Quyết định 43/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 43/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 43/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 20/02/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định43/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 43/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 43/2006/QĐ-TTG
NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐẾN NĂM 2010
-----------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 8972/TTr-BYT ngày 03 tháng 11 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010 với các nội dung sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi tắt là VSATTP) phục vụ tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao nhận thức, thực hành VSATTP và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2010, 90% người sản xuất, 80% người kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, lãnh đạo và 80% người tiêu dùng có hiểu biết đúng và thực hành đúng về VSATTP.
- Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP từ trung ương đến địa phương và tại các Bộ, ngành liên quan. Phấn đấu đến năm 2010, 100% cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm VSATTP tại tuyến trung ương, khu vực, tỉnh, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ; 90% cán bộ làm công tác VSATTP tuyến cơ sở (quận, huyện, xã, phường) được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra nhanh phát hiện ô nhiễm thực phẩm.
- Phấn đấu đến năm 2010, 80% tiêu chuẩn về thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn thế giới.
- Từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Phấn đấu đến năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất thực phẩm nguy cơ cao áp dụng HACCP.
- Xây dựng chương trình phân tích và quản lý nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Thiết lập hệ thống kiểm soát ô nhiễm thực phẩm đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông và giám sát ngộ độc thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2010, mức tồn dư hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng vượt quá giới hạn cho phép còn 1 - 3% tổng số mẫu thực phẩm được kiểm tra.
2. Nội dung và giải pháp thực hiện
a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý VSATTP hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý VSATTP từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, lưu thông và kinh doanh thực phẩm. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản phù hợp với giai đoạn mới.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm các bộ phận quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành VSATTP từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
b) Giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thiết lập chương trình phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và tham gia hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm và giám sát ngộ độc thực phẩm quốc tế. Đến năm 2010, xây dựng 4 trung tâm giám sát ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm tại 4 Viện trực thuộc Bộ Y tế ở 4 khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.
c) Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục - truyền thông về VSATTP tại cộng đồng.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về VSATTP và các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Xã hội hoá công tác giáo dục truyền thông VSATTP và phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền VSATTP tại cơ sở để đến năm 2010, 100% quận, huyện có tuyên truyền viên về VSATTP và 100% xã, phường, thị trấn có cộng tác viên tuyên truyền về VSATTP.
d) Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP tại các Bộ, ngành và trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP tại các Bộ, ngành và địa phương theo tiêu chuẩn Thực hành labo tốt (GLP) và Chuẩn hoá phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 17025); xây dựng mạng thông tin về nhu cầu kiểm nghiệm và quản lý kết quả kiểm nghiệm.
đ) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra VSATTP định kỳ và đột xuất tại các vùng nuôi, trồng tập trung, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
- Định kỳ tổ chức lấy mẫu nguyên liệu sản xuất, mẫu thực phẩm để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học và tồn dư hoá chất độc hại trong nông sản, thực phẩm.
- Kiểm soát VSATTP nhập khẩu và vật tư phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản; phụ gia thực phẩm, chất bảo quản và chất hỗ trợ chế biến; thực phẩm chức năng và các thực phẩm có nguy cơ cao.
- Tăng cường kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các chợ đầu mối.
- Kiểm tra thường xuyên tại các chợ đầu mối về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm thực vật (rau củ quả tươi) và sử dụng test nhanh để phát hiện tồn dư hoá chất độc hại trong thực phẩm.
e) Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP.
- Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành trong hoạt động kiểm soát VSATTP và xây dựng các mô hình điểm bảo đảm VSATTP vận dụng nguyên tắc của các hệ thống quản lý tiên tiến; mở rộng áp dụng các mô hình trong các cơ sở sản xuất và cộng đồng.
- Hình thành tổ chức cấp chứng chỉ nông sản, sản phẩm thực phẩm an toàn; cơ sở sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn.
g) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý VSATTP.
Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của VSATTP tới sức khoẻ, đời sống kinh tế - xã hội và nghiên cứu các phương pháp hạn chế các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.
h) Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường hợp tác với Ủy ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (Codex) thế giới và khu vực trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm; thực hiện Hiệp định về áp dụng các biện pháp VSATTP và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm hạn chế ô nhiễm thực phẩm. Kêu gọi nguồn đầu tư từ các Dự án quốc tế cho việc nâng cấp hệ thống Phòng Kiểm nghiệm VSATTP và đào tạo cán bộ quản lý, kiểm nghiệm VSATTP.
i) Nâng cao mức đầu tư cho công tác VSATTP từ trung ương đến địa phương.
3. Tiến độ thực hiện
a) Giai đoạn 1 (2006 - 2007): triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động, trong đó ưu tiên thực hiện các hoạt động: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng tiêu chuẩn VSATTP; xây dựng và phát triển mạng lưới quản lý VSATTP; đẩy mạnh các hoạt động thông tin và giáo dục - truyền thông về VSATTP trong cộng đồng; thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường; quy hoạch và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP, trước mắt là xây dựng phòng kiểm nghiệm quốc gia về VSATTP và các phòng kiểm nghiệm khu vực đạt tiêu chuẩn GLP và ISO/IEC 17025...
b) Giai đoạn 2 (2008 - 2010): tiếp tục thực hiện các hoạt động, trong đó ưu tiên thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm thực phẩm; thiết lập hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn, hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và tham gia hệ thống khu vực và quốc tế; xây dựng các mô hình điểm và thực hiện kiểm soát ô nhiễm thực phẩm tại các mô hình..., đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
4. Kinh phí thực hiện
Hàng năm, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động này bao gồm các nguồn chủ yếu sau: ngân sách trung ương, các dự án hợp tác quốc tế; ngân sách địa phương; đóng góp của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện
1. Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược thông tin - truyền thông - giáo dục VSATTP; phối hợp với các tổ chức quần chúng, Ban, ngành tại địa phương xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền VSATTP tại tuyến cơ sở.
c) Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường như: thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm nhập khẩu và phụ gia thực phẩm; thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm trong và sau chế biến để tiêu dùng nội địa.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan quy hoạch và phát triển hệ thống kiểm nghiệm trong phạm vi cả nước.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và dự báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, thanh tra VSATTP.
g) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng một số mô hình bảo đảm VSATTP tại cộng đồng.
h) Là cơ quan đầu mối, điều hoà, phối hợp trong việc thực hiện Kế hoạch. Chịu trách nhiệm lập báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm VSATTP hàng năm.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy bảo đảm VSATTP trong quá trình sản xuất nông sản thực phẩm.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Kiểm soát vệ sinh thú y đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật.
d) Kiểm soát chất lượng VSAT thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp.
đ) Kiểm soát về dịch bệnh động vật, thực vật sống, giống cây trồng, vật nuôi.
e) Kiểm soát vi sinh vật và hoá chất tồn dư trong nông sản thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển.
g) Kiểm soát vệ sinh thú y đối với thực phẩm xuất nhập khẩu có nguồn gốc động vật.
h) Chỉ đạo việc phát triển các vùng sản xuất nông sản an toàn (vùng rau, quả, chè an toàn, vùng chăn nuôi an toàn...).
i) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSAT các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo GMP, SSOP, HACCP.
k) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tham gia hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn.
4. Bộ Thuỷ sản
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, kiểm soát dịch bệnh cho thuỷ sản và bảo vệ môi trường.
b) Kiểm soát về dịch bệnh động vật, thực vật thuỷ sản sống; về ô nhiễm sinh học và tồn dư hoá chất đối với các sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm tươi sống, đã qua chế biến, trong quá trình vận chuyển và xuất nhập khẩu.
c) Kiểm soát VSATTP thuỷ sản và sản phẩm thủy sản chế biến tiêu dùng nội địa trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển.
d) Kiểm soát chất lượng VSAT thức ăn chăn nuôi và vật tư sản xuất thuỷ sản.
đ) Tổ chức kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo VSAT các cơ sở sản xuất, kinh doanh từ khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản (bao gồm chương trình quản lý chất lượng theo GMP, GHP, SSOP, HACCP).
e) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tham gia hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn.
5. Bộ Thương mại
a) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thực phẩm trên thị trường, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành văn bản pháp luật quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh dịch vụ thực phẩm tươi sống theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý giết mổ tập trung và triển khai áp dụng GHP, HACCP tại các cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại sản phẩm thực phẩm.
b) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan quy hoạch và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP trong phạm vi cả nước.
7. Bộ Văn hoá - Thông tin
a) Phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, các Bộ, ngành liên quan để định hướng chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về VSATTP trong ngành văn hoá - thông tin và toàn xã hội.
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về VSATTP cho các nhóm đối tượng.
c) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm.
8. Bộ Công nghiệp
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn tham gia các hoạt động hội nhập quốc tế về quản lý, hài hoà tiêu chuẩn và pháp quy kỹ thuật về VSATTP đối với quá trình sản xuất của các cơ sở thực phẩm do ngành công nghiệp quản lý.
b) Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất trong quá trình chế biến thực phẩm thuộc ngành mình quản lý.
c) Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn áp dụng GHP, HACCP tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm vừa và nhỏ.
d) Phát triển khoa học công nghệ sản xuất thực phẩm bảo đảm vệ sinh, an toàn.
đ) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan khác tham gia hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Kêu gọi nguồn đầu tư từ các dự án quốc tế về VSATTP, đặc biệt là hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và hệ thống kiểm nghiệm VSATTP.
b) Bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động của các chương trình VSATTP.
10. Bộ Tài chính
a) Cân đối bảo đảm tài chính cho các chương trình VSATTP đã duyệt.
b) Theo dõi, giám sát và tham gia đánh giá kết quả các chương trình VSATTP.
c) Lực lượng hải quan tại các cửa khẩu phối hợp với các ngành liên quan tham gia kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về VSATTP trong học sinh, sinh viên; trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học.
b) Đưa nội dung VSATTP vào chương trình giáo dục của các bậc học.
c) Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nếp sống vệ sinh, khoa học; thay đổi phong tục tập quán lạc hậu.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quản lý nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm và bảo đảm an toàn môi trường trồng trọt, chăn nuôi và môi trường sống.
13. Bộ Quốc phòng
a) Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng hải quan và các Ban, ngành liên quan của địa phương ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng qua biên giới.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành VSATTP cho đồng bào dân tộc khu vực đóng quân, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
14. Bộ Công an
a) Phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan khác tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về VSATTP đối với dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra điều kiện bảo đảm VSATTP của các phương tiện vận chuyển thực phẩm; kiểm soát thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu.
c) Tham gia giải quyết các sự kiện phát sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm.
15. Bộ Nội vụ
a) Nghiên cứu trình Chính phủ Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành VSATTP từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố và quận, huyện.
b) Có kế hoạch tăng cường đủ lực lượng cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cho các Bộ, ngành liên quan.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo xây dựng chính sách quản lý VSATTP trên địa bàn và triển khai thực hiện các chương trình VSATTP tại địa phương.
b) Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm VSATTP trên địa bàn trong suốt quá trình sản xuất từ nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác, giết mổ, chế biến, bảo quản vận chuyển đến khi thực phẩm tới tay người tiêu dùng; quản lý vệ sinh an toàn đối với thức ăn đường phố, chợ, khu du lịch, lễ hội.
c) Chỉ đạo tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thực hiện thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về VSATTP trên địa bàn.
d) Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành ở địa phương xây dựng vùng sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn; xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường; xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý, giám sát việc bảo đảm VSATTP tại địa phương.
17. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng và Hội nghề nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp tổ chức:
a) Phổ biến kiến thức VSATTP cho hội viên và vận động cộng đồng cùng tham gia.
b) Triển khai các hoạt động cụ thể góp phần bảo đảm VSATTP: xây dựng các mô hình cộng đồng tự giám sát VSATTP đối với các cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ; xây dựng làng Văn hoá - Sức khoẻ; xây dựng mô hình bảo đảm VSAT thức ăn đường phố...
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm - Đã ký
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 43/2006/QD-TTg | Hanoi, February 20, 2006 |
DECISION
APPROVING THE NATIONAL ACTION PLAN FOR FOOD SAFETY AND HYGIENE TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1989 Law on Protection of the People's Health;
Pursuant to the July 26, 2003 Ordinance on Food Safety and Hygiene;
At the proposal of the Health Minister in Report No. 8972/TTr-BYT of November 3, 2005,
DECIDES:
Article 1.- To approve the national action plan for food safety and hygiene till 2010 with the following contents:
1. Objectives:
a/ General objective:
To ensure food safety and hygiene (abbreviated to FSH) in service of consumption, contributing to the protection of the people's health and socio-economic development and meeting the international economic integration requirements.
b/ Specific objectives:
- To raise the awareness, FSH practice and sense of responsibility of food producers, dealers and consumers. To strive to achieve by 2010 the target that 90% of the food producers, 80% of the food dealers, 100% of the managers and leaders and 80% of the consumers correctly understand and practice FSH.
- To enhance capacity of the system of FSH-managing, - inspecting or - testing organizations from the central to local levels and at the concerned ministries and branches. To strive to achieve by 2010 the target that 100% of officials engaged in FSH management and testing at the central, regional, provincial, municipal levels are trained and fostered to raise their professional qualifications; 90% of officials engaged in the FSH activities at the grassroots level (urban districts, rural districts, communes, wards) can attend training and fostering courses on knowledge and practicing skills in quick inspection and detection of food contamination.
- To strive to achieve by 2010 the target that 80% of the food standards are compatible with the world standards.
- To step by step apply the FSH quality management system according to the hazard analysis and critical control point (HACCP) system. To strive to achieve by 2010 the target that 100% of the high-risk food production establishments apply the HACCP system.
- To elaborate a program on analyzing and managing risks of causing food contamination, actively preventing food poisoning and diseases spreading through foods.
To establish a synchronous food contamination control system from production to circulation and supervise food poisoning. To strive to achieve by 2010 the target that the level ofallowed-for-use chemical and antibiotic residue in excess of the permitted limits remains at 1-3% of the total food samples inspected.
2. Contents and implementation solutions
a/ To enhance the state management capacity and build up an effective system of FSH management organizations from the central to local levels.
- To basically complete the system of legal documents on FSH management from production to processing, preservation, circulation and trading of food. To amend, supplement and promulgate legal documents suitable to the new period.
- To finalize the system of FSH quality standards compatible with international standards, in line with the international economic integration roadmap.
- To consolidate and perfect the system of state management over FSH, comprising the sections of FSH management, testing and specialized inspection from the central to local levels and at the concerned ministries and branches.
b/ To supervise the situation of food contamination, food poisoning and diseases spreading via foods. To work out a program on analyzing food contamination risks. To build up a system of supervision of food poisoning and diseases spreading via foods and participate in the international system for monitoring food contamination and food poisoning. By 2010, to have built 4 centers for supervising food contamination and food poisoning at 4 Institutes of the Health Ministry in four regions, the North, the Center, the South and the Central Highlands.
c/ To step up the information, education and communication on FSH at communities.
- To intensify the propagation, education and dissemination of knowledge on FSH and legal documents to food producers, processors and dealers.
- To socialize the work of education and communications on FSH and develop the contingent of collaborators for propagation of FSH at grassroots so that by 2010, 100% of urban districts and rural districts have FSH propagaters and 100% of communes, wards and district townships have FSH propagation collaborators.
d/ To build and develop the FSH-testing systems at ministries, branches and throughout the country.
To plan and develop the FSH-testing systems at ministries, branches and localities according to the Good Laboratory Practice (GLP) standards and standardize laboratories according to the international standards (ISO/IEC 17025); to build a network of information on testing demands and testing result management.
e/ To step up the examination and inspection of the implementation of legal documents on FSH.
- To intensify the periodical and extraordinary FSH examination and inspection at concentrated husbandry and cultivation regions, food production, processing and trading establishments.
- To periodically take samples of materials for food production and processing for analyzing and assessing the extents of biological pollution and harmful chemical residues in farm produce, food.
- To control the safety and hygiene of imported foods and supplies in service of agriculture, fisheries, food additives, preservatives and processing supporting substances; functional foods and high-risk foods.
- To intensify quarantine and safety and hygiene inspection of live animals and foods of animal origin at slaughter houses and wholesale markets.
- To regularly inspect the origins of foods of vegetative origin (fresh vegetables, tubers, fruits) and apply quick test to detect harmful chemical residues in foods.
f/ To intensify inter-branch activities to ensure FSH
- To intensify interbranch coordinated activities in FSH control and build pilot FSH models for application of principles of advanced management systems; to expand the application of models in production establishments and communities.
- To form the organizations granting certificates of safe farm produce, food products, safe food supply and production establishments.
g/ To step up the research into and application of science, techniques and advanced technologies in service of FSH management.
To concentrate on research into the FSH impacts on health, social and economic life and study the method of limiting the food-contamination causes.
h/ To promote international cooperation on food safety and hygiene.
To intensify cooperation with the world and regional food standardization committees (Codex) in the course of building up food standards; to implement the agreement on application of FSH measures and animal and plant quarantine (SPS Agreement) and the Agreement on technical barriers in trade (TBT Agreement) in the process of joining the World Trade Organization (WTO) in order to limit food contamination. To call for investment from international projects for upgrading the system of FSH-testing laboratories and training FSH-managing and -testing officials.
i/ To increase investment in FSH activities from the central to local levels.
3. Implementation progress
a/ Stage 1 (2006-2007): To conduct synchronous activities, giving priority to activities of promulgating legal documents and formulating FSH standards; building and developing the FSH management networks; accelerating the information, education and communications on FSH in communities; examining, inspecting, detecting and handling violations of law on FSH at various stages from production to circulation in the market; planning and developing the FSH-testing system, above all building the national FSH-testing laboratory and regional testing laboratories of GLP and ISO/IEC 17025 standards.
b/ Stage 2 (2008-2010): To continue with activities, giving priority to activities of controlling food contamination; establishing a quick warning system of unsafe food, a supervision system of food poisoning and participating in international and regional systems; building up pilot models and effecting food contamination control at models..., and, at the same time, to examine and evaluate the attainment of set objectives of the plan.
4. Funds for implementation
Annually, the Health Ministry and concerned ministries and branches shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in formulating plans and funding estimates for implementation of the action plan according to the provisions of the State Budget Law.
Funds for implementation of this action plan shall cover the following main sources: the central budget, international cooperation projects; local budgets; contributions of food-producing, -processing and/or -trading enterprises; domestic and foreign organizations and individuals.
Article 2.- Assignment of responsibilities for organization of the implementation
1. The Inter-branch Steering Committee for Food Safety and Hygiene shall have the responsibility to direct, monitor, inspect and urge ministries, branches, provincial/municipal People's Committees in effectively implementing the national action plan for food safety and hygiene.
2. The Ministry of Health
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating according to competence legal documents guiding the implementation of the Ordinance on Food Safety and Hygiene and Decree No. 163/2004/ND-CP of September 7, 2004, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Food Safety and Hygiene.
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture and Information and concerned ministries and branches in, formulating the strategy on FSH information, communications and education; coordinate with mass organizations, local departments and branches in building up the network of FSH propagation collaborators at grassroots.
c/ To control microbiological pollution and chemical residues in foods circulated in the market such as functional foods, high-risk foods, imported foods and food additives; home-made foods, foods in and after processing for domestic consumption.
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology and the concerned ministries and branches in, planning and developing the testing systems throughout the country.
e/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, building the systems of quick warning of unsafe food and forecast of food contamination risks; building the system of supervising food poisoning and diseases spreading via foods.
f/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, examining and inspecting FSH.
g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with local People's Committees and concerned agencies in, building a number of FSH models at communities.
h/ To act as the principal body in regulating and coordinating the implementation of the plan. To make and submit to the Prime Minister annual reports on implementation of the national action plan for FSH.
3. The Ministry ofAgriculture and Rural Development
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating according to competence or submitting to the Government for promulgation legal documents on ensuring FSH in the process of producing agricultural food products.
b/ To coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in formulating and submitting to the Government mechanisms and policies of encouraging investment in construction of concentrated animal slaughter houses to ensure food safety and hygiene.
c/ To control veterinary hygiene for animal feed raw materials, animal feeds of animal origin.
d/ To control the safety and hygiene quality of animal feeds and agricultural supplies.
e/ To control animal epidemics, raw vegetables, plant varieties, animal breeds.
f/ To control microbiology and chemical residues in agricultural foods in the course of production, processing, preservation and transportation.
g/ To control veterinary hygiene for imported and exported foods of animal origin.
h/ To direct the development of safe farm produce-manufacturing regions (vegetable region, fruit region, safe tea, safe husbandry region,...).
i/ To direct, inspect and recognize safety and hygiene conditions of husbandry establishments, slaughter houses, which reach the standards of the GMP, SSOP, HACCP management systems.
j/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in joining the quick warning system of unsafe food.
4. The Ministry of Fisheries
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating according to competence or submitting to the Government for promulgation legal documents on aquatic food safety and hygiene, controlling aquatic epidemics and diseases and environmental protection.
b/ To control aquatic animal and plant diseases, biological pollution and chemical residues in aquatic products being fresh and raw or processed foods in the course of transportation, importation and exportation.
c/ To control aquatic food safety and hygiene and aquatic products processed for domestic consumption in the course of processing, preservation and transportation.
d/ To control the safety and hygiene quality of animal feeds and fishery production supplies.
e/ To organize the inspection and recognition of safety and hygiene conditions for production and/or business establishments at various stages from aquatic product exploitation, culture, preservation and processing (covering the programs on quality management according to GMP, GHP, SSOP, HACCP standards).
f/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in joining the quick warning system of unsafe food.
5. The Trade Ministry
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in, examining and inspecting food trading activities in the market, particularly groups of food highly prone to contamination; controlling food labels, fake foods.
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating legal documents on conditions for food catering business and fresh and raw food service and business under the Ordinance on Food Safety and Hygiene.
c/ To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the concentrated animal slaughtering and applying GHP, HACCP at slaughter houses of industrial scale.
6. The Ministry of Science and Technology
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministries of Health, Agricultural and Rural Development as well as concerned ministries and branches in, formulating and promulgating Vietnamese standards on food quality, safety and hygiene for different kinds of food products.
b/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in planning and developing the FSH-testing systems throughout the country.
7. The Ministry of Culture and Information
a/ To coordinate with the Central Commission for Ideology and Culture and concerned ministries and branches in directing the work of information and propagation on FSH in the culture and information sector and the entire society.
b/ To direct the mass media agencies in intensifying propagation and education in legal and general knowledge on FSH for different groups of subjects.
c/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in controlling activities of food advertisement.
8. The Ministry of Industry
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating according to competence legal documents guiding the participation in international integration activities in the management and harmonization of standards and technical regulations on FSH applicable to production process of food establishments under the industrial sector's management.
b/ To control microbiological pollution and chemical residues in the course of food processing under its management.
c/ To coordinate with the Health Ministry in guiding the GHP, HACCP application at food processing enterprises, particularly small- and medium-sized food production and processing enterprises.
d/ To develop food production science and technologies, ensuring hygiene and safety.
e/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches injoining the quick warning system of unsafe food.
9. The Ministry of Planning and Investment
a/ To call for investment from international projects on FSH, particularly the food poisoning supervision system, the unsafe food quick warning system and the FSH-testing system.
b/ To ensure necessary resources for activities of the FSH programs.
10. The Ministry of Finance
a/ To balance finance for the approved FSH programs.
b/ To monitor, supervise and participate in assessment of results of FSH programs.
c/ Customs forces at border gates shall coordinate with the concerned branches in controlling imported foods, supplies in service of agricultural production, fishery, food processing industry according to the provisions of law.
11. The Ministry of Education and Training
a/ To coordinate with the Health Ministry and concerned ministries and branches in organizing the FSH propagation and education among pupils and students, in the school system from kindergartens to universities.
b/ To include the FSH content in the curriculars of all educational levels.
c/ To propagate and mobilize people to raise the hygienic and scientific ways of living; get rid of backward customs and practices.
12. The Ministry of Natural Resources and Environment
To coordinate with concerned ministries and branches in managing sources of wastes which cause environmental pollution and food contamination and ensuring safety for cultivation and husbandry environment as well as the living environment.
13. The Defense Ministry
a/ The Border Guard shall coordinate with the customs forces, concerned local departments and branches in preventing the illegal import of poor quality food and foodstuff across borders.
b/ To coordinate with the concerned ministries and branches in propagation and education to raise the FSH awareness and practice for ethnic minority people in areas where army units station, in deep-lying, remote, border and island regions.
14. The Ministry of Public Security
a/ To coordinate with the Trade Ministry, the Health Ministry and concerned ministries and branches in intensifying the inspection of implementation of the State's regulations on FSH for street food-catering services.
b/ To coordinate with concerned ministries and branches in inspecting the FSH conditions of food-transport means; controlling fake foods, illegally imported foods.
c/ To participate in settling arising incidents regarding food safety and hygiene.
15. The Ministry of Home Affairs
a/ To study and submit to the Government the scheme on consolidation of the system of FSH management, testing or inspection organizations from the central to provincial, municipal and district levels.
b/ To draw up plans to reinforce officials with professional qualifications in FSH management, inspection and testing for concerned ministries and branches.
16. Provincial/municipal People's Committees
a/ To coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation of policies for FSH management in their respective localities and deploying the implementation of FSH programs in localities.
b/ To manage and direct FSH activities in their respective localities throughout the course of production from cultivation, rearing, harvesting, catching, exploitation, slaughtering, processing, preservation and transportation till the delivery of foods to consumers; to manage safety and hygiene of food catering on street pavements, in markets, tourist resorts, festival places.
c/ To direct the propagation, education on legal documents on FSH and guide the implementation thereof. To organize the examination and inspection of implementation of legal provisions on FSH in their respective localities.
d/ To direct provincial/municipal Services, Departments and branches in localities to build areas producing and processing agricultural products and safe food; to build concentrated animal slaughtering houses ensuring hygiene and environmental protection; to build models of community participation in management and supervision of FSH in localities.
17. Socio-political organizations, mass organizations and professional associations are requested to coordinate with concerned ministries and branches as well as administrations at all levels in:
a/ Disseminating FSH knowledge to their members and mobilizing the communities to participate therein.
b/ Deploying specific activities, contributing to ensuring FSH; building models of community-based supervision of FSH at small, scattered food processing establishments; building culture-health villages; building up models of ensuring street food safety and hygiene...
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây