Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông số 38-L/CTN

thuộc tính Pháp lệnh 38-L/CTN

Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông số 38-L/CTN
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38-L/CTN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Lê Đức Anh
Ngày ban hành:10/12/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 38-L/CTN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 38L/CTN

NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1994

(Trích)

CHỦ TỊCH

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

NAY CÔNG BỐ:

...

Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1994.

...

PHÁP LỆNH

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Để tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ công trình giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân;

Pháp lệnh này quy định về bảo vệ công trình giao thông.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Công trình giao thông là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân.
Điều 2
Công trình giao thông được quy định trong Pháp lệnh này bao gồm công trình giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông phục vụ giao thông vận tải công cộng, sau đây gọi chung là công trình giao thông.
Việc bảo vệ công trình giao thông hàng không dân dụng, công trình giao thông hàng hải do Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ Luật hàng hải Việt Nam điều chỉnh.
Điều 3
Bảo vệ công trình giao thông được quy định trong Pháp lệnh này gồm những hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 4
Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc xây dựng cải tạo, duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông.
Điều 5
Nhà nước thống nhất quản lý về bảo vệ công trình giao thông, không phân biệt công trình được xây dựng bằng nguồn vốn nào.
Nhà nước bảo đảm kinh phí và các điều kiện cho việc duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Chủ của công trình giao thông được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác phải tự bảo đảm kinh phí để duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình.
Điều 6

Quy hoạch cải tạo, mở rộng và nâng cấp các loại đường giao thông phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải được công khai cắm mốc chỉ giới.
Việc thiết kế, xây dựng công trình giao thông phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm chất lượng và an toàn kỹ thuật của công trình.
Điều 7
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình giao thông; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và các quy định pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ công trình giao thông.
Điều 8
Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông tại địa phương.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tham gia giáo dục, động viên nhân dân và giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông.
Điều 9
Người sử dụng, khai thác công trình giao thông phải trả lệ phí giao thông theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định các loại công trình giao thông được thu lệ phí và mức lệ phí đối với từng loại công trình.
Điều 10
Mọi hành vi xâm phạm đến công trình giao thông phải được xử lý nghiêm minh.
CHƯƠNG II
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Điều 11
Công trình giao thông được bảo vệ bao gồm:
1- Công trình đường bộ: đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè đường đô thị, bến phà, bến xe, hệ thống thoát nước, cọc tiêu biển báo và các công trình, thiết bị phụ trợ khác;
2- Công trình đường sông: luồng chạy tàu thuyền trên sông, hồ, kênh đào và ven vịnh; âu thuyền, kè, đập, cảng, bến, kho bãi, phao tiêu báo hiệu và các công trình, thiết bi phụ trợ khác;
3- Công trình đường sắt: đường, cầu, hầm, cống, nhà ga, kho bãi, hệ thống thông tin tín hiệu và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
Điều 12
Căn cứ việc phân cấp quản lý, các hệ thống đường giao thông được phân loại như sau:
1- Đường bộ: quốc lộ, đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường bộ chuyên dùng;
2- Đường sông: đường sông trung ương, đường sông địa phương và đường sông chuyên dùng;
3- Đường sắt: đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.
Điều 13

Phạm vi bảo vệ công trình giao thông bao gồm: Công trình; hành lang bảo vệ công trình; phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải.
Ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây tác hại đến an toàn công trình.
Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông.
Điều 14

Việc xây dựng công trình, sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ công trình giao thông cho phép theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng công trình, sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông nhưng ảnh hưởng đến an toàn công trình hoặc an toàn cho hoạt động giao thông vận tải trên công trình phải có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ công trình giao thông.
Điều 15
1- Việc quản lý, khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông phải tuân theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
2- Đơn vị quản lý công trình giao thông có trách nhiệm bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật của công trình; trường hợp phát hiện công trình có chỗ bị hư hỏng, đe doạ an toàn giao thông thì phải có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời; có biện pháp phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế tổn hại đến công trình và phải liên đới trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng của công trình không bảo đảm an toàn kỹ thuật.
Điều 16

Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn, thì người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị quản lý công trình, cảnh sát giao thông hoặc cơ quan Nhà nước khác nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 17
Đối với công trình giao thông đặc biệt quan trọng, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng xây dựng phương án tổ chức việc bảo vệ theo quy định của Chính phủ.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý công trình giao thông và lực lượng thanh tra về bảo vệ công trình giao thông trong việc bảo vệ các công trình giao thông.
Điều 18
Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình giao thông để xây dựng nhà ở, lều quán hoặc bất kỳ công trình nào khác.
Mọi hành vi vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong việc giải quyết đền bù và giải phóng mặt bằng đều phải được xử lý nghiêm minh.
Điều 19
1- Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, sửa chữa công trình và tiến hành các hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông phải tuân theo pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và các quy định của pháp luật có liên quan.
2- Trường hợp Nhà nước cần xây dựng cải tạo, mở rộng công trình giao thông thì chủ các công trình, nhà ở, lều quán đã xây dựng trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông, kể cả trường hợp đã được phép xây dựng đều phải di chuyển kịp thời theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Việc đền bù được thực hiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm đúng chính sách của Nhà nước.
3- Việc di chuyển chậm trễ hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển các công trình, nhà ở, lều quán quy định tại khoản 2 của Điều này gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng công trình giao thông phải được xử lý nghiêm minh.
Điều 20

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1- Phá huỷ, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng, hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị báo hiệu hướng dẫn giao thông của công trình giao thông;
2- Thải các chất độc hại làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình giao thông;
3- Chứa chất hàng hoá, nguyên vật liệu, phế thải; rửa xe, họp chợ, thả trâu bò, gia súc trên đường giao thông; phơi rơm rạ, thóc lúa, nông sản và các vật khác trên quốc lộ và những hành vi khác gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình giao thông;
4- Điều khiển tàu, xe vượt quá tải trọng hoặc chạy quá tốc độ quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình giao thông.
Điều 21
Các việc sau đây chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ công trình giao thông cho phép:
1- Khoan, đào, xẻ đường giao thông;
2- Sử dụng chất nổ khai thác đá, cát, sỏi, đất gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông;
3- Đặt đường ống cấp nước, thoát nước, dẫn dầu khí; đặt cáp dẫn điện, cáp thông tin và thiết bị chiếu sáng trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông;
4- Neo buộc, đậu, đỗ phương tiện giao thông, bè mảng gây cản trở cho việc khai thác và sử dụng công trình giao thông;
5- Di chuyển vị trí, che lấp làm giảm hiệu lực hoặc tác dụng của hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị báo hiệu hướng dẫn giao thông;
6- Mở đường ngang qua đường sắt, quốc lộ và đường có giải phân cách; điều khiển xe xơ giới, xe bánh xích hoặc kéo vật nặng vượt qua đường sắt ở nhưng nơi quy định không cho vượt qua;
7- Dựng công chào, biển quảng cáo, khẩu hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông;
8- Đặt đăng đó, phương tiện nuôi, đánh bắt thuỷ sản làm trở ngại luồng chạy tầu thuyền;
9- Các hành vi khác gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông.
Trong trường hợp được phép tiến hành một trong những việc quy định tại Điều này, thì khi thực hiện phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông; sau khi hoàn thành phải kịp thời khôi phục nguyên trạng và chất lượng của công trình giao thông. Đơn vị quản lý công trình giao thông có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc khôi phục nguyên trạng và chất lượng của công trình giao thông.
Điều 22
Trong trường hợp cần thiết, hoạt động của các phương tiện sau đây phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và bảo vệ công trình giao thông:
1- Xe bánh xích, xe có trọng tải lớn, xe có kích thước lớn hoạt động trên đường giao thông công cộng có cầu và đường bị hạn chế về tải trọng hoặc khổ giới hạn;
2- Tàu thuỷ có kích thước lớn hoạt động trên những tuyến đường sông có luồng chạy tàu thuyền hạn chế.
Giấy phép hoạt động của các phương tiện quy định tại Điều này được cấp để sử dụng một lần hoặc có thời hạn và theo những tuyến đường quy định.
Đơn vị quản lý công trình giao thông phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng kiểm soát quân sự tổ chức kiểm tra hoạt động của các loại phương tiện quy định tại điều này.
Điều 23
Việc bảo vệ công trình giao thông kết hợp làm công trình quốc phòng hoặc công trình quốc phòng kết hợp làm công trình giao thông phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Việc bảo vệ công trình giao thông kết hợp làm công trình thuỷ lợi, đê điều hoặc công trình thuỷ lợi, để điều kết hợp làm công trình giao thông phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Pháp lệnh về đê điều.
Việc bảo vệ công trình giao thông có liên quan đến các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 24
1- Trong trường hợp có sự cố gây cản trở giao thông, chủ của vật chướng nhiều ngại nằm trong phạm vi luồng chạy tàu thuyền phải báo ngay cho đơn vị quản lý công trình giao thông nơi gần nhất, có biện pháp bảo đảm giao thông an toàn và có trách nhiệm gỡ bỏ và thanh thải vật chướng ngại đó theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý công trình giao thông;
2- Trong trường hợp có sự cố gây cản trở giao thông, chủ của vật chướng ngại trên đường bộ, đường sắt phải bảo ngay cho đơn vị quản lý công trình giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông nơi gần nhất và có trách nhiệm gỡ bỏ và thanh thải vật chướng ngại, không để gây trở ngại đến việc lưu thông tàu, xe.
3- Trong trường hợp vật chướng ngại không được gỡ bỏ và thanh thải đúng thời hạn quy định, đơn vị quản lý công trình giao thông hoặc lực lượng cảnh sát giao thông có trách nhiệm xử lý và chủ của vật chướng ngại phải chịu mọi phí tổn.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Điều 25
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông trong phạm vi cả nước.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông; có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng, kiểm tra và thanh tra việc bảo vệ hệ thống quốc lộ, đường sông trung ương và đường sắt quốc gia; bảo đảm hệ thống giao thông quốc gia an toàn, thông suốt.
Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với bộ Giao thông vận tải trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông theo sự hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; có trách nhiệm tổ chức bảo vệ các công trình giao thông trong phạm vi địa phương; chỉ đạo việc duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông được phân cấp quản lý.
Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông ở địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vè bảo vệ công trình giao thông.
Việc quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường sắt do Chính phủ quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 26
Nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông bao gồm:
1- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp và sửa chữa công trình giao thông;
2- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về bảo vệ công trình giao thông và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ công trình giao thông;
3- Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông;
4- Quy định và công bố tải trọng, tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại phương tiện giao thông vận tải phù hợp với an toàn của hệ thống công trình giao thông công cộng.
Quy định tải trọng và kích thước giới hạn của các phương tiện giao thông vận tải có tải trọng và kích thước lớn được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
5- Cấp và thu hồi giấy phép đối với các trường hợp khai thác, sử dụng công trình có ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của công trình giao thông;
6- Quy định về việc xây dựng công trình ở hai bên đường giao thông thuộc hành lang bảo vệ đường giao thông phù hợp với quy hoạch cải tạo, mở rộng đường giao thông;
7- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông;
8- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ công trình giao thông;
9- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ công trình giao thông;
10- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo có liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông theo thẩm quyền;
11- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ công trình giao thông.
Điều 27
Tổ chức hệ thống các đơn vị quản lý công trình giao thông được quy định như sau:
1- Bộ Giao thông vận tải quy định tổ chức các đơn vị quản lý công trình quốc lộ, đường sông trung ương và đường sắt quốc gia;
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tổ chức các đơn vị quản lý công trình đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường sông địa phương theo sự hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
CHƯƠNG IV
THANH TRA VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Điều 28
Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ công trình giao thông.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của thanh tra về bảo vệ công trình giao thông.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức lực lượng thanh tra bảo vệ công trình đường bộ, đường sắt và đường sông.
Điều 29
Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên về bảo vệ công trình giao thông có quyền:
1- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông;
2- Lập biên bản các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông; quyết định tạm thời đình chỉ hoặc đình chỉ các vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ công trình giao thông;
3- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông;
4- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm pháp luật vệ bảo vệ công trình giao thông theo thẩm quyền;
5- Chủ trì phối hợp với lực lượng cảnh sát nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong việc thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ công trình giao thông.
Trong trường hợp cần thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình giao thông do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, Thanh tra viên được phép dừng các phương tiện giao thông vận tải để có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 30
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên về bảo vệ công trình giao thông thi hành nhiệm vụ; chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên về bảo vệ công trình giao thông.
Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên về bảo vệ công trình giao thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Điều 31
Tổ chức, cá nhân bị thanh tra có quyền khiếu nại với cơ quan thanh tra về bảo vệ công trình giao thông hoặc cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp về bảo vệ công trình giao thông về quyết định và biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ công trình giao thông.
Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo của công dân và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 32
Lực lượng thanh tra về bảo vệ công trình giao thông được trang bị đồng phục, phù hiệu và những phương tiện cần thiết để làm nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 33

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ công trình giao thông được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Những người đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông mà bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 34
Người nào lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 35
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông; vi phạm các quy định về việc cấp giấy phép sử dụng đất đai trong phạm vị bảo vệ công trình giao thông, trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, trong việc quản lý, bảo vệ công trình giao thông hoặc có các quyết định trái pháp luật khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 36

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37
Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý đối với nhà ở và các công trình khác đã được xây dựng trong phạm vị bảo vệ công trình giao thông trước ngày ban hành Pháp lệnh này.
Điều 38
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 39
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 38-L/CTN

Hanoi, December 02, 1994

 

 

ORDINANCE

ON PROTECTION OF TRANSPORT WORKS

In order to strengthen the State management, and enhance the responsibility of State agencies, economic and social organizations, units of the People's Armed Forces and all individuals, in the protection of transport works, contributing to socio-economic development and the assurance of national defense and security and the people's life;
Pursuant to Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Ordinance provides for the protection of the transport works.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The transport works are technical-economic facilities which are part of the infrastructure and are important to the development of the national economy and the assurance of national defense and security and the people's life.

Article 2.- The transport works covered by this Ordinance include land roads, railways and river routes which serve public transport, hereafter generally referred to as transport works.

The protection of the transport works belonging to civil aviation and maritime transport is regulated respectively by the Law on Civil Aviation of Vietnam and the Code on Maritime Transport of Vietnam.

Article 3.- The protection of transport works provided for by this Ordinance includes the activities to ensure safety and durability of the works; the measures to prevent, check and handle acts of violation against the works which may cause danger to the life of people and damage to properties of the State and people.

Article 4.- The State has policies to encourage and protect the lawful rights and interests of organizations and individuals at home and abroad that invest in and/or apply scientific and technological advances to building, transforming, maintaining, repairing and protecting transport works.

Article 5.- The State exercises unified management of the protection of transport works, irrespective of their capital sources.

The State ensures budget allocations and other conditions for the maintenance, repair and protection of transport works, which are built with capital allocated by or originating from the State budget.

The owner of a transport work built with capital from other sources must ensure the budget for its maintenance, repair and protection.

Article 6.- The planning, transformation, expansion and upgrading of transport routes of all kinds must be approved by the competent State authority and marker-posts must be planted at vantage points of such works.

The designing and building of transport works must comply with the schemes, plans and blueprints already approved by the competent State authority; and must meet the standards in technical quality and safety.

Article 7.- All State agencies, social and economic organizations, units of the People's Armed Forces and individuals are responsible for preserving and protecting transport works; and for observing the legal provisions on the protection of transport works and related legislation.

All foreign organizations and individuals operating or residing in the Vietnamese territory must comply with the provisions of Vietnamese law on the protection of transport works.

Article 8.- The People's Councils at all levels shall, within the scope of their tasks and jurisdiction, be responsible for supervising the implementation of the legal provisions for the protection of transport works in their localities.

The State shall create conditions for the Vietnam Fatherland Front and its member organizations to take part within the scope of their tasks and jurisdiction, in educating the people on, and encouraging and supervising their implementation of, the legal provisions on the protection of transport works.

Article 9.- The users and exploiters of transport works must pay tolls as stipulated by law.

The Government shall stipulate the categories of transport works to be tolled and their specific tolls.

Article 10.- All acts of violation against transport works shall be dealt with by law.

Chapter II

PROTECTION OF TRANSPORT WORKS

Article 11.- The transport works which are protected include:

1. On-land works: Roads, bridges, sewers, tunnels, urban pavements, ferries, bus stations, drainage systems, road signs and other support works and facilities;

2. River works: Navigation routes on rivers, lakes, canals and along bays; docks, water locks, dams, ports and harbors, storage sites, buoys and other support works and facilities;

3. Railway works: Railways, bridges, tunnels, sewers, railway stations, storage sites, signal systems and other support works and facilities.

Article 12.- Pursuant to the allocation of management responsibilities, the transport route system is classified as follows:

1. Land road: the national highways, urban roads, provincial roads, district roads, communal roads and the specialized on-land roads:

2. River route: the river ways under central and local jurisdiction and the specialized river ways;

3. Railway: the national railway system and the specialized railways.

Article 13.- The protection area for transport works includes: the works; the protection corridors; the air space, the ground and the water beneath the works which are related to the security of the works themselves and the safety of transport activities.

All construction and other activities outside the protection area for transport works must not do harm to the security of the works.

The Government shall provide details on the protection area for transport works.

Article 14.- The building of transport works and the use and exploitation of the air, land and/or water space within their protection area must be approved in accordance with law by the competent State authority.

The building of transport works and the use and exploitation of the air space, land and/or water area outside their protection area which may affect the security of the works or the safety of the transport activities, must be advised by the competent State authority responsible for the protection of transport works.

Article 15.-

1. The management, exploitation, repair and protection of transport works must comply with the procedures, norms and technical standards stipulated by the competent State authority.

2. The managing units are responsible for the technical safety of their works; in case they discover damage which threatens the safety of the traffic, they must take timely measures to fix and repair them; they must also take preventive measures against natural calamities in order to minimize damage to the works and shall be held joint-responsible for traffic accidents due to the poor technical quality of the works.

Article 16.- When a transport work is discovered to have been infringed upon or become unsafe, the discoverer has to immediately report his/her finding to the local authority or the managing unit, traffic police or the nearest State agency, which shall take timely measures to deal with the problem.

Article 17.- With regard to transport works of special importance, the Ministry of Transport and Communication shall take the initiative to coordinate with the Ministry of the Interior and the Ministry of Defense to design plans for their protection in accordance with the provisions of the Government.

Within the scope of their tasks and jurisdiction, the People's Police Force has the responsibility to coordinate with and provide support for the managing units of transport works and the inspection units responsible for their protection.

Article 18.- All acts of encroachment upon the protection area of transport works to erect houses, cottages or any other works, are strictly banned.

All acts of violation of the construction plans already approved by the competent State authority or the plans for house removal compensation shall be dealt with by law.

Article 19.-

1. Organizations and individuals that are permitted to build, transform, expand and repair transport works and carry out other activities within the protection area of the works must comply with the legal provisions on protection of transport works and related legislation.

2. When the State has the need to build, transform or expand transport works, the owners of the works, houses and cottages which lie within the protection corridors of the transport works, including those the construction of which have been permitted, must move out promptly as decided by the competent State agency.

Compensation shall be effected in accordance with the provisions of law and in compliance with State policies.

3. Any delay in moving or any hindrance to the removal of the architectures stipulated in Item 2 of this Article, which hampers the building, transformation and expansion of transport works, shall be dealt with by law.

Article 20.- The following acts are banned:

1. Destroying, dismantling and stealing parts, accessories, tools and construction materials, signal systems and facilities serving traffic at transport works;

2. Dumping toxic waste which may cause damage to or affect the durability and life of transport works;

3. Storing goods, materials and wastes; washing vehicles, holding market, and letting loose cattle on traffic roads; drying rice straw, farm produce and other things on highways; and other acts which cause hindrances to the use and exploitation of transport works;

4. Operating over-loaded vehicles or at speeds faster than the speed limit which may affect the quality of transport works.

Article 21.- The following works may be conducted only after a permit is obtained from the competent State authority on protection of transport works:

1. Drilling, digging or cutting traffic roads;

2. Using explosives to extract rocks, sand and gravel, which may affect the quality of transport works;

3. Laying water or oil and gas pipelines; or laying electric or communication cables and installing lighting equipment within the protection area of transport works;

4. Anchoring and mooring boats and rafts or parking transport means which may hamper the use and exploitation of transport works;

5. Displacing signal systems or blocking their visibility and that of other facilities serving traffic flow;

6. Opening traffic flows across railways, highways and roads with median strips; or operating motor or caterpillar-treaded vehicles or hauling weighty objects across railways at points where crossing is banned;

8. Placing fish traps or aquatic rearing or catching facilities which may hinder waterways;

9. Other works which may affect the quality of transport works.

In the event that one of the works stipulated in this Article is permitted, its realization must include measures to ensure safety to the traffic; after completion, timely measures must be taken to restore the state and quality of the transport works. The managing units of the transport works are responsible for controlling and supervising the restoration of the state and quality of the transport works.

Article 22.- When the need arises, the operation of the following transport means must be licensed by the competent State authority on protection of transport works:

1. Caterpillar-treaded vehicles, heavy-duty vehicles and over-size vehicles which are to operate on public transport works with bridges and sections which require limited weights or sizes;

2. Large-size vessels which are to operate on river routes navigable to vessels with size limits;

Licenses issued for operation stipulated in this Article are only for single or timed use, and on defined routes.

The managing units of the transport works shall coordinate with the traffic police and the military police to control the operation of the transport means stipulated in this Article.

Article 23.- The protection of the transport works which are also military works, or of the military works which are also transport works, shall comply with the provisions of this Ordinance and the Ordinance on Protection of Military Works and Military Zones.

The protection of the transport works which are also irrigation works or dikes, or of the irrigation works or dikes which are also transport works, shall comply with the provisions of this Ordinance, the Ordinance on Exploitation and Protection of Irrigation Works, and the Ordinance on Protection of Dikes.

The protection of the transport works which are related to other infrastructure works shall comply with the provisions of this Ordinance and related legal provisions.

Article 24.-

1. In the event of an incident which causes hindrance to traffic flow, the owner of the object which blocks the traffic of ships and boats must notify immediately the nearest managing unit of transport works, take measures to ensure traffic safety and remove that obstacle within the time limit set by the managing unit of transport works;

2. In the event of an incident which causes hindrance to traffic flow, the owner of the object which blocks the traffic on land or rail roads must notify immediately the nearest managing unit of transport works and traffic police and remove that obstacle, not letting it hamper the traffic flow of trains and vehicles;

3. In the event the obstacle is not removed within the set time limit, the managing unit of transport works or the traffic police is responsible for removing it and the owner of the object has to bear all the cost of the removal.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OF THE PROTECTION OF TRANSPORT WORKS

Article 25.- The Government exercises unified State management in the protection of the transport works throughout the country.

The Ministry of Transport and Communication performs the function of State management in the protection of the transport works; is responsible for organizing the management, protection, exploitation and use of the transport works, and for controlling and supervising the protection of the national highway system, the centrally-managed river routes and the national railway system; and ensures that the national transport system operate safely and smoothly.

The Ministry of the Interior and the concerned ministries and branches shall, within their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Transport and Communication in the exercise of the function of State management in the protection of transport works.

The People's Committees at all levels shall, within their tasks and powers, exercise the function of State management in the protection of transport works under the guidance of the Ministry of Transport and Communication; are responsible for organizing the protection of the transport works located in their localities; and direct the maintenance, repair and protection of the transport works the management of which has been assigned to them.

The local agencies of State management of the protection of transport works are responsible for assisting the People's Committees of the same level to perform the State management function in the protection of transport works.

The State management over the protection of railway transport works shall be determined by the Government upon the proposal of the Minister of Transport and Communication.

Article 26.- The content of State management of transport works includes:

1. To formulate schemes and plans for building, transformation, upgrading and repairing transport works;

2. To draft and issue legal documents on protection of transport works and organize the implementation of the legal documents on protection of transport works;

3. To organize the apparatus for the management and protection of transport works;

4. To set and publicize standards on maximum loads and technical norms for transport means in compliance with the safety conditions of the public transport system.

To set the maximum loads and sizes for transport means to be imported into Vietnam;

5. To issue and withdraw licenses for the exploitation and use of transport works which may affect the works' quality and safety;

6. To formulate regulations on constructions to be built on either side of transport routes and within their protection corridors, in compliance with plans for their transformation and expansion;

7. To carry out promotion, dissemination and education on laws on protection of transport works;

8. To train and foster personnel for management and protection of transport works; to carry out research and application of scientific and technological advances in the field of protection of transport works;

9. To control and inspect the implementation of the legal provisions on protection of transport works;

10. To settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of transport works; to handle cases of violation of laws on protection of transport works within one's jurisdiction.

11. To engage in international cooperation in the field of protection of transport works.

Article 27.- The organization of the units to manage transport works is as follows:

1. The Ministry of Transport and Communication shall determine the organization of the units to manage the national highways, centrally managed river routes and national railways;

2. The People's Committees at provinces and cities directly under the Central Government shall determine the organization of the units to manage urban roads, provincial roads, district roads, communal roads and local river routes, under the guidance of the Ministry of Transport and Communication.

Chapter IV

INSPECTION ON PROTECTION OF TRANSPORT WORKS

Article 28.- The State management body for the protection of transport works performs the function of inspection in the protection of transport works.

The Government is to determine the organization, tasks, powers and operation of inspection in the protection of transport works.

The Ministry of Transport and Communication is to organize the inspection personnel for the protection of transport works on land, rail and river.

Article 29.- In performing inspection, the Inspection team or Inspector of the protection of transport works has the powers:

1. To control and inspect the implementation of the legal provisions on protection of transport works;

2. To file records on acts of violation of laws on protection of transport works; to suspend temporarily or permanently acts of serious violation of legal provisions on protection of transport works;

3. To handle within one's jurisdiction acts of violation of legal provisions on protection of transport works or to recommend to the competent State authority to handle them.

4. Within one's jurisdiction to settle disputes, complaints and denunciations against acts of violation of legal provisions on protection of transport works;

5. To be in charge of coordination with the People's Police and other law-enforcement forces in performing the function of inspection of protection of transport works.

In case of necessity, to prevent the possible consequences on transport works of acts of violation of laws on their protection, the Inspector has the authority to halt transport means to apply within one's jurisdiction preventive measures and takes responsibility before law for his/her decision.

Article 30.- All organizations and individuals are responsible for creating conditions for the Inspection team or Inspector on protection of transport works to perform its/his/her tasks; and for obeying its/his/her decision.

The Inspection team or Inspector on protection of transport works is to be responsible before law for its/his/her decision.

Article 31.- Organizations and individuals have the right to lodge complaints to the body in charge of inspection of transport works or an immediately higher agency of State management over protection of transport works, about the decision and measures taken by the Inspection team or Inspector.

Organizations and individuals have the right to lodge complaints or denunciations against an agency of State management over protection of transport works, for its acts of violation of legal provisions on protection of transport works.

The agency, which receives the complaints or denunciations, is responsible for considering and settling them in accordance with legal provisions on citizen complaints and denunciations and other related legal provisions.

Article 32.- The inspection personnel for protection of transport works are provided with uniform, badge and necessary instruments to perform their duties as required by the Government.

Chapter V

REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 33.- Organizations and individuals with meritorious deeds in the protection of transport works shall be rewarded in accordance with the State provisions.

A person, who combats acts of violation of legal provisions on protection of transport works and, as a result, suffers from losses in property, health or life, shall be compensated in accordance with the provisions of law.

Article 34.- Any person, who encroaches upon the land within the protection area of transport works or commits any other act of violation of legal provisions on protection of transport works, shall, depending on the nature, seriousness of the violation and its consequence, be subjected to administrative sanction or investigated for penal liability.

Article 35.- Any person, who abuses his/her position and powers to shield those who have committed acts of violation of legal provisions on protection of transport works; violates provisions on licensing the use of land within the protection areas of transport works, on compensations for site clearing, and on the management and protection of transport works; or commits other acts of violation of law, shall, depending on the nature, seriousness of the violation and its consequence, be subjected to administrative sanctions or investigated for penal liability.

Article 36.- Any person, who commits acts of violation of legal provisions on protection of transport works and causes losses to organizations or individuals, shall, apart from being dealt with according to provisions stipulated in Article 34 and 35 of this Ordinance, have to make compensations for the losses as provided for by the provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37.- The Government shall issue detailed provisions for handling the dwelling houses and other works already built within the protection areas of transport works prior to the issuance of this Ordinance.

Article 38.- This Ordinance takes effect from the date of its issuance.

All previous provisions which are contrary to this Ordinance shall be annulled.

Article 39.- The Government shall issue detailed provisions for the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 38-L/CTN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất