Thông tư 01/2021/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

thuộc tính Thông tư 01/2021/TT-BXD

Thông tư 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2021/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Quang Hùng
Ngày ban hành:19/05/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Xây dựng ban hành QCKT quốc gia về Quy hoạch xây dựng

Ngày 19/5/2021, Bộ Xây dựng ra Thông tư 01/2021/TT-BXD về việc ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

Cụ thể, quy chuẩn này quy định về các giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn bao gồm quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị-nông thôn.

Theo đó, quy định kỹ thuật bao gồm: yêu cầu về đất dân dụng; yêu cầu về đơn vị ở; yêu cầu về các công trình dịch vụ-công cộng; yêu cầu về đất cây xanh; yêu cầu khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới;…

Ngoài ra, việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong đồ án quy hoạch, đồ án thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2021.

Xem chi tiết Thông tư01/2021/TT-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
_______

Số: 01/2021/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2021

THÔNG TƯ

Ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

___________

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2021 và thay thế Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 ban hành QCVN 01:2019/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để b/c);

- Các Thứ trưởng;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bộ Khoa học công nghệ để đăng ký;

- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;

- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng;

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

- Lưu: VT, KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Quang Hùng

 

Thông tư 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

QCVN 01:2021/BXD

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

 

National technical regulation on construction planning

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2021

 

MỤC LỤC

 

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

1.5 Yêu cầu chung

2 Quy định kỹ thuật

2.1 Yêu cầu về đất dân dụng

2.2 Yêu cầu về đơn vị ở

2.3 Yêu cầu về các công trình dịch vụ - công cộng

2.4 Yêu cầu về đất cây xanh

2.5 Yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

2.6 Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới

2.7 Yêu cầu về không gian và sử dụng đất các khu vực hiện hữu trong đô thị

2.8 Yêu cầu về cao độ nền và thoát nước mặt

2.9 Yêu cầu về giao thông

2.10 Yêu cầu về cấp nước

2.11 Yêu cầu về thoát nước và xử lý nước thải (XLNT)

2.12 Yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR)

2.13 Yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng

2.14 Yêu cầu về cấp điện

2.15 Yêu cầu về bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

2.16 Yêu cầu về quy hoạch xây dựng nông thôn

3. Quy định về quản lý

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

5. Tổ chức thực hiện

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01:2021/BXD do Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QCVN 01:2021/BXD thay thế QCVN 01:2019/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (sau đây gọi tắt là quy hoạch đô thị - nông thôn) bao gồm quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn. Đối với công tác quy hoạch xây dựng các khu chức năng ngoài việc tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này còn phải tuân thủ theo các quy chuẩn có liên quan.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quy hoạch được quy định tại điểm 1.1.
1.3 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.
QCVN 01-1:2018/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
QCVN 01:2020/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;
QCVN 02:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn y tế;
QCVN 04:2021/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư;
QCVN 06:2021/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
QCVN 07:2016/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
QCVN 09:2017/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả;
QCVN 10:2014/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
QCVN 17:2018/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời;
QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn và rung động;
QCVN 33:2011/BTTTT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;
QCVN QTĐ 8:2010/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện;
Quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn (ban hành theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 09 năm 2006 của Bộ Công nghiệp).
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1
Quy hoạch xây dựng
Việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và các khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bàn vẽ, mô hình và thuyết minh.
CHÚ THÍCH: Quy hoạch xây dựng bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
1.4.2
Quy hoạch đô thị:
Việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
1.4.3
Khu chức năng
Bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao.
1.4.4
Đô thị
Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
1.4.5
Đất xây dựng đô thị
Đất dành để xây dựng các chức năng đô thị (gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) bao gồm đất dân dụng và đất ngoài dân dụng.
1.4.6
Đất dân dụng
Đất để xây dựng các công trình chủ yếu phục vụ các hoạt động dân dụng bao gồm: đất đơn vị ở hoặc đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ - công cộng đô thị, đất cây xanh công cộng đô thị và đất hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.4.7
Khu vực phát triển đô thị
Khu vực được xác định để đầu tư phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt.
1.4.8
Đơn vị ở
Khu chức năng cơ bản của đô thị chủ yếu phục vụ nhu cầu ở bao gồm: các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh công cộng phục vụ cho nhu cầu thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư; đường giao thông (đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe cho đơn vị ở.
1.4.9
Nhóm nhà ở
Tổ hợp các công trình nhà ở có không gian công cộng sử dụng chung (vườn hoa, sân chơi, bãi đỗ xe phục vụ nhóm nhà ở và đường cấp nội bộ không bao gồm đường phân khu vực...).
1.4.10
Lô đất
Bao gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề có chức năng sử dụng đất giống nhau được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông, các đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác.
1.4.11
Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
1.4.12
Nhà chung cư
Nhà ở có từ hai tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
1.4.13
Đất sử dụng hỗn hợp
Đất xây dựng nhà, công trình hỗn hợp hoặc được sử dụng cho một số mục đích khác nhau được xác định trong đồ án quy hoạch.
1.4.14
Công trình hỗn hợp
Công trình có các chức năng sử dụng khác nhau.
1.4.15
Đất cây xanh đô thị
Bao gồm: đất cây xanh sử dụng công cộng, đất cây xanh sử dụng hạn chế, đất cây xanh chuyên dụng.
CHÚ THÍCH 1: Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị là đất công viên, vườn hoa, sân chơi, đảm bảo tiếp cận của người dân;
CHÚ THÍCH 2: Đất cây xanh sử dụng hạn chế là đất cây xanh được trồng trong khuôn viên các công trình, công viên chuyên đề do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng;
CHÚ THÍCH 3: Đất cây xanh chuyên dụng là đất các loại cây xanh trong vườn ươm, đất cây xanh phục vụ nghiên cứu, đất cây xanh cách ly.
1.4.16
Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở
Bao gồm công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong đơn vị ở.
1.4.17
Điểm dân cư nông thôn
Nơi cư trú tập trung của các hộ gia đinh gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và các yếu tố khác.
1.4.18
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT)
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống cung cấp năng lượng (cấp điện, xăng dầu, khí đốt...);
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống thông tin liên lạc (hạ tầng kỹ thuật viễn thông);
- Hệ thống cấp nước;
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (XLNT);
- Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR);
- Hệ thống vệ sinh công cộng;
- Hệ thống nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
1.4.19
Hệ thống hạ tầng xã hội
- Hệ thống dịch vụ - công cộng: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng khác;
- Hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi;
- Các hệ thống hạ tầng xã hội khác.
1.4.20
Mật độ xây dựng
- Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, nhà bảo vệ, lối lên xuống, bộ phận thông gió tầng hầm có mái che và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác).
CHÚ THÍCH: Các bộ phận công trình, chi tiết kiến trúc trang trí như: sê-nô, ô-văng, mái đua, mái đón, bậc lên xuống, bậu cửa, hành lang cầu đã tuân thủ các quy định về an toàn cháy, an toàn xây dựng cho phép không tính vào diện tích chiếm đất nếu đảm bảo không gây cản trở lưu thông của người, phương tiện và không kết hợp các công năng sử dụng khác.
- Mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình).
1.4.21
Hệ số sử dụng đất
Tỷ lệ của tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của công trình) trên tổng diện tích lô đất.
1.4.22
Chỉ giới đường đỏ
Đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
1.4.23
Chỉ giới xây dựng
Đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất
1.4.24
Khoảng lùi
Khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
1.4.25
Chiều cao công trình xây dựng
Chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình (kể cả mái tum hoặc mái dốc). Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.
CHÚ THÍCH: Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại, ống khói, ống thông hơi, chi tiết kiến trúc trang trí thì không tính vào chiều cao công trình.
1.4.26
Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)
Khoảng cách tối thiểu để đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, môi trường của nguồn phát sinh ô nhiễm (hoặc nhà, công trình bao chứa nguồn phát sinh ô nhiễm).
1.4.27
Hành lang bảo vệ an toàn
Khoảng không gian tối thiểu về chiều rộng, chiều dài và chiều cao, chạy dọc hoặc bao quanh công trình hạ tầng kỹ thuật.
1.4.28
Không gian xây dựng ngầm đô thị
Không gian xây dựng công trình dưới mặt đất bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
1.4.29
Tuy-nen kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.
1.4.30
Hào kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.
1.5 Yêu cầu chung
1.5.1 Yêu cầu về dự báo trong đồ án quy hoạch:
- Dự báo về dân số, lao động, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các nội dung kinh tế
- Xã hội khác phải dựa trên cơ sở chuỗi các số liệu với thời gian tối thiểu của 5 năm gần nhất và các chỉ tiêu, quy định, khống chế tại quy hoạch cao hơn. Dự báo dân số phải bao gồm cả dự báo dân số thường trú, dân số tạm trú và các thành phần dân số khác (dân số lưu trú, khách vãng lai được quy đổi);
- Dự báo phải đề cập đến các vấn đề về tai biến thiên nhiên, môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải tuân thủ và cụ thể hóa các dự báo của toàn đô thị;
- Kết quả của dự báo phải đảm bảo phù hợp với khả năng dung nạp, đáp ứng của đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường.
1.5.2 Yêu cầu về lựa chọn đất xây dựng
- Khu vực được chọn để xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu sau: có các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng, môi trường và cảnh quan; có điều kiện tự nhiên đảm bảo cho các hoạt động xây dựng và đảm bảo an toàn cho cộng đồng: không thuộc phạm vi khu vực cấm các hoạt động xây dựng;
- Đối với khu vực dự báo chịu tác động từ nước biển dâng, việc lựa chọn đất xây dựng phải tính toán đến tác động từ mực nước biển dâng theo các kịch bản của quốc gia;
- Trong trường hợp bắt buộc phải xây dựng tại các khu vực có nguy cơ xuất hiện hoặc bị ảnh hưởng từ các tai biến thiên nhiên (trượt lở, ngập lụt, lũ...), quy hoạch phải đề xuất giải pháp giảm thiểu, khắc phục và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
1.5.3 Yêu cầu về định hướng tổ chức không gian cấp vùng (huyện, liên huyện)
- Các phân vùng trong đồ án quy hoạch phải được đề xuất dựa trên các đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường và sinh thái vùng;
- Phân vùng phải lồng ghép với các giải pháp kiểm soát quản lý theo các mức độ: khu vực ưu tiên cho xây dựng (đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp...), khu vực hạn chế xây dựng (nông, lâm nghiệp, bảo tồn, cảnh quan tự nhiên), khu vực cấm xây dựng (vùng cách ly, an toàn, bảo vệ các di sản, di tích...);
- Hệ thống các đô thị trong vùng phải đảm bảo có khả năng phát triển, mở rộng, thỏa mãn các yêu cầu về môi trường, an toàn cho định cư. Đô thị phải liên kết thuận lợi với các đô thị khác và với các vùng nông thôn;
- Hệ thống điểm dân cư nông thôn trong vùng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, ngành nghề sản xuất, hình thái định cư theo đặc trưng từng vùng miền và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai;
- Các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tiết kiệm quỹ đất, ưu tiên sử dụng đất hoang hóa, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp; không gây ô nhiễm đến các vùng lân cận;
- Các vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên phải đảm bảo gìn giữ được tính toàn vẹn các giá trị đặc trưng của tài nguyên, phát huy được tiềm năng để phát triển kinh tế và thuận lợi trong quản lý, bảo vệ;
- Hệ thống hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ...) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo mọi người dân trong vùng (dân cư đô thị và nông thôn) đều được sử dụng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận.
1.5.4 Yêu cầu về tổ chức không gian toàn đô thị và các khu chức năng trong đô thị
1.5.4.1 Yêu cầu về tổ chức không gian toàn đô thị
- Đối với các thành phố có cấu trúc gồm nhiều đô thị, phải đảm bảo sự liên kết thuận lợi giữa đô thị trung tâm và các đô thị khác, các khu chức năng. Đảm bảo duy trì vùng đệm, vùng sinh thái giữa các đô thị;
- Quy hoạch phải xác định được ranh giới khu vực phát triển đô thị và khu vực hạn chế (hoặc không) phát triển đô thị. Đối với các đô thị dự kiến mở rộng, ranh giới đô thị phải dựa trên các dự báo về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng và phải thỏa mãn các yêu cầu về lựa chọn đất xây dựng;
- Không gian đô thị phải: khai thác được tối đa các lợi thế và hạn chế các bất lợi về điều kiện tự nhiên; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và đặc thù về đất đai, hạ tầng của từng đô thị, từng vùng miền; tạo được môi trường sống tốt, an toàn cho dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng;
- Đất khu vực phát triển đô thị phải được tính toán, dự báo theo khả năng phát triển theo từng giai đoạn quy hoạch. Chỉ tiêu đất dân dụng phải được tính toán lựa chọn theo đặc thù từng đô thị đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên có giá trị;
- Quy mô các loại đất ngoài dân dụng phải được luận chứng, tính toán theo nhu cầu thực tế kết hợp với các quy hoạch chuyên ngành;
- Các cơ sở công nghiệp, kho tàng phải được quy hoạch tại các vị trí an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
1.5.4.2 Yêu cầu đối với các khu chức năng, các phân khu trong đô thị và các trung tâm
- Phân khu trong đô thị phải dựa trên các giá trị đặc trưng trong từng khu vực về điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan và chức năng đô thị;
- Phân khu trong đô thị phải dự báo, xác định được quy mô dân số cho các lô đất quy hoạch làm cơ sở cho tính toán và phân bổ dân cư trong quy hoạch chi tiết và các dự án, Dân số dự báo, xác định phải bao gồm cả dân số vãng lai tại các khu đất ở và các khu đất xây dựng các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có);
- Phân khu trong đô thị phải xác định được hệ thống công trình dịch vụ - công cộng, chỉ tiêu sử dụng đất và khung hạ tầng kỹ thuật cấp khu vực, đơn vị ở;
- Các trung tâm theo cấp hành chính và trung tâm chuyên ngành (y tế, đào tạo, thương mại, dịch vụ...) cần có quy mô phù hợp, đảm bảo tiết kiệm đất đai;
- Trung tâm theo cấp hành chính phải được bố trí tại vị trí có mối liên hệ thuận lợi nhất tới các khu chức năng của đô thị;
- Phải bố trí hỗn hợp nhiều chức năng khác nhau trong khu trung tâm đô thị đảm bảo khai thác sử dụng đất hiệu quả, linh hoạt và thuận tiện.
1.5.5 Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị
- Không gian cây xanh trong đô thị, bao gồm không gian xanh tự nhiên (rừng, đồi, núi, thảm thực vật ven sông, hồ và ven biển) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước...) phải được quy hoạch gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn;
- Không gian xanh tự nhiên cần được bảo vệ tối đa, không gian xanh nhân tạo phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị để đảm bảo thuận lợi trong sử dụng;
- Các chỉ tiêu đất cây xanh công cộng cho toàn đô thị và từng khu vực được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phải đáp ứng với mục tiêu của quy hoạch và phù hợp đặc thù từng đô thị. Cây xanh sử dụng cộng cộng phải quy hoạch để đảm bảo mọi người dân tiếp cận thuận lợi;
- Phải ưu tiên sử dụng các loại cây xanh bản địa, đặc trưng vùng miền và phù hợp với đô thị, bảo vệ được các cây quý hiếm, cây cổ thụ có giá trị. Chủng loại cây xanh trong đô thị không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, phù hợp với các yêu cầu về phòng chống thiên tai, không gây hư hại công trình bao gồm cả phần ngầm và phần trên mặt đất, không tiết ra các chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng gây ảnh hưởng đến dân cư.
1.5.6 Yêu cầu về quy hoạch không gian xây dựng ngầm
- Phải xác định được khu vực xây dựng, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực cấm xây dựng công trình ngầm;
- Phải xác định được vị trí, quy mô, hướng tuyến, phân tầng của hệ thống giao thông ngầm, hệ thống tuy-nen, hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật, các khu vực xây dựng công trình công cộng, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm và dự kiến đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian;
- Các công trình ngầm phải đảm bảo kết nối an toàn, đồng bộ với nhau và với các công trình trên mặt đất về không gian và đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
1.5.7 Yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
- Quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khu vực, phù hợp với các dự báo phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng khác;
- Dự báo nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật phải dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng, các dự án, khu vực có điều kiện tương tự hoặc các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng;
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (hướng tuyến, vị trí, quy mô) phải xác định các công trình tham gia vào sử dụng chung đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ;
- Công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo yêu cầu tại QCVN 10:2014/BXD;
- Trên các đường phố chính, các khu vực công cộng (khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, quảng trường, điểm đỗ xe buýt chính ...), trạm xăng dầu ngoài đô thị phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Các công trình vệ sinh công cộng phải tuân thủ QCVN 07-9:2016/BXD;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng bao gồm: chiếu sáng đường, công trình giao thông, công viên, vườn hoa, trang trí, lễ hội, các công trình kiến trúc, nghệ thuật phải đảm bảo yêu cầu về độ chói, độ rọi, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Các công trình chiếu sáng công cộng phải tuân thủ QCVN 07-7:2016/BXD;
- Quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải đảm bảo các quy định của quy chuẩn QCVN 07-8:2016/BXD, QCVN 33:2011/BTTTT.
1.5.8 Yêu cầu về quy hoạch các khu chức năng
Các khu đô thị, điểm dân cư nông thôn nằm trong các khu chức năng tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này.
1.5.9 Yêu cầu về mức độ thể hiện các đồ án quy hoạch
Các thông số kỹ thuật và yêu cầu quản lý về không gian, đất đai và hệ thống hạ tầng phải được xác định và thể hiện tương ứng với từng tỷ lệ bàn đồ như sau:
- Tỷ lệ bản đồ 1/25 000 phải thể hiện đến cấp đường liên khu vực hoặc tương đương và ô đất giới hạn bởi các đường liên khu vực hoặc tương đương;
- Tỷ lệ bản đồ 1/10 000 phải thể hiện đến cấp đường chính khu vực hoặc tương đương và ô đất giới hạn bởi các đường chính khu vực hoặc tương đương;
- Tỷ lệ bản đồ 1/5 000 phải thể hiện đến cấp đường đường khu vực hoặc tương đương và ô đất giới hạn bởi các đường khu vực hoặc tương đương;
- Tỷ lệ bản đồ 1/2 000 phải thể hiện đến cấp đường phân khu vực và ô đất giới hạn bởi các đường phân khu vực;
- Tỷ lệ bàn đồ 1/500 phải thể hiện đến đường nhóm nhà ở, đường đi xe đạp, đường đi bộ và các lô đất
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu về đất dân dụng Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân tối thiểu và tối đa toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị và nằm trong các chỉ tiêu tại Bảng 2.1. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại. Bảng 2.1: Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị (tương ứng với mật độ dân số bình quân toàn đô thị/diện tích đất dân dụng)

Loại đô thị

Đất bình quân (m2/người)

Mật độ dân số (người/ha)

I-II

45-60

220- 165

III-IV

50-80

200- 125

V

70-100

145-100

CHÚ THÍCH 1: Chỉ tiêu trong bảng không bao gồm đất nông nghiệp, đất cho các công trình cấp vùng trở lên bố trí trong khu vực các khu dân dụng đô thị;

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp quy hoạch đô thị có tính đặc thù có thể lựa chọn chỉ tiêu khác với quy định tại Bảng 2.1 nêu trên, nhưng phải có các luận chứng đảm bảo tính phù hợp và phải nằm trong ngưỡng 45 - 100 m2/người.

2.2 Yêu cầu về đơn vị ở - Quy mô dân số tối đa của một đơn vị ở là 20 000 người, quy mô dân số tối thiểu của một đơn vị ở là 4 000 người (đối với các đô thị miền núi là 2 800 người); - Đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị tại Bảng 2.2. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại; Bảng 2.2: Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị theo loại đô thị

Loại đô thị

Đất đơn vị ở (m2/người)

I-II

15-28

III-IV

28-45

V

45-55

CHÚ THÍCH 1: Chỉ tiêu trong bảng không bao gồm đất nông nghiệp gắn với đất ở, đất cho các công trình dân dụng cấp đô thị trở lên bố trí trong khu vực đơn vị ở;

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp quy hoạch đô thị có tính đặc thù có thể lựa chọn chỉ tiêu khác với quy định tại Bảng 2.2 nêu trên nhưng phải có các luận chứng đảm bảo tính phù hợp và phải ≥ 15 m2/người.

- Đất công trình công công cấp đơn vị ở tối thiểu được xác định theo bảng 2.4. Công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở phải đảm bảo khả năng tiếp cận, sử dụng thuận lợi của các đối tượng dân cư trong đơn vị ở; - Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2 m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5 000 m2 và đảm bảo cho các đối tượng dân cư trong đơn vị ở (đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em) đảm bảo tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD. Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi phục vụ nhóm nhà ở với bán kính phục vụ không ≥ 300 m; - Đối với dự án có quy mô dân số tương đương đơn vị ở, việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở, cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tuân thủ quy hoạch cấp trên và các quy định đối với đơn vị ở; - Đối với các dự án có quy mô dân số dưới 4 000 người (đối với các đô thị miền núi là dưới 2.800 người), việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh sử dụng công cộng tuân thủ theo quy hoạch cấp trên. Ngoài ra, chỉ tiêu đất cây xanh trong khu vực dự án phải đảm bảo tối thiểu là 1m2/người và phải bố trí cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo phục vụ đủ cho khu vực dự án; - Trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình không thuộc đơn vị ở. Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở; - Khi quy hoạch các khu đất sử dụng hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ đất cho mỗi chức năng; - Quy hoạch các lô đất có công trình hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ diện tích sàn sử dụng cho mỗi loại chức năng. Quy hoạch các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có) phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
2.3 Yêu cầu về các công trình dịch vụ - công cộng
2.3.1 Phân cấp các công trình dịch vụ - công cộng
- Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng được phân thành 3 cấp: cấp vùng, cấp đô thị, cấp đơn vị ở. Tùy theo vị trí, quy mô, tính chất từng đô thị, việc quy hoạch các đô thị phải đảm bảo bố trí các công trình dịch vụ - công cộng cấp vùng, cấp đô thị, cấp đơn vị ở;
- Quy mô các công trình dịch vụ - công cộng phải xét đến nhu cầu của các khu vực lân cận và các đối tượng là dân số vãng lai.
2.3.2 Quy định về hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.3. Bảng 2.3: Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

A. Giáo dục

1. Trường trung học phổ thông

học sinh /1 000 người

40

m2/1 học sinh

10

B. Y tế

2. Bệnh viện đa khoa

giường/1 000 người

4

m2/giường bệnh

100

C. Văn hóa - Thể dục thể thao

3. Sân thể thao cơ bản

 

 

m2/người

ha/công trình

0,6

1,0

4. Sân vận động

 

 

m2/người

ha/công trình

0,8

2,5

5. Trung tâm Văn hóa - Thể thao

 

 

m2/người

ha/công trình

0,8

3,0

6. Nhà văn hóa (hoặc Cung văn hóa)

chỗ/1 000 người

8

ha/công trình

0,5

7. Nhà thiếu nhi (hoặc Cung thiếu nhi)

chỗ/ 1 000 người

2

ha/công trình

1.0

D. Thương mại

8. Chợ

công trình

1

ha/công trình

1.0

CHÚ THICH 1: Các khu vực có quy mô dân số ≥ 20 000 người phải bố trí ít nhất một trường trung học phổ thông;

CHÚ THÍCH 2: Khuyến khích bố trí kết hợp các thiết chế văn hóa - thể dục thể thao trong một công trình hoặc cụm công trình. Quy mô các công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị khác (bể bơi, thư viện, bảo tàng, rạp xiếc, rạp chiếu phim, nhà hát... ) được tính toán phù hợp với nhu cầu của từng đô thị.

2.3.3 Quy định về hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở - Các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500 m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, mật độ dân cư thấp bán kính phục vụ của các loại công trình này không quá 1 000 m; - Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở phải phù hợp với Bảng 2.4. Bảng 2.4: Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

A. Giáo dục

1. Trường mầm non

cháu/1 000 người

50

m2/1 cháu

12

2. Trường tiểu học

học sinh /1 000 người

65

m2/1 học sinh

10

3. Trường trung học cơ sở

học sinh /1 000 người

55

m2/1 học sinh

10

B. Y tế

4. Trạm y tế

trạm

1

m2/trạm

500

C. Văn hóa - Thể dục thể thao

5. Sân chơi

 

 

m2/người

0,5

6. Sân luyện tập

 

 

m2/người

ha/công trình

0,5

0,3

7. Trung tâm Văn hóa - Thể thao

công trình

1

m2/công trình

5 000

D. Thương mại

8. Chợ

công trình

1

m2/công trình

2 000

CHÚ THÍCH 1: Các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trung tâm văn hóa - thể thao tối thiểu là 2 500 m2/công trình.

CHÚ THÍCH 2: Các công trình văn hóa - thể dục thể thao có thể bố trí kết hợp với đất cây xanh sử dụng công cộng.

2.4 Yêu cầu về đất cây xanh - Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo thuận tiện cho mọi người dân được tiếp cận sử dụng. Phải quy hoạch khai thác sử dụng đất cây xanh tự nhiên, thảm thực vật ven sông hồ, ven kênh rạch, ven biển... để bổ sung thêm đất cây xanh đô thị; - Các đô thị có các cảnh quan tự nhiên (sông, suối, biển, đồi núi, thảm thực vật tự nhiên) đặc trưng có giá trị cần có giải pháp về quy hoạch khai thác và bảo tồn cảnh quan. Bảng 2.5: Diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (không bao gồm đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở)

Loại đô thị

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đặc biệt

7

I và II

6

III và IV

5

V

4

CHÚ THÍCH 1: Diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, được quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người nhưng không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị;

CHÚ THÍCH 2: Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị có thể thấp hơn nhưng phải đạt trên 70% mức quy định trong Bảng 2.5.

2.5 Yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
2.5.1 Yêu cầu chung
- Quy hoạch khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), khu chế xuất và khu công nghệ cao phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh;
- Đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I, cấp II phải quy hoạch ngoài khu vực xây dựng đô thị. Cấp độc hại và khoảng cách ATMT tuân thủ theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và các văn bản pháp luật về môi trường.
CHÚ THÍCH:
- Trường hợp Bộ Khoa học Công nghệ hoặc các văn bản pháp luật về môi trường chưa có quy định, cho phép sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường hoặc tham chiếu các giá trị trong phụ lục 3 của TCVN 4449 - 1987 để xác định khoảng cách ATMT;
- Các khu chức năng dân dụng (nếu có) được quy hoạch gắn với khu công nghiệp phải áp dụng quy định như đối với khu dân dụng trong đô thị. Các chỉ tiêu quy hoạch áp dụng theo điểm 2.1, điểm 2.2, điểm 2.3, điểm 2.4 và điểm 2.6.
2.5.2 Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)
- Phải đảm bảo khoảng cách ATMT của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp với chiều rộng ≥ 10 m;
- Trong khoảng cách ATMT chỉ được quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, công trình cấp điện, hàng rào, cổng, nhà bảo vệ, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải (XLNT), trạm XLNT, trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), cơ sở xử lý CTR và các công trình công nghiệp và kho tàng khác;
- Trong khoảng cách ATMT không được bố trí các công trình dân dụng.
2.5.3 Sử dụng đất - Đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng địa phương; - Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phụ thuộc vào loại hình, tính chất các cơ sở sản xuất, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định tại Bảng 2.6; - Mật độ xây dựng thuần của lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng tối đa là 70%. Đối với các lô đất xây dựng nhà máy có trên 05 sàn sử dụng để sản xuất, mật độ xây dựng thuần tối đa là 60%. Bảng 2.6: Tỷ lệ tối thiểu đất giao thông, cây xanh, các khu kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Giao thông

10

Cây xanh

10

Các khu kỹ thuật

1

CHÚ THÍCH: Đất giao thông và cây xanh trong Bảng 2.6 không bao gồm đất giao thông, cây xanh trong khuôn viên lô đất các cơ sở sản xuất.

2.6 Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới
2.6.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà, công trình riêng lẻ hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió...), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình phải đáp ứng các yêu cầu:
2.6.1.1 Trường hợp các công trình có chiều cao
- Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải đảm bảo ≥ 1/2 chiều cao công trình nhưng không được
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 1/3 chiều cao công trình nhưng không được
- Trường hợp trong cùng một lô đất có các dãy nhà liền kề nếu được quy hoạch cách nhau, khoảng cách giữa cạnh mặt sau của dãy nhà liền kề phải đảm bảo ≥ 4 m.
2.6.1.2 Trường hợp các công trình có chiều cao ≥ 46 m
- Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải ≥ 25 m;
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 15 m.
2.6.1.3 Khoảng cách giữa các công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.
2.6.1.4 Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dãy nhà.
2.6.2 Khoảng lùi của công trình - Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7 ; - Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần. Bảng 2.7: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình

Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao xây dựng công trình (m)

19

19 ÷ 22

22 ÷ 28

28

<19

0

3

4

6

19÷<22

0

0

3

6

≥22

0

0

0

6

2.6.3 Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép - Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định trong Bảng 2.8; - Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà chung cư được xác định trong đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.9 và các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại điểm 2.6.1, về khoảng lùi công trình tại điểm 2.6.2; - Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng các công trình dịch vụ - công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ trong khu vực xây dựng mới là 40%; - Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất thương mại dịch vụ hoặc lô đất sử dụng hỗn hợp được xác định trong đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.10 và các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại điểm 2.6.1, về khoảng lùi công trình tại điểm 2.6.2; Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập)

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

90

100

200

300

500

≥ 1 000

Mật độ xây dựng tối đa (%)

100

90

70

60

50

40

CHÚ THÍCH: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 7 lần.

Bảng 2.9: Mật độ xây dựng thuần tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất

≤ 3 000 m2

10 000 m2

18 000 m2

≥ 35 000 m2

16

75

65

63

60

19

75

60

58

55

22

75

57

55

52

25

75

53

51

48

28

75

50

48

45

31

75

48

46

43

34

75

46

44

41

37

75

44

42

39

40

75

43

41

38

43

75

42

40

37

46

75

41

39

36

>46

75

40

38

35

CHÚ THÍCH: Đối với lô đất có các công trình có chiều cao >46 m đồng thời còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 13 lần.

Bảng 2.10: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất thương mại dịch vụ và lô đất sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất

≤ 3 000 m2

10 000m2

18 000 m2

≥ 35 000 m2

≤16

80

70

68

65

19

80

65

63

60

22

80

62

60

57

25

80

58

56

53

28

80

55

53

50

31

80

53

51

48

34

80

51

49

46

37

80

49

47

44

40

80

48

46

43

43

80

47

45

42

46

80

46

44

41

>46

80

45

43

40

CHÚ THÍCH: Đối với lô đất có các công trình có chiều cao > 46 m còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 13 lần (trừ các lô đất xây dựng các công trình có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc cảnh quan, điểm nhấn đô thị đã được xác định trong quy hoạch cao hơn).

- Đối với các lô đất không nằm trong các Bảng 2.8; Bảng 2.9; Bảng 2.10 được phép nội suy giữa 2 giá trị gần nhất; - Trong trường hợp công trình là tổ hợp với nhiều loại chiều cao khác nhau, quy định về mật độ xây dựng tối đa cho phép áp dụng theo chiều cao trung bình; - Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên, các quy định mật độ xây dựng được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao xây dựng tương ứng nhưng phải đảm bảo hệ số sử dụng đất chung của phần đế và phần tháp không vượt quá 13 lần.
2.6.4 Mật độ xây dựng gộp
- Mật độ xây dựng gộp tối đa cho phép của đơn vị ở là 60%;
- Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu du lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25%;
- Mật độ xây dựng        gộp tối đa của khu công viên là 5%;
- Mật độ xây dựng        gộp tối đa của khu công viên chuyên đề là 25%;
- Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu cây xanh chuyên dụng (bao gồm cả sân gôn), vùng bảo vệ môi trường tự nhiên được quy định tùy theo chức năng và các quy định pháp luật có liên quan, nhưng không quá 5%.
2.6.5 Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình, phải đảm bảo quy định về tỷ lệ tối thiểu đất trồng cây xanh nêu trong Bảng 2.11. Bảng 2.11: Tỷ lệ đất trồng cây xanh tối thiểu trong các lô đất xây dựng công trình

Trong lô đất xây dựng công trình

Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh (%)

1- Nhà chung cư

20

2- Công trình giáo dục, y tế, văn hóa

30

3- Nhà máy

20

2.6.6 Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình nhà ở
- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 5 m;
- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ
- Chiều dài tối đa của lô đất xây dựng dãy nhà ở liên kế có hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở xuống lả 60 m.
2.6.7 Quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường
- Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc tại từng khu vực quy định;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau: không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường; đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè; không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, phải đảm bảo nguyên tắc sau: không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
2.6.8 Quan hệ với các công trình bên cạnh
- Các chi tiết kiến trúc của công trình phần tiếp giáp với công trình bên cạnh do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc tại từng khu vực quy định;
- Các quy định phải đảm bảo nguyên tắc sau: Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy; Đảm bảo mọi hoạt động tại công trình này không tác động, ảnh hưởng xấu đến hoạt động (sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi...) cho các công trình bên cạnh.
2.6.9 Cổng ra vào, hàng rào của các công trình dịch vụ - công cộng
- Phải đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn, thông suốt;
- Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4 m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.
2.6.10 Bảng thông tin, quảng cáo phải tuân thủ QCVN 17:2018/BXD.
2.6.11 Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định
- Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định theo nhu cầu của đô thị. Diện tích đất tối thiểu của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tuân thủ quy định tại Điều 5, QCVN 01:2020/BCT;
- Vị trí cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong QCVN 01:2020/BCT. Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tối thiểu là 300 m. Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới đến những nơi thường xuyên tụ họp đông người (chợ, trung tâm thương mại, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, công sở) tối thiểu là 50 m;
- Vị trí các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tiếp cận thuận tiện và an toàn với hệ thống giao thông. Lối ra, vào cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất là 50 m và nằm ngoài hành lang an toàn đối với cầu, cống, hầm đường bộ. Lối ra của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định mở ra đường cấp khu vực trở lên phải cách chỉ giới đường đỏ của tuyến đường cấp khu vực trở lên giao cắt với tuyến đường có lối ra của cửa hàng xăng dầu tối thiểu là 50 m. Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định phải bố trí khu vực dừng đỗ xe để tiếp xăng, dầu đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông bên trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng;
- Các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định hiện hữu phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định;
- Ngoài ra các công trình trong cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ QCVN 07-6:2016/BXD và QCVN 01:2020/BCT.
2.6.12 Công trình cấp khí đốt
- Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các trạm cấp khi đốt và tuyến ống phân phối khí đốt theo nhu cầu của đô thị;
- Không quy hoạch tuyến ống dẫn khí có áp suất làm việc tối đa >7 bar đi xuyên qua khu vực nội thị các đô thị;
- Quy hoạch tuyến ống phân phối khí đốt phải tính đến việc tích hợp sử dụng chung trong các tuy nen, hào kỹ thuật;
- Ngoài ra các công trình cấp khí đốt phải tuân thủ QCVN 07-6:2016/BXD.
2.6.13 Công trình phòng cháy, chữa cháy
- Phải bố trí mạng lưới trụ sở các đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với bán kính phục vụ tối đa là 3 km đối với khu vực trung tâm đô thị và 5 km đối với các khu vực khác. Đối với các khu vực đô thị hiện hữu không đảm bảo bán kính phục vụ của các đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải có giải pháp tính toán cân đối, bố trí quỹ đất bổ sung hoặc bổ sung các trụ sở trên trong các dự án khu đô thị mới;
- Vị trí đặt trụ sở các đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải đảm bảo xe và phương tiện chữa cháy ra vào an toàn, nhanh chóng;
- Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải tuân thủ yêu cầu tại QCVN 06:2021/BXD.
2.7 Yêu cầu về không gian và sử dụng đất các khu vực hiện hữu trong đô thị
2.7.1 Quy định chung
- Các khu vực hiện hữu trong đô thị phải được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Quy hoạch các khu vực hiện hữu trong đô thị phải: đảm bảo khớp nối đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với các khu vực lân cận; không gây tác động, ảnh hưởng xấu đến chất lượng hệ thống hạ tầng hiện hữu;
- Quỹ đất cho các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh phải quy hoạch theo hướng tăng dần để tiệm cận với các chỉ tiêu của các khu vực phát triển mới;
- Đối với khu vực nội đô có chất lượng hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo các quy định của quy chuẩn này, các dự án tái thiết đô thị phải đánh giá tác động đến hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Các thông số về diện tích lô đất, mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng cách giữa các công trình, hệ số sử dụng đất và chuyển đổi chức năng sử dụng đất phải xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị;
- Các tuyến đường phố mở mới hoặc các tuyến đường phố cải tạo mở rộng phải quy hoạch, thiết kế các công trình tiếp giáp với tuyến đường đồng bộ với các công trình liền kề, đảm bảo mỹ quan chung trên toàn tuyến; quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phải tính toán đến hiện trạng hình dạng các lô đất không đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và an toàn trong xây dựng để điều chỉnh, hợp khối;
- Các công trình nằm trong các lô đất không tiếp giáp với tuyến đường phố (mở mới, tuyến cải tạo mở rộng, tuyến đường hiện hữu) phải được quy hoạch đảm bảo cho mọi công trình phải được thông gió, chiếu sáng, thuận lợi về giao thông, đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và tiếp cận được với các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy;
- Các khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm phải được di dời. Quỹ đất sau khi di dời được chuyển đổi chức năng, phải được xem xét ưu tiên bố trí bổ sung các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu của khu vực;
- Việc cải tạo, chỉnh trang khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp phải đảm bảo phù hợp với các quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ và cảnh quan đô thị.
2.7.2 Quy định về đối tượng áp dụng
- Các khu di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị cần bảo tồn được quy định riêng trong quy chế quản lý kiến trúc hoặc trong quy định quản lý của đồ án quy hoạch xây dựng căn cứ theo đặc thù từng đô thị và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và ATMT;
- Các khu vực quy hoạch thuộc hai bên tuyến đường xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng (từ đường cấp khu vực trở lên); các dự án tái phát triển đô thị có quy mô 2: 3 ha thuộc khu vực hiện hữu trong đô thị phải áp dụng quy định trong điểm 2.6;
- Các khu vực được xác định trong quy hoạch cao hơn là khu vực chỉ cải tạo, chỉnh trang nhằm cải thiện cảnh quan, kiến trúc, nâng cao chất lượng môi trường nhưng không làm tăng quy mô dân số và không làm thay đổi chức năng sử dụng đất, việc xác định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc căn cứ vào quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được duyệt theo đặc thù từng đô thị và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chảy chữa cháy và ATMT hoặc áp dụng các quy định từ điểm 2.7.3 đến điểm 2.7.7 dưới đây;
- Các khu vực hiện hữu trong đô thị đã được xác định trong quy hoạch cao hơn không thuộc các nhóm đối tượng trên cho phép áp dụng quy định từ điểm 2.7.3 đến điểm 2.7.7 dưới đây.
2.7.3 Quy định về sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên quỹ đất cho việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng, đất cây xanh công viên và hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo tiếp cận dần đạt đến chỉ tiêu của các khu vực đô thị mới;
- Trường hợp không đủ quỹ đất bố trí các công trình dịch vụ - công cộng thì được cho phép giảm các chỉ tiêu sử dụng đất trong Bảng 2.3 và và Bảng 2.4 nhưng không quá 50%. Riêng đối với công trình giáo dục đào tạo phải đảm bảo đạt chuẩn Quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cho phép kết hợp bố trí trường mầm non tại tầng 1 và tầng 2 các công trình chung cư nhưng phải đảm bảo diện tích sân chơi, lối đi riêng phục vụ học sinh và các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật và các quy định chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế;
- Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không thể bổ sung diện tích cây xanh sử dụng công cộng đảm bảo quy định, đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị phải đề xuất bổ sung cây xanh, không gian mở trong các lô đất và đảm bảo mọi người dân được tiếp cận, sử dụng.
2.7.4 Quy định về bán kính phục vụ các công trình dịch vụ - công cộng
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đủ quỹ đất bố trí các công trình dịch vụ - công cộng theo quy định tại Bảng 2.3 và Bảng 2.4 cho phép tính toán cân đối từ các công trình công cộng và dịch vụ lân cận với bán kính không quá 2 lần quy định tại điểm 2.3.3.
2.7.5 Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại Bảng 2.7 thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.
2.7.6 Quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà, công trình
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng cách tối thiểu theo quy định, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo: đáp ứng được các quy định về phòng cháy chữa cháy; các tuyến đường phục vụ xe chữa cháy tiếp cận công trình phải có bề rộng ≥4 m; mọi công trình đều được thông gió, chiếu sáng tự nhiên.
2.7.7 Quy định về mật độ xây dựng thuần - Mật độ xây dựng thuần tuân thủ các quy định tại điểm 2.6.3. Riêng các lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ có chiều cao ≤25 m có diện tích lô đất ≤100 m2 được phép xây dựng đến mật độ tối đa là 100% nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về khoảng lùi, khoảng cách giữa các công trình tại điểm 2.7.5 và điểm 2.7.6; - Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không còn quỹ đất để đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của các công trình dịch vụ - công cộng, cho phép tăng mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ - công cộng nhưng không vượt quá 60%; - Đối với các khu vực do nhu cầu cần kiểm soát về chất tải dân số và nhu cầu hạ tầng cho phép sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng đất thay cho nhóm chỉ tiêu mật độ, tầng cao xây dựng. Hệ số sử dụng đất tối đa được xác định trong đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.12 dưới đây. Bảng 2.12: Hệ số sử dụng đất tối đa của lô đất chung cư, công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Hệ số sử dụng đất tối đa (lần) theo diện tích lô đất

≤ 3 000 m2

10 000 m2

18 000 m2

≥ 35 000 m2

≤16

4,0

3,5

3,4

3,25

19

4,8

3,9

3,78

3,6

22

56

4,34

4,2

3,99

25

64

4,64

4,48

4,24

28

7,2

4,95

4,77

4,5

31

8,0

5,3

5.1

4,8

34

8,8

5,61

5,39

5,06

37

9,6

5,88

5,64

5,28

40

10,4

6,24

5,98

5,59

43

11,2

6,58

6,3

5,88

46

12,0

6,9

6,6

6,15

>46

12,8

7,2

6,88

6,4

CHÚ THÍCH 1: Đối với các lô đất có diện tích, chiều cao không nằm trong bảng này được phép nội suy giữa 2 giá trị gần nhất.

CHÚ THÍCH 2: Các lô đất xây dựng các công trình có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc cảnh quan, là điểm nhấn cho đô thị đã được xác định thông qua quy hoạch cao hơn có thể xem xét hệ số sử dụng đất > 13 lần nhưng cần phải được tính toán đảm bảo không gây quá tải lên hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2.8 Yêu cầu về cao độ nền và thoát nước mặt
2.8.1 Yêu cầu đối với quy hoạch cao độ nền - Phải đánh giá, xác định được các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi, cấm hoặc hạn chế xây dựng. Phải đánh giá, xác định được các nguy cơ rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó có xét đến các khu vực lân cận; - Phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thuỷ lợi. Phải tận dụng địa hình và điều kiện tự nhiên, hạn chế khối lượng đào, đắp. Phải có giải pháp để cao độ nền khu quy hoạch mới không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của các khu vực hiện hữu; - Quy hoạch cao độ nền phải được thiết kế với chu kỳ lặp lại mực nước ngập tính toán được xác định theo loại đô thị và phân khu chức năng đô thị theo Bảng 2.13; - Cao độ nền khống chế tối thiểu khu vực xây dựng công trình phải cao hơn mực nước ngập tính toán 0,3 m đối với đất dân dụng và 0,5 m đối với đất công nghiệp. Bảng 2.13: Chu kỳ lặp lại mực nước ngập tính toán (năm) đối với khu chức năng

Khu chức năng

Loại đô thị

Đặc biệt, loại I

Loại II, III, IV

Loại V

Trung tâm đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp

100

50

10

Cây xanh, công viên, thể dục thể thao

10

10

2

CHÚ THÍCH 1: Không áp dụng quy định về cao độ nền khống chế cho các khu vực, công trình được thiết kế để lưu giữ, điều tiết nước mưa, phòng chống ngập lụt khác và các công trình áp dụng giải pháp sống chung với ngập lũ;

CHÚ THÍCH 2: Các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cao độ nền khống chế phải được kiểm tra khả năng ứng phó với các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng quốc gia.

2.8.2 Yêu cầu về hệ thống thoát nước mặt - Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt phải: đảm bảo diện tích, thể tích hệ thống hồ điều hòa để điều tiết nước mặt; khai thác các khu vực trũng, thấp để lưu trữ tạm thời nước mưa; tăng diện tích mặt phủ thấm hút nước cho các công trình giao thông, sân bãi, hạ tầng kỹ thuật và các khu vực công cộng khác. Các khu vực đô thị hiện hữu phải giữ lại, cải tạo và nâng cấp các hồ, sông, kênh rạch hiện có để đảm bảo thể tích lưu trữ và điều hòa nước mặt; - Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt khu vực phát triển mới không được làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mặt của các khu vực hiện hữu; - Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt phải tính đến việc giảm thiểu thiệt hại do tác động của thiên tai (lũ, lụt, bão, triều cường, trượt, sạt lở đất...), ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; - Các khu vực xây dựng mới hoàn toàn phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Các khu vực đã có mạng lưới thoát nước chung phải cải tạo thành hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc hệ thống thoát nước riêng; - Hệ thống thoát nước mặt phải được tính toán theo chu kỳ lặp lại trận mưa gây tràn cống. Chu kỳ lặp lại trận mưa gây tràn cống tối thiểu được quy định tại Bảng 2.14; - Yêu cầu về thu gom nước mưa: 100% đường nội thị và đường đi qua khu dân cư ngoại thị phải có hệ thống thoát nước mưa; - Ngoài ra các công trình trên mạng lưới thoát nước phải tuân thủ QCVN 07-2:2016/BXD. Bảng 2.14: Chu kỳ lặp lại trận mưa gây tràn cống tối thiểu (năm)

Loại công trình thoát nước

Loại đô thị

Đặc biệt, loại I

Loại II, III, IV

Loại V

Kênh, mương

10

5

2

Cống chính

5

2

1

Cống nhánh

1

0,5

0,33

CHÚ THÍCH 1: Chu kỳ lặp lại trận mưa gây tràn cống không sử dụng để tính toán kênh mương thoát nước thủy lợi nội đồng chảy trong ranh giới hành chính đô thị, điểm dân cư nông thôn.

CHÚ THÍCH 2: Khi tính toán hệ thống thoát nước mặt phải xem xét đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu theo các kịch bản Quốc gia.

2.9 Yêu cầu về giao thông
2.9.1 Yêu cầu chung
- Hệ thống giao thông phải đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá và hội nhập với quốc tế;
- Mạng lưới giao thông phải được phân cấp rõ ràng, đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả;
- Phát triển giao thông phải tuân thủ quy hoạch, từng bước hiện đại, đồng bộ, gắn kết hợp lý các phương tiện vận tải.
2.9.2 Hệ thống giao thông đối ngoại
2.9.2.1 Đường bộ
- Đường ô tô cao tốc, đường ô tô cấp I, II quy hoạch mới phải đi ngoài khu vực nội thị các đô thị. Trường hợp bắt buộc phải đi xuyên qua nội thị các đô thị phải có đủ hành lang bảo vệ đường và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông khác;
- Bến xe ô-tô bố trí ở những nơi liên hệ thuận tiện với trung tâm đô thị, nhà ga, bến cảng, chợ và các khu vực dân cư tập trung.
2.9.2.2 Đường sắt - Khoảng cách an toàn của các công trình đường sắt đối với các công trình khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của ngành giao thông; - Khoảng cách từ tim đường ray gần nhất đến nhà ở đô thị phải ≥ 20 m; - Kích thước nền ga đảm bảo các yêu cầu trong Bảng 2.15. Bảng 2.15: Kích thước nền các loại ga

Loại ga

Kiểu bố trí đường đón, tiễn tàu

Chiều dài nền ga (m)

Chiều rộng nền ga (m)

1- Ga hành khách

- Ga cụt

- Ga thông qua

 

≥ 1 000

≥ 1 400

≥200

≥ 100

2- Ga hàng hóa

 

≥500

≥ 100

3- Ga kỹ thuật

Nối tiếp

Hỗn hợp

Song song

≥ 4 000

≥2 700

≥2 200

≥200

≥250

≥700

4- Ga hỗn hợp

Xếp dọc

Nửa xếp dọc

Xếp ngang

≥1 500

≥ 1300

≥900

≥50

≥50 ≥ 100

2.9.2.3 Đường hàng không
- Khi lập đồ án quy hoạch, quy mô và diện tích đất của cảng hàng không, sân bay phải được tính toán theo các tiêu chuẩn ngành hàng không và tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO;
- Khoảng cách từ các công trình đến sân bay phải tuân thủ theo quy hoạch loa tĩnh không sân bay và đảm bảo quy định về tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT.
2.9.2.4 Đường thủy - Kích thước cảng cần đảm bảo các quy định trong Bảng 2.16. Bảng 2.16: Quy định về diện tích cảng

Loại cảng

Các yếu tố

Chỉ tiêu m2/1m dài bến cảng

Cảng biển

- Cầu cảng nhô ra

- Cầu cảng dọc theo bờ

≥ 150

≥ 300

Cảng thuỷ nội địa

- Cảng công cộng

-  Cảng chuyên dùng

≥250

≥ 300

Bến thuỷ nội địa

-  Bến công cộng

-  Bến chuyên dùng

≥ 100

≥ 100

2.9.3 Hệ thống giao thông đô thị
2.9.3.1 Hệ thống đường đô thị - Quy hoạch giao thông đô thị trong đồ án quy hoạch chung phải dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và cơ cấu phương tiện giao thông; - Hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo liên hệ nhanh chóng, an toàn giữa tất cả các khu chức năng; kết nối thuận tiện nội vùng, giữa giao thông trong vùng với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế; - Bề rộng một làn xe, bề rộng đường được xác định dựa trên cấp đường, tốc độ và lưu lượng xe thiết kế và phải tuân thủ các quy định của QCVN 07-4:2016/BXD; - Hè phố, đường đi bộ, đường xe đạp phải tuân thủ QCVN 07-4:2016/BXD; - Mật độ đường, khoảng cách giữa hai đường đảm bảo quy định trong Bảng 2.17; - Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị tối thiểu: tính đến đường liên khu vực: 6 %; tính đến đường khu vực: 13 %; tính đến đường phân khu vực: 18 %. Bảng 2.17: Quy định về các loại đường trong đô thị

Cấp đường

Loại đường

Khoảng cách hai đường (m)

Mật độ đường (km/km2)

Cấp đô thị

1. Đường cao tốc đô thị

4 800 - 8 000

0,4-0,25

2. Đường trục chính đô thị

2.400-4 000

0,83-0,5

3. Đường chính đô thị

1 200 - 2 000

1,5- 1,0

4. Đường liên khu vực

600 - 1 000

3,3-2,0

Cấp khu vực

5. Đường chính khu vực

300 - 500

6,5-4,0

6. Đường khu vực

250-300

8,0-6,5

Cấp nội bộ

7. Đường phân khu vực

150-250

13,3-10

8. Đường nhóm nhà ở, vào nhà

không quy định

không quy định

9. Đường xe đạp

10. Đường đi bộ

2.9.3.2 Quảng trường giao thông, chỗ giao nhau giữa các đường đô thị
- Quy định về tổ chức quảng trường giao thông, chỗ giao nhau của đường đô thị phải tuân thủ QCVN 07-4:2016/BXD;
- Bán kính đường cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường phố tối thiểu phải đảm bảo: tại quảng trường giao thông và đường phố cấp đô thị ≥ 15 m; đường phố cấp khu vực ≥ 12 m; đường phố cấp nội bộ ≥ 8 m;
- Tại các nút giao của các tuyến đường mở mới trong khu vực đô thị hiện hữu trong trường hợp không thể đảm bảo kích thước vạt góc, cho phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác thay thế như: dùng gờ giảm tốc, dải phân cách, biển báo, đèn tín hiệu...
2.9.3.3 Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.
- Đối với những đô thị từ loại III trở lên phải tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng. Các loại hình giao thông công cộng gồm có: đường sắt đô thị, xe buýt, tàu thủy (nếu có);
- Khoảng cách giữa các tuyến giao thông công cộng tối thiểu là 600 m và tối đa là 1 200 m (ở khu trung tâm đô thị tối thiểu là 400 m). Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc, nơi mua sắm, vui chơi giải trí... đến ga, bến công cộng tối đa là 500 m;
- Mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị, tối thiểu phải đạt 2 km/km2 đất xây dựng đô thị. Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị được quy định như sau: đối với bến xe buýt, tàu điện tối đa là 600 m; đối với bến xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị (tàu điện ngầm; tàu điện mặt đất hoặc trên cao) tối thiểu là 800 m;
- Tại chỗ giao nhau giữa các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng, phải bố trí trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ
- Bến xe buýt và tàu điện trên đường chính phải bố trí cách chỗ giao nhau ít nhất 20 m. Chiều dài bến xe một tuyến, chạy một hướng ít nhất 20 m, trên tuyến có nhiều tuyến hoặc nhiều hướng phải tính toán cụ thể, nhưng không ngắn hơn 30 m. Chiều rộng bến ít nhất 3 m.
2.9.3.4 Hệ thống đường sắt đô thị
- Các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, phải được kết nối liên thông bằng hệ thống nhà ga. Phải tổ chức giao nhau khác mức cho nút giao cắt giữa đường sắt với đường sắt, đường sắt đô thị, đường bộ và trục giao thông chính của đô thị;
- Đô thị có đường sắt quốc gia chạy qua cần có các giải pháp tổ chức giao thông phù hợp không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đô thị (cảnh quan, tiếng ồn, tai nạn giao thông...);
- Ga đường sắt trên cao phải đảm bảo kết nối và đồng bộ với các công trình trên mặt đất và các công trình ngầm (nếu có);
- Ga tàu điện ngầm phải bảo đảm kết nối và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất;
- Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn đường sắt đô thị phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về giao thông đường sắt.
2.9.4 Công trình giao thông khác trong đô thị - Trong các khu đô thị, đơn vị ở và nhóm nhà ở phải bố trí chỗ để xe, bãi đỗ xe. Trong khu công nghiệp, kho tàng phải bố trí bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa; - Bãi đỗ xe chờ hàng hóa phải bố trí gần chợ, ga hàng hóa, các trung tâm thương mại và các công trình khác có yêu cầu vận chuyển lớn; - Các khu vực có nhu cầu vận chuyển lớn, trung tâm thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phải bố trí phải bố trí bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng thuận tiện cho hành khách và phương tiện, kết nối liên thông với mạng lưới đường phố, đảm bảo khoảng cách đi bộ tối đa là 500 m; - Bãi đỗ ô-tô buýt tại các điểm đầu và cuối tuyến, cần xác định quy mô theo nhu cầu cụ thể; - Đê-pô tàu điện bố trí tại các điểm đầu, cuối và điểm kết nối tuyến, có thể bố trí kết hợp đê- pô tàu điện với cơ sở sửa chữa; - Các công trình công cộng, dịch vụ, các khu chung cư, các cơ quan phải đảm bảo đủ số lượng chỗ đỗ xe đối với từng loại phương tiện theo nhu cầu sử dụng; - Khu vực đô thị hiện hữu cho phép quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nhiều tầng nhưng phải bảo đảm kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn với các công trình khác; - Chỉ tiêu diện tích tính toán đất bãi đỗ xe toàn đô thị theo Bảng 2.18; Bảng 2.18: Chỉ tiêu tính toán diện tích bãi đỗ xe toàn đô thị

Quy mô dân số đô thị (1 000 người)

Chỉ tiêu theo dân số (m2/người)

> 150

4,0

50-150

3,5

<>

2,5

CHÚ THÍCH 1: Cho phép quy đổi từ số chỗ đỗ xe của bãi đỗ xe nhiều tầng, bãi đỗ xe ngầm sang diện tích bãi đỗ xe trên mặt đất tương đương căn cứ quy định tại theo QCVN 13:2018/BXD với các chỉ tiêu như sau:

- Bãi đỗ xe nhiều tầng, bải đỗ xe ngầm: một tầng: 30 m2/chỗ đỗ xe; hai tầng: 20 m2/chỗ đỗ xe; ba tầng: 14 m2/chỗ đỗ xe; bốn tầng: 12 m2/chỗ đỗ xe; năm tầng: 10 m2/chỗ đỗ xe;

- Bãi đỗ xe trên mặt đất: 25 m2/chỗ đỗ xe;

CHÚ THÍCH 2: Chỉ tiêu diện tích bãi đỗ xe các khu vực trong đô thị được xác định căn cứ phân bổ quỹ đất bãi đỗ xe từ quy hoạch toàn đô thị.

- Diện tích dành cho một chỗ đỗ xe của một số phương tiện giao thông được quy định như sau: xe ô tô con; 25,0 m2; xe máy 3,0 m2, xe đạp: 0,9 m2; ô-tô buýt: 40 m2, ô-tô tài: 30 m2. Số chỗ đỗ xe ô-tô con tối thiểu của công trình tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại công trình, trường hợp chưa có quy định thì tuân thủ theo Bảng 2.19. Bảng 2.19: Số chỗ đỗ xe ô-tô con tối thiểu

Loại nhà

Nhu cầu tối thiểu về chỗ đỗ ô-tô con

Khách sạn từ 3 sao trở lên

4 phòng/1 chỗ

Văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, trung tâm hội nghị, triển lãm, trưng bày, trung tâm thương mại

100 m2 sàn sử dụng/1 chỗ

Chung cư

Theo QCVN 04:2021/BXD

CHÚ THÍCH: Khách sạn dưới 3 sao, công trình dịch vụ, văn phòng, trụ cơ cơ quan thông thường phải có số chỗ đỗ xe ≥ 50% quy định trong bảng trên.

2.9.5 Quy định về đảm bảo an toàn giao thông đô thị
- Khi cải tạo và nâng cấp mặt đường phải phù hợp với cao độ nền quy hoạch, không được gây úng ngập, ảnh hưởng đến công trình thoát nước của khu vực và việc tiếp cận sử dụng của các công trình hai bên đường;
- Quy định về tầm nhìn, hè đường, đường đi bộ, đường đi xe đạp tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:2016/BXD.
2.10 Yêu cầu về cấp nước
2.10.1 Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước - Hành lang bảo vệ nguồn nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước; - Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước đô thị quy định tại Bảng 2.20. Bảng 2.20: Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước

Khu vực bảo vệ

Kích thước khu vực bảo vệ cấp 1 (m)

Kích thước khu vực bảo vệ cấp II (m)

Nguồn nước mặt, từ điểm lấy nước:

-  Ngược theo chiều dòng chảy

- Xuôi theo chiều dòng chảy

-  Trường hợp không xác định được chiều dòng chảy, hoặc không có dòng chảy.

 

≥200

≥ 100

≥200

 

≥  1 000

≥250

≥ 1 000

Nguồn nước ngẩm: quanh giếng khoan với bán kính

 

≥25

 

-

Hồ chứa, đập nước chuyên dùng để cấp nước sinh hoạt, từ mép hồ:

-  Bờ hồ bằng phẳng

-  Bờ hồ dốc

 

 

≥ 100

≥ 300

 

 

Toàn lưu vực

Toàn lưu vực

Nhà máy nước, trạm cấp nước, từ chân tường công trình xử lý:

 

≥ 30

 

-

Đường ống cấp nước, từ mép ngoài đường ống:

-  Kích thước 300 mm đến < 1="" 000="">

-  Kích thước ≥ 1 000 mm

 

 

-

 

 

≥7

≥ 15

CHÚ THÍCH 1 Trong khu vực bảo vệ cấp I nghiêm cấm các hoạt động sau: xây dựng công trình nhà ở; xả nước thải, CTR, chăn nuôi, chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản; sử dụng hóa chất độc, phân hữu cơ và phân khoáng để bón cây;

CHÚ THÍCH 2:Trong khu vực bảo vệ cấp II, nước thải, chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn về môi trường.

2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước
- Nước sạch dùng cho sinh hoạt được dự báo dựa theo chuỗi số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư nhưng phải đảm bảo: tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước là 100% trong giai đoạn dài hạn của quy hoạch; chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của khu vực nội thị đô thị phụ thuộc vào loại đô thị nhưng tối thiểu là 80 lít/người/ngày đêm; hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả;
- Nước sạch dùng các công trình công cộng, dịch vụ tối thiểu bằng 10% lượng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu cấp nước sạch cho từng loại hình công trình công cộng, dịch vụ phải đảm bảo tối thiểu như sau; trường học 15 lít/học sinh/ngày đêm; trường mầm non 75 lít/cháu/ngày đêm; nhà, công trình công cộng, dịch vụ khác 2 lít/m2 sàn/ngày đêm;
- Nước tưới cây, rửa đường tối thiểu bằng 8% lượng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu cấp nước phải đảm bảo tối thiểu như sau: tưới vườn hoa, công viên 3 lít/m2/ngày đêm; rửa đường 0,4 lít/m2/ngày đêm. Cho phép sử dụng nước tái sử dụng (nước mưa, nước thải đã qua xử lý...) cho mục đích tưới cây, rửa đường;
- Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tối thiểu bằng 8% lượng nước sinh hoạt;
- Nước cho các khu công nghiệp tập trung: xác định theo loại hình công nghiệp, đảm bảo tối thiểu bằng 20m3/ha/ngày đêm cho tối thiểu 60% diện tích khu công nghiệp;
- Nước thất thoát, rò rỉ tối đa không vượt quá 15% tổng lượng nước trên;
- Nước cho bản thân nhà máy nước, trạm cấp nước tối thiểu bằng 4% tổng lượng nước trên.
2.10.3 Nguồn nước và công trình cấp nước - Sản lượng nước có thể khai thác của nguồn nước (trừ vùng hài đảo và vùng núi cao) phải gấp tối thiểu 10 lần nhu cầu sử dụng nước. Tỷ lệ đảm bảo lưu lượng tháng hoặc ngày của nguồn nước tối thiểu phải đạt: 95% đối với đối với khu dân cư trên 50 000 người (hoặc tương đương); 90% đối với khu dân cư từ 5 000 đến 50 000 người (hoặc tương đương) và 85% đối với khu dân cư dưới 5 000 người (hoặc tương đương); - Lựa chọn nguồn nước phải: đảm bảo yêu cầu về trữ lượng, lưu lượng và chất lượng nước; đảm bảo tiết kiệm tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tiện nghi đối với việc sử dụng nước; - Diện tích xây dựng nhà máy nước, trạm cấp nước quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc xác định theo thông số tại Bảng 2.21. Bảng 2.21: Diện tích nhà máy nước, trạm cấp nước

Công suất nhà máy nước, trạm cấp nước (m3/ngày đêm)

Diện tích tối thiểu khu đất (ha)

≤5 000

0,5

> 5 000-10 000

1,0

> 10 000-30 000

2,0

> 30 000 - 60 000

3,0

> 60 000-120 000

4,0

> 120 000-250 000

5,0

> 250 000-400 000

7,0

> 400 000 - 800 000

9,0

> 800 000 - 1 200 000

13,0

> 1 200 000

16,0

2.10.4 Mạng lưới cấp nước
- Mạng lưới cẩp nước phải đảm bảo an toàn và độ tin cậy về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu cấp nước chữa cháy;
- Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước sinh hoạt của khu dân cư, tại điểm lấy nước vào nhà, tính từ mặt đất không được
- Chất lượng nước phải đảm bảo các quy định của quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT;
- Ngoài ra các công trình trên mạng lưới cấp nước phải tuân thủ QCVN 07-1:2016/BXD.
2.10.5 Cấp nước chữa cháy
- Lưu lượng và số lượng các đám cháy đồng thời cần được tính toán phù hợp với quy mô đô thị theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD;
- Phải tận dụng các sông hồ, ao để cấp nước chữa cháy. Có đường cho xe chữa cháy tới lấy nước. Chiều sâu mặt nước so với mặt đất tại vị trí bố trí lấy nước chữa cháy không lớn quá 4 m và chiều dày lớp nước ≥ 0,5 m;
- Trên mạng ống cấp nước đô thị, dọc theo các đường phố phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy (trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất) đảm bảo các quy định về khoảng cách tối đa như sau giữa các họng là 150 m. Khoảng cách tối thiểu giữa họng và tường các ngôi nhà là 5 m. Họng cứu hỏa bố trí trên vỉa hè đảm bảo khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường là 2,5 m;
- Đường kính ống dẫn nước chữa cháy ngoài nhà phải ≥ 100 mm.
2.11 Yêu cầu về thoát nước và xử lý nước thải (XLNT)
2.11.1 Lưu lượng nước thải phát sinh
- Lưu lượng nước thải phát sinh được dự báo dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư hoặc công nghệ sản xuất đối với các cơ sở công nghiệp nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu phát sinh nước thải ≥ 80% chỉ tiêu cấp nước của đối tượng tương ứng;
- Khối lượng phân bùn phát sinh được xác định dựa trên mức độ hoàn thiện của hệ thống công trình vệ sinh tại chỗ hoặc theo các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải ≥ 0,04 m3/người/năm.
2.11.2 Mạng lưới thoát nước
- Các khu vực xây dựng mới phải quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng. Các khu vực hiện hữu đã có mạng lưới thoát nước chung phải quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng;
- Đối với vùng hải đảo phải quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng và XLNT triệt để, nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu về môi trường có thể tái sử dụng cho mục đích khác;
- Ngoài ra các công trình trên mạng lưới thoát nước phải tuân thủ QCVN 07-2:2016/BXD.
2.11.3 Nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải (XLNT)
- Nước thải sinh hoạt đô thị, y tế, khu công nghiệp, làng nghề phải được xử lý đảm bảo các quy định tại các quy chuẩn môi trường đối với nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và các quy chuẩn liên quan khác. Bùn thải hệ thống thoát nước phải được thu gom, xử lý theo quy định hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý CTR tập trung;
- Vị trí nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới phải ưu tiên quy hoạch ở cuối dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý, cuối hướng gió chính của đô thị, tại khu vực có đủ đất cho dự phòng mở rộng. Vị trí điểm xả nước thải phải phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên nước;
- Trường hợp nhà máy XLNT, trạm XLNT bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước hoặc hướng gió chính của đô thị thì khoảng cách ATMT trong Bảng 2.22 phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
- Diện tích đất xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải đảm bảo không được vượt quá chỉ tiêu 0,2 ha/1 000 m3/ngày.
CHÚ THÍCH: Chỉ tiêu khống chế diện tích đất xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT không bao gồm diện tích hồ chứa, ổn định nước thải sau xử lý, sân phơi bùn, diện tích dự phòng mở rộng (nếu có) và diện tích tổ chức khoảng cách ATMT của bản thân nhà máy XLNT, trạm XLNT.
2.11.4 Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT) - Khoảng cách ATMT của trạm bơm nước thải, nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới được quy định trong Bảng 2.22; Bảng 2.22: Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)

TT

Loại công trình

Khoảng cách ATMT tối thiểu (m) ứng với công suất

<>

(m3/ngày)

200 - 5 000

(m3/ngày)

> 5 000 -

50 000 (m3/ngày)

> 50 000 (m3/ngày)

1

Trạm bơm nước thải

15

20

25

30

2

Nhà máy, trạm XLNT:

 

 

 

 

a

Công trình xử lý bùn cặn kiểu sân phơi bùn

150

200

400

500

b

Công trình xử lý bùn cặn bằng thiết bị cơ khí.

100

150

300

400

c

Công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học

80

100

250

350

d

Công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học được xây dựng khép kín và có hệ thống thu gom và xử lý mùi

10

15

30

40

e

Khu đất để lọc ngầm nước thải

200

300

-

-

g

Khu đất tưới cây xanh, nông nghiệp

150

200

400

-

h

Hồ sinh học

200

300

400

-

i

Mương ô xy hóa

150

200

400

-

CHÚ THÍCH: Đối vởi trường hợp không quy định thông số và các công nghệ xử lý khác, khoảng cách an toàn về môi trường phải được xác định thông qua đánh giá tác động môi trường.

- Đối với loại trạm bơm nước thải sử dụng máy bơm thả chìm đặt trong giếng kín thì không cần khoảng cách ATMT, nhưng phải có ống thông hơi xả mùi hôi ở cao độ ≥ 3 m so với cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt tại vị trí đó; - Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m; - Trong phạm vi khoảng cách an toàn về môi trường chỉ được quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, công trình cấp điện, trạm trung chuyển CTR và các công trình khác của trạm bơm nước thải, trạm XLNT, không bố trí các công trình dân dụng khác; - Các trạm bơm nước thải, trạm XLNT, nhà máy XLNT hiện hữu không đảm bảo các quy định về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định.
2.12 Yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR)
2.12.1 Khối lượng CTR phát sinh Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh được dự báo dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng và mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn thì phải đảm bảo không vượt quá các chỉ tiêu trong Bảng 2.23; Bảng 2.23: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh

Loại đô thị

Lượng CTR phát sinh (kg/người-ngày)

Đặc biệt, I

1,3

II

1,0

III,IV

0,9

V

0,8

- Chỉ tiêu phát sinh CTR công nghiệp phải được xác định dựa trên dây chuyền công nghệ của từng loại hình công nghiệp nhưng phải đảm bảo tối thiểu là 0,3 tấn/ha đất theo quy mô đất khu công nghiệp; - Chỉ tiêu phát sinh CTR y tế, xây dựng và bùn thải được dự báo dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng phát thải hoặc các dự án, các đô thị có điều kiện tương tự.
2.12.2 Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt - Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt không cố định phải đảm bảo thời gian vận hành không quá 45 phút/ca và không quá 3h/ngày. Việc bố trí trạm trung chuyển CTR sinh hoạt không cố định phải đảm bảo khi vận hành không gây ảnh hưởng đến giao thông và môi trường khu vực; - Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt cố định quy hoạch mới phải có tường bao, mái che, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống lọc và khử mùi đảm bảo không phát tán chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt cố định phải đảm bảo yêu cầu tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng CTR sinh hoạt trong phạm vi bán kính thu gom đến cơ sở xử lý tập trung trong thời gian không quá 2 ngày đêm; - Loại và quy mô trạm trung chuyển CTR sinh hoạt được quy định tại Bảng 2.24. Bảng 2.24: Loại và quy mô trạm trung chuyển CTR sinh hoạt

Loại và quy mô trạm trung chuyển

Công suất (tấn/ngày đêm)

Bán kính phục vụ tối đa (km)

Diện tích tối thiểu (m2)

Trạm trung chuyển không cố định

Cỡ nhỏ

<>

0,5

20

Cỡ vừa

5-10

1.0

35

Cỡ lớn

> 10

7,0

50

Trạm trung chuyển cố định

Cỡ nhỏ

<>

10

500

Cỡ vừa

100-500

15

3 000

Cỡ lớn

> 500

30

5 000

2.12.3   Cơ sở xử lý CTR
- Cơ sở xử lý CTR phải quy hoạch ở ngoài phạm vi xây dựng đô thị. Hạn chế tối đa quy hoạch vị trí các cơ sở xử lý CTR ở vùng thường xuyên bị ngập nước, vùng các-xtơ, vùng có vết đứt gãy kiến tạo. Không quy hoạch mới bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh;
- Bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh hiện hữu phải đóng cửa, di dời hoặc cải tạo thành bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, cơ sở xử lý CTR bằng phương pháp sinh học, cơ sở đốt CTR... nếu đảm bảo khoảng cách ATMT tại điểm 2.12.4;
- Diện tích đất xây dựng cơ sở xử lý CTR quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải đảm bảo không được vượt quả chỉ tiêu 0,05 ha/1 000 tấn năm.
CHÚ THÍCH: Chỉ tiêu khống chế diện tích đất xây dựng cơ sở xử lý CTR không bao gồm diện tích bãi chôn lấp chất thải sau xử lý, diện tích dự phòng mở rộng (nếu có) và diện tích tổ chức khoảng cách ATMT của bản thân cơ sở xử lý CTR.
2.12.4 Khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) của trạm trung chuyển chất thải rắn, cơ sở xử lý chất thải rắn (CTR)
- Trạm trung chuyển CTR không cố định phải đặt cách công trình nhà ở và các khu vực thường xuyên tập trung đông người ≥ 20 m;
- Nhà, công trình chứa dây chuyền trung chuyển, nén ép, lưu chứa CTR và công trình xử lý nước rỉ rác, khu rừa xe và thiết bị của trạm trung chuyển CTR cố định phải đảm bảo khoảng cách ATMT s 20 m;
- Ô chôn lấp CTR hợp vệ sinh có chôn lấp CTR hữu cơ phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 1 000 m;
- Ô chôn lấp CTR vô cơ phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 100 m;
- Nhà, công trình chứa dây chuyền xử lý CTR bằng phương pháp sinh học và nhà, công trình chứa lò đốt CTR phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 500 m;
- Khoảng cách ATMT của công trình xử lý CTR nguy hại, bùn thải được xác định theo công cụ đánh giá tác động môi trường nhưng phải ≥ quy định đối với công trình xử lý CTR thông thường. Trường hợp bùn thải được xử lý trong trạm xử lý nước thải thì áp dụng đồng thời các quy định đối với trạm xử lý nước thải;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly: quanh khu vực xây dựng trạm trung chuyển CTR cố định quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m; quanh khu vực xây dựng cơ sở xử lý CTR quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 20 m;
- Khi cơ sở xử lý CTR bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước, đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách ATMT của các công trình phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mật độ cư trú cao phải quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh và áp dụng các công nghệ xử lý yêu cầu khoảng cách ly thấp. Trường hợp vẫn không đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ATMT theo quy định cho phép áp dụng bổ sung các biện pháp xử lý môi trường tiên tiến để giảm khoảng cách ATMT, khi đó khoảng cách ATMT của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh được xác định thông qua công cụ đánh giá tác động môi trường;
- Các trạm trung chuyển CTR, cơ sở xử lý CTR hiện hữu không đảm bảo các quy định trên khi thực hiện về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định;
- Trong vùng ATMT của các công trình xử lý thuộc trạm trung chuyển CTR cố định, cơ sở xử lý CTR chỉ được quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc trạm trung chuyển CTR cố định, cơ sở xử lý CTR, không được bố trí các công trình dân dụng khác.
2.13 Yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
2.13.1 Nhà tang lễ
- Mỗi đô thị phải có tối thiểu một nhà tang lễ. Một nhà tang lễ phục vụ tối đa 250 000 dân;
- Quy hoạch địa điểm nhà tang lễ không được ảnh hưởng đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông. Nhà tang lễ phải có giải pháp chống ồn đảm bảo các quy định về tiếng ồn tại khu vực công cộng, khu dân cư;
- Diện tích nhà tang lễ được xác định dựa trên quy trình tổ chức tang lễ và tục lệ mai táng tại địa phương nhưng phải đảm bảo phục vụ được tối thiểu 04 đám tang/ngày.
2.13.2 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng - Nhu cầu đất nghĩa trang (không bao gồm nghĩa trang liệt sỹ), quy mô cơ sở hỏa táng được dự báo dựa trên tỷ lệ tử vong và các hình thức mai táng. Quy mô diện tích các nghĩa trang tập trung phải đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu là 0,04 ha/1 000 dân; - Quy hoạch địa điểm nghĩa trang và cơ sở hỏa táng xây dựng mới không được ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông. Quy hoạch nghĩa trang phải tính đến các phong tục, tập quán về mai táng ở địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường và sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm; - Quy hoạch nghĩa trang phải xác định được các nghĩa trang hiện hữu cần di dời, đóng cửa hoặc cải tạo và quỹ đất cho việc di dời. Các nghĩa trang và cơ sở hỏa táng hiện hữu không đảm bảo các quy định về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định; - Khoảng cách ATMT nghĩa trang, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới phải đảm bảo các quy định trong Bảng 2.25. đồng thời phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ đối với điểm lấy nước, công trình cấp nước tại điểm 2.10.1; - Trường hợp đặc biệt, khi cơ sở hoả táng đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị hoặc khi nghĩa trang đặt ở đầu nguồn nước thì khoảng cách ATMT của các công trình trong cơ sở hỏa táng, nghĩa trang phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần; - Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng nghĩa trạng, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m; - Trong vùng ATMT của các công trình thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng chỉ được tổ chức các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, cung cấp, truyền tài điện, xăng dầu, khí đốt, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, không được bố trí các công trình dân dụng khác; - Ngoài ra nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải tuân thủ QCVN 07-10:2016/BXD. Bảng 2.25: Khoảng cách an toàn về môi trường của nghĩa trang

Đối tượng cần cách ly

Khoảng cách tối thiểu từ đối tượng cần cách ly là

Khu huyệt mộ nghĩa trang hung táng

Khu huyệt mộ nghĩa trang chôn một lần

Khu huyệt mộ nghĩa trang cát táng

Nhà, công trình chứa lò hỏa táng và lưu chứa thi hài trước khi hỏa táng

Công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung

1 000 m

500 m

100 m

500 m

Điểm lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đô thị, điểm dân cư nông thôn tập trung

1 500 m

1 000 m

-

-

Đường sắt, Quốc lộ, Tỉnh lộ

200 m

200 m

200 m

-

Sông, hồ (bao gồm sông, hồ không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt)

300 m

300 m

100 m

-

CHÚ THÍCH 1: Khu vực chôn cất phải có hệ thống thu gom nước thấm huyệt mộ, nước mưa chảy tràn để xử lý, không được thấm trực tiếp vào nước ngầm hoặc chảy tràn vào hệ thống mặt nước bên ngoài nghĩa trang.

CHÚ THÍCH 2: Công nghệ hỏa táng phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường tại QCVN 02:2012/BTNMT.

2.14 Yêu cầu về cấp điện
2.14.1 Chỉ tiêu cấp điện - Chỉ tiêu cấp điện dân dụng tối thiểu quy định tại Bảng 2.26, Bảng 2.27, Bảng 2.28; - Chỉ tiêu điện công nghiệp (sản xuất công nghiệp, kho tàng) tối thiểu quy định tại Bảng 2.29. Báng 2.26: Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (theo người)

Chỉ tiêu

Giai đoạn đầu

Giai đoạn dài hạn

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II-IIII

Đô thị loại IV-V

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II-IIII

Đô thị loại IV-V

1. Điện năng (KWh/người.năm)

1 400

1 100

750

400

2 400

2 100

1 500

1000

2. Phụ tải (W/người)

500

450

300

200

800

700

500

330

Bảng 2.27: Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ (theo %)

Loại đô thị

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II-IIII

Đô thị loại IV-V

Điện công trình công cộng (tính bằng % phụ tải điện sinh hoạt)

50

40

35

30

Bảng 2.28: Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ

Tên phụ tải

Chỉ tiêu cấp điện

1. Văn phòng

- Không có điều hòa nhiệt độ

- Có điều hòa nhiệt độ

 

20 W/m2 sàn

30 W/m2 sàn

2. Trường học

- Trường mẫu giáo

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

- Trường học

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

- Trường đại học

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

 

 

0,15 kW/cháu

0,2 kW/cháu

 

0,1 kW/HS

0,15 kW/HS

 

15 W/m2 sàn

25 W/m2 sàn

3. Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ

+ Không có điều hòa

+ Có điều hòa

 

 

20 W/m2 sàn

30 W/m2sàn

4. Nhà nghỉ, khách sạn

- Nhà nghỉ, khách sạn hạng 1 sao

- Khách sạn hạng 2÷3 sao

- Khách sạn hạng 4÷5 sao

 

2 kW/giường

2,5 kW/giường

3,5 kW/giường

5. Khối khám chữa bệnh (công trình y tế)

- Bệnh viện cấp quốc gia

- Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố

- Bệnh viện cấp quận, huyện

 

2,5 kW/giường bệnh

2 kW/giường bệnh

1.5 kW/giường bệnh

6. Rạp hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc

- Có điều hòa nhiệt độ

 

25 W/m2

7, Chiểu sáng công cộng

- Chiếu sáng đường phố

- Chiếu sáng công viên, vườn hoa

 

1 W/m2

0,5 W/m2

CHÚ THÍCH 1: Các công trình công cộng dịch vụ khác được phép đề xuất chỉ tiêu tính toán trên cơ sở mức độ tiện nghi và luận chứng kinh tế - kỹ thuật;

CHÚ THÍCH 2: Chỉ tiêu sử dụng điện năng tính toán phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm năng lượng theo quy định của QCVN 09:2017/BXD

Bảng 2.29: Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng

Loại công nghiệp

Chỉ tiêu (kW/ha)

1. Công nghiệp nặng (luyện gang, luyện thép, sản xuất ôtô, sản xuất máy cái, công nghiệp hóa dầu, hóa chất, phân bón), sản xuất xi măng

350

2. Công nghiệp vật liệu xây dựng khác, cơ khí

250

3. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, điện tử, vi tính, dệt

200

4. Công nghiệp giầy da, may mặc

160

5. Cụm công nghiệp nhỏ, tiểu công nghiệp

140

6. Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp

120

7. Kho tàng

50

2.14.2 Hệ thống cấp điện
- Quy hoạch phải đáp ứng nhu cầu sử dụng, độ tin cậy về cấp điện;
- Không quy hoạch các tuyến điện 500 KV mới đi xuyên qua nội thị các đô thị. Trường hợp bắt buộc phải đi xuyên qua nội thị các đô thị phải có đủ hành lang an toàn cho lưới điện 500 KV. Lưới điện cao áp 110 KV và 220 KV đi trong nội thị của các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải quy hoạch đi ngầm;
- Trong khu vực nội thị, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng xây mới phải quy hoạch đi ngầm, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng hiện hữu phải được cải tạo theo hướng hạ ngầm;
- Ngoài ra các công trình cấp điện phải tuân thủ QCVN 07-5:2016/BXD.
2.14.3   Quỹ đất bố trí công trình
- Trạm 110kV tối đa không quá 1 ha/trạm;
- Trạm 220kV tối đa không quá 5 ha/trạm.
2.15 Yêu cầu về bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy- nen hoặc hào kỹ thuật được xác định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được lựa chọn áp dụng. Các trường hợp khác áp dụng quy định trong Bảng 2.30; Bảng 2.30: Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m)

Loại đường ống

Đường ống cấp nước

Cống thoát nước thải

Cống thoát nước mưa

Cáp điện

Cáp thông tin

Kênh mương thoát nước, tuy-nen, hào kỹ thuật

Khoảng cách theo chiều ngang

Đường ống cấp nước

0,5

1,0

0,5

0,5

0,5

1.5

Cống thoát nước thải

1

0,4

0,4

0,5

0,5

1,0

Cống thoát nước mưa

0,5

0,4

0,4

0,5

0,5

1,0

Cáp điện

0,5

0,5

0,5

0,1

0,5

2,0

Cáp thông tin

0,5

0,5

0,5

0,5

-

1,0

Kênh mương thoát nước, tuy-nen, hào kỹ thuật

1,5

1,0

1,0

2,0

1

-

Khoảng cách theo chiều đứng

Đường ống cấp nước

-

1,0

0,5

0,5

0,5

-

Cống thoát nước thải

1,0

 

0,4

0,5

0,5

-

Cống thoát nước mưa

0,5

0,4

-

0,5

0,5

-

Cáp điện

0,5

0,5

0,5

0,1

0,5

-

Cáp thông tin

0,5

0,5

0,5

0,5

-

-

- Trường hợp đường ống cấp nước sinh hoạt song song với đường ống thoát nước thải, khoảng cách giữa các đường ống không được - Khoảng cách giữa các đường ống cấp nước có đường kính ≥ 300 mm và với cáp thông tin không được - Khoảng cách giữa các đường ống cấp nước song song với nhau: không được 1 000 mm. Khoảng cách giữa các đường ống có áp lực khác cũng áp dụng quy định đối với đường ống cấp nước; - Khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây, đường ống kỹ thuật nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật được xác định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được lựa chọn áp dụng; - Khoảng cách, yêu cầu về kết nối không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa các công trình ngầm phải được xác định trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật; - Ngoài ra các quy định về hệ thống tuy-nen và hào kỹ thuật tuân thủ QCVN 07-3:2016/BXD.
2.16 Yêu cầu về quy hoạch xây dựng nông thôn
2.16.1 Quy định đối với khu đất xây dựng
- Có điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu...) đảm bảo, có các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường;
- Yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu: không được xây dựng trong khu vực đất tiềm ẩn nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm, vùng thường xuyên ngập lụt, lũ ống, lũ quét; đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển, cửa sông phải tính đến mực nước biển dâng;
- Không thuộc phạm vi: khu vực được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên nhiên, khu khảo cổ; khu vực ô nhiễm môi trường chưa được xử lý;
- Hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác đặc biệt là đất canh tác nông nghiệp năng suất cao, phải tận dụng đất đồi, núi, gò bãi, đất có năng suất trồng trọt kém để xây dựng và mở rộng các điểm dân cư nông thôn.
2.16.2 Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn quy định trong Bảng 2.31. Bảng 2.31: Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu điểm dân cư nông thôn

Loại đất

Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

Đất xây dựng công trình nhà ở

25

Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ

5

Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật

5

Cây xanh công cộng

2

CHÚ THÍCH: Không bao gồm đất để bố trí các công trình hạ tầng thuộc cấp quốc gia, tỉnh, huyện.

2.16.3   Các khu chức năng của xã
- Khu ở (gồm lô đất ở gia đình và các công trình phục vụ trong thôn, xóm);
- Khu trung tâm (hành chính, dịch vụ-thương mại, văn hóa-thể thao);
- Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Các công trình hạ tầng xã hội;
- Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (nếu có);
- Khu dành cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các mục đích khác.
2.16.4   Yêu cầu về phân khu chức năng
- Sử dụng tiết kiệm đất đai và sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng;
- Thuận tiện cho giao thông, sản xuất, sinh hoạt;
- Bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tận dụng địa hình, cảnh quan tự nhiên;
- Phù hợp với bản sắc văn hóa từng vùng;
- Phù hợp với các đặc điểm cụ thể của địa phương về tập quán định cư, tập quán sản xuất, mức độ và khả năng phát triển kinh tế...
2.16.5   Quy định về khu dân cư
2.16.5.1 Đất xây dựng khu dân cư phải đảm bảo:
- Kế thừa hiện trạng phân bố dân cư và phù hợp với quy hoạch mạng lưới phân bố dân cư của khu vực lớn hơn có liên quan;
- Phát triển được một lượng dân cư thích hợp theo dự báo, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng thiết yếu;
- Phù hợp với đất đai, địa hình, có thể dựa vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường sá, ao hồ, kênh mương, đồi núi, dải đất để phân định ranh giới.
2.16.5.2 Các chức năng cơ bản cho lô đất hộ gia đình gồm:
- Công trình nhà ở chính;
- Các công trình phụ;
- Sân, vườn, ao.
2.16.5.3 Yêu cầu cho lô đất hộ gia đình
- Phải đảm bảo bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, cảnh quan chung;
- Các công trình sản xuất, chăn nuôi trong lô đất gia đình phải có hệ thống kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.16.6   Quy định về khu trung tâm xã
2.16.6.1 Khu trung tâm chính xã bố trí các công trình sau:
- Trụ sở làm việc của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đảng uỷ, công an, xã đội, các đoàn thể;
- Các công trình công cộng cấp xã: nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà truyền thống, thư viện, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế xã, trung tâm văn hoá, sân thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ trung tâm, điểm phục vụ bưu chính viễn thông;
- Các xã có quy mô dân số ≥ 20 000 dân, phải quy hoạch trường trung học phổ thông.
2.16.6.2 Trụ sở làm việc cơ quan xã
- Trụ sở cơ quan xã phải bố trí tập trung đề thuận lợi cho giao dịch và tiết kiệm đất;
- Tổng diện tích đất trụ sở cơ quan xã tối thiểu là 1 000 m2;
- Định mức diện tích đất sử dụng mỗi trụ sở quy định như sau: khu vực đồng bằng, trung du không quá 500 m2; khu vực miền núi, hải đào không quá 400 m2.
2.16.6.3 Các công trình công cộng, dịch vụ Bảng 2.32: Quy định về quy mô tối thiểu của các công trình công cộng, dịch vụ

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

Bán kính phục vụ tối đa

1. Giáo dục

a. Trường, điểm trường mầm non

- Vùng đồng bằng:

-  Vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa:

 

 

50 chỗ/1 000 dân

 

 

12 m2/chỗ

 

 

1 km

2 km

b. Trường, điểm trường tiểu học

- Vùng đồng bằng:

-  Vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa:

 

 

65 chỗ/1 000 dân

 

 

10 m2/chỗ

 

 

1 km

2 km

c. Trường trung học

55 chỗ/1 000 dân

10 m2/chỗ

 

2. Y tế

Trạm y tế xã

-  Không có vườn thuốc

-  Có vườn thuốc

1 trạm/xã

 

500 m2/trạm

1 000 m2/trạm

 

3. Văn hóa, thể thao công cộng (1)

a. Nhà văn hóa

 

1 000 m2/công trình

 

b. Phòng truyền thống

 

200 m2/công trình

 

c. Thư viện

 

200 m2/công trình

 

d. Hội trường

 

100 chỗ/công trình

 

e. Cụm công trình, sân bãi thể thao

 

5 000 m2/cụm

 

4. Chợ, cửa hàng dịch vụ (2)

a. Chợ

1 chợ/xã

1 500 m2

 

b. Cửa hàng dịch vụ trung tâm

1 công trình/khu trung tâm

300 m2

 

5. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (bao gồm cả truy cập Internet)

1 điểm/xã

150 m2/điểm

 

CHÚ THÍCH 1: Các hạng mục văn hóa, thể thao công cộng phải kết hợp trong cùng nhóm công trình để đảm bảo sử dụng khai thác hiệu quả;

CHÚ THÍCH 2: Tùy theo đặc điểm địa phương có thể bố trí cho xã hoặc liên xã.

2.16.7 Quy định về khu vực chăn nuôi, sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Khu vực chăn nuôi, phục vụ sản xuất phải đảm bảo khoảng cách ATMT. Khoảng cách từ nhà ở tới các khu vực chăn nuôi, sản xuất, kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật phải > 200 m;
- Khu sản xuất phải bố trí gần các trục đường chính, đường liên thôn, liên xã, liên hệ thuận tiện với đồng ruộng và khu ở nhưng phải cuối hướng gió chủ đạo, cuối nguồn nước;
- Các công trình phục vụ sản xuất như kho nông sàn, kho giống lúa, ngô, kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật tư, trạm xay xát, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ,... phải bố trí liên hệ thuận tiện với đường giao thông nội đồng. Khoảng cách từ các kho phân hoá học đến khu ở không được
2.16.8   Quy định về khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung
- Những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường có thể bố trí trong khu ở, tại các nhà phụ của từng hộ gia đình;
- Cơ sở sản xuất có tác động xấu tới môi trường phải bố trí thành các cụm, nằm ngoài khu ở, gần đầu mối giao thông;
- Khoảng cách ATMT của khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung phải đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường (khoảng cách ly vệ sinh) như quy định tại điểm 2.5.2 như đối với khu công nghiệp, kho tàng.
2.16.9   Quy định về cây xanh
- Phải bố trí cây xanh công cộng tại khu trung tâm, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo;
- Kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chống cát ven biển, cây chống xói mòn để tạo thành một hệ thống cây xanh trong xã;
- Không trồng các loại cây có nhựa độc, có hoa quả hấp dẫn ruồi muỗi, cây có gai trong trạm y tế, trường học, trường mầm non, cần trồng các loại cây cao, bóng mát và có tác dụng làm sạch không khí;
- Bố trí cây xanh trong khoảng cách ly của cụm công nghiệp.
2.16.10 Quy định về cửa hàng xăng dầu và công trình cấp khí đốt
- Các cửa hàng xăng dầu tuân thủ quy định tại điểm 2.6.11;
- Các công trình cấp khí đốt tuân thủ quy định tại điểm 2.6.12.
2.16.11 Quy định về cao độ nền và thoát nước mặt
2.16.11.1 Phòng chống thiên tai, thảm họa
- Đối với khu vực dân cư nông thôn hiện hữu phải có biện pháp bảo vệ, hướng dòng lũ quét ra khỏi khu vực hoặc di dời trong trường hợp cần thiết;
- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải kết hợp với quy hoạch hệ thống thuỷ lợi tiêu, thoát lũ;
- Nếu áp dụng giải pháp tôn nền, cao độ nền phải cao hơn mực nước lũ lớn nhất (max) hàng năm tối thiểu là 0,3 m;
- Đối với điểm dân cư nông thôn thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai phải bố trí điểm sơ tán khẩn cấp, sử dụng các công trình công cộng làm nơi tránh bão, lụt;
- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo ưu tiên bảo vệ các nguồn nước tự nhiên (sông, hồ, ao) phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy. Hệ thống hạ tầng giao thông phải đảm bảo cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy thuận lợi.
2.16.11.2 Cao độ nền
- Phải quy hoạch san đắp nền cho phần đất xây dựng công trình (nhà ở, nhà và công trình công cộng, nhà sản xuất, đường giao thông). Phần đất còn lại được giữ nguyên địa hình tự nhiên;
- Tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp; bảo vệ cây lâu năm, lớp đất màu.
2.16.11.3 Hệ thống thoát nước mặt
- Đối với sông suối chảy qua khu vực dân cư, cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở;
- Đối với khu dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải bố trí các mương đón hướng dòng chảy trên đỉnh đồi, núi xuống, không để chảy tràn qua khu dân cư.
2.16.12 Quy định về giao thông
- Phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và lâu dài, kết nối liên hoàn với đường huyện, đường tĩnh. Tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới đường thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách;
- Phù hợp với địa hình, giảm khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến;
- Kết cấu và bề rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho cơ giới hỏa nông nghiệp và phù hợp phương tiện vận chuyển;
- Hệ thống đường giao thông nông thôn phải đạt yêu cầu kỹ thuật do Bộ Giao thông Vận tải quy định.
2.16.13 Quy định về cấp nước
2.16.13.1 Chỉ tiêu cấp nước
- Nước cấp cho sinh hoạt: trường hợp cấp nước đến hộ gia đình đảm bảo tối thiểu 60 lít/người/ngày đêm; trường hợp cấp nước đến vị trí lấy nước công cộng đảm bảo tối thiểu 40lít/người/ngày đêm;
- Nước cấp cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại hộ gia đình ≥ 8% lượng nước cấp cho sinh hoạt;
- Nước cấp cho cụm công nghiệp tập trung được xác định theo điểm 2.10.
2.16.13.2 Khu vực bảo vệ nguồn nước công cộng
- Đối với nguồn nước ngầm: trong khu đất có bán kính 20 m tính từ giếng, không được xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước;
- Đối với nguồn nước mặt: trong khoảng 200 m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước.
2.16.14 Quy định về cấp điện và chiếu sáng công cộng
2.16.14.1 Yêu cầu chung
- Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các hộ gia đình và nhu cầu sản xuất;
- Đối với các khu vực không có khả năng cấp điện từ lưới điện quốc gia quy hoạch các nguồn năng lượng khác thay thế như thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió;
- Hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn sử dụng, phòng chống cháy nổ.
2.16.14.2 Phụ tải điện
- Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo đạt tối thiểu là 150 W/người;
- Nhu cầu điện cho công trình công cộng phải đảm bảo > 15% nhu cầu điện sinh hoạt;
- Nhu cầu điện phục vụ sản xuất phải tính toán dựa trên các yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất.
2.16.14.3 Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng
- Trạm điện hạ thế phải đặt ở trung tâm của phụ tải điện, hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất, tại vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây, ít cắt đường giao thông, không gây trở ngại, nguy hiểm cho sản xuất, sinh hoạt;
- Mạng lưới điện trung và hạ thế hạn chế vượt qua ao, hồ, đầm lầy, núi cao, đường giao thông chính, các khu vực sản xuất công nghiệp;
- Chiếu sáng công cộng: tỷ lệ đường khu vực trung tâm xã được chiếu sáng ≥ 50%;
- Khoảng cách an toàn từ hệ thống cấp điện tới công trình phải tuân thủ các quy định tại Quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn;
- Trạm điện hạ thế và lưới điện trung, cao áp phải đảm bảo hành lang và khoảng cách ly bảo vệ theo quy định tại QCVN QTĐ 8:2010/BCT và các quy định hiện hành của ngành điện.
2.16.15 Quy định về thoát nước thải
- Phải có hệ thống thu gom và XLNT sinh hoạt đảm bảo yêu cầu về môi trường. Nước thải từ các hộ gia đình trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý qua bể tự hoại. Không được xả nước thải ra các ao hồ, kênh, rạch tự nhiên trừ trường hợp áp dụng công nghệ làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên;
- Nước thải từ cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề phải được thu gom ra hệ thống tiêu thoát riêng và xử lý đạt yêu cầu về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
- Tối thiểu phải thu gom đạt 80% lượng nước thải phát sinh để xử lý. Đối với khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa cho phép giàm chỉ tiêu thu gom nước thải sinh hoạt 2 60% lượng nước thải phát sinh.
2.16.16 Quy định về quản lý chất thải rắn
- CTR sinh hoạt và sản xuất phải được thu gom và xử lý tại các cơ sở xử lý tập trung;
- Phải bố trí điểm tập kết, trạm trung chuyển phù hợp với điều kiện thu gom CTR của từng địa phương và đảm bảo bán kính phục vụ. Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTR phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;
- Phải xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, không xả phân trực tiếp xuống hồ, ao, hầm cá;
- Chuồng trại chăn nuôi gia súc phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5 m và có cây xanh che chắn. Phân, nước tiểu từ chuồng, trại chăn nuôi phải được thu gom và có giải pháp xử lý hợp vệ sinh;
- Khoảng cách an toàn môi trường của điểm tập kết phải ≥ 20 m. Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn, cơ sở xử lý CTR phải đảm bảo các quy định tại điểm 2.12.4.
2.16.17 Quy định về nghĩa trang
- Địa điểm quy hoạch nghĩa trang phải: phù hợp với khả năng khai thác quỹ đất; phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài;
- Quy mô diện tích các nghĩa trang tập trung phải đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 0,04 ha/1 000 người;
- Khoảng cách ATMT của nghĩa trang quy hoạch mới phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.25.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1 Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong công tác quy hoạch xây dựng, là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong đồ án quy hoạch, đồ án thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc.
3.2 Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong đồ án quy hoạch, đồ án thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này.
3.3 Công tác quản lý đô thị phải căn cứ vào đồ án quy hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết), đồ án thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc được duyệt.
3.4 Quy định chuyển tiếp
- Đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ theo các quy định của QCVN 01:2019/BXD tiếp tục thực hiện theo các quyết định phê duyệt đến hết thời hạn quy hoạch. Trường hợp thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng sau ngày quy chuẩn này có hiệu lực thì phải tuân thủ theo quy chuẩn này;
- Đồ án quy hoạch xây dựng đâ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 01:2019/BXD và phù hợp với quy hoạch cao hơn còn hiệu lực thì được phê duyệt và thực hiện đến hết thời hạn quy hoạch. Trường hợp thực hiện điều chỉnh quy hoạch sau ngày quy chuẩn này có hiệu lực thì phải tuân thủ theo quy chuẩn này;
- Đồ án quy hoạch xây dựng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này và quy hoạch cao hơn trước khi phê duyệt;
- Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy chế quản lý kiến trúc và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thi phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt và công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, hoạt động xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.
5.2 Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF CONSTRUCTION
_______

No. 01/2021/TT-BXD

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________________

Hanoi, May 19, 2021

 

CIRCULAR

Promulgating the National Technical Regulation QCVN 01:2021/BXD on Construction Planning

___________

 

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations and the Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No. 127/2007/ND-CP;

Pursuant to the Decree No. 81/2017/ND-CP dated July 17, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

At the proposal of the Director of the Department of Science, Technology and Environment,

The Minister of Construction issues the Circular promulgating the national technical regulations on construction planning.

 

Article 1. To promulgate together with this Circular the National Technical Regulation QCVN 01:2021/BXD on Construction Planning.

Article 2. This Circular takes effect on July 05, 2021 and replaces the Circular No. 22/2019/TT-BXD dated December 31, 2019, promulgating the National Technical Regulation QCVN 01:2019/BXD on Construction Planning.

Article 3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees of provinces and central affiliated cities and related organizations and individuals shall take responsibilities for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER


 

Le Quang Hung

 

 

 

TABLE OF CONTENTS

 

1 General provisions

1.1 Scope of regulation

1.2 Subjects of application

1.3 Reference documents

1.4 Interpretation of terms

1.5 General requirements

2 Technical provisions

2.1 Requirements for civil land

2.2 Requirements for residential units

2.3 Requirements for public-service constructions

2.4 Requirements for green spaces

2.5 Requirements for industrial parks, export processing zones and hi-tech zones

2.6 Requirements for landscape architecture, urban design and building layout of new development areas

2.7 Requirements for the space and land use of existing areas in urban areas

2.8 Requirements on foundation height and surface water drainage

2.9 Traffic requirements

2.10 Requirements on water supply

2.11 Requirements on drainage and wastewater treatment (WWT)

2.12 Requirements for collection, transport and treatment of solid waste (SW)

2.13 Requirements for funeral halls, cemeteries and crematories

2.14 Requirements on electric power supply

2.15 Requirements on arrangement of underground technical infrastructure constructions

2.16 Requirements for rural construction planning

3. Management provisions

4. Responsibilities of organizations and individuals

5. Implementation organization

Preface

QCVN 01:2021/BXD is prepared by the Vietnam Institute for Urban and Rural Planning, submitted by the Department of Science, Technology and Environment, appraised by the Ministry of Science and Technology and promulgated together with the Minister of Construction’s Circular No. 01/2021/TT-BXD dated May 19, 2021 by the Minister of Construction.

QCVN 01:2021/BXD replaces QCVN 01:2019/BXD attached to the Circular No. 22/2019/TT-BXD dated December 31, 2019 of the Minister of Construction.

 

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTION PLANNING

 

 

1. GENERAL PROVISIONS

 

1.1 Scope of regulation

This Regulation specifies the specification limits and compulsory management requirements in district or inter-district construction planning, urban planning, rural planning (hereinafter referred to as urban-rural planning), including the process of planning, appraising, approving, adjusting the planning, and organizing the implementation of the planning, serving as a basis for developing national standards and local regulations on urban-rural planning. For the construction planning of functional areas, in addition to complying with the provisions of this regulation, relevant regulations must also be followed.

1.2 Subjects of application

This Regulation applies to organizations and individuals involved in planning activities specified at Point 1.1.

1.3 Reference documents

The following reference documents are indispensable for the enforcement of this regulation. In case the reference documents are modified, supplemented or replaced, the latest versions apply.

QCVN 01-1:2018/BYT - National Technical Regulation on Domestic Water Quality;

QCVN 01:2020/BCT - National Technical Regulation on Design Requirements for Petrol Filling Stations

QCVN 02:2012/BTNMT - National Technical Regulation on Solid Health Care Waste Incinerator;

QCVN 04:2021/BXD - National Technical Regulation on Apartment Buildings;

QCVN 06:2021/BXD - National Technical Regulation on Fire Safety for Buildings and Constructions;

QCVN 07:2016/BXD - National Technical Regulation on Technical Infrastructure constructions;

QCVN 09:2017/BXD - National Technical Regulation on Energy Efficiency Buildings;

QCVN 10:2014/BXD - National Technical Regulation on Construction for Disabled access to Buildings and Facilities;

QCVN 17:2018/BXD - National Technical Regulation on Construction and Installation of Outdoor Advertising Facilities;

QCVN 26:2010/BTNMT - National Technical Regulation on Noise and Vibration;

QCVN 33:2011/BTTTT - National Technical Regulation on Installation of Outside Telecommunication Cable Network;

QCVN QTD 8:2010/BCT - National Technical Regulation on Electrical Engineering;

Regulations on technical safety for low-voltage grid in rural areas (articulated in the Decision No. 34/2006/QD-BCN dated September 13, 2006 of the Ministry of Industry).

1.4 Interpretation of terms

In this regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Construction planning

The spatial organization of urban, rural and functional areas; organization of the system of technical and social infrastructure constructions, creating a suitable environment for people living in the territories, ensuring the harmony between national interests and community benefits, meeting the goals of socio-economic development, national defense, security, environmental protection, and response to climate change. Construction planning is demonstrated by construction planning projects including diagrams, drawings, models and explanations.

NOTE: Construction planning includes the types of planning specified in the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of 37 Planning-related Laws.

1.4.2

Urban planning:

The organization of urban space, architecture, landscape, system of technical and social infrastructure constructions and housing to create a suitable living environment for people living in urban areas. Urban planning is demonstrated by urban planning projects.

1.4.3

Functional areas

Including economic zones, industrial zones, export processing zones, hi-tech zones; tourist areas; research and training areas; sports and exercises areas.

1.4.4                                                  

Urban areas

Areas with a high density of population mainly working in the non-agricultural economic sectors, being political, administrative, economic, cultural or professional centers, serving as driving forces for socio-economic development of a country, a territory, or a locality, including downtowns and suburbs of a city, a town or a township.

1.4.5

Urban construction land

Land reserved for the construction of urban functional constructions (including urban technical infrastructure systems), including civil and non-civil land.

1.4.6

Civil land

Land for construction of constructions mainly in service of civil activities, including residential units or residential land in urban areas; land for urban public-service constructions; land for urban green spaces and urban land for urban technical infrastructure.

1.4.7

Urban development area

Areas planned for urban development in a certain period. Urban development areas include: New urban development area, expanded urban development area, renovation area, conservation area, urban reconstruction area, special functional areas.

1.4.8

Residential units

Basic functional areas of urban areas mainly in service of the housing needs, including: housing complexes; public-service constructions; public greenery for the regular and daily needs of the community; roads (roads from the level of subdivision to housing complex) and parking lots for the residential units.

1.4.9

Housing complex

Complex of housing constructions with shared public spaces (flower gardens, playgrounds, parking lots for the housing complex and internal roads, excluding subdivision roads, etc.).

1.4.10

Land lot

Includes one or more contiguous parcels of land with similar land uses delimited by traffic routes, other natural or man-made boundaries.

1.4.11

Detached houses

Houses built on separate parcels of land under the lawful use right of organizations, households or individuals, including villas, terraced houses and stand-alone houses.

1.4.12

Apartment buildings

Housing buildings with two or more stories divided into many apartments, sharing common aisles and staircases, including privately-owned and shared areas and a system of common infrastructure constructions shared by households, individuals, or organizations.

1.4.13

Mixed-use land

Land for construction of mixed-use houses or constructions or used for a number of different purposes defined in the planning projects.

1.4.14

Mixed-use constructions

Constructions with different uses.

1.4.15

Urban green spaces

Including: Land for greenery of public use; Land for greenery of limited use; Land for greenery of specialized use.

NOTE 1: Land for greenery of public use in urban areas includes parks, flower gardens, playgrounds, people's access;

NOTE 2: Land for greenery of limited use includes the greenery planted within the premises of constructions or theme parks managed and used by organizations or individuals;

NOTE 3: Land for greenery of specialized use includes green spaces in nurseries, land for greenery of research purpose, land for green isolation.

1.4.16

Green spaces in residential units

Including parks, flower gardens, playgrounds to serve the needs and ensure accessibility of all residents in the residential units.

1.4.17

Rural residential zone

A certain area, where many households dwell within and are linked together in production, daily life and other social activities, formed by natural, socio-economic, cultural conditions and other factors.

1.4.18

Technical infrastructure system (TIS)

- Traffic system;

- Energy supply system (electricity, petrol and gas, etc.);

- Public lighting system;

- Information and communication system (telecommunications technical infrastructure);

- Water supply system;

- Drainage and wastewater treatment (WWT) system;

- Solid waste (SW) management system;

- Public sanitation system;

- System of funeral halls, cemeteries and crematories;

- Other technical infrastructure systems.

1.4.19

Social infrastructure system

- Public-service system: health, education, culture, sports, commerce and other public-service facilities;

- System of parks, flower gardens, playgrounds;

- Other social infrastructure systems.

1.4.20

Building density

- Net building density is the ratio of the area of main architectural constructions to the area of the land lot (excluding the area of outdoor constructions, such as decorative miniatures, swimming pools, parking lots, sports fields, guardhouses, entrances and exits, covered basement ventilation units and other technical infrastructure works).

NOTE: Construction parts, decorative architectural details such as: gutter, capony, cornice, cantilever, step board, threshold, corridor under regulations on fire safety and construction safety shall be not included in the building footprint provided that they do not obstruct the circulation of people and vehicles and does not combine other uses.

- Gross building density of an urban area is the ratio of the building footprint of main architectural constructions to the total area of the land plot (the area of the entire land plot may include: courtyards, roads, green spaces, open spaces and areas without construction).

1.4.21

Land use ratio

The ratio of the total floor area of a building, including the basement (excluding the floor areas in service of the technical infrastructure system, fire safety system, shelter and parking lots of the building) to the total area of the land lot.

1.4.22

Red line

The line drawn on the planning and field maps to delimit the boundaries between the land to be constructed and the land reserved for traffic roads or other technical infrastructure constructions, and public spaces.

1.4.23

Building boundary line

Limit line to allow the construction of main works on the parcels of land

1.4.24

Setback

The space between the red line and the building boundary line.

1.4.25

Construction work height

The vertical distance between the ground elevation of the building as in the approved planning project to the highest point of the building (including the attic or the pitched roof). For buildings with different ground elevations, the work height shall be measured from the lowest ground elevation as in the approved planning project.

NOTE: Technical equipment on the roof, such as antennas, lighting rods, solar energy equipment, metal water tanks, chimneys, ventilation pipes, decorative architectural details, etc. shall not be included in the height of the building.

1.4.26

Environmental safety distance (ESD)

The minimum distance from the source of pollution (or houses or constructions containing the source of pollution), meeting the requirements on hygiene, safety and environment.

1.4.27

Safety corridor

The minimum space in width, length and height, running along or surrounding technical infrastructure constructions.

1.4.28

Urban underground space

Space for construction of underground constructions, including public underground constructions, underground traffic constructions, key underground technical constructions and underground parts of aboveground constructions, underground wiring or cables, underground utility pipes, trenches and tunnels.

1.4.29

Utility tunnels

Linear underground technical Infrastructure constructions which are large enough for people to perform the tasks of installing, repairing and maintaining technical equipment and pipes inside them.

1.4.30

Utility trenches

Small-sized linear underground technical Infrastructure constructions for installation of technical wiring, cables and pipes.

1.5 General requirements

1.5.1 Requirements for projections of the planning project:

- Projections on population, labor, land, social and technical infrastructure and other socio - economic contents must be based on a series of data in a minimum period of 5 latest years as well as the norms, regulations, and limits in the upper-level plans. Population projections must include projections of the permanent and temporary residents and other demographics (non-registered temporary residents and visitors);

- Projections must mention natural disasters, environmental issues, climate change and sea level rise;

- The subdivision planning and detailed planning must comply with and concretize the projections of the entire urban area;

- The projections must be consistent with the tolerability and responsiveness of the land, social and technical infrastructure and the environment.

1.5.2 Requirements for construction land selection

- Areas selected for construction must satisfy the following requirements:  Having economic, social, infrastructure, environmental and landscape advantages; Having natural conditions to ensure construction activities and ensure safety for the community; Not locating in the areas prohibited from construction;

- For the areas projected to be affected by sea level rise, the selection of construction land must take into account the impact from the sea level rise in relation to the national scenarios;

- In case construction is required in areas prone to natural disasters (landslides, floods, etc.), the plan must propose measures to mitigate or remediate the consequences and ensure safety for the community.

1.5.3 Requirements for the organizational orientation of zone-level space (district or inter-district)

- Zones in the planning project must be divided based on the natural features, the economic, social, environmental and ecological characteristics of the area;

- The zoning must incorporate management control solutions at the following levels: area with construction priority (urban, residential, industrial areas, etc.); area with construction restriction (agricultural areas, forests, conservations, natural landscapes); area with construction prohibition (safe isolation zones, areas for protection of heritages, monuments, etc.);

- The system of urban areas in the area must ensure its ability to develop, expand, and satisfy environmental and residence safety requirements. The urban areas must be smoothly connected with other urban areas and rural areas;

- The system of rural residential zones in the area must be suitable to natural conditions, production activities, and typical regional residence patterns as well as can satisfy requirements on natural disaster prevention and control;

- Industrial zones must be planned based on their potentials and advantages regarding natural and socio-economic conditions: saving land funds, prioritizing the use of wasteland, and limiting the conversion of agricultural land; not polluting the surrounding areas;

- Areas for protection of heritages and natural landscapes must preserve the integrity of specific values of the natural resources, promote their potentials for economic development, and facilitate the management and protection of them;

- The social infrastructure system (health, education, culture, sports, commerce, service, etc.) and the technical infrastructure system must be favorably and easily accessible to all people in the area (urban and rural residents).

1.5.4 Requirements for spatial organization of the entire urban area and functional areas in the urban area

1.5.4.1 Requirements for the spatial organization of the entire urban area

- For cities consisting of many urban areas, it is necessary to ensure favorable connectivity between the central urban area and other urban areas and functional areas while ensuring the maintenance of buffer zones and ecological zones among urban areas;

- The planning projects must define the boundaries of urban development areas and areas where urban development is restricted (or prohibited); For urban areas to be expanded, urban boundaries must be based on projections on population size, land, and infrastructure, and satisfy the requirements for selection of construction land;

- Urban space must fully exploit its advantages and limit its disadvantages of natural conditions; be suitable to the socio-economic conditions and specific land and infrastructure conditions of each urban area or each region; create a good and safe living environment for the residents, preserve and promote its characteristic cultural identity;

- Land for urban development must be calculated and forecasted based on the development capacity of each planning stage. Norms of civil land must be selected according to specific characteristics of each urban area, ensuring the principle of economical and efficient use of land and protection of valuable natural resources;

- The sizes of non-civil land must be justified and calculated according to actual needs in combination with specialized planning;

- Industrial and warehouse establishments must be planned at safe locations without causing environmental pollution.

1.5.4.2 Requirements for functional areas, urban subdivisions and centers

- The urban subdivision shall be based on typical values of each region in terms of natural conditions, landscape, architecture, and urban functions;

- The urban subdivision must include projecting and determining the population size for the planned land lots, serving as a basis for population calculation and distribution in detailed plans and projects; The projected and determined population must include the non-registered residents in residential land, and land for construction of mixed-use constructions with residential items, including accommodation services (if any);

- The urban subdivision must determine the system of public-service constructions, land use norms and technical infrastructure framework for land lots at the regional level and in residential units;

- Centers by administrative levels and professional centers (health care, training, trade, service, etc.) should be of an appropriate scale and land-saving;

- Centers by administrative levels must be located at the position with the most favorable connectivity to the functional areas of the urban area;

- The urban center must combine several compatible functions to ensure efficient, flexible and convenient land use and exploitation.

1.5.5 Requirements for urban green spaces and urban greenery land

- Green spaces in urban areas, including natural green spaces (forests, hills, mountains, vegetation along rivers, lakes and coastal areas) and artificial green spaces (parks, flower gardens, water bodies, etc.) must be planned to link together into a seamless system;

- Natural green spaces should be protected as much as possible; artificial green spaces must be appropriately distributed on the entire urban construction land area to ensure convenience;

- Norms of public greenery land for the entire urban area and each area determined in general urban planning and subdivision planning must meet the planning objectives and be specific to each urban area. The greenery for public use must be planned with convenient access for all people;

- Priority must be given to the use of indigenous or regional typical green trees which are suitable for being planted in urban areas, as well as to the protection of trees of endangered species or old trees of valuable species. Species of green trees to be planted in urban areas must ensure no effect on traffic safety and meet the requirements for natural disaster prevention and control; not damage underground and aboveground constructions; not secrete harmful substances or attract insects that affect the citizens.

1.5.6 Requirements for urban underground space planning

- It is required to identify the areas where the construction of underground constructions is allowed, restricted, or prohibited;

- It is required to determine the location, scale, route direction, stratification of the underground traffic system, the system of utility tunnels, trenches, tanks and sewers, areas for the construction of public constructions, underground technical key constructions, and projected technical connections and spatial connections;

- Underground constructions must be safely and synchronously connected with each other and with aboveground constructions regarding spatial and technical infrastructure connections.

1.5.7 Requirements for technical infrastructure planning

- The planning of technical Infrastructure constructions must fully meet the needs of the region, and be consistent with the projections on development of urban, rural and other functional areas;

- Projections on the technical infrastructure needs must be based on existing data series, projects, or statistics of areas with similar conditions or selective applicable standards;

- The technical infrastructure planning must take into account the effects of climate change and sea level rise;

- The planning of technical infrastructure constructions for shared use (route direction, location, scale) must identify constructions of common use to ensure uniformity and consistency;

- Traffic and technical infrastructure constructions must ensure accessibility for the disabled as required in the National Technical Regulation QCVN 10:2014/BXD;

- On main streets, public areas (commercial areas, parks, markets, bus stations, squares, main bus stops, etc.) and petrol filling stations outside urban areas, there must be public toilets; Public sanitation constructions must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-9:2016/BXD;

- The public lighting system including lighting system for roads, traffic constructions, parks, flower gardens, decorative lighting, lighting system of festivals, architectural and art constructions must satisfy the requirements for luminance, illuminance, safety and energy-saving. Public lighting utilities must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-7:2016/BXD;

- The planning of telecommunications infrastructure constructions must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-8:2016/BXD and the National Technical Regulation QCVN 33:2011/BTTTT.

1.5.8 Requirements for planning of functional areas

Urban areas and rural residential zones located in functional areas must comply with the provisions of this regulation.

1.5.9 Requirements for the presentation scale of planning projects

Specifications and management requirements on space, land and infrastructure must be identified and displayed correspondingly to each map scale as follows:

- Maps at the 1/25,000 scale must show roads up to the inter-area level or equivalent and land lots delimited by inter-area roads or equivalent;

- Maps at the 1/10,000 scale must show roads up to the main area level or equivalent and land lots delimited by main area roads or equivalent;

- Maps at the 1/5,000 scale must show roads up to the area level or equivalent and land lots delimited by area roads or equivalent;

- Maps at the 1/2,000 scale must show roads up to the subdivision level or equivalent and land lots delimited by subdivision roads or equivalent;

- Maps at the 1/500 scale must show roads up to the level of housing complex, bike paths, walking paths and land lots.

 

 

2. TECHNICAL REGULATIONS

 

2.1 Requirements for civil land

The minimum and maximum average civil land norms for the entire urban area are prescribed for each type of urban area and are among the norms specified in Table 2.1. For areas planned as downtowns of special urban areas, the average civil land norms for the entire urban area shall be applied with provisions for type-I urban areas. Other urban areas which are special urban areas shall be applied with the norms for urban areas of the same type based on planning orientations.

Table 2.1: Average civil land norms for the entire urban area (corresponding to the average population density of the entire urban area/ civil land area)

Type of urban areas

Average land norm (m2/person)

Population density (people/ha)

I-II

45 - 60

220 - 165

III-IV

50 - 80

200 - 125

V

70 - 100

145 - 100

NOTE 1: Norms in the table do not include agricultural land, land for constructions at regional level or higher arranged in urban civil areas;

NOTE 2: In the case of a specific urban planning, it is possible to select the norm other than those specified in Table 2.1 above, but there must be justifications to ensure the suitability and the norm must be between 45 and 100 m2/person.

 

 

2.2 Requirements for residential units

- The maximum population size of a residential unit is 20,000 people, the minimum population size of a residential unit is 4,000 people (for mountainous urban areas, it is 2,800 people);

- Average residential unit land of the entire urban area is defined for each type of urban area in Table 2.2. For areas planned as downtowns of special urban areas, the average residential unit land norms for the entire urban area shall be applied with provisions for type-I urban areas. Other urban areas which are special urban areas shall be applied with the norms for urban areas of the same type based on planning orientations;

Table 2.2: Average residential unit land norms according to types of urban areas

Type of urban areas

Land units (m2/person)

I-II

15-28

III-IV

28-45

V

45-55

NOTE 1: Norms in the table do not include agricultural land attached to residential land, land for civil constructions at urban area level or higher arranged in residential units;

NOTE 2: In the case of a specific urban planning, it is possible to select the norm other than those specified in Table 2.2 above, but there must be justifications to ensure the suitability and the norm must be 15 m2/person or more.

 

- Land for residential unit level public-service constructions is determined according to table 2.4. Public-service constructions at the residential unit level must ensure the convenient accessibility and use of the residents;

- Land for greenery of public use in the unit should be at least 2 m2/person. Each residential unit must have at least one park, flower garden with a minimum area of 5,000 m2 and ensure that the residents in the residential unit (especially the elderly and children) have convenient access to it as prescribed in the National Technical Regulation QCVN 10:2014/BXD. In housing complex, there must be flower gardens and playgrounds with a service radius not greater than 300 m;

- For projects with a population size equivalent to that of a residential unit, the arrangement of residential unit level public-service constructions and greenery of public use in residential units must comply with the approved planning and regulations for residential units;

- For projects with a population of less than 4,000 people (under 2,800 people in mountainous urban areas), the arrangement of public-service constructions and greenery of public use must comply with the approved planning. In addition, the norm of greenery land in the project area must be at least 1m2/person and early childhood education must be arranged to ensure adequate service for the project area;

- In a residential unit, it is possible to arrange a number of constructions that do not belong to such residential unit. Urban main roads shall not cross the residential units;

- In the planning of mixed-use land plots, the ratio of land for each function must be shown;

- The planning of land lots with mixed-use constructions must show the ratio of floor area for each function. The planning of mixed-use constructions with residential items including accommodation services (if any) must determine the population size to calculate the needs for technical and social infrastructure.

2.3 Requirements for public-service constructions

2.3.1 Classification of public-service constructions

- The system of public-service constructions is divided into 3 levels: regional level, urban level, residential unit level. Depending on the location, size and nature of each urban area, the urban planning must ensure the arrangement of regional, urban, or residential unit level public-service constructions;

- The size of public-service constructions must consider the needs of neighboring areas and the number of non-registered residents.

2.3.2 Regulations on the system of urban-level public-service constructions

The system of urban public-service constructions must comply with the provisions in Table 2.3.

Table 2.3: Minimum sizes of urban-level public-service constructions

Type of constructions

Minimum construction usage norms

Minimum land use norms

Unit of calculation

Norms

Unit of calculation

Norms

A. Education

1. Upper secondary school

student/1,000 people

40

m2/student

10

B. Health

2. General Hospital

bed/1,000 people

4

m2/patient bed

100

C. Culture-Sports

3. Basic sports field

 

 

m2/person

ha/construction

0.6

1.0

4. Stadium

 

 

m2/person

ha/construction

0.8

2.5

5. Culture-sports center

 

 

m2/person

ha/construction

0.8

3.0

6. House of culture (or Palace of culture)

seat/1,000 people

8

ha/construction

0.5

7. Children's house (or Children's palace)

seat/1,000 people

2

ha/construction

1.0

D. Trade

8. Market

facility

1

ha/construction

1.0

NOTE 1: Areas with a population of 20,000 people or more must have at least one upper secondary school;

NOTE 2: Cultural and sports institutions are encouraged to be combined in a building, or a building block. Size of other urban-level public-service constructions (swimming pools, libraries, museums, circuses, cinemas, theaters, etc.) must be calculated based on the needs of each urban area.

 

2.3.3 Regulations on the system of residential unit level public-service constructions

- Public-service constructions at the residential unit level must ensure the service radius not exceeding 500 m. Particularly for areas with complicated topography and low population density, the service radius of these constructions must not exceed 1,000 m;

- The system of public-service constructions at the residential unit level must comply with Table 2.4.

Table 2.4: Minimum sizes of residential unit level public-service constructions

Type of constructions

Minimum construction usage norms

Minimum land use norms

Unit of calculation

Norms

Unit of calculation

Norms

A. Education

1. Early childhood school

child/1,000 people

50

m2/child

12

2. Primary school

pupil/1,000 people

65

m2/pupil

10

3. Junior high school

student/1,000 people

55

m2/student

10

B. Health

4. Health station

Station

1

m2/station

500

C. Culture-Sports

5. Playground

 

 

m2/person

0.5

6. Ground for exercise practice

 

 

m2/person

ha/construction

0.5

0.3

7. Culture-sports center

facility

1

m2/construction

5,000

D. Trade

8. Market

facility

1

m2/construction

2,000

NOTE 1: Mountainous urban areas and centers of urban area with limited land fund shall be allowed to reduce the land use norms for Culture-Sports center by at least 2,500 m2 for each facility.

NOTE 2: Cultural - sports works can be arranged in combination with land for greenery of public use.

 

2.4 Requirements for green spaces

- Land for greenery of public use in urban areas must ensure convenient accessibility for all residents. The planning must include the exploitation and use of natural greenery, riparian vegetation along rivers and lakes, canals, coasts, etc. to expand urban greenery spaces;

- For urban areas with unique and valuable natural landscapes (rivers, streams, seas, hills, and natural vegetation), it is necessary to have solutions for planning on exploitation and conservation of the landscapes.

Table 2.5: Minimum area for greenery land of public use in urban areas (excluding greenery land of public use in residential units)

Type of urban areas

Norms (m2/person)

Special

7

I and II

6

III and IV

5

V

4

NOTE 1: The water surface area in the parks and flower gardens must be converted into the greenery land norm per person, but not exceeding 50% of the total area of greenery land for public use in urban areas;

NOTE 2: For mountainous and island urban areas, the norm of greenery land for public use in urban areas may be lowered, but must equal above 70% of the norms specified in Table 2.5.

 

2.5 Requirements for industrial parks, export processing zones and hi-tech zones

2.5.1 General requirements

- The planning of industrial parks (including industrial clusters), export processing zones and hi-tech zones must meet the requirements on environmental protection and safety, minimizing negative impacts on the neighborhood environment;

- Production establishments and warehouses of types I and II must be planned outside urban construction areas. The levels of hazardous effects and environmental safety distances must comply with regulations of the Ministry of Science and Technology and legal documents on environment.

NOTE:

- In case there are no environmental regulations by Ministry of Science and Technology or other legal documents, it is allowed to use the environmental impact assessment method or refer to the values in Appendix 3 of TCVN 4449 - 1987 to determine the ESD;

- The civil functional areas (if any) planned in association with industrial parks must apply the same regulations as those for civil areas in urban areas. The planning criteria are applied according to Point 2.1, Point 2.2, Point 2.3, Point 2.4 and Point 2.6.

2.5.2 Environmental safety distance (ESD)

- The ESD of pollution sources in industrial parks, warehouses and industrial clusters, such as production workshops, warehouses of materials, finished products, and hazardous wastes and other auxiliaries producing non-civil wastes, must be ensured;

- Green isolation zones must be arranged around industrial parks, warehouses and industrial clusters with a width of 10 m or more;

- Within the ESDs, only traffic roads, parking lots, power supply constructions, fences, gates, security guard stations, wastewater pumping stations, wastewater treatment plants (WWT), WWT stations, solid waste (SW) transfer stations, SW facilities and other industrial buildings and warehouses are allowed to be arranged;

- Civil constructions are not allowed to be arranged within ESDs.

2.5.3 Land use

- Land for construction of industrial parks, export processing zones and hi-tech zones must be planned based on the potentials for industrial and socio-economic development, and relevant development strategies of each locality;

- The ratio of land types in industrial parks, export processing zones and hi-tech zones depends on the type and nature of production facilities, modular area of land lots for construction of production facilities and warehouses, but must comply with the provisions in Table 2.6;

- The maximum net building density of the land lots for of land lots for construction of factories and warehouses is 70%. For land lots planned to build factories with more than 05 floors used for production, the maximum net building density is 60%.

Table 2.6: Minimum land ratio for traffic, greenery, and technical zones in industrial parks, export processing zones and hi-tech zones.

Type of land

Ratio (percentage of the total area)

Traffic

10

Greenery

10

Technical zones

1

NOTE: Land for traffic and greenery in Table 2.6 do not include traffic and greenery land in the premises of production facilities.

 

2.6 Requirements for landscape architecture, urban design and building layout of new development areas

2.6.1 Minimum distances between individual buildings, constructions or rows of terraced houses (collectively referred to as buildings) must be specified in detailed planning and urban design projects. The arrangement of the buildings and determination of their height must minimize negative impacts of natural conditions (sunshine, wind, etc.) and create advantages for microclimate conditions in the buildings as well as comply with regulations on fire safety. In addition, the distance between buildings must meet the requirements:

2.6.1.1 For buildings with a height of less than 46 m

- The distance between the long edges of a building must be equal to at least 1/2 of the building's height or more, but not be less than 7 m;

- The distance between the gable of a building and the gable or the long edge of another building must be equal to at least 1/3 of the building's height, but not be less than 4 m;

- In case the rows of terraced houses in the same land lot are planned to be spaced apart, the distance between the back edge of the rows of terraced houses must be ≥ 4 m.

2.6.1.2 For buildings with a height of 46 m or more

- The distance between the long edges of the buildings must be 25 m or more;

- The distance between the gable of a building and the gable or the long edge of another building must be 15 m or more.

2.6.1.3 The distance between buildings of different heights shall be measured in accordance with regulations applicable to buildings with the greater height.

2.6.1.4 For a building with its long edge equal in length to its gable, the side adjacent to the largest road shall be considered the long edge of the row.

2.6.2 Setback of the buildings

- Setback of buildings adjacent to roads (for roads at the regional level or higher) shall be specified in detailed planning and urban design projects, but must satisfy the provisions in Table 2.7;

- For a building complex including a base and a high-rise tower, the regulations on setback shall apply separately to the complex's base and tower in correspondence to the height of each part.

Table 2.7: Regulations on minimum setback (m) of a building by road width (delimited by the red line) and the building’s height

Width of the road adjacent to the land lot for construction of the building (m)

Building height (m)

< 19

19 ÷< 22

22 ÷< 28

≥ 28

<19

0

3

4

6

19÷<22

0

0

3

6

≥22

0

0

0

6

 

2.6.3 Permissible maximum net building density

- The maximum net building density of the land lot for construction of detached houses is specified in Table 2.8;

- The maximum net building density of the land lot for construction of apartment buildings is determined in the urban planning and design project, but must comply with the provisions in Table 2.9 as well as requirements for the minimum distance between the rows of houses at Point 2.6.1 and the setback of buildings at Point 2.6.2;

- The maximum net building density of the land lot for construction of public-service constructions, such as education, healthcare, culture, sports, and market facilities in the new development areas is 40%;

- The maximum net building density of the land lot for construction of commercial and service buildings, or mixed-use land lot, is determined in the urban planning and design project, but must comply with the provisions of Table 2.10 and the requirements on the minimum distance between the rows of houses at Point 2.6.1 and the setback of buildings at Point 2.6.2;

Table 2.8: Maximum net building density of the land lot for construction of detached houses (villas, terraced houses, stand-alone houses)

Area of the land lot (m2/house)

≤ 90

100

200

300

500

≥1,000

Maximum building density (%)

100

90

70

60

50

40

NOTE: The land lot for construction of detached houses must also ensure no more than 7 times greater land use ratio.

 

 

Table 2.9: Maximum net building density of the land lot for construction of apartment buildings by the area of the land lot and the height of the buildings

Height of aboveground buildings (m)

Maximum building density (%) by land lot area

≤3,000 m2

10,000 m2

18,000 m2

≥ 35,000 m2

≤ 16

75

65

63

60

19

75

60

58

55

22

75

57

55

52

25

75

53

51

48

28

75

50

48

45

31

75

48

46

43

34

75

46

44

41

37

75

44

42

39

40

75

43

41

38

43

75

42

40

37

46

75

41

39

36

>46

75

40

38

35

NOTE: The land lot for construction of buildings with a height of more than 46 m must also ensure no more than 13 times greater land use ratio.

 

Table 2.10: Maximum net building density of the land lot for construction of commercial and service buildings, and mixed-use high-rise buildings, by the area of the land lot and the height of the buildings

Height of aboveground buildings (m)

Maximum building density (%) by land lot area

≤3,000 m2

10,000 m2

18,000 m2

≥ 35,000 m2

≤16

80

70

68

65

19

80

65

63

60

22

80

62

60

57

25

80

58

56

53

28

80

55

53

50

31

80

53

51

48

34

80

51

49

46

37

80

49

47

44

40

80

48

46

43

43

80

47

45

42

46

80

46

44

41

>46

80

45

43

40

NOTE: The land lot for construction of buildings with a height of more than 46 m must also ensure no more than 13 times greater land use ratio (except for the land lots for construction of buildings with special requirements for landscape architecture or urban highlights identified in the higher-level planning projects).

 

- For land lots not listed in Tables 2.8, Table 2.9, and Table 2.10, interpolation between 2 nearest values is allowed;

- If a building is a complex with different heights, the regulations on maximum building density are allowed to apply to the average height;

- For a building complex including a base and a high-rise tower, the regulations on building density shall apply separately to the complex's base and tower in correspondence to the height of each part, but the land use ratio of the base and tower must not be greater more than 13 times.

2.6.4 Gross building density

- The permissible maximum gross building density of a residential unit is 60%;

- The maximum gross building density of a resort is 25%;

- The maximum gross building density of a park is 5%;

- The maximum gross building density of a theme park is 25%;

- The maximum gross building density of the specialized green spaces (including golf courses), areas for natural environment protection is determined based on their functions and in accordance with relevant legal regulations, but not exceeding 5%.

2.6.5 The ratio of land for greenery in the land lots for construction must comply with the regulations on minimum ratio of land for greenery as shown in Table 2.11.

Table 2.11: Minimum land ratio for greenery in the land lots for construction

In the land lots for construction works

Minimum ratio of land for greenery (%)

1- Apartment buildings

20

2 - Educational, medical and cultural facilities

30

3 - Factories

20

 

2.6.6 Dimensions in the land lots for construction of houses

- In the land lots for construction of houses in new development zones which are adjacent to roads with a red line of 19 m or more, the frontage of the housing building must be 5 m or more;

- In the land lots for construction of houses in new development zones which are adjacent to roads with a red line of less than 19 m, the frontage of the housing building must be 4 m or more;

- The maximum length of a land lot for construction of a row terraced houses, whose 2 sides are adjacent to roads at the main area level or lower, is 60 m.

2.6.7 Regulations on architectural details of buildings adjacent to roads

- The architectural details of the buildings are determined in the detailed planning project, urban design and architectural management regulations of each area;

- In case the construction boundary coincides with the red line, the above regulations must ensure the following principles: not obstructing traffic activities in the roadway; ensuring safety and convenience for walking activities on the sidewalk; not affecting the system of green trees, aboveground and underground technical Infrastructure constructions on the street; ensuring uniformity of landscape on the street or each street section; ensuring the compliance with the regulations on fire safety and the operation of fire-fighting vehicles;

- In case the construction boundary reverses from the red line, the following principles must be ensured: no architectural part or detail of the buildings shall cross the red line; ensuring uniformity of landscape on the street or each street section; ensuring the compliance with the regulations on fire safety and operation of fire-fighting vehicles.

2.6.8 Relationship with neighboring buildings

- Architectural details of the buildings in the section adjacent to the neighboring buildings are determined by the detailed planning project, urban design and architectural management regulations of each area;

- The regulations must ensure the following principles: Ensuring compliance with regulations on fire safety; Ensuring that all activities in this project do not adversely affect activities (living, working, resting, etc.) of residents in the neighboring buildings.

2.6.9 Entrance gates and fences of public-service constructions

- Safety and smooth traffic on the roads at the constructions’ entrance and exit area must be ensured;

- The gates and the fences adjacent to the two sides of the gates must recede far from the boundary of the land lot to form a gathering zone with a minimum depth of 4 m and a width at least 4 times greater than the width of the gates.

2.6.10 Information boards and advertising panels must comply with the National Technical Regulation QCVN 17:2018/BXD.

2.6.11 Situated petrol stations

- Land fund must be planned and allocated to situate petrol stations based on the needs of the urban areas. The minimum land area of newly-planned situated petrol stations is specified in Article 5, National Technical Regulation QCVN 01:2020/BCT;

- The location of a newly-planned situated petrol station must comply with the regulations on fire safety in the National Technical Regulation QCVN 01:2020/BCT; The distance between two newly-planned situated petrol stations is at least 300 m; The distance between a newly-planned situated petrol station to places where people frequently gather (markets, shopping malls, educational institutions, medical institutions, cultural and sports institutions, offices) is at least 50 m;

- The location of newly-planned situated petrol stations must ensure convenient and safe access to the traffic system. Exits and entrances to a newly-planned situated petrol station must be at least 50 m away from vision-obstructed points and located outside the safety corridor of bridges, sewers and road tunnels. An exit of a situated petrol station leading to a road at the area level or higher must be at least 50 m away from the red line of another road at the area level or higher that intersect with that road with the exit of the petrol station. Situated petrol stations must arrange parking stops for refueling not to affect the traffic inside and outside the stations;

- Existing newly-planned situated petrol stations must be consistent with the urban planning, not affect traffic safety, and have the fire safety plan approved in accordance with the regulations;

- Additionally, other construction of the petrol stations must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-6:2016/BXD and the National Technical Regulation QCVN 01:2020/BCT.

2.6.12 Gas supply constructions

- Land fund must be planned and allocated to gas supply constructions and gas pipelines based on the needs of the urban areas;

- Pipelines with a maximum working pressure of more than 7 bars must not be planned to cross downtowns of urban areas;

- The planning of gas distribution pipelines must take into account the use of common utility tunnels and trenches;

- Additionally, other construction of the gas supply constructions must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-6:2016/BXD.

2.6.13 Fire-fighting constructions

- It is required to arrange a network of fire police stations with a maximum service radius of 3 km for the urban areas and 5 km for other areas. For existing urban areas that do not ensure the service radius of fire police teams, there must be solutions for allocating additional land fund or arranging additional fire police stations in the new urban area projects;

- The location of fire police stations must ensure safe and fast entry and exit of fire engines and other fire fighting vehicles;

- Traffic roads in service of fire-fighting must comply with the requirements in the National Technical Regulation QCVN 06:2021/BXD.

2.7 Requirements for the space and land use of existing areas in urban areas

2.7.1 General provisions

- Existing areas in the urban area must be identified in the general planning and subdivision planning projects. The planning of existing areas in the urban area must ensure synchronous connection of technical and social infrastructure systems with neighboring areas; not adversely affect the quality of the existing infrastructure systems;

- The land fund for social and technical infrastructure constructions and green spaces must be planned in a direction to be nearly equal to the norms of new urban development areas;

- For downtowns with the quality of technical infrastructure constructions not meeting the provisions of this regulation, urban reconstruction projects must assess the impact on technical infrastructure of the area;

- The parameters of the area and building density of the land lots, the height and distance between the buildings, the land use ratio and land use conversion must be determined in the detailed planning and urban design projects;

- In planning of newly-opened roads or improved and expanded roads, the design of constructions adjacent to the roads must be planned to be synchronous with neighboring buildings, ensuring the general aesthetic on the entire route; the detailed planning and urban design must take into account the current shape of the land lots that do not meet the requirements for landscape and construction safety, then adjust or merge the land lots;

- Buildings located in land lots not adjacent to roads (newly-opened, improved and expanded roads, existing roads) must be planned to ensure that all buildings must be ventilated, illuminated, traffic convenient, as well as ensure the safe distance for fire-fighting and accessibility of fire-fighting vehicles;

- Industrial production zones, clusters and establishments causing pollution must be relocated. After the relocation of the land fund, the priority must be considered given to the arrangement of additional social infrastructure constructions, green spaces, and the deficient technical infrastructure constructions in the area;

- The renovation and embellishment of industrial production zones, clusters and establishments must comply with regulations on technical infrastructure constructions, ensuring the requirements for environment, fire and explosion safety and urban landscape.

2.7.2 Regulations for subjects of application

- The valuable historical/cultural/ architectural sites to be preserved are specified separately in the architectural management regulations or in the management regulations of the construction planning projects based on the specifics of each urban area and must meet the requirements on fire prevention and fighting and environmental safety;

- Planning areas along both sides of a newly-opened or renovated road (roads at the area level or higher); Urban redevelopment projects with a scale of between 3 ha or more in existing areas in the urban area must apply the provisions of Point 2.6;

- For areas defined in the higher-level planning projects as areas that are only allowed to be renovated and embellished to improve the landscape and architecture, improve the environmental quality, but not allowed to increase the population size or change the land use function, the determination of planning and architectural norms must be based on the approved detailed planning and urban design projects under the specifics of each urban area and must meet the requirements on fire prevention and fighting and environmental safety or apply the provisions from Point 2.7.3 to Point 2.7.7 below;

- For existing areas in the urban area identified in the higher-level planning projects do not belong to the above groups of subjects, the provisions in between Points 2.7.3 and 2.7.7 below are applicable.

2.7.3 Regulations on land use

- The land use planning must give priority to allocating land fund for public-service constructions, greenery parks, and urban technical infrastructure constructions being gradually equal to the norms of new urban areas;

- In case of insufficient land fund for public-service constructions, it is allowed to reduce the land use norms in Table 2.3 and Table 2.4 but not exceeding 50%. Particularly for education and training facilities, it must satisfy the national standards of the Ministry of Education and Training;

- It is allowed to combine preschools on the first and second floors of apartment buildings, but must ensure the area for playgrounds, separate paths for students, as well as follow environmental, sanitation, and fire safety regulations prescribed in the laws and specialized regulations of the Ministry of Education and Training and the Ministry of Health;

- In case, due to the current conditions of the planning area, it is not possible to add the area of greenery for public use to meet the regulations, the detailed planning project and urban design must propose supplementation of green spaces and open spaces to the land lots and ensure that all people can access to them.

2.7.4 Regulations on the service radius of public-service constructions

In case, due to current conditions of the planning area, there is not enough land fund to allocate for public-service constructions as specified in Table 2.3 and Table 2.4, it is allowed to reallocate land from neighboring public-service constructions with the new radius no more than 2 times greater specified at Point 2.3.3.

2.7.5 Regulations on setback of buildings on the road route

In case, due to the current conditions of the planning area, it is not possible to meet the requirements specified in Table 2.7, the setback shall be determined in the planning project or urban design, but it must ensure the consistency with the spatial organization of a street or a street section.

2.7.6 Regulations on minimum distance between rows of houses and buildings

In case, due to the current conditions of the planning area, it is not possible to meet the requirements on minimum distance as prescribed, the minimum distance between buildings shall be determined in the detailed planning project or urban design, but it must satisfy the regulations on fire safety: The roads as access for fire engines to the buildings must be 4 m or more in width; All construction items must be naturally ventilated and lighted.

2.7.7 Regulations on net building density

- The net building density shall comply with the provisions of Point 2.6.3. Particularly, land lots for construction of detached houses with a height of at most 25 m and an area of at most 100 m2 are allowed with a maximum building density of 100%, but they must comply with regulations on setback and distance between buildings as at Point 2.7.5 and Point 2.7.6;

- In case, due to the current conditions of the planning area, there is no land fund to ensure the land use norms of public-service constructions, the maximum net building density of the public-service constructions to be increased, but not exceeding 60%;

- Due to the needs for population load control and infrastructure, some areas shall be allowed to use the norms of land use ratio instead of the norms of building density and floor number. The maximum land use ratio shall be determined in the urban planning or design projects, but it must comply with the provisions in Table 2.12 below.

Table 2.12: Maximum land use ratio of land lots for construction of apartment buildings, utility facilities and mixed-use high-rise buildings by the area of the land lot and the height of the buildings

Height of aboveground buildings (m)

Maximum land use ratio (times) by the area of the land lot

≤3,000 m2

10,000 m2

18,000 m2

≥ 35,000 m2

≤16

4.0

3.5

3.4

3.25

19

4.8

3.9

3.78

3.6

22

5.6

4.34

4.2

3.99

25

6.4

4.64

4.48

4.24

28

7.2

4.95

4.77

4.5

31

8.0

5.3

5.1

4.8

34

8.8

5.61

5.39

5.06

37

9.6

5.88

5.64

5.28

40

10.4

6.24

5.98

5.59

43

11.2

6.58

6.3

5.88

46

12.0

6.9

6.6

6.15

>46

12.8

7.2

6.88

6.4

NOTE 1: For land lots whose area or height is not listed in this Table, interpolation between the two nearest values is allowed.

NOTE 2: Land lots for construction of buildings with special requirements on landscape architecture or those which highlights of the urban areas identified in higher-level planning projects shall consider the land use ratio 13 times larger, but it need to be calculated in order not to overload the social and technical infrastructure systems of the urban areas.

 

2.8 Requirements on foundation height and surface water drainage

2.8.1 Requirements for foundation height planning

- Different types of land must be assessed and classified based on its natural conditions to determine that the construction is favorable, less favorable or unfavorable, or it should be restricted or prohibited. Risks of natural disasters, climate change and sea level rise must be assessed and identified, taking into account the neighboring areas;

- The planning must be in line with the irrigation planning. The advantages of the topography and natural conditions must be taken to limit the excavation and embankment. There must be solutions to elevate the newly-planned area's ground without affecting the water drainage capacity of the area;

- The foundation height planning must be designed with a cycle of calculated flooding levels determined based on the type of urban areas and the urban functional areas as in Table 2.13;

- The minimum restricted foundation height in the construction areas must be 0.3 m higher than the calculated flooding level for civil land and 0.5 m higher for industrial land.

Table 2.13: The cycle of calculated flooding levels (by year) for functional areas

Functional areas

Type of urban areas

Special type, type I

Types II, III, IV

Type V

Urban centers, concentrated residential areas and industrial zones

100

50

10

Greenery areas, parks, sports fields

10

10

2

NOTE 1: The regulation on restricted foundation height does not apply to areas or facilities designed to harvest and store rainwater, prevent other flooding, and buildings applying solutions for flood adaptation;

NOTE 2: For areas affected by climate change and sea-level rise, the foundation height should be tested for the capacity in response to climate change and national sea-level rise scenarios.

 

2.8.2 Requirements on surface water drainage system

- The planning of the surface water drainage system must ensure the area and volume of the detention basin system to manage the surface water; exploit low-lying areas to temporarily store rainwater; increase the absorbent surface area of traffic constructions, yards, technical infrastructure and other public areas. Existing urban areas must retain, renovate and upgrade existing lakes, rivers and canals to ensure the storage volume and control the surface water;

- The planning of the surface water drainage system in a new development area must not affect the surface water drainage capacity of the existing areas;

- The planning of the surface water drainage system must take into account the mitigation of damages caused by natural disasters (floods, storms, flood-tides, slides, landslides, etc.) and the response to climate change and sea level rise;

- Completely newly-built areas must have their own drainage systems. Shared drainage networks of multiple areas must be renovated to be semi-separate drainage systems or separate drainage systems;

- The surface water drainage systems must be based on the cycle of rains causing sanitary sewer overflows. The minimum cycle of rains causing sanitary sewer overflows is specified in Table 2.14;

- Requirements for rainwater harvesting: 100% of urban roads and roads passing through suburban residential areas must have rainwater drainage systems;

- Additionally, construction items on the drainage network must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-2:2016/BXD.

Table 2.14: Minimum cycle of rains causing sanitary sewer overflows (by years)

Type of drainage constructions

Type of urban areas

Special type, type I

Types II, III, IV

Type V

Channels and ditches

10

5

2

Main sewers

5

2

1

Sewer branches

1

0.5

0.33

NOTE 1: The cycle of rains causing sanitary sewer overflows shall not be used to calculate intra-field irrigation drainage canals within the administrative boundaries of urban areas or rural residential area.

NOTE 2: In the planning of the surface water drainage system, the capacity in response to climate change must be considered based on the national scenarios.

 

2.9 Traffic requirements

2.9.1 General requirements

- The transport system must meet the needs of passenger and goods transportation in service of socio-economic development, urbanization and international integration;

- Traffic network must be clearly decentralized, ensuring uninterrupted, orderly, safe and efficient operation;

- Traffic development must comply with the planning as well as step by step modernize and synchronously and reasonably combine means of transport.

2.9.2 External transport system

2.9.2.1 Road

- Newly-planned highways and roads for cars at levels I and II must be located outside of urban areas. In case it is compulsory for the roads to cross the downtowns, there must be enough road protection corridors and other traffic safety measures;

- Car stations must be located with convenient connectivity to urban areas, stations, ports, markets and concentrated residential areas.

2.9.2.2 Railway

- The safety distance between railway constructions with other constructions must comply with current regulations of the transport sector;

- The distance from the center of the nearest railway to urban housing areas must be 20 m or more;

- Foundation sizes of stations must meet the requirements in Table 2.15.

Table 2.15: Foundation sizes of various types of station

Type of stations

Arrangement of arriving and departure lanes

Station foundation length (m)

Station foundation width (m)

1- Passenger terminal

- Dead-end

- Pass-through

 

≥1,000

≥ 1,400

≥200

≥ 100

2- Freight station

 

≥500

≥ 100

3- Technical station

Serial

Mixed

Parallel

≥ 4,000

≥2,700

≥2,200

≥200

≥250

≥700

4- Mixed station

Vertical

Semi-vertical

Horizontal

≥1,500

≥1,300

≥900

≥50

≥50

≥ 100

 

2.9.2.3 Airline

- When making a planning project, the size and area of land for airports and airfields must be calculated based on the standards of the aviation sector and ICAO;

- The distance from buildings to the airports must comply with the airport's static loudspeaker planning and ensure regulations on noise as in the National Technical Regulation QCVN 26:2010/BTNMT.

2.9.2.4 Waterway

- Port sizes are specified in Table 2.16.

Table 2.16: Regulations on port area

Type of ports

Items

m2/1 m length of the port

Sea port

- Jetties extended into the sea

- Jetties on the shore

≥ 150

≥ 300

Inland waterway port

- Public port

- Specialized port

≥250

≥ 300

Landing stage

- Public landing stage

- Specialized landing stage

≥ 100

≥ 100

 

2.9.3 Urban transport system

2.9.3.1 Urban road system

- The urban traffic planning in the general planning project must project the needs for passenger and goods transportation and the structure of transport means;

- The urban traffic system must ensure quick and safe connectivity among all functional areas and within the zone, between regional traffic system with national and international traffic systems;

- The width of lanes and roads shall be determined based on the road level, the speed, the designed traffic vehicle flow and must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-4:2016/BXD;

- Sidewalks, walking paths, bike paths must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-4:2016/BXD;

- The road density and distance between two roads are specified in Table 2.17;

- The minimum ratio of traffic land (excluding static traffic) to the urban construction land is 6% for roads at up to the inter-area level 13% for roads at up to the area level; and 18% for roads at up to the subdivision level.

Table 2.17: Regulations on types of roads in urban areas

Level of roads

Type of roads

Distance of two roads (m)

Road density (km/ km2)

Urban level

1. Urban highways

4,800 - 8,000

0.4-0.25

2. Urban arterial roads

2,400 - 4,000

0.83-0.5

3. Urban main roads

1,200 - 2,000

1.5- 1.0

4. Inter-area roads

600 - 1,000

3.3-2.0

Area level

5. Main area roads

300 - 500

6.5-4.0

6. Area roads

250-300

8.0-6.5

Internal level

7. Subdivision roads

150-250

13.3-10

8. Roads in housing complexes, entrance paths of houses

no specified

no specified

9. Bike paths

10. Walking paths

 

2.9.3.2 Traffic squares and intersections of urban roads

- Regulations on organization of traffic squares and intersections of urban roads must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-4:2016/BXD;

- The radius of curvature of the curb at street intersections must be 15 m or more in traffic squares and urban streets, 12 m or more in area-level roads; and 8 m or more in internal roads;

- At intersections of newly-opened roads in existing urban areas, if the size of corner chamfers cannot be ensured, alternative technical measures such as using speed humps, median strips, signs, signal lights, etc.

2.9.3.3 Public passenger transportation network.

- For urban areas of Type III or higher, public passenger transportation networks must be organized. The types of public transport include: urban railway, bus, ship (if any);

- The distance between public transport routes must be at least 600 m and not less than 1,200 m (at least 400 m in the urban centers). The maximum walking distance from houses, offices, shopping malls, entertainment facilities, etc. to the public stations is 500 m;

- The density of the public transport network depends on the structure of urban planning and shall be at least 2.0 km/km2 of urban construction land. The distance between urban public transport stations is prescribed as follows: for bus or train stations, the distance is not more than 600 m; for bus rapid transit (BRT) or urban railway (subway; tramway or elevated railway) stations, the distance is least 800 m;

- At the intersections of roads with public transport vehicles running along, stations for vehicle transfer must be arranged with a walking way of less than 200 m;

- Bus and tram stops on main roads must be located at least 20 m away from the intersections. The length of a single-route bus station must be at least 20 m, and for multi-route or multi-way bus stations, the length must be calculated specifically, but not less than 30 m. The width of the stations must be at least 3 m.

2.9.3.4 Urban railway system

- National and urban railway lines must be interconnected with a system of stations. Grade separation must be used at junctions of railway lines, urban railway, roads and arterial thoroughfares;

- For urban areas with national railway running through, there should be appropriate traffic solutions that do not adversely affect urban operations (in terms of landscape, noise, traffic accidents, etc.);

- Elevated railway stations must be connected and synchronized with aboveground and underground constructions (if any);

- Subway stations must ensure connection and synchronization, safety with underground constructions, and between underground constructions and aboveground constructions;

- The protection of urban railway safety corridors and constructions must comply with the law provisions on railway traffic.

2.9.4 Other traffic constructions in urban areas

- In urban areas, residential units and housing complexes must be arranged with parking spaces and parking lots. In industrial parks and warehouses, parking lots and repair workshops must be arranged;

- Parking lots to load and offload the goods must be located near markets, freight stations, commercial centers and other constructions with great transportation needs;

- Areas with great transportation needs as well as commercial, service, sport and entertainment centers must be arranged with parking lots and public parking lots convenient for passengers and vehicles, interconnected with the street network, with a maximum walking distance of 500 m;

- For bus parking lots at the starting and ending points of the route, the size shall be determined based on specific needs;

- Tram depots located at the starting, ending points and connecting points of the route can be combined with repair facilities;

- Public, service constructions, apartment buildings, offices must ensure sufficient number of parking spaces for each type of vehicles based on their needs;

- Existing urban areas are allowed to plan underground parking lots and multi-story parking lots, but must ensure compatible, synchronous and safe connectivity with other constructions;

- Norms for calculating parking lots in the entire urban area are specified in Table 2.18;

Table 2.18: Norms for calculating parking lots in the entire urban area

Urban population size (each 1,000 people)

Norms by population (m2/person)

> 150

4.0

50-150

3.5

< 50

2.5

NOTE 1: It is allowed to convert from the number of parking spaces of the multi-story parking lots, underground parking lots to the area of the above-ground parking lot equivalent to that specified in QCVN 13:2018/BXD with the following criteria:

-  Multi-story parking lots, underground parking lots: One-story parking lots: 30 m2/parking lot; two-story parking lots: 20 m2/parking lot; three-story parking lots: 14 m2/parking lot; four-story parking lots: 12 m2/parking lot; five-story parking lots: 10 m2/parking lot;

- Ground parking lots: 25 m2/parking lot;

NOTE 2: The criteria for parking areas in urban areas are determined based on the allocation of the parking lot land fund from the urban planning.

 

- The area of a parking lot for some vehicles is defined as follows: 25.0 m2 for cars; 3.0 m2 for motorbike; 0.9 m2 for bicycles; 40 m2 for buses; 30 m2 for trucks. The minimum number of car parking lots of the constructions must comply with technical regulations for each type of constructions. If there is no regulation, it must comply with Table 2.19.

Table 2.19: Minimum number of parking lots for cars

Type of houses

Minimum need for car parking lots

Hotels rated 3 stars or more

4 rooms/1 parking lot

High-class offices, offices of foreign affairs agencies, convention, exhibition, and display centers, trade centers

100 m2 of floor area/1 parking lot

Apartment buildings

According to the National Technical Regulation QCVN 04:2021/BXD

NOTE: Hotels rated less than 3 stars, service constructions, offices and headquarters of agencies must have the number of parking lots equal to 50% or more of the norms specified in the Table above.

 

2.9.5 Regulations on ensuring urban traffic safety

- Renovating and upgrading the road surface must be suitable to the planned foundation height, not cause flooding, not affect the drainage constructions of the area and the accessibility to the constructions on both sides of the road;

- Regulations on visibility, pavement, walking paths, and bike path must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-4:2016/BXD.

2.10 Requirements on water supply

2.10.1 Protection areas of the water intake points and water supply constructions

- Water source protection corridors must comply with legal regulations on water resources;

- Protection areas of the water intake points and water supply constructions are prescribed in Table 2.20.

Table 2.20: Protection areas of the water intake points and water supply constructions

Protection area

Size of the protection area at level I (m)

Size of the protection area at level II (m)

Surface water sources, from the water intake points:

- In the opposite direction of the flow

- Downstream with the flow

- In case the flow direction cannot be determined, or the flow is not available.

 

≥200

≥100

≥200

 

≥ 1,000

≥250

≥ 1,000

Groundwater sources: Surrounding the drilling well with a radius of

 

≥25

 

-

Specialized reservoirs and dams for supply of domestic water, from the edge of the reservoirs:

- The lakeside is flat

- The lakeside is steep

 

 

≥ 100

≥ 300

 

 

Total catchment

Total catchment

Water supply plants and water supply stations, from the foot-wall of the treatment constructions.

 

≥ 30

 

-

Water supply pipes, from the outer edge of the pipe:

- Size ≤ 300 mm to < 1,000 mm

- Size ≥ 1,000 mm

 

 

-

 

 

≥7

≥ 15

NOTE 1: The following activities are prohibited in the protection area level I: construction of residential buildings, discharge of wastewater and solid waste, animal husbandry, cattle and poultry grazing, farming, fishing, mining, using toxic chemicals, organic fertilizers and mineral fertilizers to fertilize;

NOTE 2: In the protection area level II, wastewater and waste from living, service and production activities must be collected and treated according to regulations on environment.

 

2.10.2 Water demand

- The amount of clean water for domestic use shall be forecasted based on a series of data on current conditions, comfort level of urban areas, residential areas, but must ensure that: 100% of the population in downtowns of a town shall be supplied with water in the long term period of the planning; The norm of clean water supply for domestic use of the downtowns of urban areas shall depend on the type of urban center, but must be at least 80 liters/person/day; Towards the goal of using water safely, economically and effectively;

- An amount of clean water for public and service constructions shall be at least 10% of the domestic water amount. The norm of clean water supply for each type of public and service constructions must be at least as follows: 15 liters/student/day and night, for schools; 75 liters/child/day and night for pre-primary schools and early childhoods; 2 liters/m2 floor/day and night, for buildings, other public and service constructions;

- An amount of water for watering plants, washing roads shall be at least 8% of the amount of domestic water. Water supply norms must be at least as follows: 3 liters/m2/day and night, for watering gardens and parks and 0.4 liters/m2/day and night, for road washing. It is allowed to use recycled water (such as rainwater, treated wastewater, etc.) to water plants and wash roads;

- An amount of water for small production and cottage industry shall be at least 8% of the amount of domestic water;

- An amount of water for concentrated industrial parks: Shall be determined according to the industry types, but must be at least 20 m3/ha/day for at least 60% of the industrial park area;

- The amount of water loss or leakage must not exceed 15% of the total above-mentioned water volume;

- The amount of water for water supply plants and water supply stations shall be at least 4% of the total above-mentioned water volume.

2.10.3 Water sources and water supply constructions

- The exploitable output of water sources (excluding islands and mountainous areas) must be at least 10 times higher than water demand. The rate of ensuring the monthly or daily flow of water sources must be at least 95%, for residential areas over 50,000 people (or equivalent); 90% for a residential area from 5,000 to 50,000 people (or equivalent) and 85% for a residential area of less than 5,000 people (or equivalent);

- The selection of water sources must ensure the following contents: ensuring the requirements for water reserves, flow and quality; ensuring to save water resources, meeting the minimum requirements for the water use facilities;

- The area for construction of water supply plants and water supply stations according to new planning shall be determined on the basis of treatment capacity and technology, or calculated according to the selected standards or determined according to the parameters in Table 2.21.

Table 2.21: Area of water supply plant or water supply station

Capacity of water supply plant or water supply station (m3/day and night)

Minimum area of the land plot (ha)

≤5,000

0.5

> 5,000-10,000

1.0

> 10,000-30,000

2.0

> 30,000 - 60,000

3.0

> 60,000 - 120,000

4.0

> 120,000 - 250,000

5.0

> 250,000 - 400,000

7.0

> 400,000 - 800,000

9.0

> 800,000 - 1,200,000

13.0

> 1,200,000

16.0

 

2.10.4 Water supply network

- The water supply network must ensure safety and the reliability of water flow rate, pressure and quality according to the need of use and water supply for firefighting;

- The free pressure in the water supply network for daily life of residential areas, at the water intake points into the house, calculated from the ground must not be less than 10 m;

- The water quality must comply with the National Technical Regulation QCVN 01-1:2018/BYT;

- In addition, constructions on the water supply network must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-1:2016/BXD.

2.10.5 Water supply for firefighting

- The flow rate and quantity of simultaneous fire must be calculated in accordance with urban scale as prescribed in the National Technical Regulation QCVN 06:2020/BXD;

- It is required to make use of lakes and ponds to supply water for firefighting. There is a way for fire engines to come to get water. The depth of water surface compared to the ground at the location where the firefighting water is located must not exceed 4 m and the thickness of the water layer is 0.5 m or more;

- On the urban water supply pipe network, along streets, there must be fire hydrants (floating pillars or underground hydrants) to ensure the maximum distance between hydrants is 150 m. The minimum distance between a hydrant and the building wall is 5 m. The maximum distance between the fire hydrants which are located on the pavement and the edge of the street is 2.5 m;

- The diameter of outdoor firefighting water pipes must be ≥ 100 mm.

2.11 Requirements for water drainage and wastewater treatment (WWT)

2.11.1 Generated wastewater flow

- The generated wastewater flow shall be forecasted on the basis of a series of data on current conditions, comfort level of urban areas, residential areas or production technology, but must ensure that the norm of wastewater generation is 80% or more of the water supply norm of the corresponding subjects;

- The amount of generated sludge shall be determined based on the level of completion of the on-site sanitation system or according to selected standards, but must be ≥ 0.04 m3/person/year.

2.11.2 Water drainage network

- New construction areas must be planned with separate wastewater drainage systems. Existing areas that already have common drainage networks must be planned with semi-separate drainage systems or renovated into separate drainage systems;

- Islands must be planned with separate wastewater drainage systems and the wastewater must be thoroughly treated; wastewater after being treated must meet requirements on environment and can be recycle for other purposes;

- In addition, constructions on the water drainage network must comply with the National Technical Regulation QCVN 07-2:2016/BXD.

2.11.3 Wastewater treatment (WWT) plants and stations

- Wastewater from urban daily life, healthcare, industrial parks and craft villages must be treated in accordance with environmental regulations for wastewater before being discharged into receiving sources and other relevant regulations. Sewage sludge of the water drainage system must be collected and treated according to regulations or transported to the centralized SW treatment facilities;

- The locations of the newly planned WWT plants and WWT stations must be prioritized at the end of the flow of the sources of receiving wastewater after treatment, at the end of the main wind direction of the urban area, in areas with enough land for reserve expansion. The location of the wastewater discharge point must be in accordance with the provisions of law on water resources management;

- In case the WWT plants and WWT stations are required to be located at the head of the water source or the main wind direction of the urban area, the ESD in Table 2.22 must be increased at least 1.5 times;

- The area of land for construction of newly planned WWT plants and WWT stations shall be determined on the basis of capacity, treatment technology or calculated according to selected applicable standards, but must not exceed the norm 0.2 ha/1,000 m3/day.

NOTE: The norm of controlling land area for construction of WWT plants and WWT stations shall not include area of reservoirs, stabilization of treated wastewater, sludge drying beds, expanded reserve area (if any) and ESD organization area of WWT plants and WWT stations.

2.11.4 Provisions on environmental safety distance (ESD)

- The ESD of newly planned wastewater pumping stations, WWT plants and WWT stations is prescribed in Table 2.22;

Table 2.22: Environmental safety distance (ESD)

No.

Type of constructions

The minimum ESD (m) corresponding to capacity

<200

(m3/day)

200 - 5,000

(m3/day)

> 5,000 -

50,000 (m3/day)

> 50,000 (m3/day)

1

Wastewater pumping station

15

20

25

30

2

WWT plant, station:

 

 

 

 

a

Sludge treatment construction in form of sludge drying bed

150

200

400

500

b

Sludge treatment construction by mechanical equipment.

100

150

300

400

c

Wastewater treatment construction by mechanical, physico-chemical and biological methods

80

100

250

350

d

Closed mechanical, physico-chemical and biological wastewater treatment construction with an odor collection and treatment system

10

15

30

40

e

Land plot for underground filtration of wastewater

200

300

-

-

g

Land plot for irrigation of trees, agriculture

150

200

400

-

h

Biology lake

200

300

400

-

i

Oxidation ditch

150

200

400

-

NOTE: In the absence of parameters and other treatment technologies, the environmental safety distance must be determined through the environmental impact assessment.

 

- For wastewater pumping stations using submersible pumps located in closed wells, the ESD is not required, but there must be ventilation pipes to discharge odor at an altitude of ≥ 3 m compared with the ground elevation according to the approved plan at such location;

- It is required to arrange a strip of isolated trees around the construction area of the newly planned WWT plants and WWT stations with a width of ≥ 10 m.

- Within the environmental safety distance, only planning for traffic roads, parking lots, power supply constructions, SW transfer stations and other works of wastewater pumping stations, WWT stations are allowed to be planned, other civil constructions are not allowed to be arranged;

- Existing wastewater pumping stations, WWT stations, and WWT plants that do not meet the regulations on ESD must carry out an environmental impact assessment to supplement solutions to ensure surrounding environmental sanitation according to regulations.

2.12 Requirements for collection, transport and treatment of solid waste (SW)

2.12.1 The amount of generated SW

The amount of generated domestic SW shall be forecasted on a basis of a series of data on the current conditions and the comfort level of the urban areas and residential areas. In case of using standards, it must not exceed the norms prescribed in Table 2.23;

Table 2.23: The amount of generated domestic SW

Type of urban areas

The amount of generated SW (kg/person-day)

Special, I

1.3

II

1.0

III,IV

0.9

V

0.8

 

- Norms of industrial SW generation must be determined on the basis of technological lines of each industrial type, but must ensure at least 0.3 tons/ha of land according to the industrial park land size;

- Norms of SW generation in medical, construction and sewage sludge shall be forecasted on a basis of the data series on current status of emissions or projects, urban areas with similar conditions.

2.12.2 Domestic SW transfer stations

- A flexible domestic SW transfer station must ensure its operation time not exceeding 45 minutes/shift and 3 hours/day. The arrangement of a flexible domestic SW transfer station must ensure that the operation does not affect the traffic and the environment of the area;

- A newly planned fixed domestic SW transfer station must have wall, roof, wastewater collection and treatment system, filtration and deodorizing system to ensure no pollutants spread to the surrounding environment. A fixed domestic SW transfer station must meet the requirements of receiving and transporting all volume of domestic SW within the collection radius to the centralized treatment facility within 2 days (including nights);

- Type and size of domestic SW transfer stations are prescribed in Table 2.24.

Table 2.24: Type and size of domestic SW transfer stations

Type and size of transfer stations

Capacity (tons/day and night)

Maximum service radius (km)

Minimum area (m2)

Flexible transfer station

Small size

< 5

0.5

20

Medium size

5-10

1.0

35

Large size

> 10

7.0

50

Fixed transfer station

Small size

< 100

10

500

Medium size

100-500

15

3,000

Large size

> 500

30

5,000

 

2.12.3 SW treatment facilities

- SW treatment facilities must be planned outside the urban construction scope. Minimize planning the location of SW treatment facilities in flood-prone areas, karst areas and regions with tectonic fractures. New planning for unhygienic SW landfills is not allowed;

- Existing unhygienic SW landfills must be must be closed, relocated or renovated into a sanitary SW landfill, biological SW treatment facility, SW incineration facility, etc. if the ESD specified in Section 2.12.4 is satisfied;

- The area of land for construction of newly planned SW facilities shall be determined on the basis of capacity, treatment technology or calculated according to selected applicable standards, but must not exceed the norm 0.05 ha/1,000 tons/year.

NOTE: The norm of controlling land area for construction of SW facilities shall not include area of treated waste landfills, expanded reserve area (if any) and ESD organization area of the SW facilities.

2.12.4 The environmental safety distance (ESD) of the solid waste transfer stations and solid waste (SW) treatment facilities

- Flexible SW transfer stations must be located ≥ 20 m far from housing constructions and areas often crowded with people;

- Houses, constructions containing SW transfer, compression and storage lines and leachate treatment constructions, car wash areas and equipment of fixed SW transfer stations must ensure the ESD ≥ 20 m;

- Hygienic SW burial compartments, including organic SW must ensure the ESD ≥ 1,000 m;

- Inorganic SW burial compartments must ensure the ESD ≥ 100 m;

- Houses, constructions containing SW treatment lines using biological methods and houses, constructions containing SW incinerator must ensure the ESD ≥ 500 m;

- The ESD of hazardous SW and sludge treatment construction shall be determined according to the environmental impact assessment method but must be ≥ the regulations for ordinary SW treatment constructions. In case the sludge is treated in the wastewater treatment station, the regulations applicable to the wastewater treatment station shall apply at the same time;

- Green isolation zones must be arranged around the fixed SW transfer stations which is newly planned, with a width of 10 m or more; and around the new planned SW treatment facility construction area with a width of 20 m or more;

- If a SW treatment facility is required to be located at the head of the water source and the main wind direction of the urban area, the ESDs of constructions must be increased at least 1.5 times;

- The centrally-affiliated cities and provinces with high population density must plan provincial-level concentrated solid waste treatment facilities and apply treatment technologies requiring low isolation distances. In case the ESD requirement is still not met under regulations to apply additional advanced environmental treatment measures to reduce the ESD, the ESD of the provincial-level centralized solid waste treatment facility is determined through the environmental impact assessment method;

- For existing SW transfer stations and SW treatment facilities that do not meet the above-mentioned regulations on ESD, it is required to have additional surrounding environment sanitation solutions when carrying out the environmental impact assessment as prescribed;

- Within the ESD area of treatment constructions under the fixed SW transfer stations and SW treatment facilities, it is only allowed to plan traffic constructions, irrigation constructions, electricity routes and stations, drainage systems, WWT and other constructions belonging to fixed SW transfer stations and SW treatment facilities; other civil constructions are not allowed to arranged.

2.13 Requirements for funeral halls, cemeteries and crematories

2.13.1 Funeral halls

- Each urban area must have at least on funeral hall. One funeral hall may serve 250,000 people maximum;

- The planning of funeral hall locations must not affect to other functional areas’ operations and transport activities. The funeral hall must have anti-noise solutions to ensure regulations on noise in public areas and residential areas;

- The funeral hall area shall be determined on the basis of the process of organizing funerals and local funeral customs, but must ensure that a minimum of 04 funerals/day must be served.

2.13.2 Cemeteries and crematory facilities

- Demand for cemetery land (excluding martyrs' cemetery), size of a crematory facility is forecasted based on mortality and burial methods. The area of the concentrated cemeteries must meet the minimum norm of 0.04 ha/1,000 people;

- The planning of new construction cemetery and crematory facility site must not negatively affect the operations of other functional areas and traffic activities; The planning of cemeteries must take into account local burial customs and practices, provided that requirements on environment and efficient and economical land use are satisfied;

- When planning cemeteries, it is required to determine existing cemeteries to be re-located, closed or renovated and the land for relocation. Existing cemeteries and crematory facilities that do not meet provisions on ESD must carry out environmental impact assessment to supplement solutions to ensure surrounding environmental sanitation according to regulations;

- The ESD of newly planned cemeteries and crematory facility must satisfy provisions prescribed in Table 2.25, and comply with provisions on protection area for water intake points and water supply construction specified in 2.10.1 at the same time;

- In special cases, when the crematory facilities are located at the head of the main wind direction of an urban area or when the cemetery is located at the head of a water source, the ESD of constructions in a cemetery or crematory facility must increase to at least 1.5 times;

- Green isolation zones must be arranged around cemetery or crematory facility construction areas with a width of 10 m or more;

- In the ESD area of constructions of cemeteries or crematory facilities, it is only allowed to organize the activities of farming, forestry, planning of constructions of traffic, irrigation, supply, transmission of electricity, petroleum, gas, drainage system, wastewater treatment system and other constructions in cemeteries and crematory facilities; other civil constructions are not allowed;

In addition, the cemeteries and crematory facilities must also comply with the National Technical Regulation QCVN 07-10:2016/BXD.

Table 2.25: The environmental safety distance of cemeteries

Subjects to be isolated

The minimum distance from the subjects to be isolated is

Cemetery area for first burial graves

Cemetery area for one-time burial graves

Cemetery area for second burial graves

Houses and constructions containing crematoriums and keeping corpse before cremation

Housing constructions in urban areas and concentrated rural residential zones

1,000 m

500 m

100 m

500 m

Water intake points in serve of daily needs of urban areas and concentrated rural residential zones

1,500 m

1,000 m

-

-

Railways, highways and provincial highways

200 m

200 m

200 m

-

Rivers and lakes (including rivers and lakes not for domestic water supply purpose)

300 m

300 m

100 m

-

NOTE 1: The burial area must have a collection and treatment system prevent water from absorbing the graves and overflowing rainwater from absorbing directly into the groundwater or spilling into the water surface system outside the cemetery.

NOTE 2: The cremation technology must comply with requirements for environments specified in the National Technical Regulation QCVN 02:2012/BTNMT.

 

2.14 Requirements on electric power supply

2.14.1 Electric power supply norm

- The minimum norm of civil electric power supply is prescribed in Table 2.26, Table 2.27 and Table 2.28;

- The minimum norm of industrial electric power (industrial production and storage) is prescribed in Table 2.29.

Table 2.26: Norms for electric power supply for daily life (person)

Norms

First phrase

Long-term phrase

Special urban areas

Urban areas type I

Urban areas type II - III

Urban areas type IV - V

Special urban areas

Urban areas type I

Urban areas type II - III

Urban areas type IV - V

1. Electrical power (KWh/person.year)

1,400

1,100

750

400

2,400

2,100

1,500

1,000

2. Load (W/person)

500

450

300

200

800

700

500

330

 

 

Table 2.27: Norms for electric power supply for public and service constructions (%)

Type of urban areas

Special urban areas

Urban areas type I

Urban areas type II - III

Urban areas type IV - V

Electricity for public constructions (calculated by % of load of electricity for daily life)

50

40

35

30

 

 

Table 2.28: Norms for electric power supply for public and service constructions

Load name

Electric power supply norm

1. Offices

- Without air conditioners

- Equipped with air conditioners

 

20 W/m2 floor

30 W/m2 floor

2. Schools

- Pre-primary schools

+ Without air conditioners

+ Equipped with air conditioners

- Schools

+ Without air conditioners

+ Equipped with air conditioners

- Universities

+ Without air conditioners

+ Equipped with air conditioners

 

 

0.15 kW/child

0.2 kW/child

 

0.1 kW/student

0.15 kW/student

 

15 W/m2 floor

25 W/m2 floor

3. Stores, supermarkets, markets, trade and service centers

+ Without air conditioners

+ Equipped with air conditioners

 

 

20 W/m2 floor

30 W/m2 floor

4. Motels and hotels

- 1-star motels and hotels

- 2 ÷ 3 stars hotels

- 4 ÷ 5 stars hotels

 

2 kW/bed

2.5 kW/bed

3.5 kW/bed

5. Medical examination and treatment (health care constructions)

- National hospitals

- Provincial/municipal hospitals

- District-level hospitals

 

2.5 kW/patient bed

2 kW/patient bed

1.5 kW/patient bed

6. Theaters, cinemas and circuses

- Equipped with air conditioners

 

25 W/m2

7. Public lighting

- Lighting for roads

- Lighting for parks, flower gardens

 

1 W/m2

0.5 W/m2

NOTE 1: Other public service constructions are allowed to propose the calculated norms on the basis of comfort level and economic - technical feasibility justifications;

NOTE 2: The calculated electrical power use norm must ensure energy-saving use according to the National Technical Regulation QCVN 09:2017/BXD.

 

Table 2.29: Norms for electric power supply for industrial production and storage

Type of industries

Norm (kW/ha)

1. Heavy industry (iron refining, steel refining, automobile manufacturing, machine manufacturing, petrochemical industry, chemicals, fertilizers), cement production

350

2. Other construction material and mechanical industry

250

3. Industry of food processing, electronics, computers and textiles

200

4. Industry of footwear and garments

160

5. Small cluster, small industry

140

6. Handicraft production establishments

120

7. Storages

50

 

2.14.2 Electric power supply system

- The planning must meet the demand and reliability in electric power supply;

- It is not allowed to plan new 500 KV electricity lines through downtowns of urban areas. In cases where such electricity lines are required to go through downtowns of urban areas, there must be enough safety corridors for the 500 KV electric grid. 110 KV and 220 KV high voltage grids that go through downtowns of urban areas of type II to special type must be planned underground;

- In downtowns of urban areas, the system of low voltage lines and lighting which is newly built must be planned underground, the existing low voltage line and lighting system must be renovated in the underground direction;

- In addition, constructions of electric power supply must comply with QCVN 07-5:2016/BXD.

2.14.3 Land fund for constructions

- 110 kV stations: not exceed 1.0 ha/station;

- 220kV stations: not exceed 5.0 ha/station.

2.15 Requirements on arrangement of underground technical infrastructure constructions

The minimum distance among urban underground technical infrastructure constructions outside the utility tunnels or trenches shall be determined according to specialized technical standards which are selected. Other cases shall comply with regulations specified in Table 2.30;

Table 2.30: The minimum distance among urban underground technical infrastructure constructions outside the utility tunnels or trenches (m)

Type of pipes

Water supply pipes

Wastewater sewers

Rainwater sewers

Electrical cables

Information cables

Drainage channels and ditches, utility tunnels and trenches

Horizontal distance

Water supply pipes

0.5

1.0

0.5

0.5

0.5

1.5

Wastewater sewers

1

0.4

0.4

0.5

0.5

1.0

Rainwater sewers

0.5

0.4

0.4

0.5

0.5

1.0

Electrical cables

0.5

0.5

0.5

0.1

0.5

2.0

Information cables

0.5

0.5

0.5

0.5

-

1.0

Drainage channels and ditches, utility tunnels and trenches

1.5

1.0

1.0

2.0

1

-

Vertical distance

Water supply pipes

-

1.0

0.5

0.5

0.5

-

Wastewater sewers

1.0

-

0.4

0.5

0.5

-

Rainwater sewers

0.5

0.4

-

0.5

0.5

-

Electrical cables

0.5

0.5

0.5

0.1

0.5

-

Information cables

0.5

0.5

0.5

0.5

-

-

 

- In case the domestic water supply pipes are parallel with the wastewater drainage pipes, the distance among pipes must not be less than 1.5 m, in case the diameter of the water supply pipe ≥ 200 mm, such distance must not be less than 3 m;

- The distance among water supply pipes with a diameter of more than 300 mm and information cables must not be less than 1 m;

- The distance among water supply pipes that are parallel with each other must not be less than 0.7 m, in case the pipe diameter is less than 400 mm; not less than 1 m, in case the pipe diameter is from 400 to 1,000 mm; or not less than 1.5 m, in case the pipe diameter is more than 1,000 mm.  The distance among pipes with different pressures shall also comply with regulations applicable to water supply pipes;

- The minimum distance among technical lines and pipes in the utility tunnels or trenches shall be determined according to specialized technical standards which are selected;

- Distance and requirements on connection of space and technical infrastructure among underground constructions must be determined on the basis of economic and technical justifications;

- In addition, provisions on utility tunnel and trench system must comply with regulations specified in QCVN 07-3:2016/BXD.

2.16 Requirements for rural construction planning

2.16.1 Provisions for construction land plot

- Having favorable natural conditions (topography, geology, hydrology, climate, etc.), having economic, social, technical infrastructure and environmental advantages;

- Requirements for natural disaster prevention and climate change adaptation: It is not allowed to build in in land areas potentially prone to dangerous geological hazards, areas frequently affected by floods, flash and sweeping floods; for the Mekong River Delta, coastal areas and estuaries, sea level rise must be taken into account;

- Not within the area defined for mining, nature conservation or archaeological site; untreated environmental pollution areas;

- Minimizing the use of arable land, especially high-yield agricultural land, make use of hills, mountains, mounds and land with poor crop yields to build and expand rural residential zones.

2.16.2 Requirements on land use norms

The norm of using construction land for rural residential zones must conformity with specific conditions of each locality, provided that such norms must not less than those specified in Table 2.31.

Table 2.31: Maximum norms of using land for rural residential zones

Type of land

Land use norm (m2/person)

Land for housing constructions

25

Land for public and service constructions

5

Land for traffic and technical infrastructure constructions

5

Public green space

2

NOTE: Excluding land for national, provincial and district-level infrastructure constructions.

 

2.16.3 Functional areas of communes

- Residential areas (including residential land lots of families and constructions in service of activities in villages, hamlets);

- Central areas (of administration, service-commerce, culture-sport);

- Production constructions and constructions in service of production;

- Technical infrastructure constructions;

- Social infrastructure constructions;

- Industrial and cottage industry clusters (if any);

- Areas for agriculture, forestry and fishing production and other purposes.

2.16.4 Requirements for functional subdivisions

- Using land economically and use infrastructure constructions efficiently;

- Ensuring convenience for traffic, production and daily life;

- Ensuring the environmental protection; prevention and control of natural disasters and response to climate change;

- Taking advantages of topography and natural landscape;

- Being suitable to cultural identity of each region;

- Being suitable to locality’s specific characteristics of settlement practices, production practices, level and ability of economic development, etc.

2.16.5 Provisions on residential areas

2.16.5.1 Land for residential area construction must ensure:

- Maintaining population distribution status quo and being suitable to population distribution planning of relevant larger areas;

- Developing a quantity of population according to projection, being convenient for organization of essential public constructions;

- Being consistent with land and topography, being able to delimit the boundaries based on topography and natural geographical features such as roads, ponds and lakes, canals and ditches, hills and mountains, land strips.

2.16.5.2 Basic functions of land lots for households include:

- Main housing constructions;

- Auxiliary constructions;

- Yards, gardens, ponds.

2.16.5.3 Requirements for land lots for households

- The layout must be reasonable and suitable to the natural conditions and general landscape;

- Production and animal husbandry constructions in land lots for households must have technical system for collection and handling of waste, ensuring environmental sanitation.

2.16.6 Provisions on central areas of communes

2.16.6.1 The central area of a commune shall include the following constructions:

- Offices of the People's Council, the People's Committee, Party Committee, police, commune-level military commands, unions;

- Commune level public constructions:  House of culture, club, house of fame, library, kindergarten, early childhood school, primary school, lower secondary school, health station, cultural center, sports ground, markets, central service shop, point for post and telecommunications service;

- For a commune with population size of 20,000 people or more, a lower secondary school must be in the planning.

2.16.6.2 Offices of communal agencies

- Offices of the communal agencies must be arranged centrally to facilitate transactions and save land;

- Total area of land for offices of the communal agencies is at least 1,000 m2;

- Land use quotas for each office shall be: not greater than 500 m2 for delta and midland areas, not greater than 400 m2 for mountainous areas and islands.

2.16.6.3 Public and service constructions

Table 2.32: Provisions on minimum scale of public and service constructions

Type of constructions

Minimum construction usage norms

Minimum land use norms

Maximum service radius

1. Education

a. Early childhood school/Point of early childhood school

- Delta areas:

- Mountainous, highland, remote and isolated areas:

 

 

50 units/1,000 people

 

 

12 m2/unit

 

 

1 km

2 km

b. Primary school/Point of primary school

- Delta areas:

- Mountainous, highland, remote and isolated areas:

 

 

65 units/1,000 people

 

 

10 m2/unit

 

 

1 km

2 km

c. Secondary school

55 units/1,000 people

10 m2/unit

 

2. Health

Health Station

- Without a medicinal herb garden

- With a medicinal herb garden

1 station/commune

 

500 m2/station

 

1,000 m2/station

 

3. Public culture and sports (1)

a. House of culture

 

1,000 m2/ construction

 

b. Room of fame

 

200 m2/construction

 

c. Library

 

200 m2/construction

 

d. Hall

 

100 seats/construction

 

e. Cluster of construction and sports ground

 

5,000 m2/cluster

 

4. Market, service shop (2)

a. Market

1 market/ commune

1,500 m2

 

b. Central service shop

1 construction/ central area

300 m2

 

5. Point for post and telecommunications service

Point for post and telecommunications service (including Internet access service)

1 point/ commune

150 m2/point

 

NOTE 1: Public cultural and sports constructions in the same group of construction must be combined to ensure effective exploitation and use;

NOTE 2: Depending on characteristics of the locality, a construction of this type can be arranged for one commune or more.

 

2.16.7 Provisions on agricultural production, animal husbandry areas and areas in service of agricultural production

- Animal husbandry areas and areas in service of production must ensure the ESD. Distance from a housing to on animal husbandry, production areas, crop protection chemical warehouses must be greater than 200 m;

- Production areas must be located near main roads, inter-village and inter-commune roads, be convenient to go to fields and residential areas, but they must be downwind and downstream;

- Constructions in service of production such as warehouse of agricultural products, warehouse of seed corn and rice, warehouse of chemical fertilizers and insecticides, warehouse of farm tools and equipment, rice milling station, farm machinery repair workshop, etc. must be located for convenient traffic between them and inland roads. Distance from warehouse of chemical fertilizers to residential areas must be at least 100 m.

2.16.8 Provisions on cottage-industry production areas, concentrated industrial clusters

- Cottage-industry production establishments that don’t lead to environmental pollution can be arranged in residential areas, auxiliary constructions of each household;

- Production establishments causing negative impacts for the environment must be arranged in clusters outside of residential areas, near traffic hubs;

- The ESD of cottage-industry production areas and concentrated industrial clusters shall comply with the environmental safety distance (sanitary isolation distance) in accordance with provisions at Point 2.5.2 that apply for industrial parks, storages

2.16.9 Provisions on greenery

- Arrangement of greenery at central areas and cultural, historical and religious areas is required;

- Combining with the planning of planting trees for protection purpose in the field, coastal trees against coastal sand, and erosion-controlling trees to form a greenery system in the commune;

- Not to plant plants with toxic sap or flowers, fruits that attracts flies, mosquitoes, or with thorns in health stations, schools, kindergartens, pre-primary schools. Shade trees with air-purifying ability shall be required;

- Arranging greenery within the isolation distance of industrial clusters.

2.16.10 Provisions on petrol filling stations and gas supply constructions

- Petrol filling stations shall comply with provisions at Point 2.6.11;

- Gas supply constructions shall comply with provisions at Point 2.6.12.

2.16.11 Provisions on foundation height and surface water drainage

2.16.11.1 Prevention of acts of God and disasters

- For existing rural residential areas, there must be measures to protect the areas, direct flash flood flow out of the areas or to relocate them if necessary;

- Rural residential zone planning shall be combined with irrigation and flood drainage system planning;

- If the solution of foundation bed heave is applied, the foundation height must be at least 0.3 m higher than the annual maximum flood stage;

- For rural residential zones that are in areas frequently affected by natural disasters, arrangement of emergency evacuation points and use of public constructions as shelter from storms and floods are required;

- Rural residential zone planning must prioritize the protection of natural water sources (rivers, lakes and ponds) in service of fire prevention and fighting. The traffic infrastructure system must ensure favorable fire prevention and fighting activities.

2.16.11.2 Foundation height

- Ground filling and leveling planning is required for the part of land with constructions (houses, houses and public constructions, production constructions, roads). Remaining natural topography of the rest of land;

- Taking advantages of natural topography, limiting the volume of filled, leveled, dug soil; protecting perennial trees, topsoil.

2.16.11.3 Surface water drainage system

- For rivers and streams running through residential areas, it is necessary to renovate and reinforce the banks to prevent landslides;

- For residential areas located on hillsides or mountainside, ditches must be arranged to catch the flow direction from the top of the hill or mountain in order that it doesn't flow through the residential areas.

2.16.12 Provisions on traffic

- Being suitable for current and long-term transportation needs, uninterrupted connection with district-level roads, provincial roads. Making the most of the systems of rivers and canals, to organize the waterway network in service of goods and passenger transportation;

- Being suitable for the topography, reducing the earthwork volume and constructions to be built on the route;

- Road structure and surface width must be suitable to specific conditions of each locality but must satisfy requirements for agricultural mechanization and means of transport;

- The rural road system must meet the technical requirements specified by the Ministry of Transport.

2.16.13 Provisions on water supply

2.16.13.1 Water supply norm

- Water supplied for daily life: In cases of water supply to households, it must be at least 60 liters/person/day and night; In cases of water supply to public water intake points, it must be at least 40 liters/person/day and night;

- Water supplied for cottage industry production in households shall be at least 8% of the amount supplied for daily life;

- Norm of water supplied to concentrated industrial clusters shall be determined according to Point 2.10.

2.16.13.2 Public water protection areas

- For groundwater sources:  In a circular land of 20 m radius from a well, constructions polluting water sources are not allowed;

- For surface water sources: within 200 m from a water intake point upstream and 100 m downstream, constructions polluting water sources are not allowed.

2.16.14 Regulations on electric power supply and public lighting

2.16.14.1 General requirements

- Ensuring electric power supply for all households and production needs;

- For areas that are not supplied with electricity of the national grid, planning of other energy sources such as small hydroelectricity, solar energy or wind energy is required as an alternative;

- Electric power supply system must ensure use safety, fire and explosion prevention.

2.16.14.2 Electric load

- Demand for electricity to serve daily-life activities of a rural residential zone must be at least 150 W/person;

- Demand for electricity of public constructions must be greater than 15% of electricity demand for daily life;

- The electricity demand for production must be calculated based on the specific requirements of each production establishment.

2.16.14.3 Electric power supply and public lighting system

- Low voltage power station must be located in the center of electrical load, or near the largest electrical load, at a location convenient for placing lines, avoiding cutting across roads and must not cause obstacles or danger for production and daily life;

- Medium and low voltage electricity networks should not be across ponds, lakes, swamps, high mountains, main roads, industrial production areas;

- Public lighting: Rate of roads in the center of the commune being lit: ≥ 50%;

- The safe distance from the power supply system to the constructions must comply with Regulations on technical safety for low voltage grid in rural areas;

- Low voltage electricity stations and medium and high voltage electricity grids must ensure the safety corridors and safety distances according to QCVN QTD 8:2010/BCT and current regulations of the electric power industry.

2.16.15 Provisions on wastewater drainage

- There must be domestic wastewater collection and treatment systems to ensure environmental requirements. Before being discharged into the common drainage system, wastewater from households must be treated by septic tanks.  Wastewater is not allowed to be discharged into natural ponds, lakes, canals, or ditches, except for wastewater treated by biological wastewater treatment technologies in natural conditions;

- Before being discharged into receiving source, wastewater from industrial clusters, industrial production establishments, craft villages must be collected into separate drainage systems and treated, meeting environmental requirements;

- At least 80% of the discharged wastewater must be collected for treatment. For mountainous, highland, remote and isolated areas, it is allowed to reduce norm for collection of domestic wastewater to at least 60% of the discharged wastewater.

2.16.16 Regulations on solid waste (SW) management

- Domestic SW and SW from production must be collected and treated in centralized treatment establishments;

- Arrangement of waste collection points and transfer stations must be suitable to the SW collection conditions of each locality and ensure the service radius. SW collection points and transfer stations must meet environmental sanitation requirements;

- Must build standard toilets, not discharge feces directly into lakes, ponds, etc.;

- Farmhouses for cattle husbandry must be at least 5 m from houses and common roads and must be covered with greenery. Feces and urine from farmhouses must be collected and treated in a sanitary manner;

- The environmental safety distance of the collection points must be at least 20 m. The environmental safety distance of SW transfer stations and SW treatment facilities must comply with Point 2.12.4.

2.16.17 Regulations on cemetery

- The planned location of the cemetery must be suitable to the ability to exploit the land fund; suitable for population distribution and technical infrastructure construction connection; meet current and long-term burial needs;

- The area of the concentrated cemeteries must meet the minimum norm of 0.04 ha/1,000 people;

- The ESD of a newly planned cemetery must comply with Table 2.25.

 

3. MANAGEMENT PROVISIONS

 

3.1 This Regulation specifies the specification limits and compulsory management requirements in construction planning. The Regulation shall be a tool for state management agencies on construction planning for inspection and supervision of the selection of indicators, specifications and design requirements in plans, urban design plans and architecture management regulations.

3.2 The selection of indicators, specifications and design requirements in plans, urban design plans and architecture management regulations shall be based standard chosen to apply or other scientific methodology but must ensure compliance with this Regulation.

3.3 Urban management must be based on approved plans (general planning, subdivision planning, detailed planning), urban design plans and architecture management regulations.

3.4 Transitional provisions

- Construction plans approved before the effective date of this Regulation shall comply with regulations of QCVN 01:2019/BXD and continue to implement in accordance with decisions on approval until the end of master plans’ time limit. Amendment of construction master plans after the effective date of this Regulation shall comply with this Regulation;

- Construction plans appraised by competent state agencies before the effective date of this Regulation that comply with regulations of QCVN 01:2019/BXD and are in conformity to higher-level master plans in force shall be approved and implement until the end of master plans’ time limit. Amendment of planning after the effective date of this Regulation shall comply with this Regulation;

- Construction plans that don’t have been appraised by competent state agencies after the effective date of this Regulation shall be reviewed, amended to ensure compliance with this Regulation and higher-level master plans before the approval;

- Local regulations, national standards, manufacturer standards, architecture management regulations and other state management documents related to construction planning that are issued before the effective date of this Regulation and contain provisions contrary to this Regulation must be reviewed and amended to ensure compliance with this Regulation.

 

4. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

 

4.1 All organizations, individuals when participating in activities related to construction planning including formulation, appraisal, amendment and implementation organization of planning, development management according to approved planning and the formulation of national standards and local regulations in the field of construction planning must comply with this Regulation.

4.2 Local state management agencies on construction planning and construction activities shall take responsibilities for inspecting the compliance with this Regulation in the formulation, appraisal, approval and management of construction localities.

 

5. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

5.1 The Ministry of Construction shall take responsibilities for disseminating, and guiding the application of relevant subjects.

5.2 Any problem arising in the course of implementation of this Regulation should be promptly reported to the Department of Science, Technology and Environment (the Ministry of Construction) for guidance and handling.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 01/2021/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 01/2021/TT-BXD PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường