Nghị định 22/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

thuộc tính Nghị định 22/CP

Nghị định 22/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:17/04/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 22/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 22/CP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 1996

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh về thuế và quy định về các khoản thu Ngân sách Nhà nước hiện hành;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

Điều 1.- Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nói trong Nghị định này là những hành vi vi phạm những quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh về thuế; những quy định về lập chứng từ mua bán hàng hoá, mở và ghi sổ kế toán; những quy định về các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước hiện hành thuộc diện bị xử phạt hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 2.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm những quy định về thủ tục kê khai đăng ký kinh doanh, mở sổ sách kế toán, lập, sử dụng và lưu giữ chứng từ, hoá đơn liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế:

1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 (hai mươi nghìn) đồng đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt đến 1.000.000 (một triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kê khai đăng ký về thuế với cơ quan thuế chậm so với thời hạn quy định;

b) Khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai nộp thuế hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan thuế;

c) Thực hiện không đầy đủ chế độ lập, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Nhà nước.

2- Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Không xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan thuế;

b) Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ về thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Không nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn quy định.

3- Phạt tiền từ 1.00.000 (một triệu) đồng đến 10.000.000 (mười triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Bán hàng không lập hoá đơn để giao cho khách hàng theo đúng quy định của Nhà nước;

b) Cơ quan thuế đã thông báo đến lần thứ hai, nhưng vẫn cố ý không nộp các tờ khai thuế, báo cáo kế toán và các giấy tờ khác cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật;

c) Huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu giữ theo quy định của Nhà nước;

d) Sử dụng các loại hoá đơn, biên lai không phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc không cho phép sử dụng;

e) Làm mất hoá đơn mà không khai báo kịp thời với cơ quan có trách nhiệm hoặc để người khác lợi dụng hoá đơn của mình để làm ăn phi pháp, trốn lậu thuế.

Điều 3.- Mức xử phạt đối với những hành vi khai man, trốn thuế:

Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế đã được quy định tại Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định còn bị phạt tiền theo quy định của từng luật thuế đó.

Ngoài các hành vi khai man, trốn thuế bị xử phạt hành chính theo quy định của các luật thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn các loại thuế khác phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của pháp luật, còn bị xử phạt theo các mức sau đây, nhưng mức phạt tối đa không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng:

1- Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn đối với các vi phạm sau:

a) Kê khai không đúng căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế;

b) Lập sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ sai với thực tế sản xuất, kinh doanh;

c) Để ngoài sổ sách số liệu kế toán hoặc hạch toán không đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành;

d) Xin tạm nghỉ kinh doanh để được giảm, miễn thuế nhưng thực tế vẫn hoạt động kinh doanh.

Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các điểm a, b, c mục 1 Điều này, nếu bị phát hiện trước thời điểm quy định phải quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị phạt theo mức quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này.

2- Phạt tiền bằng 2 lần số thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt 3 lần số thuế trốn đối với một trong các trường hợp vi phạm sau:

a) Hàng hoá vận chuyển không có đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng đã nộp thuế hoặc đã được cơ quan thuế quản lý theo đúng quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh mà không kê khai đăng ký thuế và không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế;

c) Giả mạo hoá đơn bán hàng, chứng từ thu tiền, biên lai thuế và các chứng từ khác liên quan đến việc tính thuế.

3- Trường hợp trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn lậu thuế nếu còn tái phạm thì cơ quan thuế chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

Điều 4.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt:

1- Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không chịu nhận thông báo thu thuế, lệnh thu, lệnh phạt, quyết định xử phạt vi phạm về thuế;

b) Những tổ chức được uỷ nhiệm thu, nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

c) Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo nộp thuế hoặc ghi trong quyết định xử phạt của cơ quan thuế;

d) Dây dưa nộp thuế, nộp phạt.

2- Tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, Điều này còn phải nộp phạt số tiền chậm nộp theo quy định của các Luật thuế và Pháp lệnh thuế.

Điều 5.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm chế độ kiểm tra hàng hoá, niêm phong hàng hoá:

Phạt tiền từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt đến 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

a) Không chấp hành sự kiểm tra của cơ quan thuế đối với hàng hoá đang trên đường vận chuyển, kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất, kinh doanh;

b) Tự ý phá niệm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng trong thời hạn niêm phong do cơ quan có thẩm quyền niêm phong để áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền thuế và tiền phạt.

Điều 6.- Quy định về việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, mục 2, Điều 3 của Nghị định này có thể bị tịch thu tiền, hàng hoá, tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm.

Phạt tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện đối với những loại hàng hoá, tang vật, phương tiện mà pháp luật quy định cho phép tịch thu.

CHƯƠNG II

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

Điều 7.- Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thuế:

1- Cán bộ thuế đang thi hành công vụ được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 (một trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.

Trưởng trạm thuế, đội trưởng đội thuế được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.

2- Chi cục trưởng Chi cục thuế được quyền:

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4, 5 của Nghị định này trên địa bàn quản lý của mình.

Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với các hành vi khai man, trốn thuế quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị đến 10.000.000 (mười triệu) đồng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3- Cục trưởng Cục thuế được quyền:

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý của mình trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4 và 5 của Nghị định này.

- Phạt đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với các hành vi man khai, trốn thuế quy định tại Điều 3 của Nghị định này; riêng đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phạt tiền đến 5 lần số tiền thuế trốn lậu.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục trưởng Cục thuế được quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 8.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Uỷ ban nhân dân các cấp:

1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 (hai trăm nghìn) đồng đối với các hành vi vi phạm về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế sát sinh trên địa bàn quản lý của mình, sau khi đã có ý kiến thống nhất của cơ quan thuế cùng cấp.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, huyện, thành phố thuộc tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm được quy định tại Điều 27, Điều 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.

Điều 9.- Việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được quy định như sau:

Nếu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nhưng thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này, sau khi đã có ý kiến thống nhất của cơ quan thuế cùng cấp.

Điều 10.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải thực hiện theo đúng các quy định tại các điều của Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 11.- Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được quy định như sau:

1- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế có quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tổ chức, cá nhân chi trả hoặc ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản có trách nhiệm thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế;

b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

c) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt, tiền thuế để bán đấu giá.

2- Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được áp dụng theo Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

3- Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp phải phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.

4- Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế và tổ chức bán giá.

Điều 12.- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là 2 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được phát hiện; trong thời hiệu xử phạt, nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu trên. Riêng hành vi khai man, trốn thuế quy định tại Điều 3 của Nghị định này thì thời hiệu xử phạt là 3 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được phát hiện.

CHƯƠNG III

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13.- Quy định về khiếu nại tố cáo:

Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và thủ tục giải quyết tố cáo vi phạm trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo các Điều 87, 88, 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 14.- Quy định về xử lý vi phạm:

Xử phạt vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và xử phạt vi phạm đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo đúng các Điều 91, 92 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 15.- Quy định về khen thưởng đãi ngộ đối với việc phát hiện, xử lý vi phạm: tổ chức, cá nhân có công phát hiện các hành vi khai man, trốn thuế, được trích thưởng trên số tiền thuế trốn đã phát hiện được sau khi quyết định xử phạt hoặc quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Mức trích thưởng được thực hiện như sau:

- 2% (hai phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế trong khu vực kinh tế quốc doanh.

- 5% (năm phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục trích thưởng và nguyên tắc phân phối sử dụng khoản tiền thưởng nêu trên.

Số tiền thuế trốn lậu còn lại sau khi đã trích thưởng phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1996. Bãi bỏ Nghị định số 01/CP ngày 18 tháng 10 năm 1992 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Điều 17.- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom–Happiness
----------
No. 22-CP
Hanoi ,April 17,1996
 
DECREE
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN TAX PAYMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on September 30,1992;
Pursuant to the Tax Laws, the Tax Ordinance, and the current stipulations on the collection of revenues of the State Budget;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Chapter I
ACTS OF VIOLATION AND FORMS OF SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN TAX PAYMENT
Article 1.- The acts of administrative violation in tax payment mentioned in this Decree are acts of violating the provisions of the Tax Laws, the Tax Ordinance; the stipulations on the making of vouchers on the purchase and sale of goods, the opening and keeping of books of accounts; the current stipulations on the collection of other payments to the State Budget concerning administrative fines which are not so serious to be subject to examination for penal liability.
Article 2.- The rates of fine on violations of the stipulations on the procedure of business registration, the keeping of books of accounts, the making, use and keeping of vouchers and bills relating to the calculation and payment of taxes:
1. Issue of a warning or a fining of from 20,000 (twenty thousand) VND to 200,000 (two hundred thousand) VND; and up to 1,000,000 (one million) VND if the violation involves an aggravating factor as listed below:
a/ Delaying to make a tax declaration form to the taxation agency beyond the set time limit;
b/ Omitting some of the items listed in the tax declaration forms or in the accounting documents to be submitted to the taxation agency;
c/ Failing to fully observe the regime of making, keeping and using bills on the sale of goods according to State stipulations.
2. A fine of from 100,000 (one hundred thousand) VND to 1,000,000 (one million) VND, and up to 10,000,000 (ten million) VND if the violation involves an aggravating factor as listed below:
a/ Failing to produce the book of accounts and vouchers at the request of the taxation agency;
b/ Transporting goods without tax documents as provided for by the tax law;
c/ Failing to submit the tax declaration form to the taxation agency within the set time limit.
3. A fine of from 1,000,000 (one million) VND to 10,000,000 (ten million) VND, and up to 20,000,000 (twenty million) VND if the violation involves an aggravating factor as listed below,:
a/ Selling goods without issuing a bill to the customer as stipulated by the State;
b/ Deliberately refusing to submit the tax declaration forms, accounting reports and other related papers to the taxation agency as stipulated by law, although the taxation agency has issued a second notice;
c/ Destroying vouchers, books of accounts and reports before the expiry date as stipulated by the State;
d/ Using bills and receipts banned or not issued by the Ministry of Finance;
e/ Losing bills without promptly reporting it to the responsible agency, or letting another person use one's bills in conducting illegal trade to evade taxes.
Article 3.- The rates of fine on the falsification of tax declaration and tax evasion:
Any organization or individual that falsifies tax declaration forms and evades tax payment as stipulated in the Turnover Tax Law, the Profit Tax Law, the Special Consumption Tax Law, the Export and Import Tax Law, the Tax Law on the Use of Farm Land, and the Tax Law on the Transfer of Land-Use Right, must pay the tax fully as stipulated in addition to paying a fine as provided for by each of these laws.
In addition to administrative fines for the falsification of tax declaration forms and the evasion of tax payment as stipulated by the Tax Laws, any organization or individual that commits other acts of falsifying tax declaration forms and evades tax payment are liable to the following rates of fine, but the maximum shall not exceed 100,000,000 (one hundred million) VND:
1. A fine equal to the amount of tax evasion; if the violation involves an aggravating factor as listed below, the fine may double the evaded amount:
a/ Making false declarations for the calculation of tax rates as stipulated by each category of tax;
b/ Falsifying the books of accounts, bills and vouchers as compared with the actual situation of production and trade;
c/ Failing to register statistical or accounting figures as stipulated by the current accounting regime;
d/ Applying for temporary suspension of business to have tax reduction or exemption, while in fact still conducting business.
In case an organization or individual violate Points (a), (b) or (c), Item 1, of this Article, but if the violation is discovered before the set time, and the organization or person concerned fully declare their taxes and pay them fully, they shall not be fined for tax evasion, but shall be fined as stipulated in Item 2, Article 2 of this Decree.
2. A fine double the amount of evaded tax; if the violation involves an aggravating factor as listed below, it can be fined a sum treble the amount of evaded tax:
a/ Transporting goods without the necessary papers proving that the goods have been taxed or checked by the taxation agency as stipulated by law;
b/ Conducting business without making tax registration and tax payment declaration to the taxation agency;
c/ Falsifying bills on the sale of goods, cash receipts, tax payment receipts and other papers relating to the calculation of tax rates.
3. If an organization or individual evades a large amount of tax, or if they have been subjected to administrative fines for tax evasion and repeat the violation, the taxation agency shall submit their dossier to the authorized criminal court for settlement.
Article 4.- The rates of fine on violations of the regime of tax payment and fine payment:
1. A fine of from 100,000 (one hundred thousand) VND to 1,000,000 (one million) VND, and up to 10,000,000 (ten million) VND if the violation involves an aggravating factor as listed below,:
a/ Refusing to receive a tax payment notice, a tax payment order, a fining order, or a decision on fining for violations of tax provisions;
b/ Failing to perform their task as stipulated by law by those organizations assigned to collect tax payment;
c/ Delaying tax or fine payment as written in the tax notice or in the fining decision issued by the taxation agency;
d/ Deliberately delaying tax or fine payment.
2. In addition to paying fines as stipulated in Item 1 of this Article, an organization or individual that violates the regime of tax and fine payment must also pay a fine for delay of payment as stipulated by the Tax Laws and the Tax Ordinance.
Article 5.- The rates of fine on violations of the regime of checking goods and sealing goods:
A fine of from 100,000 (one hundred thousand) VND to 1,000,000 (one million) VND, and up to 10,000,000 (ten million) VND if the violation involves an aggravating factor as listed below:
a/ Refusing to let the taxation agency check the goods being transported, check the stores of goods and materials at the production and trade sites;
b/ Deliberately breaking the seal on warehouses, storages of materials and machines, and workshops within the time of sealing applied by the authorized agency as a measure to compel the payment of taxes or fines.
Article 6.- Stipulations on the confiscation of exhibits and means used in committing administrative violations in tax payment:
An organization or individual that contravenes the stipulations in Point (a), Item 2, Article 3, of this Decree can have their cash, goods, exhibits and means directly involved in the contravention confiscated.
The confiscation of goods, exhibits and means involved in a contravention can be applied only to those goods, exhibits and means permitted by law for confiscation.
Chapter II
JURISDICTION AND PROCEDURE TO FINE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN TAX PAYMENT
Article 7.- The taxation agency has the following jurisdiction:
1. The tax collectors on mission have the right to serve a warning or impose a fine of up to 100,000 (one hundred thousand) VND on administrative violations in tax payment in the locality under their charge.
The Head of a Tax Collection Station and the Head of a Tax Collectors' Team have the right to serve a warning and impose a fine of up to 200,000 (two hundred thousand) VND on administrative violations in tax payment in the locality under their charge.
2. The Head of a Taxation Service has the right:
- To serve a warning or impose a fine of up to 2,000,000 (two million) VND on the administrative violations in tax payment stipulated in Articles 2, 4 and 5 of this Decree in the locality under his/her charge.
- To fine a sum equal to the evaded tax for the falsification and evasion of tax payment stipulated in Article 3 of this Decree.
- To confiscate the exhibits and means used in committing administrative violations in tax payment with a value of up to 10,000,000 (ten million) VND as stipulated in Article 6 of this Decree.
3. The Head of the Taxation Department has the right:
- To serve a warning or impose a fine of up to 20,000,000 (twenty million) VND on administrative violations in tax payment stipulated in Articles 2, 4 and 5 of this Decree in the locality under his/her charge.
- To fine a sum treble the amount of evaded tax regarding the falsification and evasion of tax payment stipulated in Article 3 of this Decree. With regard to export and import tariffs, he/she can impose a fine of up to 5 times the amount of evaded tax.
- To confiscate the exhibits and means used in committing administrative violations in tax payment.
The Head of a Taxation Service and the Head of the Taxation Department have the authority to issue a fining decision on the violations stipulated in Item 2, Article 4, of this Decree.
Article 8.- The People's Committees at various levels have the following jurisdiction to impose fines on administrative violations in tax payment:
1. The Presidents of the People's Committees of communes, wards and townships have the authority to serve a warning or impose a fine of up to 200,000 (two hundred thousand) VND on violations of tax payment in the use of farm land, tax payment on housing and land, and tax payment on animal slaughter in the localities under their charge after consulting the taxation agency of the same level.
2. The Presidents of the People's Committees of precincts, provincial capitals, districts and cities belonging to provinces, and the Presidents of the People's Committees of provinces and cities under the Central Government have the authority to impose fines on violations as stipulated in Article 27 and Article 28 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations regarding administrative violations in tax payment at the proposal of the taxation agency of the same level.
Article 9.- The jurisdiction to impose fines on administrative violations in tax payment is prescribed as follows:
If an administrative violation in tax payment falls under the jurisdiction of many agencies, it shall be fined by the agency that is the first to handle the case as provided for by this Decree after consulting the taxation agency of the same level.
Article 10.- The procedure of fining administrative violations in tax payment shall comply with the provisions of the Articles in Chapter VI of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995.
Article 11.- The enforcement of decisions on the fining of administrative violations in tax payment is stipulated as follows:
1. With regard to those organizations and individuals that have been fined for administrative violations, but who refuse to comply with the fining decision, the authorized person who has issued the decision on administrative fine in tax payment has the authority to enforce observance of the decision on administrative fine in tax payment by the following measures:
a/ Deducting part of their salary or part of their income, or deducting money from their bank accounts. The organization or individual that is to pay the fine, or the Bank where the fined organization or individual opens their bank accounts shall have to comply with the compulsory decision of the taxation agency;
b/ Temporarily keeping the goods and exhibits to ensure a full collection of tax and fine;
c/ Registering part of the property that has a value equal to the amount of fine and tax for auction sale.
2. The agency authorized to issue the compulsory decision shall have to organize the compulsory registration of property for auction sale to fully collect the tax and fine. The handling of the exhibits and means involved in administrative violations in tax payment shall comply with Article 52 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
3. The People's Police Force which is assigned to enforce the compulsory decision of the People's Committee of the same level must cooperate with the taxation agency to carry out the compulsory decision of the taxation agency.
4. The organization or individual that is compelled to carry out a compulsory decision must pay for all the expenses in organizing the implementation of compulsory measures and in organizing an auction sale.
Article 12.- The effective time for fining administrative violations in tax payment is 2 years beginning from the date when the violation is discovered. Within this effective time, if the organization or individual concerned commits a new violation or deliberately evades or obstructs the fining, this effective time shall not apply. As for the falsification of tax declaration forms and tax evasion stipulated in Article 3 of this Decree, the effective time for fining is 3 years beginning from the date when the violation is discovered.
Chapter III
COMPLAINT, DENUNCIATION AND THE HANDLING OF VIOLATIONS
Article 13.- Stipulations on complaint and denunciation:
Complaints about a decision on the fining of administrative violations, the procedure of settling complaints about a decision on the fining of administrative violations in tax payment and the procedure of settling denunciation of violations in tax payment shall have to comply with Articles 87, 88 and 90 of the Ordinance on the Handling Administrative Violations of July 6,1995.
Article 14.- Stipulations on the handling of violations:
The fining of violations committed by the persons authorized to impose fines on administrative violations in tax payment and the fining of violations committed by those persons found guilty of administrative violations in tax payment shall comply with Articles 91 and 92 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6,1995.
Article 15.- Stipulations on the commendation and granting of awards on the discovery and handling of violations: an organization or individual that is credited with the discovery of a falsification of tax declaration form and tax evasion shall be awarded part of the evaded tax discovered after the fining decision or the decision to settle complaints takes effect. The rates of award are fixed as follows:
- 2% (two per cent) for the discovery of tax evasion in the State-owned economic sector.
- 5% (five per cent) for the discovery of tax evasion in the non-State economic sector.
The Ministry of Finance shall give guidance on the procedure of awarding and the principle of distributing and using the award money as mentioned above.
The remainder of the evaded tax collected after granting such award shall be remitted to the State Budget.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16.- This Decree takes effect from May 1st, 1996. Decree No.01-CP issued by the Government on October 18,1992 stipulating the fining of administrative violations in tax payment is now annulled.
Article 17.- The Minister of Finance shall give detailed guidance on the implementation of this Decree.
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 22/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất