Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2010 điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 24/QĐ-TTg

Quyết định 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:24/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:06/01/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách, Địa giới hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Hồ Chí Minh đến 2025 - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với phạm vi nghiên cứu gồm 8 tỉnh, thành phố trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 30.404 km2; phạm vi, ranh giới lập điều chỉnh Quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2. Theo Quyết định này, khu nội thành cũ của thành phố Hồ Chí Minh gồm 13 quận nội thành hiện hữu với tổng diện tích khoảng 14.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 4,5 triệu người; khu này sẽ được cải tạo, chỉnh trang hiện trạng, xác định về tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng phù hợp với từng khu chức năng, từng khu vực, cụ thể: khu nội thành cũ có trung tâm tổng hợp chính nằm trên địa bàn các quận 1, 3, một phần quận 4, Bình Thạnh với chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và dịch vụ đa ngành có quy mô 930 ha; khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan, cần rà soát, giữ nguyên các công trình, biệt thự có kiến trúc đặc thù có giá trị tại khu trung tâm tổng hợp chính hiện hữu tại quận 1, 3, một phần quận 4, khu vực Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), khu vực Chợ Lớn (quận 5 và quận 6) có quy mô khoảng 120 ha; các khu vực còn lại quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng không tăng dân số, tầng cao phù hợp và giảm mật độ xây dựng, để giành quỹ đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh, có quy mô khoảng 13.150 ha (trong đó quy hoạch phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với quy mô khoảng 400 ha). Khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới với tổng diện tích khoảng 35.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 2,9 triệu người. Nguyên tắc phát triển khu vực này là tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể, hướng Đông - Bắc hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ tại quận Thủ Đức và quận 9, hướng Bắc phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 1.000 ha tại quận 12, hướng Tây phát triển một số khu dân cư mới thuộc quận Bình Tân có quy mô khoảng 750 ha gắn với các khu công nghiệp tập trung, hướng Nam tập trung phát triển khu đô thị mới Nam thành phố với quy mô khoảng 3.000 ha. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định24/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 24/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2010

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét Tờ trình số 903/TTr-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tờ trình số 76/TTr-BXD ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
nhayQuy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 tại Quyết định số 24/QĐ-TTg được điều chỉnh cục bộ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 430/QĐ-TTg.nhay
1. Phạm vi nghiên cứu và lập điều chỉnh Quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu gồm 8 tỉnh, thành phố trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 30.404 km2.
- Phạm vi, ranh giới lập điều chỉnh Quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095km2.
2. Tính chất, mục tiêu và quan điểm phát triển:
a) Tính chất:
Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.
b) Quan điểm:
- Phát huy vai trò đặc biệt của thành phố trong mối quan hệ với Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế;
- Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường;
- Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc; phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
c) Mục tiêu phát triển:
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á.
d) Vị trí, vai trò và định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với các đô thị của Vùng thành phố Hồ Chí Minh:
- Là đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí, thể dục thể thao… của Vùng;
- Định hướng phát triển các công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, có công nghệ hiện đại, hàm lượng khoa học cao và giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông;
- Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không để trở thành đầu mối giao thông trong Vùng và kết nối khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nam bộ, với khu vực và quốc tế.
3. Về quy mô dân số và đất đai:
a) Dự báo dân số đến năm 2025 khoảng 10 triệu người, khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người;
- Dân số khu vực nội thành khoảng 7,0 - 7,4 triệu người;
- Dân số ngoại thành khoảng 2,6 - 3,0 triệu người (trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người).
b) Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 90.000 - 100.000 ha, trong đó khu vực nội thành khoảng 49.000 ha và khu vực ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha.
4. Mô hình phát triển và các chỉ tiêu chính:
a) Mô hình phát triển thành phố: theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển, cụ thể:
- Phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển;
- Phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam;
- Không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi;
- Phát triển đô thị gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Các chỉ tiêu chính:
- Khu vực nội thành hiện hữu: đất xây dựng đô thị: 31,6 m2/người; đất ở: 13,1 m2/người; đất cây xanh: 2,4 m2/người; đất công trình công cộng: 2,9 m2/người;
- Khu vực nội thành phát triển mới: đất xây dựng đô thị: 104 m2/người; đất ở: 38,4 m2/người; đất cây xanh: 7,1 m2/người; đất công trình công cộng: 4,6 m2/người;
- Khu vực đô thị tại các huyện ngoại thành: đất xây dựng đô thị: 110 m2/người; đất ở: 50 m2/người; đất cây xanh: 12 m2/người; đất công trình công cộng: 5 m2/người.
5. Định hướng phát triển không gian thành phố:
a) Hướng phát triển không gian của thành phố:
Khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:
- Hướng chính phía Đông: hành lang phát triển là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;
- Hướng chính phía Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố;
- Hướng phụ phía Tây - Bắc: hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của thành phố.
b) Phân vùng phát triển thành phố:
- Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển;
- Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè;
- Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…;
- Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ;
- Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại xã Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Trung An, Phú Mỹ Hưng, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, An Phú, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi; xã Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn; xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Tân Quy Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh; phía Tây xã Phước Lộc và Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An huyện huyện Cần Giờ;
- Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt gồm vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.
6. Phân khu chức năng:
a) Khu nội thành cũ: gồm 13 quận nội thành hiện hữu, với tổng diện tích khoảng 14.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 4,5 triệu người;
Nguyên tắc phát triển: cải tạo, chỉnh trang hiện trạng, xác định về tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng phù hợp với từng khu chức năng, từng khu vực. Trên cơ cở kết hợp giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ cở hạ tầng kỹ thuật đô thị, từng bước hạ ngầm các đường dây kỹ thuật (cáp điện, thông tin liên lạc) bố trí, sắp xếp vào trong hào kỹ thuật; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kênh rạch và khu phố; di chuyển các xí nghiệp công nghiệp và các cơ cở gây ô nhiễm môi trường, cụ thể:
- Khu nội thành cũ có trung tâm tổng hợp chính nằm trên địa bàn các quận 1, quận 3, một phần quận 4, Bình Thạnh với chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và dịch vụ đa ngành có quy mô 930 ha;
- Khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan, cần rà soát, giữ nguyên các công trình, biệt thự có kiến trúc đặc thù có giá trị tại khu trung tâm tổng hợp chính hiện hữu tại quận 1, quận 3, một phần quận 4; khu vực Bà Chiểu (quận Bình Thạnh); khu vực Chợ Lớn (quận 5 và quận 6) có quy mô khoảng 120 ha;
- Các khu vực còn lại quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng không tăng dân số; tầng cao phù hợp và giảm mật độ xây dựng, để dành quỹ đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh, có quy mô khoảng 13.150 ha (trong đó quy hoạch phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với quy mô khoảng 400 ha).
b) Khu nội thành phát triển: gồm 6 quận mới, với tổng điện tích khoảng 35.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 2,9 triệu người.
Nguyên tắc phát triển khu vực: tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đường dây, đường ống phải được bố trí sắp xếp trong tuynen hoặc hào kỹ thuật. Cụ thể:
Trong khu nội thành phát triển có khu trung tâm tổng hợp chính mở rộng nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 sẽ bổ sung các chức năng du lịch, dịch vụ đa ngành cho trung tâm tổng hợp chính hiện hữu không còn khả năng phát triển. Xây dựng một số công trình ngầm về giao thông, công trình công cộng và bãi đỗ xe ngầm tại một số địa điểm trong khu vực này.
- Hướng Đông - Bắc với hạt nhân khu công nghệ cao có quy mô 872 ha, Khu Đại học quốc gia có quy mô 800 ha (trong đó diện tích đất thuộc thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 ha), công viên văn hóa - lịch sử - dân tộc có quy mô 395 ha và một số khu chức năng khác, hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ tại quận Thủ Đức và quận 9;
- Hướng Bắc phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 1.000 ha tại quận 12;
- Hướng Tây phát triển một số khu dân cư mới thuộc quận Bình Tân có quy mô khoảng 750 ha gắn với các khu công nghiệp tập trung;
- Hướng Nam tập trung phát triển khu đô thị mới Nam thành phố với quy mô khoảng 3.000 ha theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
c) Các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại địa bàn ngoại thành: gồm 5 huyện ngoại thành, với tổng diện tích là 160.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 2,6 triệu người, trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người.
Nguyên tắc phát triển khu vực: tập trung đầu tư xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới và đầu tư xây dựng một số khu đô thị vệ tinh hiện đại tạo động lực phát triển các huyện ngoại thành, có mô hình ở phù hợp với đặc thù nhiều sông nước, điều kiện địa hình, địa chất thủy văn, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sống đô thị. Xác định quy mô, diện tích và bảo vệ các khu vực đất nông nghiệp không được chuyển đổi chức năng và Quỹ đất dành cho hệ thống cây xanh, công viên của thành phố phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí. Quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho đầu tư xây dựng các khu và cụm công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Các thị trấn trung tâm huyện có quy mô khoảng 5.900 ha với dân số khoảng 330.000 người: cải tạo nâng cấp hạ tầng xã hội và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường;
- Phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là: khu đô thị Tây - Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích khoảng 6.000 ha và Khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 3.900 ha (trong đó sông rạch khoảng 1.000 ha).
- Hướng Bắc thuộc địa bàn Hóc Môn và Củ Chi phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với khu vực thị trấn, điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp tập trung;
- Hướng Tây thuộc huyện Bình Chánh và hướng Nam thuộc huyện Nhà Bè phát triển một số khu dân cư mới theo dạng cụm để phù hợp điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, bảo vệ hệ thống sông rạch;
- Bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp quy mô khoảng 43.600 ha, tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ để hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp, đất dự trữ tạo không gian mở ở khu vực phía Bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Tây thuộc huyện Bình Chánh và phía Nam thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ;
- Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu - cụm công nghiệp tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;
d) Các khu - cụm công nghiệp tập trung:
- Di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành cũ, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành phát triển; trong Thành phố không phát triển các cụm công nghiệp mới và có kế hoạch chuyển đổi các cụm công nghiệp lên khu công nghiệp;
- Tại các khu công nghiệp mở rộng và hình thành mới, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông;
- Các khu - cụm công nghiệp tập trung: 1 khu công nghệ cao có diện tích 872 ha; 20 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có diện tích 6.020 ha và các cụm công nghiệp địa phương (cũ và mới) có diện tích 1.900 ha.
đ) Hệ thống các trung tâm:
- Trung tâm tổng hợp chính của thành phố tại khu nội thành cũ trên địa bàn quận 1, quận 3 và một phần quận 4, Bình Thạnh có quy mô 930 ha, mở rộng Trung tâm tổng hợp chính mới sang khu Thủ Thiêm, quận 2 có diện tích 737 ha;
- Các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng như sau: ở phía Đông vị trí tại phường Long Trường, quận 9 giáp với trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có diện tích khoảng 280 ha; ở phía Nam thuộc khu A của đô thị mới Nam Thành phố có diện tích khoảng 110 ha; ở phía Bắc thuộc khu đô thị mới Tây - Bắc có diện tích khoảng 500 ha; ở phía Tây khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 200 ha. Bổ sung thêm một trung tâm khu vực phụ ở phía Bắc tại huyện Hóc Môn có diện tích khoảng 50 ha và một ở phía Nam tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 50 ha nhằm đảm bảo bán kính phục vụ và tạo động lực phát triển cho các khu vực này.
e) Hệ thống các trung tâm chuyên ngành:
- Trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học: ngoài Khu Đại học quốc gia Thành phố, bố trí thêm các trung tâm ở các khu vực, như sau:
+ Ở phía Nam, trong Khu đô thị Nam thành phố có diện tích khoảng 130 ha và ở huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 115 ha;
+ Ở phía Tây thuộc huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 500 ha;
+ Ở phía Đông tại quận 9 có diện tích khoảng 200 ha;
+ Ở phía Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích khoảng 600 ha.
- Hệ thống bệnh viện và trung tâm y tế: phát triển xây dựng các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành tại các khu vực sau:
+ Khu vực phía Đông trên địa bàn quận 2, quận 9 và Thủ Đức có diện tích khoảng 65 ha;
+ Khu vực phía Nam trên địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ có diện tích khoảng 115 ha;
+ Khu vực phía Bắc trên địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi có diện tích khoảng 260 ha;
+ Khu vực phía Tây trên địa bàn quận Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 140 ha.
Bên cạnh phát triển các bệnh viện, tiếp tục xây dựng mô hình viện - trường và các trung tâm nghiên cứu kết hợp thực nghiệm y - dược.
- Trung tâm văn hóa, thể thao:
+ Khu lịch sử - văn hóa - dân tộc bố trí tại phía Bắc quận 9 có diện tích khoảng 395 ha;
+ Thảo cầm viên, vườn thú bố trí tại huyện Củ chị có diện tích khoảng 485 ha;
+ Trung tâm thể dục thể thao bố trí tại Rạch Chiếc, quận 2 có diện tích khoảng 220 ha;
+ Trung tâm sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao bố trí gắn với sông rạch hồ nước, không gian xanh ở các quận mới và huyện ngoại thành.
- Các công trình phúc lợi công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa, cây xanh, công viên) cơ quan hành chính quản lý nhà nước bố trí gắn với các trung tâm (khu vực) cấp thành phố và trung tâm của quận, huyện.
g) Hệ thống các khu công viên, cây xanh, không gian mở, mặt nước:
- Đối với các quận nội thành cũ: giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu có diện tích khoảng 200 ha. Tận dụng quỹ đất của các cơ cở công nghiệp phải di dời để phát triển thêm diện tích công viên, cây xanh có diện tích khoảng 250 ha;
- Bảo vệ và quản lý tốt khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích khoảng 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 1.500 ha, Củ Chi có diện tích khoảng 2.250 ha;
- Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch, giải trí dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè có diện tích khoảng 7.000 ha. Dải cây xanh dọc các sông lớn trên địa bàn các huyện, nhiều đoạn, nhiều điểm có chiều rộng lớn, với bề rộng từ 50-800m. Đầu tư để hình thành ba (03) tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp bề rộng 2.000 - 3.000 m. Đất dự trữ, trồng cây xanh tạo không gian mở ở khu vực phía Bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Nam thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ và phía Tây thuộc huyện Bình Chánh.
h) Các khu vực bảo tồn và cấm xây dựng:
- Cấm xây dựng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích khoảng 33.000 ha) trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ diện tích khoảng 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Củ Chi diện tích khoảng 2.250 ha và huyện Bình Chánh diện tích khoảng 1.500 ha;
- Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn cảng hàng không Tân Sơn Nhất; các khu quốc phòng, an ninh;
- Cấm và hạn chế xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè;
- Hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của Thành phố.
7. Hướng dẫn thiết kế đô thị:
Phát triển không gian đô thị theo những nguyên tắc: tuân theo định hướng phát triển không gian đô thị; phù hợp với các khu chức năng và sử dụng đất; điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, cụ thể:
a) Các khu vực kiến trúc cảnh quan:
- Khu vực kiến trúc bảo tồn đặc biệt: các khu vực thuộc Trung tâm tổng hợp chính hiện hữu (quận 1, quận 3, một phần quận 4, quận Bình Thạnh); Trung tâm Chợ Lớn (quận 5 và quận 6);
- Khu vực kiến trúc cảnh quan có điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi (huyện Củ Chi): với tiêu chí cơ bản là “vành đai sinh thái”, có vai trò là trục phát triển, bảo đảm môi trường sống có chất lượng cao;
- Khu vực kiến trúc cảnh quan có điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi (huyện Nhà Bè): với tiêu chí cơ bản là “phát triển theo cụm”, nhóm nhỏ, hình thành mô hình đô thị có kiến trúc thấp tầng với tổ chức không gian dựa theo địa hình đặc thù sông nước.
b) Khu vực phát triển kiến trúc cảnh quan đặc biệt:
- Các khu trung tâm khu vực cấp thành phố: các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ đa ngành và nhà ở có hình thức kiến trúc hiện đại, có bản sắc;
- Các khu đô thị mới: các công trình được thiết kế theo mô hình ở mới, có kiến trúc hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên;
- Các công trình điểm nhấn: vị trí đặt công trình là điểm nhấn tại cửa ngõ đường bộ, hàng không và đường biển của Thành phố và tại các khu vực trung tâm như Thủ Thiêm, bờ sông Sài Gòn, Công viên 23/9,…;
- Các tuyến giao thông cảnh quan đô thị: nghiên cứu và áp dụng những chỉ tiêu về cây xanh, tầng cao, khoảng lùi công trình nhằm bảo đảm được tính thẩm mỹ cho các khu đô thị;
- Các quảng trường chính gồm: Thủ Thiêm, Thanh Đa và 23/9 được thiết kế cảnh quan bảo đảm tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho người dân Thành phố;
- Cây xanh, mặt nước: với địa hình đặc thù nhiều sông nước, bảo vệ và cải tạo hệ thống sông rạch, xây dựng hành lang cây xanh và công trình bảo vệ chống sói lở sông rạch để phát triển bền vững.
8. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
a) Hệ thống giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Giao thông đường bộ: trục giao thông xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. Bao gồm: 3 đường vành đai (các vành đai số 2, số 3 và số 4); các trục hướng tâm đối ngoại: trục thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội); trục thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; trục thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13); trục quốc lộ 1K - Bình Phước; trục thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (2 tuyến); trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ; trục quốc lộ 1 phía Tây; trục thành phố Hồ Chí Minh - Long An (tỉnh lộ 10); trục thành phố Hồ Chí Minh - Gò Công (quốc lộ 50);
+ Giao thông đường sắt quốc gia: cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc Nam) khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Bình Triệu, trong đó xây dựng tuyến tránh Biên Hòa về phía Nam và xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao (hoặc đi ngầm) Bình Triệu - Hòa Hưng - Tân Kiên; xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đi Biên Hòa và Lộc Ninh; tuyến đường sắt đôi điện khí hóa cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang kết nối tại ga Thủ Thiêm dự kiến. Xây dựng mới tuyến đường sắt chuyên dụng từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái và Hiệp Phước. Tổng cộng có 6 tuyến với tổng chiều dài khoảng 226km;
+ Giao thông đường thủy: cải tạo, nạo vét để đảm bảo lưu thông cho hai luồng sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp ra biển; bốn luồng sông đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; một luồng đi Bến Súc, đảm bảo đạt tiêu chuẩn sông cấp III;
Các cảng biển phải di dời là Tân Cảng, Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, cảng Nhà Rồng và Khánh Hội thuộc cảng Sài Gòn, cảng Tân Thuận Đông, cảng Rau quả và cảng Bến Nghé. Đầu tư xây dựng phát triển khu cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước. Tổng công suất cụm cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh dự kiến năm 2010 khoảng 76 triệu tấn/năm; năm 2020 - 2025 khoảng 200 triệu tấn/năm.
+ Giao thông đường không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng công suất khoảng 20 triệu hành khách/năm. Phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay đủ khả năng tiếp nhận các máy bay hiện đại hoạt động 24/24 giờ. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với công suất 100 triệu hành khách/năm.
- Giao thông đối nội:
+ Đường đô thị:
- Đối với các quận nội thành cũ các trục giao thông giữ nguyên mặt cắt ngang hiện hữu chỉ cải tạo, nâng cấp mặt đường đảm bảo lưu thông cho các loại phương tiện;
- Đối với các khu đô thị mới tại các quận mới và huyện ngoại thành khi xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt ngang đường theo cấp và loại đường đô thị.
Cụ thể: nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ hướng tâm nhằm hỗ trợ cho các trục hướng tâm đối ngoại và hoàn thiện các đường chính nội đô cấp I, II. Xây dựng 4 tuyến đường trên cao. Xây dựng mới 19 cầu đường bộ vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải (trong đó bổ sung cầu Bình Quới, Thanh Đa sang Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và hầm qua sông Sài Gòn (hầm đường bộ và hầm metro). Cải tạo bến, bãi hiện có và xây dựng các bến bãi mới để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh, đáp ứng yêu cầu đỗ xe. Xây dựng các bến xe tải chuyển tiếp hàng hóa ở cửa ngõ ra vào thành phố với diện tích 243ha. Xây dựng các bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám, Chi Lăng; sân vận động Hoa Lư, sân bóng đá Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Du và Cách mạng Tháng Tám,…. và các bãi đỗ xe cao tầng.
+ Đường sắt đô thị: kết hợp sử dụng các tuyến đường sắt quốc gia cho chạy tàu ngoại ô và xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ: tuyến Trảng Bàng - Tân Thới Hiệp, kết nối tại ga Tân Thới Hiệp; tuyến Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối tại ga Thủ Thiêm.
Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn hoặc trung bình (MRT/LRT) gồm 06 tuyến với tổng chiều dài khoảng 120 km và 07 khu ga kỹ thuật. Xây dựng 03 tuyến đường sắt đô thị loại hình khác nhau như: xe điện chạy trên mặt đất (tramway), đường sắt một ray tự động dẫn hướng đi trên cao (monorail) với tổng chiều dài 35km và 03 khu ga kỹ thuật. Các nhà ga đường sắt đô thị, đặc biệt các ga ngầm và ga chuyển tàu sẽ kết hợp hình thành các khu trung tâm thương mại - dịch vụ theo quy hoạch đô thị; phát triển các tuyến đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn đến khu cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, đến khu đô thị Tây - Bắc, huyện Củ Chi và ra cảng hàng không Quốc tế Long Thành dự kiến;
+ Giao thông đường thủy: cải tạo, nạo vét để bảo đảm lưu thông cho hai tuyến vành đai thủy đạt tiêu chuẩn kênh sông cấp IV, V. Xây dựng các cảng sông là cảng hàng hóa, gồm cảng Phú Định tại quận 8, cảng Nhơn Đức tại huyện Nhà Bè; cảng hành khách tại quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè.
b) Chuẩn bị kỹ thuật:
- Quy hoạch chiều cao đất xây dựng:
Tùy theo vị trí các khu vực của thành phố, cao độ nền khống chế được quy định như sau:
+ Đối với khu nội thành hiện hữu gồm 13 quận cũ: toàn bộ khu vực nằm trong vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè thuộc hệ thống đê bao cống điều tiết khép kín, cao độ mặt đê thay đổi từ 2,5 m đến 3,0m; cao độ xây dựng khống chế Hxd ≥ 2,00m. Cao độ nền xây dựng từng khu vực được tính toán phù hợp với cao độ xây dựng khống chế toàn khu vực, bảo đảm nền không bị ngập, không bị sạt lở. Giữ nguyên nền đất hiện hữu, chú trọng việc hoàn thiện mặt phủ đồng thời với các biện pháp quy hoạch và quản lý đô thị nhằm nâng cao diện tích cây xanh, thảm cỏ (đối với khu không chịu ảnh hưởng triều); tôn nền các khu vực có thể giải tỏa và xây dựng tập trung, còn lại chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính cục bộ để bảo vệ nền đất như xây đê; nâng cao mặt đường; lắp đặt van đóng mở một chiều …. (đối với khu chịu ảnh hưởng triều);
+ Đối với khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới: đối với quận 7, quận 12, quận Bình Tân thuộc vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, cao độ xây dựng khống chế Hxd ≥ 2,00m; đối với 3 quận 2, quận 9, quận Thủ Đức thuộc vùng bờ tả sông Sài Gòn - Nhà Bè, cao độ xây dựng khống chế Hxd ≥ 2,00m (đối với khu vực nằm trong đê bao) và Hxd ≥ 2,50m (đối với khu vực nằm ngoài đê bao). San, đắp phù hợp với cao độ khống chế, kết hợp tận dụng địa hình tự nhiên, giữ lại sông, rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô thị;
+ Đối với các khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại 5 huyện ngoại thành: 04 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè thuộc vùng bờ hữu sông Sài Gòn  - Nhà Bè, cao độ xây dựng khống chế Hxd ≥ 2,00 m; giải pháp quy hoạch chiều cao đất xây dựng như khu nội thành hiện hữu. Tại huyện Cần Giờ thuộc vùng bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp: cao độ xây dựng khống chế trong đê Hxd ≥ 2,00m, không xây dựng mới những khu vực ngoài đê. Trước mắt sử dụng hệ thống đê bao nhỏ và đê biển để chống ngập úng. Không thay đổi môi trường, làm gia tăng dòng chảy mặt, phù hợp với quy hoạch thủy lợi, bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:
+ Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, tại khu vực nội thành cũ vẫn sử dụng hệ thống cống chung thoát nước mưa và nước thải; tại các khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng;
+ Đối với toàn bộ khu nội thành hiện hữu, 3 quận mới là quận 7, quận 12, quận Bình Tân và 4 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè thuộc vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè: hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa và tách nước thải ra khỏi hệ thống cống chung, nạo vét mở rộng kênh rạch kết hợp với các giải pháp cục bộ để xóa các điểm ngập (xây đê tạm, nâng cao mặt đường, lắp đặt cửa van đóng mở một chiều, bố trí các trạm bơm tiêu…);
+ Đối với 3 quận mới là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thuộc vùng bờ tả sông Sài Gòn - Nhà Bè: bố trí hệ thống thoát nước mưa riêng với mạng lưới mương, cống đủ khả năng tiêu thoát nước theo các lưu vực với điều kiện thủy văn đã tính khống chế, bố trí các hồ điều tiết tại những nơi có địa hình cao, giữ tối đa các khu đất ngập nước tại những nơi có địa hình thấp. Chú trọng chỉ tiêu cây xanh, thảm cỏ theo quy định, giảm sự gia tăng dòng chảy mặt;
+ Đối với huyện Cần Giờ thuộc vùng bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp: giữ lại toàn bộ hệ thống sông rạch và phát triển thêm cây xanh ven bờ để gia tăng khả năng điều tiết, không xây dựng các công trình tiêu thoát nước lớn (chỉ bố trí hệ thống thoát nước cho các cụm dân cư nhỏ trong khu vực);
+ Bảo đảm hành lang chỉ giới bảo vệ sông rạch theo quy định quản lý thủy giới.
c) Cấp nước:
- Chỉ tiêu cấp nước: chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 200 lít/người ngày đêm; cấp nước công nghiệp 50m3/ha ngày đêm được tính trên diện tích đất xây dựng (70% đất khu công nghiệp); dịch vụ công cộng và các chỉ tiêu cấp nước đô thị khác khoảng 38 - 40% chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt; giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới 30%;
- Nhu cầu dùng nước: tổng nhu cầu dùng nước của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 khoảng 3.200.000 m3/ngày đêm; đến năm 2025 khoảng 4.100.000 m3/ngày;
- Nguồn nước: được cân đối trong nguồn nước cấp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (chiếm khoảng 60% toàn Vùng), chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt trực tiếp từ hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hòa và kênh Đông, hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm;
- Mạng lưới đường ống cấp nước chính:
+ Các tuyến ống nước thô: xây dựng thêm khoảng 5-7 tuyến ống nước thô D 1.500 - D 2.400 với tổng chiều dài khoảng 100km, bao gồm: hai tuyến ống D 2.400, từ trạm bơm Hóa An (sông Đồng Nai) về Nhà máy nước Thủ Đức; hai tuyến D 2.000, từ hồ Dầu Tiếng về Nhà máy nước kênh Đông, tiếp nối tuyến ống D 1.500, dài 11,5 km về Nhà máy nước Tân Hiệp; hai tuyến ống D 2.000, dài 42 km từ hồ Trị An về Nhà máy nước Thủ Đức và quận 9; tiếp tục phối hợp với các tỉnh lân cận nghiên cứu sử dụng có hiệu quả nguồn nước từ hồ Phước Hòa;
+ Các tuyến ống chuyển tải và mạng cấp I: được bố trí theo các trục đường chính đô thị theo hướng xuyên tâm Đông - Tây và Bắc - Nam khoảng 15 - 18 tuyến có kích thước D 800 - D 2.400 với tổng chiều dài 330 km - 350 km.
- Các công trình đầu mối: cải tạo nâng cấp Nhà máy nước Thủ Đức (nâng công suất lên 2.000.000 m3/ngày vào năm 2025), Nhà máy nước Bình An (công suất 100.000 m3/ngày), Nhà máy nước Tân Hiệp (nâng công suất lên 600.000 m3/ngày), Nhà máy nước kênh Đông (tổng công suất 700.000 m3/ngày), các Nhà máy nước ngầm với tổng công suất khoảng 140.000 m3/ngày; xây dựng thêm Nhà máy nước quận 9 (công suất 900.000 m3/ngày), phối hợp với các tỉnh lân cận xây dựng các nhà máy nước phục vụ liên vùng để sử dụng hiệu quả các nguồn nước.
d) Cấp điện:
- Chỉ tiêu cấp điện: cấp điện sinh hoạt 2.500 - 3.000 KWh/người; cấp cho công nghiệp khoảng 400KW/ha; cấp cho các hoạt động dịch vụ, thương mại khoảng 80-90% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt.
- Nhu cầu sử dụng điện: nhu cầu điện năng tiêu thụ: 68,9 tỷ KWh/năm, điện năng nhận lưới: 73,72 tỷ KWh/năm, phụ tải cực đại Pmax = 11.580 MW, điện năng tiêu thụ bình quân: 6.890 KWh/người năm;
- Nguồn điện:
+ Nguồn điện cấp cho thành phố Hồ Chí Minh là các nhà máy điện hiện có trên địa bàn thành phố: nhiệt điện Thủ Đức, nhiệt điện Hiệp Phước và hệ thống điện miền Nam thông qua hệ thống truyền tải 500 KV, 220 KV, 110 KV;
+ Nguồn điện cấp cho thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có dự phòng, chất lượng tốt, độ tin cậy cao;
+ Để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thành phố cần có chính sách phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh học, khí bãi rác…;
+ Lưới điện trung hạ thế cải tạo và xây dựng mới ở khu vực nội thành, khu đô thị mới phải sử dụng cáp đi ngầm để đảm bảo an toàn và mỹ quan cho đô thị.
- Lưới điện:
+ Phát triển và cải tạo lưới điện thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tính hiện đại, độ tin cậy cao, bảo đảm an toàn và mỹ quan đô thị, từng bước hạ ngầm mạng lưới cấp điện Thành phố, đặc biệt lưới điện cải tạo và xây dựng mới ở khu nội thành, khu đô thị mới phải sử dụng cáp đi ngầm;
+ Lưới 500 KV: cải tạo nâng cấp 2 trạm 500KV hiện hữu, xây dựng thêm 3 trạm 500KV là Cầu Bông, Thủ Đức Bắc, Củ Chi; với tổng công suất đặt các trạm 500KV là 10.800 MVA;
+ Lưới 220KV: cải tạo nâng công suất 6 trạm 220KV hiện hữu, xây dựng thêm 22 trạm 220KV; với tổng công suất đặt các trạm 220KV là 19.000MVA;
+ Lưới 110 KV: cải tạo nâng công suất 42 trạm 110 KV hiện hữu, xây dựng mới các trạm 110KV; với tổng công suất đặt các trạm 110KV khoảng 20.400 MVA, đáp ứng nhu cầu phụ tải phát triển của Thành phố.
- Các công  trình đầu mối:
+ Cải tạo nâng cấp các nhà máy điện hiện có trên địa bàn thành phố: nhiệt điện Thủ Đức (công suất 165MW), Gasturbin Thủ Đức (công suất 128 MW), nhiệt điện Hiệp Phước (nâng công suất lên 675 MW);
+ Các nhà máy điện, các trạm nguồn 500KV không xây dựng ở khu vực nội thành và các khu đô thị mới; các trạm 220 KV, 110 KV, các tuyến điện cao thế 220 KV, 110 KV xây dựng trong khu nội thành, khu đô thị mới phải sử dụng cáp cách điện đi ngầm và trạm kín.
đ) Thoát nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Thoát nước thải:
+ Tiêu chuẩn thải nước: lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng; lượng nước ngấm vào hệ thống cống: 10% lưu lượng trung bình ngày. Tổng lượng nước thải 3,15 – 3,2 triệu m3/ngày, trong đó nước thải công nghiệp 0,32 – 0,35 triệu m3/ngày;
+ Sử dụng hệ thống cống chung cho khu vực nội thành hiện hữu (kết hợp sử dụng giếng tách dòng và hệ thống cống bao để tách và thu gom nước thải) và hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới; các khu vực nằm trong lưu vực thoát nước thải là khu vực nội thành và các khu đô thị mới với mật độ dân số cao (≥ 200 người/ha), các khu vực còn lại có mật độ dân số thấp (
+ Phân vùng thoát nước thải: khu vực có mật độ dân cư tập trung cao bao gồm khu vực nội thành hiện hữu và khu nội thành phát triển và các khu đô thị mới sẽ phân chia thành 12 lưu vực thoát nước thải, trong đó khu vực nội thành cũ có 4 lưu vực, khu vực nội thành phát triển và ngoại thành (khu vực phát triển đô thị mới) có 08 lưu vực; nước thải trong khu vực nằm ngoài các lưu vực được nêu trên, sẽ được thu gom và xử lý theo từng khu vực có quy mô nhỏ. Vị trí của các trạm xử lý nước thải khu vực sẽ được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết;
+ Các công trình đầu mối: xây dựng, hoàn thiện 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung cho lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ (nâng công suất lên 512.000 m3/ngày vào năm 2025), lưu vực Tây Sài Gòn (công suất 120.000 m3/ngày), Tân Hóa – Lò Gốm (công suất 300.000 m3/ngày), lưu vực Nam Sài Gòn (công suất 170.000 m3/ngày), lưu vực Đông Sài Gòn (công suất 350.000 m3/ngày), lưu vực Bắc Sài Gòn I (công suất 170.000 m3/ngày), lưu vực Bắc Sài Gòn II (công suất 130.000 m3/ngày), lưu vực Tham Lương – Bến Cát (công suất 250.000 m3/ngày), lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (công suất 500.000 m3/ngày), lưu vực Bình Tân (công suất 180.000 m3/ngày), lưu vực rạch Cầu Dừa (công suất 100.000 m3/ngày) và lưu vực Tây – Bắc thành phố (công suất 130.000 m3/ngày).
- Chất thải rắn:
+ Tổ chức hệ thống thu gom hợp lý và xây dựng khu xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp;
+ Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt bao gồm cả thương mại, dịch vụ, y tế: 1,2 kg/người/ngày cho khu vực nội thành và 1,0kg/người/ngày cho khu vực ngoại thành; công nghiệp: 0,5 tấn/ha ngày. Tổng lượng rác thải: khoảng 15.400 tấn/ngày, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm hơn 70%;
+ Các công trình đầu mối: cải tạo nâng cấp khu Liên hợp xử lý chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp) tại Phước Hiệp, huyện Củ Chi với diện tích 690 ha (nâng công suất lên 8.000 tấn/ngày), khu Liên hợp xử lý rác và nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh diện tích 258 ha (cho xử lý rác 200 ha) và khu xử lý rác y tế Bình Hưng Hòa (07 tấn/ngày). Xây dựng mới khu xử lý rác y tế Linh Xuân-Thủ Đức, Đa Phước – Bình Chánh khoảng 20 tấn/ngày; khu Tân Thành, Thủ Thừa, Long An diện tích 1.760 ha (trong đó thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 1.000 ha).
- Nghĩa trang:
+ Đất cho nghĩa trang đáp ứng nhu cầu thực tế với tỷ lệ chôn cất 60% (năm 2015) và 40% (năm 2025). Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng và đầu tư xây dựng các nhà hỏa táng tại các nghĩa trang xây dựng mới theo hướng công viên nghĩa trang;
+ Các địa điểm dự kiến xây dựng nghĩa trang: cải tạo nâng cấp nghĩa trang Đa Phước diện tích 67,5 ha, nghĩa trang Thành phố tại Củ Chi diện tích 105 ha, nghĩa trang Liệt sỹ tại quận 9 diện tích 25 ha. Xây dựng mới các nghĩa trang Long Thạnh Mỹ, tại quận 9 diện tích khoảng 6 ha, nghĩa trang Đông Thạnh tại huyện Hóc Môn diện tích 10 ha, nghĩa trang Nhơn Đức tại huyện Nhà Bè diện tích 50 ha và thêm một nghĩa trang ở Củ Chi diện tích khoảng 100 ha; sử dụng 2 nghĩa trang của Vùng: nghĩa trang công viên tỉnh Bình Dương, diện tích 190 ha phục vụ khu vực Đông – Bắc thành phố và nghĩa trang Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai diện tích 100 ha, phục vụ khu vực Đông – Nam thành phố.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai và nguồn lực tự nhiên:
+ Khai thác, sử dụng đất đai: phải thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đã quy định trong các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ trên địa bàn thành phố, quận và huyện;
+ Khai thác các nguồn lực tự nhiên: khai thác các nguồn lực tự nhiên thông qua đầu tư, phát triển phải thực hiện đồng bộ, tập trung đúng theo quy hoạch phát triển chuyên ngành, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ và rừng ngập mặn:
+ Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm xanh hiện hữu tại huyện Hóc Môn, Bình Chánh và đặc biệt rừng ngập mặn tại khu dự trữ sinh quyển tại huyện Cần Giờ. Duy trì và ổn định vùng trồng cây công – nông nghiệp tại Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè;
+ Khoanh vùng đất bảo vệ khu vực dọc sông: phát triển thảm thực vật tại các khu vực dọc theo sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để phòng hộ và bảo vệ nguồn nước ngọt và nước ngầm. Nghiêm cấm xây dựng các loại hình công nghiệp độc hại như dệt, nhuộm, giấy, thuộc da; công nghiệp nặng như sắt, thép, công nghiệp sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, …. trong vùng nước ngọt của hai sông này. Dọc theo bờ sông từ biên mặn trở lên, các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải và phải bảo đảm khoảng cách ly xây dựng để kiểm soát nước thải và dễ xử lý khi có sự cố.
- Khai thác và sử dụng nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt: khai thác nguồn nước mặt từ các sông Đông Nai, sông Sài Gòn và các hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa đúng theo quy hoạch cân bằng nguồn nước và tuân thủ quy trình kỹ thuật. Nghiêm cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp xả nước thải độc hại trong vùng bảo vệ nguồn nước;
+ Nguồn nước ngầm: đánh giá trữ lượng để quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật … phân bổ hợp lý, hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm, không khai thác tập trung trên từng khu vực, với thời gian liên tục quá mức, dẫn đến cạn kiệt, hạ thấp mực nước ngầm, làm suy giảm trữ lượng và kéo theo các tác động khác không kiểm soát được, suy giảm chất lượng môi trường.
- Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản:
+ Quy hoạch và kiện toàn hệ thống các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật bảo đảm khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật;
+ Thành lập hệ thống bảo vệ thủy, hải sản bên cạnh hệ thống thú y, hệ thống bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy cầm bảo đảm khả năng kiểm soát chất lượng nước đầu vào, đầu ra, các loại vacxin  và các loại thuốc chữa bệnh.
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường:
+ Xây dựng hệ thống giám sát, phân tích, đánh giá khách quan hiệu quả môi trường;
+ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý môi trường.
9. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
a) Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới:
- Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 có quy mô khoảng 737 ha;
- Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè có quy mô khoảng 3.900 ha (trong đó diện tích sông, rạch khoảng 1.000 ha);
- Khu đô thị Tây – Bắc thành phố có quy mô khoảng 6.000 ha;
- Khu công nghệ cao tại quận 9 có quy mô khoảng 872 ha.
b) Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội chính:
- Các tuyến tàu điện ngầm; hệ thống đường vành đai, đầu mối giao thông đối ngoại, các nút giao thông chính;
- Hệ thống trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao cấp thành phố;
- Hệ thống hồ điều hòa, công viên cây xanh và không gian mở dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè; tại vành đai sinh thái ở khu vực phía Bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn; phía Nam thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ và phía Tây thuộc huyện Bình Chánh;
- Chương trình nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, nhà cho sinh viên;
- Đầu tư giai đoạn I, chống ngập khu vực bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè thực hiện theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
10. Cơ chế, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp tăng cường mối liên kết vùng:
Phối hợp với các tỉnh trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh tuân thủ quy hoạch vùng; liên kết, hỗ trợ cùng đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng chính, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường chung cả Vùng.
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới những quy định pháp lý liên quan đến quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị;
- Xây dựng danh mục và các giải pháp bảo vệ, tôn tạo các công trình có giá trị văn hóa lịch sử và công trình kiến trúc có giá trị; cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn việc triển khai không gian ngầm; những vùng đất trũng, ngập; những khu vực cần bảo tồn về mặt di tích, lịch sử, bảo vệ môi trường thiên nhiên v.v…..
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện các công việc sau:
1. Ban hành Quy định quản lý theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố được duyệt.
2. Công bố công khai đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 được duyệt.
3. Triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị để cụ thể hóa đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị và các dự án đầu tư xây dựng.
4. Tổ chức lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, mô hình sa bàn tại các khu trung tâm, quận, huyện, tiến tới lập mô hình sa bàn toàn Thành phố.
5. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xác định cơ quan quản lý Quỹ đất này để không bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích quy hoạch.
6. Quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng theo phân khu chức năng được quy định trong quy hoạch chung và các hướng dẫn liên quan về xây dựng đô thị.
7. Đối với các khu đô thị mới phải quản lý chặt chẽ, nhằm bảo đảm chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội với hạ tầng kỹ thuật, phải kết nối được với mạng lưới hạ tầng chung của đô thị.
8. Lập kế hoạch, chương trình để đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý đô thị.
9. Quản lý phát triển không gian đô thị (khống chế tốc độ đô thị hóa các khu vực theo quy hoạch); đề xuất các giải pháp đồng bộ để kiểm soát đến hạn chế việc tăng dân số cơ học; tắc nghẽn giao thông; xây dựng các phương án phòng chống thiên tai (biến đổi khí hậu toàn cầu, …. ), bảo vệ môi trường đô thị.
10. Nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính phát triển đô thị: xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển thành phố; xây dựng chính sách thu thuế với các chủ thể hưởng lợi sau đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thành Ủy, HĐND, UBND, TP Hồ Chí Minh;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 24/QD-TTg

Hanoi, January 06, 2010

 

DECISION

APPROVAL OF ADJUSTING GENERAL PLANNING OF HCM CITY CONSTRUCTION TO 2025

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2005/ND-CP, of January 24, 2005, on construction planning;

At the proposals in report No. 903/TTr-UBND of March 09, 2009 of the HoChiMinh city People Committee and in report No. 76/TTr-BXD of August 20, 2009 of the Construction Ministry.

DECIDES:

Article 1.Approving adjusting general planning of HoChiMinh city construction to 2025 with the following essential contents:

1. Scope of research and adjustment of planning:

- Scope of research includes 8 provinces, cities in the Hochiminh city area with area 30,404 km2.

- Scope, boundary of adjustment of planning includes whole administrative boundary of Hochiminh city with area 2,095m2.

2. Quality, target and point of developing:

a) Quality:

Being special urban, big centre on economy, culture, education, training, technology science, has important political position of whole country; international exchange hub; centre of industry, service on multi-fields of region and Southeast Asia.

b) Point:

- Promote the city’s special role in relationship with Hochiminh city region, the South main-point economical region, with whole country and international;

- Develop harmoniously, synchronously between new construction and urban embellishment improvement; between development of urban space and system of technical infrastructure, social infrastructure, environmental protection;

- Develop city which is modern, has cachet; promote particular strong point of waterways, simultaneous create attractive power of urban; raise life quality of inhabitants.

c) Target of development:

To construct Hochiminh city in harmonious and sustainable development between economic development and preserve culture history vestige and environmental protection, assure security, national defence, under way of uniting regions to become a city which is civilized, modern, contribute for development bigger of the south area and whole country; gradually become a centre of industry, service, technology science in region and Southeast Asia.

d) Position, role and orient of development of Hochiminh city in relationship with urban areas in Hochiminh city region:

- Being central urban of Hochiminh city region, that arrange and form synthetic centers and specialist centers on trading, service, education, health, high technology, culture, entertainment, sports… of region;

- Orient for development of clean industry that is not polluted, has modern technology, high science content and big increasing value, uses few universal labour;

- Orient for development of traffic system by land, sea, railway, air route in order to become transport hubs in region and connect the Southeast area with Southwest area, with area and international .

3. In regarding to population and land scale:

a) To forecast the population to 2025 is about 10 million persons, non-resident guests and temporary resident persons (under 6 months) are about 2.5 million persons;

- Population in the city is about 7.0 – 7.4 million persons;

- Population in the suburb is about 2.6 – 3.0 million persons (in that rural population is about 0.5 million persons).

b) To forecast land for urban construction to 2025 is about 90,000 – 100,000 ha, in that land in city is about 49,000 ha and land in suburb is about 40,000 – 50,000 ha.

4. Model of development and main norm:

a) Model of city development: under multipolar - concentrated model, central area is area in city with radius of 15 km and 4 development poles specifying:

- Develop city under direction of multi centre with synthetic centre in old city area and centers in city level at 4 developing directions;

- Develop city with 2 main directions are the East and the South go to sea and 2 auxiliary directions are the northwest and the West, southwest;

- No developing urban in strict preserving area and in ecological restoring area under the nature preservation area of Cangio mangrove swamp in Cangio biosphere reserving area, special-use forests, protective forests on area of BinhChanh and CuChi district;

- Develop urban attach with target of assure national defense, security.

b) Main norms:

- The existing area in city: land for urban construction: 31.6 m2/person; land for living: 13.1 m2/person; land for green plants: 2.4 m2/person; land for public works: 2.9 m2/person;

- The new developing area in city: land for urban construction: 104 m2/person; land for living: 38.4 m2/person; land for green plants: 7.1 m2/person; land for public works: 4.6 m2/person;

- The urban area in suburb districts: land for urban construction: 110 m2/person; land for living: 50 m2/person; land for green plants: 12 m2/person; land for public works: 5 m2/person.

5. Orient for developing of city space:

a) The space development direction of city:

The central urban area of city is the existing area in city, ThuThiem new urban area and shall enlarge development under the following directions:

- The main direction in the East: the development corridor is the Hochiminh – Longthanh- Daugiay high-speed route and along Hanoi highway develop new urban areas with construction density is high and synchronous on urban social and technical infrastructure;

- The main direction in the South: the development corridor is NguyenHuuTho route with condition of hydrograph and geology is special, has many rivers, has possibility for developing on urban land fund and condition for developing of urban technical infrastructure; must obey regulation of river -canal protection, promote specific strong point of water river with low construction density, not reducing area of water surface servicing for drainage of city;

- The auxiliary direction in Northwest: the development corridor is the route of highway 22 (XuyenA highway) with nature condition is rather advantaged for developing of new urban area which is modern, synchronous on urban social and technical infrastructure;

- The auxiliary direction in east, northeast: the development corridor is NguyenVanLinh route with condition of hydrograph and geology is not advantaged, development of urban technical infrastructure is limited; must obey regulation of river -canal protection, not reducing area of water surface servicing for drainage of city.

b) The developing zoning of city:

- Zones for urban developing shall include the existing 13 districts in city and 6 new districts and towns under district, the developing-new urban area;

- Zones for industry development are developed in new districts and in CuChi district, Hocmon district, Binhchanh district, Nhabe district;

- Zones for ecology, tourist shall be developed along the SaiGon river, NhaBe river, Dongnai river, the Cangio mangrove swamp ecological area…;

- Agricultural zones combining ecological belt are developed in CuChi district, Hocmon district, Binhchanh district, CanGio district;

- The rural inhabitant zones are developed in communes BinhMy, HoaPhu, TrungLapThuong, TrungLapHa, ThaiMy, TrungAn, PhuMyHung, TanThanhDong, PhuHoaDong, AnPhu, PhamVanCoi, NhuanDuc belong to CuChi district; in communes XuanThoiSon, ThoiTamThon, TanHiep, DongThanh, NhiBinh, BaDiem, XuanThoiThuong, XuanThoiDong belong to HocMon district; in communes PhamVanHai, BinhLoi, TanNhut, QuyDuc, DaPhuoc, HungLong, LeMinhXuan, TanQuyTay, VinhLocA, VinhLocB belong to BinhChanh district, west of commune NhonDuc and PhuocLoc in Nhabe district; communes BinhKhanh, LyNhon, AnThoiDong, Tam ThonHiep, ThanhAn belong to CanGio district;

- The natural preserving zones protected strictly include the ecological restoring and preserving area in the CanGio mangrove swamp nature preservation area belong to the CanGio ecological reserving area, special-use forests, protection forests in CuChi district, BinhChanh district.

6. Functional subdivision:

a) The old area in city: include 13 existing districts in city, with sum of area about 14,200 ha; population size anticipated to 2025 is about 4.5 million persons;

Principle of development: improving, embellishing actual state, defining about floor height, coefficient of using land, density of construction must suitable with each functional zones, each areas. And on basis of combining, keeping, protection cultural heritages and valuable architecture works, organizing, rearranging traffic network, modernizing urban technical infrastructure, gradually putting underground technical lines (cables, communications) arranged into technical trench; constructing network of public welfare works; clearance of slum areas on canal and ward; moving of industry enterprises and establishments cause environmental pollution, specified:

- The old inner city area has main general centre in district 1, district 3 and a part of district 4, BinhThanh district with function of administration, culture, history, tourist and multi-branch services, scale is 930 ha;

- The zone which must preserve heritages of architecture, history, landscape, must check, keep intact for works, villas are particular architecture, valuable at the existing main synthetic centre in district 1, district 3 and a part of district 4, Bachieu area (BinhThanh district); ChoLon area (district 5 and district 6) scale is about 120 ha;

- The rest zones must planning, improving, embellishing and combining with new construction a few of ward block under direction of no population increasing; floor height must be suitable and reducing construction density, saving land fund for developing of public welfare works, services and green plants, scale is about 13,150 ha (in that plan to develop the urban area BinhQuoi – ThanhDa with scale about 400 ha).

b) The developing inner city area: includes 6 new districts, with sum area about 35,200 ha, population scale to 2025 is anticipated about 2.9 million persons.

Principle of area development: concentrate on investment for constructing new urban area has large scale, modern, synchronous about social infrastructure and urban technical infrastructure, line works, pipe works must be arranged in tuynen or technical trench. Specific:

In the developing inner city area, there is a main synthetic centre enlarged in new urban area ThuThiem, district 2 shall supplement functions of tourist, multi-branch service whereas the existing main synthetic centre which have no ability to develop anymore. Build a few of underground works of traffic, public works and underground parking in some locations in this area.

- The northwest with nuclear high technology zone with scale of 872 ha, the national university area with scale of 800 ha (in that area of land belong to Hochiminh city is about 200 ha), the ethnic-historical cultural park with scale of 395 ha and some of other functional area, forming a technological scientific area in ThuDuc district and district 9;

- The north develops ecological urban area have combination of tourist and convalescence with scale of 1,000 ha in district 12;

- The west develops a few of new residential area belong to district BinhTan with scale of 750 ha attach with concentrated industrial zones;

- The south shall concentrate to develop the new urban area of south city with the scale of 3,000 ha in according to approved planning.

c) Towns, rural residential area and new urban area in suburb: include 5 district in suburb, with sum area is 160,200 ha, population scale to 2025 is anticipated about 2.6 million persons, in that rural population is about 0.5 million persons.

Principle of area development: concentrate in investment to construct of rural residential dot according to model of new rural and investment to construct some modern satellite - urban areas in order to motivate for development of district in suburb, with residing model suitable with its particular having many rivers, conditions of terrain, geology, hydrograph, assure sustainable development, protect urban living environment. Define scale, area and protect areas of rural land which not permitted to convert function and land fund using for system of green plants, parks of city serve ecological tourist, playing, entertainment. Control strictly land fund for investment of construction of concentrated industrial areas and industrial clusters to protect environment, specified:

- Towns in centre of district have scale about 5,900 ha with population about 330,000 persons: improve, upgrade social infrastructure and perfect the system of urban technology infrastructure under direction of developing civilized, modernly and friendly with environment;

- To develop two new urban areas with large scale are: the Northwest urban area in district CuChi, HocMon with area about 6,000 ha and the HiepPhuoc urban harbour area in district Nhabe with area about 3,900 ha (in that area of river and canal is about 1,000 ha).

- The North belong to area of HocMon and CuChi develop more some new resident area attach with area of town, rural resident point and concentrated industrial zones;

- The west belong to district BinhChanh and the south belong to district Nhabe develop some new resident area under type of group in order to suitable with condition of geology, hydrograph not advantaged, to protect canal river system;

- To protect land fund of agriculture area with scale about 43,600 ha, in districts CuChi, HocMon, BinhChanh, Nhabe, Cangio to form 3 route of ecological belt with green space combining with agriculture land, preserving land and create opening space for area of the North belong to districts CuChi, HocMon, the West belong to district BinhChanh and the South belong to districts NhaBe, CanGio;

- To invest for technology infrastructure synchronous constructing of industrial areas - clusters in districts CuChi, HocMon, BinhChanh and NhaBe assuring no environment pollution;

d) Concentrated industrial areas - clusters:

- To move industrial enterprises cause environment pollution out the old inner city, reduce industrial development in the developing inner city area; in city don’t develop new industrial clusters and have plan for converting industrial clusters up industrial zone;

- In industrial zones that are opening and new forming, shall concentrate to develop clean industries not cause environment pollution, modern, have high science content, large increase value, use few universal labour;

- The concentrated industrial areas – clusters: a high technology zone with area 872 ha; 20 concentrated industrial zones, export processing zones with area 6,020 ha and local industrial clusters (new and old) with area 1,900 ha.

dd) System of centers:

- The main synthetic centre of city in the old inner city in district 1, district 3 and a part of district 4, BinhThanh with scale of 930 ha, expand new main synthetic centre into ThuThiem area, district 2 with area 737ha;

- The centre at the city level in four direction as following: in the east, position at ward LongTruong, district 9 bordering with high-speed axis HoChiMinh city – LongThanh – DauGiay with area about 280 ha; in the south belong to the A area of the south city of new urban area with area about 110 ha; in the north belong to the northwest of new urban area with area about 500 ha; in the west of area bordering with highway one belong to ward TanKien, district BinhChanh with area about 200 ha. Supplement a centre of auxiliary area in the north in district HocMon with area about 50 ha and one in the south in district NhaBe with area about 50 ha in order to ensure radius of servicing and creating motivation of these areas development.

e) System of specialized centers:

- The centers of university training, scientific researching: except of the national university area of city, shall arrange extra centers in areas as following:

+ In the south, in urban area of the south of city, area is about 130 ha and in district NhaBe, area is about 115 ha;

+ In the west belong to distinct BinhChanh, area is about 500 ha;

+ In the east in district 9, area about 200 ha;

+ In the north in district CuChi, HocMon, area is about 600 ha.

- The system of hospitals and medical centers: developing construction of General hospitals and specialized hospitals in the following areas:

+ Zone in the east in district 2, district 9 and ThuDuc with area about 65 ha;

+ Zone in the south in district 7, district CanGio and NhaBe with area about 115 ha;

+ Zone in the north in district 12, district HocMon, CuChi with area about 260 ha;

+ Zone in the west in district TanPhu, BinhTan and BinhChanh with area about 140 ha.

Beside of development of hospitals, keep on constructing the model of institute – school and centers researching and combining medical – pharmaceutical experimenting.

- Centre of culture, sport:

+The ethnic-historical cultural zone arranged in the north of district 9 with area about 395 ha;

+ The zoological and botanical garden, zoo arranged in CuChi district with area about 485 ha;

+ The cultural and sporting centre arranged in RachChiec, district 2 with area about 220 ha;

+ The centre of living, playing, entertainment, sport arranged attach with rivers, canals, lakes, green space in new districts and districts under suburbs.

- The public welfare works (education, health, culture, green trees, park) state management administrative bodies arrange attach with centers (zones) at the level of city and centre of districts.

g) System of park zones, green trees, opening spaces, water surface:

- For old city inner districts: keeping, improving zones of existing park and green trees with area about 200 ha. Take advantage of the land fund of industrial establishments be moved to expand area of park and green trees with area about 250 ha;

- Protect and manage well the biosphere reserving area in CanGio mangrove swamp with area about 75,000 ha; protective forests, special-use forests in BinhChanh with area about 1,500 ha, CuChi with area about 2,250 ha;

- Arrange axis with green trees, landscape, and water surface, and combine tourist, entertainment along two riversides of river SaiGon, DongNai and NhaBe with area about 7,000 ha. The green tree range along big rivers in district, many parts, and many points having width is large with breadth from 50 -800m. Invest to form three (03) route of ecological belt with green space combine with agricultural land have breadth 2,000 - 3,000m. Land for reserving, planting green trees, set opening space in area in the north of district CuChi, HocMon, the south of district NhaBe, CanGio, and the west of district BinhChanh.

h) Areas for conservation and construction prohibition:

- Prohibit constructing in area protected strictly (area is about 33,000 ha) in the biosphere reserving area in CanGio mangrove swamp have area about 75,000 ha; protective forests, special-use forests belong to district CuChi have area about 2,250 ha and district BinhChanh have area about 1,500 ha; - Prohibit and restrict constructing in areas of belt of safety protection of TanSonNhat airport, areas of national defense and security;

- Prohibit and restrict constructing in areas of protection corridor along to river DongNai, SaiGon and NhaBe;

- Restrict developing urban in agricultural and forestry areas having function of combining to make ecological belt of city.

7. Instruction of urban designing:

Expand urban space under principles: obey orientation of urban space; suitable with functional areas and using land; conditions of work geology and hydrograph geology, specified:

a) Zones of architecture and landscape:

- Zone of special preserved architecture: zones belong to the existing main synthetic centre (district 1, district 3, a part of district 4, district BinhThanh); ChoLon center (district 5 and 6);

- Zone of architecture and landscape with condition of advantageous hydrograph geology (district CuChi): with basic criterion is “ecological belt”, have role is developing axis, ensure living environment with high quality;

- - Zone of architecture and landscape with condition of disadvantageous hydrograph geology (district NhaBe): with basic criterion is “developing under cluster”, small group, form urban model with low-storey architecture and organizing of space depend on particular terrain of river.

b) Zone for developing architecture and special landscape:

- The centers of areas at the level of city: public welfare works, multi-branch service and house with formal of architecture is modern, has identity;

- The new urban areas: works is designed under new living model, have architecture is harmonious with environment, natural landscape;

- The works of pressing dot: place of works is the pressing dot at the gateway of road, airway, seaway of city and at the central areas as ThuThiem, SaiGon river, Park 23/9 …;

- The traffic routes urban landscape: research and apply criterions of green trees, high storey and gap for back of works in order to ensure aesthetic for urban areas;

- The main squares include: ThuThiem, ThanhDa and 23/9 are designed landscape ensuring for organizing activities of culture, playing, entertainment of city people;

- Green trees, water surface: with particular terrain of many rivers, protect and improve system of canals, construct corridor of green plants and works to protect, anti erosion, landslide to develop sustainable.

8. Orientation of technical infrastructure development:

a) Traffic system:

- External traffic:

+ Traffic by land: traffic axis is constructed under criterion of urban highway. Including: 3 belt roads (belts number 2, number 3 and number 4), external centripetal axis: axis of HoChiMinh city – BienHoa – VungTau (HaNoi highway); axis of HoChiMinh city – LongThanh – DauGiay; axis of HoChiMinh city – ThuDauMot – ChonThanh (highway 13); axis of highway 1K – BinhPhuoc; axis of HoChiMinh city – MocBai (2 routes); highway axis of HoChiMinh city – Long An (provincial highway 10); axis of HoChiMinh city – GoCong (highway 50);

+ National railway traffic: improve, upgrade route of Unity railway (north - south) in HoChiMinh city area, part of TrangBom – BinhTrieu, in that to construct route to avoid BienHoa back to the south and construct new part of railway on high (or underground) BinhTrieu – HoaHung – TanKien; construct new 2 railways to BienHoa and LocNinh; high-speed - electrify - twin railway NhaTrang – HoChiMinh city connect at the expected station of ThuThiem. Construct new specialized railway from national railway to harbour CatLai and HiepPhuoc. In total, there are 6 routes with total of length is about 226km;

+ Traffic by waterway: must improve, dredge to ensure circulation of two flows of river LongTau and SoaiRap out to sea; four flows go out provinces under CuuLong river plain, a flow come BenSuc, ensure reach criterion of level III river;

The seaports must move is New Port, Bason Union enterprise, seaport NhaRong and KhanhHoi under SaiGon port, TanThuanDong port, Vegetable fruit port and BenNghe port. Invest for construction to develop area of CatLai seaport, HiepPhuoc seaport. Total capacity of seaport cluster under HoChiMinh city area prepare in 2010 about 76 million ton/year; in 2020 – 2025, about 200 million ton/year.

+ Traffic by airway: TanSonNhat international airport shall become aviation entrepot point of area and international; improve, raise capacity about 20 million passengers /year. To develop infrastructure structure for airport to have enough capacity for receiving modern planes may operate 24/24 hour. Construct LongThanh international airport (DongNai province) with capacity of 100 million passengers /year.

- Internal traffic:

+ Urban road:

- For old inner district, traffic axes are kept intact existing cross-section, just improve, upgrade road surface to ensure circulation of vehicles;

- For new urban area in new districts and suburb districts, when constructing, must ensure right with criterion of designing cross-section of road under level and type of urban road.

Specified: upgrade, expand and perfect routes centripetal provincial road in order to support for external- centripetal axes and to perfect city inner primary roads level I, II. Construct 4 routes on high. Construct new 19 bridges by road cross river DongNai, SaiGon, NhaBe, LongTau, ThiVai (in that supplement bridge BinhQuoi, ThanhDa cross HiepBinhChanh, ThuDuc district) and tunnel cross river SaiGon (tunnel by land and metro tunnel). Improve existing stations, parking and construct new stations, parking to form calm traffic network, satisfy requirement of parking. Construct truck stations for transition of goods at the gateway out-into city with area 243 ha. Construct underground parking in LeVanTam park, ChiLang; HoaLu stadium, TaoDan football field, zone of NguyenDu street and CachMangThangTam street … and high storey vehicle parking.

+ Urban railway: combine using national railway for running of suburb train and construct 2 slight railways: route of TrangBang – TanThoiHiep, connect at the TanThoiHiep station; route of ThuThiem – NhonTrach – LongThanh international airport, connect at the ThuThiem station.

Construct system urban railway to transport large or medium quantity (MRT/LRT) include 6 routes with total of length is about 120km and 07 technical station areas. Construct 03 urban railways with difference forms such as: tramway, monorail with total of length is 35km and 03 technical station areas. Urban railway stations, specially underground station and station of train converting shall combine to form service – trade centers under urban planning; develop urban railways transport large quantity into HiepPhuoc harbour, district NhaBe, into Northwest urban area, district CuChi and out to the international airport LongThanh anticipated;

+ Waterway traffic: improve, dredge to ensure circulation for two routes of sea-belt reach criterion of canal river level IV, V. Construct harbours are goods port, include PhuDinh port in district 8, NhonDuc port in NhaBe district, passenger port in district 4, district 7 and NhaBe district.

b) Technical preparation:

- Planning of height of construction land:

Depend on position of areas in city, constraining of height of background is specified as following:

+ For existing inner area include 13 old districts: whole area located in right shore of river SaiGon - NhaBe belong to system of embankment and drain with closed adjustment, height of dyke surface may change from 2.5m to 3.0m; constrained construction height Hxd ≥ 2.00m. Height of construction background in each area is calculated suitable with construction height constrained of whole area, ensure background not be flooded, landslide. Keep intact background of existing land, attach importance to perfecting covered surface simultaneous with measures of planning and urban management in order to upgrade area of green trees, grass cover (for area not effected by tide); embellish background for areas may be clearance and focus construction, the rest shall mostly use local measures to protect background of land such as constructing dyke; raising surface of road; installing unidirectional opening and closing valve … (for area effected by tide);

+ For developing city inner area including 6 new districts: for district 7, district 12, BinhTan district belong to right shore of river SaiGon – NhaBe, constrained construction height Hxd ≥ 2.00m; for 3 districts are district 2, district 9, ThuDuc district belong to left shore of river SaiGon – NhaBe, constrained construction height Hxd ≥ 2.00m (for area in inside of embankment), and Hxd ≥ 2.50m (for area in outside of embankment). To flatten, embank suitable with constrained height, combine taking advantage of natural terrain, remain river, canal to support drainage and form landscape for urban;

+ For rural resident area and new urban in 5 suburb districts: 04 district are CuChi, HocMon, BinhChanh and NhaBe belong to right shore of river SaiGon – NhaBe, constrained construction height Hxd ≥ 2.00m; solution of planning of height of construction land like as existing city inner area. In CanGio district belong to left shore of river NhaBe – SoaiRap: constrained construction height inside of dyke Hxd ≥ 2.00m, no build new in outside dyke area. In the short time, use system of small embankment and sea dyke to anti flooding. No change environment, raising flow of surface, suitable with planning of irrigation, ensure to accommodate with global climate alterations.

- Planning of rainwater drainage system:

+ Improve, build rainwater drainage system: in the old city inner area, still using system of common drainage for rainwater, waste water; in new constructed area, using system of rainwater drainage, waste drainage separate;

+ For whole existing city inner area, 3 new districts are district 7, district 12, BinhTan district and 4 suburb district are CuChi, HocMon, BinhChanh and NhaBe belong to right shore of river SaiGon – NhaBe: perfect system of rainwater drainage and separate wastewater from system common drain, dredge, enlarge canal combine with local solution to delete flooded point (build temporary dyke, embank road, install unidirectional opening and closing valves, arrange pumping stations…);

+ For 3 new district are district 2, district 9 and ThuDuc district belong to right shore of river SaiGon – NhaBe: arrange system of rainwater drainage separate from network of ditch, drain have enough capacity to drainage under basins with hydrographic condition has constrained, arrange lakes to adjust at the places have high terrain, keep maximum flooded area at the places have low terrain. Attach importance to standard of green plants, grass cover as specified, and reduce the increase of face flow;

+ For CanGio district belong to left shore of river NhaBe – SoaiRap: remain whole system of river, canal and develop more green trees inshore to increase ability of adjustment, don t build big drainage works (just arrange system of drainage for small resident clusters in area);

+ Ensure landmark corridor of canal river protection under provisions on hydrosphere management.

c) Water supplying:

- Norm of water supplying: norm of living water supplying is 200 liter/person day night; industrial water supplying is 50 m3 day night calculating on area of construction land (70% land of industrial zone); supplying water for public service and other norm of urban water supplying are about 38 - 40% norm of living water supplying; reducing rate of water lost under 30%;

- Demand of water using: total of HoChiMinh city‘s demand of using water to 2015 is about 3,200,000 m3 day night; to 2025 about 4,100,000 m3 day night;

- Water source: be balanced in water source assigning for the south key economical area (occupy about 60% whole region), mainly using surface water source directly from system of river DongNai – SaiGon, TriAn lake, DauTieng lake, PhuocHoa lake and East canal, restrain using underground water source;

- Network of main water supplying pipe:

+ Routes of raw water pipe: build more about 5-7 routes of raw water pipe D 1.500 - D 2.400 with sum of length is about 100km, including: two routes of D 2,400 pipe, from HoaAn pumping station (river DongNai) come the ThuDuc water mill; two routes of D 2,000 pipe from DauTieng lake come the East canal water mill, jointing with route of D 1,500 pipe, length is 11.5km come the TanHiep water mill; two route of D 2,000 pipe, length is 42km from TriAn lake come the ThuDuc water mill and district 9; continue to coordinate with neighbouring provinces to research using effectively water source from PhuocHoa lake;

+ Routes of transfer pipe and 1 level network: be arranged along to urban main road axis in central direction East – West and North – South about 15 -18 routes with size D 800 - D 2,400 and sum of length is 330 km - 350 km.

- Headworks: improve, upgrade the ThuDuc water mill (raise capacity to 2,000,000 m3/day in 2025), the BinhAn water mill (capacity 100,000 m3/day), the TanHiep water mill (raise capacity to 600,000 m3/day, the East canal water mill (capacity 700,000 m3/day), underground water mills with capacity about 140,000 m3/day; build a water mill in district 9 (capacity 900,000 m3/day), coordinate with neighbour provinces to build water mills servicing inter-region to use water source effectively.

d) Electric supplying:

- Norm of electric supplying: supply electric for living 2,500 – 3,000 Kwh/person; supply for industry about 400 Kwh/ha; supply for activities of service, trade about 80 -90 % norm of supplying electric for living.

- Demand of using electric: demand of consumption power: 68.9 billion KWh/year, the power of grid-getting: 73.72 billion KWh/year, maximum auxiliary loading electric Pmax = 11,580 MW, average consumption power: 6,890 KWh/person year;

- Power source:

+ Power source supply to HoChiMinh city is the power mills existing in city: ThuDuc thermoelectric mill, HiepPhuoc thermoelectric mill and the south power system through the system of transmission 500 KV, 220 KV, 110 KV;

+ Power source supply to HoChiMinh city ensure enough for demand of economical - social development of city, have reserve, good quality, high reliability;

+ To ensure sustainable development, protect environment, city should have policy for development of re-create power source such as: solar power, wind power, biological gas, rubbish dump gas …;

+ The medium – low tension line for improving and building new in inner area and new urban area must use cable go underground to ensure safeness and landscape for urban.

- Grid:

+ Developing and improving grid of HoChiMinh city must ensure modern nature, high reliability, safeness and urban landscape, gradually, lower underground grid of city, specially grid be improved and built new in inner area, new urban area must use cable go underground;

+ 500 Kv - grid: improve upgrade 2 stations 500Kv existing, build 3 stations 500 KV are CauBong, North ThuDuc, CuChi; with the sum of capacity commissioning 500KV stations is 10,800 MVA;

+ 220 Kv - grid: improve to raise capacity of 6 stations 220 KV existing, built 22 stations 220 KV; with the sum of capacity commissioning stations 220 KV is 19,000;

+ 110 KV - grid: improve to raise capacity of 42 stations 110 KV existing, built new stations 110 KV; with the sum of capacity commissioning stations 110 KV is about 20,400 MVA, satisfy demand of auxiliary loading for city’s development.

- Headworks:

+ Improve upgrade power mills existing in city: thermoelectric mill ThuDuc (capacity 165 MW), ThuDuc Gas turbine (capacity 128MW), HiepPhuoc thermoelectric mill (raise capacity to 675 MW);

+ The power mills, 500KV source stations don’t build in inner area and new urban area; the stations 220 KV, 110 KV, high-tension power routes 220 KV, 110 KV which building in inner area and new urban area must use insulated cables go underground and the hermetic station.

dd) Drainage waste, collecting, treating solid waste and graveyard:

- Drainage waste:

+ Standard of drainage: take according to standard of supplying water proportionate to each object; quantity of water soaking into system of sewer: 10% average quantity of day. Total quantity of waste water is 3.15 – 3.2 million m3/day, in that industrial waste water is 0.35 million m3/day;

+ Using system of common drainage for the existing inner area (combina using wells separating flows and system of sewers in order to separate and collect waster water) and system of private drainage for new urban areas; areas locating in basin of waste drainage include inner areas and new urban areas with high population density (≥ 200 person/ha), the rest areas with low population density (< 200 person/ha), will develop system of collecting and treating waster water according to each small resident clusters. Waster water from living after treating must reach the specified standard; waster water from handicraft manufacture, household intercalation in resident area must reach quality type C under the specified standard before letting out system of sewer to bring into handling together with waste water from living. Industrial waste water don’t bring to mills handling waste water from living, must be handled in particular in each industrial zone and reach quality type A under the specified standard before letting out canals or sewers;

+Partition area for waste drainage: area has high concentrated resident density including inner area existing and developing inner area and new urban area will partition into 12 basins for waste drainage, in that old inner area has 4 basins, developing inner area and suburb (new urban developing area) have 08 basins; waste water in areas apart of the above basins will be collected and handled under each area with small scale. Position of stations handling waste water of area will define in design of partition area planning or detail planning;

+ Headworks: construct, perfect 12 mills of handling waste water by focus for basin TauHu – BenNghe – Doi – Te (raise capacity up 512,000 m3/day in 2025), basin of west SaiGon (capacity 120,000 m3/day), TanHoa – LoGom (capacity 300,000 m3/day), basin of south SaiGon (capacity 170,000 m3/day), basin of east SaiGon (capacity 350,000 m3/day), basin of north SaiGon 1 (capacity 170,000 m3/day), basin of north SaiGon 2 (capacity 130,000 m3/day), basin of NhieuLoc – ThiNghe (capacity 500,000 m3/day), basin of BinhTan (capacity 180,000 m3/day), basin of CauDua canal (capacity 100,000 m3/day) and basin of northwest city (capacity 130,000 m3/day).

- Solid waste:

+ Organize system of collecting reasonably and construct area handling solid waste which applying technology reprocess, reusing, constrain burying;

+ Norm of waste from living including trade, service, health: 1.2 kg/person/day for inner area and 1.0 kg/person/day for suburb; industry: 0.5 ton/ha day. Total of waste garbage: about 15,400 ton/day, in that waste garbage from living occupy over 70%;

+ Headworks: improve upgrade the handling solid waste Complex (living and industry) in PhuocHiep, district CuChi with area 690 ha (raise capacity up 8,000 ton/day), The Complex of handling medical waste - graveyard DaPhuoc in BinhChanh with area 258 ha (for handling waste is 200 ha) and the health waste handling area BinhHungHoa (07 ton/day). Building new area of handling medical waste LinhXuan _ ThuDuc, DaPhuoc – BinhChanh about 20 ton/day; area TanThanh, ThuThua, LongAn area 1,760 ha (in that HoChiMinh city using 1,000 ha).

- Graveyard:

+ Land for graveyard satisfies actual demand with burying rate 60% (2015) and 40% (2025). Encourage using form of cremating in new built graveyards under way of graveyard park;

+ Places anticipated building graveyard: improve upgrade graveyard DaPhuoc with area 67.5 ha, city graveyard in CuChi with area 105 ha, martyrs graveyard in district 9 with area 25 ha. Construct new graveyards LongThanhMy, in district 9 with area about 6 ha, DongThanh graveyard in HocMon district with area 10 ha, NhonDuc graveyard in NhaBe district with area 50 ha and a graveyard in CuChi with area about 100 ha; and use 2 graveyards of region: graveyard park BinhDuong province with area 190 ha servicing area of northeast city and NhonTrach graveyard, DongNai province with area 100 ha, servicing area of southeast city.

e) Evaluate strategic environment:

- Exploit, use reasonable, effectively land and nature resources:

+ Exploit, use land: must execute right purpose, scale and obey strictly criterion, economical - technical norm specified in specialized planning suitable with general planning, plan of using land in each period on area city, districts;

+ Exploit natural resources: Exploit natural resources through investment, development must be synchronous, concentrated, right under planning of specialized development, obey strictly technical – technology process and solutions of environment protection.

- Protect ecosystem of protective forest and mangrove swamp:

+ Restore and protect ecosystem of nature forest and vegetational cover existing in district HocMon, BinhChanh and special is mangrove swamp in biosphere preservation area of CanGio district. Maintain and stable region for planting agricultural - industrial tree in CuChi, BinhChanh and NhaBe;

+ To localize land protecting area along river: develop vegetational cover in areas along to DongNai river, SaiGon river to protect freshwater and underground water resource. To prohibit strictly constructing the types of harmful industries such as textile, dye, paper, tanning; heavy industry such as iron, steel, automobile - motorcycle production industry ,… in freshwater area of two rivers. Along to shore of river from sea return up, industrial zones, factories, enterprises must have system of waste water handling and must ensure construction gap to control waste water and easy treating when having breakdown.

- To exploit and use water source:

+ Surface water source: exploit surface water source from rivers DongNai, SaiGon river and water reservoirs DauTieng, TriAn, PhuocHoa rightly as planning of water source balance and obey technical process. Prohibit strictly building industrial factories which discharge poisonous waste water in region of water source protection;

+ Underground water source: evaluate reserves to plan exploiting and using reasonably, rightly with technical process … apportion reasonably, restrain using underground water source, don’t exploit concentratedly in each zone, with excessive continuous time, lead to be exhausted, lowered level of underground water, to decline reserves and bring about other impacts not control, decline environment quality.

- To control activity of agricultural manufacture, aquaculture:

+ To plan and strengthen system of centers, vegetable protection stations ensuring ability of controlling input and output in activity in relation to using fertilizer and plant protection chemical;

+ To establish system of protection fisheries, seafood beside veterinary system, protection system of cattle, poultry, waterfowl ensuring ability of water quality controlling input, output, types of vaccines and medicines.

- To build system of environment management:

+ To build system of supervising, analysis, evaluation of objective and effective environment;

+ To apply system of geological information (GIS) in mission of environment management.

9. Programs, projects give priority to invest:

a) To invest to built new urban areas:

- The new urban center ThuThiem, district 2 with scale about 737 ha;

- The urban port area HiepPhuoc, NhaBe district with scale about 3,900 ha (in that area of river, canal is about 1,000 ha);

- The urban area of northwest city with scale is about 6,000 ha;

- The high technological zone in district 9 with scale is about 872 ha.

b) To invest to build major social and technical infrastructure works:

- The routes of metro; system of ring road, external transport hub, main intersections;

- System centers of health, training education, culture, sport at the city level;

- System of conditioning lake, green tree park and opening space along to 2 shores of SaiGon river, DongNai river and NhaBe river; at the ecological belt in the north area of districts CuChi, HocMon; the south belong to district NhaBe, CanGio and the west belong to BinhChanh district;

- Program of social house, house for workers and house for students;

- Investment of phase 1 , prevent flooding for area in right shore of river SaiGon executing according to the Prime Minister’s Decision No. 1547/QD-TTg of October 28, 2008 on approving the irrigation planning preventing flooding in HoChiMinh city.

10. Mechanism, policy on management and organization of planning executing:

a) Solution on intensifying region link:

To coordinate with provinces in region of HOChiMinh city to obey regional planning; link, support together invest for development, especially in field such as industry, service, main infrastructure, exploiting resource and protecting general environment of whole region.

b) Solution on mechanism, policy:

- To perfect, supplement and built new legal provisions in relation to construction planning and urban developing management;

- To build list and solutions to protect, embellish cultural - historical valuable works and valuable architecture; mechanism, policy, regulation, instruction for deploying underground space; lowlands, wetlands; areas need be preserved of vestige, history, protected of nature environment v.v…

Article 2.Assign HoChiMinh city People s Committee to deploy executing the following jobs:

1. Promulgate regulation of management under adjustment of the approved city construction general planning.

2. Public announces the adjustment design of approved HoChiMinh city construction general planning to 2025.

3. Deploy forming, adjustment the specialized planning of technical infrastructure, sub region planning, detail planning, urban designing to concretize the adjustment design of construction general planning, basis to deploy projects of frame technical infrastructure investment of urban and projects of construction investment

4. Organize forming regulation of management the urban planning, architecture, the compass model in centers, districts, forward establishing the compass model in whole city.

5. Create plan to invest for construction of technical infrastructure works and define management body of this land fund to not be transgress and used wrong with purpose as planning.

6. Manage strictly investment for construction according to the functional sub region specified in general planning and instructions in relation to urban construction.

7. Regarding to new urban area must manage strictly, aiming to ensure investment owners must build synchronous social infrastructure with technical infrastructure, must connect with common infrastructure network of urban.

8. Make plan, program to train, raise specialist ability for the urban management staffs.

9. To manage development of urban space (constrain urbanizing speed of zones under planning); propose synchronous solutions to control come limiting of mechanical population increasing; traffic congestion, make projects of anti-disaster (global climate alterations,…), urban environment protection.

10. Solution group of finance resources for developing urban: build financial plan suitable with plan of development investment each phases; set up mechanism, policy to mobilize capital resource for construction investment to develop city; build tax collecting policy with subjects get benefit after investing technical infrastructure.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Minister of Construction, the president of the People s Committee of HoChiMinh city and heads of related agencies shall have to implement this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 24/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất