Thông tư 137/1998/TT/BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tạm thời việc nhập khẩu hàng hoá bằng nguồn tiền viện trợ cho các dự án do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 137/1998/TT/BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 137/1998/TT/BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 19/10/1998 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 137/1998/TT/BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 137/1998/TT/BTC NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG NGUỒN TIỀN VIỆN TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN DO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM THỰC HIỆN
- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05-08-1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức;
- Căn cứ Quyết định số 20 TC/KBNN ngày 17-01-1996 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế đấu thầu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước;
Để quản lý chặt chẽ, đúng chếđộ và tránh lợi dụng trốn lậu thuế trong việc nhập hàng bằng nguồn tiền viện trợ cho các dự án do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời các thủ tục hành chính đối với việc nhập khẩu hàng hoá bằng nguồn tiền viện trợ cho các dự án do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại được tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị tại Việt Nam.
2. Viện trợ không hoàn lại là nguồn của ngân sách Nhà nước vì vậy, việc sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại để nhập khẩu các loại trang thiết bị cho các dự án viện trợ phải thực hiện theo các quy định trong Văn kiện dự án và thực hiện việc đấu thầu theo quy chế đấu thầu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 20 TC/KBNN ngày 17-01-1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định tại Thông tư này.
3. Vật tư, thiết bị và các loại hàng hoá nhập khẩu bằng nguồn tiền viện trợ phải phù hợp với Hiệp định, Văn kiện dự án, chương trình đã được thoả thuận và ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức viện trợ. Đối với mặt hàng ô tô, xe máy và các loại hàng hoá hạn chế nhập khẩu khác phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Thực hiện đấu thầu: Ngoài việc thực hiện những quy định về Quy chế đấu thấu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 20 TC/KBNN ngày 17-01-1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc đấu thầu nhập khẩu vật tư, thiết bị và các loại hàng hoá nhập khẩu bằng nguồn tiền viện trợ cần thực hiện các quy định sau:
* Đại diện cơ quan tài chính cấp kinh phí trong Hội đồng xét thầu quy định tại Điều 4.1 Quy chế đấu thầu kèm theo Quyết định số 20 TC/KBNN ngày 17-01-1996 là đại diện Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế - Bộ Tài chính hoặc Vụ Tài chính kế toán (hay Vụ Tài vụ quản trị) của cơ quan chủ quản cấp Bộ.
* Khi thông báo đấu thầu, phải công bố công khai, rõ ràng về mức giá đặt thầu là giá không bao gồm các loại thuế gián thu đối với lô hàng vật tư, thiết bị nhập khẩu để thực hiện dự án.
2. Trong quá trình nhập hàng: Chủ dự án có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị trúng thầu thực hiện các quy định sau đây:
2.1. Trường hợp nhập hàng trọn gói cho các dự án viện trợ:
Trên các hồ sơ hàng hoá nhập khẩu (gồm hoá đơn thương mại, hoá đơn vận tải, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hoá...) các doanh nghiệp trúng thầu phải yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài ghi rõ là hàng nhập cho các dự án viện trợ. Cụ thể: trong các hồ sơ này đều phải có một mục riêng dùng để thông báo (Notify) ghi rõ tên của đơn vị sử dụng hàng hoá.
2.2. Trường hợp hàng nhập cho các dự án viện trợ được nhập khẩu chung với hàng kinh doanh bình thường khác:
Đơn vị trúng thầu khi mua hàng từ nước ngoài cần yêu cầu phía nhà cung cấp lập riêng 2 hoá đơn thương mại cho phần hàng nhập cho các dự án viện trợ và phần hàng kinh doanh bình thường. Trên hoá đơn thương mại cho phần hàng nhập cho các dự án viện trợ cũng phải có một mục riêng dùng để thông báo (Notify) ghi rõ tên của đơn vị sử dụng hàng hoá.
2.3. Trường hợp nhập hàng theo chỉ định thầu theo yêu cầu của Nhà tài trợ thì các doanh nghiệp được chỉ định thầu khi nhập hàng cũng thực hiện các yêu cầu tại điểm 2.1 và 2.2 nêu trên.
3. Hồ sơ để làm xác nhận hàng viện trợ:
Ngoài các loại giấy tờ được quy định tại Thông tư 30 TC/VT ngày 12-06-1997 của Bộ Tài chính, để được xác nhận hàng viện trợ phải có các hồ sơ sau đây: - Biên bản về kết quả đấu thầu và quyết định công nhận đơn vị trúng thầu (nếu có);
- Hợp đồng cung cấp hàng hoá được ký kết giữa Ban quản lý dự án (chủ dự án) và đơn vị trúng thầu (giá bỏ thầu trong Hợp đồng có ghi rõ không bao gồm tiền thuế gián thu phải nộp cho các lô hàng nhập khẩu).
- Hợp đồng ngoại thương (nếu nhập khẩu trực tiếp) hoặc Hợp đồng uỷ thác (nếu uỷ thác nhập khẩu).
Trường hợp chỉ định thầu chỉ cần Hợp đồng mua bán được ký kết giữa Ban quản lý dự án và đơn vị được chỉ định thầu kèm theo công văn của Ban quản lý dự án công nhận đơn vị được chỉ định thầu.
4. Lập tờ khai xác nhận hàng viện trợ:
Tờ khai xác nhận hàng viện trợ được lập vào ngày doanh nghiệp nhập hàng nhận được các hồ sơ hàng hoá. Chủ dự án là người ký bản kê khai xác nhận hàng viện trợ.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, các chủ dự án cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế) để giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây