Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BTM-BCN của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp về hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BTM-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp; Bộ Thương mại |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2005/TTLT-BTM-BCN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Bùi Xuân Khu; Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 21/10/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BTM-BCN
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
của Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp số 18/2005/TTLT-BTM-BCN
ngày 21 tháng 10 năm 2005
Hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006
- Căn cứ Hiệp định về Thương mại hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký ngày 17/07/2003 (sau đây gọi tắt là Hiệp định dệt may Việt nam-Hoa Kỳ) và các biên bản ghi nhớ, gia hạn hiệu lực của Hiệp định này;
- Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
- Căn cứ tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ;
Sau khi tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam,
Liên tịch Bộ Thương mại- Bộ Công nghiệp (sau đây gọi tắt là Liên Bộ) hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006 như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng hạn ngạch:
Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ có 38 chủng loại mặt hàng (Cat.), bao gồm 13 Cat. đôi và 12 Cat. đơn được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Đối tượng được phân giao và thực hiện hạn ngạch:
Thương nhân được phân giao và thực hiện hạn ngạch phải có đủ các điều kiện sau:
2.1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
2.2. Có năng lực sản xuất hàng dệt may;
2.3. Phải đảm bảo có sở hữu hợp pháp tối thiểu 100 máy may công nghiệp (loại máy 1 kim và/ 2 kim) đang hoạt động ở tình trạng tốt. Số lượng máy móc thiết bị tối thiểu nêu trên phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh sở hữu hợp pháp của thương nhân. Đối với chủng loại hàng không dùng máy may công nghiệp để sản xuất thì thương nhân phải có sở hữu đủ lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất chủng loại sản phẩm dệt may đăng ký xuất khẩu đó.
Số lượng máy đi thuê (không phải thuê mua tài chính) không được tính là sở hữu của thương nhân.
Khi có nhu cầu xuất khẩu chủng loại hàng quản lý bằng hạn ngạch, thương nhân mới (thương nhân chưa có thành tích xuất khẩu chủng loại hàng có hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ) cần có văn bản đề nghị Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch tại địa phương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành và sẽ được xem xét được tham gia thực hiện hạn ngạch sau khi Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may (Ban ĐHHN Dệt may) nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.
2.4. Thương nhân phải có nhân viên có trình độ, năng lực về xuất nhập khẩu và am hiểu chính sách thương mại để làm thủ tục về hạn ngạch và giấy tờ xuất nhập khẩu.
Liên Bộ yêu cầu thương nhân truy cập hàng ngày trang mạng của Bộ Thương mại tại www.mot.gov.vn để kịp thời nắm bắt và thực hiện các hướng dẫn của Liên Bộ cho phù hợp với tình hình biến động thường xuyên của ngành hàng dệt may.
II. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH
1. Căn cứ và thời hạn điều hành, thực hiện hạn ngạch:
Kể từ ngày 01/01/2006 đến ngày 30/06/2006, Liên Bộ cấp visa tự động cho tất cả các chủng loại mặt hàng nêu tại Mục I.1. Trong thời gian từ 1/1/2006 đến 30/6/2006, chủng loại mặt hàng nào có tỷ lệ thực hiện khoảng 70% tổng số lượng hạn ngạch chủng loại đó của năm 2006, Liên Bộ sẽ tiến hành phân giao hạn ngạch căn cứ trên cơ sở thành tích xuất khẩu các tháng đầu năm 2006 và nhu cầu xuất khẩu của thương nhân cho thời gian tiếp theo.
Đến thời điểm 30/06/2006, các chủng loại hàng chưa đạt tỷ lệ thực hiện 70% sẽ tiếp tục được cấp visa tự động. Trường hợp cần thiết, Liên Bộ có thể sẽ thông báo việc điều hành tiếp theo của chủng loại đã đạt gần 90% tổng số lượng hạn ngạch chủng loại đó của năm 2006.
2.Căn cứ tình hình thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong từng thời kỳ, Liên Bộ có thể điều chỉnh danh mục các chủng loại hàng được thực hiện phân giao hạn ngạch, chủng loại hàng được áp dụng cơ chế cấp visa tự động, sửa đổi bổ sung các hướng dẫn cấp tự động, hướng dẫn thực hiện ký quỹ bảo lãnh hoặc các biện pháp khác cho phù hợp.
3. Hiệu lực thực hiện:
Trường hợp Liên Bộ phân giao một phần hoặc toàn bộ hạn ngạch năm 2006 đối với chủng loại nào thì hạn ngạch năm 2006 có hiệu lực cho các lô hàng rời Việt nam từ ngày 01/01/2006 đến thời điểm cụ thể quy định trong thông báo giao hạn ngạch nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2006.
4. Cấp Visa và Visa tự động:
Việc cấp Visa được thực hiện theo Thông tư số 03/2003/TT-BTM ngày 5/6/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc cấp Visa hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 03/2003/TT-BTM dẫn trên.
Quy định việc thực hiện cấp Visa tự động: các thương nhân đủ điều kiện nêu tại mục I.2 nêu trên (kể cả thương nhân mới chưa được giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ) được cấp Visa tự động hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Khi lần đầu tiên làm thủ tục cấp Visa tự động, thương nhân mới cần xuất trình với Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu khu vực Biên bản xác nhận về năng lực sản xuất của Đoàn kiểm tra liên ngành.
Các lô hàng sản xuất/gia công tại Việt Nam có sử dụng một số bán thành phẩm nhập khẩu được cấp Visa xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi lô hàng đó được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam nhưng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá của Hoa Kỳ.
5. Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu:
Việc uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ.
Thành tích thực hiện hạn ngạch uỷ thác sẽ tính vào thành tích xuất khẩu của thương nhân uỷ thác.
6. Chuyển nhượng hạn ngạch:
Trường hợp trong năm 2006 Liên Bộ cấp hạn ngạch và cho phép chuyển nhượng hạn ngạch, việc chuyển nhượng hạn ngạch thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT/BTM/BCN ngày 1/4/2005.
7. Ký quỹ/bảo lãnh đảm bảo thực hiện hạn ngạch:
Thương nhân có thể tự nguyện đăng ký ký quỹ/bảo lãnh đối với tất cả các chủng loại mặt hàng để được bảo đảm số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng trong năm 2006. Trường hợp số lượng đăng ký ký quỹ/bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ xem xét ưu tiên đảm bảo giao hạn ngạch cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Việc áp dụng hình thức ký quỹ/bảo lãnh đảm bảo thực hiện hạn ngạch dệt may được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 15/2005/TTLT/BTM/BCN ngày 9/8/2005.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Liên Bộ hướng dẫn cho thương nhân thực hiện các điều khoản của Hiệp định đã ký và các quy chế đã ban hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện. Kết quả việc phân giao hạn ngạch và tình hình thực hiện hạn ngạch được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng: www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại.
Các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các Sở Công nghiệp và các Sở, ngành địa phương có liên quan trong tổ chức kiểm tra liên ngành và với Ban ĐHHN Dệt may trong việc: kiểm tra xác định năng lực sản xuất, xuất khẩu của thương nhân, chống gian lận thương mại để đảm bảo cho việc thực thi Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ.
Trường hợp cần kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra năng lực sản xuất của thương nhân, kiểm tra nghi vấn hàng chuyển tải... Ban ĐHHN Dệt may phối hợp với một hoặc nhiều đơn vị sau đây: Tổ Giám sát, Hải quan, Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch, Phòng QLXNK khu vực, Hiệp hội Dệt may Việt nam để tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời.
2. Mọi hoạt động điều hành, phân bổ, quản lý và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ được giám sát bởi Tổ Giám sát Liên Bộ. Tổ Giám sát Liên Bộ hoạt động theo Quy chế hoạt động hiện hành.
3. Thương nhân vi phạm luật pháp, các quy định hiện hành về thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt nam-Hoa Kỳ sẽ bị xử lý theo mức độ vi phạm từ phạt thu hồi một phần hoặc toàn bộ số lượng hạn ngạch đến đình chỉ phân giao hạn ngạch, đình chỉ cấp visa tự động hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
3.1 Thương nhân chuyển tải bất hợp pháp hàng hoá, làm và sử dụng Visa giả/ C/O giả, giả mạo hồ sơ bị thu hồi hết hạn ngạch, không phân giao tiếp bất cứ hạn ngạch nào, không cấp Visa tự động và chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.
3.2 Thương nhân khai không đúng nội dung đơn xin hạn ngạch, đơn xin Visa, lẩn tránh việc kiểm soát hạn ngạch của Liên Bộ bị thu hồi hết hạn ngạch, không phân hạn ngạch bổ sung, không cấp Visa tự động.
3.3 Thương nhân khai sai năng lực sản xuất, sai kim ngạch xuất khẩu để được giao hạn ngạch bổ sung thì thu hồi phần hạn ngạch được cấp do khai báo sai và phạt 30% hạn ngạch theo tiêu chuẩn được cấp.
3.4 Thương nhân khai sai năng lực sản xuất sẽ bị phạt tương ứng với phần khai sai trên tổng lượng hạn ngạch được cấp. Cụ thể khai sai dưới 10% lượng máy móc thiết bị thì bị cảnh cáo, không cấp hạn ngạch bổ sung, phát triển. Khai sai từ 10% trở lên sẽ bị phạt tỷ lệ tương đương lượng hạn ngạch trên tổng lượng hạn ngạch được cấp của cả năm, năm trước đó trừ vào năm hiện hành.
Trường hợp thương nhân chỉ thực hiện Visa tự động, không thực hiện hạn ngạch phân giao, khi bị phạt không bị đình chỉ hoàn toàn cấp Visa tự động thì Liên Bộ sẽ dự kiến số lượng phạt trừ nếu chủng loại hàng đó ngừng cấp Visa tự động để phân giao hạn ngạch hoặc khi thương nhân đăng ký chủng loại khác đang phân giao hạn ngạch sẽ bị trừ vào số lượng tiêu chuẩn dự kiến được phân giao.
Trường hợp hình thức vi phạm và hình thức xử lý vi phạm không nêu trên đây sẽ được Liên Bộ xem xét và xử lý cụ thể.
Các quy định khác về điều hành hạn ngạch dệt may không nêu trong Thông tư này nhưng không trái với các quy định trong Thông tư này sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực. Các quy định trước đây trái với Thông tư này bị huỷ bỏ.
Căn cứ tình hình thực tiễn sản xuất và xuất nhập khẩu, tình hình thị trường quốc tế theo từng thời kỳ, Liên Bộ sẽ có những hướng dẫn, thông báo chi tiết để điều hành hạn ngạch được phù hợp và hiệu quả.
Thông tư Liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu Lê Danh Vĩnh
PHỤ LỤC
(kèm theo Thông tư Liên tịch số 18/2005/TTLT/BTM-BCN ngày 21/10/2005)
STT |
Mô tả |
Đơn vị |
Cat. |
Quy đổi sang m2 |
1 |
Chỉ may, sợi để bán lẻ |
Kg |
200 |
6.60 |
2 |
Sợi bông đã chải |
Kg |
301 |
8.50 |
3 |
Tất chất liệu bông |
Tá đôi |
332 |
3.80 |
4 |
Áo khoác nam dạng comple |
Tá đôi |
333 |
30.30 |
5 |
Áo khoác nam nữ chất liệu bông |
Tá |
334/335 |
34.50 |
6 |
Áo sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu bông |
Tá |
338/339 |
6.00 |
7 |
Áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo |
Tá |
340/640 |
20.10 |
8 |
Áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo |
Tá |
341/641 |
12.10 |
9 |
Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo |
Tá |
342/642 |
14.90 |
10 |
Áo sweater chất liệu bông |
Tá |
345 |
30.80 |
11 |
Quần nam nữ chất liệu bông |
Tá |
347/348 |
14.90 |
12 |
Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo |
Tá |
351/651 |
43.50 |
13 |
Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo |
Tá |
352/652 |
11.30 |
14 |
Quần yếm, ... |
Kg |
359/659C |
10.00 |
15 |
Quần áo bơi |
Kg |
359/659S |
11.80 |
16 |
Áo khoác nam chất liệu len |
Tá |
434 |
45.10 |
17 |
Áo khoác nữ chất liệu len |
Tá |
435 |
45.10 |
18 |
Sơ mi nam, nữ chất liệu len |
Tá |
440 |
20.10 |
19 |
Quần nam chất liệu len |
Tá |
447 |
15.00 |
20 |
Quần nữ chất liệu len |
Tá |
448 |
15.00 |
21 |
Vải bằng sợi fi-la-măng tổng hợp khác |
M2 |
620 |
1.00 |
22 |
Tất chất liệu sợi nhân tạo |
Tá đôi |
632 |
3.80 |
23 |
Áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu sợi nhân tạo |
Tá |
638/639 |
12.96 |
24 |
Áo sweater chất liệu sợi nhân tạo |
Tá |
645/646 |
30.80 |
25 |
Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo |
Tá |
647/648 |
14.90 |
THE MINISTRY OF TRADE - THE MINISTRY OF INDUSTRY | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.18/2005/TTLT-BTM-BCN | Hanoi, October 21, 2005 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE ALLOCATION AND FULFILLMENT OF THE 2006 TEXTILE AND GARMENT QUOTAS FOR EXPORT INTO THE US MARKET
Pursuant to the Agreement on Trade in Textiles and Textile Products of Cotton, Wool, Man-Made Fiber, Non-Cotton Vegetable Fiber and Silk-Blend, concluded on July 17, 2003, between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the United States of America (hereinafter called the Vietnam-US Textile and Garment Agreement for short) and documents recording and extending the validity of this Agreement;
Pursuant to current regulations on management of goods import and export;
Based on the situation of textile and garment export into the US market;
After consulting with the Vietnam Textile and Garment Association;
The Ministry of Trade and the Ministry of Industry (hereinafter referred collectively to as the ministries) hereby jointly guide the allocation and fulfillment of the 2006 textile and garment quotas for export into the US market as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Quota-application scope:
The textile and garment quotas for export into the US market cover 38 categories (Cat.), including 13 double Cat.
2. Subjects of quota allocation and implementation
To be allocated quotas, traders must fully satisfy the following conditions:
2.1. Having business registration certificates, having registered import-export business identification numbers or having investment licenses under the Law on Foreign Investment in Vietnam;
2.2. Having textile and garment production capacity;
2.3. Lawfully owning at least 100 industrial sewing machines (1 -needle and 2-needle machines), which are in good working conditions. For categories, the not require industrial sewing machines, traders must have sufficient machines, equipment and workshops satisfying the requirements on production of such export textiles and garments.
The quantity of hired machines (not by the mode of financial hire-purchase) shall not be counted into their ownership.
Where new traders (traders who have never exported goods of quota-regulated categories into the US market) wish to export such goods, they shall have to request in writing the Trade Services or Trade and Tourism Services of their provinces or centrally-run cities to organize inter-branch inspection teams, and shall be considered for quota allocation after the Textile and Garment Quota Regulation Board receive the inspection teams' reports.
2.4. Having qualified staffs capable of understanding import-export and commercial policies in order to carry out procedures related to quotas as well as import and export documentation.
The ministries request traders to visit the Trade Ministry's website: www.mot.gov.vn every day so as to update and apply guidelines of the ministries in a way suitable to the regular changes in the textile and garment industry.
II. PROVISIONS ON QUOTA REGULATION AND FULFILLMENT
1. Bases and time limits for quota regulation and fulfillment:
From January 1, 2006 to June 30, 2006, the ministries shall grant automatic visas for all categories stated in Section I.1. In the period from January 1, 2006 to June 30, 2006, the ministries shall allocate quotas of categories for which around 70% of the total 2006 quotas have been fulfilled on the basis of export achievements in the first months of 2006 and traders' export demand for the time to come.
By June 30, 2006, automatic visas shall be further granted for categories for which less than 70% of allocated quotas have been fulfilled. In case of necessity, the ministries may announce the further regulation of categories for which nearly 90% of the total 2006 quotas have been fulfilled.
2. The ministries, basing themselves on the situation of fulfillment of quotas of textile and garment export into the US market in each period, may adjust the lists of categories entitled to quota allocation or the grant of automatic visas, amend and supplement guidance on the grant of automatic visas, and guide the application of deposits or guarantees or other appropriate measures.
3. Implementation effect:
In cases where the ministries allocate partially or wholly 2006 quotas for any category, the 2006 quotas shall be effective for goods lots of such category leaving Vietnam as from January 1, 2006 to a specific time stated in the quota-allocation notice, but no later than December 31, 2006.
4. Grant of visas and automatic visas:
The grant of visas shall comply with Circular No. 03/2003/TT-BTM dated June 5, 2003 of the Ministry of Trade, guiding the grant of visas for export of textiles and garments into the US market under the Vietnam-US Textile and Garment Agreement and its guiding documents.
Provisions on the grant of automatic visas:
Traders meeting all conditions specified in Item I.2 above (including new US market) shall be granted automatic visas for export of textiles and garments into the US market. When carrying out procedures for the grant of automatic visas for the first time, new traders should produce to regional Import-Export Management Bureaus the written certification of production capacity, made by the inter-branch inspection teams.
Lots of goods produced or processed in Vietnam with the use of imported semi-finished products shall be granted visas for export into the US market, if they are granted certificates of Vietnamese origin and satisfy US provisions on goods origin.
5. Export consignment and acceptance of export consignment:
The consignment and acceptance of export consignment of textiles and garments shall comply with the Government's Decree No. 57/1998/ND-CP dated July 31, 1998, and Decree No. 44/2001/ND-CP dated August 2, 2001.
Achievements recorded in the fulfillment of consigned quotas shall be regarded as export achievement of the consigning traders.
6. Transfer of quotas:
If in 2006, the ministries allocate quotas and permit the transfer of quotas, such transfer shall comply with Joint Circular No. 06/2005/TLLT/BTM/BCN dated April 1, 2005.
7. Deposit or guarantee for the fulfillment of quotas:
Traders may voluntarily register the deposit or guarantee for all categories so as to ensure that the quotas shall be used in 2006 quotas. Where the quantity of registered quotas exceed the quantity of available quotas, the ministries shall consider and grant quotas to traders who made achievements in export into the US market in 2005 and have contracts signed with US big customers.
The application of deposits or guarantees for the fulfillment of quotas shall comply with Joint Circular No. 15/2005/TTLT-BTM/BCN dated August 9, 2005.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATLON, INSPECTION, SUPERVISION AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. The ministries shall guide traders in implementing the terms of the signed Agreement and promulgated regulations and coordinate with the concerned Vietnamese and foreign agencies in settling in time problems arising in the course of implementation. Results of quota allocation and fulfillment shall be published on the mass media and the Trade Ministry's website: www.mot.gov.vn.
Provincial/municipal Trade Services or Trade and Tourism Services shall have to coordinate with provincial/municipal Industry Services and concerned services in organizing inter-branch inspection teams, and with the Textile and Garment Quota Regulation Board in inspecting and determining production and export capacity of traders and combating trade frauds so as to ensure the enforcement of the Vietnam-US Textile and Garment Agreement.
Where it is necessary to conduct unexpected inspection or re-inspection of traders' production capacity or transshipped goods in question, the Textile and Garment Quota Regulation Board shall coordinate with one or several of following units: supervision team, customs offices, provincial/municipal Trade Services or Trade and Tourism Services, regional import-export management bureau and Vietnam Textile and Garment Association in conducting timely inspection and handling of violations.
2. All activities of regulating, allocating, managing and fulfilling quotas on export of textiles and garments into the US market shall be supervised by the inter-ministerial supervision team. The inter-ministerial supervision team shall operate under the current operational regulation.
3. Traders who violate law and current regulations on the fulfillment of quotas on export of textiles and garments into the USA and the Vietnam-US Textile and Garment Agreement shall, depending on the seriousness of their violations, subject to termination of quota allocation or grant of automatic visas, or be handled according to the provisions of law. Specifically as follows:
3.1. Traders who illegally transship
3.2. Traders who falsely declare the contents of quota or visa application, or shirk quota control by the ministries shall have their quotas wholly withdrawn and not be allocated or granted additional quotas and automatic visas.
3.3. Traders who falsely declare their production capacity or export turnovers in order to be allocated additional quotas shall have their quotas additionally allocated due to their false declarations withdrawn and be subject to a fine equal to 30% of the allocated quotas.
3.4. Traders who falsely declare their production capacity shall be subject to a fine corresponding to the falsely declared volume to the total quota volume. Specifically, if the falsely declared volume accounts for less than 10% of machinery and equipment, traders shall be subject to caution and not be allocated additional or development quotas. If the falsely declared volume accounts for 10% or more of machinery and equipment, traders shall be subject to a fine corresponding to the portion of false declaration to the total volume of quotas allocated for this year or previous year.
For traders, who fulfill automatic visas but fail fulfill allocated quotas and are not subject to the termination of grant of automatic visas, the ministries shall estimate the volume of quotas to be subtracted, if the grant of automatic visas for such categories is suspended for quota allocation, or subtract the volume of quotas into the volume of the to-be-allocated standard quotas, if traders register for other categories, for which quotas are being allocated.
In cases where the forms of violation and the forms of handling violations are not stated in this Joint Circular, the ministries shall examine and handle them on a case-by-case basis.
Other provisions on regulation of textile and garment quotas, which are not stated in this Circular but not contrary to the provisions of this Circular, shall be still effective. Previous regulations contrary to this Circular are hereby annulled.
The ministries shall, basing themselves on the practical situation of production and import-export activities as well as international market in each period, provide detailed guidance and give notices so as to regulate quotas in an appropriate and effective manner.
This Joint Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
FOR THE MINISTER OF TRADE | FOR THE MINISTER OF INDUSTRY |
APPENDIX
(To Joint Circular No. 18/2005/TTLT/BTM-CN dated October 21, 2005)
Ordinal number | Description | Unit | Cat. | Conversion into m2 |
1 | Retail yarn, sewing thread | Kg. | 200 | 6.60 |
2 | Combed cotton yarn | Kg. | 301 | 8.50 |
3 | Cotton hosiery | Dozen of pairs | 332 | 3.80 |
4 | Men's suit-type coats | Dozen of pairs | 333 | 30.30 |
5 | Men's/women's cotton coats | Dozen | 334/335 | 34.50 |
6 | Women's cotton knit shirts and blouses | Dozen | 338/339 | 6.00 |
7 | Men's woven cotton and man-made fiber shirts | Dozen | 340/640 | 20.10 |
8 | Women's woven cotton and man-made fiber blouses | Dozen | 341/641 | 12.10 |
9 | Cotton and man-made fiber skirts | Dozen | 342/642 | 14.90 |
10 | Cotton sweaters | Dozen | 345 | 30.80 |
11 | Cotton trousers | Dozen | 347/348 | 14.90 |
12 | Cotton and man-made fiber pajamas and nightwear | Dozen | 351/651 | 43.50 |
13 | Cotton and man-made fiber underwear | Dozen | 352/652 | 11.30 |
14 | Coveralls | Kg. | 359/659C | 10.00 |
15 | Swimwear | Kg. | 359/659S | 11.80 |
16 | Men's woolen coats | Dozen | 434 | 45.10 |
17 | Women's woolen coats | Dozen | 435 | 45.00 |
18 | Men's/women's woolen shirts | Dozen | 440 | 20.10 |
19 | Men's woolen trousers | Dozen | 447 | 15.00 |
20 | Women's woolen trousers | Dozen | 448 | 15.00 |
21 | Fabrics of other synthetic filament fibers | Square meter | 620 | 1.00 |
22 | Man-made fiber hosiery | Dozen of pairs | 632 | 3.80 |
23 | Man-made fiber knit shirts and blouses | Dozen | 638/639 | 12.96 |
24 | Man-made fiber sweaters | Dozen | 645/646 | 30.80 |
25 | Man-made fiber trousers | Dozen | 647/648 | 14.90 |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây