Quyết định 13/2004/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 13/2004/QĐ-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2004/QĐ-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 13/05/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Cơ cấu tổ chức, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 13/2004/QĐ-BXD
BỘ XÂY DỰNG
Số: 13/2004/QĐ-BXD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo
ngành Xây dựng tại địa phương
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ công văn số 148/BNV-CCVC ngày 29/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương.
Điều 2. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nêu trên làm căn cứ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và xếp lương đối với công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Chủ tịch Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 3 - Ban Tổ chức TW (để b/c) - Bộ Nội vụ (để b/c) - Sở Nội vụ, Sở XD, Sở QH-KT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Công báo - Lưu VP, TCCB |
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân |
TIÊU CHUẨN
Chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BXD
ngày 13 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương.
Đối tượng điều chỉnh bao gồm các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Điều 2. Tiêu chuẩn chung
Công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân; bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; tác phong làm việc dân chủ, khoa học, có uy tín, được tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức, kinh nghiệm về khoa học lãnh đạo và quản lý; có trình độ hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ ngành Xây dựng, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4. Có năng lực tổ chức thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương trong các lĩnh vực công tác được phân công trên địa bàn tỉnh; có ý thức học tập, trau dồi kiến thức về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ, về tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực có liên quan đến sự phát triển của ngành Xây dựng.
5. Có khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và phối hợp công tác với các ngành, đơn vị có liên quan để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chương 2:
TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỤ THỂ
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO SỞ XÂY DỰNG
Điều 3. Giám đốc Sở Xây dựng
1. Chức trách:
Giám đốc Sở Xây dựng là công chức lãnh đạo đứng đầu bộ máy của Sở Xây dựng, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Sở để thực hiện chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Xây dựng tại địa phương, cụ thể như sau:
1.1. Tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Sở để thực hiện chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở;
1.2. Tại các thành phố trực thuộc Trung ương khác: Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Sở để thực hiện chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn;
1.3. Tại các tỉnh còn lại: Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Sở để thực hiện chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị).
1.4. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực được phân công, phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức của Sở Xây dựng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
2.2. Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật hoặc theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.3. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực được phân công trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
3.1. Hiểu biết, năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về các lĩnh vực công tác của Sở và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Nắm vững tình hình và định hướng phát triển trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Xây dựng tại địa phương;
- Có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của Sở để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng được giao trên địa bàn tỉnh;
- Có khả năng xử lý, tổ chức thực hiện và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành Xây dựng tại địa phương.
3.2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: xây dựng (công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ); kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; máy xây dựng; kinh tế xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị;
- Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên.
3.3. Về chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân kinh tế chính trị.
3.4. Về ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C. Riêng đối với các tỉnh miền núi có dân tộc thiểu số, phải biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số tại địa phương (thay cho ngoại ngữ).
3.5. Về kinh nghiệm quản lý:
Đã từng giữ ít nhất một trong các chức vụ quản lý:
- Phó giám đốc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Giao thông - Công chính;
- Các chức vụ khác tương đương Phó giám đốc Sở nhưng trước đó đã giữ chức vụ Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Giao thông - Công chính hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng.
3.7. Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
Điều 4. Phó giám đốc Sở Xây dựng
1. Chức trách:
Phó giám đốc Sở Xây dựng là công chức lãnh đạo giúp việc Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công phụ trách.
2.2. Thay mặt Giám đốc Sở quản lý, điều hành các hoạt động của Sở và quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở khi được Giám đốc Sở uỷ quyền.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
3.1. Hiểu biết, năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về các lĩnh vực công tác được Giám đốc Sở phân công phụ trách và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Nắm vững tình hình và định hướng phát triển trong các lĩnh vực được phân công phụ trách trên địa bàn tỉnh;
- Có năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác được giao;
- Có khả năng xử lý, tổ chức thực hiện và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công phụ trách trên địa bàn tỉnh.
3.2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: xây dựng (công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ); kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; máy xây dựng; kinh tế xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị;
- Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên.
3.3. Về chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân kinh tế chính trị.
3.4. Về ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C. Riêng đối với các tỉnh miền núi có dân tộc thiểu số phải biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số tại địa phương (thay cho ngoại ngữ).
3.5. Về kinh nghiệm quản lý:
Đã từng giữ ít nhất một trong các chức vụ quản lý:
- Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Giao thông - công chính; Giám đốc doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng;
- Các chức vụ khác tương đương Trưởng phòng nghiệp vụ của Sở nhưng trước đó đã giữ chức vụ Phó trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Sở Xây dựng, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông - Công chính hoặc Phó giám đốc doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng.
3.6. Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ.
Chương 3:
TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỤ THỂ ĐỐI VỚI
CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
Điều 5. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc
1. Chức trách:
1.1. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc là công chức lãnh đạo đứng đầu bộ máy của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Sở để thực hiện chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tại địa phương.
1.2. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực được phân công, phân cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức của Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
2.2. Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc theo quy định của pháp luật hoặc theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.3. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực được phân công trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
3.1. Hiểu biết, năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về các lĩnh vực công tác của Sở và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Nắm vững tình hình và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn tại địa phương;
- Có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của Sở để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được giao trên địa bàn tỉnh;
- Có khả năng xử lý, nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tại địa phương.
3.2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên.
3.3. Về chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân kinh tế chính trị.
3.4. Về ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C.
3.5. Về kinh nghiệm quản lý:
Đã từng giữ ít nhất một trong các chức vụ quản lý:
- Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng;
- Các chức vụ khác tương đương Phó giám đốc Sở nhưng trước đó đã giữ chức vụ Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng hoặc Giám đốc doanh nghiệp tư vấn hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
3.7. Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
Điều 6. Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc
1. Chức trách:
Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc là công chức lãnh đạo giúp việc Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công phụ trách.
2.2. Thay mặt Giám đốc Sở quản lý, điều hành các hoạt động của Sở và quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở khi được Giám đốc Sở uỷ quyền.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
3.1. Hiểu biết, năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về các lĩnh vực công tác được Giám đốc Sở phân công phụ trách và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Nắm vững tình hình và định hướng phát triển trong các lĩnh vực được phân công phụ trách trên địa bàn tỉnh;
- Có năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác được giao;
- Có khả năng xử lý, tổ chức thực hiện và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được phân công phụ trách trên địa bàn tỉnh.
3.2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên.
3.3. Về chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân kinh tế chính trị.
3.4. Về ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C.
3.5. Về kinh nghiệm quản lý:
Đã từng giữ ít nhất một trong số các chức vụ quản lý:
- Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng; Giám đốc doanh nghiệp tư vấn hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Các chức vụ khác tương đương Trưởng phòng nghiệp vụ của Sở nhưng trước đó đã giữ chức vụ Phó trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng hoặc Phó giám đốc doanh nghiệp tư vấn hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
3.7. Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nhà đất được ban hành kèm theo Quyết định số 178/BXD-TCLĐ ngày 07/6/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Các quy định và hướng dẫn trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 8. Quy định này là căn cứ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương.
Điều 9. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quy định này./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây