Thông tư 16/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 16/2008/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 16/2008/TT-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Văn Liên |
Ngày ban hành: | 11/09/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư16/2008/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 16/2008/TT-BXD
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 16/2008/TT-BXD NGÀY 11 THÁNG 09 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
a) Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng.
b) Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.
3. Công trình bắt buộc phải chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng
Các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường bắt buộc phải được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực gồm:
a) Công trình công cộng tập trung đông người từ cấp III trở lên: nhà hát, rạp chiếu bóng, vũ trường, nhà ga, hội trường, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thương mại, siêu thị, thư viện, nhà bảo tàng và các công trình công cộng khác có quy mô và chức năng tương tự. Riêng bệnh viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học có quy mô từ 2 tầng và có tổng diện tích sàn từ 300m2 trở lên.
b) Nhà chung cư, khách sạn, nhà làm việc và tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình từ cấp II trở lên.
c) Kho xăng, kho dầu, kho chứa khí hoá lỏng, kho hoá chất từ cấp II trở lên.
d) Đập, cầu, hầm giao thông từ cấp II trở lên; đường sắt trên cao, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp.
4. Công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng không phân biệt loại và cấp được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình (viết tắt là bên có yêu cầu chứng nhận). Đối tượng chứng nhận có thể là công trình xây dựng mới hoặc công trình đã đưa vào sử dụng.
II. CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC
1. Lựa chọn tổ chức thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
Chủ đầu tư các công trình xây dựng quy định tại Khoản 3 Mục I của Thông tư này có trách nhiệm lựa chọn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực (viết tắt là tổ chức kiểm tra). Tổ chức kiểm tra được lựa chọn là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng phù hợp với loại công trình được chứng nhận, đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu về điều kiện năng lực:
- Có đủ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật theo quy định thuộc các chuyên ngành phù hợp với nội dung kiểm tra nêu tại Khoản 2 của Mục này, tương ứng với quy mô công trình được chứng nhận;
- Cá nhân chủ trì việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực phải có năng lực chủ trì thiết kế kết cấu công trình phù hợp với loại và cấp công trình được chứng nhận;
- Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất.
b) Yêu cầu đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực:
- Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận;
- Độc lập về tổ chức, không cùng thuộc một cơ quan với chủ đầu tư, với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án.
Trường hợp không lựa chọn được tổ chức kiểm tra đáp ứng các điều kiện nêu trên thì chủ đầu tư phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để được giới thiệu tổ chức tư vấn thực hiện công việc này.
2. Trình tự, nội dung kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
Tổ chức kiểm tra có trách nhiệm lập đề cương kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình trình chủ đầu tư thỏa thuận. Việc kiểm tra xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực có thể được tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận. Đối tượng kiểm tra tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm hoạ.
a) Kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế và việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Kiểm tra trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; trình tự thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
- Kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước); đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với các yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn của chịu lực công trình.
Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát, kết quả tính toán kết cấu chịu lực thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức phúc tra kết quả khảo sát xây dựng, kiểm tra lại khả năng chịu lực của kết cấu.
b) Kiểm tra công tác thi công xây dựng công trình
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan;
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công tác giám sát và nghiệm thu chất lượng xây dựng;
- Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng thông qua tài liệu quản lý chất lượng của công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với yêu cầu của thiết kế nhằm đảm bảo an toàn chịu lực của công trình;
- Kiểm tra các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu có liên quan tới khả năng chịu lực của công trình.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của công trình thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức kiểm định chất lượng hoặc thí nghiệm, quan trắc đối chứng.
c) Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức kiểm tra phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên có liên quan.
3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
a) Trong vòng 15 ngày kể từ khi chủ đầu tư tập hợp đủ hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình, hạng mục công trình được chứng nhận; tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đáp ứng được các điều kiện sau:
- Công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình.
- Các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu phản ánh sự làm việc bình thường của kết cấu;
- Các kết quả phúc tra, kiểm tra lại (nếu có) đảm bảo kết cấu đủ khả năng chịu lực.
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận này kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận này là căn cứ để chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng.
b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì tổ chức kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư về quyết định của mình, trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương biết để kiểm tra và xử lý.
III. CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
a) Xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Các tổ chức bảo hiểm công trình; tổ chức, cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình xuất phát từ lợi ích của mình có thể đề nghị chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu (đối với các công trình đã đưa vào sử dụng) thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
b) Bên có yêu cầu chứng nhận phải đưa ra phạm vi và nội dung chứng nhận sự phù hợp về chất lượng. Đối với trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì phạm vi và nội dung chứng nhận là bắt buộc phải thực hiện. Đối với trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi các tổ chức, cá nhân khác thì phạm vi và nội dung chứng nhận do chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận thoả thuận.
c) Phạm vi chứng nhận có thể là sự phù hợp về chất lượng thiết kế, sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng hoặc sự phù hợp về chất lượng của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. Nội dung chứng nhận có thể là một, một số hoặc toàn bộ các tiêu chí về an toàn chịu lực, an toàn vận hành; chất lượng phần hoàn thiện, cơ điện...
2. Lựa chọn tổ chức thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
Bên có yêu cầu chứng nhận thoả thuận với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu về việc lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng (viết tắt là tổ chức chứng nhận). Riêng trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương yêu cầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận được lựa chọn là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu về điều kiện năng lực:
- Đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình được chứng nhận và nội dung chứng nhận;
- Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất.
b) Yêu cầu về tính độc lập, khách quan trong việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng:
- Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận;
- Độc lập về tổ chức, không cùng thuộc một cơ quan với chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận; không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án.
3. Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng mới
Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lập đề cương thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về chất lượng tương ứng với phạm vi và nội dung chứng nhận để chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thoả thuận. Phạm vi kiểm tra tập trung vào công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung chứng nhận. Việc kiểm tra có thể tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận.
a) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thiết kế:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế; sự tuân thủ trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với nhiệm vụ thiết kế và so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát và chất lượng của thiết kế, tổ chức chứng nhận đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm tra lại kết quả khảo sát, kiểm tra lại thiết kế của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận.
b) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan; kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu;
- Kiểm tra xác suất chất lượng vật tư, thiết bị, cấu kiện xây dựng được sử dụng để xây dựng công trình thông qua việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá, chứng chỉ chất lượng và các kết quả thí nghiệm, kiểm định chất lượng có liên quan;
- Kiểm tra xác suất chất lượng thi công xây dựng;
- Chứng kiến vận hành thử công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ nghiệm thu so với yêu cầu của thiết kế.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố không đảm bảo sự phù hợp về chất lượng thì tổ chức chứng nhận có thể đề nghị chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm định; thí nghiệm, quan trắc đối chứng.
c) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng: thực hiện cả hai nội dung quy định tại Điểm a và b Khoản này.
d) Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức chứng nhận phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên có liên quan.
4. Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng đối với các công trình đã đưa vào sử dụng
Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lập đề cương kiểm tra và đánh giá sự phù hợp về chất lượng để chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thỏa thuận. Phạm vi kiểm tra tập trung vào công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng được chứng nhận. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung chứng nhận đã được thỏa thuận. Nội dung kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra chất lượng thiết kế, chất lượng thi công xây dựng thông qua hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình. Trường hợp cần thiết, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng công trình thông qua các thí nghiệm, quan trắc.
5. Cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
a) Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nếu chất lượng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng qua kiểm tra phù hợp với yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Giấy chứng nhận bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức chứng nhận;
- Các căn cứ thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;
- Tên công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;
- Phạm vi và nội dung chứng nhận;
- Kết luận sự phù hợp về chất lượng;
- Chữ ký và dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức chứng nhận.
Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra sự phù hợp về chất lượng cho cơ quan này để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu gửi 01 giấy chứng nhận cho bên có yêu cầu chứng nhận làm cơ sở để thực hiện các thoả thuận tiếp theo.
b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận để biết và xử lý.
IV. CHI PHÍ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực do chủ đầu tư trả cho tổ chức kiểm tra từ khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (viết tắt là Nghị định 99/2007/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Chi phí chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
a) Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chi phí chứng nhận do chủ đầu tư trả và được lấy từ khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi các tổ chức, cá nhân khác thì nguồn kinh phí trả cho công việc này do bên có yêu cầu chứng nhận và chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thoả thuận. Chi phí này có thể được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
V. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư, chủ sở hữu
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu có các quyền sau đây:
- Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận; thuê các tổ chức tư vấn khác có năng lực phù hợp thẩm tra hoặc phúc tra các vấn đề được khiếu nại;
- Các quyền khác theo hợp đồng đã cam kết với tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận và theo quy định của pháp luật.
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực nếu công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng thuộc đối tượng quy định của Thông tư này; thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương yêu cầu;
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, các chứng chỉ có liên quan cho tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận;
- Thanh toán chi phí chứng nhận cho tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận theo hợp đồng đã ký kết kể cả khi không được cấp giấy chứng nhận do chất lượng công trình không đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo quy định;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận trong hợp đồng với các bên liên quan;
- Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng cam kết với các bên có liên quan.
2. Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận
a) Tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận có các quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp các tài liệu cần thiết cho hoạt động kiểm tra, chứng nhận;
- Từ chối cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực nếu kết quả kiểm tra không đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Mục II của Thông tư này; từ chối cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nếu chất lượng công trình không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật;
- Các quyền khác theo hợp đồng cam kết với chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận có các nghĩa vụ sau đây:
- Đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra, chứng nhận;
- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, các bên có liên quan và trước pháp luật về kết quả kiểm tra và chứng nhận của mình;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận trong hợp đồng với các bên có liên quan trong trường hợp chứng nhận sai với thực trạng chất lượng công trình.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
c) Tổng hợp và đăng tải thông tin về điều kiện năng lực của các tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận theo quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý thông tin về năng lực của các tổ chức hoạt động xây dựng qua trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng là đầu mối giúp Bộ Xây dựng thực hiện các công việc nêu trên.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
b) Tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận do Chủ đầu tư gửi, cung cấp thông tin về điều kiện năng lực của các tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận để Bộ Xây dựng tổng hợp, đăng tải.
c) Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Thông tư này và báo cáo Bộ Xây dựng.
Sở Xây dựng là đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc nêu trên.
3. Các công trình đã và đang thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng” (viết tắt là Thông tư 11/2005/TT-BXD) trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định của Thông tư 11/2005/TT-BXD.
4. Các công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra hoặc nghiệm thu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì không phải chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.
5. Trường hợp công trình, hạng mục công trình đã được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trong đó có nội dung chứng nhận về an toàn chịu lực đáp ứng các quy định tại Mục II của Thông tư này thì không phải thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.
6. Các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết.
7. Thông tư này thay thế Thông tư 11/2005/TT-BXD và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Liên
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 )
(1) ..........
Số: ............/ATCL
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC
- Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số ....../2008/TT-BXD ngày .../.../2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ hợp đồng chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực số .......
- Căn cứ kết quả kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình,
(1) ...............................................
CHỨNG NHẬN
(2) ...............................................................................................................................................
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: ....................................................................................
xây dựng tại.................................................................................................................................
có đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực theo quy định hiện hành.
..........., ngày … tháng … năm …....
(3) ...........................................
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức kiểm tra.
(2) Tên công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận.
(3) Chức danh người đại diện theo pháp luật của tổ chức kiểm tra.
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 16/2008/TT-BXD |
Hanoi, September 11, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE INSPECTION AND CERTIFICATION OF FULL SATISFACTION OF FORCE-BEARING SAFETY CONDITIONS AND THE CERTIFICATION OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF CONSTRUCTIONS
Pursuant to the Government's Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4. 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Governments Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004. on quality management of construction works;
Pursuant to the Governments Decree No. 49/2008/ND-CP of April 18, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of
December 16, 2004, on quality management of construction works;
The Ministry of Construction guides the inspection and certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions and the certification of quality standard conformity of constructions as follows;
I. GENERAL PROVISIONS
1. Governing scope and subjects of application
This Circular guides the inspection and certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions and the certification of quality standard conformity of constructions under Clause 8, Article 1 of the Government's Decree No. 49/2008/ND-CP of April 18, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 209/ 2004/ND-CP of December 16, 2004, on quality management of construction works.
This Circular applies to organizations and individuals involved in the certification of fuil satisfaction of force-bearing safety conditions and the certification of quality standard conformity of constructions in the Vietnamese territory.
2. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
a/ Certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions means the inspection and certification of the compliance of survey, design and construction activities with the law on quality management, meeting the requirements to ensure force-bearing safety of works or work items before they are put to use.
b/ Certification of quality standard conformity of constructions means the assessment and certification of the conformity of designed and executed construction works or work items or parts to the standards, technical regulations and technical requirements applicable to the works.
3. Works subject to certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions before being put to use
Construction works or work items which, in case of incidents due to the loss of force-bearing capacity, can cause catastrophes to humans, property or the environment, and are subject to certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions, include:
a/ Grade-Ill or higher-grade public works for mass gathering: theaters, cinemas, dance floors, railway stations, meeting halls, gymnasia, stadiums, trade centers, department stores, libraries, museums and other public works of similar sizes and functions. Particularly, hospitals, creches, kindergartens and schools with two stories and a flooring space of 300 m: or more.
b/ Condominiums, hotels, working offices and telecommunications, radio and television towers of grade II or higher.
c/ Petrol depots, oil depots, liquefied gas depots and chemical depots of grade II or higher.
d/ Dams, bridges and tunnels of grade II or higher; sky-train routes and cable car systems for passenger transportation, regardless of their grades .
4. Works eligible for quality standard conformity certification
Construction works or work items, regardless of their types and grades, will be eligible for quality standard conformity certification upon request of local construction state management agencies, investors or work owners at the proposal of work insurers, buyers, managers or users (referred to as certification requesters). Objects of certification may be newly built construction works or works already put to use.
II. CERTIFICATION OF FULL SATISFACTION OF FORCE-BEARING SAFETY CONDITIONS
1. Selection of organizations to certify full satisfaction of force-bearing safety conditions
Investors of construction works listed in Clause 3, Section I of this Circular shall select organizations to inspect and certify full satisfaction of force-bearing safety conditions (referred to as inspection organizations). Selected inspection organizations must be consultancy organizations functioning to practice in the domain of construction designing, construction supervision or construction work quality assessment, suitable to the types of to-be-certified works, meeting the following requirements:
a/ Capability requirements:
- Having adequate engineers and technicians in specialties suitable to the inspection contents specified in Clause 2 of this Section and the sizes of to-be-certified works as prescribed;
- Individuals in charge of inspecting and certifying full satisfaction of force-bearing safety conditions must be capable of taking charge of designing work structures suitable to the types and grades of to-be-certified works:
- Having committed no violations in construction activities during the latest 3 years.
b/ Independency and objectivity in certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions:
- Not participating in survey, designing, construction, supply of materials and equipment, project management or construction supervision of the to-be-certified works or work items;
- Being organizationally and financially independent: having no organizationally dependent relations with investors or survey, designing, construction, construction supervision consultancy or project management consultancy contractors of the to-be-certified works or work items; holding no shares or contributed capital representing over 50% of shares or capital of one another, for investors, or over 30% of shares or capital of one another, for survey, designing, construction, construction supervision consultancy or project management consultancy contractors.
If no inspection organizations meeting the above conditions can be selected, investors shall report such to local construction state management agencies for recommendation of consultancy organizations to certify full satisfaction of force-bearing safety conditions.
2. Order and contents of inspection of full satisfaction of force-bearing safety conditions
Inspection organizations shall outline the inspection of work survey, designing and construction and submit them to investors for agreement. The inspection and certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions may be conducted from the time of commencing the construction of to-be-certified works or work items. Subject to inspection are work parts and force-bearing structures which, in case of damage, might cause catastrophes.
a/ Survey and designing inspection
- Inspection of the observance of legal provisions on capability requirements by organizations and individuals conducting survey, designing and design verification, and the application of standards and technical regulations:
- Inspection of the order of. and procedures for, take-over check of reports on construction survey results: the order of evaluating, approving and checking upon take-over dossiers of work construction designing:
- Inspection of reports on the results of construction survey and technical designing (in case of 3-step designing) or execution drawing designing (in case of 2- or 1-step designing); assessment of these reports* satisfaction of the requirements of applicable standards and technical regulations to ensure safety of force-bearing capacity of works.
In the course of inspection, if having doubts about the results of survey or calculation of force-bearing structures, inspection organizations shall request investors and survey and designing contractors to clarify them. When necessary, inspection organizations may request investors to re-inspect construction survey results and structures' force-bearing capacity.
b/ Inspection of the construction of works
- Inspection of the observance of legal provisions on capability requirements and quality management systems by construction, project management consultancy and construction supervision contractors; inspection of the capacity of laboratories and the capability of concerned assessment organizations;
- Inspection of the observance of legal provisions on construction quality supervision and take-over check;
- Inspection of the construction quality based on quality management documents of to-be certified works or work items: assessment of these documents' satisfaction of the design requirements to ensure safety of the force-bearing capacity of works;
- Inspection of observation data and outer appearances of structures relating to the force-bearing capacity of works.
In the course of inspection, if detecting elements which are likely to affect force-bearing capacity of works, inspection organizations shall request investors and contractors to explain and clarify them. When necessary, inspection organizations may request investors to conduct quality assessment, test or control observation.
c/ After each inspection, inspection organizations shall promptly issue and send written notices on inspection results to investors and involved parties.
3. Grant of certificates of full satisfaction of force-bearing safety conditions
a/ Within 15 days after investors gather sufficient dossiers and documents on the completion of certified works or work items, inspection organizations shall grant certificates of full satisfaction of force-bearing safety conditions, made according to the form set in the Appendix attached to this Circular (not printed herein) if inspection results meet the following conditions:
- The work survey, designing and construction comply with legal provisions on quality management, meeting the force-bearing safety requirements of works.
- Observation data and outer appearances of structures reflect the normal operation of the structures.
- Results of verification or re-inspection (if any) show proper force-bearing capacity of the structures.
The investor shall send one copy of this certificate, enclosed with a report on the results of inspection of full satisfaction of force-bearing safety conditions and a written record of take-over check of the completion of the certified work or work item, to the local construction state management agency for examination and management. Such certificate serves as a basis for the investor to put the work to use.
b/ If conditions for the grant of certificates are not fully met, inspection organizations shall notify their decisions in writing to investors, clearly stating the reason for refusal to grant certificates. Investors shall report such to local construction state management agencies for examination and handling.
III. CERTIFICATES OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF CONSTRUCTIONS
1. Request to certify quality standard conformity of constructions
a/ For the community's benefits, local construction state management agencies may request investors to effect the certification of quality standard conformity of constructions.
Work insurers, buyers, managers or users may. for their own benefits, request investors or owners (for works already put to use) to effect the certification of work quality standard conformity.
b/ Certification requesters must indicate the scope and contents of certification of quality standard conformity. In case the quality standard conformity is requested by local construction state management agencies, the scope and contents of certification are compulsory. In case the quality standard conformity is requested by other organizations or individuals, the scope and contents of certification shall be agreed; upon by investors or owners and certification requester
c/ The scope of certification may cover design quality standard conformity, construction quality standard conformity or quality standard conformity of construction works or work items or parts with standards, technical regulations and technical requirements applicable to the works. The contents of certification may cover one, several or all criteria on force-bearing safety, operation safety, quality of completed parts, electro-mechanics, etc.
2. Selection of organizations to certify quality standard conformity of constructions
Certification requesters shall reach agreement with investors or owners on the selection of, and signing of contracts with, organizations for quality standard conformity inspection and certification (referred to as certification organizations). Particularly, in case the quality standard conformity is requested by local construction state management agencies, investors shall select, and sign contracts with, certification organizations.
Selected certification organizations must be consultancy organizations functioning to practice in the domain of construction designing, construction supervision, quality assessment or certification of quality standard conformity of constructions, meeting the following requirements:
a/ Capability requirements:
- Fully meeting the capability requirements as prescribed by law, suitable to the types and grades of works and contents to be certified;
- Having committed no violations in construction activities for the last 3 years.
b/ Independency and objectivity in quality standard conformity certification:
- Not participating in survey, designing, construction, supply of materials and equipment, project management or construction supervision of the to-be-certified works or work items or parts;
- Being organizationally and financially independent: having no organizationally dependant relations with investors or supervision, designing; construction, construction supervision consultancy or project management consultancy contractors of the to-be-certified works or work items or parts: holding no shares or contributed capital representing over 50% of shares or capital of one another, for investors, or over 30% of shares or capital of one another, for survey, designing, construction, construction supervision consultancy and project management consultancy contractors.
3. Order and contents of inspection of quality standard conformity of new construction works
Certification organizations shall outline quality standard conformity inspection and assessment corresponding to the certification scope and contents for investors" agreement. The scope of inspection covers to-be-certified works or work items or parts. The contents of inspection must be consistent with the contents of certification. Inspection may be conducted from the time of commencing the construction of to-be-certified work or work item or part.
a/ Inspection of design quality standard conformity:
- Inspection of the observance of legal provisions on capability requirements by organizations and individuals conducting survey, designing or design verification; the observance of the order of and procedures for take-over check of reports on construction survey results; the evaluation, approval and take-over check of dossiers of work construction designing;
- Inspection and assessment of the consistency of reports on construction survey results with survey standards and tasks;
- Inspection and assessment of the consistency of technical designing (in case of 3-step designing), or of execution drawing designing (in case of 2- or 1-step design) with designing tasks and standards and technical regulations applicable to the works.
In the course of inspection, if having doubts about survey results and designing quality, certification organizations shall request investors and concerned contractors to clarify them. When necessary, certification organizations may re-inspect survey results or designs of to-be-certified works or work items or parts.
b/ Inspection of construction quality standard conformity:
- Inspection of the observance of legal provisions on capability requirements and quality management systems by construction, project management consultancy or construction supervision contractors; inspection of the capacity of laboratories and the capability of concerned assessment organizations; inspection of the observance of legal provisions in construction supervision and take-over check;
- Probability inspection of the quality of supplies, equipment and structures used for work construction through inspection of the origin of goods, quality certificates and relevant test and quality assessment results;
- Probability inspection of the construction quality;
- Witness of the trial operation of certified works or work items or parts. Inspection of the consistency of take-over check dossiers with design requirements.
In the course of inspection, if detecting elements which fail to ensure quality standard conformity, certification organizations may request investors and contractors to explain and clarify them. When necessary, certification organizations may conduct assessment, test or control observation.
c/ Inspection of quality standard conformity of construction works or work items or parts must comply with Points a and b of this Clause.
d/ After each inspection, certification organizations shall promptly issue and send written notices on inspection results to investors and involved parties.
4. Order and contents of inspection of quality standard conformity of works already put to use
Certification organizations shall outline quality standard conformity inspection and assessment for investors' or owners' agreement. The scope of inspection covers certified construction works or work items or parts. The contents of inspection must be consistent with the agreed contents of certification. Inspection contents may cover the inspection of designing quality and construction quality through dossiers and documents of completion of the works. When necessary, certification organizations may inspect and assess the quality of works through tests and observations.
5. Grant of certificates of quality standard conformity of constructions
a/ Certification organizations shall grant certificates of quality standard conformity if the quality of inspected construction works or work items or parts conforms to designing requirements, standards and technical regulations applicable to the works. Such a certificate contains the following:
- Name of the certification organization;
- Bases for the certification of quality standard conformity;
- Name of the work or work item or part certified as quality standard conformity;
- Scope and contents of certification:
- Conclusion on quality standard conformity;
- Signature and seal of the at-law representative of the certification organization.
In case the certification is conducted at the request of the local construction state management agency, the investor shall send one certificate, enclosed with a report on quality standard conformity inspection results, to such agency for examination and management. Such a certificate serves as a basis for putting a work to use.
In case the certification is made at the request of another organization or individual, the investor or owner shall send one certificate to the certification requester as a basis for reaching subsequent agreements.
b/ If conditions for the grant of quality standard conformity certificates are not fully met, certification organizations shall notify such in writing, clearly stating the reason for refusal to grant certificates, to investors or owners and certification requesters for information and handling.
IV. EXPENSES FOR CERTIFICATION OF FULL SATISFACTION OF FORCE-BEARING SAFETY CONDITIONS AND CERTIFICATION OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF CONSTRUCTIONS
1. Expenses for certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions
Expenses for the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions shall be paid to inspection organizations by investors from construction investment consultancy expenses included in total work construction investments. These expenses shall be determined in cost estimates made under the Government's Decree No. 99/2007/ND-CP of June 13, 2007. on the management of work construction investment expenses (referred to as Decree No. 99/2007/ND-CP) and relevant legal documents.
2. Expenses for certification of quality standard conformitv of constructions
a/ In case the certification of quality standard conformity is requested by local construction state management agencies, certification expenses shall be paid by investors from construction investment consultancy expenses included in total work construction investments. These expenses shall be determined in cost estimates made under Decree No. 99/2007/ND-CP and relevant legal documents.
b/ In case the certification of quality standard conformity is requested by other organizations or individuals, expenses for such certification shall be agreed upon by certification requesters and investors or owners. These expenses may be determined in cost estimates made under Decree No. 99/2007/ND-CP and relevant legal documents.
V. POWERS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN CERTIFICATION OF FULL SATISFACTION OF FORCE-BEARING SAFETY CONDITIONS AND CERTIFICATION OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF CONSTRUCTIONS
1. Rights and obligations of investors or owners
a/ Investors or owners have the following rights:
- To lodge complaints about inspection or certification results; to hire other capable consultancy organizations to verify or re-inspect the complained matters;
- Other rights under contractual commitments with inspection organizations or certification organizations and under law.
b/ Investors or owners have the following obligations:
- To effect the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions if construction works or work items fall into the objects defined in this Circular; to effect the certification of quality standard conformity of constructions upon request of local construction state management agencies;
- To supply relevant dossiers, documents and certificates to inspection organizations or certification organizations;
- To pay certification expenses to inspection organizations or certification organizations under signed contracts even when they are not granted certificates because their works fail to meet quality requirements as prescribed:
- To pay damages in accordance with law and as agreed in contracts with involved parties:
- Other obligations under contractual commitments with involved parties.
2. Powers and obligations of inspection organizations or certification organizations
a/ Inspection organizations or certification organizations have the following powers:
- To request investors and contractors to supply documents necessary for inspection and certification;
- To refuse to grant certificates-of full satisfaction of force-bearing safety conditions if inspection results fail to meet the conditions specified in Clause 3, Section II of this Circular; to refuse to grant quality standard conformity certificates if works' quality is unconformable with standards, technical regulations and technical requirements;
- Other powers under contractual commitments with investors and under law.
b/ Inspection organizations or certification organizations have the following obligations:
- To ensure truthfulness and objectivity in the course of inspection and certification:
- To take responsibility before investors or owners, involved parties and law for their inspection or certification results;
- To pay damages under law and as agreed under contracts with involved parties in case of making incorrect certification of work quality.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Construction shall:
a/ Perform the unified state management of the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions and the certification of quality standard conformity of constructions.
b/ Guide and inspect the implementation of this Circular nationwide.
c/ Synthesize and publicize information on capability requirements of inspection organizations and certification organizations under the Construction Minister's Decision No. 02/2008/QD-BXD of February 20, 2008, promulgating the Regulation on management of information on the capability of construction organizations via the Construction Ministry's website
The State Department for Quality Assessment of Construction Works under the Ministry of Construction acts as the sole body assisting the Ministry of Construction in performing the above tasks.
2. Provincial-level People's Committees shall:
a/ Guide and inspect the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions and the certification of quality standard conformity of constructions within the administrative boundaries under their management.
b/ Receive and manage certificates sent by investors and supply information on capability requirements of inspection organizations and certification organizations to the Ministry of Construction for synthesis and publicization.
c/ Annually synthesize and report the implementation of this Circular to the Ministry of Construction.
Provincial-level Construction Services act as the sole bodies assisting provincial-level People's Committees in performing the above tasks.
3. Construction works for which the certification of their quality standard conformity has been or is being made under the Construction Ministry's Circular No. 11/2005/TT-BXD of July 14, 2005. guiding the inspection and certification of quality standard conformity of construction works (referred to as Circular No. 11/2005/TT-BXD), before the effective date of this Circular still comply with Circular No. 11/2005/TT-BXD.
4. Works for which the inspection or take-over check is organized by the State Council for Take-Over Check of Construction Works at the request of the Prime Minister are not subject to the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions.
5. Works or work items with certified quality standard conformity including the contents on certification of force-bearing safety which comply with Section II of this Circular are not subject to the certification of full satisfaction of force-bearing safety conditions.
6. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Circular. Problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Construction for study and settlement.
7. This Circular replaces Circular No. 11/ 2005/TT-BXD and takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
|
FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây