Thông tư 01/1998/TN/XNK của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998

thuộc tính Thông tư 01/1998/TN/XNK

Thông tư 01/1998/TN/XNK của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/1998/TN/XNK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Xuân Quang
Ngày ban hành:14/02/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/1998/TN/XNK

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 01/1998/TM/XNK NGÀY 14 THÁNG 2 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 11/1998/QĐ-TTG NGÀY 23/01/1998 VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH XUẤT, NHẬP KHẨU NĂM 1998 VÀ SỐ 12/1998/QĐ-TTG NGÀY 23/01/1998 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NĂM 1998

Ngày 23/01/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998/QĐ-TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998;

Căn cứ quy định trong các Quyết định nói trên và kết quả điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1997;

Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện như sau:

I- VỀ DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước thực hiện theo các phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998.
II- VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Việc điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá năm 1998 quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg và 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 có những điểm Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện cụ thể thêm như sau:
1. Xuất khẩu gạo:
1.1- Về hạn ngạch 4.000 ngàn tấn: Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 Bộ Thương mại đã có Quyết định số 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998, phân bổ 90% hạn ngạch xuất khẩu gạo 1998 (3.600 ngàn tấn), gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Trung ương (Phụ lục 1 kèm theo đây). Đến tháng 9/1998, nếu tình hình sản xuất thuận lợi, hạn ngạch 400 ngàn tấn còn lại sẽ được Chính phủ xem xét phân bổ tiếp.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sau khi nhận được Quyết định của Bộ Thương mại cần giao ngay hạn ngạch để các doanh nghiệp thực hiện và thông báo Bộ Thương mại, các Bộ ngành hữu quan biết để phối hợp điều hành. Đối tượng được giao hạn ngạch là các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo của địa phương, kể cả các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Nam; các doanh nghiệp Nhà nước có nguồn hàng, có thị trường để uỷ thác xuất khẩu; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố;
Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước (ngoài danh sách đầu mối) có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng lương thực hoặc nông sản nếu tìm được thị trường mới và ký kết được hợp đồng với các điều kiện thương mại và giá cả có hiệu quả thì cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp này (Bộ, ngành và tỉnh) kiến nghị Bộ Thương mại xem xét cho phép thực hiện từng hợp đồng cụ thể.
1.2. Về xuất khẩu gạo miền Bắc và miền Trung: Năm 1998 việc xuất khẩu gạo sản xuất ở miền Bắc và miền Trung tiếp tục được khuyến khích. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ngành hàng xuất khẩu là lương thực hoặc nông, lâm, thuỷ hải sản nếu có khách hàng, thị trường tiêu thụ đều được trực tiếp xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong quá trình giao dịch ký hợp đồng xuất khẩu cần thông báo Bộ Thương mại biết về số lượng dự kiến xuất, thời hạn giao hàng, loại gạo, giá cả, cảng xếp hàng và phương thức thanh toán để Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện. Cơ quan Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
1.3. Về đầu mối xuất khẩu: Ngoài các doanh nghiệp đã trực tiếp xuất khẩu gạo năm 1997 và các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chỉ định trong Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg (Tổng công ty thương mại tổng hợp Sài Gòn, Nông trường Cờ đỏ Cần Thơ, Tổng công ty vật tư nông nghiệp TW và Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc). Tại Hội nghị về xuất khẩu gạo nhập khẩu phân bón ngày 5/2/1998 (tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh) Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm 2 doanh nghiệp đầu mối của tỉnh An Giang và 1 doanh nghiệp đầu mối của thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các Hợp tác xã sản xuất lúa, các doanh nghiệp chuyên xay xát, chế biến gạo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ các tiêu chuẩn sau đây giới thiệu:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lương thực và đã có quá trình kinh doanh lương thực 2 năm trở lên.
- Có khả năng huy động nguồn vốn để xuất khẩu tối thiểu 5 ngàn tấn gạo/chuyến.
- Có tình trạng tài chính lành mạnh.
- Có cơ sở chế biến gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bộ Thương mại sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực xem xét quyết định chọn khoảng 05 doanh nghiệp làm thí điểm tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp.
1.4- Về thị trường xuất khẩu: Đối với các thị trường (IRAN, IRAQ, PHILPPINES, MALAYSIA, INDONESIA), trước đây chỉ giao cho một số doanh nghiệp thực hiện, nay trừ các hợp đồng thực hiện theo chỉ định của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu mối khác nếu ký được hợp đồng có các điều kiện thương mại và giá cả tốt hơn, thì cũng được trực tiếp xuất khẩu hoặc xuất khẩu qua khách hàng khác vào các thị trường này.
1.5. Về thủ tục xuất khẩu: Hải quan căn cứ thông báo tên doanh nghiệp, hạn ngạch doanh nghiệp được giao, hợp đồng, L/C (trừ trường hợp đổi hàng hoặc thanh toán bằng TTR) để làm thủ tục xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp, không yêu cầu văn bản nào khác.
2. Nhập khẩu phân bón:
Căn cứ Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ Bộ Thương mại đã có Quyết định số 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998 phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu phân bón năm 1998 gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Trung ương.
2.1. Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón: danh sách theo Phụ lục 2 của Thông tư này gồm 35 đầu mối.
Trường hợp cần thay đổi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo cho Bộ Thương mại, Ngân hàng, Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản để phối hợp điều hành.
2.2. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao ngay hạn ngạch cho các doanh nghiệp thực hiện theo chỉ tiêu nhập khẩu UREA, SA, DAP, NPK, KALI nêu tại Quyết định 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998 phù hợp với thời vụ sản xuất hè thu, mùa và đông xuân ở cả 3 miền Bắc, Trung, và Nam như Phụ lục số 2 đính kèm và thông báo cho Bộ Thương mại, các Bộ ngành hữu quan biết để phối hợp điều hành.
Thời hạn phân bón phải về đến cửa khẩu Việt Nam:
- Đối với vụ hè thu: chậm nhất 30/6/1998
- Đối với vụ mùa: chậm nhất 30/9/1998
- Đối với vụ đông xuân: chậm nhất 31/3/1999
45 ngày trước khi đến thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp không có khả năng nhập khẩu lượng phân bón được giao phải báo cáo ngay cho tỉnh, thành phố hoặc Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.
2.3. Các doanh nghiệp được giao chỉ tiêu nhập khẩu phải đưa phân bón về đủ số lượng, đúng cửa khẩu và thời điểm quy định. Trường hợp cần điều chỉnh phải được Bộ Thương mại chấp thuận.
2.4. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được xét cho phép tham gia nhập khẩu phân bón nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ngành hàng nhập khẩu phân bón hoặc vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Có mạng lưới cung ứng phân bón được thành lập theo đúng pháp luật.
- Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh; có khả năng huy động vốn và thanh toán hàng nhập khẩu tối thiểu 50.000 tấn phân bón/năm.
Nếu các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Thương mại, bao gồm:
- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp (Phụ lục 3: mẫu số 1 đính kèm).
- Báo cáo quyết toán năm 1997 được tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập xác nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm toán độc lập.
- Báo cáo về hệ thống cung ứng phân bón trong nước (có xác nhận của cơ quan chủ quản).
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (bản photocopy có công chứng).
2.5. Tuần đầu hàng tháng doanh nghiệp phải gửi báo cáo thực hiện nhập khẩu của tháng trước về Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Phụ lục 4: mẫu số 2 đính kèm).
3. Việc nhập khẩu thép, xi măng các loại, giấy, kính, đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước; Liên Bộ Thương mại, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng thống nhất như sau:
3.1. Xi măng:
a. Nhu cầu nhập khẩu xi măng đen năm 1998 dự kiến: 200.000 tấn.
Giao Công ty liên doanh Sao Mai nhập khẩu 50.000 tấn xi măng rời để vận hành trạm Cát Lái.
150.000 tấn còn lại khi có nhu cầu mới được phép nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng và điều hành của liên Bộ Thương mại - Kế hoạch và Đầu tư - Xây dựng.
b. Các loại xi măng khác các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh - làm thủ tục tại Hải quan.
3.2. Kính:
a. Nhu cầu nhập khẩu năm 1998: 2,5 triệu m2 kính xây dựng trắng trơn có độ dầy từ 2 - 7 mm, Bộ Thương mại giao chỉ tiêu nhập khẩu như sau:
+ Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng nhập khẩu 1,5 triệu m2.
+ Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng thuộc các địa phương và các Bộ, ngành khác nhập khẩu 1 triệu m2.
b. Các loại kính khác các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh - làm thủ tục tại Hải quan.
3.3. Giấy:
Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu giấy các loại theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh - làm thủ tục Hải quan. Riêng các loại giấy sau đây trước mắt chưa nhập khẩu:
- Giấy in báo;
- Giấy dùng để viết, để in thông thường (chưa gia công bề mặt), kể cả các loại giấy có tên thương mại: ofset, woodfree, photocopy và các tên thương mại khác có định lượng từ 50 g/m2 đến 80 g/m2.
- Giấy làm bao bì bao gồm bìa, các loại carton phẳng có các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:
+ Độ chịu bục từ 3 kgf/cm2 trở xuống.
+ Độ chịu nén từ 14 kgf trở xuống.
3.4. Đường:
- Nhu cầu nhập khẩu năm 1998 khoảng 80.000 tấn đường các loại; Trong đó:
+ Đường thô làm nguyên liệu cho các nhà máy tinh luyện trước mắt nhập khẩu khoảng 60.000 tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các doanh nghiệp trực thuộc Bộ nhập khẩu về chậm nhất là 30/8/1998.
+ Bộ Thương mại điều hành nhập khẩu 20.00 tấn đường Re khi thị trường có nhu cầu trên cơ sở thống nhất với các Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.5. Thép:
a. Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu thép các loại theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Làm thủ tục tại Hải quan.
Riêng các loại thép nêu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này trước mắt chưa nhập khẩu.
b. Thép thứ phế liệu và thép phá dỡ tầu cũ khi nhập khẩu phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Công nghiệp.
4. Việc nhập khẩu ôtô và xe gắn máy các loại:
Ngoài các mặt hàng cấm nhập khẩu nêu tại điểm 9, mục II, Phụ lục số 01, Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ, trong khi chờ thống nhất với các ngành hữu quan trước mắt chưa nhập khẩu:
- Ôtô du lịch từ 12 chỗ ngồi trở xuống, xe 2-3 bánh gắn máy (nguyên chiếc và SKD).
- Động cơ ôtô và động cơ xe 2-3 bánh gắn máy đã qua sử dụng.
- Khung xe hai bánh gắn máy (trừ khung nhập đồng bộ theo linh kiện CKD, IKD).
- Cabin, khung gầm và khung gầm có gắn động cơ (loại mới) của các loại ô tô thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ loại nhập đồng bộ theo linh kiện CKD, IKD).
- Xe cứu thương đã qua sử dụng.
- Ôtô vừa chở hàng vừa chở người.
Số còn lại được điều hành nhập khẩu như sau:
a. Đối với ôtô nguyên chiếc các loại được hiểu là ôtô chở người, ôtô chở hàng và các loại ôtô khác có tay lái thuận mới hoặc đã qua sử dụng. Việc nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc các loại trên theo nhu cầu sản xuất kinh doanh; Riêng xe cứu thương (mới) được nhập khẩu khi có văn bản chấp thuận của Bộ Y tế chỉ để phục vụ vận chuyển người bệnh của các bệnh viện và cơ sở y tế khám chữa bệnh, không được sử dụng vào mục đích khác. Thủ tục nhập khẩu giải quyết tại cơ quan Hải quan cửa khẩu. b. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ kế hoạch sản xuất lắp ráp ôtô các loại và xe hai bánh gắn máy của mình gửi kế hoạch nhập khẩu linh kiện IKD cả năm về Bộ Thương mại trước 31/3/1998 để xem xét giao kế hoạch nhập khẩu.
c. Các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư sản xuất lắp ráp được xe hai bánh gắn máy bằng linh kiện IKD nếu được nhà sản xuất (đối tác nước ngoài) và Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (hoặc cơ quan được Bộ này uỷ quyền) chấp thuận, đã được Bộ Thương mại cấp Giấy phép nhập khẩu linh kiện dạng IKD trong năm 1997 để lắp ráp thì gửi kế hoạch nhập khẩu linh kiện cả năm về Bộ Thương mại để duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp trong nước khác có dự án đầu tư sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy dạng IKD, sau khi thống nhất với các Bộ, ngành hữu quan Bộ Thương mại sẽ có Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể sau.
5. Nhập khẩu rượu:
Việc nhập khẩu rượu thực hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Thương mại, trước mắt thực hiện theo cơ chế điều hành của năm 1997.
6. Việc xuất khẩu cà phê và cao su trước mắt thực hiện như cơ chế năm 1997.
7. Việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng: Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu các loại thiết bị máy móc đã qua sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và quản lý chuyên ngành (nếu có), thủ tục nhập khẩu được giải quyết tại cơ quan Hải quan, không phải xin phép Bộ Thương mại. Riêng việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết định 91/TTg của Thủ tương Chính phủ.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện, đồng thời phản ánh cho Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký đến ngày 31/3/1999.

PHỤ LỤC SỐ 1
HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO NĂM 1998
(Kèm theo Thông tư số 01/1998/TM/XNK ngày 14/2/1998 của Bộ Thương mại)

Số TT

Khu vực

Hạn ngạch được giao

 A

ĐỊA PHƯƠNG

2.520

 1

Tỉnh An Giang

450

 2

Tỉnh Cần Thơ

330

 3

Tỉnh Đồng Tháp

330

 4

Tỉnh Long An

210

 5

Tỉnh Vĩnh Long

250

 6

Tỉnh Kiên Giang

130

 7

Tỉnh Tiền Giang

270

 8

Tỉnh Trà Vinh

150

 9

Tỉnh Sóc Trăng

120

 10

Tỉnh Bạc Liêu

70

 11

Tỉnh Cà Mâu

30

 12

Tỉnh Bến Tre

20

 13

Tỉnh Thái Bình

40

 14

Thành phố Hồ Chí Minh

120

 B.

CÁC DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

1.080

 15

Tổng công ty lương thực miền Nam

620

 16

Tổng công ty lương thực miền Bắc

300

 17

Công ty XNK Gedosico (Bộ Thương mại)

100

 18

Tổng công ty vật tư nông nghiệp TW

30

 19

Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc (Grainco)

30

 

 

 

 

Tổng cộng

3.600

 

PHỤ LỤC SỐ 2
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI NHẬP KHẨU PHÂN BÓN 1998
(Kèm theo Thông tư số 01/1998 TM/XNK ngày 14/2/1998 của Bộ Thương mại)

1.

 

Công ty Ladfeco Long An

 

Tỉnh Long An

 

2.

 

Công ty lương thực Long An

 

-

 

3.

 

Công ty vật tư nông nghiệp và LT Đồng Tháp

 

Tỉnh Đồng Tháp

 

4.

 

 Công ty Thương nghiệp XNK tổng hợp

 

-

 

5.

 

Công ty lương thực An Giang

 

Tỉnh An Giang

 

6.

 

Công ty lương thực Tiền Giang

 

Tỉnh Tiền Giang

 

7.

 

Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long

 

Tỉnh Vĩnh Long

 

8.

 

Công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long

 

 

9.

 

Công ty xuất nhập khẩu và lương thực Trà Vinh

 

Tỉnh Trà Vinh

 

10.

 

Công ty lương thực thực phẩm Sóc Trăng

 

Tỉnh Sóc Trăng

 

11.

 

Công ty lương thực Cần Thơ

 

Tỉnh Cần Thơ

 

12.

 

Nông trường Sông Hậu

 

-

 

13.

 

Công ty lương thực Minh Hải

 

Tỉnh Bạc Liêu

 

14.

 

Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau

 

Tỉnh Cà Mau

 

15.

 

Công ty vật tư nông nghiệp Đồng Nai

 

Tỉnh Đồng Nai

 

16.

 

Công ty Hachimex Hải Phòng

 

TP. Hải Phòng

 

17.

 

Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh Hà Nộ

 

TP. Hà Nội

 

18.

 

Công tư vật tư nông nghiệp Nghệ An

 

Tỉnh Nghệ An

 

19.

 

Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá

 

Tỉnh Thanh Hoá

 

20.

 

Công ty vật tư nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng

 

Tỉnh Quảng Nam

 

21.

 

Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đăklăk

 

Tỉnh Đăklăk

 

22.

 

Công ty thương mại tổng hợp Phú Yên

 

Tỉnh Phú Yên

 

23.

 

Công ty vật tư nông nghiệp Bình Định

 

Tỉnh Bình Định

 

24.

 

Công ty Grainco

 

Bộ NN và PTNN

 

25.

 

Tổng công ty lương thực miền Nam

 

-

 

26.

 

Tổng công ty lương thực miền Bắc

 

-

 

27.

 

Tổng công ty cà phê Việt Nam

 

-

 

28.

 

Tổng công ty cao su Việt Nam

 

-

 

29.

 

Tổng công ty Vigecam

 

-

 

30.

 

Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 3

 

Bộ Thương mại

 

31.

 

Tổng công ty hoá chất Việt nam

 

Bộ Công nghiệp

 

32.

 

Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản

 

Bộ Thương mại*

 

33.

 

1 Công ty của tỉnh Nam Định

 

Tỉnh Nam Định*

 

34.

 

1 Công ty của tỉnh Gia Lai

 

Tỉnh Gia Lai*

 

35.

 

Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn

 

TP. Hồ Chí Minh

 

* Doanh nghiệp đầu mối được bổ sung năm 1998 theo QĐ số 12/1998/QĐ-TTg

HẠN MỨC PHÂN BÓN NHẬP KHẨU PHỤC VỤ THEO MÙA

Đơn vị: ngàn tấn

S

 

Tỉnh, TP, doanh nghiệp

 

Hạn mức phân bổ theo mùa

 

TT

 

 

 

Hè thu

 

Mùa

 

Đ.xuân

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Hạn mức nhập khẩu UREA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả nước

 

360

 

450

 

790

 

1.600

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A- NK cho miền Nam

 

250

 

200

 

430

 

880

 

 1

 

Long An

 

20

 

10

 

40

 

70

 

 2

 

Đồng Tháp

 

20

 

10

 

40

 

70

 

 3

 

An Giang

 

20

 

10

 

40

 

70

 

 4

 

Vĩnh Long

 

10

 

10

 

40

 

60

 

 5

 

Tiền Giang

 

10

 

20

 

20

 

50

 

 6

 

Cần Thơ

 

10

 

20

 

30

 

60

 

 7

 

Sóc Trăng

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 8

 

Bạc Liêu

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 9

 

Cà Mau

 

10

 

10

 

10

 

30

 

10

 

Đồng Nai

 

10

 

10

 

10

 

30

 

11

 

CT XNK ngũ cốc

 

20

 

20

 

30

 

70

 

12

 

CT XNK khoáng sản

 

10

 

10

 

10

 

30

 

13

 

TCT LT miền Nam

 

10

 

10

 

30

 

50

 

14

 

TCT hoá chất Việt Nam

 

10

 

10

 

10

 

30

 

15

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

70

 

30

 

100

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. NK cho miền Bắc

 

40

 

190

 

270

 

500

 

16

 

Hải Phòng

 

10

 

30

 

50

 

90

 

17

 

Hà Nội

 

10

 

30

 

40

 

80

 

18

 

Nghệ An

 

10

 

20

 

30

 

60

 

19

 

Thanh Hoá

 

10

 

10

 

30

 

50

 

20

 

Nam Định

 

-

 

20

 

10

 

30

 

21

 

TCT LT miền Bắc

 

-

 

10

 

20

 

30

 

22

 

TCT Vật tư nông nghiệp

 

-

 

70

 

90

 

160

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C- NK cho miền Trung

 

70

 

60

 

90

 

220

 

23

 

Phú Yên

 

10

 

10

 

20

 

40

 

24

 

Quảng Nam

 

10

 

10

 

20

 

40

 

25

 

Bình Định

 

10

 

10

 

10

 

30

 

26

 

Đăk lăk

 

10

 

10

 

-

 

20

 

27

 

Gia Lai

 

10

 

-

 

10

 

20

 

28

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

10

 

10

 

20

 

40

 

29

 

CT XNK tổng hợp 3

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Hạn mức nhập khẩu các loại phân bón khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Phân DAP

 

80

 

70

 

150

 

300

 

 

 

NK cho miền Nam

 

80

 

70

 

150

 

300

 

 1

 

Long An

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 2

 

Đồng Tháp

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 3

 

An Giang

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 4

 

Tiền Giang

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 5

 

Vĩnh Long

 

10

 

-

 

20

 

30

 

 6

 

Cần Thơ

 

-

 

10

 

20

 

30

 

 7

 

Đồng Nai

 

10

 

-

 

20

 

30

 

 8

 

TCT LT miền Nam

 

10

 

-

 

20

 

30

 

 9

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

10

 

10

 

20

 

40

 

10

 

CT XNK ngũ cốc

 

-

 

10

 

10

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Phân NPK

 

110

 

80

 

160

 

350

 

 

 

NK cho miền Trung

 

20

 

10

 

40

 

70

 

 1

 

Phú Yên

 

10

 

-

 

-

 

10

 

 2

 

Quảng Nam

 

10

 

10

 

-

 

20

 

 3

 

Đăk Lăk

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 4

 

Bình Định

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 5

 

Gia Lai

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 6

 

CT XNK tổng hợp 3

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

 

90

 

70

 

120

 

280

 

 7

 

Long An

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 8

 

Đồng Tháp

 

10

 

10

 

10

 

30

 

 9

 

An Giang

 

10

 

10

 

10

 

30

 

10

 

Tiền Giang

 

10

 

-

 

20

 

30

 

11

 

Vĩnh Long

 

10

 

-

 

20

 

30

 

12

 

Cần Thơ

 

10

 

10

 

10

 

30

 

13

 

Đồng Nai

 

10

 

-

 

10

 

20

 

14

 

TCT LT miền Nam

 

10

 

10

 

10

 

30

 

15

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

10

 

10

 

10

 

30

 

16

 

CT XNK ngũ cốc

 

-

 

10

 

10

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Phân KALI

 

60

 

60

 

120

 

240

 

 

 

NK cho miền Bắc

 

20

 

20

 

40

 

80

 

 1

 

Hải Phòng

 

-

 

10

 

-

 

10

 

 2

 

Hà Nội

 

10

 

-

 

10

 

20

 

 3

 

Nghệ An

 

10

 

-

 

10

 

20

 

 4

 

Thanh Hoá

 

-

 

10

 

-

 

10

 

 5

 

Nam Định

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 6

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Trung

 

10

 

10

 

20

 

40

 

 7

 

Phú Yên

 

-

 

10

 

-

 

10

 

 8

 

Quảng Nam

 

10

 

-

 

-

 

10

 

 9

 

CT XNK tổng hợp 3

 

-

 

-

 

10

 

10

 

10

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

 

30

 

30

 

60

 

120

 

11

 

Long An

 

10

 

-

 

-

 

10

 

12

 

Đồng Tháp

 

10

 

-

 

-

 

10

 

13

 

An Giang

 

10

 

-

 

-

 

10

 

14

 

Cần Thơ

 

-

 

-

 

10

 

10

 

15

 

Đồng Nai

 

-

 

10

 

-

 

10

 

16

 

TCT Hoá chất Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

17

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

-

 

10

 

10

 

20

 

18

 

TCT cà phê Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

19

 

TCT cao su Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

20

 

CT XNK ngũ cốc

 

-

 

10

 

10

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Phân SA

 

60

 

50

 

140

 

250

 

 

 

NK cho miền Bắc

 

10

 

10

 

30

 

50

 

 1

 

Hải Phòng

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 2

 

Hà Nội

 

-

 

10

 

-

 

10

 

 3

 

Nghệ An

 

10

 

-

 

10

 

20

 

 4

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Trung

 

10

 

10

 

30

 

50

 

 5

 

Phú Yên

 

-

 

10

 

10

 

20

 

 6

 

Đăk Lăk

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 7

 

Quảng Nam

 

10

 

-

 

-

 

10

 

 8

 

CT XNK tổng hợp 3

 

-

 

-

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

 

40

 

30

 

80

 

150

 

 9

 

Đồng Nai

 

10

 

-

 

-

 

10

 

10

 

Long An

 

10

 

-

 

-

 

10

 

11

 

Cần Thơ

 

-

 

10

 

-

 

10

 

12

 

An Giang

 

-

 

10

 

-

 

10

 

13

 

Đồng Tháp

 

-

 

10

 

-

 

10

 

14

 

Vĩnh Long

 

-

 

-

 

10

 

10

 

15

 

Tiền Giang

 

-

 

-

 

10

 

10

 

16

 

TCT vật tư nông nghiệp

 

10

 

-

 

10

 

20

 

17

 

TCT cà phê Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

18

 

TCT cao su Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

19

 

TCT LT miền Nam

 

10

 

-

 

10

 

20

 

20

 

TCT Hoá chất Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

21

 

CT XNK ngũ cốc

 

-

 

-

 

10

 

10

 

PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU SỐ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Bộ Thương mại
"V/v xin tham gia nhập khẩu phân bón"
1. Tên Công ty:
2. Địa chỉ:
    Điện thoại:
3. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
Ngày cấp
Phạm vi xuất khẩu:
Phạm vi nhập khẩu:
4. Tình hình tài chính:
a. Báo cáo về tình hình tài chính của Công ty (nợ và khả năng trả nợ, có khả năng huy động vốn để nhập khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tối thiểu 50.000 tấn phân bón/năm).
b. Vốn kinh doanh (tại thời điểm báo cáo):
Trong đó:         - Vốn cố định
- Vốn lưu động:
5. Hệ thống cung ứng phân bón có khả năng cung ứng X (bao nhiêu) tấn phân bón/năm, trong đó:
- Bán buôn:                 tấn
- Bán lẻ:             tấn
6. Địa bàn cung ứng phân bón (miền Bắc, miền Trung hay miền Nam):
7. Cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh phân bón (ghi rõ tên và bằng cấp):
8. Đăng ký nhập khẩu phân bón (UREA, SA, DAP, NPK và KALI).

 

..., ngày tháng năm 1998

ý kiến của cơ quan chủ quản

 

Giám đốc Công ty

 

 

 

(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU SỐ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO NHẬP KHẨU PHÂN BÓN ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG
Kính gửi:
- Bộ Thương mại
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Hàng về trong tháng

 

UREA

 

SA

 

DAP

 

NPK

 

KALI

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Luỹ kế nhập khẩu từ đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tồn kho đến kỳ báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Giá nhập khẩu bình quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(USD/MT CIF cảng Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Giá bán trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tình hình thực hiện tháng tới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đã ký hợp đồng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đã mở L/C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dự kiến hàng về đến cửa khẩu VN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Đánh giá tình hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(thị trường trong và ngoài nước)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày tháng năm 1998
Giám đốc Công ty
(Ký tên và đóng dấu) 
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC NHỮNG CHỦNG LOẠI THÉP KHÔNG NHẬP KHẨU NĂM 1998
(Kèm theo Thông tư số 01/1998/TM/XNK ngày 14/02/1998 của Bộ Thương mại)
 
1. Thép xây dựng tròn trơn phi 6 đến 40mm
2. Thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, gân, xoắn) phi 10 đến 40mm
3. Thép góc đều (V, góc lệch (L) 20 đến 100mm
4. Các loại thép hình C(U), I(H), dưới 120mm
5. Các loại ống thép hàn: đen, mạ kẽm phi 14 đến 115mm
6. Thép lá mạ kẽm phẳng, dày 0,25-0,55mm, chiều dài đến 3.500mm, thép lá mạ kẽm dạng múi, thép lá mạ màu dạng múi.
7. Các loại dây thép thường: đen mềm, đen cứng, dây mạ kẽm, dây thép gai và lưới B40.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC
hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu năm 1998
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)
 
I. MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Đồ cổ.
3. Các loại ma tuý.
4. Hoá chất độc.
5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế sản xuất từ nhóm gỗ IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992; song mây nguyên liệu.
6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.
II. MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Các loại ma tuý.
3. Hoá chất độc.
4. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.
5. Pháo các loại. Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội.
6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng)
7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).
8. Ôtô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời).
9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ôtô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy; kể cả khung gầm có gắn động cơ ôtô các loại đã qua sử dụng.
Ghi chú:
1. Việc xuất khẩu hàng thuộc danh mục nói trên, trong trường hợp có nhu cầu cho an ninh quốc phòng hoặc nhu cầu khác, sẽ do Thủ tướng cho phép hoặc giao Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép và hải quan giải quyết thủ tục.
2. Việc cấm xuất khẩu động thực vật theo yêu cầu bảo vệ môi sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn trong văn bản riêng.
3. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn thi hành mục II.7.
4. Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (bao gồm cả phụ tùng, linh kiện) khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC
HÀNG QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH 1998
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)
MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
- Gạo
- Hàng dệt, may xuất khẩu vào Eu, Canada, NaUy, Thổ Nhĩ Kỳ.
 
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC
HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THEO QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (1)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)
1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu, hoá chất nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp
2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu, thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thú y; thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc theo quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Danh mục thuốc, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần và tiền chất. Một số máy móc, thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh cho người, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Danh mục thuỷ sản quý hiếm thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn và thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
5. Máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến; các loại tổng đài, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện. 
6. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, thiết bị in đặc biệt, băng hình có ghi chương trình, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin.
7. Thiết bị, máy móc chuyên ngành ngân hàng, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(1) Danh mục cụ thể các loại hàng hoá nói trên thực hiện theo Nghị định số 89/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ.
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC
HÀNG HOÁ, VẬT TƯ NHẬP KHẨU CÓ CÂN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT
VÀ NHU CẦU TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)
1. Xăng dầu
2. Phân bón
3. Thép xây dựng các loại
4. Xi măng các loại
5. Giấy viết, giấy in các loại
6. Kính xây dựng
7. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu
8. Rượu.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 01/1998/TM-XNK

Hanoi, February 14, 1998

 

CIRCULAR

THE IMPLEMENTATION OF PRIME MINISTER'S DECISION No.11/1998/QD-TTg OF JANUARY 23, 1998 ON THE 1998 EXPORT AND IMPORT MANAGEMENT MECHANISM AND DECISION No.12/1998/QD-TTg OF JANUARY 23, 1998 ON THE 1998 RICE EXPORT AND FERTILIZER IMPORT MANAGEMENT

On January 23, 1998 the Prime Minister issued Decision No.11/1998/QD-TTg on the 1998 export and import management mechanism and Decision No.12/1998/QD-TTg on the 1998 rice export and fertilizer import management;

Pursuant to the provisions of these Decisions and the results of the export and import management activities in 1997;

The Ministry of Trade hereby guides the implementation of these Decisions as follows:

I. ON THE LISTS OF EXPORT AND IMPORT GOODS

The list of goods banned from export or import, the list of goods managed by quotas, the list of export and import goods subject to specialized management and the list of export and import goods to be balanced against the domestic production and demand shall comply with Appendices 1, 2, 3 and 4 attached to Decision No.11/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister.

II. ON THE GOODS EXPORT AND IMPORT MANAGEMENT

Regarding the 1998 goods export and import management prescribed in the Prime Minister's Decisions No.11/1998/QD-TTg and No.12/1998/QD-TTg of January 23, 1998, the Ministry of Trade hereby provides more concrete guidance for implementation as follows:

1. On the rice export:

1.1- Regarding the quota of 4,000,000 tons: Based on Decision No.12/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister, the Ministry of Trade issued on January 26, 1998 Decision No.0089-TM/XNK on the allocation of 90% of the 1998 rice export quota (3,600 thousand tons), then sent it to the provinces, cities and centrally-run enterprises (Appendix 1 enclosed herewith). If by September 1998, the rice production goes well, the remaining quota of 400,000 tons shall be allocated by the Government.

The provincial/municipal People's Committees shall, upon receiving the Ministry of Trade's decision, have to immediately allocate quotas to enterprises for fulfillment and notify the Ministry of Trade and the concerned ministries as well as branches thereof for the coordinated management. Subjects entitled to be given quotas shall be enterprises engaged in direct rice export in the localities, including members of the Southern Food Corporation; State enterprises having goods sources and markets for entrusted export and foreign-invested enterprises in provinces and cities;

In cases where State enterprises (outside the list of designated enterprises) with licenses for food or farm produce export and/or import find new markets and sign contracts with lucrative commercial terms and prices, the agencies directly managing these enterprises (ministries, branches and provinces) shall propose the Ministry of Trade to consider and allow such enterprises to perform contracts on the case by case basis.

1.2. On the export rice produced in the North and Central Vietnam: The export of rice produced in the North and Central Vietnam shall be further encouraged in 1998. Enterprises of all economic sectors which have licenses for the export and/or import of food, agricultural, forest and aquatic products and have found customers and markets shall be permitted to directly export (rice). During the process of transaction for the signing of export contracts, the enterprises should notify the Ministry of Trade of their estimated export volume, the delivery time limit, the types of rice, the prices, the loading port and the mode of payment so that the latter can provide guidance for the implementation. The customs office shall carry out the export procedures for the enterprises on the basis of written consents from the Ministry of Trade.

1.3. On the designated export enterprises: In addition to the enterprises already engaged in direct rice export in 1997 and those designated by the Prime Minister in Decision No.12/1998/QD-TTg (the Saigon General Trade Corporation, the Red Flag Agricultural Farm of Can Tho province, the Central Agricultural Supplies Corporation and the Grain Export and Import Company); at the conference on rice export and fertilizer import held in Ho Chi Minh City on February 5, 1998, the Prime Minister decided to add two more designated enterprises: one of An Giang province and one of Ho Chi Minh City.

For non-State enterprises which are rice-producing cooperatives and rice-processing enterprises in the Mekong River delta provinces, the provincial People's Committees are requested to recommend them, based on the following criteria:

- Having food business registration certificates and having been engaged in food business activities for two years or more;

- Being capable of mobilizing capital for the export of at least 5,000 tons of rice/shipment;

- Having healthy financial status;

- Having establishments processing rice of export quality.

The Ministry of Trade shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Food Exporters' and Importers' Association in considering and selecting five enterprises for experimental direct rice export.

1.4. Regarding the export market: Regarding markets (Iran, Iraq, the Philippines, Malaysia, Indonesia), previously assigned to a number of enterprises; if now, except for contracts performed under the Government's order, other designated enterprises sign contracts with lucrative commercial terms and prices, they shall be entitled to export rice directly or through a third party to these markets.

1.5. Regarding the export procedures: The customs office shall base itself on the notice of the enterprises' names, their allocated quotas, export contracts and L/C (except for cases of goods exchange or payment by TTR) to carry out rice export procedures for enterprises, without requiring any other documents.

2. On the fertilizer import:

Pursuant to Decision No.12/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister, the Ministry of Trade issued on January 26, 1998 Decision No.0089/TM/XNK on the allocation of the 1998 fertilizer import quotas and sent it to the provincial/municipal People's Committees and the centrally-run enterprises.

2.1. Fertilizer importing enterprises: The list in Appendix 2 attached to this Circular includes 35 designated enterprises:

If there is a need to change designated import enterprises, the concerned provincial People's Committees shall notify in writing the Ministry of Trade, the Bank, the Customs Office, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment thereof for coordinated management.

2.2. The provincial/municipal People's Committees are requested to immediately allocate quotas to the enterprises (as specified in Appendix 2 attached to this Circular), so that the latter can proceed with the import of urea, SA, DAP, NPK and KALI fertilizers according to quotas mentioned in Decision No.0089-TM/XNK of January 26, 1998 at the time suitable to the Summer-Autumn crop, Autumn crop and Winter-Spring crops in northern, central and southern Vietnam, then notify the Ministry of Trade and the concerned ministries and branches for coordinated management.

The deadlines for imported fertilizers to arrive at the Vietnamese border-gates:

- For the Summer-Autumn crop: by June 30, 1998 at the latest;

- For the Autumn crop: by September 30, 1998 at the latest;

- For the Winter-Spring crop: by March 31, 1999 at the latest.

Within 45 days before the above-said deadlines, if any enterprise is still unable to fulfil the fertilizer import quota allocated to it, it shall have to immediately report to the provincial/municipal People's Committees or the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development for a timely allocation of such quota to other enterprise(s).

2.3. The enterprises allocated with import quotas must import fertilizer in full assigned volumes, through prescribed border-gates and at the prescribed time. In case of a need for any adjustments, there must be approval from the Ministry of Trade.

2.4. Non-State enterprises shall be considered and permitted to participate in the import of fertilizers if they fully meet the following conditions:

- Having export and import business licenses that cover the import of fertilizers and supplies in service of agricultural production.

- Having fertilizer supply networks established in accordance with law.

- Having healthy financial status; being capable of mobilizing capital and making payment for the import of at least 50,000 tons of fertilizer per year.

Any enterprise meeting the above-mentioned conditions shall submit its dossier to the Ministry of Trade, including:

- The written request of the enterprise.

- The report on 1997 final account settlement certified by an independent professional auditing organization in strict accordance with the State's current regulations on independent audit.

- The report on its domestic fertilizer supply system (with certification of its superior management agency).

- The export and import business licenses (notarized copy).

2.5. In the first week of every month, the enterprises shall have to send their reports on the previous month's import activities to the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. For the import of steel, cement of various kinds, paper, glass, refined sugar, raw material crude sugar by domestic enterprises, the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and the Ministry of Construction have reached the following agreement:

3.1. For cement:

a/ The 1998 black cement import demand is estimated at 200,000 tons.

To assign the Sao Mai joint venture company to import 50,000 tons of unpacked cement for operation of Cat Lai station.

The remaining 150,000 tons shall be imported only when there appear new demands on the basis of the proposal of the Ministry of Construction and the joint management by the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction.

b/ Cement of other kinds shall be imported according to production and business demands by the enterprises in line with their export-import licenses; the import procedures shall be carried out at the customs offices.

3.2. For glass:

a/ The 1998 glass import demand: 2.5 million m2 of white plain construction glass of 2-7 mm thick, the Ministry of Trade allocates the import quotas as follows:

+ The enterprises under the Ministry of Construction shall import 1.5 million m2.

+ The enterprises having licenses for the export and import of goods of appropriate lines and under the management of localities and other ministries and branches shall import 1 million m2.

b/ Glass of other kinds shall be imported according to production and business demands by the enterprises having licenses for the export and/or import of goods of appropriate lines; the import procedures shall be carried out at the customs office.

3.3. For paper:

Enterprises having licenses for the export and/or import of goods of appropriate lines shall be entitled to import paper of various kinds according to their production and business demand; the import procedures shall be carried out at the customs office. Particularly, paper of the following kinds shall not be imported in the immediate future:

- Newsprint;

- Writing paper and normal printing paper (not yet surface-processed), including paper of kinds with such trade names as offset, woodfree, photocopy and other trade names, weighing from 50 g/m2 to 80 g/m2.

- Packing paper, including board and flat carboard with the following major technical specifications:

+ A maximum tensile strength of 3 kgf/cm2;

+ A maximum press resistance of 14 kgf.

3.4. For sugar:

- The 1998 sugar import demand is estimated at around 80,000 tons of sugar of various kinds, in which:

+ Crude sugar to be used as raw materials for sugar refineries: in the immediate future, to import some 60,000 tons, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall designate its attached enterprises to import such volume not later than August 30, 1998.

+ The Ministry of Trade shall manage the import of 20,000 tons of RE sugar when the market demands after consulting the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3.5. For steel:

a/ Enterprises having licenses for the export and/or import of goods of appropriate lines shall be entitled to import steel according to their production and business demand. The import procedures shall be carried out at the customs offices.

Particularly, steel of categories specified in Appendix 5 attached to this Circular shall not be imported in the immediate future.

b/ The import of steel waste and scraps and steel from dismantled old vessels must be approved by the Ministry of Industry.

4. The import of automobiles and motorcycles of various kinds

In Addition To Goods Items Banned From Import As specified in Point 9, Section II of Appendix 1 attached to Decision No.11/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister, pending consents from the concerned branches, the following items shall not be imported in the immediate future:

- Tourist cars of 12 seats or less, motorized two-wheelers and three-wheelers (in complete units or SKD form).

- Used engines of automobiles, motorcycles and motor tricycles.

- Motorcycle frames (excluding frames imported in complete units in CKD or IKD forms).

- Dashboards, chassis and chassis mounted with engines (new ones) of automobiles of the kinds subject to special consumption tax (excluding those imported in complete units in CKD or IKD forms).

- Used ambulance cars.

- Cargo-cum-passenger automobiles.

The import of other types shall be managed as follows:

a/ For automobiles in complete units of various kinds: passenger cars, trucks and other new or used left-hand drive automobiles. The import of used automobiles must ensure technical criteria under the current regulations of the Ministry of Science, Technology and Environment. New ambulance cars shall be imported only for transport of patients of hospitals and healthcare establishments, they shall not be used for other purposes. The enterprises having licenses for the import and/or export of goods of appropriate lines shall be entitled to import automobiles of the above-mentioned kinds in complete units according to their production and business demand. The import procedures shall be carried out at the border-gate custom offices.

b/ Foreign-invested enterprises shall base themselves on their own plans for the manufacture and assembly of automobiles of various kinds and motorbikes to submit their plans for the whole year's import of IKD components to the Ministry of Trade before March 31, 1998 for consideration and allocation of import quotas.

c. Domestic enterprises which have invested in the manufacture and assembly of motorbikes with IKD components, have obtained consents from the manufacturers (their foreign partners) and the Ministry of Science, Technology and Environment (or the agency authorized by that Ministry) and have been granted licenses to import IKD components in 1997 by the Ministry of Trade shall submit their plans for import of components for the whole year to the Ministry of Trade for approval.

- For other domestic enterprises having projects for investment in the manufacture and assembly of motorbikes in the IKD form, the Ministry of Trade shall, after consulting the concerned ministries and branches, issue a circular detailing the implementation.

5. The import of liquor:

Pending a separate guiding circular of the Ministry of Trade, in the immediate future, the import of liquor shall be subject to the 1997 management mechanism.

6. The export of coffee and rubber: shall, in the immediate future, be conducted in accordance with the 1997 management mechanism.

7. The import of used equipment and machinery: Enterprises having licenses to export and/or import of goods of appropriate lines shall be entitled to import used equipment and machinery in accordance with the regulations of the Ministry of Science, Technology and Environment and the specialized management agency (if any); the import procedures shall be completed at the customs offices without having to obtain permission from the Ministry of Trade. Particularly, the import of equipment in complete sets and separate equipment with State budget capital shall comply with Decision No.91-TTg of the Prime Minister.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

The Ministry of Trade urges the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the central committees of the mass organizations to announce this Circular to enterprises under their respective management for implementation, and at the same time report to the Ministry of Trade on matters arising in the course of implementation for timely and appropriate adjustments.

This Circular takes effect from the date of its signing to March 31, 1999.

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Nguyen Xuan Quang

 

APPENDIX 1

THE 1998 RICE EXPORT QUOTAS
(Attached to Circular No.01/1998/TM/XNK of February 14, 1998 of the Ministry of Trade)

Ordinal number

Areas

Allocated quotas

A

LOCALITIES

2,520

1

An Giang province

450

2

Can Tho province

330

3

Dong Thap province

330

4

Long An province

210

5

Vinh Long province

250

6

Kien Giang province

130

7

Tien Giang province

270

8

Tra Vinh province

150

9

Soc Trang province

120

10

Bac Lieu province

70

11

Ca Mau province

30

12

Ben Tre province

20

13

Thai Binh province

40

14

Ho Chi Minh City

120

B

CENTRALLY-RUN ENTERPRISES

1,080

15

The Southern Food Corporation

620

16

The Northern Food Corporation

300

17

Export and Import Company - Gedosico (under the Ministry of Trade)

100

18

The Central Agricultural Supplies Corporation

30

19

The Grain Export and Import Company (Grainco)

30

 

Total

3,600

 

APPENDIX 2

THE LIST OF DESIGNATED ENTERPRISES FOR 1998 FERTILIZER IMPORT
(Attached to Circular No.01/1998/TM/XNK of February 14, 1998 of the Ministry of Trade)

1. Long An Ladfeco Company Long An province

2. Long An Food Company -

3. Dong Thap Agricultural Supplies and Food Company Dong Thap province

4. General Export-Import and Trade Company -

5. An Giang Food Company An Giang province

6. Tien Giang Food Company Tien Giang province

7. Vinh Long Food and Foodstuff Company Vinh Long province

8. Vinh Long Export-Import Company -

9. Tra Vinh Export-Import and Food Company Tra Vinh province

10. Soc Trang Food and Foodstuff Company Soc Trang province

11. Can Tho Food Company Can Tho province

12. Song Hau Agricultural Farm -

13. Minh Hai Food Company Bac Lieu province

14. Ca Mau Agricultural Produce and Foodstuff

Export-Import Company Ca Mau province

15. Dong Nai Agricultural Supplies Company Dong Nai province

16. Hai Phong Hachimex Company Hai Phong city

17. Hanoi Ha Anh General Supplies Company Hanoi City

18. Nghe An Agricultural Supplies Company Nghe An province

19. Thanh Hoa Export-Import Company Thanh Hoa province

20. Quang Nam-Da Nang Agricultural Quang Nam province

21. Daklak Export and Import Investment Company Daklak province

22. Phu Yen General Trade Company Phu Yen province

23. Binh Dinh Agricultural Supplies Company Binh Dinh province

24. Grainco Company The Ministry of Agriculture

25. The Southern Food Corporation and Rural Development

26. The Northern Food Corporation -

27. The Vietnam Coffee Corporation -

28. The Vietnam Rubber Corporation -

29. Vigecam Corporation -

30. General Export and Import Company No.3 The Ministry of Trade

31. Vietnam Chemicals Corporation The Ministry of Industry

32. Minerals Export and Import Company The Ministry of Trade *

33. One company of Nam Dinh province Nam Dinh province *

34. One company of Gia Lai province Gia Lai province *

35. Sai Gon Agriculture Corporation Ho Chi Minh City

-----------------------------------

* Added designated enterprises in 1998 under Decision No.12/1998/QD-TTg

APPENDIX 5

THE LIST OF STEEL CATEGORIES BANNED FROM IMPORT IN 1998
(Attached to Circular No.01/1998/TM/XNK of February 14, 1998 of the Ministry of Trade)

1. Construction plain steel rods of from 6 mm to 40 mm in diameter

2. Construction barbed steel rods (nodded, stripped, veined, twisted) of from 10 mm to 40 mm in diameter

3. Regular angle steel (V-shape) and irregular angle steel (L-shape), from 20 mm to 100 mm

4. Steel of various kinds of C (U)- and I (H)-shape, under 120 mm

5. Welded steel pipes and tubes: black or zinc-plated, of from 14 mm to 115 mm in diameter

6. Flat zinc-plated steel sheets, of 0.25 mm to 0.55 mm thick and up to 3,500 mm long, corrugated zinc-plated steel sheets and corrugated steel sheets plated with non-ferrous metals

7. Steel wire of various kinds: black and soft, black and hard, zinc-plated wire, barbed wire and B40 lattice.-

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Nguyen Xuan Quang

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/1998/TN/XNK DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất