Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 81/2009/QĐ-TTg

Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:81/2009/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:21/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 81/2009/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 05 NĂM 2009 

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020);

Căn cứ Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng ngành công nghiệp hóa dược có cơ cấu sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các sản phẩm hóa dược chủ yếu như: nhóm nguyên liệu thuốc kháng sinh; nhóm nguyên liệu thuốc chữa trị bệnh tim, mạch, chống ung thư; nhóm nguyên liệu vitamin và thuốc bổ; nhóm nguyên liệu thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm; nhóm nguyên liệu thuốc chữa HIV/AIDS và điều trị cai nghiện; nhóm tá dược và phụ gia, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu thuốc;

- Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hóa dược theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, trong khu vực và thế giới. Kết hợp việc nghiên cứu tạo ra những công nghệ có chất lượng cao ở trong nước với việc nhập khẩu và làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp dược;

- Khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành hóa dược trên cơ sở chú trọng việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen dược liệu quý, hiếm. Phấn đấu bảo đảm cung cấp phần lớn hóa dược vô cơ và tá dược thông thường; một phần tá dược cao cấp, hóa dược hữu cơ chiết suất từ thực vật và dược liệu dùng trong nước và xuất khẩu; bảo đảm đủ thuốc thiết yếu từ nguồn gốc nguyên liệu hóa dược vô cơ;

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu, kết hợp với tinh hoa của y dược học cổ truyền để tạo ra các sản phẩm hóa dược quý có hiệu quả điều trị cao, phù hợp với mô hình bệnh tật của nước ta;

- Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và nghiệp vụ quản lý để xây dựng ngành công nghiệp hóa dược từng bước đáp ứng được nguồn nguyên liệu bào chế thuốc. Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh và hóa dược thiết yếu khác, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt là các nguyên liệu thuốc từ dược liệu;

- Đầu tư có trọng điểm phát triển các cơ sở sản xuất hóa chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên đầu tư sản xuất nguyên liệu hóa dược để phục vụ sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu và thuốc gốc (generic) để thay thế thuốc nhập khẩu. Chú trọng đầu tư phát triển các vùng nuôi, trồng dược liệu. Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược, ngành hóa chất với nguồn lực của các ngành khác, gắn kết hiệu quả quá trình nghiên cứu khoa học với việc sản xuất hóa dược, dược phẩm của các doanh nghiệp hóa dược;

- Có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia phát triển trồng và chế biến các loại dược liệu có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư nghiệp theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước. Chú trọng phát triển của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất và chế biến các sản phẩm hóa dược;

- Nhà nước chú động đầu tư sản xuất các loại hoạt chất, tá dược cần công nghệ cao và nhu cầu lớn, thiết yếu cho an toàn sức khoẻ cộng đồng, như các loại vắc xin, kháng sinh thế hệ mới; đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất ở các lĩnh vực quan trọng này.

2. Mục tiêu cụ thể

- Sản xuất trong nước bảo đảm đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015; 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025;

- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu: có quy hoạch xây dựng vùng sản xuất và sử dụng có hiệu quả những loại tài nguyên như khoáng sản, các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ các loại động, thực vật nhiệt đới, sinh vật biển bảo đảm phát triển bền vững. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu mà ta có lợi thế về tài nguyên, như các sản phẩm tách chiết từ dược liệu và bán tổng hợp từ hợp chất thiên nhiên,…

- Khai thác và chế biến nguyên liệu: khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành hóa dược trên cơ sở chú trọng việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen dược liệu quý, hiếm. Phấn đấu bảo đảm cung cấp phần lớn hóa dược vô cơ và tá dược thông thường; một phần tá dược cao cấp, hóa dược hữu cơ chiết suất từ thực vật và dược liệu dùng trong nước và xuất khẩu; bảo đảm đủ thuốc thiết yếu từ nguồn gốc nguyên liệu hóa dược vô cơ.

- Khoa học, công nghệ và môi trường: ngành công nghiệp hóa dược cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, thiết bị hiện đại thì chủ động nhập, mua công nghệ cao, thiết bị hiện đại với mức độ tự động hóa cao từ nước ngoài. Sau khi đã làm chủ được công nghệ, cần tích cực nghiên cứu để tự chế tạo, nội địa hóa từng phần ở trong nước, tiến tới sản xuất toàn bộ dây chuyền thiết bị, phục vụ đầu tư các dự án khác ở trong nước. Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, chú trọng sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, thải ra ít chất thải và ít gây ô nhiễm; chủ động áp dụng các giải pháp xử lý triệt để chất thải, đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào môi trường;

- Đầu tư phát triển: căn cứ vào nhu cầu sử dụng các sản phẩm hóa dược, khả năng cung cấp, khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu trong từng thời kỳ để chủ động đầu tư dự án xây dựng các nhà máy sản xuất hóa dược, xây dựng được hệ thống các doanh nghiệp hóa dược thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo lập thị trường thuận lợi cho các sản phẩm hóa dược, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa dược.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu:

a. Nguyên liệu thực vật, động vật:

Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu theo nguyên tắc tập trung vào những loài cây, con mà nước ta có thế mạnh như: thanh hao hoa vàng, hoa hòe, dừa cạn, bình vôi, bạc hà, tỏi, gấc, nghệ, bồ bồ, mướp đắng, nhân trần, đậu tương, hương nhu, ngũ sắc, gừng, ích mẫu, cúc gai, cúc vạn thọ, lô hội, trinh nữ hoàng cung, quế, hồi, màng tang, ba kích, sen, ngũ gia bì, vàng đắng, hoàng liên gai…;

Ưu tiên việc tạo dựng nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng để cung cấp cho các nhà máy chiết xuất. Tránh tình trạng thu mua dược liệu mọc hoang nhỏ lẻ và việc trồng trọt phân tán vì điều này sẽ làm giảm chất lượng dược liệu và tăng giá thành sản xuất.

Củng cố và phát triển một số vùng nguyên liệu cụ thể sau đây:

- Củng cố, duy trì và mở rộng các cơ sở trồng dược liệu hiện có ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Đà Lạt;

- Phát triển đồng bộ khu vực trồng thanh hao hoa vàng ở miền Bắc (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn …) đủ cho nhu cầu chiết xuất 10 đến 15 tấn artemisinin;

- Xây dựng vùng trồng thâm canh hoa hòe tại Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương …

- Bảo tồn, tái tạo và trồng mới cây vàng đắng, hoàng liên gai tại các tỉnh Tây bắc, phấn đấu đủ nguyên liệu chiết xuất berberin phục vụ nhu cầu chữa dịch lỵ trong nước, tiến tới xuất khẩu;

- Củng cố và mở rộng vùng trồng cây dừa cạn tại các tỉnh ven biển miền Trung.

- Bảo tồn, khai thác hợp lý và trồng mới nguồn thông đỏ tại Đà Lạt (Lâm Đồng);

Căn cứ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống và kinh nghiệm nuôi trồng của từng địa phương, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp tách chiết và bán tổng hợp hóa dược từ hợp chất tự nhiên (Phụ lục I kèm theo Quyết định này).

b. Nguyên liệu hữu cơ, vô cơ và khoáng hóa:

- Các nguyên liệu có nguồn gốc từ nước biển: xây dựng cụm công nghiệp sau muối tại Ninh Thuận để sản xuất muối công nghiệp và các hóa dược như NaCl, MgCO3, MgSO4,…

- Các loại hóa chất vô cơ tinh khiết dùng cho ngành hóa dược và dược phẩm sẽ được sản xuất tại các doanh nghiệp hóa chất và một số viện nghiên cứu hóa chất;

- Các sản phẩm hữu cơ cơ bản và trung gian dùng cho công nghiệp hóa dược: lựa chọn phát triển một số sản phẩm phù hợp với lộ trình phát triển của công nghiệp sản xuất hóa chất hữu cơ cơ bản và công nghiệp hóa dầu.

2. Khai thác và chế biến nguyên liệu:

a. Khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thuốc thiết yếu khác:

Từ nay đến năm 2015, tập trung sản xuất kháng sinh nhóm b-lactam: như ampicilin, amoxicillin và cephalosporin, nguyên liệu sản xuất kháng sinh cần nhập khẩu (6-APA, 7-ADCA). Đẩy mạnh sử dụng các kết quả nghiên cứu của “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” để bán tổng hợp 6-APA, 7-ADCA từ penicillin G nhập khẩu. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025, sử dụng sản phẩm của Nhà máy sản xuất penicillin G để sản xuất các nguyên liệu trung gian 6-APA, 7-ADCA từ trong nước cung cấp cho các nhà máy sản xuất kháng sinh đã xây dựng trong giai đoạn trước đó.

Đối với các nguyên liệu hữu cơ cơ bản và trung gian, hóa chất tinh khiết phục vụ sản xuất các thuốc thiết yếu khác thì một phần sẽ nhập khẩu những hóa chất chưa sản xuất được, phần còn lại do ngành hóa chất, hóa dầu trong nước cung ứng.

b. Khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ chiết tách, bán tổng hợp các hợp chất tự nhiên:

Triển khai chiến lược khai thác một cách hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; sản lượng khai thác các dược liệu tự nhiên sẽ tùy thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của từng loài và bảo đảm nguyên tắc duy trì, tái tạo lại. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác dược liệu tự nhiên về chính sách, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu nhằm bảo đảm phẩm cấp dược liệu;

Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các trạm thu mua, sơ chế tại các vùng nguyên liệu mà hộ nông dân tham gia phát triển nguyên liệu để bảo đảm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn;

Đối với những vùng nuôi trồng dược liệu do các doanh nghiệp quản lý: khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học về giống, kỹ thuật canh tác; khuyến khích và có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chiết tách, sản xuất hóa dược, bảo đảm mở rộng và phát triển bền vững vùng nguyên liệu vừa mở rộng trên cơ sở tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào sự nghiệp phát triển hóa dược;

Tận dụng phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy, hải sản tại khu vực miền Trung và Tây Nam bộ để sản xuất glucosamin, gelatin và một số axit béo phục vụ sản xuất hóa dược.

c. Khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất sorbitol và vitamin C: sử dụng nguồn nguyên liệu tinh bột dùng cho sản xuất sorbitol của các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã và đang xây dựng tại nước ta. Bảo đảm cung cấp đủ sorbitol với chất lượng cao và ổn định cho sản xuất vitamin C.

d. Khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ biến tính tinh bột và xellulo làm tá dược: nguyên liệu sản xuất tinh bột biến tính được lấy từ các nhà máy chế biến tinh bột đã và đang xây dựng ở nước ta; xellulo được cung cấp từ các nhà máy chế biến bột giấy, từ nhập khẩu và được khai thác từ các vùng trồng bông nguyên liệu ở Nam Trung bộ;

đ. Khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc chống ung thư, thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chữa HIV/AIDS và thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện:

Từ nay đến năm 2015, cần tập trung khai thác và phát triển các thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Đối với các thuốc từ tổng hợp hóa học thì lựa chọn những thuốc có ảnh hưởng lớn đến an ninh thuốc để phát triển. Quy hoạch việc khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất các thuốc thuộc nhóm này theo đúng định hướng nêu trên;

Đối với một số loại thuốc: chống ung thư, chữa bệnh tim mạch, chữa HIV/AIDS và điều trị cai nghiện có nguồn gốc thiên nhiên sẽ được tách chiết từ nguồn dược liệu trong nước và bán tổng hợp như: taxol từ cây thông đỏ, vinblastin và các alcaloid khác từ dừa cạn,…

3. Khoa học và công nghệ:

Công nghệ sử dụng trong các dự án phát triển hóa dược phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phải bảo đảm tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;

- Công nghệ phải tiêu tốn ít năng lượng, nguyên, vật liệu và tài nguyên nhằm sử dụng tiết kiệm và bền vững các nguồn tài nguyên;

- Công nghệ phải sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời phải có các biện pháp hiệu quả để kiểm soát và xử lý ô nhiễm do các loại chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn,…) của quá trình sản xuất phát thải ra, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.

a. Công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh và thuốc thiết yếu khác:

Từ nay đến năm 2015, chú trọng nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh. Tập trung vào công nghệ sản xuất cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ 2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025, đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu của “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” để sản xuất một số thuốc kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4, song song với việc nhập công nghệ từ nước ngoài để sản xuất một số loại kháng sinh quan trọng khác;

Đối với các thuốc thiết yếu vô cơ và hữu cơ không đòi hỏi công nghệ cao thì sử dụng năng lực sản xuất ở trong nước;

Đối với các thuốc thiết yếu đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp thì tập trung vào chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài.

b. Công nghệ chiết tách và bán tổng hợp các hợp chất từ tự nhiên:

Tập trung khai thác những nguyên liệu hóa dược vốn là thế mạnh của Việt Nam. Ưu tiên sử dụng công nghệ tạo ra trong nước để tách chiết và bán tổng hợp các hợp chất thiên nhiên. Chỉ nhập khẩu một phần thiết bị công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, đánh giá và hoàn hiện các quy trình công nghệ tách chiết các chất: artemisinin, berberin, rutin, rotudin, A-caroten, vinblastin, … đồng thời sử dụng các công nghệ này trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy chiết tách và bán tổng hợp hóa dược từ hợp chất tự nhiên. Cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:

- Chiết xuất artemisinin và dẫn xuất (artesunat và artemether), sản xuất artesunat;

- Chiết tách hoạt chất từ tự nhiên làm thuốc chống ung thư từ cây dừa cạn và thông đỏ, chữa viêm gan B từ cây chó đẻ răng cưa,…;

- Chiết tách và bán tổng hợp một số kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên làm thuốc giảm đau, chống viêm, điều trị thấp khớp,…;

- Chiết tách một số axit béo đa nối đôi từ sinh vật biển làm thuốc hỗ trợ phòng, chống ung thư, chống lão hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể;

- Hoàn thiện quy trình sản xuất becberin, rutin và rutin dạng hòa tan;

- Sản xuất metol tinh thể từ bạc hà phục vụ trong nước và xuất khẩu;

- Chiết tách và bán tổng hợp tạo ra nhiều loại sản phẩm từ tinh dầu thông;

- Sản xuất chế phẩm từ dẫn xuất của phytin cho việc điều trị tiểu đường;

- Sản xuất các loại hoóc môn cao cấp đi từ dầu hồi,…

c. Công nghệ sản xuất sorbitol và vitamin C:

Lựa chọn công nghệ thích hợp sản xuất sorbitol (hydro hóa liên tục hay gián đoạn). Nhập khẩu công nghệ sản xuất vitamin C từ nước ngoài (sử dụng công nghệ tiên tiến và phổ biến hiện nay trong sản xuất vitamin C);

d. Công nghệ biến tính tinh bột và xellulo làm tá dược:

Ưu tiên sử dụng công nghệ phát triển trong nước kết hợp với nhập khẩu những thiết bị mà trong nước chưa tự sản xuất được để sản xuất một số loại tá dược từ tinh bột và xellulo;

Nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài để sản xuất những tá dược cao cấp trong giai đoạn đầu nhằm học hỏi kinh nghiệm và làm chủ công nghệ. Giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm chủng loại sản phẩm sẽ sử dụng công nghệ tạo ra từ trong nước.

đ. Công nghệ sản xuất thuốc chống ung thư:

Nhập công nghệ và thiết bị toàn bộ từ nước ngoài để sản xuất các thuốc chống ung thư có nguồn gốc từ con đường tổng hợp hóa học;

Sử dụng một phần công nghệ nghiên cứu được trong nước kết hợp với tiếp thu công nghệ từ các nước tiên tiến để sản xuất các thuốc chống ung thư từ nguồn hợp chất tự nhiên và bán tổng hợp từ hợp chất tự nhiên.

e. Công nghệ sản xuất thuốc chữa bệnh tim mạch:

Ưu tiên phát triển và sử dụng công nghệ sản xuất hóa dược từ hợp chất tự nhiên đã được tạo ra trong nước để sản xuất thuốc phòng và điều trị bệnh tim mạch, đồng thời lựa chọn một vài loại thuốc điều trị bệnh tim mạch thiết yếu để nhập công nghệ nhằm sản xuất đáp ứng yêu cầu về thuốc thiết yếu;

Giai đoạn từ năm 2016: cân nhắc, lựa chọn và ưu tiên sử dụng công nghệ nghiên cứu tạo ra ở trong nước.

g. Công nghệ sản xuất thuốc chữa HIV/AIDS và thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện: ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ nghiên cứu được trong những năm qua để sản xuất thuốc chữa HIV/AIDS và thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện mang đặc thù Việt Nam, đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến để sản xuất một số thuốc điều trị HIV/AIDS như AZT, NVP,…

4. Đầu tư phát triển:

a. Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

- Nghiên cứu tạo ra những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất ở trong nước; triển khai sản xuất thử nghiệm sản phẩm ở quy mô pilot; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kết hợp sử dụng những công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hóa dược;

- Phối hợp với ngành dược thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu hóa dược để sản xuất thuốc ở quy mô công nghiệp nhằm phát triển nhanh, mạnh ngành công nghiệp hóa dược, bảo đảm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

+ Sản xuất 300 tấn nguyên liệu kháng sinh/năm, đáp ứng 40 - 45% nhu cầu nguyên liệu kháng sinh trong nước;

+ Sản xuất 200 tấn hoạt chất/năm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu;

+ Sản xuất 10.000 tấn sorbitol nguyên liệu/năm để sản xuất vitamin C, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, đáp ứng 80 - 90% nhu cầu trong nước;

+ Sản xuất 1.000 tấn tá dược/năm, đáp ứng 20% nhu cầu trong nước.

- Sử dụng có hiệu quả năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật về hóa dược hiện có ở nước ta.

b. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025:

- Phát triển ngành công nghiệp hóa dược thành một ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại; hình thành và phát triển hệ thống các doanh nghiệp hóa dược, tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng để chủ động sản xuất các nguyên liệu hóa dược, đáp ứng cơ bản nguyên liệu làm thuốc thiết yếu, tiến tới làm chủ việc sản xuất thuốc chữa bệnh ở trong nước, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa dược ở nước ta.

- Xây dựng và phát triển mạnh ngành công nghiệp hóa dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn để sản xuất ra các sản phẩm hóa dược có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường, tăng mức đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.

III. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC

Các dự án đầu tư chủ yếu của ngành công nghiệp hóa dược trong Quy hoạch được nêu tại các Phụ lục II, III và IV kèm theo Quyết định này.

IV. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các giải pháp và cơ chế, chính sách tổng thể:

- Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Quy hoạch;

- Đẩy mạnh quá trình xây dựng ngành công nghiệp hóa dược trên cơ sở hình thành và phát triển bền vững các doanh nghiệp hóa dược thuộc mọi thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa dược; đẩy nhanh việc chuyển giao và đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị; ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất các sản phẩm hóa dược có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và tạo lập thị trường thuận lợi cho các sản phẩm hóa dược;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nguyên liệu hóa dược, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa dược; xây dựng tiềm lực mạnh cho khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hóa dược;

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa dược;

- Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ phát triển ngành công nghiệp hóa dược.

2. Các giải pháp và cơ chế, chính sách cụ thể:

a. Các giải pháp về tài chính, tín dụng:

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa dược;

- Nhà nước cho vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc đặc biệt là nguyên liệu thuốc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng thuốc và nguyên liệu thuốc sản xuất ở trong nước (thuốc bảo hiểm y tế, thuốc cho các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế,…);

- Có các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể và ổn định nhằm tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài;

- Vốn ngân sách nhà nước được đầu tư tập trung cho những công trình trọng điểm, không đầu tư dàn trải, kể cả các công trình sản xuất nguyên liệu hóa dược cho các thuốc thiết yếu.

b. Giải pháp về thuế:

- Giảm hoặc miễn thuế đối với những loại nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc thiết yếu phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về thuốc và sản xuất hàng xuất khẩu;

- Các dự án sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ xuất khẩu từ 50% sản lượng trở lên được vay vốn ưu đãi của các ngân hàng theo quy định của pháp luật;

- Các dự án sản xuất nguyên liệu thuốc, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh và thuốc thiết yếu khác được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

c. Các giải pháp về thị trường:

Tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng cho các sản phẩm hóa dược sản xuất ở trong nước, đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm hóa dược kém chất lượng, không an toàn từ nước ngoài. Tăng cường chống hàng nhái, hàng giả và hàng nhập lậu. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn công tác của Chính phủ có trách nhiệm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu.

d. Các giải pháp về thu hút đầu tư nước ngoài:

Tạo lập môi trường hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực và các nước Đông Bắc Á đối với các nhà đầu tư nhằm đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực công nghệ và xuất khẩu sản phẩm hóa dược.

đ. Các giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ:

Ứng dụng mạnh mẽ các kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm nguyên liệu hóa dược và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến từ “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” vào sản xuất.

Tổ chức tốt mạng lưới nghiên cứu phát triển ở cả 3 tầng:

- Nghiên cứu cơ bản dành cho các trường đại học và viện nghiên cứu cơ bản;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ ở cấp tổng công ty, công ty và viện nghiên cứu ứng dụng;

- Nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng các công nghệ được chuyển giao thực hiện tại các doanh nghiệp.

e. Các giải pháp về tổ chức quản lý: tăng cường năng lực và vai trò quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành đối với việc phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa. Đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và khuyến khích đầu tư vào chế biến nguyên liệu và sản xuất sản phẩm hóa dược. Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất hóa dược và nguyên liệu phụ trợ cho ngành dược phẩm, danh mục các sản phẩm hóa dược cần ưu tiên phát triển.

g. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

- Dành đủ nguồn lực cho đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích lũy, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp;

- Hạn chế và giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm trong sản xuất hóa dược. Các cơ sở sản xuất hóa dược mới đầu tư xây dựng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và được trang bị đầy đủ thiết bị xử lý các loại chất thải, xử lý bảo đảm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Không cấp phép đầu tư cho dự án sản xuất hóa dược chưa có hoặc không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Thực hiện kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần việc sử dụng các công nghệ và thiết bị lạc hậu trong các cơ sở sản xuất hóa dược đang hoạt động để hạn chế, tiến tới loại bỏ nguồn phát tán ô nhiễm;

- Kiểm soát chặt chẽ an toàn hóa chất, khí thải, nước thải và chất thải rắn đặc biệt là những hóa chất có mức độ độc hại cao trong các cơ sở sản xuất sản phẩm và các phòng thí nghiệm hóa dược;

- Có kế hoạch di dời và đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất hóa dược nằm trong diện di dời ở các thành phố hoặc các khu vực đông dân cư.

h. Giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:

- Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ quản lý tại các trường đại học trong và ngoài nước, đáp ứng đủ nguồn nhân lực có chất lượng cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp hóa dược;

- Thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa dược. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực hóa dược;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, giáo dục để chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành; tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược;

- Đầu tư mới một số cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, lập thêm trường cao đẳng hóa chất ở những vùng gắn với nhà máy sản xuất, xây dựng chương trình đào tạo và tiêu chí thực hành để đào tạo công nhân tay nghề cao;

- Có chế độ, cơ chế, chính sách ưu đãi với các cán bộ hóa dược tay nghề cao, đẩy mạnh việc thu hút nhân tài, chất xám, trong đó có Việt kiều về làm việc trong nước;

- Đối với một số dự án hóa dược quan trọng, nếu thấy cần thiết, được phép thuê chuyên gia kỹ thuật, quản lý giỏi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Quy hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Y tế: phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Quy hoạch; ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu của “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp dược ở Việt Nam.

3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Quy hoạch.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của địa phương mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Quy hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2009.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC VÙNG TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Vùng dược liệu

Cây trồng

1

Tumơrông (Kon Tum)

Nghệ, bụp giấm

2

Ninh Thuận, Phú Yên

Bụp giấm, lô hội, dừa cạn

3

Long Thành (Đồng Nai)

Trinh nữ hoàng cung, lô hội

4

Đà Lạt (Lâm Đồng)

Actisô, thông đỏ

5

Eukao (Đắk Lắk)

Nghệ, hương nhu trắng, hoa hòe

6

Đắk Nông (Đắk Nông)

Sả, hoa hòe

7

Ngọc Linh (Kon Tum)

Sâm Việt Nam, nghệ

8

Nam Trà My (Quảng Nam)

Sâm Việt Nam, nghệ

9

Thanh Trì (Hà Nội)

Đinh lăng

10

Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Sả, thanh hao hoa vàng

11

Tam Dương (Vĩnh Phúc)

Thanh hao hoa vàng, sả

12

Văn Giang, Châu Giang (Hưng Yên)

Cúc hoa, húng quế, bạc hà, hoa hoè

13

Gia Lộc (Hải Dương)

Gấc, hoa hoè, nghệ

14

Thái Bình

Hoa hòe, gấc

15

Lạng Sơn

Hồi, thanh hao hoa vàng

16

Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Thanh hao hoa vàng

17

Cao Bằng

Quế, hồi

18

Quản Bạ (Hà Giang)

Bạc hà, bình vôi

19

Sơn La

Vàng đắng, hoàng liên gai, bình vôi

20

Sapa (Lào Cai)

Actisô, đinh lăng

21

Lai Châu

Vàng đắng, hoàng liên gai, bình vôi

22

Bắc Giang

Gấc, nghệ, chó đẻ răng cưa

 

 

 

 

Phụ lục II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÓA DƯỢC GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Tên dự án

Công suất (tấn/năm)

Vốn đầu tư (triệu USD)

Địa điểm

Thời điểm đầu tư

1

Nhà máy sản xuất hóa dược vô cơ và tá dược thông thường

200 - 400

5

Việt Trì, Phú Thọ

2009 - 2010

2

Nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp

150 - 200

20

Miền Bắc hoặc Miền Trung

2009 - 2011

3

Nhà máy sản xuất hóa dược

300 - 1.000

20

Hà Nội

2009 - 2011

4

Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp

150 - 200

10

Miền Trung hoặc miền Nam

2010 - 2012

5

Nhà máy sản xuất kháng sinh (giai đoạn I)

200 tấn cefalexin, 60 tấn cefadroxi, 30 tấn cefradin, 10 tấn cefradin natri (tiêm)

20

Miền Bắc

2010 - 2015

6

Nhà máy sản xuất sorbitol

10.000

25

Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội

2012 - 2015

 

Tổng vốn đầu tư (ước tính)

 

100

 

2009 - 2015

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Tên dự án

Nội dung

Vốn đầu tư (triệu USD)

Thời điểm đầu tư

1

Dự án xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược

Xây dựng mới một số phòng thí nghiệm hóa dược với máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, đạt trình độ khu vực, trong đó một số phòng thí nghiệm hóa dược thuộc lĩnh vực then chốt đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới

12,5

2009 - 2012

2

Dự án điều tra tổng thể nguồn nguyên liệu tự nhiên phục vụ cho việc phát triển sản xuất hóa dược

Điều tra tổng thể về phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên phục vụ cho phát triển sản xuất hóa dược bao gồm: nguồn sinh vật rừng, sinh vật biển, nguồn nông sản.

Trên cơ sở số liệu điều tra, lập kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên cho phát triển hóa dược; kế hoạch bảo tồn, nuôi trồng, phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên

0,5

2009 - 2010

 

Tổng vốn đầu tư (ước tính)

 

13,0

2009 - 2015

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục IV

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT HÓA DƯỢC DỰ KIẾN ĐẦU TƯ

GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Tên dự án

Công suất (tấn/năm)

Vốn đầu tư (triệu USD)

Địa điểm

Thời điểm đầu tư

1

Mở rộng nhà máy sản xuất sorbitol

20.000

25

Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội

2016

2

Nhà máy sản xuất kháng sinh (giai đoạn II): sản xuất penicillin G

1.000

80

Miền Bắc

2016 - 2020

3

Nhà máy sản xuất vitamin C

1.000

20

Hà Nội

2018 - 2020

4

Nhà máy sản xuất thuốc thiết yếu khác

1.000

70

Thành phố Hồ Chí Minh

2016 - 2022

 

Tổng vốn đầu tư (ước tính)

 

195

 

2016 - 2025

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 81/2009/QD-TTg

Hanoi, May 21, 2009

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF THE PHARMACO-CHEMICAL INDUSTRY UP TO 2015, WITH A VISION TOWARD 2025

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 343/2005/QD-TTg dated December 26, 2005, approving the planning on development of Vietnam’s chemical industry up to 2010 (with a vision toward 2020 taken into account);
Pursuant to Decision No. 55/2007/QD-TTg dated April 23, 2007, approving the list of priority industries and spearhead industries for the 2007-2010 period, with a vision toward 2020, and a number of incentive policies for these industries;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1.

To approve the planning on development of the pharmaco-chemical industry up to 2015, with a vision toward 2025 (below referred to as the planning) with the following principal details:

I. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives:

- To build the pharmaco-chemical industry with a relatively comprehensive structure of products, including such key pharmaco-chemical products as group of antibiotic materials; group of materials for producing medicines for treatment of cardiovascular diseases and cancers; group of vitamin and tonic materials; group of analgesic antipyretic and anti-inflammatory medicine materials; group of materials for producing medicines for HIV/AIDS treatment and drug detoxification; and group of adjuvants and additives, with a view to step by step satisfying domestic needs, supplying import substitutes and eventually exporting medicines;

- To step by step build a modern pharmaco-chemical industry using advanced technologies for turning out competitive products on the domestic, regional and world markets. To combine the research to high-quality technologies at home with the import and mastering of foreign modern and advanced technologies for producing pharmaco-chemical materials in service of development of the pharmaceutical industry.

- To rationally and efficiently exploit, process and use natural resources for developing the pharmaco-chemical industry, attaching importance to the preservation and development of precious and rare genetic resources of material medica. To strive to supply most of inorganic pharmaco-chemical materials and common adjuvants, part of high-class adjuvants and organic pharmaco-chemical materials abstracted from plants and materia medica for domestic consumption and export; and ensure sufficient supply of essential medicines produced from inorganic pharmaco-chemical materials;

- To bring into play materia medica potential and advantages and combine them with the essences of the traditional medicine and pharmacy to create precious pharmaco-chemical products with high curativeness and suitable to our country s pathological pattern;

- To invest in modem technologies and renew equipment and facilities and professional management methods in order to enable the pharmaco-chemical industry to step by step sufficiently supply materials for medicine production. To build establishments producing antibiotics and other essential pharmaco-chemical materials or medicine production materials, especially those made of material medica, in which Vietnam has advantages.

- To make concentrated investment in developing establishments producing chemicals and medicine production materials. To prioritize investment in production of pharmaco-chemical materials for production of essential medicines, highly exportable medicines, medicines from material medica and generic medicines to substitute imports. To attach importance to investment in developing zones where material medica are planted or cultured. To closely combine human resources and equipment and facilities of the pharmaceutical and chemical industries with resources of other industries, thereby effectively associating the scientific research with the production of pharmaco-chemicals and pharmaceuticals of pharmaco-chemical enterprises;

- To adopt appropriate policies to encourage all economic sectors, especially non-state production establishments, to participate in growing and processing assorted materia medical originating from agriculture, forestry or fishery under the State s general development planning. To attach importance to developing small- and medium-sized enterprises producing and processing pharmaco-chemical products;

- The State will take the initiative in investing in production of active ingredients and adjuvants which require high technologies and are of high demands and essential for public safety and health, such as vaccines and antibiotics of new generations; and at the same time encourage foreign investors in this important domain.

2. Specific objectives:

- By 2015, 2020 and 2025, the domestic production will satisfy 20%, 40% and 70% of the demand for materials for medicine production, respectively;

- To build material zones: To plan the building of material production zones and efficient use of such natural resources as minerals and materials originating from tropical animals and plants or marine organisms, with a view to ensuring sustainable development. To concentrate investment on developing products of high domestic and export demands in which Vietnam has advantages in natural resources for their production, such as products abstracted from material medical and semi-synthesized from natural compounds, etc.

- To exploit and process raw materials: To rationally and efficiently exploit, process and use natural resources for the objective of development of the pharmaco-chemical industry, attaching importance to the conservation and development of precious and rare genetic resources of material medical. To strive to supply most of inorganic pharmaco-chemical materials and common adjuvants, part of high-class adjuvants and organic pharmaco-chemical materials abstracted from plants and materia medical for domestic consumption and export; and ensure sufficient supply of essential medicines produced from inorganic pharmaco-chemical materials;

- Science, technology and environment: The pharmaco-chemical industry needs to apply modern and advanced technologies to turn out competitive products of high quality and low costs. For products requiring high technologies and modern equipment, to take the initiative in importing and purchasing foreign high technologies and modem equipment of high automation. After mastering these technologies, it is necessary to promote research into and domestic manufacture of parts and eventually the whole equipment chain for investment in other domestic projects. To pay attention to the environmental protection and attach importance to the application of clean and environmentally friendly technologies which help minimize waste and pollution; and take the initiative in applying measures to thoroughly treat waste up to environmental standards before they are discharged into the environment;

- Development investment: Based on demands for pharmaco-chemical products and capacity to supply, exploit and process material sources in each period, to take the initiative in investing in projects to build pharmaco-chemical production plants, building a system of pharmaco-chemical enterprises of all economic sectors, thereby forming a market favorable for pharmaco-chemical products and contributing to the sustainable development of the pharmaco-chemical industry.

II. DEVELOPMENT PLANNING

1. Building material production zones:

a/ Plant and animal materials:

To build material production zones focusing on plant and animals in which Vietnam has advantages, such as thanh hao hoa vang (artemisia annual), pagoda tree (sophora japonica), periwinkle, binh voi (stephania), mint, garlic momordica, turmeric, bo bo (acorus gramineus), balsam pear (momordica charantia), nhan tran (adenosmag glutinosum), soybean, holy basil (ocimum gratissmum), conyzoid floss flower (ageratum conyzoides), ginger, ich mau (leonurus japonicus or herba leonuri), oyster plant (silybum marianum), mangold, aloe, trinh nu hoang cung (crinum latifolium), cinnamon, anise, mang tang (litsea cubeba), ba kich (morinda officinalis), lotus, ngu gia bi (cortex acanthopanacis radicis), vang dang (coscinum usitatum), piperidge (barberry), etc.

To prioritize the formation and supply of qualitatively and quantitatively stable material sources for essence production plants. To avoid the collection and purchase of herbs growing in the will and in small quantities and scattered planting since these might lower the quality of material and increase production costs.

To consolidate and develop the following material zones:

- To consolidate, maintain and expand existing establishments which grow material medica in Sa Pa (Lao Cai), Tam Dao (Vinh Phuc), Cao Bang, Lang Son, Hung Yen and Da Lat;

- To synchronously develop areas under artemisia annual in the North (Vinh Phuc, Hung Yen, Hai Duong and Lang Son) for extraction of between 10 and 15 tons of artemisinin;

- To build areas for intensive growing of pagoda trees in Thai Binh, Hung Yen and Hai Duong,

- To conserve, revitalize and plant new varieties of vang dang (coscinum usitatum) and barberry in north western provinces, striving for sufficient supply of raw materials for extraction of berberin for treatment of dysentery epidemic throughout the country and eventually for export;

- To consolidate and expand areas under periwinkle in coastal Central Vietnam provinces;

- To conserve and rationally exploit red pine and plant its saplings in Da Lat (Lam Dong).

Based on climatic and soil conditions, cultivation tradition and experience in each locality, to develop material zones for supply to the industry of extraction and semi-synthesis of pharmaco-chemicals from natural compounds (see Appendix I to this Decision).

b/ Organic, inorganic and mineral-chemical materials:

- Materials made from seawater: To build a post-salt industry cluster in Ninh Thuan to produce industrial salt and such pharmaco-chemicals as NaCl, MgCO3 and MgSO4;

- Pure inorganic chemicals for pharmaco-chemical and pharmaceutical industry will be produced by chemical enterprises and a number of chemical research institutes;

- Base and intermediary organic products for pharmaco-chemical industry: To select and develop a number of products suitable to the development roadmap of the industry producing base organic chemicals and the petrochemical industry.

2. Exploitation and processing of materials:

a/ Exploitation and processing of materials for production of antibiotics and other essential medicines:

From now to 2015, to concentrate on producing such b -lactam antibiotics as ampicilin, amoxicillin and cephalosporin, materials for antibiotic production which need to be imported (6-APA, 7-ADCA). To intensify the use of research results of the national key program on scientific and technological research for development of the pharmaco-chemical industry up to 2020, in order to semi-synthesize 6-APA and 7-ADCA from imported penicillin G. During 2016-2025, to use products of the penicillin G plant for domestic production of intermediary materials 6-APA and 7-ADCA to be supplied to existing antibiotic production plants;

Part of base and intermediary organic materials and pure chemicals for production other essential medicines, which cannot be produced at home, will be imported. Other chemicals will be supplied by the domestic chemical and petrochemical industries.

b/ Exploitation and processing of materials for extraction or semi-synthesis of natural compounds:

To implement the strategy for rational exploitation of natural sources of material medica. The output of exploited natural materia medica will depend on the growing cycle of each species and ensure conservation and regeneration. To train organizations and individuals exploiting natural meteria medica in materia medica harvest, preliminary processing and preservation policies and techniques in order to ensure the quality of materia medica.

Based on the planning on material zone development, to build collection and preliminary processing facilities in material zone where farmer households participate in material development so as to ensure quality standards of materials;

For materia medica-culturing and farming zones managed by enterprises: To encourage the application of scientific advances in varieties, breeds and farming techniques; encourage and adopt mechanisms and policies to assist enterprises extracting and producing pharmaco chemicals, ensure the expansion and sustainable development of material zones and the participation of different economic sectors in the development of pharmaco-chemical industry;

To use byproducts of the aquatic and marine product processing industry in Central Vietnam and the southwestern region for production of glucosamin, gelatin and some fatty acids for pharmaco-chemical production.

c/ Exploitation and processing of materials for production of sorbitol and vitamin C: To use starch material sources for sorbitol by existing or to-be-built cassava starch processing plants in the country. To ensure sufficient supply of sorbitol of high and stable quality for vitamin C production;

d/ Exploitation and processing of materials for production of denatured starch and cellulose for use as adjuvants: Materials for production of denatured starch will come from existing or to-be-built starch processing plants; cellulose will be supplied by pulp mills, imported or exploited from material cotton-growing zones in southern Central Vietnam;

dd Exploitation and processing of materials for production of medicines for cancer, cardiovascular and HIV-AIDS treatment and drug detoxicants:

From now to 2015, it is necessary to concentrate on exploitation and development of medicines from natural material sources. Among medicines from chemical synthesis, to develop only those with a great impact on drug security. To plan the exploitation and processing of materials for production of medicines of this group in the above direction;

Medicines for cancer, cardiovascular and HIV-AIDS treatment and drug detoxicants of natural origin, including taxol from red pine, vinblastin and other alkaloids from periwinkle, will be extracted from domestic materia medica sources or semi-synthesized.

3. Science and technology:

The application of technologies by pharmaco-chemical development projects must adhere to the following principles:

- Technologies, techniques and equipment must be advanced and modern to turn out products up to prescribed quality standards;

- Technologies can be applied with less energy, raw materials, materials and natural resources in order to use natural resources economically and sustainably;

- Technologies must be clean and environmentally friendly and provide effective measures to control and pollution caused by waste of all kinds (emission, wastewater and solid waste) of the production process, satisfying prescribed environmental standard and technical regulations.

a/ Technologies for production of antibiotics and other essential medicines:

From now to 2015, to attach importance to importing antibiotic production technologies. To focus on technologies for production of cephalosporin of the first and second generations. During 2016-2025, to intensify the application of research results of the national key program on scientific and technological research for development of pharmaco-chemical industry up to 2020 to produce some semi-synthetic antibiotics of cephalosporin group of the third and fourth generations, together with the import of foreign technologies for production of some other important antibiotics;

Organic and inorganic essential medicines not requiring high technologies will be domestically produced;

For essential medicines requiring high and complicated technologies, to concentrate on transfer, receipt, mastering and application of imported advanced technologies.

b/ Technologies for extraction and semi-synthesis of natural compounds:

To concentrate on exploiting pharmaco-chemical materials in which Vietnam has advantages. To prioritize the use of home-made technologies for extraction and semi-synthesis of natural compounds. To import only part of hi-tech equipment which cannot be manufactured at home. From now to 2015, to concentrate on re-inspecting, assessing and improving technological processes for extraction of artemisinin, berberin, rutin, rotundin, A-carotene, vinbiastin, etc., and at the same time to apply these technologies to the building and operation of plants for extraction and semi-synthesis of pharmaco-chemicals from natural compounds. To concentrate on the following:

- Extraction of artemisinin and its derivatives (artesunate and artemether), production of artesunat;

- Extraction of active ingredients from natural compounds for use as anti-cancer medicines from periwinkle and red pine or extraction of type-B hepatitis curative medicine from cho de rang cua (phyllanthus urinana);

- Extraction and semi-synthesis of a number of antibiotics of natural origin for use as analgesics and antipyretics or in rheumatism treatment;

- Extraction of a number of trans-double-bonded fatty acids from marine organisms for use as medicines for cancer prevention and treatment, anti-senescence and increase of the human body s disease resistance;

- Improvement of the process of production of berberin, rutin and rutin solvent;

- Production of crystal menthol from mint for domestic consumption and export;

- Extraction and semi-synthesis of assorted products from pine essence;

- Production of preparations from derivatives of phytine for diabetes treatment;

Production of high-class hormones from anise oil.

c/ Technologies for production of sorbitol and vitamin C:

To select appropriate technologies for production on of sorbitol (continuously or discontinuously hydrogenated). To import foreign technologies for vitamin C production (advanced technologies which are widely applied at present).

d/ Technologies for production of denatured starch and cellulose for use as adjuvants:

To prioritize the application of domestically developed technologies combined with imported equipment which cannot be manufactured at home for production of a number of adjuvants from starch and cellulose;

To import foreign technologies for production of high-class adjuvants at the initial stage in order to learn foreign experience and master these technologies. At the stages of scaling up production and diversifying products, to apply domestically developed technologies.

dd/ Technologies for production of anti-cancer medicines:

To import foreign technologies and complete equipment for production of anti-cancer medicines by the chemical synthesis method;

To use part of domestically developed technologies combined with technologies transferred from developed countries for production of anti-cancer medicines from natural compounds and semi-synthesis from natural compounds.

e/ Technologies for production of cardio vascular disease treatment medicine:

To prioritize the development and application of domestically developed technologies for production of pharmaco-chemical substances from natural compounds for production of medicine for prevention and treatment of cardiovascular diseases, and at the same time to select some essential medicines for cardiovascular treatment before importing technologies for production of these medicines;

From 2016: To consider, select and prioritize the application of domestically developed technologies.

g/ Technologies for production of HIV/AIDS treatment medicines and drug detoxicants: To apply scientific and technological achievements obtained in recent years for production of medicines for HIV/AIDS treatment and drug detoxicants bearing Vietnamese traits and at the same time import advanced technologies for production of such HIV/AIDS treatment medicines as AZT and NVP.

4. Development investment

a/ From now to 2015:

- To research and create advanced technologies applicable to domestic production conditions; to organize pilot production; to step up the transfer and application of technologies to production, combining them with the application of imported advanced technologies for production of pharmaco-chemical materials;

- To coordinate with the pharmaceutical industry in implementing a number of investment projects on building pharmaco-chemical material plants to produce medicines on an industrial scale in order to rapidly and strongly develop the pharmaco-chemical industry, ensuring the achievement of the following principal targets:

+ Annual production of 300 tons of antibiotic materials, satisfying 40-45% of the domestic demand;

+ Annual production of 200 tons of active ingredients from natural material sources, satisfying 100% of the domestic demand and for export;

+ Annual production of 10,000 tons of material sorbitol for production of vitamin C, functional foods and cosmetics, satisfying 80-90% of the domestic demand;

+ Annual production of l,000 tons of adjuvants, satisfying 20% of the domestic demand.

- To effectively utilize the capability of scientific and technological personnel and existing material and technical foundations for the pharmaco-chemical industry.

b/ During 2016-2025:

- To develop the pharmaco-chemical industry into an advanced and modem one; to form and develop a system of pharmaco-chemical enterprises and build a convenient and open market for proactive production of pharmaco-chemical materials to basically satisfy the demand for materials for production of essential medicines, with a view to mastering the domestic production of curative medicines and contributing to sustainable development of the pharmaco-chemical industry.

- To build and strongly develop the pharmaco-chemical industry into a spearhead econo-technical branch for production of pharmaco-chemical products of high quality and competitiveness, thereby increasing this industry s contributions to the national economy.

III. MAJOR INVESTMENT PROJECTS OF THE PHARMACO-CHEMICAL INDUSTRY

Major investment projects of the pharmaco-chemical industry are specified in Appendices II, III and IV to this Decision.

IV. SYSTEM OF SOLUTIONS, MECHANISMS AND POLICIES TO REALIZE THE PLANNING

1. Overall solutions, mechanisms and policies:

- Increasing and diversifying sources of investment capital for effective and timely implementation of the planning s contents;

- Accelerating the process of building the pharmaco-chemical industry by forming and sustainably developing pharmaco-chemical enterprises of all economic sectors; adopting incentive and preferential mechanisms and policies to encourage enterprises to invest in developing the phamaco-chemical industry; accelerating the transfer and renewal of technologies and machinery and equipment chains; applying advanced and modern technologies to production of high-quality and competitive pharmaco-chemical products; stepping up the brand advertisement and building a favorable market for pharmaco-chemical products;

- Stepping up scientific research, transfer and application of technologies to production of pharmaco-chemical materials, thereby contributing to development of the pharmaco-chemical industry; building up strong scientific and technological potential in the pharmaco-chemical industry;

- Expanding and enhancing international cooperation in pharmaco-chemical activities;

- Perfecting the system of mechanisms, policies and legal documents for development of the pharmaco-chemical industry.

2. Specific solutions, mechanisms and policies:

a/ Financial and credit solutions:

- Encouraging and creating all conditions for enterprises of all economic sectors at home and abroad to invest in developing the pharmaco-chemical industry;

- The State will provide preferential loans for enterprises producing medicine materials, especially essential medicine materials for public health care and protection; promulgate mechanisms and policies to encourage the use of domestically produced medicines and medicine materials (medicines under health insurance, medicines for national target health programs);

- Adopting specific and stable preferential mechanisms and policies in order to create an environment attractive to foreign investors;

- State budget funds shall be intensively invested in key works, avoiding unselective investments, including those in some establishments to produce pharmaco-chemical materials of essential medicines.

b/ Tax solutions:

Reducing or exempting tax for imported materials for production of essential medicines for the national target program on medicines and export production;

- Projects on production of pharmaco-chemical materials which export 50% or more of their products will receive preferential bank loans under 1aw;

- Projects on production of medicine materials, especially materials for production of antibiotics and other essential medicines, will enjoy import tax incentives for imported goods under the law on import tax and export tax.

c/ Market solutions:

Building a favorable and open market for home-made pharmaco-chemical products and at the same time perfecting mechanisms and policies to effectively prevent the import of poor quality and unsafe pharmaco-chemical materials products. Enhancing the prevention of counterfeit, imitation and smuggled goods. Overseas Vietnamese representative missions and the Government’s working teams shall assist enterprises in seeking export markets and trading partners.

d/ Foreign investment attraction solutions:

Creating an environment which compete with that of regional and Northeastern Asian countries and is attractive to investors in order to make efficient investment in technologies and exporting pharmaco-chemical products.

dd/ Scientific and technological research, transfer and application solutions:

Vigorously applying scientific research outcomes and taking the initiative in transferring to production technologies, technical advances, pharmaco-chemical products and materials and new and advanced equipment chains from the national key program for scientific and technological research for development of the pharmaco-chemical industry up to 2020.

Well organizing a research and development network at three levels:

- Basic research conducted by universities and basis research institutes;

- Technological research and development conducted at corporations, companies and research development institutes;

- Research for improvement and application of technologies transferred to enterprises for application.

e/ Management solutions: Enhancing the state management capacity and role of the Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and branches responsible for sustainable development of the pharmaco-chemical industry. Stepping the renewal and reorganization of state enterprises in order to raise their productivity and competitiveness. Encouraging establishment of enterprises of all economic sectors and investment in processing of materials and production of pharmaco-chemical products. Developing a database and website enumerating enterprises producing pharmaco-chemical products and support materials for the pharmaceutical industry and the list of pharmaco-chemical products which need to receive development priority.

g/ Environmental protection and sustainable development solutions and policies:

- Reserving sufficient resources for investment in projects on environmental protection and treatment of waste from factories, plants and industrial parks. Encouraging enterprises to increase their accumulations, thereby creating capital sources in support of environmental protection;

- Performing all jobs of observing, measuring and managing environmental norms and technical regulations; intensifying inspection and examination of enterprises observance of environmental protection regulations;

- Minimizing pollution and curbing its escalation in pharmaco-chemical production. Newly built pharmaco-chemical production plants shall apply advanced and modern technologies and must be furnished sufficient equipment for treating assorted waste up to environmental standards and technical regulations. Granting no investment licenses to pharmaco-chemical production projects which fail to make environmental impact assessment reports or register environmental standard conformity;

- Implementing plans on renewal or gradual eradication of obsolete technologies and equipment in operating pharmaco-chemical production establishments in order to limit and eventually remove polluting sources;

- Strictly controlling safety of chemicals, emission, wastewater and solid waste, especially chemicals of high toxicity, from pharmaco-

chemical production establishments and laboratories;

- Devising plans on relocation of and in-depth investment in pharmaco-chemical production establishments which must be relocated from inner cities or densely populated areas in order to minimize environmental pollution.

h/ Human resource development and training solutions:

- Training and retraining scientific and technological personnel and administrators at domestic and foreign universities, thereby supplying sufficient quality human resources for development of the pharmaco-chemical industry;

- Calling for assistance of developed countries for training human resources for the pharmaco-chemical industry. Encouraging foreign-invested enterprises to participate in training pharmaco-chemical human resources;

- Intensifying investment in physical and technical foundations of research and education institutions in order to proactively train specialized personnel; enhancing cooperation with foreign partners in training highly qualified human resources for development of the pharmaco-chemical industry;

- Investing in a number of establishments training technical workers; founding more chemical colleges in areas where exist production plants; and formulating training programs and practicing criteria for training of highly skilled workers;

- Adopting entitlements, preferential mechanisms and policies for highly skilled pharmaco-chemical workers, thereby attracting talents and grey matters of experts, including overseas Vietnamese, to work in the country;

- When necessary, some important pharmaco-chemical projects may hire experienced foreign technicians and managers to work in Vietnam.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, organizing the effective and timely performance of tasks set forth in the planning, and annually reporting results to the Prime Minister.

2. The Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade organizing the performance of relevant task set forth in the planning; and efficiently applying research outcomes of the national key program for scientific and technological research for development of the pharmaco-chemical industry up to 2020, for sustainable development of Vietnam s pharmaceutical industry.

3. The Ministries of planning and Investment, Finance, Science and Technology, Education and Training, Natural Resources and Environment, and Agriculture and Rural Development, and other concerned ministries and branches shall, within the ambit of their functions, tasks and state management, organize the performance of relevant tasks set forth in the planning.

4. Provincial-level People’s committees shall, within the ambit of their functions, tasks and state management, organize the effective of relevant tasks set forth in the planning.

Article 2.

This Decision takes effect on July 25, 2009.

Article 3.

The Minister of Industry and Trade, other ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

APPENDIX I

LIST OF MATERIAL PLANTING AND DEVELOPMENT ZONES
(To the Prime Minister’s Decision No. 81/2009/QD-TTg dated May 21, 2009)

No.

Materia medica zone

Herb

1

Tumorong (Kon Tum)

Turmeric, hibiscus sabdariffa

2

Ninh Thuan, Phu Yen

Hibiscus sabdariffa, aloe, periwinkle

3

Long Thanh (Dong Nai)

Crinum latifolium, aloe

4

Da Lat (Lam Dong)

Artichoke, red pine

5

Eukao (Dak Lak)

Turmeric, white ocimum gratissmum, pagoda tree

6

Dak Nong (Dak Nong)

Citronella grass, pagoda tree

7

Ngoc Linh (Kon Tum)

Vietnamese ginseng, turmeric

8

Southern Tra My (Quang Nam)

Vietnamese ginseng, turmeric

9

Thanh Tri (Hanoi)

Polyscias fruticosa

10

Chiem Hoa (Tuyen Quang)

Citronella grass, artemisia annual

11

Tam Duong (Vinh Phuc)

Artemisia annula, citronella grass

12

Van Giang and Chau Giang (Hung Yen)

Daisy, creeping mint, mint, pagoda tree

13

Gia Loc (Hai Duong)

Momordica, sophora japonica, turmeric

14

Thai Binh

Pagoda tree, momordica

15

Lang Son

Anise, artemisia annual

16

Mau Son (Lang Son)

Artemisia annual

17

Quan Ba (Ha Giang)

Mint, stephania

19

Son La

Coscinium usitatum, piperidge, stephania

20

Sapa (Lao Cai)

Artichoke, polyscias fruticosa

21

Lai Chau

Coscinium usitatum, piperidge, stephania

22

Bac Giang

Momordica, turmeric, phyllanthus urinaria

 

APPENDIX II

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON PHARMACO-CHEMICAL DEVELOPMENT DURING 2009-2015
(To the Prime Minister’s Decision No. 81/2009/QD-TTg dated May 21, 2009)

No.

Name of project

Capacity (ton/year)

Investment capital (USD million)

Location

Investment duration

1

A plant producing inorganic pharmaco-chemicals and common adjuvants

200-400

5

Viet Tri, Phu Tho

2009-2010

2

A plant for extraction of material medica and semi-synthesis

150-200

20

The North or Central Vietnam

2009-2011

3

A pharmaco-chemical production plant

300-1,000

20

Hanoi

2009-2011

4

A high-class pharmaco-chemical production plant

150-200

10

Central Vietnam or the South

2010-2012

5

An antibiotic production plant (phase I)

200 tons of cefalexin, 60 tons of cefadroxi, 30 tons of cefradin and 10 tons of sodium cefradin (injection)

20

The North

2010-2015

6

A sorbiton production plant

10,000

25

Ho Chi Minh City or Hanoi

2012-2015

 

Total investment capital (estimated)

 

100

 

2009-2015

 

APPENDIX III

LIST OF PROJECTS FOR PHARMACO-CHEMICAL INDUSTRY DEVELOPMENT DURING 2009-2015
(To the Prime Minister’s Decision No. 81/2009/QD-TTg dated May 21, 2009)

No.

Name of project

Content

Investment capital (US$ million)

Investment duration

1

Project on building specialized pharmaco-chemical laboratories

Building some new pharmaco-chemical laboratories with advanced, modern and complete machinery and equipment up to the regional level, including laboratories in key domains up to the level of developed countries

12.5

2009-2012

2

Project on general survey of natural material sources for development of pharmaco-chemical production

General survey on distribution, severve and exploitability of natural material sources for development of pharmaco-chemical production, including forest and marine organisms, farm produce.

Based on survey data, to work out plans on rational exploitation and use of natural resources for pharmaco-chemical development; plans on conservation, culture and development of natural material sources

0.5

2009-2010

 

Total investment capital (estimated)

 

13

2009-2015

 

APPENDIX IV

LIST OF PHARMACO-CHEMICAL PRODUCTION PROJECTS PLANNED FOR INVESTMENT DURING 2016-2025
(To the Prime Minister’s Decision No. 81/2009/QD-TTg dated May 21, 2009)

No.

Name of project

Capacity (tons/year)

Investment capital (US$ million)

Location

Investment duration

1

Expansion of the sorbitol production plant

20,000

25

Ho Chi Minh City or Hanoi

2016

2

An antibiotics production plant (phase II) to produce penicillin G

1,000

80

The North

2016-2020

3

Vitamin C production plant

1,000

20

Hanoi

2018-2020

4

A plant for production of other essential medicines

1,000

70

Ho Chi Minh city

2016-2022

 

Total investment capital (estimated)

 

195

 

2016-2025

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 81/2009/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất