Nghị định 119/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực thú y, giống vật nuôi,

thuộc tính Nghị định 119/2013/NĐ-CP

Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:119/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/10/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vi phạm vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, phạt đến 100 triệu đồng

Ngày 09/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi với mức phạt tiền tối đa 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể, phạt tiền từ 80 triệu - 100 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch hoặc không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; phạt tiền lần lượt từ 80% - 90% và từ 100% - 150% giá trị sản phẩm động vật vi phạm  nhưng không vượt quá 100 triệu đồng đối với các tổ chức có hành vi kinh doanh sản phẩm động vật không đạt quy chuẩn vệ sinh thú y và kinh doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền điều tra và xác nhận được phép tiêu thụ…
Mức phạt tiền từ 80 triệu - 100 triệu đồng này cũng được áp dụng đối với các tổ chức có hành vi trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (mức phạt đối với hành vi này theo quy định cũ là từ 25 - 30 triệu đồng); sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu giống vật nuôi không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện viện kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật; thu hồi các loại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung, sử dụng giấy tờ giả…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2013

Xem chi tiết Nghị định119/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----------

Số: 119/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC THÚ Y, GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; hành nghề thú y;
b) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi, khảo nghiệm giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi;
c) Hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi; kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi; xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo các Nghị định sau:
a) Hành vi vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh; kinh doanh hàng nhập lậu; kinh doanh hàng giả; tem, nhãn, bao bì hàng giả; quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa; công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp chuẩn; công bố hợp quy áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa;
c) Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
d) Hành vi vi phạm quy định về tái xuất động vật, sản phẩm động vật, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan;
đ) Hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;
e) Hành vi vi phạm quy định về chống người thi hành công vụ áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;
c) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi; động vật, sản phẩm động vật; thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật không đóng dấu, lăn dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y;
e) Buộc thực hiện giết mổ bắt buộc đối với động vật trên cạn mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; buộc xử lý sơ chế, chế biến đối với động vật thủy sản mắc bệnh;
g) Buộc thực hiện biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y;
h) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm cho đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm trên vật nuôi mới được bán, giết mổ;
i) Buộc khảo nghiệm lại thức ăn chăn nuôi thực hiện không đúng nội dung, trình tự khảo nghiệm;
k) Buộc tái chế thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
l) Buộc di chuyển cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến địa điểm theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Buộc thu hồi các loại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung, sử dụng giấy tờ giả.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đối với cá nhân vi phạm là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT,
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
MỤC 1. VI PHẠM VỀ PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
Điều 5. Vi phạm về phòng bệnh, chữa bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;
b) Không chấp hành việc lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, phát hiện bệnh;
c) Không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác trong vùng ổ dịch cũ, vùng đã và đang bị dịch uy hiếp.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi phát hiện động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm không đúng nơi quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.
5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, gia cầm có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
b) Không thực hiện cách ly động vật trước khi nhập đàn đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi động vật tập trung;
c) Nuôi mới động vật trong thời gian có quy định tạm ngừng chăn nuôi của cơ quan có thẩm quyền;
d) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, trị bệnh cho động vật.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy xác động vật; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc di chuyển cơ sở chăn nuôi đến địa điểm theo quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, con giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều này.
Điều 6. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc cách ly động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch trong thời gian có dịch;
b) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
c) Không thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, môi trường; xử lý xác, chất thải của động vật mắc bệnh dịch tại vùng có dịch;
d) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang ra khỏi vùng có dịch các loại thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất thải của động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh;
b) Vận chuyển động vật mắc bệnh dịch phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy đến nơi giết mổ, tiêu hủy không theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y;
c) Giết mổ, lưu thông, mua bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố từ vùng bị dịch uy hiếp ra vùng đệm hoặc vùng an toàn mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển qua vùng có dịch động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã được công bố tại vùng đó mà không được phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
c) Cố ý dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng đã công bố có dịch trong khi chỉ được phép đi qua;
d) Không thực hiện việc khử trùng, tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật, thức ăn chăn nuôi, các vật dụng khác liên quan đến động vật sau khi qua vùng có dịch;
đ) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y;
e) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
b) Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch ra khỏi vùng có dịch đã được công bố hoặc ra khỏi vùng đã bị buộc hạn chế lưu thông;
c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, chất thải động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm a và Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật thủy sản.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi thương phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
b) Không báo cho cơ quan thú y ở địa phương khi phát hiện động vật thủy sản bị bệnh hoặc chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
b) Xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra không theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Điều 8. Vi phạm về thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khai báo kiểm dịch không trung thực về:
a) Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử dụng, địa chỉ nơi đến;
c) Kết quả phòng bệnh, kết quả xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi vận chuyển trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
Điều 9. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với chủ động vật, sản phẩm động vật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình bắt buộc khi đi qua vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm dịch;
b) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại, số lượng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
Điều 10. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển giống thủy sản ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển giống thủy sản vượt quá 10% về số lượng hoặc không đúng kích cỡ ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm dịch đối với động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản trước khi đưa ra khỏi huyện trong trường hợp đang công bố dịch ở huyện đó;
b) Đưa động vật thủy sản mắc bệnh ở vùng có công bố dịch ra khỏi địa phương mà chưa qua xử lý, chế biến theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm dịch giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc xử lý sơ chế, chế biến động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người hoặc gửi qua đường bưu điện không đúng chủng loại, số lượng, khối lượng hoặc sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế;
b) Không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật;
c) Không khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật ở cửa khẩu xuất để giám sát việc tái xuất lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
b) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Không thông báo cho cơ quan thú y có thẩm quyền để theo dõi cách ly kiểm dịch sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm cách ly kiểm dịch;
d) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để theo dõi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm đã được chấp thuận hoặc đưa về nơi cách ly không đủ số lượng động vật, sản phẩm động vật theo hồ sơ kiểm dịch;
đ) Không chấp hành thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đã đưa ra sử dụng, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để động vật nhập khẩu chưa hết thời gian cách ly kiểm dịch; động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không bảo đảm vệ sinh thú y;
c) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển;
d) Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản gây nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh, ô nhiễm môi trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vứt bỏ xác động vật, chất thải, thức ăn thừa, rác, vật dụng khác có liên quan đến lô hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không đúng nơi quy định của cơ quan thú y.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép, tạp nhiễm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh thú y.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật hoặc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch hoặc không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
c) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm động vật bị nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép; buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật bị tạp nhiễm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
d) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật, chất thải động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 7, Khoản 8 Điều này.
Điều 12. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho nhiều lô hàng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giả.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các loại giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên cạn để kinh doanh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giết mổ động vật ở những địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật khi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y về cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng, người tham gia;
d) Không đăng ký thực hiện kiểm soát giết mổ với cơ quan thú y.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện vệ sinh động vật trước giết mổ; không vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi giết mổ, sơ chế, nơi nhốt giữ động vật; không xử lý chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển và sau mỗi đợt nhập động vật để giết mổ, sơ chế;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện việc tách riêng động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh để giết mổ sau hoặc không chấp hành yêu cầu của cán bộ kiểm soát giết mổ về việc để riêng, đánh dấu đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào cơ sở giết mổ động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tẩu tán động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện việc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày;
g) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thuộc các bệnh cấm giết mổ, sơ chế;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở giết mổ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, g và Điểm h Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm e Khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh thịt gia cầm, sản phẩm từ gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, bao bì, tem vệ sinh thú y tại các siêu thị, cửa hàng, chợ chuyên doanh;
b) Kinh doanh thịt gia súc, sản phẩm từ gia súc không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm động vật không đạt quy chuẩn vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối hành vi vi phạm không thực hiện quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y;
b) Kinh doanh thịt gia súc, gia cầm bị bơm nước hoặc chất khác.
5. Phạt tiền từ 100% đến 150% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được phép tiêu thụ.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch;
b) Kinh doanh sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc ở dạng tươi sống;
c) Kinh doanh sản phẩm của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật không đóng dấu, lăn dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
Điều 15. Vi phạm về điều kiện vệ sinh thú y
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm chăn nuôi động vật khi chuồng trại, dụng cụ nuôi, nơi nuôi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển động vật bằng phương tiện không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y về diện tích nơi chứa nhốt, không có nơi chứa nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển; vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống bằng xe không chuyên dụng hoặc không đủ điều kiện về bảo quản trong quá trình vận chuyển.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm địa điểm tập trung, bốc xếp, thu gom, mua bán động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; sản xuất, kinh doanh con giống không đủ điều kiện vệ sinh thú y;
b) Cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm; xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; phẫu thuật động vật không đủ điều kiện vệ sinh thú y.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; ấp trứng gia cầm; giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật; sản xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm, tập trung không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nhưng không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc biên bản kiểm tra đủ điều kiện.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 7 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y; CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y; SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN; HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 16. Vi phạm về sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hồ sơ lô sản xuất;
b) Không thực hiện về kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong quá trình sản xuất;
c) Sản xuất thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng so với hồ sơ đăng ký;
d) Cơ sở sản xuất không có cán bộ chuyên môn kiểm tra chất lượng thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc người phụ trách kỹ thuật;
đ) Không lưu mẫu thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép so với hàm lượng ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu. lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
b) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng, an toàn, hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chứa chất cấm trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại sản phẩm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chứa vi sinh vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 17. Vi phạm về kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đủ điều kiện về địa điểm, kho chứa, trang thiết bị bảo quản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh thuốc thú y không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
b) Kinh doanh thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chung với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc dùng cho người, lương thực, thực phẩm;
c) Kinh doanh thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép so với hàm lượng ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
b) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng, an toàn, hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chứa hoạt chất cấm sử dụng trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 18. Vi phạm về nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nhập khẩu thuốc thú y không có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; nguyên liệu làm thuốc thú y không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y không đúng chủng loại đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành kiểm tra chất lượng thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này nếu phát hiện hành vi vi phạm tại cửa khẩu;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này trong trường hợp không tái xuất được.
Điều 19. Vi phạm về giấy phép, giấy chứng nhận, phiếu kiểm nghiệm trong lĩnh vực thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn để sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, kiểm nghiệm một trong các loại giấy sau:
a) Giấy phép thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
b) Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi tại một trong các loại giấy sau:
a) Giấy phép thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
b) Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng các loại giấy giả quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các loại giấy tờ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm về hành nghề thú y
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hành nghề tiêm phòng, chẩn đoán, phẫu thuật động vật, kê đơn, điều trị, chăm sóc sức khỏe động vật, dịch vụ tư vấn về thú y (sau đây gọi chung là hành nghề dịch vụ thú y):
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y;
c) Không tham gia các hoạt động phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi xảy ra dịch bệnh động vật;
d) Hành nghề không đủ dụng cụ hoặc dụng cụ không bảo đảm vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn chứng chỉ để hành nghề dịch vụ thú y.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây về hành nghề dịch vụ thú y:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam khi hành nghề;
b) Sử dụng nguyên liệu làm thuốc thú y để phòng, chữa bệnh cho động vật không theo quy định khi hành nghề.
4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây về hành nghề dịch vụ thú y:
a) Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh cấm chữa hoặc mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định phải tiêu hủy, giết mổ bắt buộc;
b) Chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch hoặc ở nơi có động vật mắc bệnh truyền nhiễm không theo hướng dẫn của cơ quan thú y;
c) Sử dụng thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y cấm sử dụng khi hành nghề.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ hành nghề.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hành nghề sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y như sau:
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hành nghề không đúng địa điểm ghi trong chứng chỉ hành nghề.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của người hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của người hành nghề quy định tại Khoản 7 Điều này khi không có chứng chỉ hành nghề.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chứng chỉ hành nghề giả để hành nghề.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 9 Điều này.
b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
 KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUỒI
Điều 21. Vi phạm về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật và phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 22. Vi phạm về khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác hoặc sử dụng nguồn gen quý hiếm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 24. Vi phạm về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định không trung thực.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở khảo nghiệm, kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi không đảm bảo một trong các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không có hồ sơ hoặc không ghi hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất giống vật nuôi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có cán bộ kỹ thuật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa được công nhận kết quả khảo nghiệm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hoặc giết mổ giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không có sổ sách theo dõi giống.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống (không bao gồm trứng gia cầm, trứng tằm và giống thủy sản) và ấu trùng không có nhân viên kỹ thuật được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không đảm bảo một trong các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sản xuất tinh từ những con giống gia súc, gia cầm chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
b) Khai thác trứng giống, ấu trùng không phải từ đàn giống thuần, đàn giống cụ kỵ, đàn giống hạt nhân, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống, ấu trùng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm về nhập khẩu giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi không đúng với phẩm cấp giống, chủng loại giống đã công bố.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi, giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tái xuất hoặc giết mổ, sơ chế, chế biến hoặc tiêu hủy giống vật nuôi, giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích, không sử dụng làm giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm khác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Ương dưỡng giống thủy sản không có nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật không có giấy chứng nhận (chứng chỉ) đào tạo phù hợp;
b) Vận chuyển giống chưa đạt kích cỡ nuôi thương phẩm theo quy định ra khỏi cơ sở mà không có hồ sơ, tài liệu chứng minh đang đưa đi ương, dưỡng giống thủy sản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định về số lần sinh sản hoặc thời hạn sử dụng hoặc thời gian cho phép đưa vào sinh sản của giống thủy sản bố mẹ chủ lực;
b) Không kiểm tra xét nghiệm các bệnh trước khi cho sinh sản đối với giống thủy sản bố mẹ chủ lực.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Cho sinh sản giống thủy sản bố mẹ hoặc sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ không có nhân viên kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn hoặc chứng chỉ phù hợp;
b) Không thực hiện kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Địa điểm sản xuất, kinh doanh giống thủy sản không nằm trong vùng quy hoạch của địa phương hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Sử dụng đàn giống thủy sản bố mẹ không bảo đảm chất lượng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích, không sử dụng làm giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này đến địa điểm theo quy định.
Điều 30. Vi phạm về giấy chứng nhận, văn bản cho phép, giấy phép về giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;
b) Thuê, mượn sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
c) Quyết định chỉ định khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ xin cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi trang trại có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuồng trại xây dựng không đúng yêu cầu kỹ thuật ảnh hưởng đến vệ sinh thú y, môi trường trong chăn nuôi;
b) Vi phạm quy định về quy trình chăn nuôi gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm;
c) Không đăng ký, kê khai các nội dung chăn nuôi đối với những đối tượng vật nuôi buộc phải đăng ký, kê khai.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Điều 32. Vi phạm về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhân viên kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;
b) Không đủ trang thiết bị đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Nhà xưởng không đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc không có hợp đồng thuê phân tích kiểm nghiệm tại các phòng phân tích khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 33. Vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu kết quả kiểm nghiệm theo quy định;
b) Không lưu mẫu sản phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công có sử dụng mỗi loại nguyên liệu thức ăn đã hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng các chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 20% trở lên.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cơ sở có hành vi vi phạm tiếp tục sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 7 Điều này; trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tái chế toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này; trong trường hợp không có khả năng tái chế thì chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy.
Điều 34. Vi phạm về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có cửa hàng hoặc trụ sở kinh doanh;
b) Cửa hàng, trụ sở không có biển hiệu kinh doanh;
c) Thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển thức ăn chăn nuôi theo quy định đối với từng loại sản phẩm;
b) Bày bán chung thức ăn chăn nuôi với thuốc thú y mà không có khu vực hoặc tủ, quầy riêng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bày bán chung thức ăn chăn nuôi với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các loại hóa chất độc hại khác.
Điều 35. Vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng vượt quá từ 20% trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tái chế toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này; trong trường hợp không có khả năng tái chế thì chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy.
Điều 36. Vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này; buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm.
b) Buộc cơ sở vi phạm phải tiêu hủy toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 20% trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
b) Buộc tái chế toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; trong trường hợp không tái chế được thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
d) Buộc tái xuất toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không có nhân viên kỹ thuật;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc khảo nghiệm từng loại thức ăn như đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không thực hiện đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khảo nghiệm lại thức ăn chăn nuôi và chịu mọi chi phí khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Chương 5.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 39. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43 của Nghị định này.
2. Kiểm dịch viên động vật, Trưởng trạm, Phó trạm Thú y huyện, công chức, viên chức ngành thú ý, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Điều 40. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 70.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau:
a) Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;
b) Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;
c) Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 46. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No.  119/2013/ND-CP dated October 9, 2013 of the Government on sanctioning administrative violations in the terms of veterinary medicine, livestock breeds and livestock feeds

Pursuant to Law on organizations of Government dated December 25, 2001;

Pursuant to Law on handling of administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to Law onfisheriesdated November 23, 2003;

Pursuant to Ordinance on veterinary medicine dated April 29, 2004;

Pursuant to Ordinance on livestock breeds dated March 24, 2004;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05, 2010, on management of livestock feeds;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates Decree providing for sanction of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides for acts of administrative violations, the sanctioning forms and levels, remedial measures, competences of sanction and making minutes on administrative violations in domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds (including fishery breeds, fishery feeds, products for environmental treatment and rehabilitation in fishery livestock and aquaculture).

2. Acts of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds specified in this Decree include:

a) Violations or regulations on disease prevention and treatment, animal-epidemic combat; quarantine of animals and animal products; control of slaughtering, preliminarily processing and processing animal products, veterinary hygiene inspection; management of veterinary drugs, veterinary-use bio-products, microorganisms and chemicals; products for environmental treatment and rehabilitation in fishery livestock and aquaculture; veterinary practice;

b) Violations of regulations on management and conservation of livestock gene sources; experiment of new livestock breeds; production, trading, export and import of livestock breeds; management of the quality of livestock breeds;

c) Violations of regulations on production and process of livestock feeds; trading, use of livestock feeds; export and import of livestock feeds; experiment of livestock feeds.

3. Other acts of administrative violations related to the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds not specified in this Decree shall apply to the following Decrees:

a) Violations of regulations on goods banned trading; trading in smuggled goods; counterfeits; stamp, label, packages of counterfeits; goods with expired dates, undefined origin shall apply Decree on sanctioning administrative violations in domains of trading, production, and sale of counterfeits, the banned goods, and protection for consumers rights;

b) Violations of regulations on goods’ label; announcement of the applied standards; announcement of standard conformity; announcement of technical-regulation conformity shall apply Decree on sanctioning administrative violations in domain of standards, measurement and quality of products and goods;

c) Violations of regulations on advertisement shall apply Decree on sanctioning administrative violations in cultural, sport, tourism and advertisement activities;

d) Violations of regulations on re-export of animals, animal products, loading and unloading of goods, transport of animals, animal products improper with roadmap shall apply Decree on sanctioning administrative violations and enforcement of decision on sanctioning administrative violations in the customs area;

dd) Violations of regulations on food safety shall apply Decree on sanctioning administrative violations in domain on food safety;

e) Violations of regulations on opposing officials on duty shall apply Decree on sanctioning administrative violations in domain on security, social order and safety; social vices prevention; fire prevention and fighting; domestic violence prevention.

Article 2. Objects sanctioned on administrative violations

This Decree applies to organizations and individuals committing acts of administrative violations related to the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds.

Article 3. Sanctioning forms, remedial measures

1. For each administrative violation in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds, organizations and individuals must suffer one of main sanctions being caution or fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, organizations or individuals committing administrative violations may also be subject to one or all of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use permits or practice certificates or suspension of operation for a definite term;

b) Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds.

3. Apart from remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1, Article 28 of the Law on handling of administrative violations, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to one or many of the following remedies:

a) Forcible transport of animals, animal products according to guide of competent agencies;

b) Forcible quarantine or re-quarantine for animals, animal products;

c) Forcible destruction of sick animals, animal products carrying dangerous infectious pathogens;

d) Forcible change of use purpose for livestock breeds; animals, animal products; livestock feeds failing to meet quality according to standard announced for application or respective technical regulations;

dd) Forcible veterinary hygiene inspection for animal products not affixed seal, rolled seal of slaughtering control, veterinary hygiene stamp;

e) Forcible slaughtering for terrestrial animals getting dangerous infectious diseases; forcible processing preliminarily, processing for diseased fishery animals;

g) Forcible execution of veterinary hygiene processing measures for animals, animal products not ensuring veterinary hygiene;

h) Forcing livestock facilities to continue bringing up animals which have used banned substances until conduct inspection and see that banned substances are not residual on animals, then the facilities may sell or slaughter;

i) Forcible re-experiment for livestock feeds which executed in contravention with content and order of experiment;

k) Forcible re-production of veterinary drugs and livestock feeds which fail to meet quality according to standard announced for application or respective technical regulations;

l) Forcible relocation of the livestock, aquaculture facilities to places under the master plan of competent state agencies;

m) Forcible withdrawal of papers which are erased, modified content, use forged papers.

Article 4. Provisions on fine levels, sanctioning competence applicable to individuals and organizations

1. The maximal fine level in domains of veterinary medicine, livestock breeds applicable to the infringing individuals shall be 50,000,000 VND, applicable to the infringing organizations shall be 100,000,000 VND.

2. The maximal fine level in domains of livestock feeds applicable to the infringing individuals shall be 100,000,000 VND, applicable to the infringing organizations shall be 200,000,000 VND.

3. The fine levels specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree are the fine levels applicable to individuals. The fine levels applicable to organizations are equal to twice of the fine levels applicable to individuals.

4. The competence to impose fines of titles defined in Chapter V of this Decree is the competence applied to an administrative violation of individual. In case of fine, the competence to impose sanctions for organizations shall be more than twice of the competence to impose sanctions for individuals.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, REMEDIAL MEASURES IN DOMAIN OF VETERINARY MEDICINE

SECTION 1. VIOLATIONS INVOLVING DISEASE PREVENTION AND TREATMENT, ANIMAL-EPIDEMIC COMBAT

Article 5. Violations involving disease prevention and treatment for terrestrial animals

1. A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed on domestic animal owners conducting any of the following violations:

a) Failing to conduct vaccination or other compulsory disease prevention measures for animals to prevent diseases under list of diseases which must apply compulsory disease prevention measures;

b) Failing to comply with taking pathological samples for disease inspection and detection;

c) Failing to comply with compulsory vaccination or other compulsory disease prevention measures in areas of old epidemic nests, areas already and currently been threatened by epidemics.

2. A warning or fine of between VND 400,000 and 600,000 shall be imposed on domestic animal owners committing violation of failing to notify communal veterinary officials or local veterinary agencies upon doubting animals getting dangerous infectious diseases or upon detecting animals diseased or died too much without clear reason.

3. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for domestic animal owners conducting any of the following violations:

a) Intentionally using veterinary drugs not stated in list of veterinary drugs permitted circulating in Vietnam for animal-disease prevention and treatment;

b) Throwing animal bodies getting infectious diseases in places improper with regulations.

4. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 for one of violations of Intentionally erasing, modifying, falsifying content; buying, selling, hiring, borrowing certificate of inoculation for cattle and poultry.

5. A fine of between VND 1,500,000 and 2,000,000 shall be imposed on the concentrated livestock facilities, farms, facilities of production and trading in cattle and poultry breeds committing any of the following violations:

a) Failing to comply with taking samples for periodical test of diseases at facilities of breed production and trading;

b) Failing to isolate animals before joining in herd for feeding at the concentrated animal livestock facilities;

c) Bringing up newly animals in time provided for temporary husbandry suspension of the competent agencies;

d) Conducting the concentrated husbandry of cattle and poultry, the incubation and hatch of poultry eggs or trading in cattle, poultry at places not compliance with master plan or without permission of competent agencies.

6. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on domestic animal owners committing violation on trading in breeds getting infectious diseases.

7. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for violation of using veterinary drugs stated in list of veterinary drugs banned use for animal disease prevention and treatment.

8. Remedial measures:

a) Forcible destruction of animal bodies; remedy of environmental pollution for violations specified in Point b Clause 3 of this Article;

b) Forcible withdrawal of certificate of inoculation for violation specified in Clause 4 of this Article;

c) Forcible relocation of livestock facilities to locations in accordance with the master plan for violation specified in Point d Clause 5 of this Article;

d) Forcible destruction of veterinary drugs, breeds for violations specified in Point a Clause 3, Clause 6, and Clause 7 of this Article.

Article 6. Violations on epidemic fighting against terrestrial animals

1. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 shall be imposed on domestic animal owners committing any of the following violations:

a) Failing to isolate animals which are diseased, doubted of infecting epidemic diseases in epidemic time;

b) Pasturing the sick animals at common pastures;

c) Failing to conduct hygiene measures, disinfection for the rearing cages and environment; treating animal bodies and waste of animals infected epidemic disease at epidemic areas;

d) Failing to observe use of vaccination or other compulsory epidemic prevention measures in epidemic areas.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Taking out epidemic areas of livestock feeds, livestock tools, waste of animals which is able to spread epidemics;

b) Transport of animal infected epidemic disease which must be slaughtered or destroyed to places for slaughtering, destruction in contravention with guide of veterinary agencies;

c) Slaughtering, circulation, purchase and sale of animals, products of animals which are easy for infecting epidemic disease already announced in epidemic areas in contravention with guide of veterinary agencies.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for any of the following violations:

a) Putting animals, animal products which are easy for infecting epidemic disease already announced from the zone threatened by epidemic to the buffer zone or safe zone without certificate of quarantine.

b) Transporting across animal epidemic areas in which are easy for infecting epidemic disease already announced at such areas without permission of the provincial People s Committees where have epidemics;

c) Intentionally stopping means of transport of animals or releasing animals in areas already announced epidemic while they are only permitted to go pass;

d) Failing to conduct disinfection for means of transporting animal, animal products, wastes of animals, livestock feeds, other instruments related to animals after crossing epidemic areas;

dd) Using means to transport animals subject to compulsory slaughtering which are fail to satisfy conditions of veterinary hygiene;

e) Slaughtering, processing animals, animal bodies which are diseased, doubted to be diseased, animal products carrying infectious pathogens under list of diseases subject to epidemic announcement, in contravention with guide of veterinary agencies.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 for any of the following violations:

a) Transporting, trading in animals, animal products infected diseases in areas threatened by epidemic, buffer zones;

b) Transporting the sick animals, animal products carrying infectious pathogens stated in List of diseases subject to epidemic announcement, out the epidemic areas already been announced or out the areas in which circulation has been compulsory limited;

c) Breeding or taking animals got dangerous infectious diseases out for sale while competent veterinary agencies have requested for compulsory slaughtering or destruction.

5. Remedial measures:

Forcible destruction of animals, animal products, livestock feeds, animal wastes for violations specified in Point a and Point c Clause 2, Point a and Point c Clause 3, Clause 4 of this Article.

Article 7. Violations on disease prevention, epidemic fighting against aquatic animals

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 for violation of failing to conduct disease prevention for aquatic animals.

2. A warning or fine of between VND 400,000 and 600,000 shall be imposed on livestock facility owners committing any of the following violations:

a) Failing to comply with taking samples for inspection, test to diagnose diseases, inspection on veterinary hygiene for commercial livestock facilities, facilities of aquatic breed production and trading;

b) Failing to report to local veterinary agencies upon detecting aquatic animals diseased or died too much without reason.

3. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on livestock facility owners committing any of the following violations:

a) Intentionally using veterinary drugs not stated in list of veterinary drugs permitted circulating in Vietnam for aquatic animal-disease prevention and treatment;

b) Processing environment upon happening epidemics in contravention with guide of veterinary agencies.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed on livestock facility owners using veterinary drugs stated in list of veterinary drugs banned use for aquatic animal disease prevention and treatment.

5. Remedial measures:

Forcible destruction of veterinary drugs for violations specified in Point a Clause 3, and Clause 4 of this Article.

SECTION 2. VIOLATIONS ON QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS, SLAUGHTERING CONTROL, VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Article 8. Violations on procedures for quarantine of animals and animal products

1. A warning or fine of between VND 300,000 and 500,000 for untruthful quarantine declaration about:

a) Quantity, volume, species of animals and kinds of animal products;

b) Origin of animals, animal products, use purpose, address of destination;

c) Result of disease prevention, result of animal test, animal products.

2. A warning or fine of between VND 500,000 and 700,000 for failing to declare quarantine upon transporting domestically animals, animal products stated in List of animals and animal products subject to quarantine.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 for failing to declare quarantine upon conducting export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit in Vietnam’s territory of animals, animal products stated in List of animals and animal products subject to quarantine.

Article 9. Violations on quarantine of terrestrial animals and animal products put into domestic circulation

1. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 shall be imposed on animal or animal product owners committing any of the following violations:

a) Failing to conduct hygiene, disinfection for place concentrating animals, animal products, means of transport before and after quarantine;

b) Avoiding quarantine of animals and animal products at focal quarantine stations on routes.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 2,000,000 for any of the following violations:

a) Trading in animals, animal products improperly with purpose stated in certificate of quarantine;

b) Transporting animals, animal products on improper route as required upon crossing epidemic areas.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Swapping or changing quantity of animals, animal products which have been issued certificate of quarantine, with animals, animal products which have not yet been quarantined;

b) Transporting, trading in animals, animal products improperly with species, kinds, and quantity stated in certificate of quarantine;

c) Dismantling the seal of means of transporting animals, animal products or changing code of marking animals during transport.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for transporting, trading in animals, animal products stated in List of animals and animal products subject to quarantine, without certificate of quarantine.

5. Remedial measures:

a) Forcible transport of animals, animal products in accordance with guide of competent state agencies for violations specified in Point b Clause 2 of this Article; Pb) Forcible quarantine or re-quarantine for violations specified in Point a and Point b Clause 3, Clause 4 of this Article;

c) Forcible destruction of animals, animal products for violations specified in Clause 4 of this Article in case of through re-quarantine, detecting sick animals, animal products carrying dangerous infectious pathogens under List of diseases subject to epidemic announcement.

Article 10. Violations on quarantine of aquatic animals and animal products put into domestic circulation

1. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for any of the following violations:

a) Transporting aquatic breeds out facility of aquatic breed production and trading without certificate of quarantine;

b) Transporting aquatic breeds in exceed of 10% of quantity or improperly with sizes stated in certificate of quarantine.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for any of the following violations:

a) Failing to conduct quarantine for commercial aquatic animals, aquatic animal products before putting out district in case where that district is announcing epidemic;

b) Bringing the diseased aquatic animals in areas announced epidemic out locality without processing under guide of competent agencies.

3. Remedial measures:

a) Forcible quarantine for aquatic breeds for violations specified in Clause 1of this Article;

b) Forcible destruction or preliminarily processing of aquatic animals for violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 11. Violations on quarantine of animals, animal products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred border gate, transited in Vietnam’s territory

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Importing animals, animal products by bringing along person or sending via post office with improper species, kinds, quantity volume or animal products in fresh and raw or preliminarily-processed form;

b) Failing to notify time of crossing border gate upon conducting import, temporary import for re- export, temporary export for re-import, border-gate transfer, or transit in Vietnam’s territory, of animals and animal products;

c) Failing to declare with animal quarantine agencies at export border gate for supervision over the re-export of consignment out Vietnam’s territory.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit in Vietnam’s territory of animals, animal products, with the invalid quarantine dossiers.

3. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for any of the following violations:

a) Conducting import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, or transit in Vietnam’s territory, of animals and animal products, at improper border gates;

b) Conducting import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit in Vietnam’s territory, of animals, animal products of which species or kinds are not proper with those stated in certificate of quarantine;

c) Failing to notify competent veterinary agencies to monitor isolation for quarantine after animals, animal products are transport to the isolated locations for quarantine;

d) Bringing the import animals and animal products subject to monitoring isolation for quarantine to locations improper with the approved locations or bringing animals, animal products to the isolated places with an insufficient quantity in comparison with dossier of quarantine;

dd) Putting into use and trading for import animals and animal products in spite of failing to comply with time limit of monitoring isolation for quarantine.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 for any of the following violations:

a) Allowing import animals which are not passed duration of isolation for quarantine; animals temporarily imported for re-export, transferred border gates, transited in contact with the breeding animals in Vietnam’s territory;

b) Failing to comply with measures of veterinary hygiene processing for animals, animal products which are imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred border-gates, transited in Vietnam’s territory, without assurance of veterinary hygiene.

c) Failing to comply with measures of veterinary hygiene processing for animal bodies, wastes, fillers, leftovers of persons and animals, packages of animal products and other wastes during the course of transport;

d) Receiving or sending pathological samples not been packed, preserved, causing risk of spreading pathogens, environmental pollution.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for throwing animal bodies, wastes, leftovers, garbage, other items related to goods of import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit in Vietnam’s territory, at places in contrary to regulation of veterinary agencies.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit in Vietnam’s territory of the sick animals, animal products carrying the dangerous infectious pathogen, residuals of hazardous substances, microorganism infection in excess of the allowed limitations, variety infection not in conformity with the national technical regulations of veterinary hygiene.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for any of the following violations:

a) Importing animals, animal products without certificate of quarantine of competent agencies of export countries;

b) Failing to comply with measures of veterinary hygiene processing according to decision of competent state agencies for animals, animal products infected pathogens in List of animal dangerous diseases, or list of diseases subject to epidemic announcement.

8. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violation of bringing out Vietnam’s territory, of pathological samples and pathogens to animals without quarantine, or written agreement of competent state management agencies.

9. Remedial measures:

a) Forcible re-export or destruction of animals, animal products for violations specified in Point b, Clause 3 of this Article;

b) Forcible re-export, destruction or compulsory slaughtering of the sick animals, animal products carrying dangerous infectious pathogens, residuals of hazardous substances for violations specified in Clause 6 of this Article;

c) Forcible heat treatment, transfer of use purpose for raw materials of livestock feeds, for animal products infected microorganisms in excess of the allowed limitations; forcible veterinary hygiene processing for animal products suffering variety infection, for violation specified in Clause 6 of this Article;

d) Forcible re-export or destruction of animals, animal products, animal bodies, animal wastes for violations specified in Point d Clause 4, Point a Clause 7, Clause 8 of this Article.

Article 12. Violations on using quarantine certificate of animals and animal products

1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violations in hiring, borrowing quarantine certificate of animals and animal products.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Intentionally erasing, modifying, falsifying content stated in quarantine certificate of animals and animal products;

b) Using quarantine certificate of animals and animal products for many consignments.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation in using forged quarantine certificate of animals and animal products.

4. Remedial measures:

Forcible recall of quarantine certificates of animals and animal products for violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 13. Violations on slaughtering control of animals, preliminary processing, processing terrestrial animal products for trading

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Slaughtering animals at places not be allowed by competent state agencies;

b) Slaughtering, preliminarily processing, processing animals, animal products while fail to ensure conditions of veterinary hygiene about facilities, equipment, tools, use water, participants;

c) Failing to register the slaughtering control with veterinary agencies.

2. Fine for slaughtering animals, preliminary processing, and processing animal products under the fine levels as follows:

a) A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violations of failing to conduct hygiene for animals before slaughtering; failing to conduct hygiene, disinfection at slaughtering, preliminary processing places, animal cages; failing to treat fillers, wastes during transport and after each time of receiving animals for slaughtering, preliminary processing;

b) A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for violations of failing to separating animals which are diseased, doubted of getting diseases, infected diseases, or doubted of diseases infection, for slaughtering, or failing to comply with request of the slaughtering control officials involving separate arrangement, marking for products failing to meet standards of veterinary hygiene;

c) A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 shall be imposed on violations of intentionally putting water or other substances into animals before and after slaughtering;

d) A fine of between VND 6,000,000 and 7,000,000 shall be imposed on violations of putting died animals, infectious sick animals in slaughtering facilities or dispersing the died animals, infectious sick animals when they have not yet been inspected and processed by the veterinary agencies;

dd) A fine of between VND 7,000,000 and 8,000,000 shall be imposed on violation of failing to conduct processing for animal or animal products failing to ensure veterinary hygiene;

e) A fine of between VND 8,000,000 and 9,000,000 shall be imposed on violation of slaughtering animals just been inoculated vaccine within less than 15 days;

g) A fine of between VND 9,000,000 and 10,000,000 for violations of slaughtering the animals, preliminarily processing, processing animal products, which are diseased, doubted of getting disease, infected disease, doubted of disease infection, which are diseases banned slaughtering, preliminary processing;

h) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violations of slaughtering the animals, preliminarily processing, processing animal products, which contain substances banned use in livestock;

3. Additional sanction forms:

Operational suspension of slaughtering facilities for 01 thru 03 months, for violations specified in Point g and Point h Clause 2 of this Article;

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of animals, animal products for violations specified in Points d, g and Point h Clause 2 of this Article;

b) Forcible veterinary hygiene processing for animals, animal products, for violations specified in Point dd Clause 2 of this Article;

c) Forcible change of use purpose of animal products used as livestock feeds for violations specified in Point c and Point e Clause 2 of this Article.

Article 14. Violations on veterinary hygiene in trading in animals and animal products

1. A fine of between 60% and 70% of the infringing animal product value, but not exceeding VND 50,000,000 for one of the following violations:

a) Trading in poultry meat, poultry products without seal of slaughtering control, packages, veterinary hygiene stamps at supermarkets, stores, single-line markets;

b) Trading in cattle meat, cattle products without seals of slaughtering control, veterinary hygiene stamps.

2. A fine of between 80% and 90% of the infringing animal product value, but not exceeding VND 50,000,000 for violation of trading animal products failing to meet standards of veterinary hygiene.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 shall be imposed on violation of failing to execute regulations on veterinary hygiene conditions for places of preserving and trading in animals or animal products.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Instruments to display, tools to contain animal products which are fail to satisfy conditions of veterinary hygiene;

b) Trading in cattle meat, or poultry meat which is pumped water or other substances.

5. A fine of between 100% and 150% of the infringing animal product value, but not exceeding VND 50,000,000 for violation of trading in terrestrial animals which are diseased, died due to disease or products of such animals when the competent veterinary agencies have not yet inspected, and confirmed to be allowed for consumption.

6. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for any of the following violations:

a) Trading in the sick animals under list of diseases subject to epidemic announcement;

b) Trading in products of animals subject to compulsory slaughtering in fresh and raw form;

c) Trading products of animals carrying dangerous infectious pathogens.

7. Remedial measures:

a) Forcible veterinary hygiene inspection for animal products which are not affixed seal, rolled seal of slaughtering control, veterinary hygiene stamp, for violation specified in Clause 1of this Article;

b) Forcible change of use purpose as livestock feeds for violations specified in Clause 2, Point b Clause 4 of this Article;

c) Forcible destruction of animals, animal products for violations specified in Clause 5, Clause 6 of this Article.

Article 15. Violations on veterinary hygiene conditions

1. A warning or fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed on violations of animal livestock when barns, farming tools, farming places fail to satisfy veterinary hygiene conditions.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 shall be imposed on violation of transporting animals by the means unsatisfying veterinary hygiene conditions about cages area, no area of containing sewage, wastes during transport; transporting fresh and raw animal products by non-specialized vehicles or vehicles not eligible for preservation during transport.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 2,000,000 shall be imposed on violation of failing to ensure veterinary hygiene conditions for places of concentration, loading and unloading, collection, purchase and sale of animal or animal products.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Facilities of concentrated animal livestock; production and trading in animal breeds not eligible for veterinary hygiene;

b) Facilities of testing, experimenting, diagnosing animal diseases; conducting surgery animal fail to be eligible for veterinary hygiene.

5. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violations at facilities of concentrated animal livestock; poultry incubation; animal slaughtering, preliminarily processing, processing, trading in animal products; producing breeds and breeding commercial aquatic products at a concentrated area without certificate of eligibility for veterinary hygiene.

6. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for violations of possessing a certificate of production eligibility but failing to satisfy veterinary hygiene conditions for facilities of veterinary drug production.

7. A fine of between VND 6,000,000 and 8,000,000 for violations of veterinary drug production; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture without a certificate of production eligibility or an eligible inspection minutes.

8. Additional sanction forms:

Operational suspension of facilities for 01 to 03 months, for violations specified in Clause 5 and Clause 7 of this Article.

SECTION 3. VIOLATIONS ON MANAGEMENT OF VETERINARY DRUGS; BIO-PRODUCTS, MICROORGANISMS AND CHEMICALS USED IN VETERINARY; PRODUCTS OF ENVIRONMENTAL TREATMENT AND REHABILITATION IN LIVESTOCK AND AQUACULTURE; VETERINARY PRACTICING

Article 16. Violations on production, processing, dividing veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in veterinary (hereinafter referred to as veterinary drugs); products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Having no dossier of production batch;

b) Failing to conduct quality inspection of raw materials, semi-products, finished products of veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture during the course of production;

c) Producing veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture without notification to competent state agencies upon changing components, formula, preparation form, usage route in comparison with the registration dossier;

d) Production facilities have no officials specialized in quality inspection of veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, or person in charge of technique;

dd) Failing to store sample of veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture.

2. A fine of between 70% and 80% of the infringing product batch value, but not exceeding VND 50,000,000 for violations of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture:

a) Containing drug content in excess of allowed limitation in comparison with content stated in the label as announced or registered by producers and approved by competent agencies;

b) Possessingnet weightorfact volumein excess of allowed limitation in comparison with weight or volume stated in the label as announced or registered by producers and approved by competent agencies.

3. A fine of between 80% and 90% of the infringing product batch value, but not exceeding VND 50,000,000 for violations of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture:

a) Failing to satisfy standard, quality is changed about form such as being curdy, turbid, transformed color, deposited sediments, bedded, transformed shape;

b) Veterinary vaccines fail to satisfy one of three standards of sterilization, safety, validity.

4. A fine of between VND 8,000,000 and 10,000,000 for violation of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture by raw materials with undefined origin.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which are not named in List allowed circulation in Vietnam or without permission of competent agencies.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for violation of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which contain banned substances in List of substances banned using in Vietnam.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for violation of producing each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which contain microorganisms banned using in Vietnam;

8. Additional sanction forms:

Deprivation of the right to use certificate of veterinary practice for 01 to 03 months, for violations specified in Clause 6 and Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible recall, re-production of veterinary drugs, products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible recall, re-production of veterinary drugs, vaccines, products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6 and Clause 7 of this Article.

Article 17. Violations on trading in veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in veterinary (hereinafter referred to as veterinary drugs); products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for violations of trading in veterinary drugs; raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitationin livestock and aquaculture with ineligible location, warehouse, preservation equipment.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for any of the following violations:

a) Trading in veterinary drugs without certificate of trading eligibility;

b) Trading in veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture in combination with plant protection drugs, drugs for people, foods, and foodstuffs;

c) Trading in veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture without notification to competent state agencies upon changing location;

3. A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 for any of violations of trading in each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture:

a) Containing drug content in excess of the allowed limitation in comparison with content stated in the label as announced or registered by producers and approved by competent agencies;

b) Possessing net weight or fact volume in excess of the allowed limitation in comparison with weight or volume stated in the label as announced or registered by producers and approved by competent agencies.

4. A fine of between VND 7,000,000 and 8,000,000 for any of violations of trading in each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture:

a) Failing to satisfy standard, quality is changed about form such as being curdy, turbid, transformed color, deposited sediments, bedded, transformed shape;

b) Veterinary vaccines fail to satisfy one of three standards of sterilization, safety, validity.

5. A fine of between VND 8,000,000 and 9,000,000 for violation of trading in each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which is not named in List allowed circulation in Vietnam or without permission of competent agencies.

6. A fine of between VND 9,000,000 and 10,000,000 for violation of trading in each kind of veterinary drug; product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which contains the banned active ingredients in List of active ingredients banned using in Vietnam.

7. Additional sanction forms:

Deprivation of the right to use certificate of veterinary practice for 01 to 03 months, for violation specified in Clause 6 of this Article;

8. Remedial measures:

a) Forcible recall, re-production of veterinary drugs, product of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 3 of this Article;

b) Forcible recall, destruction of veterinary drugs, vaccines, products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 4, Clause 5, Clause 6 of this Article.

Article 18. Violations on import of veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs, bio-products, microorganisms and chemicals used in veterinary (hereinafter referred to as veterinary drugs); products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture

1. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for any of the following violations:

a) Import of veterinary drugs without certificate of circulation in Vietnam; raw materials to prepare veterinary drugs without permission of competent agencies or import of products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture which are not named in List allowed circulation in Vietnam or without written acceptance of competent agencies;

b) Import of raw materials to prepare veterinary drugs which are not proper with kinds already approved by competent agencies.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 for violations of failing to comply with quality inspection of veterinary drugs; raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, of competent state agencies.

3. A fine of between 80% and 90% of the product batch value but not exceeding VND 50,000,000 for violations of importing veterinary drugs; raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, which do not satisfy quality standard.

4. Remedial measures:

a) Forcible re-export of veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 1, Clause 3 of this Article if violations are detected at border gates;

b) Forcible recall, destruction of veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, for violations specified in Clause 1, Clause 3 of this Article in case it is not able to re-export.

Article 19. Violations of license, certificate, report of testing in domain of veterinary;products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture

1. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violations of hiring, borrowing one of the following papers for production, trading, experiment, testing:

a) Licenses for testing or experiment of veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture;

b) Certificates of veterinary drug circulation; certificates of circulating products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture;

c) Licenses for import of veterinary drugs; raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, of competent state agencies;

d) Report of quality test of competent state agencies.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for violation of intentionally erasing, modifying, falsifying content inscribed in one of the following papers:

a) Licenses for testing or experiment of veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture;

b) Certificates of veterinary drug circulation; certificates of circulating products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture;

c) Licenses for import of veterinary drugs; raw materials to prepare veterinary drugs; products of environmental treatment and rehabilitation in livestock and aquaculture, of competent state agencies;

d) Report of quality test of competent state agencies.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of using forged papers specified in Clause 1of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible withdrawal of papers for violation specified in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 20. Violations on veterinary practice

1. A warning or fine of between VND 300,000 and 500,000 for any of violations involving practice of inoculation, diagnosis, surgery for animals, giving prescription, providing medical treatment and health care for animals, veterinary advisory services (hereinafter collectively referred to as the veterinary service practice):

a) Practicing improperly with trades, professional scope stated in certificate of practice;

b) Failing to comply with the regime of periodical or irregular report upon happening epidemics at the request of veterinary agencies;

c) Failing to participate in activities of disease prevention and epidemic combat for animals at the request of local authorities, veterinary agencies upon happening animal epidemics;

d) Having insufficient instruments for the practice, or instruments not ensuring veterinary hygiene.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violations in hiring, borrowing the certificates for veterinary service practice.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 1,500,000 for any of the following violations involving the veterinary service practice:

a) Using veterinary drugs not stated in list of veterinary drugs permitted circulating in Vietnam during practicing;

b) Using raw materials to prepare veterinary drugs for animal-disease prevention and treatment in contravention with regulations during practicing.

4. A fine of between VND 1,500,000 and 2,000,000 for any of the following violations involving the veterinary service practice:

a) Treating for the sick animals under list of diseases banned treating or infectious sick animals which must be destroyed, compulsorily slaughtered in accordance with regulations;

b) Treating for animals in epidemic zones or places having infectious sick animals without compliance with guides of veterinary agencies;

c) Using veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs which are banned using during practicing.

5. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for violations in using the expired practice certificates.

6. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violations of erasing, modifying content of the practice certificates.

7. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for violations of practicing production, trading, testing, experiment, export, import of veterinary drugs as follows:

a) Practicing improperly with trades, professional scope stated in the practice certificate;

b) Practicing improperly with location stated in the practice certificate;

8. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violation of practice persons specified in Clause 1of this Article; a fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for violations of practice persons specified in Clause 7 of this Article upon not possessing the practice certificate.

9. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violations in using the forged practice certificates for practicing.

10. Remedial measures:

a) Forcible withdrawal of the practice certificates for violations specified in Clause 6, Clause 9 of this Article.

b) Forcible destruction of veterinary drugs, raw materials to prepare veterinary drugs for violations specified in Point a Clause 3, Point c Clause 4 of this Article;

c) Forcible animal destruction for violations specified in Point a Clause 4 of this Article.

Chapter 3.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, REMEDIAL MEASURES IN DOMAIN OF LIVESTOCK BREEDS

Article 21. Violations on management and conservation of livestock gene sources in conservation zones

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of exploiting and using livestock gene sources in conservation zones in excess of the allowed limitation of the competent state agencies.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 25,000,000 for violation of exploiting or using livestock gene sources in conservation zones without permission of the competent state agencies.

3. A fine of between VND 25,000,000 and 30,000,000 for violation of destroying livestock gene sources in conservation zones.

4. Additional sanction forms:

Confiscation of material evidences and means for violations specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 22. Violations on exploitation and conservation of precious and rarelivestock gene sources in conservation zones

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation of exploiting and using precious and rare livestock gene sources in excess of the allowed limitation of the competent state agencies.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for violation of any term in the national technical regulations on exploiting or using precious and rare livestock gene sources.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of destroying precious and rare livestock gene sources.

4. Additional sanction forms:

Confiscation of material evidences for violations specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 23. Violations on international exchange involving the precious and rare livestock gene sources

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for violation of international exchange involving the precious and rare livestock gene sources inconsistently with the permission content of the competent state agencies.

2. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violation of international exchange involving the precious and rare livestock gene sources without permission of the competent state agencies.

3. Additional sanction forms:

Confiscation of material evidences for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 24. Violations on experiment, test of new livestock breeds

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violations of conducting experiments, testing although there are not sufficient conditions of technical and material facilities or technical officials.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of experimenting, testing in contravention with the process, content or scheme already approved by the competent state agencies.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for violations of announcing untruthful result of experiment, testing.

4. Additional sanction forms:

Operational suspension of experiment, testing facilities for 01 thru 03 months, for violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible correction of the experiment, testing results for violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 25. Violations on livestock breed production and trading

1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for violations of producing and trading in livestock breeds without assurance of one of conditions of material facilities and technical equipment in accordance with regulations.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violations of producing and trading in livestock breeds without dossier or recording in dossier of monitoring course of livestock breed production.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violations of producing and trading in purebred, prototypal, parental or nucleus breeds without technical officials.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for violations of producing and trading in livestock breeds without recognition of experiment result.

5. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violation of producing or trading in livestock breeds which are not named in List of livestock breeds allowed producing and trading or without permission of competent state agencies.

6. Additional sanction forms:

Operational suspension of production and trading for 01 thru 03 months, for violations specified in Clause 3 and Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible livestock breed destruction or slaughtering for violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 26. Violations on production and/or trading of sperms, embryos, breeding eggs and larva

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for violations of production and/or trading of sperms, embryos, breeding eggs and larva without the monitoring-breed books.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violations of production and/or trading of sperms, embryos, breeding eggs (excluding poultry eggs, silkworm eggs and aquatic breeds) and larva without the technical officials who have been granted diplomas or certificate of training in artificial fertilization or embryonic inoculation.

3. A fine of between VND 6,000,000 and 8,000,000 for violations of producing and trading in sperms, embryos, breeding eggs and larva without assurance of one of conditions of material facilities and technical equipment in accordance with regulations.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for any of the following violations:

a) Producing sperms from cattle or poultry breeds which have not yet gone through individual productivity inspection;

b) Exploiting breeding eggs and larva not from purebred, prototypal, nucleus or grant-parental, parental breed stocks, except for case of exploitation in natural environment.

5. Remedial measures:

Forcible destruction of sperms, breeding eggs and larva for violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 27. Violations on import of livestock breeds

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of importing livestock breeds inconsistently with the breed ranks, breed kinds as announced.

2. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violation of importing livestock breeds which are not named in List of livestock breeds allowed producing and trading in Vietnam or without permission of competent state agencies.

3. Remedial measures:

Forcible re-export or slaughtering, preliminary process, process or destruction of livestock breeds, aquatic breeds, for violations specified in Clause a, Clause 2 of this Article.

Article 28. Violations on livestock breed quality in trading

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation of each economic and technical norm which is lower than the announced standard for goods batch with value of less than VND 50,000,000.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation of each economic and technical norm which is lower than the announced standard for goods batch with value of VND 50,000,000 or more.

3. Remedial measures:

Forcing to change purpose, not using as breed for violations specified in Clause 1, Clause 2 of this Article.

Article 29. Other violations in domain of aquatic breed production and trading

1. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for each following violation:

a) Conducting aquatic breed nursery without technical officials or with technical officials having no certificate of training in suitable qualification;

b) Transporting breeds which have not yet reached the commercial rearing size in accordance with regulations out from facility without dossier, documents to prove of transport for aquatic breed nursery.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 6,000,000 for each following violation:

a) Violation of regulations on number of reproduction or use time or the allowed time to put into reproduction of the key parental aquatic breeds;

b) Failing to inspection of disease test before letting reproduction for the key parental aquatic breeds.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for each following violation:

a) Allowing reproduction of parental aquatic breeds or production of and trading in parental aquatic breeds without technical officials possessing suitable professional diplomas or certificate;

b) Failing to conduct the quality inspection of import aquatic breeds.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for each following violation:

a) Location of aquatic breed production and trading is not based in the planning zone of locality or without permission of competent state agencies;

b) Using the parental aquatic breed stocks which fail to ensure quality.

5. Remedial measures:

a) Forcible destruction or change of use purpose, not using as breeds for violations specified in Point b Clause 4 of this Article;

b) Forcible relocation of aquatic breed production facilities for violations specified in Point a Clause 4 of this Article to the prescribed locations.

Article 30. Violations on certificate, written permission, license involving livestock breeds

1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Allowing others use one s own professional certificate involving livestock breed;

b) Hiring, borrowing, using others professional certificate involving livestock breed;

2. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 for violation of intentionally erasing, modifying, falsifying content of the following papers:

a) Professional certificate involving livestock breeds;

b) License for export, import of livestock breeds;

c) Decision on appointment of experiment, test of livestock breeds.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of forging papers, dossiers to apply for papers specified in Clause 2 of this Article but not serious to the extent of being examined for criminal liability.

4. Remedial measures:

Forcible withdrawal of licenses, professional certificates for violations specified in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 31. Violations of regulations on bio-safety in livestock

1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on farming livestock facilities committing any of the following violations:

a) Animal stables built inconsistently with technical requirement influencing to veterinary and environmental hygiene in livestock;

b) Infringing regulations on the livestock process influencing to food safety;

c) Failing to register, declare the livestock contents for domestic animals subject to registration and declaration.

2. Remedial measures:

Forcible execution of measures to remedy environmental pollution for violations specified in Point a Clause 1 of this Article.

Chapter 4.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, REMEDIAL MEASURES IN DOMAIN OF LIVESTOCK FEEDS

Article 32. Violations on conditions for production and processing of livestock feeds

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violations of producing and processing livestock feeds without technical officials.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for any of the following violations:

a) Failing to have waste treatment system to ensure requirement on environmental hygiene;

b) Failing to have sufficient equipment to ensure requirements for facilities of livestock feed production and processing prescribed in the respective technical regulations;

c) Factories fail to ensure requirements for facilities of livestock feed production and processing prescribed in the respective technical regulations.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for violations of having no analysis and testing room for livestock feed quality or having no contract of hiring analysis and testing at other analysis room.

4. Additional sanction forms:

a) Operational suspension for 01 to 03 months, for case of repeating violations specified in Point a Clause 2 of this Article.

b) Operational suspension for 01 to 03 months, for violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 33. Violations on production and processing of livestock feeds

1. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for each following violation:

a) Failing to save experiment result in accordance with regulation;

b) Failing to save product sample in accordance with regulation;

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violations of producing and processing feeds which use each kind of expired raw materials.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for violation of producing, processing each livestock feed product which is not named in List of livestock feeds allowed circulating in Vietnam or without written permission of competent state agencies.

4. A fine of between 10% and 15% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of the following violations of producing and processing livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 90% and less than 95% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

c) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations in excess of between 5% and less than 10%.

5. A fine of between 15% and 20% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of the following violations of producing and processing livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 80% and less than 90% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

c) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations in excess of between 10% and less than 20%.

6. A fine of between 20% and 30% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of the following violations of producing and processing livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 70% and less than 80% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations in excess of 20% or more.

7. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on facilities committed violation and continuing the production and processing of livestock feeds during time of suspension of livestock feed production and processing as prescribed by competent state agencies.

8. Remedial measures:

a) Forcible change of use purpose of all livestock feeds for violations specified in Clause 2 and Clause 7 of this Article; in case it is not able to change use purpose, forcible destruction;

b) Forcible recall, destruction of all livestock feeds for violations specified in Clause 3 of this Article;

c) Forcible re-production of all products to ensure quality standards as already announced or the national technical regulations (if any) for violations specified in Clause 6 of this Article; in case it is not able to re-product, change of use purpose or forcible destruction.

Article 34. Violations on conditions for trading in livestock feeds

1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for any of the following violations:

a) Having no store or trading head office;

b) Store, head office having no trading signboard;

c) Changing trading address without notification with competent state agencies.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for any of the following violations:

a) Failing to have instruments, equipment, means to contain, store or transport of livestock feeds in accordance with regulations for each product kind;

b) Arranging livestock feeds jointly with veterinary drugs without separate area or cupboard, stall.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violations of arranging livestock feeds jointly with plant protection drugs, fertilizers or other hazardous chemicals.

Article 35. Violations on trading in livestock feeds

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violations of trading in each expired livestock feed product.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for violation of trading in each livestock feed product which is not named in List of livestock feeds allowed circulating in Vietnam.

3. A fine of between 10% and 15% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of violations of trading in livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 90% and less than 95% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations in excess of between 5% and less than 10%.

4. A fine of between 15% and 20% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of violations of trading in livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 80% and less than 90% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the respective national technical regulations in excess of between 10% and less than 20%.

5. A fine of between 20% and 25% of the infringing goods batch value, but not exceeding VND 100,000,000 for one of violations of trading in livestock feed products:

a) Containing quantitative content of each main substance just obtaining level of between 70% and less than 80% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the respective national technical regulations in excess of 20% or more.

6. Remedial measures:

a) Forcible change of use purpose of all livestock feeds for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article; in case it is not able to change use purpose, forcible destruction;

b) Forcible re-production of all products to ensure quality standards as already announced or the national technical regulations (if any) for violations specified in Clause 5 of this Article; in case it is not able to re-product, change of use purpose or forcible destruction.

Article 36. Violations on using banned substances in livestock and production, processing of, trading in livestock feeds

1. A fine for the following violations:

a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for using the banned substances in livestock of peasant households;

b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for using the banned substances in farming livestock.

c) A fine of between VND 7,000,000 and 100,000,000 for using the banned substances in livestock feed production, processing and trading.

2. Additional sanction forms:

Operational suspension of the livestock feed production, processing and trading for 01 thru 03 months, for violations specified in Point c Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

a) Forcing the livestock facility to continue rearing domestic animals used the banned substances until they are tested to not have residuals of the banned substance , after that they are allowed selling or slaughtering for violations specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article; forcible destruction of domestic animals in case of repeating violations.

b) Forcing the infringing facility to destroy all the banned substances, livestock feeds with the banned substances for violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 37. Violations on import of livestock feeds

1. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for any of violations of importing livestock feeds:

a) Containing quantitative content of each quality norm just obtaining level of between 90% and less than 95% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations or in the announced standards in excess of between 5% and less than 10%.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for any of violations of importing livestock feeds:

a) Containing quantitative content of each quality norm just obtaining level of between 80% and less than 90% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations or in the announced standards in excess of between 10% and less than 20%.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for any of violations of importing livestock feeds:

a) Containing quantitative content of each quality norm just obtaining level of between 70% and less than 80% in comparison with the standard already announced or stated in goods label;

b) Containing quantitative content of each substance causing safety loss prescribed in the national technical regulations or in the announced standards in excess of between 5% and less than 10%.

4. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violation of importing each livestock feed product which is not named in List of livestock feeds allowed circulating in Vietnam or without written permission of competent state agencies.

5. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for violation of importing each livestock feed product which contains the banned substances in List of livestock feeds banned production and circulation in Vietnam.

6. Remedial measures:

a) Forcible re-announcement of actual quality of products for violations specified in Clause 1, Clause 2 of this Article.

b) Forcible re-production of all import livestock feeds so as to ensure quality standards as already announced or the national technical regulations (if any) for violations specified in Point a Clause 3 of this Article; in case it is not able to re-product, forcible re-export or destruction.

b) Forcible re-export or destruction of all import livestock feeds for violations specified in Point b Clause 3 and Clause 4 of this Article;

d) Forcible re-export of all import livestock feeds for violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 38. Violations on experiment of livestock feeds

1. A fine for any of violations of livestock feed experiment according to the following fine levels:

a) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on experiment facilities which not ensure veterinary hygiene, environmental hygiene;

b) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on experiment facilities which have no technical officials;

c) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on experiment facilities which have insufficient material facilities, equipment in conformity with experiment of each livestock feed kind as registered.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on experiment facilities which fail to comply with process, content or scheme already approved by the competent state agencies.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for announcement of an untruthful experiment result.

4. Remedial measures:

a) Forcing to re-experiment the livestock feeds and pay all cost of experiment for violations specified in Clause 2 of this Article.

b) Forcible correction of the experiment results for violations specified in Clause 3 of this Article.

Chapter 5.

COMPETENCE TO MAKE MINUTES AND HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 39. Competence to make minutes of administrative violations

1. Persons competent to sanction administrative violations specified in Articles 40, 41, 42, 43 of this Decree.

2. Animal quarantine, heads of stations, deputies of district-level veterinary stations, civil servants, public employees of veterinary, livestock, aquatic product, agricultural, forest and fishery quality management sectors, on their duties, upon detecting in domains of veterinary, livestock breeds, livestock feeds, have rights to make minutes of administrative violations for violations under their assigned missions and takes responsibility for making minutes.

Article 40. Competence of chairpersons of People’s Committees

1. The chairpersons of communal People’s Committees have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 5,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds, and livestock feeds;

c) Confiscation of material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 1 of this Article;

d) Application of remedial measures specified in Points a, b, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.

2. The chairpersons of district-level People’s Committees have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 25,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 50,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificate with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 2 of this Article;

d) To apply remedial measures specified in Points a, b, c, dd, e, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

3. The chairpersons of provincial People’s Committees have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 50,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 100,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificate with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 41. Competence of inspectorate

1. Inspectors, persons assigned execution of tasks of specialized inspection on veterinary, livestock, aquatic product, agricultural, forest and fishery quality management, on their duties, have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up VND 500,000;

c) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 1 of this Article;

d) To apply remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.

2. The Chief Inspector or provincial Departments of Agriculture and Rural Development, directors of Sub-departments of veterinary, aquatic products, agricultural, forest and fishery quality management; heads of specialized inspectorate teams of the provincial Departments of Agriculture and Rural Development have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 25,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 50,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificate with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 2 of this Article;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

3. Heads of the specialized inspectorate teams of the Ministry of Agriculture and Rural Development have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 35,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 70,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificates with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 3 of this Article;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified in Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development, general director of the Directorate of Fisheries, director of Veterinary Department, director of Livestock Department, Director of National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 50,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 100,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificates with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and other remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 42. Competence of People’s Public Security agencies

1. Soldiers of People’s Public Security on duty have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 5,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds, and livestock feeds.

2. Chiefs of stations, teams or persons specified in Clause 1 of this Article have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 1,500,000 in domains of veterinary, livestock breeds, and livestock feeds.

3. Chiefs of commune-level police office have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 2,500,000 in domains of veterinary, livestock breeds, and livestock feeds;

c) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 3 of this Article;

d) To apply remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.

4. Chiefs of district-level Public Security office; chiefs of professional divisions under the Traffic Police Department for roadway, railway, chiefs of professional divisions under Waterway Police Department; chiefs of the provincial divisions of public security including chief of police division for Investigating Crimes on Economic and Position Management Order, chief of waterway police division, chief of police division for prevention and combat of environment crimes have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 10,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 20,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificates with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 4 of this Article;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and other remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

5. Directors of the provincial Public Security Offices have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 25,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 50,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificates with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations with value not exceeding the fine level prescribed in Point b Clause 5 of this Article;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, c, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and other remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

6. Director of Police Department for Investigating Crimes on Economic and Position Management Order, Director of Traffic Police Department for road and railway, Director of Waterway Police Department, Director of Police Department for prevention and combat of environment crimes have rights:

a) To impose a warning;

b) To fine up to VND 50,000,000 in domains of veterinary, livestock breeds; fine up to VND 100,000,000 in domain of livestock feeds;

c) To deprive the right to use licenses, practice certificates with a defined term or suspend operation with a defined term;

d) To confiscate material evidences, means used for committing administrative violations;

dd) To apply remedial measures specified in Points a, c, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and other remedial measures specified in Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 43. Competence of other agencies in sanctioning administrative violations

1. Persons competent to sanction of customs agencies have competence to sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree and related to export, import of animals, animal products, veterinary drugs, livestock breeds, livestock feeds under their management fields, sectors as prescribed in Article 42 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

2. Persons competent to sanction of market management agencies have competence to inspect, make minutes on administrative violations, sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their management fields, sectors as prescribed in Article 45 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

3. Persons competent to sanction of other specialized inspectorate agencies have the right to inspect, make minutes on administrative violations, sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their management fields, sectors as prescribed in Article 46 and Article 52 of Law on handling of administrative violations.

Chapter 6.

PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 44. Effect

1. This Decree takes effect from November 25, 2013.

2. This Decree replaces the following Decrees:

a) The Government’s Decree No. 08/2011/ND-CP dated January 25, 2011, on sanctioning administrative violations involving livestock feeds.

b) The Government’s Decree No. 47/2005/ND-CP dated April 08, 2005, on sanctioning administrative violations in the domain of livestock breeds;

c) The Government’s Decree No. 40/2009/ND-CP dated April 24, 2009, on sanctioning administrative violations in the domain of veterinary.

Article 45. Transitional provisions

For administrative violations in domains of veterinary, livestock breeds, livestock feeds which happened before the effective day of this Decree and are detected after that or are being considered, settled, provisions beneficial for the infringing organizations and individuals are applied.

Article 46. Responsibility for implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall guide in details, organize implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairpersons of People s Committee of provinces, central-affiliated cities shall implement this Decree.

On behalf of the Government

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 119/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất