Nghị định 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ

thuộc tính Nghị định 07/2003/NĐ-CP

Nghị định 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/01/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 07/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07/2003/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2003
VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2000/NĐ-CP
NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ (sau đây viết tắt là NĐ 52/CP và NĐ 12/CP) như sau:

(1). Điểm đ khoản 2 Điều 3 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"đ) Đối với các dự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng; dự án mua sở hữu bản quyền, việc lập dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản (11) Điều 1 Nghị định này (trừ các nội dung không phù hợp với tính chất của dự án); việc thẩm định dự án, quyết định đầu tư và quản lý thực hiện dự án theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án".

(2). Điểm 2 khoản 1 Điều 1 của NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tư độc lập".

(3). Điều 8 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 8. Quản lý các dự án quy hoạch

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, liên tỉnh trong phạm vi toàn quốc, có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành.

b) Tổ chức lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm, liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Thẩm định các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) lập theo phân cấp; quy hoạch phát triển ngành do các Bộ quản lý ngành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;

- Sự hợp lý của quy hoạch trong việc phân bổ các nguồn lực;

- Tính thống nhất của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng;

- Tính khả thi của quy hoạch.

2. Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, vùng trọng điểm.

b) Tổ chức lập các dự án quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Thẩm định các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn do ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo phân cấp.

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Sự phù hợp của quy hoạch xây dựng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng dài hạn;

- Sự phù hợp của quy hoạch xây dựng trong việc phân bổ dân cư;

- Tính thống nhất của quy hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành;

- Tính khả thi của quy hoạch và biện pháp quản lý quy hoạch xây dựng.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển không gian đô thị, cụm dân cư; các quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phê duyệt và trình duyệt để làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư.

4. Bộ quản lý ngành tổ chức lập quy hoạch phát triển ngành.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tạm ứng, thanh toán các nội dung chi phí lập và thẩm định các dự án quy hoạch.

6. Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu lập dự án phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án, cơ quan tổ chức lập dự án phải công bố công khai, trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trên vùng quy hoạch. Dự án quy hoạch xây dựng (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai, thường xuyên tại ủy ban nhân dân các cấp và nơi công cộng trong vùng quy hoạch để nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng thực hiện (theo chức năng) việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch xây dựng để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành".

(4). Khoản 2 Điều 10 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Thủ tưướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm A tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi, có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Trường hợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai.

Nội dung báo cáo xin phép đầu tư bao gồm:

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia; phương án công nghệ;

- Khả năng tài chính của dự án;

- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án;

- Hiệu quả đầu tư dự án;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Các ảnh hưởng về môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an toàn, tái định cư, an ninh, quốc phòng.

Kèm theo báo cáo xin phép đầu tư có văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Trường hợp các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc chưa có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C phù hợp với quy hoạch được duyệt.

Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệt thì trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

Riêng đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm.

c) Tùy theo điều kiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho các đối tượng quy định tại điểm d khoản này quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.

d) Đối tượng được ủy quyền quyết định đầu tư:

- Đối với cấp Bộ:

Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ; Tư lệnh các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và các chức danh tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Đối với cấp tỉnh:

Giám đốc Sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

đ) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã) tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và năng lực thực hiện của các đối tượng được phân cấp.

Trước khi quyết định đầu tư, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm lấy ý kiến các tổ chức chuyên môn đủ năng lực (kể cả các tổ chức tư vấn) để thẩm định dự án. Việc quản lý thực hiện dự án phải theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các dự án ở cấp xã sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua phải được ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch. Nếu đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của dân, ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư và xây dựng theo Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ.

e) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo, mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy định của Nghị định này".

(5). Điểm 2 khoản 5 Điều 1 NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh:

"2. Thủ tưướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

Các dự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tưư theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; dự án đầu tư nhóm A, B phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự án đầu tư nhóm A, trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Nội dung báo cáo xin phép đầu tư như quy định tại khoản (4) Điều 1 Nghị định này (trừ các văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan).

Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án là những nội dung chủ đầu tư phải xin phép đầu tư nêu ở khoản (4) Điều 1 của Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Trường hợp các dự án đầu tư thuộc nhóm A hoặc nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệt thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản (4) Điều 1 Nghị định này.

Tùy theo điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho Giám đốc đơn vị trực thuộc quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền".

(6). Điểm 1 khoản 6 và điểm 1, điểm 3 khoản 7 Điều 1 NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác:

"1. Thủ tưướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

Các dự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư (không phân biệt thành phần kinh tế) doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tưư theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự án đầu tư nhóm A, trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đầu tư.

Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án là những nội dung chủ đầu tư phải xin phép đầu tư nêu ở khoản (4) Điều 1 của Nghị định này (trừ các nội dung về phương án công nghệ, khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư dự án và các văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan). Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Trường hợp các dự án nhóm A hoặc nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệt thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản (4) Điều 1 Nghị định này.

3. Đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, chủ đầu tư có trách nhiệm tách riêng các hạng mục hoặc phần việc của dự án để bố trí riêng từng loại nguồn vốn cho các hạng mục, phần việc đó và quản lý các hạng mục, phần việc này theo quy định đối với loại nguồn vốn đã bố trí.

Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn mà không thể tách riêng các hạng mục hoặc phần việc của dự án thì dự án đó được quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.

Đối với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành viên, căn cứ vào tỷ lệ vốn góp và đặc điểm của dự án, các thành viên thoả thuận xác định phương thức quản lý và tổ chức điều hành dự án".

(7). Điều 14 NĐ 52/CP được bổ sung thêm khoản 3 như sau:

"3. Trong giao nhận thầu, nghiệm thu và thanh quyết toán vốn đầu tư, nghiêm cấm chủ đầu tư có hành vi yêu sách, nhận hối lộ của các nhà thầu.

Trong hồ sơ mời thầu, nghiêm cấm chủ đầu tư quy định các nội dung để tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà thầu; nghiêm cấm việc dàn xếp thầu và áp đặt các điều kiện trái quy định nhằm vụ lợi.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án và Ban quản lý dự án có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư; thực hiện đầy đủ các nội dung quy định về quản lý tài chính; phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước hay của doanh nghiệp và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý dự án là tổ chức thực hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư, có nhiệm vụ trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư".

(8). Điều 15 NĐ 52/CP sửa khoản 3 và thêm khoản 4 như sau:

"3. Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng:

a) Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế - kỹ thuật được xác định trong sản phẩm tư vấn của mình và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

c) Các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Phí bảo hiểm được tính vào giá sản phẩm tư vấn. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn là một điều kiện pháp lý trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.

d) Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có yêu cầu phải thuê tư vấn nước ngoài thì các tổ chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài được thuê phải liên danh với tư vấn Việt Nam để thực hiện (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép). Tư vấn trong nước được phép liên danh, liên kết hoặc thuê tổ chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.

đ) Trong các sản phẩm tư vấn, nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chỉ định sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một nơi sản xuất, cung ứng nào đó mà chỉ được phép yêu cầu chung về tính năng kỹ thuật của vật liệu hoặc vật tư kỹ thuật.

e) Nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng mua, bán tư cách pháp lý để tham gia dự thầu hoặc mua, bán thầu hoặc tiết lộ thông tin về đấu thầu cho các nhà thầu tham dự đấu thầu.

4. Bộ Tài chính quy định chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng".

(9). Khoản 2 Điều 16 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng:

a) Các doanh nghiệp xây dựng khi hoạt động thi công xây lắp công trình phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

c) Các doanh nghiệp xây dựng phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3. Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất. Việc mua bảo hiểm là một điều kiện pháp lý trong hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng.

d) Nghiêm cấm các doanh nghiệp xây dựng mua, bán tư cách pháp lý để tham gia dự thầu hoặc dàn xếp, mua, bán thầu hoặc thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư trong đấu thầu".

(10). Điều 20 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 20. Giám sát, đánh giá đầu tư:

1. Giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư của nền kinh tế quốc dân, ngành, lĩnh vực, địa phương gọi là giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư. Giám sát đánh giá các dự án đầu tư do người có thẩm quyền cho phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư gọi là giám sát, đánh giá dự án đầu tư.

2. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

a) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; theo dõi, đánh giá về quy mô, tốc độ, cơ cấu, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương từng thời kỳ; theo dõi, đánh giá việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt.

b) Giám sát, đánh giá sự phù hợp của việc ra quyết định đầu tư dự án của các Bộ, ngành và cấp có thẩm quyền so với quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

c) Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.

d) Qua giám sát, đánh giá đầu tư, kiến nghị cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc các cơ quan liên quan xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh.

3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:

a) Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc; tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc, định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể các dự án thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định; định kỳ ba tháng một lần tổng hợp báo cáo với cấp quyết định đầu tư dự án (vốn, tiến độ, đấu thầu, chất lượng) và kiến nghị các giải pháp khắc phục.

d) Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.

đ) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể các nội dung quy định về giám sát, đánh giá đầu tư".

(11). Bãi bỏ khoản 9 Điều 1 NĐ 12/CP; Điều 22 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 22. Lập dự án đầu tư

1. Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của dự án để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư và chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư.

Đối với một số chủ đầu tư có đủ năng lực, nếu tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư phải có quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao nhiệm vụ lập dự án.

2. Các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch được duyệt hoặc đã có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trường hợp các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch được duyệt hoặc chưa có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đối với dự án nhóm B chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu xét thấy cần thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

3. Các dự án sau đây không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập báo cáo đầu tư, thiết kế và dự toán:

a) Các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ (dưới 3 tỷ đồng), các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp.

b) Các dự án hạ tầng xã hội quy mô nhỏ (dự án nhóm C) sử dụng vốn ngân sách (không nhằm mục đích kinh doanh) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

4. Các dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị lẻ không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập báo cáo đầu tư và dự toán chi phí".

(12). Khoản 6 Điều 26 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"6. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo nội dung quy định tại Điều 27 NĐ 52/CP.

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý, ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Tài chính, Sở Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng) và các cơ quan có liên quan đến nội dung thẩm định dự án".

(13). Điều 28 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thẩm định hoặc thẩm định lại các dự án sau:

1. Các dự án đầu tư lớn, quan trọng trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư.

2. Các dự án đầu tư đã qua quá trình thẩm định nhưng Thủ tướng Chính phủ xét thấy cần thiết phải thẩm định lại.

3. Các dự án đầu tư và dự án quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư".

(14). Bãi bỏ khoản 12 Điều 1 NĐ 12/CP; Điểm 3.1 khoản 3 Điều 38 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:

''3.1. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

a) Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.

Riêng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định: công trình xây dựng thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công trình xây dựng giao thông giao Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, nhà máy phát điện, đường dây tải điện và trạm biến áp, giao Bộ Công nghiệp; công trình xây dựng bưu chính viễn thông mà phần công nghệ chuyên ngành là chủ yếu giao Bộ Bưu chính, Viễn thông; công trình an ninh, quốc phòng và bảo vệ bí mật quốc gia giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị có những yêu cầu chuyên môn đặc thù thì các Bộ, ngành, địa phương tự tổ chức thẩm định thiết kế và tổng dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình.

b) Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được thẩm định của cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư;

Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C do địa phương quản lý, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định (tùy theo tính chất của dự án).

Dự án đầu tư xây dựng nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

c) Người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán quy định tại tiết a, b của điểm này được phép ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền đó. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.

d) Đối với các dự án đầu tư xây dựng thực hiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết), căn cứ mức độ phức tạp về kỹ thuật của hạng mục công trình và trình độ năng lực, bộ máy chuyên môn của chủ đầu tư, người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt.

Trường hợp khi lập thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình có thay đổi so với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận.

Trong quá trình thi công, chủ đầu tư chỉ được phép thay đổi thiết kế, dự toán sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra và cho phép. Trường hợp thực sự cần thiết phải xử lý ngay việc thay đổi thiết kế thì chủ đầu tư được phép quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định đầu tư".

(15). Khoản 5 Điều 45 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"5. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước trước khi khởi công phải có thiết kế và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiêm cấm tình trạng vừa thiết kế vừa thi công.

Đối với các dự án nhóm A nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì phải có thiết kế và dự toán hạng mục khởi công được người có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp. Chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản này và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp cố tình không thực hiện".

(16). Khoản 3 Điều 47 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước về các công trình xây dựng. Hội đồng nghiệm thu nhà nước có trách nhiệm kiểm tra xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và trực tiếp nghiệm thu các công trình thuộc dự án nhóm A, các dự án quan trọng quốc gia khi thấy cần thiết và những công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước là Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định".

(17). Điều 49 NĐ 52/CP được sửa đổi các khoản 1, 6, 8, 9, 12 và bổ sung thêm khoản 13 như sau:

"1. Đối với dự án hoặc gói thầu xây lắp thực hiện hình thức chỉ định thầu thì việc thanh toán vốn đầu tư căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc giá trị khối lượng được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết.

6. Chủ đầu tư, cơ quan cấp vốn hoặc cho vay vốn có trách nhiệm xem xét và tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu cần thiết về tạm ứng vốn cho một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ đầu tư và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa và một số nội dung công việc phát sinh khác trong quá trình thực hiện đầu tư.

8. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc đưa hạng mục công trình hay công trình vào khai thác sử dụng, khối lượng xây lắp hạng mục công trình hoặc công trình của năm đó chỉ được thanh toán hết khi nhà thầu có đủ quyết toán công trình với chủ đầu tư; đối với nhà thầu nước ngoài việc tạm giữ và thanh toán theo thông lệ quốc tế.

Hàng năm, cơ quan cấp vốn, cho vay vốn tạm giữ 5% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư của dự án và sẽ thông báo đủ sau khi chủ đầu tư thực hiện đúng thời hạn quyết toán vốn đầu tư quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định này trong năm kế hoạch.

9. Việc thanh toán vốn đầu tư các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu được thanh toán theo tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng giao nhận thầu và giá trị hợp đồng đã được ký kết (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng.

Sau khi kết thúc xây dựng, việc thanh quyết toán các gói thầu không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.

Thời hạn thanh toán: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp đủ thủ tục thanh toán, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn (tùy theo nguồn vốn đầu tư của dự án) có trách nhiệm thanh toán theo phương thức thanh toán quy định tại khoản này và các nội dung không sửa đổi quy định tại Điều 49 của NĐ 52/CP.

12. Đối với nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho xây dựng và một số công trình đặc thù, việc tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

13. Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo Hợp đồng thiết kế - cung ứng thiết bị vật tư - xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là Hợp đồng EPC), việc tạm ứng để mua sắm thiết bị được căn cứ vào tiến độ thanh toán của hợp đồng cung ứng. Các công việc khác, mức tạm ứng bằng 15% giá trị của gói thầu nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu".

(18). Khoản 2 Điều 56 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư:

a) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, sau khi dự án đưa vào vận hành, chậm nhất là 12 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình người có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với các dự án nhóm A, sau khi dự án đưa vào vận hành, chậm nhất là 9 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình người có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đối với các dự án nhóm B, C sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, chậm nhất là 6 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình người có thẩm quyền phê duyệt.

d) Đối với các dự án có những hạng mục công trình có thể đưa vào khai thác, sử dụng độc lập thì sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, chậm nhất là 3 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán hạng mục công trình để trình người có thẩm quyền phê duyệt".

(19). Điều 57 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định:

1. Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư

Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải được thẩm tra. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định tổ chức thẩm tra quyết toán theo quy định:

a) Thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán. Trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán tự tổ chức thẩm tra phải có cơ quan chuyên môn đủ năng lực thực hiện.

b) Trách nhiệm thẩm tra quyết toán:

- Cơ quan cấp vốn, cho vay và thanh toán có trách nhiệm xác nhận số vốn đã cấp, cho vay và thanh toán cho dự án.

- Tổ chức kiểm toán và cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm tra báo cáo quyết toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán.

2. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

b) Đối với các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính trong tổng dự toán được duyệt.

Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung thẩm tra báo cáo quyết toán, quản lý sử dụng phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư".

(20). Điều 60 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được thực hiện đối với chủ đầu tư có đủ điều kiện về nghiệp vụ, chuyên môn phù hợp với dự án đầu tư.

2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi thực hiện hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chủ đầu tư phải lập Ban Quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực về nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của Bộ Xây dựng".

(21). Điều 62 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Hình thức chìa khoá trao tay quy định trong Nghị định này là hình thức quản lý thực hiện dự án sau khi dự án đã có quyết định đầu tư. Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu và giao cho nhà thầu thực hiện tổng thầu từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tư thông qua Hợp đồng EPC.

Hợp đồng EPC có thể được áp dụng đối với dự án hoặc tiểu dự án (dự án thành phần) hay gói thầu.

Nội dung Hợp đồng EPC theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2. Khi thực hiện Hợp đồng EPC các dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư phải thành lập Ban Quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng EPC và tổ chức nghiệm thu hợp đồng theo quy định.

4. Đối với các chủ đầu tư không có điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án, khuyến khích áp dụng hình thức chìa khoá trao tay thông qua hợp đồng EPC; khi áp dụng phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tổ chức thực hiện dự án trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá cả hợp lý và các yêu cầu do chủ đầu tư đề ra trong hợp đồng EPC".

(22). Điểm 1 khoản 16 Điều 1 NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Chủ đầu tư là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, không phân biệt nguồn vốn đầu tư.

b) Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm (bao gồm trồng mới và chăm sóc cây trồng hàng năm); dự án nuôi, trồng, thủy sản (thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp); dự án giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựng đồng ruộng; dự án đầu tư hầm lò, khai thác than, quặng, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất; các công trình xây dựng trại giam".

 

Điều 2. Xử lý các dự án đầu tư dở dang:

"Các dự án đầu tư được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện dự án hoặc đang triển khai thực hiện dở dang thì các nội dung công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư được thực hiện theo quy định của Nghị định này, không phải trình duyệt lại dự án".

 

Điều 3. Các nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng tại một số điều quy định trong NĐ 52/CP và NĐ 12/CP trái với nội dung các điều sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 4. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì (theo chức năng được phân công) phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư và xây dựng của cơ quan đơn vị mình và các vấn đề vướng mắc gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 5. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No. 07/2003/ND-CP

Hanoi , January 30, 2003

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE INVESTMENT AND CONSTRUCTION MANAGEMENT REGULATION PROMULGATED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT’S DECREE No. 52/1999/ND-CP OF JULY 8, 1999 AND DECREE No. 12/2000/ND-CP OF MAY 5, 2000

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposals of the Minister of Construction, the Minister of Planning and Investment and the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation promulgated together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 (hereinafter abbreviated to ND 52/CP and ND 12/CP) as follows:

1. Point e, Clause 2, Article 3, ND 52/CP, is amended and supplemented as follows:

“e) For investment projects of foreign-based Vietnamese representations; classified security and/or defense projects; copyright purchase projects, the elaboration of investment projects shall comply with the provisions in Clause (11) of Article 1 of this Decree (except contents not suitable to the projects’ nature); the appraisal of projects, the investment decision and the project execution management shall comply with separate decisions of the Prime Minister on the basis of proposals and recommendations of the agencies having the projects.”

2. Point 2, Clause 1, Article 1 of ND 12/CP is amended and supplemented as follows:

“2. For group-A projects comprising many constituent projects or mini-projects, if each constituent project or mini-project can be operated independently, exploited or implemented according to investment phases inscribed in the documents approving the pre-feasibility study reports or documents deciding on investment undertaking of competent authorities, such constituent project or mini- project shall be implemented from the stage of investment preparation and management of the investment implementation process as an independent investment project.”

3. Article 8 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“Article 8.- Management of planning projects.

1. The Planning and Investment Ministry is the agency performing the State management over the master plannings on regional or inter-provincial socio-economic development nationwide, having the responsibility:

a) To guide the contents, the process of elaboration, appraisal and management of projects on socio-economic development master planning; branch-development plannings.

b) To organize the elaboration of master planning projects on socio-economic development in key regions, inter-provincial areas and submit them to the Prime Minister for approval.

c) To appraise projects on socio-economic development master planning of localities, elaborated by People’s Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter called the provincial level) according to decentralization; the branch development plannings elaborated by branch-managing ministries and submitted to the Prime Minister for approval.

The appraisal contents shall include:

- The planning’s compatibility with the socio-economic development strategy;

- The planning’s compatibility with the distribution of resources;

- The uniformity of regional, territorial socio-economic development plannings, branch development plannings, construction plannings;

- The planning’s feasibility.

2. The Ministry of Construction is the agency performing the State management over the urban and rural construction plannings, key region construction plannings, having the responsibility:

a) To guide the contents, order of elaboration, appraisal and management of urban and rural construction as well as key region construction plannings.

b) To organize the elaboration of planning projects on construction of key regions and submit them to the Prime Minister for approval.

c) To appraise according to decentralization the urban and rural construction planning projects elaborated by provincial-level People’s Committees and submit them to the Prime Minister for approval.

The appraisal contents shall include:

- The construction planning’s compatibility with socio-economic development strategies, long-term construction plannings;

- The construction planning’s compatibility with population distribution;

- The uniformity of construction plannings with socio-economic, territorial development plannings, branch development plannings;

- The planning’s feasibility and measures to manage the construction planning.

3. The provincial-level People’s Committees shall draw up master plannings on socio-economic development, master plannings on urban space development and population clusters; plannings on development of urban centers and industrial zones in their respective provinces, approve and submit them for approval to serve as basis for elaboration of investment projects.

4. The branch-managing ministries shall organize the elaboration of branch development plannings.

5. The Finance Ministry shall guide the advance and payment of expenditures for elaboration and appraisal of planning projects.

6. The projects on master plannings for socio-economic development, branch development planning, urban and rural development planning, when being studied for elaboration of the projects, must be widely commented by the concerned ministries, branches and localities. When studying the elaboration of projects on urban and rural development plannings, the project-elaborating agencies must publicize them for comments by people and People’s Councils in the planning areas. The projects on construction plannings (both master plannings and detailed plannings), which have already been approved by competent authorities, must be publicly and constantly posted up at the offices of the People’s Committees at all levels as well as public places in the planning areas for implementation and supervision of the implementation thereof by people.

7. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction shall scrutinize (according to their respective functions) legal documents on socio-economic development plannings; branch development plannings; and construction plannings, for promulgation or submission to competent authorities for promulgation.”

4. Clause 2, Article 10, ND 52/CP, is amended and supplemented as follows:

“2. Competence to decide investment in State budget-funded projects:

a) The Prime Minister shall decide investment in important national projects with investment undertaking having been decided by the National Assembly. The State Council for Appraisal of Investment Projects shall organize the appraisal of projects and submit them to the Prime Minister for decision on the investment therein.

b) The ministers, the heads of ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the financial management agencies of the Party Central Committee, or of the central bodies of socio-political organizations ( defined in the State Budget Law) and the presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide the investment in group A-projects already included in socio-economic development plannings or branch development plannings, already approved or decided in writing in terms of investment undertaking by competent authorities, after obtaining the Prime Minister’s permission for investment.

Persons competent to decide the investment in group-A projects shall organize the examination of feasibility study reports and have to gather written comments of the branch-managing ministries, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction (for construction investment projects), the Finance Ministry and the concerned ministries, branches and localities involved in the projects and report them to the Prime Minister for investment permission. Within 15 working days as from the date of receiving full dossiers, the ministries, branches and localities, which have been asked to give their comments, must give their written replies.

Where group-A projects are financed by local budgets, they must be put up before the concerned People’s Councils for discussion and decision, and be publicized.

The reports applying for investment permission shall include the following contents:

- The projects’ compatibility with the socio-economic development plannings, branch-development plannings and construction plannings, which have already been approved by competent authorities;

- The regimes of exploiting and using national resources; technological schemes;

- The projects’ financial capability;

- Preferences and supports given to the projects by the State;

- The efficiency of investment in the projects;

- The project execution duration.

- The environmental and ecological impacts, fire and explosion prevention and fighting, safety, resettlement, security and defense.

 The reports of applying for investment permission shall be enclosed with the written comments of the concerned ministries, branches and localities.

Where group A-projects are not yet included in socio-economic development plannings, branch-development plannings or construction plannings or not yet decided in writing in term of investment undertaking by competent authorities, before the feasibility study reports are made, they must be considered by the Prime Minister who shall also adopt the feasibility study reports and permit the investment.

The ministers, the heads of ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, financial management bodies of the Party Central Committee or of the central bodies of socio-political organizations (defined in the State Budget Law) and the presidents of provincial-level People’s Committees shall decide on the investment or authorize the decision on investment in group-B and -C projects in accordance with the approved plannings.

For group-B projects not yet included in the approved plannings, before the feasibility study reports are made, they must be consented in writing by persons competent to approve the plannings.

Particularly for group-C projects, the investment-deciding agencies must ensure the investment capital balance for project implementation within no more than 2 years.

c) Depending on the practical conditions of ministries, branches and localities, the persons competent to decide the investment are allowed to authorize subjects defined at Point d of this Clause to decide on investment in group-B and-C projects. The authorizing persons must bear responsibility before law for their authorization. The authorized persons shall be held responsible before law and the authorizing persons for their decisions.

d) Subjects authorized to decide on investment:

- For the ministerial level:

 General department directors, department directors, chairmen of the Managing Boards of Corporations, directors of State enterprises, heads of agencies attached to ministries; commanders of Military Zones, Corps, Services, Border guard and equivalent titles under the Defense Ministry.

- For the provincial level:

Directors of provincial Services, presidents of People’s Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or cities (hereinafter called the district level), chairmen of the Managing Boards of Corporations, directors of State enterprises, heads of agencies attached to the provincial-level People’s Committees.

e) Presidents of the district- or commune-level People’s Committees are allowed to decide on investment in projects within their respective local budgets (including amounts supplemented from superior budgets) with the investment capitalized at below VND three billion (for the district level) or under VND one billion (for the commune level), depending on the practical conditions of each locality, which are specified by the provincial-level People’s Committee on the basis of socio-economic development plannings and plans of the locality, already approved by competent authorities and on the implementation capabilities of the decentralized subjects.

Before deciding on the investment, the district- or commune-level People’s Committees shall have to gather comments of capable professional organizations (including consultancy organizations) to appraise the projects. The project execution management must strictly comply with law provisions.

For State budget-invested commune-level projects on construction of technical and social infrastructure works, when being adopted by the commune-level People’s Councils, they must be approved in term of investment objects and planning by the district-level People’s Committees. If they are invested with sources of capital contributed by people, the commune-level People’s Committees shall have to organize the investment and construction according to the Regulation on mobilization, management and use of amounts voluntarily contributed by people for the construction of infrastructures of the communes or district townships, issued together with the Government’s Decree No.24/1999/ND-CP of April 16, 1999.

f) Persons competent to decide the investment must not use sources of non-business capital for investment in new construction. For renovation or expansion, if using the source of non-business capital with the level of VND one billion or more for investment, they must carry out procedures for investment preparation and investment implementation under the provisions of this Decree.”

5. Point 2, Clause 5, Article 1 of ND 12/CP is amended and supplemented as follows:

The competence to decide the investment in projects financed with the State’s development investment credit capital or State-guaranteed credit capital:

“2. The Prime Minister shall decide the investment in important national projects decided by the National Assembly in terms of investment undertaking. The State Council for Appraisal of Investment Projects shall organize the appraisal of projects and submit them to the Prime Minister for investment decision..

Group-A, -B or -C projects invested by enterprises shall be appraised and decided in terms of investment by the enterprises themselves according to regulations, which shall take responsibility before law therefor; Group-A and-B investment projects must ensure their compatibility with the approved plannings; Group-A investment projects, before being decided in terms of investment, must be permitted for investment by the Prime Minister. The contents of the reports applying for investment permission shall be the same as prescribed in Clause (4), Article 1 of this Decree (except for written comments of the concerned ministries, branches and localities).

The branch-managing ministries and provincial-level People’s Committees shall organize the examination of group-A projects’ feasibility study reports of enterprises under their management and have to gather written comments of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction (for construction investment projects), the Finance Ministry and concerned ministries, branches as well as localities involved in the projects, for sum-up reports to the Prime Minister for investment permission. The to be-examined contents of the projects’ feasibility study reports are those which the investors must apply for investment permission mentioned in Clause (4), Article 1 of this Decree. Within 15 working days as from the date of receiving complete dossiers, the ministries, branches or localities, which are asked to give their comments, must give their written replies.

Where investment projects of Group A or Group B are not yet included in the approved plannings, the provisions at Point b, Clause (4), Article 1 of this Decree shall be complied with.

Depending on the specific conditions of enterprises, the persons competent to decide the investment may authorize directors of affiliated units to decide on the investment in Group B or C projects. The authorizing persons must hear responsibility before law for their authorization. The authorized persons must be held responsible for their decisions before law and the authorizing persons.”

6. Point 1, Clause 6 and Points 1 and 3 of Clause 7, Article 1 of ND 12/CP are amended and supplemented as follows:

The competence to decide investment in projects financed with development investment capital of enterprises and capital or other sources:

“1. The Prime Minister shall decide the investment in important national projects decided by the National Assembly in terms of investment undertaking. The State Council for Appraisal of Investment Projects shall organize the appraisal of projects and submit them to the Prime Minister for investment decision.

Group -A, -B, -C projects invested by enterprises (regardless of economic sectors) shall be appraised and decided in terms of investment by the enterprises themselves according to regulations, which shall bear responsibility before law therefor; the investment projects must ensure their compatibility with the approved plannings; group-A investment projects, before the investment therein is decided, must be permitted for investment by the Prime Minister or by ministers or provincial-level People’s Committee presidents under the Prime Minister’s authorization.

The branch-managing ministries and the provincial-level People’s Committees shall organize the examination of group-A projects’ feasibility study reports of enterprises under their respective management and have to gather written comments of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction (for construction investment projects), the Finance Ministry as well as the concerned ministries, branches and localities involved in the projects, for sum-up reports to the Prime Minister for investment permission. The to be-examined contents of the projects’ feasibility study reports are those which investors must apply for investment permission, mentioned in Clause 4, Article 1 of this Decree (except for contents on technological options, financial capability, investment efficiency of the projects and the written comments of the concerned ministries, branches and/or localities). Within 15 working days as from the date of receiving full dossiers, the ministries, branches and/or localities, which are asked to give their comments, shall have to give their written replies.

Where Group-A or -B projects are not yet included in the approved plannings, the provisions at Point b, Clause (4) of Article 1 of this Decree shall be complied with.

3. For projects financed with capital from different sources, the investors shall have to separate project items or work portions for separate arrangement with each type of capital to such items and work portions, and manage those items and work portions according to regulations prescribed for the types of already allocated capital sources.

For projects financed with capital from various sources, whose items and work portions cannot be separated, such projects must be managed according to the regulations prescribed for capital sources accounting for the largest percentage in the total investment level of the projects.

For projects with capital contributed by many members, depending on the capital contribution ratios and characteristics of the projects, the members shall negotiate and determine modes of management and organize the project administration.”

7. Article 14 of ND 52/CP is supplemented with Clause 3 as follows:

“3. In bid assignment and acceptance, pre-acceptance tests and investment capital settlement, the investors are strictly forbidden to commit acts of harassing for bribes, taking bribes from contractors.

In the bidding dossiers, the investors are strictly forbidden to prescribe contents in order to create unfair competition between contractors; are strictly forbidden to arrange bids and impose conditions against regulations for self-seeking purposes.

The investors shall directly manage the project implementation and the project management boards shall have to efficiently use the investment capital; fully observe the regulations on financial management; pay material compensations if causing waste of investment capital of the State or enterprises and be examined for penal liability as provided for by law.

The project management boards are the organizations which perform the functions and responsibilities of investors, having the task to directly manage the project implementation and taking responsibility before law and the investors.”

8. Article 15 of ND 52/CP is amended in its Clause 3 and added with Clause 4 as follows:

“3. Responsibilities of construction and investment consultancy organizations:

a) The construction and investment consultancy organizations, when conducting business activities, must fully meet the conditions and capabilities prescribed by the Ministry of Construction.

b) To take responsibility before law and investors for the contents already committed in the contracts, particularly the technical and economic contents determined in their counseling products and must pay compensations for the caused damage.

c) The consultancy organizations must buy professional liability insurance. The insurance premiums shall be calculated into counseling products. The purchase of professional liability insurance constitutes a legal condition in construction and investment consultancy activities.

d) Projects financed with State budget capital, State-guaranteed credit capital, and/or development investment credit capital of the State, which require the hiring of foreign consultants, the hired foreign consultancy organizations and/or consultants must enter into partnership with Vietnamese consultants for implementation thereof (except for cases permitted by the Prime Minister). Domestic consultants are allowed to enter into partnership or cooperation with, or hire, foreign consultancy organizations and/or consultants in construction and investment consultancy activities.

e) In their counseling products, the construction and investment consultancy organizations are strictly forbidden to order the use of types of materials or technical supplies of any production or supply establishment, but are only allowed to give the general requirements on technical properties of the materials or technical supplies.

f) The construction and management consultancy organizations are strictly forbidden to buy, sell legal person status for participation in bidding, or buy, sell bids or disclose information on bidding to bidders participating in the bidding”.

4. The Ministry of Finance shall prescribe the regime of insurance of professional liability for investment and construction consultancy.

9. Clause 2, Article 16 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“2. Responsibilities of construction enterprises:

a) The construction enterprises, when conducting project construction and installation, must fully meet the conditions and capabilities prescribed by the Construction Ministry.

b) To bear responsibility before law and investors for the contents already committed in the contracts on construction and installation assignment and reception and pay compensations for damage they have caused.

c) The construction enterprises must buy insurance for supplies, equipment and workshops in service of construction, accident insurance for laborers and civil liability insurance for the third person. The insurance premiums shall be calculated into their production costs. The insurance purchase constitutes a legal condition in construction activities of the construction enterprises.

d) The construction enterprises are strictly forbidden to buy, sell legal person status for participation in bidding or arrange, buy or sell bids or collude with investors in bidding.”

10. Article 20, ND 52/CP, is amended and supplemented as follows:

“Article 20.- Supervision, evaluation of investment:

1. Supervision and evaluation of investment activities of the national economy, branches, domains and localities are called the overall supervision and evaluation of investment. The supervision and evaluation of investment projects permitted or decided for investment by competent persons are called supervision and evaluation of investment projects.

2. The investment supervision and evaluation requirements and contents shall cover:

a) Overall supervision and evaluation of investment; monitoring and evaluation of the investment scale, tempo, structure and efficiency of the economy, branches and localities in each period; monitoring and evaluation of investment implementation under the approved plannings, plans and programs.

b) Supervision and evaluation of the compatibility of the decisions on project investment of ministries, branches and competent authorities with the approved plannings and plans.

c) Supervision and evaluation of project execution by investors according to the contents already approved by competent authorities and the observance of the State’s regulations on investment and construction.

d) Through supervision and evaluation of investment, proposing investment-deciding agencies, investors or relevant agencies to consider and handle arising issues.

3. Organization of investment supervision and evaluation:

a) The Prime Minister shall direct the overall supervision and evaluation of investment and important national projects as well as group-A projects, which are decided or permitted for investment by the Prime Minister.

The Ministry of Planning and Investment shall guide the investment supervision and evaluation nationwide; organize the overall supervision and evaluation of investment and important national projects as well as group A projects, which are decided or permitted for investment by the Prime Minister; sum up the investment supervision and evaluation nationwide and quarterly report thereon to the Prime Minister.

b) The ministries, provinces and centrally-run cities shall organize the overall supervision and evaluation of projects under their respective management; and biannually report thereon to the Prime Minister.

c) The investors, the Project Management Boards shall have the tasks to supervise and evaluate investment projects according to regulations; and make quarterly sum-up reports to the investment-deciding authorities on the investment projects (capital, tempo, bidding, quality) and propose remedial solutions.

d) Competent authorities are not allowed to adjust investment for projects which fail to implement the investment supervision and evaluation according to regulations.

e) Expenses for investment supervision and evaluation shall be guided jointly by the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment.

The Ministry of Planning and Investment shall guide in detail the prescribed contents on investment supervision and evaluation.”

11. To cancel Clause 9, Article 1 of ND 12/CP; to amend and supplement Article 22 of ND 52/CP as follows:

“Article 22.- Elaboration of investment projects

1. The investors must hire consultancy organizations having the legal person status and full capabilities to satisfy the project requirements to elaborate pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports and take responsibility for the required contents in the pre-feasibility study reports, feasibility reports or investment reports.

For a number of fully capable investors, if they make pre-feasibility study reports, feasibility reports or investment reports by themselves, they must obtain decisions of the persons competent to decide the investment, assigning the tasks of project elaboration.

2. Group-A projects already included in the approved plannings or already given decisions on investment undertaking by competent authorities shall not be subject to the elaboration of pre-feasibility study reports, but must have the feasibility reports.

Where group-A projects are not yet included in the approved plannings or nor given decisions on investment undertaking by competent authorities, the investors must make and submit the pre-feasibility study reports to the Prime Minister for consideration and adoption.

For group-B projects, the investors shall organize the elaboration of feasibility study reports; if deeming it necessary to make pre-feasibility reports, the persons competent to decide the investment shall consider and decide.

3. The following projects shall not be liable to feasibility study reports, but only to investment, designing and cost-estimation reports:

a) Projects with small amounts of investment capital (under VND 3 billion), projects on repair, maintenance to be funded with non-business capital.

b) Small-sized social infrastructure projects (group-C projects) financed with budget capital (not for commercial purposes), compatible with socio-economic development plannings and plans and decided in term of investment undertaking by competent authorities.

4. Projects on procurement of separate machinery or equipment do not require the elaboration of feasibility study reports but only investment and cost-estimation reports.”

12. Clause 6, Article 26 of ND 52/CP, is amended and supplemented as follows:

“6. Competence to appraise investment projects:

Persons competent to decide investment shall organize the appraisal of feasibility study reports according to the contents prescribed in Article 27 of ND 52/CP.

For projects funded with credit capital, the capital-borrowing organizations shall appraise the financial schemes and debt repayment schemes for approval or non-approval of loans before the competent persons decide the investment.

The persons competent to decide the investment shall use their fully capable professional agencies to organize the appraisal of feasibility study reports and may invite professional agencies of other relevant ministries and/or branches to appraise the projects. Particularly for State budget-financed projects under the provincial management, the provincial-level People’s Committees shall assign the provincial-level Services of Planning and Investment to act as coordinator in organizing the project appraisal, which shall have to gather opinions of the Finance Services, the Construction Services (for construction investment projects) and the agencies involved in project appraisal contents.”

13. Article 28 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“The State Council for Appraisal of Investment Projects is set up under the Prime Minister’s decision to appraise or re-appraise the following projects:

1. Big and important investment projects before the Government submit them to the National Assembly for adoption and decision on investment undertaking.

2. Investment projects having already gone through the appraisal process, but the Prime Minister deems it necessary to re-appraise them.

3. Investment projects and planning projects at the request of the Prime Minister.

The Minister of Planning and Investment shall act as chairman of the State Council for Appraisal of Investment Projects.”

14. To cancel Clause 12, Article 1 of ND 12/CP; to amend and supplement Point 3.1, Clause 3, Article 38 of ND 52/CP, as follows:

Competence to approve technical designs and total cost estimates:

“3.1. For construction and investment projects financed with State budget capital, State-guaranteed credit capital, development investment credit capital of enterprises:

a) The technical designs and total cost estimates of important national projects with investment therein decided by the Prime Minister, or group-A projects financed with State budget capital shall be approved by ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government, presidents of provincial-level People’s Committees having investment projects or persons competent to decide the investment, after obtaining the appraisal opinions of the Construction Ministry.

Particularly, specialized construction works under group-A projects financed with State budget capital shall comply with the stipulation: irrigation, agricultural and forestrial construction projects shall be assigned to the Ministry of Agriculture and Rural Development; the traffic construction projects shall be assigned to the Ministry of Communications and Transport; mine, power-plant, power transmission line or transformer station-construction projects, assigned to the Ministry of Industry; post and telecommunications construction projects largely involving specialized technologies, assigned to the Ministry of Post and Telecommunications; security, defense and national secret protection projects, assigned to the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security, to assume the prime responsibility in appraisal and approval of technical designs and total cost estimates.

For group-A projects financed with State-guaranteed credit capital, development investment credit capital of the State and investment projects on procurement of equipment and facilities with particular professional requirements, the ministries, branches or localities shall organize by themselves the appraisal of technical designs and total cost estimates before they are submitted to competent authorities for approval.

The agencies assuming the prime responsibility in appraising the technical designs and total cost estimates must be held responsible before law for the contents of their appraisal.

b) For group B- or C- construction investment projects managed by ministries, branches or central agencies, the persons competent to decide the project investment shall approve the technical designs and total cost estimates, after they are appraised by professional agencies with the construction management function of the level competent to decide the investment.

For group-B or -C construction investment projects managed by localities, the presidents of the provincial-level People’s Committees shall approve the technical designs and total cost estimates after they are appraised by the provincial municipal Construction Services or Services involved in specialized construction (depending on the nature of the projects).

For Group-A, -B or -C construction investment projects of enterprises, the enterprises shall organize the appraisal by themselves and the persons competent to decide the investment shall approve the technical designs and total cost estimates.

c) The persons competent to approve the technical designs and total cost estimates, defined at Items a and b of this Point may authorize the heads of the immediate subordinate units to approve the technical designs and total cost estimates but must bear responsibility before law for such authorization. The authorized persons shall be held responsible before law and the authorizing persons for their decisions.

d) For construction investment projects carrying out the technical designs and construction drawing designs (detailed designs), depending on the technical complexity of project items and the qualifications and professional apparatus of investors, the persons competent to approve the technical designs and total cost estimates may authorize the investors to approve the detailed designs and cost estimates of project items in line with the approved technical designs and total cost estimates.

Where there appear changes in the approved technical designs and total cost estimates upon making the detailed designs and cost estimates of project items, the investors must submit them to the competent authorities for consideration and approval.

In the course of construction, investors shall be allowed to change the designs and/or cost estimates only after such is examined and permitted by the persons competent to decide the investment. In case of real necessity to promptly handle the design changes, the investors are allowed to decide and take responsibility before law and the persons competent to decide the investment therefor.”

15. Clause 5, Article 45 of ND 52/CP, is amended, supplemented as follows:

“5. For projects financed with State budget capital, State-guaranteed credit capital, development investment credit capital of the State or development investment capital of State enterprises, before starting the construction thereof, there must be the designs and cost estimates approved by competent authorities; the situation of making designs while conducting the construction is strictly forbidden.

For Group-A projects with their technical designs and total cost estimates not yet approved but needing to start their construction, there must be designs and cost estimates of projects items, already approved by competent persons, and lawful contracts on construction. Immediately after the achievement of 30% of the total investment at the latest, the technical designs and total cost estimates approved by competent persons must be available.

The Ministry of Construction shall have to inspect the implementation of the contents defined in this clause and to handle or propose the competent agencies to handle cases of deliberate non-implementation thereof”.

16. Clause 3, Article 47, ND 52/CP, is amended, supplemented as follows:

“3. The Prime Minister shall decide to set up the State Council for Pre-Acceptance Test of Construction Works. The State Council shall have the responsibility to inspect the work of pre-acceptance tests by investors and directly conduct pre-acceptance tests of works of Group-A projects, national important projects when deeming it necessary and other works at the Prime Minister’s request.

- The head of the State Council for Pre-Acceptance Test shall be the Minister of Construction.

- The organizational structure, tasks, powers and responsibilities of the State Council for Pre-Acceptance Test shall be defined by the Prime Minister.”

17. Article 49 of ND 52/CP shall have Clauses 1, 6, 8, 9 and 12 amended, and Clause 13 added, as follows:

“1. For construction and installation projects or bidding packages effected in form of appointment of contractors, the investment capital payment shall be based on completed work volumes tested and accepted according to stages or value of the volume tested and accepted monthly under the signed contracts.

6. The investors and the capital-allocating or- lending agencies shall have to consider and create conditions by satisfying necessary demands for capital advanced to a number of structures and semi-finished products in construction with great value, which must be manufactured in advance in order to ensure the investment tempo, and a number of supplies of special types, supplies which must be reserved according to seasons, and a number of work contents arising in the course of investment implementation.

8. In the year when the construction is completed or project items or projects are put into exploitation, the volumes of construction and installation of project items or projects of that year shall be fully paid when the contractors make all settlements with the investors; for foreign contractors, the temporary seize and payment of capital shall comply with international practices.

Annually, the capital-allocating or - lending agencies shall temporarily withhold 5% of the total planned investment capital amounts of the projects and notify the full amounts after the investors meet the deadlines for settlement of investment capital as provided for in Clause 18, Article 1 of this Decree in the plan year.

9. The payment of investment capital for bidding packages of construction and installation opened to bid shall comply with the tempo of implementing the bidding packages inscribed in the bid assignment and acceptance contracts and the values of the signed contracts (for package contracts) or shall be made according to bid-winning unit prices and specific conditions inscribed in the contracts.

After the completion of construction, the settlement of the bidding packages must not exceed the total cost estimates and the total investment levels, which have been approved by the persons competent to decide the investment.

Payment time limits: Within 10 working days as from the dates the contractors fully submit the settlement papers, the investors must make payment for the completed work volumes to the contractors. Basing themselves on the payment-requesting dossiers of the investors, the capital-allocating or-lending agencies shall, within 7 working days as from the dates of receiving complete and valid dossiers, have to make the payments according to the payment modes prescribed in this Clause and the unamended contents prescribed in Article 49 of ND 52/CP.

12. For the sources of non-business capital invested in construction and a number of particular works, the payment and advance of investment capital shall be guided in detail by the Ministry of Finance.

13. For bidding packages or projects implemented under EPC contracts, the advance for equipment procurement shall be based on the payment tempo of the supply contracts. For other jobs, the advance level shall be equal to 15% of the value of the bidding packages, but must not exceed the annual capital plan of the bidding packages.”

18. Clause 2, Article 56 of ND 52/CP, is amended and supplemented as follows:

“2. Time limits for settlement of investment capital:

a) For national important projects, after the projects are put into operation, within 12 months at most, the investors must complete the reports on investment capital settlement and submit them to the competent persons for approval.

b) For Group-A projects, after the projects are put into operation, within 9 months at most, the investors must complete the reports on investment capital settlement and submit them to the competent persons for approval.

c) For Group-B or -C projects, after the projects are completed and put into exploitation and use, within 6 months at most, the investors must complete the reports on investment capital settlement and submit them to the competent persons for approval.

d) For projects with items being possibly put into separate exploitation and use, after the items are completed and handed over to the investors, within no more than 3 months, the investors must complete the reports on settlement of project items and submit them to the competent persons for approval.”

19. Article 57 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“For investment projects financed with State budget capital, State-guaranteed credit capital, development investment credit capital of the State, the investment capital settlement must be examined and approved according to the regulations:

1. Examination of investment capital settlement

Before the investment capital settlement is approved, all settlement reports must be examined. The persons competent to approve the settlements shall decide to organize the examination of settlements according to the regulations:

a) Hiring independent auditing organizations operating in Vietnam to audit the settlement reports. Where the persons competent to approve the settlements can organize the examination by themselves, the examination must be performed by fully capable professional agencies.

b) Responsibility to examine settlements:

- The capital-allocating or-lending and paying agencies shall have to certify the capital amounts already allocated, lent and paid to the projects.

- The auditing organizations and the professional agencies performing the examination of settlement reports must bear responsibility before law for the results of the settlement report examination.

2. Approval of investment capital settlement:

a) The Finance Minister shall approve the settlement of investment capital of projects with the investment therein decided by the Prime Minister and Group-A projects financed with the State budget capital.

b) For the remaining projects, the persons competent to decide the investment shall also be the approvers of investment capital settlement.

3. The expenses for examination and approval of investment capital settlement shall be calculated into the approved total estimates.

The Finance Ministry shall guide the contents of examination of settlement reports, management and use of charges for examination and approval of investment capital settlement.”

20. Article 60 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“1. The form of investors’ direct management of project execution shall apply to investors fully satisfying the professional and specialized qualifications compatible with the investment projects.

2. For construction investment projects financed with the State budget capital, when applying the form of investors’ direct management of project execution, the investors must set up the project management boards fully satisfying the conditions on professional capability as prescribed by the Ministry of Construction.”

21. Article 62 of ND 52/CP is amended and supplemented as follows:

“The turn-key form prescribed in this Decree is the form of managing the project execution after the investment decisions have been issued to the projects. On the basis of feasibility study reports approved by competent authorities, the investors shall select contractors and assign them to perform the general contracts covering from the survey for design, procurement of supplies, equipment, construction and installation to the time the projects are completed and handed over to the investors through EPC contracts.

EPC contracts may apply to projects or mini-projects (constituent projects) or bidding packages.

The contents of EPC contract shall comply with the guidance of the Construction Ministry.

2. When performing EPC contracts on projects financed with State budget capital, the investors shall have to set up the project management boards fully satisfying the conditions on capability as provided for by the Construction Ministry.

3. The investors shall have to hire consultants to supervise the process of performing the EPC contracts and organize the pre-acceptance test of contractual works according to regulations.

4. For investors that have no conditions to directly manage the project execution, the application of turn-key form through EPC contracts shall be encouraged; upon the application, the contractors fully capable of organizing the project execution must be selected on the basis of ensuring the quality, tempo, reasonable prices and requirements set by the investors in the EPC contracts.”

22. Point 1, Clause 16, Article 1 of ND 12/CP, is amended and supplemented as follows:

“1. The form of self-execution of projects shall apply only in the following cases:

a) The investors are enterprises having registration for production and construction suitable to the requirements of the projects, regardless of investment capital sources.

b) The investors are fully capable of conducting activities of production and construction suitable to the requirements of the projects on afforestation, perennial tree planting (including new planting and tending annual trees), projects on aquaculture (of the agricultural, forestrial, water resource and industrial sectors); projects on plant varieties and animal breeds, reclamation of virgin land for field construction; projects on investment in pit building, coal and ore mining, regular maintenance and repair of construction works, manufacturing equipment; projects on construction of detention camps.”

Article 2.- Handling of unfinished investment projects:

“The investment projects approved before this Decree takes effect but not yet being implemented or being left unfinished, the contents of the subsequent jobs at the stage of investment implementation shall comply with the provisions of this Decree, without having to resubmit the projects for approval.”

Article 3.- The contents on construction and investment management in a number of provisions of ND 52/CP and ND 12/CP, which are contrary to the amended and supplemented contents prescribed in this Decree, are all hereby annulled.

Article 4.- The Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall assume the prime responsibility (according to their respective assigned functions) and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding and supervising the implementation of this Decree.

Biannually and annually, the ministries, branches, localities and State corporations shall have to sum up the situation of investment and construction implementation by their respective agencies and units and report to the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for sum-up reports to the Prime Minister.

Article 5.- This Decree takes effect 15 days after it is published on the Official Gazette.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, chairmen of the Managing Boards of State enterprises and relevant organizations shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 07/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất