and labor, war invalids and social affairs services, other concerned branches, the Association of Elderly People, Red Cross Society, Fatherland Front, Peasants’ Association, and Women’s Union as their members, shall be set up to ensure and maintain healthcare for elderly people in localities. In order to unify healthcare activities, these boards should be integrated with the boards for primary healthcare in the localities.
2. The provincial/municipal Health Services shall have to advise the provincial/municipal People’s Committees on formulating plans on healthcare for elderly people in their respective provinces under the provisions of this Circular and to direct district- and communal-level medical establishments to give healthcare to elderly people in their respective localities.
3. The Therapy Department shall have to coordinate with the functional departments, the Health Ministry’s Inspectorate, the Institute of Gerontology and the concerned units in guiding, directing, examining and inspecting the implementation of this Circular.
4. The Center for Health Information and Education shall coordinate with the Institute of Gerontology in organizing the dissemination of the knowledge on healthcare for elderly people.
5. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. In the course of implementation, if meeting with any problems, units and localities should report them to the Ministry of Health (the Therapy Department) for consideration and settlement or amendment and supplementation.
| FOR THE MINISTER OF HEALTH |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây