Quyết định 193/QĐ-TTg 2017 khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại

thuộc tính Quyết định 193/QĐ-TTg

Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:193/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:13/02/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sẽ bổ sung chính sách BHYT với người bị chó cắn

Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/02/2017 tại Quyết định số 193/QĐ-TTg.
Theo đó, nhằm mục tiêu khống chế bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021, tiến tới loại trừ bệnh dại; trên 95% xã, phường, thị trấn lập được danh sách hộ nuôi chó; trên 85% chó nuôi tại các xã, phường, thị trấn được tiêm phòng vắc-xin dại; trên 70% tỉnh không có ca bệnh dại trên chó trong 02 năm liên tiếp; giảm 60% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người…, Thủ tướng đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chính.
Cụ thể như: Yêu cầu chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên gia đình; Phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin dại cho chó vào tháng 3 - 4 hàng năm; kiện toàn và mở rộng số lượng các điểm tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng dại phục vụ công tác điều trị dự phòng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm têm chủng. Đặc biệt, sẽ bổ sung chính sách bảo hiểm y tế với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó; chính sách hỗ trợ vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định193/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 193/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2017
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021”
--------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 10890/TTr-BNN-TY ngày 21 tháng 12 năm 2016,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021” (sau đây gọi chung là Chương trình), gồm một số nội dung chính sau đây:
1. Cơ quan quản lý Chương trình và cơ quan phối hợp:
a) Cơ quan quản lý chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế.
b) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Mục tiêu của Chương trình
a) Mục tiêu chung:
Khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021 nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại.
b) Mục tiêu cụ thể
- Trên 95% số xã, phường, thị trấn lập được Danh sách hộ nuôi chó.
- Tỷ lệ chó nuôi được tiêm phòng vắc-xin Dại tại các xã, phường, thị trấn đạt trên 85%.
- Trên 70% số tỉnh không có ca bệnh Dại trên chó trong 02 năm liên tiếp.
- Giảm 60% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người.
- Giảm 60% số người tử vong do bệnh Dại vào năm 2021 so với số ca mắc bệnh Dại trung bình giai đoạn 2011 - 2015.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Quản lý chó nuôi: Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp trưởng thôn, ấp, bản lập danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc-xin Dại triệt để trên đàn chó. Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.
b) Tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó vào tháng 3-4 hàng năm; Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo địa bàn từng thôn, ấp, bản hoặc cụm dân cư, tổ chức tiêm bổ sung cho chó mới phát sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt mục tiêu đã đề ra. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ vắc-xin Dại tiêm phòng cho chó nuôi trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn thực hiện Chương trình để khống chế bệnh Dại.
c) Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người: Kiện toàn và mở rộng số lượng các điểm tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng Dại phục vụ công tác điều trị dự phòng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao. Về nguyên tắc mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ tiêm vắc-xin miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay tiêm vắc-xin miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như cán bộ làm các công việc lấy bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm vắc-xin Dại cho chó.
d) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống bệnh Dại ở động vật. Đề xuất Chính phủ xem xét, bổ sung vắc-xin Dại cho động vật vào Chương trình 30a để hỗ trợ cho các huyện nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2021. Lập quỹ dự phòng vắc-xin Dại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để tiêm bao vây khẩn cấp ổ dịch Dại trên đàn chó với số lượng khoảng 500 ngàn liều. Xây dựng chính sách hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin Dại cho nhân viên thú y, nhân viên y tế, người tham gia phòng chống bệnh Dại trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó; chính sách hỗ trợ vắc-xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
đ) Truyền thông: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông cho các địa phương tổ chức tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương thực hiện các chương trình truyền thông về bệnh Dại; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục truyền thông học đường, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về bệnh Dại tại địa phương theo quy định.
e) Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát: Tăng cường giám sát phát hiện bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở người và động vật. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh Dại. Hàng năm, lập bản đồ phân bố đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh Dại trên người và động vật để xác định khu vực có nguy cơ cao về bệnh Dại nhằm ưu tiên tập trung các nguồn lực trong công tác phòng chống bệnh Dại.
g) Điều tra và xử lý ổ dịch: Điều tra, xử lý các ổ dịch bệnh Dại trên người và động vật theo hướng tiếp cận Một sức khỏe, có sự phối hợp của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tổ, đội bắt chó có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh Dại và chó thả rông trong vùng có ổ dịch Dại để xử lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ vắc-xin từ quỹ dự phòng vắc-xin Dại để xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật.
h) Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại: Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm cho 04 phòng xét nghiệm của ngành Thú y và 02 phòng xét nghiệm của ngành Y tế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh Dại.
i) Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó: Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trong nước và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp qua biên giới theo quy định của pháp luật về thú y.
k) Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại: Chuẩn hóa các tài liệu liên quan trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật. Tổ chức tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại; kỹ năng truyền thông về bệnh Dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào, cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh Dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật.
l) Xây dựng vùng an toàn bệnh Dại: Khuyến khích các thành phố, thị xã, các huyện nơi có khu du lịch xây dựng vùng an toàn bệnh Dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, thu hút du khách tới du lịch, tham quan. Tổ chức đánh giá và công nhận xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố không có bệnh Dại.
m) Nghiên cứu khoa học: Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cần thiết phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại, bao gồm: Nghiên cứu sản xuất trong nước vắc-xin Dại tế bào cho người và cho động vật; phác đồ điều trị cho người mắc bệnh dại, đề xuất mô hình cộng đồng phòng chống bệnh Dại; kiến thức, thái độ và thực hành quản lý đàn chó của người dân và một số các nghiên cứu có liên quan.
4. Cơ chế tài chính
a) Ngân sách trung ương
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan trung ương, bao gồm: Công tác truyền thông; đào tạo tập huấn, hội thảo; quỹ dự phòng vắc-xin Dại để chống dịch; nâng cao năng lực chẩn đoán phòng thí nghiệm; giám sát, lập bản đồ dịch tễ bệnh Dại ở người và động vật; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Ngân sách nhà nước cấp cho "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021" thông qua ngân sách hàng năm cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế.
- Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế xây dựng dự toán thực hiện Chương trình, tổng hợp chung trong dự toán của Bộ gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngân sách địa phương
- Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm: Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo kỹ thuật, quản lý đàn chó, giám sát dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chương trình tại địa phương.
c) Kinh phí do người dân tự bảo đảm
- Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo.
- Người bị chó cắn phải bảo đảm chi trả cho điều trị y tế dự phòng.
d) Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác
Ngoài các nguồn kinh phí Nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng chống bệnh Dại tại Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại trên động vật theo quy định của Chương trình.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên người theo quy định của Chương trình.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông học đường về phòng chống bệnh Dại.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh Dại.
5. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của Trung ương và địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định của Chương trình nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại trên động vật và trên người theo quy định của Chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, NN(3). PC
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No: 193/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, February 13, 2017

 

DECISION

ON APPROVAL OF THE “NATIONAL PROGRAM FOR RABIES CONTROL AND ELIMINATION IN THE PERIOD OF 2017 - 2021”

--------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Law on Animal Health dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 63/NQ-CP dated July 22, 2016, on the Government’s Action Program on implementation of the National Assembly’s Resolutions on the 5-year socio-economic development plan in the period 2016 - 2020;

After consideration of the Minister of Agriculture and Rural Development at the Report No. 10890/TTr-BNN-TY dated December 21, 2016.

 

DECIDES:

 

 

Article 1. To approve the “National Program for Rabies Control and Elimination in the Period of 2017 - 2021” (hereinafter collectively referred to as the Program) with the main contents as follows:

1. Program managing and coordinating agencies:

a) Program managing agencies: The Minister of Agriculture and Rural Development - the Ministry of Health.

b) Coordinating agencies: People's Committees of provinces and centrally run cities, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Information and Communications.

2. Program's objectives

a) General objectives:

Basically controlling rabies on domestic dogs and human by 2021, progressing towards eliminating rabies.

b) Specific objectives

- Over 95% of communes, wards, towns, make the list of household raising dog.

- Over 85% dog population in communes, wards, towns have been vaccinated against rabies.

- Over 70% of provinces nationwide observed no rabies case in dogs in two consecutive years.

- Reducing by 60% of the number of provinces at high risk of rabies on human.

- Reducing by 60% of deaths due to rabies by 2021 compared to the number of rabies cases on average in 2011-2015 periods.

3. Tasks and solutions

a) Domestic dog management: Domestic dogs shall be managed in the direction that the People’s Committees at commune-level, heads of villages and hamlets shall make a List of households raising dogs and update information about the number of domestic dogs in each household in order to support the thorough rabies vaccination on the dogs. Dog owners shall notify their dog raising to heads of villages and hamlets; at the same time, make a commitment to captivity (or leash) and keep dogs on the family property.

b) Rabies vaccinations for dogs: The provincial- and district-level People’s Committees shall launch the peak month of vaccinations against rabies for dogs in March and April every year; the commune-level People’s Committees shall organize concentrated vaccinations in each hamlet, village or residential area and organize additional vaccinations for dogs that are not vaccinated in the previous round of vaccination against rabies or newborn dogs to ensure that the vaccination coverage reaches the target planned. The provincial-level People’s Committees shall consider and decide on supporting rabies vaccinations for domestic dogs in the areas from the local budgets in the implementation of the Program to control rabies.

c) Giving post-exposure prophylaxis for people: Consolidate, expand and increase the number of health care units providing rabies vaccine and antisera for preventive treatment, ensuring timely and effective, especially in high-risk areas. In principle, each district must have at least 01 health care unit equipped enough facilities and health workers have been trained properly on immunization according to regulations for establishment of immunization health care units; the provincial-level People’s Committees shall consider and decide on providing rabies vaccine free for poor people living in areas at high risk such as ethnic minorities, people living in remote areas or in extremely difficult areas, or provide pre-exposure prophylaxis free for people at high risk such as animal health workers who collect rabies samples, directly do laboratory testing of rabies samples or directly give rabies immunization for dogs.

d)  Complete legal documents and policies of the State: Study to amend and supplement regulations on sanctions against administrative violations in the field of animal health in the direction of increasing penalties for violations in control and prevention of rabies on animals. Propose the Government to consider and supplement more rabies vaccine for animals in the Program 30a to support poor districts in the national target program on reducing poverty for the period of 2017-2021. Set up a rabies vaccine fund managed by Ministry of Agriculture and Rural Development for urgently encircling rabies epidemic outbreaks in dog population if happened, with a number of at least 500.000 doses of vaccine. Develop policies to support immunization against rabies (include pre-exposure and post-exposure prophylaxis) for animal health workers, health workers and people who evolve in rabies prevention activities. Supplement health insurance policy for people bitten by dogs, and civil liability insurance for dog owners; policies to support rabies vaccine and antiserum for poor people living in high risk areas such as ethnic minorities, people living in remote areas or in extremely difficult areas.

dd) Communications: The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health shall develop and provide communication materials for localities to organize the propaganda; coordinate with the central press agencies to carry out communication programs on rabies; coordinate with the Ministry of Education and Training in the implementation of school communication education, the People's Committees at all levels to organize the implementation of the program of communication on rabies in the locality according to regulations.

e) Enhance capacity of surveillance system: Strengthen rabies detection surveillance with the support and participation of the community. Provide professional trainings for veterinarians and preventive medicine staff in order to improve the skills of epidemiological investigation and collection of epidemiological information on rabies in human and animals. Organize the collection and testing of samples to evaluate rabies circulation. On an annual basis, create a map of the distribution of dogs, epidemiological map of rabies disease in human and animals in order to identify areas at high risk for rabies with the aim to prioritize resources for rabies prevention.

g) Rabies outbreak handling and investigation: Investigate and handle rabies outbreaks in human and animals according to guideline in One Health approach, there must have cooperation between animal and human health sectors and ensure compliance with the provisions of laws; Commune-level People’s Committee shall set up a team to catch rabid dogs, dogs with signs of rabies and dogs roaming freely in the epidemic areas of rabies. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and provide support for rabies vaccine extracted from National Rabies Vaccine Fund to handle rabies outbreaks.

h) Enhance the laboratory diagnostic capacity: Enhance the laboratory diagnostic capacity of rabies disease for 04 key animal health laboratories and 02 key human health laboratories, satisfying requirements of the rabies control and prevention.

i) Strict control of dog transport: Strengthen the domestic dog transport quarantine and strictly address illegal transport of dogs across the borders in accordance with the provision of animal law.

k) Enhance professional capacity in rabies prevention and control: Standardize materials related to control and prevention of rabies on animal and human. Organize the training of skills on managing dog population; surveillance, investigation and diagnostics of rabies; training of skills on community communication about rabies; techniques to handle animal scratches and bites; post-exposure prophylaxis procedures; skills to catch rabid dogs and measures to handle animal rabies outbreaks.

l) Building rabies-safe areas: Encourage cities, towns and districts where are tourist sites to build rabies free areas to protect residents and tourists from rabies, and attract more tourists. Organize the assessment and recognition of communes, wards, districts, provinces and cities where no longer observe rabies epidemics.

m) Scientific research: Carry out necessary studies for the prevention and control of rabies that include: Research and produce domestic cell-culture rabies vaccine for human and animals; treatment regimens for rabies victims, propose a community-based rabies prevention model; , knowledge, attitudes and practices of management of dog owners and a number of relevant studies.

4. Financial mechanism

a) Central budget

- Central budget shall ensure sufficient budget for central bodies’ operations, including communications, training, workshops, national rabies vaccine reserve fund, strengthening laboratory testing and rabies epidemiological surveillance and mapping in humans and animals, building epidemic-free zones. The State budget allocated to the “National Program for Rabies Control and Elimination in the Period of 2017 - 2021” through annual budget allocated to the Ministry of Agricultural and Rural Development and the Ministry of Health.

- Annually, the Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health shall build funding estimates for the Program implementation, synthesize it in the Ministry’s estimate and submit it to the Ministry of Finance for submission to the competent authority for approval.

b) Local budget

- Local budget shall ensure sufficient budget for local bodies’ operations, including communication work, technical training, management of dog populations and disease surveillance, organizing vaccination and building epidemic free zones.

- Annually, the People's Committees of provinces and centrally-run cities shall decide to allocate funding for the Program's activities in their respective localities.

c) Funds self-assured by the people

- Owners of livestock and livestock establishments must ensure to pay for dogs and cats vaccination.

- People who have been bitten by a dog must ensure payment for preventive medical treatment.

d) Funding mobilized from other sources

Strengthen the call for countries, international organizations and donors to provide financial and technical support for rabies prevention activities in Vietnam, apart from the State funding sources.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and People's Committees of provinces and centrally run cities in, organizing rabies prevention activities on animals in accordance with the Program.

2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and People's Committees of provinces and centrally run cities in, organizing rabies prevention activities on human in accordance with the Program.

3. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the implementation of school communication activities on rabies prevention.

4. The Ministry of Information and Communications shall coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the implementation of communication activities on rabies prevention.

5. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall direct functional units to actively coordinate with relevant central and local agencies to organize the implementation of the contents according to the Program's regulations to ensure the Program’s objectives.

6. The People's Committees of provinces and centrally run cities shall organize rabies prevention activities on animal and human in accordance with the Program.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. The Minister of Agricultural and Rural Development, the Minister of Health, the Ministry of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Education and Training, the Minister of Information and Communications, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities and heads of relevant agencies shall be responsible for implementation of this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Trinh Dinh Dung 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 193/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 193/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19