Đơn vị ở là gì? Phân loại đơn vị ở thế nào?

Đơn vị ở đóng một vai trò quan trọng, nó chi phối và chỉ đạo phương hướng và cách thức sắp xếp đối với quy hoạch đô thị. Vậy hiện nay đơn vị ở hiện nay được phân loại như thế nào?

1. Đơn vị ở là gì?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD nêu rõ:

“Đơn vị ở là khu chức năng cơ bản của đô thị chủ yếu phục vụ nhu cầu ở bao gồm: Các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh công cộng phục vụ cho nhu cầu thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư; đường giao thông (đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe cho đơn vị ở”.

Theo đó, cấu thành một “đơn vị ở” sẽ phải có hệ thống công trình dịch vụ, công trình kèm theo như giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), y tế, văn hóa thể thao, thương mại (chợ) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của cư dân.

Đơn vị ở là gì
Đơn vị ở là gì? Phân loại đơn vị ở thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Phân loại đơn vị ở hiện nay thế nào?

Đơn vị ở hiện nay được phân thành 4 loại chính sau: đơn vị láng giềng, đơn vị ở cấp phường, khu nhà ở, khu thành phố. Mỗi đơn vị ở này có những đặc điểm khác nhau như sau:

Đơn vị ở 

Đặc điểm

Đơn vị ở láng giềng

Đây là đơn vị ở nhỏ nhất, nó không bị giới hạn quá chặt chẽ về quy mô dân số; diện tích khoảng 3 – 4ha. Trong đơn vị ở láng giềng, mối quan hệ xã hội sẽ xoay quanh vấn đề làng xóm, láng giềng, quan tâm đến nhau, cùng chung mối quan tâm hàng ngày trong sinh hoạt, giao tiếp,...

Đơn vị ở cấp phường

Đây là đơn vị cơ sở trong cơ cấu quy hoạch khu dân dụng. Đơn vị ở cấp phường được tính tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường. Quy mô đất đai của đơn vị ở cấp phường khoảng 16 - 25ha, với số dân từ 4000 đến 10000 người. Một đơn vị ở cấp phường bao gồm nhiều đơn vị ở láng giềng.

Khu nhà ở

Đây là một loại đơn vị cơ bản đối với quy hoạch của các đô thị lớn hoặc rất lớn, bao gồm các phường có điều kiện địa lý tương tự nhau. Khu nhà ở có quy mô diện tích trung bình từ 80 đến 100 ha.

Khu thành phố

Đây là đơn vị ở bao gồm một số khu nhà ở và các công trình văn hóa, chính trị, hành chính, hoặc các công trình hoạt động công cộng thông thường hoặc cao cấp, nó có thể là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, rạp chiếu phim cấp tỉnh, thành phố, bưu điện, trường học,… thường được sử dụng đối với các thành phố loại I và loại đặc biệt, quy mô tương đương với cấp quận.

3. Một số yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở

Căn cứ theo quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BXD về Quy hoạch xây dựng thì các yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở được quy định như sau:

- Quy mô dân số tối đa của một đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của một đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2 800 người).

- Đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị, cụ thể:

  • Đô thị loại I – II: 15 – 28m2/người.
  • Đô thị loại III – IV: 28 – 45m2/người.
  • Đô thị loại V: 45 – 55m2/người.

Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại;

- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2 m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5.000 m2 và đảm bảo cho các đối tượng dân cư trong đơn vị ở (đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em) đảm bảo tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD. Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi phục vụ nhóm nhà ở với bán kính phục vụ không > 300 m.

- Đối với dự án có quy mô dân số tương đương đơn vị ở, việc bố trí các công trình dịch vụ – công cộng cấp đơn vị ở, cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tuân thủ quy hoạch cấp trên và các quy định đối với đơn vị ở.

- Đối với các dự án có quy mô dân số dưới 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là dưới 2.800 người), việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh sử dụng công cộng tuân thủ theo quy hoạch cấp trên. Ngoài ra, chỉ tiêu đất cây xanh trong khu vực dự án phải đảm bảo tối thiểu là 1m2/người và phải bố trí cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo phục vụ đủ cho khu vực dự án.

- Trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình không thuộc đơn vị ở. Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở.

- Khi quy hoạch các khu đất sử dụng hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ đất cho mỗi chức năng.

- Quy hoạch các lô đất có công trình hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ diện tích sàn sử dụng cho mỗi loại chức năng. Quy hoạch các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có) phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Trên đây là giải đáp về Phân loại đơn vị ở thế nào? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 2 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini

Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini

Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini

Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini hiện nay được quy định thế nào? đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini.

Đất trái thẩm quyền trước 2004: Có được cấp Sổ đỏ, đền bù?

Đất trái thẩm quyền trước 2004: Có được cấp Sổ đỏ, đền bù?

Đất trái thẩm quyền trước 2004: Có được cấp Sổ đỏ, đền bù?

Trước đây, việc giao đất trái thẩm quyền diễn ra tương đối phổ biến, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro đối với người dân vẫn đang sử dụng những mảnh đất này. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi vậy đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào?