Quyết định 1936/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

thuộc tính Quyết định 1936/QĐ-TTg

Quyết định 1936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1936/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:11/10/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
Ngày 11/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1936/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quy hoạch, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị có diện tích 23.792 ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 17 xã, thị trấn phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh. Đây là Khu kinh tế biển đa ngành, điểm đột phá của tỉnh Quảng Trị; khu vực có đô thị với tiêu chí tương đương đô thị loại 3;  Là cực phát triển của vùng Trung bộ, trung tâm lớn về công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ và cảng biển nước sâu của vùng Trung bộ; Là một trong những Trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương…
Theo Quy hoạch, sẽ xây dựng trường đào tạo nghề tại đô thị Nam Cửa Việt, có diện tích khoảng 92 ha với quy mô đào tạo khoảng 5000 - 7000 học viên/năm; xóa 100% phòng học tạm, xuống cấp; Xây mới 12 trường mầm non; Xây dựng 01 trung tâm mua sắm hạng 1 tại khu trung tâm công cộng và 01 siêu thị tại khu vực Nam Cửa Việt; Hình thành 01 khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa gần khu vực cảng biển hình thành mạng lưới trung tâm bán buôn mua sắm vùng gắn với khu vực đầu mối giao thông; Xây dựng 03 trục đường tiếp cận chính vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Xem chi tiết Quyết định1936/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1936/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2016
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM QUẢNG TRỊ
TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, ranh giới:
Phạm vi lập quy hoạch có diện tích 23.792 ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 17 xã, thị trấn phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh. Ranh giới khu vực quy hoạch được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp: Biển Đông;
- Phía Tây giáp: Các xã Triệu Độ, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Trung (huyện Triệu Phong), Hải Xuân, Hải Thượng, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Hòa (huyện Hải Lăng);
- Phía Bắc giáp: Các xã Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Châu (huyện Gio Linh);
- Phía Nam giáp: Huyện Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tính chất:
- Là Khu kinh tế biển đa ngành, điểm đột phá của tỉnh Quảng Trị; Khu vực có đô thị với tiêu chí tương đương đô thị loại 3;
- Là cực phát triển của vùng Trung bộ, trung tâm lớn về công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ và cảng biển nước sâu của vùng Trung bộ;
- Là một trong những Trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương;
- Là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
3. Mục tiêu
- Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược phát triển biển Việt Nam;
- Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững. Là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển đột phá tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị; có hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả;
- Làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng thuộc Khu kinh tế, các điểm dân cư nông thôn, các quy hoạch ngành, thu hút các nguồn vốn đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện.
4. Dự báo phát triển:
a) Quy mô dân số
- Đến năm 2025 đạt khoảng 110.000 người, dân số đô thị khoảng 45.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%;
- Đến năm 2035 đạt khoảng 160.000 người, dân số đô thị khoảng 90.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 56%.
b) Quy mô đất đai:
- Đến năm 2025 đất xây dựng các khu chức năng Khu kinh tế khoảng 6.433 ha. Trong đó, đất xây dựng công nghiệp khoảng 1.345 ha, đất xây dựng đô thị khoảng 700 ha, chỉ tiêu khoảng 200 m2/người; đất xây dựng tái định cư khoảng 192 ha, chỉ tiêu khoảng 400 m2/người; đất xây dựng khu ở công nhân và chuyên gia khoảng 122 ha, chỉ tiêu khoảng 120 m2/người;
- Đến năm 2035 đất xây dựng các khu chức năng Khu kinh tế đạt khoảng 13.461 ha. Trong đó, đất xây dựng công nghiệp khoảng 3.682 ha, đất xây dựng đô thị khoảng 1.350 ha, chỉ tiêu khoảng 150 m2/người; đất xây dựng tái định cư 383 ha, bình quân 300 m2/người; đất xây dựng khu ở công nhân và chuyên gia khoảng 122 ha, chỉ tiêu khoảng 120 m2/người.
5. Định hướng phát triển không gian:
a) Định hướng, tầm nhìn giai đoạn đến năm 2050
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị sẽ trở thành một khu kinh tế năng động, hiện đại và hiệu quả, có tầm cỡ trong khu vực Trung bộ, quốc gia và khu vực ASEAN; là một cửa ngõ giao lưu quốc tế về phía biển Đông của Việt Nam. Trở thành khu vực phát triển hài hòa, bền vững, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và là khu vực có đô thị với kiến trúc cảnh quan đẹp, ấn tượng.
b) Phân khu chức năng:
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được phân thành 04 khu vực phát triển như sau:
- Khu vực 1: Có diện tích khoảng 11.469 ha, vị trí ở phía Đông Nam Khu kinh tế. Là khu vực trọng tâm phát triển, bố trí các dự án động lực của toàn khu kinh tế như: Trung tâm điện lực, khu phức hợp năng lượng, khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ công cộng, khu hành chính, cảng biển nước sâu và khu phi thuế quan.
- Khu vực 2: Có diện tích khoảng 2.221 ha, vị trí ở phía Đông Bắc sông Cửa Việt. Là khu vực phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị Cửa Việt tập trung phát triển dịch vụ hỗ trợ cho khu vực trung tâm Khu kinh tế.
- Khu vực 3: Có diện tích khoảng 3.400 ha, vị trí ở phía Tây Bắc sông Cửa Việt. Là khu vực phát triển đầu mối hạ tầng cấp vùng với trọng tâm là cảng hàng không sân bay Quảng Trị và phát triển dịch vụ cao cấp.
- Khu vực 4: Có diện tích khoảng 6.702 ha, vị trí ở phía Tây Khu kinh tế (gắn liền với Quốc lộ 49C). Là vùng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; khu vực dự trữ phát triển mở rộng cho vùng trọng tâm và ổn định các điểm dân cư hiện hữu.
c) Định hướng phát triển không gian
- Khu phi thuế quan: Quy mô diện tích khoảng 275 ha, vị trí ở khu vực phía Tây Nam cảng biển, kế cận tuyến đường chính Khu kinh tế và trục Quốc lộ 15D. Khu phi thuế quan có hướng tiếp cận trực tiếp với một phần cảng biển nước sâu Mỹ Thủy.
- Khu cảng biển Mỹ Thủy: Có diện tích khoảng 955 ha, vị trí ở phía Bắc xã Hải An và bên cạnh Trung tâm Điện lực Quảng Trị.
- Khu trung tâm nhiệt điện: Có diện tích khoảng 650 ha, bao gồm:
+ Trung tâm Điện lực Quảng Trị, diện tích khoảng 450 ha, bố trí tại xã Hải Khê, một phần tại Hải An và Hải Dương; giai đoạn 1 công suất 1.200 MW, giai đoạn 2 công suất 2.400 MW.
+ Khu vực cây xanh phòng hộ ven biển đồng thời tạo dải cây xanh cách ly an toàn với các điểm dân cư xung quanh.
+ Khu đất phía Tây Trung tâm điện lực Quảng Trị: Xây dựng khu hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện có diện tích khoảng 145 ha và khu vực dự trữ phát triển có diện tích khoảng 55 ha.
- Khu phức hợp năng lượng: Có diện tích khoảng 680 ha, vị trí ở giáp phía Bắc Cảng Mỹ Thủy: Xây dựng kho dầu và khí với diện tích khoảng 155 ha; tạo dải cây xanh và hành lang dọc tuyến ống dẫn dầu, dẫn khí; bố trí dải cây xanh cách ly đảm bảo an toàn xung quanh khu vực kho và nhà máy.
- Các khu công nghiệp đa ngành, kho tàng: Có diện tích khoảng 1.352 ha, bao gồm:
+ Khu công nghiệp đa ngành Triệu Sơn, Triệu Trạch: Diện tích khoảng 1.287 ha, vị trí ở các khu vực cồn cát thuộc xã Triệu Sơn, Triệu Trạch. Bố trí các loại hình công nghiệp: Cơ khí, lắp ráp, dệt may, đóng gói, chế biến nông - lâm - thủy hải sản, công nghiệp vật liệu mới, vật liệu xây dựng, gốm sứ thủy tinh...
+ Khu kho tàng chung: Có diện tích khoảng 65 ha, ngoài ra tại các khu chức năng và công nghiệp được bố trí kho tàng riêng.
- Các khu trung tâm: Trung tâm công cộng, điều hành quản lý: Có diện tích khoảng 110 ha, vị trí ở xã Triệu Lăng. Chức năng chính là trung tâm công cộng, trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính ngân hàng. Xây dựng khu văn phòng, khu nhà ở chuyên gia cao cấp và khu công viên trung tâm; trung tâm đào tạo có diện tích khoảng 92 ha, vị trí ở đô thị Nam Cửa Việt.
- Các khu, dịch vụ du lịch: Có diện tích 471 ha, bao gồm: Các khu điểm du lịch biển tại Cửa Việt, Triệu An và Triệu Vân, một phần bố trí tại Triệu Lăng và Hải Khê. Khai thác các dải ven biển có cảnh quan và bãi tắm hiện hữu, xây dựng phát triển thành các khu du lịch nghỉ dưỡng.
- Các đô thị và khu dân cư:
+ Đô thị Cửa Việt: Có tổng diện tích khoảng 1.350 ha, dân số khoảng 90.000 người, bao gồm: Thị trấn Cửa Việt, khu đô thị Nam Cửa Việt, khu đô thị Bồ Bản.
+ Các khu tái định cư, nhà ở công nhân và chuyên gia: Có diện tích khoảng 505 ha, bao gồm: Khu tái định cư Hải Khê - Hải Dương, quy mô khoảng 183 ha. Là khu tái định cư phục vụ dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1; khu tái định cư xã Hải An, quy mô khoảng 170 ha. Là khu tái định cư cho dự án xây dựng cảng biển Mỹ Thủy; khu tái định cư tại chỗ thuộc xã Triệu Lăng, quy mô khoảng 30 ha; khu nhà ở dành cho công nhân và chuyên gia, quy mô khoảng 122 ha, vị trí ở phía Nam khu tái định cư Hải Khê.
- Hệ thống cây xanh công viên, không gian xanh
Bảo vệ hệ thống cây xanh sinh thái ven sông, ven biển, trên các đồi cồn hiện có và hệ thống cây xanh tại các khu vực làng xóm hiện hữu; tăng cường các sân thể thao có quy mô nhỏ tại các khu vực trường học, khu vực công cộng để phục vụ cộng đồng.
+ Cây xanh công viên: Tổng diện tích khoảng 143 ha, được bố trí tại đô thị Nam Cửa Việt, khu trung tâm công cộng và các cửa ngõ dẫn vào khu trung tâm.
+ Cây xanh cách ly: Được bố trí dọc theo tuyến Đường tỉnh 581, khu vực đất dự trữ xây dựng công trình thoát lũ cấp vùng, các không gian trống, nghĩa trang và các khu vực mặt nước hiện có trong khu vực.
+ Cây xanh cảnh quan, sinh thái: Tổng diện tích khoảng 4.272 ha, trong đó bao gồm các loại cây xanh tự nhiên, sinh thái, cảnh quan, lúa, hoa màu, rừng.
- Hệ thống điểm dân cư nông thôn: Có tổng diện tích khoảng 1.484 ha. Cải tạo, chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, tiếp cận tiện ích đô thị và có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển mô hình “Nông nghiệp - đô thị”, duy trì hệ sinh thái nông - lâm - ngư nghiệp hiện hữu, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao; nâng cấp các trung tâm xã hiện hữu theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng các trung tâm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như: Trung tâm nghề cá, chế biến nông lâm thủy sản và các điểm tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ.
a) Định hướng chung: Xây dựng một Khu kinh tế biển hiện đại, đặc trưng của miền Trung, cửa ngõ giao lưu quốc tế. Là khu vực hấp dẫn có cảnh quan ven biển ấn tượng, mang đậm dấu ấn lịch sử, với bản sắc đa văn hóa mang tầm khu vực, kết hợp văn hóa các nước tiểu vùng sông Mekong.
Mật độ xây dựng cao tập trung tại các khu vực trung tâm công cộng. Xây dựng mật độ thấp theo hướng sinh thái tại các khu đô thị, khu dân cư, dọc theo bờ biển và ven sông. Ổn định hành lang cây xanh rừng phòng hộ ven biển.
Công trình cao tầng bố trí tại khu vực trung tâm Khu kinh tế, trung tâm của các khu chức năng. Trên các tuyến đường chính trục ngang hướng ra biển, tạo điểm nhấn tại các khu trung tâm và các khu vực cửa ngõ.
b) Thiết kế đô thị các khu vực trọng điểm
- Đô thị Cửa Việt: Khu vực ven biển xây dựng trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tuyến đường ven biển có chức năng là tuyến du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, Tăng cường không gian cộng đồng: Tuyến đi bộ, quảng trường, công viên hướng biển... Tạo điểm nhấn đô thị xung quanh các không gian mở, chỉnh trang diện mạo kiến trúc cảnh quan đặc trưng, gắn với văn hóa đa dạng của các nước Việt Nam - Lào - Thái và không gian biển.
- Đô thị mới Nam Cửa Việt và Bồ Bản xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái, tăng cường cây xanh mặt nước, hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng cửa sông, cửa biển.
- Khu trung tâm công cộng: Xây dựng hiện đại trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng, văn phòng đại diện, trung tâm mua sắm, trưng bày sản phẩm, các khu hỗn hợp chức năng; xây dựng quảng trường biển và công viên biển làm trung tâm cảnh quan, tạo dựng biểu tượng cho sự thịnh vượng và phát triển của Khu kinh tế.
- Xây dựng cảnh quan đặc trưng trong các không gian mở, không gian công cộng; khu văn hóa, thể thao, du lịch; khu vực quảng trường trung tâm và không gian cảnh quan sinh thái nông nghiệp, sông, hồ mặt nước.
7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế:
a) Cơ sở đào tạo, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao:
- Cơ sở đào tạo: Xây dựng trường đào tạo nghề tại đô thị Nam Cửa Việt, có diện tích khoảng 92 ha với quy mô đào tạo khoảng 5.000 - 7.000 học viên/năm.
- Hệ thống giáo dục: Xóa 100% phòng học tạm, xuống cấp; xây dựng mới 12 trường mầm non tại các xã và khu dân cư đô thị. Xây dựng mới 04 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông tại khu dân cư Nam Cửa Việt và 02 trường tiểu học tại khu nhà ở công nhân, chuyên gia và khu tái định cư Hải Khê.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Hoàn thiện, cải tạo các cơ sở y tế hiện có, phục vụ cộng đồng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Chỉ tiêu giường bệnh đạt tương đương tiêu chí đô thị loại III.
Xây dựng mới Trung tâm y tế tại khu đô thị Nam Cửa Việt. Nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm y tế tại thị trấn Cửa Việt; xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao tại khu đô thị mới Triệu Lăng với quy mô 50 giường; xây dựng mới một số trạm xá khu vực tại các khu tái định cư và trong các khu công nghiệp có đông công nhân.
- Thiết chế văn hóa, thể dục thể thao: Hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng, bậc ở các khu đô thị và điểm dân cư nông thôn; bảo vệ các công trình di tích văn hóa hiện hữu; xây dựng lộ trình, cải tạo chỉnh trang, xây mới các công trình văn hóa. Hoàn thiện, cải tạo nâng cấp các cơ sở thể thao hiện có, sân thể thao các xã, điểm dân cư theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam tương đương cấp đô thị loại III. Tăng cường công trình thể thao tại các trường học và điểm dân cư.
b) Thương mại, dịch vụ và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
- Thương mại, dịch vụ:
+ Khu trung tâm: Xây dựng 01 Trung tâm mua sắm hạng 1 tại khu trung tâm công cộng (thuộc xã Triệu Lăng) và 01 siêu thị tại khu vực Nam Cửa Việt, xây dựng mới các tuyến và trục phố thương mại;
+ Khu vực nông thôn: Cải tạo nâng cấp các chợ truyền thống hiện có tại các xã, chú trọng mở rộng các khu vực thu mua nông sản; hình thành mạng lưới trung tâm mua sắm thương mại, dịch vụ tổng hợp, hợp tác xã thương mại, chợ bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, và cửa hàng tạp hóa...;
+ Khu vực đầu mối: Hình thành 01 khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistics) gần khu vực cảng biển; hình thành mạng lưới trung tâm bán buôn mua sắm vùng (diện tích khoảng 20 ha môi trung tâm) gắn với khu vực đầu mối giao thông. Phân bố hệ thống thương mại sẽ được triển khai cụ thể trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp:
+ Đối với nông nghiệp: Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, công nghệ cao, sạch, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp; thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường; gắn kết sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành thương mại để bảo đảm khả năng tiêu thụ sản phẩm trồng trọt;
+ Đối với lâm nghiệp: Khoanh vùng bảo vệ các diện tích rừng ngập mặn, nhằm gìn giữ môi trường và một phần phục vụ du lịch; khoanh định các diện tích rừng trồng phục vụ cho các khu tái định cư gắn với nghề trồng rừng tại các khu vực như: Hải An, Hải Khê, Hải Dương.
8. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Định hướng quy hoạch giao thông:
- Đường bộ:
Giao thông đối ngoại: Xây dựng 03 trục đường tiếp cận chính vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, bao gồm:
+ Tuyến phía Bắc: Nâng cấp Quốc lộ 9 (đoạn từ ngã tư Sòng đến cầu cửa Việt) với quy mô mặt cắt là 140 m;
+ Tuyến phía Tây: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49C (đoạn từ thị xã Quảng Trị với trung tâm Khu kinh tế) với quy mô mặt cắt 63 m;
+ Tuyến phía Nam: Nâng cấp Quốc lộ 15D (đoạn từ cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1) với quy mô mặt cắt 200 m (bao gồm hành lang hạ tầng và cây xanh cách ly).
Giao thông đối nội:
+ Xây dựng 02 tuyến đường trục chính dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị xuyên suốt theo hướng Bắc - Nam;
+ Xây dựng các tuyến đường trục ngang Đông Tây đạt tiêu chuẩn đường cấp 1 đồng bằng, kết nối Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với Quốc lộ 1 và tuyến đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan;
+ Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.
- Đường thủy:
+ Khu vực Cảng Cửa Việt: Là cảng tổng hợp địa phương kết hợp vận chuyển hành khách phục vụ giao thông giữa huyện đảo Cồn Cỏ và đất liền. Đến năm 2025, đạt công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm và đến năm 2035 đạt công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm;
+ Cảng Mỹ Thủy cảng tổng hợp, đến năm 2025 đạt công suất 13,5 triệu tấn/năm và đến năm 2035 đạt công suất 27 triệu tấn/năm.
- Đường sắt:
+ Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia. Hướng tuyến theo Hành lang kinh tế Đông Tây (bắt đầu từ điểm kết nối với tuyến đường sắt Cam Lộ - Lao Bảo, đi song song với đường tránh Quốc lộ 9 qua Thành phố Đông Hà, theo tuyến trục dọc giao thông phía Đông Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị qua khu vực Cảng Mỹ Thủy, đi chung hành lang với tuyến đường bộ Cảng Mỹ Thủy - Quốc lộ 1);
+ Ga hàng hóa: Xây dựng 01 ga đầu mối hàng hóa tại khu vực phía Bắc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tiếp cận khu trung tâm công nghiệp đa ngành; 01 ga tiền cảng nội bộ Cảng Mỹ Thủy hỗ trợ vận tải hàng hóa đường bộ - đường sắt - đường thủy.
- Hàng không: Xây dựng Cảng hàng không, sân bay Quảng Trị theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2050.
- Hệ thống công trình giao thông: Xây dựng cảng cạn ICD quy mô 30 ha tại khu vực điểm giao cắt giữa Quốc lộ 15D với đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan.
- Hệ thống bến bãi: Bến, bãi đỗ xe được đề xuất bố trí cụ thể cho từng khu vực. Tỷ lệ bãi đỗ xe phục vụ giao thông đảm bảo 2,5% diện tích xây dựng và sẽ được cụ thể hóa trong quá trình triển khai lập quy hoạch phân khu.
+ Bến xe khách: Bố trí 01 bến xe tại phía Bắc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (quy mô khoảng 1,9 ha) và 01 bến xe tại phía Nam (quy mô khoảng 3 ha);
+ Bến xe tải: Bố trí 01 bến xe tại khu vực công nghiệp phía Bắc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, gần ga hàng hóa (quy mô khoảng 2,0 ha) và 01 bến xe tại khu vực cảng Mỹ Thủy (quy mô khoảng 3,5 ha).
b) Định hướng quy hoạch san nền và thoát nước mưa:
- Cao độ nền xây dựng:
+ Khu chức năng công nghiệp: Cao độ khống chế nền xây dựng đảm bảo lớn hơn mực nước thiết kế có tần suất P ≤ 1%. Cụ thể HXD ≥ 4,0 m;
+ Khu vực đất dân dụng: Cao độ khống chế nền xây dựng cho khu dân dụng HXD ≥ 3,5 m. Khu vực đã xây dựng, khu dân cư hiện hữu giữ nguyên hiện trạng;
+ Khu vực có các cồn cát: Giữ cốt cao độ hiện trạng (cao độ 7 ÷ 8 m, cao hơn cốt khống chế), trong điều kiện cụ thể có thể san gạt, tạo nguồn đất đắp cho các khu vực khác.
Nền xây dựng khu vực tuân thủ nguyên tắc tạo hướng dốc chính thấp dần về phía biển, phần diện tích dốc về phía Tây Nam theo hướng dốc địa hình tự nhiên.
- Thoát nước mưa:
+ Hệ thống thoát nước riêng. Xây dựng các tuyến mương xây hở, thoát nước mưa đồng thời cải tạo vi khí hậu khu vực; cao độ đáy mương ở vị trí cao nhất cao hơn mực nước đỉnh triều ứng với tần suất 10% (H = 0,63 m);
+ Trong các khu vực công nghiệp có nguy cơ phát thải các chất thải nguy hại. Hệ thống thoát nước phải có bộ phận tách các thành phần nguy hại trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của toàn khu vực quy hoạch.
c) Định hướng quy hoạch cấp nước:
- Quy hoạch cấp nước sản xuất, sinh hoạt:
Tổng nhu cầu cấp nước giai đoạn 1 (đến năm 2025) khoảng 75.000 m3/ngày đêm và giai đoạn 2 (đến năm 2035) khoảng 110.000 m3/ngày đêm.
Giai đoạn 1:
+ Xây dựng nhà máy nước Sông Nhùng công suất 50.000m3/ngày đêm phục vụ cấp nước cho Khu kinh tế.
+ Xây dựng nhà máy nước Nam Thạch Hãn công suất khoảng 55.000 m3/ngày đêm - 60.000 m3/ngày đêm phục vụ thị xã Quảng Trị và khu vực phát triển giai đoạn đầu của Khu kinh tế.
+ Xây dựng tuyến ống truyền dẫn nước sạch D = 1.000 mm từ nhà máy nước Sông Nhùng, Sông Thạch Hãn về Trạm bơm tăng áp Khu kinh tế Đông Nam 1 để cấp cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
+ Nước cấp cho khu vực điểm dân cư nông thôn thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2:
+ Nâng công suất nhà máy nước Nam Thạch Hãn lên 100.000 m3/ngày đêm, trong đó cấp cho toàn bộ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và thị xã Quảng Trị.
+ Xây dựng thêm 01 tuyến ống truyền tải nước sạch D = 1.000 mm chạy song song với tuyến hiện hữu của Nhà máy nước Hải Lăng 2 về Trạm bơm tăng áp Nam Thạch Hãn 1 hiện hữu.
+ Nâng công suất Trạm bơm tăng áp Nam Thạch Hãn 1 công suất giai đoạn 2 là 110.000 m3/ngày đêm; Trạm bơm tăng áp 2 công suất là 20.000 m3/ngày đêm.
+ Xây dựng tuyến ống nước thô D = 1.000 mm lấy nước từ Hồ Trấm bổ sung nguồn nước thô dự phòng cho nhà máy nước Sông Nhùng.
+ Nước cấp cho khu vực điểm dân cư nông thôn thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Quy hoạch cấp nước thô:
Tổng nhu cầu dùng nước thô giai đoạn 1 là 180.000 m3/ngày đêm; trong đó nước làm mát cấp cho Nhà máy nhiệt điện 90.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2 là 330.000 m3/ngày đêm; trong đó nước làm mát cấp cho Nhà máy nhiệt điện là 175.000 m3/ngày đêm.
Nước thô làm mát của Nhà máy nhiệt điện sẽ được lấy từ nước biển 175.000 m3/ngày. Toàn bộ nhu cầu nước thô còn lại sẽ được cấp từ nguồn nước mặt hồ Trấm.
+ Giai đoạn 1: Xây dựng tuyến ống dẫn nước thô D = 1.200 mm từ hồ đập Trấm về Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị cấp đến điểm đấu nối lấy nước tại khu vực dự án Trung tâm phức hợp năng lượng.
+ Giai đoạn 2: Xây dựng tuyến ống D = 1.200 mm chạy song song tuyến hiện hữu về cấp cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị bổ sung nước thô giai đoạn 2 cho các dự án.
- Cấp nước chữa cháy:
Hệ thống cấp nước chữa cháy trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị sử dụng hệ thống chữa cháy áp lực thấp. Trên mạng đường ống cấp nước sạch bố trí các trụ cứu hỏa D100 - D125 mm dọc các trục đường chính với khoảng cách 150 - 300 m bố trí 1 trụ. Bố trí thêm các trụ cứu hỏa D125 mm trên mạng đường ống dẫn nước thô để tăng nguồn dự trữ nước chữa cháy. Ngoài ra các nhà máy xí nghiệp công nghiệp phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng để chủ động chữa cháy.
d) Định hướng quy hoạch cấp điện:
Nguồn điện:
- Nguồn 500KV: Xây dựng mới Trạm 500KV Đông Nam Quảng Trị trong khu vực Nhà máy điện công suất 2x450 MVA.
- Nguồn 220KV: Xây dựng mới Trạm 220KV Đông Nam Quảng Trị trong khu vực Nhà máy điện công suất 2x250MVA.
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): Sử dụng nguồn điện từ Trạm biến áp Đông Hà công suất 220/110KV - 2x125KVA; khi Nhà máy điện Quảng Trị phát điện lên lưới 500KV và 220KV, sử dụng nguồn điện của Nhà máy.
+ Giai đoạn 2 (đến năm 2035): Thêm nguồn điện từ Trạm Hải Lăng 220/110KV - 2x125MVA (Trạm Đông Hà lúc đó có quy mô 2x250MVA).
- Nguồn 110KV: Xây dựng mới Trạm 110/22kV Mỹ Thủy, quy mô công suất 2x40MVA. Trạm biến áp này là TBA chuyên dùng, cấp điện trực tiếp cho khu vực Cảng Mỹ Thủy và phụ tải trong Khu Đông Nam Quảng Trị. Xây dựng mới 4 trạm 110KV cấp cho các khu vực khác.
- Lưới điện 22KV:
+ Các đường trung thế 22KV tại các cụm công nghiệp được thiết kế mạch vòng, vận hành hở tại các điểm đã xác định trước. Mạng lưới này có thể được cấp điện từ 2 trạm biến áp 110KV hoặc từ 2 thanh cái phân đoạn của trạm 110KV có 2 máy biến áp.
Các khu vực có yêu cầu an toàn công nghiệp, yêu cầu mỹ quan đô thị sử dụng các đường dây cáp ngầm khô, ruột đồng, cách điện XLPE có tiết diện chung ≥ 240 mm2 và thực hiện đấu nối chuyển tiếp.
Nguồn cấp được lấy từ đường cao áp 22KV dẫn đến các trạm hạ áp trong các khu chức năng ... bằng cáp ngầm chạy trong các hào công nghiệp dọc 2 bên đường các trục chính. Tại các lô đất chính của các khu chức năng đều có bố trí các ga phục vụ đầu nối.
+ Trạm biến áp phân phối 22/0,4KV: Phục vụ công nghiệp chọn gam công suất phù hợp. Đối với các trạm biến áp công cộng phục vụ chiếu sáng và sinh hoạt dân dụng chọn trạm treo công suất từ 50 - 400KVA.
+ Khu vực công nghiệp: Các trạm biến áp dự kiến công suất 2.000 - 4.000KVA
- Lưới điện 0,4KV:
+ Bên trong các nhà máy xí nghiệp: Khuyến khích mạng đi ngầm. Mạng hạ thế cấp điện trong cảng từ máy biến áp (MBA) đặt trong trạm đến các phụ tải bằng các đường cáp đi ngầm (có ống bảo vệ) dọc theo mép đường, mép bãi để cấp đến các công trình. Cung cấp điện cho các phụ tải được lấy qua các tủ phân phối điện có thiết bị đóng ngắt tự động đồng bộ.
+ Tại các khu dân cư: Dùng dây nổi có bọc cách điện ABC, trục chính có tiết diện từ 70- 120 mm2, nhánh rẽ từ 35 - 70 mm2.
- Lưới điện chiếu sáng đường: Các đường có mặt cắt ngang lòng đường từ 11 m trở lên đèn bố trí ở 2 bên hè đường, các đường có mặt cắt ngang đường nhỏ hơn 11 m bố trí đèn ở 1 bên hè đường. Điều khiển chiếu sáng được thực hiện bằng thiết bị tự động.
đ) Định hướng quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được thu gom bằng các đường cống tròn tự chảy có kích thước D300 ÷ D800 mm, đường cống áp lực có kích thước Ø100 ÷ Ø400 mm và trung chuyển bằng các trạm bơm đưa về các trạm xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.
+ Đối với khu vực xây dựng phát triển đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải có công suất 3.000 m3/ngày đêm (được xác định cụ thể theo quy hoạch từng đô thị).
+ Đối với khu vực xây dựng các khu công nghiệp tập trung: Các khu, cụm công nghiệp khi xây dựng sẽ thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo dự án riêng phù hợp với thành phần và tính chất của mỗi loại hình công nghiệp. Nước thải các khu công nghiệp phải đạt giới hạn B của QCVN: 24 - 2009 mới xả ra môi trường. Các nhà máy có thải ra khí độc hại hoặc khói bụi yêu cầu có thiết bị khử lọc khói bụi đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.
+ Khu phức hợp năng lượng: Xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 13.000 m3/ngày đêm.
+ Khu công nghiệp xử lý các sản phẩm dầu: Xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 15.000 m3/ngày đêm.
+ Khu công nghiệp xử lý các sản phẩm khí: Xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 10.000 m3/ngày đêm.
+ Khu công nghiệp nhiệt điện: Xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 4.000 m3/ngày đêm.
+ Khu Logistics, hậu cần cảng: Xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 4.000 m3/ngày đêm.
+ Khu vực cảng: Xử lý nước dằn tàu, trạm làm sạch xây dựng ở gần khu vực cảng. Tách dầu ra khỏi nước sau đó xả ra biển (cụ thể được thiết kế theo dự án riêng).
- Xử lý nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt sẽ xử lý cục bộ bằng bể tự hoại sau đó đưa về trạm làm sạch để xử lý tập trung.
+ Nước thải công nghiệp sẽ được xử lý 2 lần: Lần 1 xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp đạt giới hạn C, lần 2 xử lý tại trạm làm sạch tập trung đạt giới hạn B theo QCVN: 24 - 2009.
+ Đối với nước làm mát nhà máy nhiệt điện: Sử dụng nước thô hoặc nước biển, công nghệ tuần hoàn, trước khi xả ra môi trường phải xử lý làm nguội đảm bảo tiêu chuẩn
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng lượng phát thải 30 tấn/ngày đêm, phân loại tại nguồn, chất thải rắn hữu cơ tận dụng để sản xuất phân vi sinh; chất thải rắn vô cơ sẽ được thu hồi để tái chế, các chất thải rắn không sử dụng được vào các mục đích trên sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Chất thải rắn công nghiệp: Tổng lượng phát thải 548 tấn/ngày đêm. Thu gom 100%, tập trung vào nơi quy định. Vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn công nghiệp chung của toàn khu vực;
+ Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (phạm vi phục vụ gồm huyện Triệu Phong, Hải Lăng); vị trí tại vùng cát thuộc xã Triệu Trạch, quy mô khoảng 20 ha;
+ Xây dựng các bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh phục vụ cho các đô thị (cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị).
- Quy hoạch nghĩa trang:
+ Di dời một số nghĩa trang rải rác hiện có nằm trong các khu vực triển khai xây dựng các dự án;
+ Quy hoạch cải tạo mở rộng nghĩa trang hiện trạng tại vùng cát thuộc xã Triệu Trạch với quy mô khoảng 50 ha; bố trí hành lang cách ly xung quanh nghĩa trang, đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành về vệ sinh môi trường.
e) Định hướng quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:
Phát triển mạng truy nhập quang theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tham gia khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
g) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Trong giai đoạn đầu (đến năm 2025), xử lý ô nhiễm không khí và môi trường nước đối với các khu công nghiệp và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Tăng cường mật độ cây xanh: Tổ chức không gian cây xanh và các không gian mở trong đô thị, tổ chức không gian cây xanh đường phố, khu nhà ở, Khu công nghiệp...;
+ Khi bố trí các nhà máy trong Khu công nghiệp cần phân chia thành các nhóm ngành khác nhau căn cứ vào mức độ ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ để bố trí gần nhau. Các nhà máy ô nhiễm nặng bố trí cuối hướng gió so với nhà máy ô nhiễm nhẹ hoặc không ô nhiễm. Khu xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn bố trí cuối hướng gió;
+ Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện;
+ Tăng cường các biện pháp cải thiện môi trường phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu và tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan, trong đó đáng chú ý nhất là hạn hán trong mùa khô, xâm thực mặn và mưa lớn, lũ lụt đảm bảo phát triển bền vững.
- Giải pháp về kỹ thuật:
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế phải được thiết kế đồng bộ, đảm bảo thuận tiện trong xây dựng, sửa chữa, vận hành, tiết kiệm sử dụng đất và tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
+ Phải bố trí địa điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong Khu công nghiệp; phải xác định rõ cơ sở tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại của các khu công nghiệp;
+ Phải tách riêng hoàn toàn hệ thống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
+ Trong các Khu công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung, công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động;
+ Đối với Nhà máy nhiệt điện việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm có thể được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp (Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố; biện pháp khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải và biện pháp quản lý và quan trắc môi trường);
+ Đối phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn đặc biệt là hạn hán và xâm thực mặn cần tiến hành các biện pháp cụ thể như:
Khoan giếng, đào kênh, đặt ống để dẫn nước, điều tiết nước các hồ thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào thời kỳ khô hạn và cân đối bảo đảm nguồn nước cho cả năm, việc xả nước chỉ ở mức độ hạn chế.
Điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển dịch mùa vụ một cách phù hợp, bảo đảm hiệu quả.
Về lâu dài, để ứng phó hiệu quả với khô hạn, xâm nhập mặn, giải pháp cơ bản là nghiêm cấm việc phá rừng, phòng cháy rừng và phát triển trồng rừng để tăng khả năng giữ nước. Tập trung điều tra, khảo sát và quan tâm khai thác hợp lý nguồn nước ngầm, đặc biệt ở những khu vực nguồn nước mặt thường xuyên bị cạn kiệt do lượng mưa thấp và mùa khô kéo dài. Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước bền vững, ít chịu tác động của yếu tố thời tiết.
- Giải pháp về quản lý:
+ Thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Ban Quản Khu kinh tế, Khu công nghiệp là các tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
+ Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong Khu công nghiệp bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác bảo vệ môi trường;
+ Khu công nghiệp và giữa các dự án trong Khu công nghiệp phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo đối với Khu công nghiệp và được cách ly với các đô thị và các khu chức năng yên tĩnh khác bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo quy định; các dự án phát sinh nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối nguồn nước của Khu công nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường của khu vực và kế hoạch phòng chống thiên tai, động đất, bão lụt, nước biển dâng;
+ Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp phải được thực hiện thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính trong tất cả các giai đoạn;
+ Quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Đông Nam Quảng Trị phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp có năng suất cao, đảm bảo phát triển bền vững và an ninh quốc phòng;
+ Quy hoạch các Khu công nghiệp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Các chương trình, dự án ưu tiên:
a) Chương trình: Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung vùng ven biển phía Đông tỉnh Quảng Trị; xây dựng mô hình "Nông nghiệp - đô thị" trong Khu kinh tế.
b) Dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2025:
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Việt (cả bờ Bắc và bờ Nam); mở rộng Quốc lộ 9 đoạn nối từ thành phố Đông Hà đến cầu Cửa Việt; nâng cấp Quốc lộ 49C; tuyến Quốc lộ 15D từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về Cảng Mỹ Thủy (nâng cấp mở rộng đoạn từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 và thông toàn tuyến từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về Cảng Mỹ Thủy); xây dựng đường trung tâm dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; xây dựng Cảng hàng không, sân bay Quảng Trị (giai đoạn 1);
+ Xây dựng nhà máy nước sông Nhùng, công suất 50.000 m3/ngày đêm; xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho các dự án trong giai đoạn đầu, lắp đặt hệ thống tuyến cấp nước thô cho trung tâm điện lực;
+ Xây dựng mới Trạm biến áp 110/22KV Mỹ Thủy quy mô công suất 2x40MVA;
+ Xây dựng Trạm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp thực hiện trong giai đoạn đầu, khu nhiệt điện công suất 13.500 m3/ngày đêm, khu cảng - hậu cảng công suất 10.600 m3/ngày đêm. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp 3 ha tại xã Triệu Trạch.
- Hạ tầng kinh tế:
+ Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 công suất 1.320MW; xây dựng Khu phức hợp năng lượng; xây dựng Cảng Mỹ Thủy, xây dựng mới khu Logistics số 1 kế cận cảng; xây dựng hoàn thiện Khu công nghiệp Quán Ngang;
+ Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Cửa Việt quy mô 141 ha, tại Hải Khê là 50 ha, quy hoạch khu du lịch Bắc Cửa Việt, xây dựng trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới;
+ Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao.
- Hạ tầng xã hội:
Nâng cấp, xây mới các công viên, vườn hoa, quảng trường: Công viên trung tâm, quảng trường và công viên trung tâm thị trấn Cửa Việt; hoàn thiện hệ thống thiết chế nhà văn hóa, xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao tại đô thị Nam Cửa Việt.
- Phát triển đô thị và nông thôn:
Triển khai dự án tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa khi tiến hành đầu tư xây dựng giai đoạn đầu Khu kinh tế; cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp thị trấn Cửa Việt; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Cửa Việt, trung tâm cụm xã Bồ Bản; triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã trong Khu kinh tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
- Lập và ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo nhằm cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, NC, V.III, KGVX;
- Lưu: VT, KTN (3).XH
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trnh Đình Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1936/QD-TTg dated October 11, 2016 of the Prime Minister on approving the general construction plan for the southeast Quang Tri economic zone in Quang Tri province by 2035, with a vision towards 2050

Pursuant to the Law of Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law of Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government s Decree No. 44/2015/ND-CP dated May 06, 2015 on the establishment, verification, approval and management of construction plans;

Upon request of the People’s Committee of Quang Tri province and pursuant to the verification, report by the Ministry of Construction,

DECIDES:

Article 1.The general construction plan for the Southeast Quang Tri Economic Zone in Quang Tri province by 2035, with a vision towards 2050, at a scale of 1:10,000 is approved. The main contents of the plan consist of:

1.Scope and boundaries:

The planned area is 23,792 hectares, covering all administrative divisions of 17 communes and towns in the districts of Hai Lang, Trieu Phong and Gio Linh in the southeast of Quang Tri province. The boundaries of the planned area include:

-To the east: South China sea;

-To the west: The communes of Trieu Do, Trieu Dai, Trieu Hoa, Trieu Tai, Trieu Trung (Trieu Phong district), Hai Xuan, Hai Thuong, Hai Thien, Hai Thanh, Hai Hoa (Hai Lang district);

-To the north: The communes of Trung Giang, Gio My, Gio Thanh, Gio Chau (Gio Linh district);

-To the south: Phong Dien district in Thua Thien Hue province.

2.Properties:

-The breakthrough multi-sectoral maritime economic zone of the province of Quang Tri with a third class municipality;

-The pivot of development of the Central and the grand centrality of industrial processing of agricultural - forest - aquatic products, production of building materials and electricity, tourism, trading, service and deepwater seaport of the Central.

-One of the merchant centers of ASEAN and Asia-Pacific region;

-The focal locality of national defense and security.

3.Objectives

-Construct the Southeast Quang Tri Economic Zone in adherence to the strategies on national development and Vietnam’s seas;

-Build the South East Quang Tri Economic Zone as a dynamic and sustainable locality for economic development. Become a magnet of investments and a regional and local transshipment center; grow in close connection with national defense and security;

-Develop the Southeast Quang Tri Economic Zone in a breakthrough manner to spur the socio-economic growth of the province of Quang Tri; construct a system of synchronized and modern technical - social facilities; construct a civilized and advanced landscaped municipality with sustainable environs and efficiency in land use;

-Become the legal basis for actualizing industry plans, subdivision schemes and detail plans of functional sectors of the Economic Zone and rural residential areas; for sourcing investments and for proposing policies.

4.Development forecast:

a) Population

-By 2025, the population shall reach about 110,000 inhabitants, in which there are about 45,000 urban residents, and the ratio of urbanization shall reach about 41%;

-By 2035, the population shall reach about 160,000 inhabitants, in which there are about 90,000 urban residents, and the ratio of urbanization shall reach about 56%.

b) Land size:

-By 2025, the land area for functional sectors of the Economic Zone shall approximate 6,433 hectares. The land area thereof is about 1,345 ha for industrial building, about 700 ha for urban construction (about 200 m2per person), about 192 ha for resettlement (about 400 m2per person), about 122 ha for workers and specialists’ accommodation (about 120 m2per person);

-By 2035, the land area for functional sectors of the Economic Zone shall approximate 13,461 hectares. The land area thereof is about 3,682 ha for industrial building, about 1,350 ha for urban construction (about 150 m2per person), about 383 ha for resettlement (about 300 m2per person), about 122 ha for workers and specialists’ accommodation (about 120 m2per person).

5.Space development:

a) Direction and vision towards 2050

Southeast Quang Tri Economic Zone shall be a dynamic, advanced and efficient economic zone of great stature in the Central, across the country and throughout ASEAN. It shall be an international gateway towards the South China sea of Vietnam. Grow harmoniously and sustainably, appeal to investors, contain a system of synchronized and modern facilities and possess an amazingly aesthetic landscape.

b) Functional sectors:

Southeast Quang Tri Economic Zone shall be subdivided into the following 04 developmental sectors:

-Sector 1: an area of about 11,469 ha in the southeastern side of the Economic Zone. The focal zone for development and disposition of the following stimulative projects of the entire economic zone: Electrical center, energy complex, industrial park, borough, public service area, administrative center, deepwater seaport and non-tariff zone.

-Sector 2: an area of about 2,221 ha in the northeastern side of Cua Viet river. The development zone of coastal wellness tourism and Cua Viet municipality, which focuses on the advancement of ancillary services for the focal zone of the Economic Zone.

-Sector 3: an area of about 3,400 ha in the northwestern side of Cua Viet river. The development zone of regional infrastructure with the pivotal Quang Tri airport and high-class services.

-Sector 4: an area of about 6,702 ha, in the western side of the Economic Zone (connected to National Route 49C). The development zone of hi-tech agriculture and the reserve tract for expansion of the focal zone and stabilization of existing residential areas.

Space development:

-Non-tariff zone: On an area of about 275 ha, located to the southwest of the seaport and being adjacent to the main road of the Economic Zone and National Route 15D. The non-tariff zone has direct access to a part of My Thuy deepwater seaport.

-My Thuy seaport: On an area of about 955 ha, located to the north of Hai An commune and neighboring Quang Tri Electrical Center.

-Thermoelectric Center: On an area of about 650 ha, composed of:

+ Quang Tri Electrical Center, approximating 450 ha, based in the communes of Hai Khe and, partially, Hai An and Hai Duong; with an output of 1,200MW in the 1stphase and 2,40MW in the 2ndphase.

+ The coastal protection vegetation that also acts a vegetative barrier that secures nearby residential areas.

+ The tract to the west of Quang Tri Electrical Center: A technical support area of about 145 ha for the thermoelectric plant and a reserve development area of about 55 ha.

-The energy complex: On an area of about 680 ha, located to the north of My Thuy seaport: An oil and gas warehouse approximating 155 ha; tree corridor along oil and gas mains; vegetative barrier for the warehouse and factory.

-Multi-sectoral industrial parks and warehouse: On an area of about 1,352 ha, composed of:

+ The multi-sectoral industrial park in Trieu Son and Trieu Trach: On a sand dune area of about 1,287 ha in the communes of Trieu Son and Trieu Trach. Industries: Mechanical engineering, assembly, textile, packaging, processing of agricultural - forest - aquatic products, new material, building material, porcelain, glass, etc.

+ The shared warehouse: On an area of about 65 ha; moreover, functional and industrial areas shall have separate warehouses.

-Centers: The public administrative center: On an area of about 110 ha in Trieu Lang commune. It primarily functions as a center for public activities, management, services, trading, finance and banking. It is composed of office premises, senior specialists’ residences, central park and training center approximating 92 ha in Nam Cua Viet borough.

-Tourist zone: on an area of about 471 ha, composed of: Maritime tourist attractions in Cua Viet, Trieu An, Trieu Van and, partially, Trieu Lang and Hai Khe. Aesthetic coastal strips and swimming beaches in existence shall be developed as tourist resorts.

-Municipalities and residential areas:

+ Cua Viet municipality: on an area of about 1,350 ha, with a population of 90,000 residents, composed of: Cua Viet town, Nam Cua Viet borough, Bo Ban borough.

+ Resettlement areas and residences for workers and specialists: on an area of about 505 ha, composed of: Hai Khe - Hai Duong resettlement area of about 183 ha, for the construction project of Quang Tri 1 thermoelectric plant; the resettlement area of about 170 ha in Hai An commune, for the construction project of My Thuy seaport; the non-displacing resettlement area of about 30 ha in Trieu Lang commune; workers’ and specialists’ residences approximating 122 ha to the south of Hai Khe resettlement area.

-Tree park and green space.

Protect the ecological tree systems that exist along the river, by the coast and on sand dunes and in neighborhoods; build more small-scale public sports fields in schools and public areas.

+ Tree park: On a total area of about 143 ha, located in Nam Cua Viet borough, public central areas and downtown gateways.

+ Vegetative barrier: Disposed along the Provincial Route 581, reserve tract for regional flood drainage facilities, vacant areas, cemeteries and water surface areas that exist locally.

+ Ecological tree landscape: On a total area of about 4,272 ha, composed of natural trees, ecological plants, landscape, rice plant, crops and woods.

-Rural residential areas: On a total area of about 1,484 ha. Renovate rural residential areas, improve and synchronize technical and social facilities, provide access to urban utilities and adaptation to climate change.

Develop the “agricultural - urban” model, maintain the existing ecology of agriculture - forest and aquaculture; develop hi-tech farming; ameliorate the existing communal centers according to the new rural development plan; build ancillary centers for agricultural production such as: Centers for fishery or processing of agricultural, forest and aquatic products; small trade quarters.

6.Urban design:

a) General direction: Construct a modern and quintessential maritime economic zone of the Central, as an international gateway. Attain an attractive zone with amazing coastal scenery, historic richness, regional multi-cultural properties blended with the cultures of the countries along Mekong river.

Focus the construction density in public central areas. Build the ecological-oriented infrastructure in low density in boroughs and residential areas, along the river and coast. Sustain the coastal protection tree corridors.

High-rise buildings are based in the heart of the Economic Zone and central areas of functional sectors. Set up remarkable spots in central areas and at gateways along connecting roads towards the sea.

b) Urban design in pivotal areas

-Cua Viet municipality: Build a regional and international tourist resort by the coast. Coastal roads shall be dedicated to tourism, trading, recreation. Public space is aggrandized: walking streets, squares, sea-view park, etc. Set up remarkable urban spots in open areas, renovate the quintessential landscape in connection with the diverse cultures of Vietnam, Laos and Thailand and the sea ambiance.

-Nam Cua Viet and Bo Ban boroughs shall be ecologically built with more trees and water surface in harmony with the ecology and environment of the river and seaport.

-Public downtown: Construct a modern commercial center for finance, banking, representative office, shopping, product display and mixed functions; set up the maritime square and park as the central landscape symbolizing the prosperity and growth of the Economic Zone.

-Set up the quintessential landscape in open and public areas; cultural, sporting and tourist areas; central square and sceneries of farming, lake, river and water surface.

7.Social and economic infrastructure planning:

a) Centers for education, health care, culture and sports:

-Educational institutions: Build the vocational school in Nam Cua Viet borough, which approximates 92 ha for 5,000 to 7,000 learners per year.

-Educational system: Eradicate all transient and derelict classrooms, build 12 new kindergartens in communes and urban residential areas. Build 04 new secondary schools and 01 high school in Nam Cua Viet borough and 02 primary schools at the residential area for workers and specialists and Hai Khe resettlement area.

-Public health care: Improve and renovate the existing public medical facilities according to current standards and regulations. Attain medical beds at third-class urban standard.

Build a new medical center in Nam Cua Viet borough. Upgrade the equipment and facilities of the medical center in Cua Viet town; construct a high-quality 50-bed medical center in new Trieu Lang borough, set up new clinics in resettlement areas and industrial parks that accommodate numerous workers.

-Cultural and sporting institutions: Complete the class-structured network of cultural buildings in boroughs and rural residential areas; protect historic and cultural buildings in existence; schedule, renovate and build cultural facilities. Finish and upgrade the existing sporting facilities and sport fields in communes and residential areas according to third-class urban standards and regulations of Vietnam. Reinforce sporting facilities in schools and residential areas.

b) Trading, service, agricultural production, forestry and aquaculture:

-Trading and service:

+ Downtown: Build 01 first-class shopping center in the public downtown (in Trieu Lang commune) and 01 supermarket in Nam Cua Viet borough, build new commercial streets;

+ Rural area: Renovate and upgrade the existing traditional markets in communes, focus on expanding trading areas for farm produce; set up the network of shopping centers, general service providers, trading cooperatives, retail marks, convenience stores, general stores, etc.;

+ Point of contact:  Create a (logistic) transshipment service area adjacent to the seaport; create a regional network of wholesale centers (approximating 20 ha each) in connection with the section of traffic convergence. Dispose the trading system specifically in the subdivision schemes, detailed and sectoral plans.

-Agricultural and forestry production:

+ Agriculture: Transform from agricultural production to hi-tech manufacture of high-quality and hygienic products in association with the application of advanced science and technology; promote the models of livestock farming and mixed farming; implement solutions against environmental pollution; associate agricultural production with processing industry and trading to assure the sale of farm produce;

+ Forestry: Specify protected parts of mangrove forests to conserve the environment and contribute partially to tourism; specify portions of planted forests for resettlement areas associated with afforestation jobs in Hai An, Hai Khe and Hai Duong.

8.Technical infrastructure planning:

a) Transport planning:

-Land transport:

External transport: build 03 main access roads to Southeast Quang Tri Economic Zone, composed of:

+ Northern access: Upgrade National Route 9 (from Song intersection to Cua Viet bridge) with cross section scale of 140 m;

+ Western access: Upgrade and expand National Route 49C (from Quang Tri commune to the center of the Economic Zone) with cross section scale of 63 m;

+ Southern access: Upgrade National Route 15D (from My Thuy seaport to National Route 1) with cross section scale of 200 m (including the infrastructure corridor and vegetative barrier).

Internal transport:

+ Build 02 primary roads connecting the northern and southern zones of Southeast Quang Tri Economic Zone.

+ Build auxiliary first-grade lowland roads spanning the eastern and western zone and connecting Southeast Quang Tri Economic Zone with National Route 1 and Cam Lo - Tuy Loan highway;

+ Build the rural traffic system according to new rural norms.

-Water transport:

+ Cua Viet port: The local general port that also serve the transportation of passengers between Con Co island and main land. The capacity shall reach annually 1.5 million tons and 2.0 million tons by 2025 and 2035, respectively;

+ The capacity of My Thuy general port shall reach annually 13.5 million tons and 27 million tons by 2025 and 2035, respectively.

-Railroad:

+ Build a new railway route that connect Southeast Quang Tri Economic Zone with the national railroad system. The route shall span the East-West Economic Corridor (starting from the junction with Cam Lo - Lao Bao railway route, traversing Dong Ha city in parallel to the alternative pathway of National Route 9, following the primary road axis through the east of Southeast Quang Tri Economic Zone and My Thuy seaport, sharing the corridor of the road between My Thuy seaport and National Route 1).

+ Rail freight station:  Build 01 primary freight station in the southern zone of Southeast Quang Tri Economic Zone, which provides access to the multi-sectoral industrial center; build 01 internal outport terminal of My Thuy seaport to transport goods by land, by railroad and across water.

-Air transport: Construct Quang Tri airport according to the air transport development plan by 2020, with a vision towards 2050.

-Transport infrastructure: Construct the inland container depot approximating 30 ha at the junction of National Route 15D and Cam Lo - Tuy Loan highway.

-Stations: Parking station shall be specified by area. The ratio of parking space for transport shall be maintained at 2.5% of the construction area and specified upon the planning of subdivisions.

+ Coach stations: Set up 01 station in the northern zone (about 1.9 ha) and 01 in the southern zone (about 3 ha) of Southeast Quang Tri Economic Zone;

+ Truck stations: Set up 01 station in the northern industrial zone (about 2.0 ha, adjacent to the freight station) and 01 in My Thuy seaport (about 3.5 ha) of Southeast Quang Tri Economic Zone.

b) Land grading and rainwater drainage:

-Construction elevation height:

+ Industrial zone: The construction control elevation height shall be maintained higher than the design water level with P ≤ 1%. In particular, HXDis equal to or greater than 4.0 m;

+ Civil land: The civil construction control elevation height HXDis equal to or greater than 3.5 m. Constructed areas and existing residential areas shall remain unchanged;

+ Sand dunes: The current elevation point (at 7 ÷ 8 m, higher than the control elevation point) shall be maintained. In certain circumstances, the ground may be graded so that the soil excavated is used to fill other areas.

The local construction ground level shall adhere to the principle that the main aspect gradually slope towards the sea and the southwestern slope is natural.

-Rainwater drainage:

+ Separate drainage system. Construct open gullies for rainwater drainage and local microclimate transformation; maintain the highest gully elevation height higher than the tide peak at 10% frequency (H = 0.63 m);

+ In industrial parks that pose risks of hazardous waste release, the sewer system must be fitted with a device that segregates hazardous constituents before draining water into the general sewer system of the entire planned premises.

c) Water supply planning:

-Planning of water supply for production and daily activities:

The total demand of water shall approximate 75,000 m3/ full day in the 1stphase (by 2025) and 110,000 m3/ full day in the 2ndphase (by 2035).

Phase 1:

+ Construct Song Nhung factory supplying 50,000 m3of water on daily basis to the Economic Zone.

+ Construct Nam Thach Han factory supplying about 55,000 - 60,000 m3of water on daily basis to Quang Tri town and the Economic Zone s projects in the first phase.

+ Construct the mains (D = 1,000 mm) which carry clean water from Nhung river and Thach Han river through the said factories to the booster pump station of Southeast 1 Economic Zone then to Southeast Quang Tri Economic Zone.

+ The water supply for rural residential areas shall be subject to the new rural construction program.

Phase 2:

+ Augment the daily output of Nam Thach Han water supply factory to 100,000 m3for the entire Southeast Quang Tri Economic Zone and Quang Tri town.

+ Construct 01 additional main (D = 1,000 mm) parallel to the existing main of Hai Lang 2 water supply factory to carry clean water to the existing Nam Thach Han 1 booster pump station.

+ Augment the daily capacity of the second phase of Nam Thach Han 1 booster pump station to 110,000 m3and the daily capacity the second booster pump station to 20,000 m3.

+ Construct the main (D = 1,000 mm) to carry additional reserve raw water from Tram river to Nhung River water supply factory. 

+ The water supply for rural residential areas shall be subject to the new rural construction program.

-Planning of raw water supply:

The total daily demand of raw water in the first phase shall be 180,000 m3, which includes 90,000 m3of cooling water per full day for the thermoelectric plant. The second phase shall require 330,000 m3on daily basis, including 175,000 m3of cooling water per full day for the thermoelectric plant.

The cooling raw water for the thermoelectric plant (175,000 m3/ full day) shall be seawater. The remaining amount of raw water shall be taken from the surface water of Tram river.

+ Phase 1: Construct the main (D = 1,200 mm) to convey raw water from the dam on Tram river to the energy complex project’s water dispensing point through Southeast Quang Tri Economic Zone.

+ Phase 2: Construct the main (D = 1,200 mm) parallel to the existing one to carry additional raw water for the second-phase projects of Southeast Quang Tri Economic Zone.

-Supply of water for firefighting:

The firewater supply system of Southeast Quang Tri Economic Zone shall incorporate a low-pressure fire suppression system. Fire hydrants (D = 100 - 125 mm) shall be installed at 150-meter to 300-meter intervals along the clean water mains on main roads. Dispose more fire hydrants (D = 125 mm) along the raw water mains to increase reserve water for firefighting. Moreover, industrial factories shall be equipped with separate firefighting system to extinguish fire actively.

d) Power supply planning:

Source of electric power:

-500kV supply: Construct the new 500kV substation in the power plant (2x450MVA) for the southeast of Quang Tri.

-220KV supply: Construct the new 220kV substation in the power plant (2x250MVA) for the southeast of Quang Tri.

+ Phase 1 (towards 2025): obtain electric power from Dong Ha substation (220/110KV - 2x125KVA) then from Quang Tri power plant upon its discharge of power to the 500kV and 220kV lines.

+ Phase 2 (towards 2035): obtain more power from Hai Lang substation (220/110kV - 2x125MVA) while the capacity of Dong Ha substation reaches 2x250MVA.

-110kV supply: Construct the new My Thuy 110/22kV substation (2x40MVA). Such substation is dedicated to the direct supply of electric power to My Thuy seaport and additional load for the southeast of Quang Tri. Build 4 new 110kV substations for other areas.

-22kV grid:

+ The medium-voltage 22kV lines in industrial complexes shall incorporate the cyclic open-circuit design at pre-defined points. Such grid may be powered by two 110kV substations or two sectionalized bus-bars of the 110kV substation equipped with 2 transformers.

Switch to XLPE-insulated waterproof underground cable with copper conductor (cross section ≥ 240 mm2) for the areas to which requirements for industrial safety and urban landscape apply.

Electric power shall be fed by the high-voltage 22kV line to step-down substations in functional premises through underground cables in industrial trenches along the sides of main roads. Junction manholes shall be disposed in the main grounds of functional premises.

+ 22/0.4kV distribution substation: Choose the power range pertinent to industrial purposes. The power of substations for public lighting and civil activities shall range from 50 to 400kVA.

+ Industrial premises: The power of substations shall expectedly range from 2,000 to 4,000kVA.

-0.4kV grid:

+ In factories: The undergrounding of power grid is recommended. The low-voltage grid in the port shall transmit electric power from transformers in the substation to the load via underground cables (covered by protective pipes) along sidewalk and edges then to the buildings. Electric power shall be fed to the load via power distribution units fitted automatic and synchronous switch.

+ In residential areas: Use insulated aerial bundled cables with cross section of 70 to 120 mm2in main axis and of 35 to 70 mm2at junction.

-Street light grid: Set up lights on both sides of the roads whose roadbed cross section is 11 meters or larger; otherwise, lights shall only be installed on one side of the roads with smaller roadbed cross section. Lighting shall be automatically controlled.

dd) Planning of sewage drainage, solid waste management and cemetery:

-Sewer system:

Sewage and rainwater shall be drained separately. All sewage shall be collected into gravity culverts (D = 300 ÷ 800 mm) and force mains (D = 100 ÷ 400 mm) then carried via pump stations to the water treatment stations before discharged into the environment.

+ In urban development areas: Construct the sewage drainage and treatment system capable of handling 3,000 m3on daily basis (varied according to the plan of each borough).

+ Industrial concentration zone: The sewage drainage and treatment system for industrial parks shall be designed according to the components and properties of each industry. Sewage from industrial parks has to meet the B limit defined in QCVN: 24 - 2009 before discharged into the environment. Factories emitting hazardous exhaust shall be fitted with standard-complaint smoke filtering equipment before fuming.  

+ Energy complex: Construct the sewer and pump station that collect and carry sewage to the centralized treatment station capable of handling 13,000 m3per full day.

+ Industrial park processing oil products: Construct the sewer and pump station that collect and carry sewage to the centralized treatment station capable of handling 15,000 m3per full day.

+ Industrial park processing gas products: Construct the sewer and pump station that collect and carry sewage to the centralized treatment station capable of handling 10,000 m3per full day.

+ Thermoelectric industrial park: Construct the sewer and pump station that collect and carry sewage to the centralized treatment station capable of handling 4,000 m3per full day.

+ Logistic and port service area: Construct the sewer and pump station that collect and carry sewage to the centralized treatment station capable of handling 4,000 m3per full day.

+ Ports: Treat ballast water and cleaning station’s sewage near the port. Separate oil before discharging the water to the sea (according to each project).

-Sewage treatment:

+ Domestic sewage shall be locally treated in septic tank then carried to a treatment station for centralized treatment.

+ Industrial sewage shall be treated twice: It shall be first treated locally in the factory according to the C limit then re-treated in a centralized treatment station according to the B limit as defined in QCVN:24-2009.

+ Cooling water from thermoelectric plant: Circulate, cool, treat then discharge raw water or seawater to the environment pursuant to relevant standards.

-Planning of solid waste management:

+ Domestic solid waste: Dispose of totally 30 tons per full day, sort the waste at source, produce microbial manure from solid organic waste, collect and recycle solid inorganic waste and bury solid waste of no such use hygienically;

+ Solid industrial waste:Dispose of totally 548 tons per full day.Collect 100% of the waste in the defined place. Carry the waste to the zone’s centralized industrial waste treatment center;

+ Construct the solid industrial waste treatment plant on a 20-hectare sandy area of Trieu Trach commune in Southeast Quang Tri Economic Zone (serving the districts of Trieu Phong and Hai Lang);

+ Set up solid domestic waste burial sites for boroughs (as specified in the urban plan).

-Cemetery planning:

+ Relocate certain cemeteries currently based in project sites;

+ Plan, renovate and expand the current cemetery on the 50-hectare sandy area of Trieu Trach commune; set up a vegetative barrier surrounding the cemetery in adherence to current standards of environmental hygiene.

c) Planning of communications system:

Develop the multi-service NGN optical network; encourage and support all organizations and enterprises to invest in, use and provide telecommunications services in Southeast Quang Tri Economic Zone.

g) Strategic environmental assessment:

-In the first phase (towards 2025), handle air and water pollution in industrial parks and implement solutions against climate change:

+ Increase tree density: Grow trees and set up open spaces in the municipality, grow trees on the street, in residential blocks, industrial parks, etc.;

+ Categorize and assemble factories by sector and pollution degree in the industrial park. Locate heavily polluting factories in downwind direction in comparison with less polluting or non-polluting ones.  Set up the sewage treatment center and solid waste transfer station in downwind direction;

+ Constrain and minimize pollution caused by waste from the thermoelectric plant construction project;

+ Enhance environmental improvement measures in line with climate change and extreme weather events, particularly drought in dry season, soil salinity, heavy rain and flood, for sustainable development.

-Technical solutions:

+ The infrastructure of the Economic Zone shall be synchronously designed for convenient construction, repair, operation and for economical land use in accordance with Vietnam s regulations on construction and requirements for environment protection;

+ Set up the facilities for transit storage and transfer of solid waste in industrial parks, specify the facilities that take in and treat ordinary and hazardous solid waste in industrial parks.

+ Separate the sewage discharge system completely from the rainwater discharge system. The positions and manholes of the industrial sewage collection network shall accord with the sewage discharge points of the companies in the industrial park;

+ Industrial parks shall have a centralized sewage treatment plant capable of handling all wastewater ensuing according to the national technical regulations on environment. Centralized sewage treatment plants shall have an automatic monitoring system;

+ Pollution in the thermoelectric plant shall be constrained and minimized by three combined solutions (prevention of pollution and incidents; pollution control and waste treatment; and environment management and monitoring);

+ Local climate change, particularly drought and soil salinity, shall be remedied by:

Well boring, trench digging, irrigational piping, regulation of hydroelectric reservoirs to supply water to lowlands amid a dry spell and balance the annual water supply. Water disposal shall be moderated.

Adjust the crop structure in line with season transition in proper and effective manner.

The long-term fundamental solution against drought and soil salinity shall be deforestation prohibition, forest fire prevention and afforestation so as to retain more water. Focus on examining, surveying and extracting the underground water, especially in places where surface water is usually exhausted due to little rain and long dry season. Invest in sustainable water supply facilities that are least affected by weather.

-Management solution:

+ Implement legislative documents on environment protection in the Economic Zone;

+ Management Boards of the Economic Zone and industrial parks shall be responsible for managing directly the protection of the environment on competent government bodies’ authority. Such boards shall have divisions and personnel specialized in environment protection according to the Government s Decree No. 81/2007/ND-CP on specialized divisions for environment protection in state agencies and state-owned enterprises;

+ The investors of technical facilities in industrial parks shall have divisions or personnel specialized in environment protection as per the laws;

+ Manufacturers, traders and service providers in industrial parks shall assign personnel to monitor concurrently the environment protection;

+ Industrial parks and projects thereof, if emitting much exhaust and noise, shall be set up in regular downwind direction and isolated from boroughs and serene functional areas with vegetative barrier in regulated width. The projects discharging much sewage shall be arranged contiguously and at the downstream of industrial parks water sources.

+ The planning of land use for functional areas of Southeast Quang Tri Economic Zone shall accord with natural conditions, current local environmental conditions and plans against natural disaster, earthquake, flood and sea level rise;

+ The protection of industrial parks’ environment shall occur regularly and focus primarily on prevention in all stages;

+ The construction plan of Southeast Quang Tri industrial park shall accord with the regional socio-economic development plan, limit the use of highly productive farming land and assure sustainable growth and national security;

+ Industrial park plans shall contain environmental impact assessment reports as per the laws.

9.Priority projects and programs:

a) Programs: The construction of coastal technical infrastructure framework for the east of Quang Tri province and the application of the "agricultural - urban" model in the Economic Zone.

b) Priority projects towards 2025:

-Technical infrastructure:

+ Upgrade and expansion of Cua Viet port (northern and southern banks); expansion of National Route 9 from Dong ha city to Cua Viet bridge; expansion of National Route 49C; expansion of National Route 15D from La Lay international gateway to My Thuy port (expansion of the road between My Thuy port and National Route 1, and full inauguration of the road between La Lay international gateway and My Thuy port); construction of central road along Southeast Quang Tri Economic Zone; construction of Quang Tri airport (phase 1);

+ Construction of Nhung River water supply factory with daily output of 50,000 m3; construction of the clean water supply network for first-phase projects, installation of the raw water supply system for the electrical center;

+ Construction of the new My Thuy 110/22kV substation (2x40MVA);

+ Construction of sewage treatment stations in industrial parks in the first phase, which are capable of handling 13,500 m3for the thermoelectric plant and 10,600 m3for the port and port service area on daily basis. Construction of the 3-hectare industrial waste treatment plant in Trieu Trach commune.

-Economic infrastructure:

+ Construction of Quang Tri 1 thermoelectric plant with the output of 1,320MW; construction of the energy complex; construction of My Thuy port; construction of the logistic zone no1 adjacent to the port; construction and completion of Quan Ngang industrial park;

+ Construction of the coastal tourist resorts in Cua Viet (141 ha) and Hai Khe (50 ha), planning of Bac Cua Viet tourist zone, construction of trading centers in new urban areas;

+ Construction of the high-quality aquaculture zone.

-Social infrastructure:

Upgrade and construction of parks, flower gardens and squares such as the central park and square of Cua Viet town; improvement of the cultural house system, construction of the high-quality medical center in Nam Cua Viet borough.

-Urban and rural development:

Implement the resettlement project for the households displaced upon the first-phase construction of the Economic Zone; renovate and upgrade Cua Viet town; invest and construct the technical infrastructure of Nam Cua Viet borough and the center of Bo Ban commune; implement the new rural development program in the communes in the Economic Zone.

Article 2.Implementationorganization

People’s Committee of Quang Tri province shall be responsible for:

-Leading and cooperating with the Ministry of Construction in announcing the general construction plan of Southeast Quang Tri Economic Zone of Quang Tri province by 2035, with a vision towards 2050.

-Formulate and promulgate the regulation on the management of the general construction plan of Southeast Quang Tri Economic Zone of Quang Tri province by 2035, with a vision towards 2050.

-Formulate programs and schemes to basically advance the actualization of the general construction plan of Southeast Quang Tri Economic Zone of Quang Tri province by 2035, with a vision towards 2050.

-Formulate and recommend policies, financial and human resources, implement technical infrastructure projects to impulse the socio-economic development of Quang Tri province.

Article 3.This Decisiontakes effect on the signing date.

Minister of Construction, Chairperson of the People’s Committee of Quang Tri province and heads of relevant agencies shall implement this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Trinh Dinh Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1936/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất