Nghị định 118/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

thuộc tính Nghị định 118/2003/NĐ-CP

Nghị định 118/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:118/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:13/10/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 118/2003/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2003
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM

­­­­­­­­­­­­

CHÍNH  PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là “cá nhân, tổ chức”) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Chương II của Nghị định này.
b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt
1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
­
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là 02 năm, kể từ ngày cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại  điểm  a và điểm đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì bị xử phạt hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2  Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu quá 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó. 
CHƯƠNG II CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY PHÉP
Điều 5. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không công bố hoặc công bố sai sự thật nội dung hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép;
c) Chậm công bố so với thời hạn quy định các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định tại Điều 69 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt văn phòng đại diện.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thuê, mượn, chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
b) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
c) Kinh doanh hoặc hoạt động không đúng nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
d) Tiếp tục hoạt động, kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc đã bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm không có Giấy phép;
b) Nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không được phép hoạt động tại Việt Nam cung cấp.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1; khoản 2; điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc công bố nội dung hoạt động hoặc đính chính các nội dung hoạt động đã công bố sai sự thật đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 
Điều 6. Vi phạm các quy định về trụ sở làm việc, thành lập, giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mở, chấm dứt hoạt động, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ra.
Điều 7. Vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Điều 8. Vi phạm về thay đổi tên gọi, mức vốn, nội dung, phạm vi hoạt động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng do thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:
a) Mức vốn điều lệ;
b) Nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động;
c) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc chuyển giao theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
c) Không công bố và thông báo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản theo các quy định của pháp luật.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC 2 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM
Điều 10. Cạnh tranh bất hợp pháp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm khác;
b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
c) Khuyến mại bất hợp pháp;
d) Thoả thuận hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính theo hình thức và thủ tục do pháp luật quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm trái pháp luật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc mua bảo hiểm, sử dụng dịch vụ môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm dưới mọi hình thức.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua bảo hiểm bắt buộc;
b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về tái bảo hiểm bắt buộc
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối nhận tái bảo hiểm bắt buộc toàn bộ hoặc một phần theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Tham gia bảo hiểm tại nước ngoài trái pháp luật
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:
1. Mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có trụ sở ở Việt Nam hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trái với các quy định của pháp luật;
2. Ép buộc cá nhân, tổ chức khác tham gia bảo hiểm tại nước ngoài trái với các quy định của pháp luật.
Điều 15. Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
b) Đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm về bí mật hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, cán bộ, nhân viên hay đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi tiết lộ bí mật, thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Điều 17. Vi phạm các quy định về sử dụng điều khoản, quy tắc, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các quy tắc, điều khoản mà chưa đăng ký với Bộ Tài chính hay không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, do Bộ Tài chính phê chuẩn, ban hành;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng bảo hiểm cao hơn tỷ lệ hay trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng theo quy định pháp luật;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện việc tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm chưa được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc chưa được đăng ký với Bộ Tài chính.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và hoạt động của đại lý bảo hiểm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về đào tạo đại lý bảo hiểm, tuyển dụng, sử dụng đại lý bảo hiểm không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm, không có chứng chỉ đại lý, không ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Cá nhân hoạt động đại lý mà không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
c) Đại lý bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm mục đích lừa dối bên mua bảo hiểm.
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC 3 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 19. Vi phạm quy định về vốn và ký quỹ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không đảm bảo tiến độ góp vốn theo quy định tại điều lệ;
b) Không nộp đủ hoặc không nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì mức vốn điều lệ đã đóng tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Sử dụng tiền ký quỹ trái với quy định của pháp luật.
3. áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc bổ sung tiền ký quĩ hoặc nộp tiền ký quĩ theo qui định của pháp luật;
c) Buộc thu hồi số tiền ký quỹ sử dụng trái quy định đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về dự trữ bắt buộc, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trích lập hoặc trích lập không đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định;
b) Không tuân thủ phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đã đăng ký với Bộ Tài chính;
c) Không trích lập hoặc trích lập không đủ dự trữ bắt buộc theo quy định;
d) Sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc, dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, dữ trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm  a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi số tiền dự phòng nghiệp vụ, dự trữ bắt buộc sử dụng không đúng theo quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 21. Vi phạm các quy định về đầu tư vốn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đầu tư ngoài các lĩnh vực được phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư quá tỷ lệ được phép vào mỗi danh mục đầu tư;
c) Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài;
d) Sử dụng các nguồn vốn đầu tư trái với quy định của pháp luật
2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại hoạt động đầu tư theo đúng qui định của pháp luật;
b) Thu hồi số tiền đầu tư trái với các quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về an toàn tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Không tuân thủ đúng thời hạn xây dựng và thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
c) Không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm không duy trì khả năng thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động. 
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn, thu hẹp nội dung, phạm vi, địa bàn hoạt động đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm về quản lý thông tin, báo cáo hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Các hành vi vi phạm và việc xử lý các vi phạm hành chính trong chế độ kế toán, báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. 
Điều 24. Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trì hoãn, lẩn tránh, hoặc không cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoặc có thủ đoạn đối phó với thanh tra viên, cán bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Can thiệp vào việc xử lý của cơ quan thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Giấu diếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;
d) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong: kho, quỹ, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ bảo hiểm hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
CHƯƠNG III THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 29 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.  
2. Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
CHƯƠNG IV THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ KHIẾU NẠI
Điều 26. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
Điều 27. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
Điều 28. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
Điều 29. Khen thưởng và kỷ luật
1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh và phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hành vi che dấu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hoặc không chấp hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hết hiệu lực thi hành sau 01 năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Điều này.
Điều 31. Khiếu nại và tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thi hành Nghị định này.
Điều 33. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 118/2003/ND-CP

Hanoi, October 13, 2003

 

 

DECREE

PROVIDING FOR THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF INSURANCE BUSINESS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 9, 2000 Law on Insurance Business;

Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation subjects and application scope

1. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business shall apply to individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that intentionally or unintentionally violate the legislation on insurance business activities, which are not crimes and, according to law provisions, must be administratively sanctioned.

2. This Decree shall apply to:

a) Individuals and organizations that commit administrative violations in the field of insurance business prescribed in Chapter II of this Decree.

b) Foreign individuals and organizations operating in the Vietnamese territory and committing acts of administrative violations in the field of insurance business prescribed in this Decree, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 2.- Sanctioning principles

1. All administrative violations in the field of insurance business must be detected in time and immediately stopped. The sanctioning of administrative violations must be carried out promptly, justly and resolutely; all consequences caused by administrative violations must be overcome strictly according to law provisions.

2. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business shall be effected by competent persons defined in this Decree.

3. An act of administrative violation in the field of insurance business shall be sanctioned only once. Organizations or individuals that commit many acts of administrative violations shall be sanctioned for each act of violation.

4. The sanctioning of administrative violations in the field of insurance business must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal background of the violators and extenuating as well as aggravating circumstances prescribed in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in order to decide the appropriate handling forms and measures.

Article 3.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of insurance business shall be two years as from the date the individual or organization commits act of administrative violation the field of insurance business. Past the above-mentioned time limit, sanction shall not be imposed but consequence-overcoming measures prescribed at Points a and e, Clause 3, Article 12 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations shall still apply.

2. Individuals who have been prosecuted or given the decisions to bring their cases to court for trial according to criminal procedures but latter given decisions to suspend the investigation or the cases while their violation acts show signs of administrative violations shall be administratively sanctioned; the statute of limitations for sanctioning the administrative violations shall be 3 months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and dossiers of the violation cases.

3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals continue to commit administrative violations or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be recounted from the time of committing new administrative violations or the time of stopping acts of shirking or obstructing the sanctioning.

Article 4.- Time limits for being considered as having not yet been sanctioned for administrative violations.

1. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations and do not repeat their violations within one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date when the execution of the sanctioning decisions expires shall be considered as having not yet been sanctioned for administrative violations.

2. If past 2 years as from the date of completely serving the handling decisions, the individuals subject to the application of other administratively handling measures shall be considered as having not yet been subject to such measures.

Chapter II

VIOLATION ACTS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON MANAGEMENT AND USE OF LICENSES

Article 5.- Violations of regulations on management and use of establishment and operation licenses, representative office- establishing licenses

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to publicize or untruthfully publicizing the operation contents under the relevant law provisions;

b) Failing to commence operation after 12 months as from the date of being licensed;

c) Publicizing late as compared to the prescribed deadline the approved change contents as provided for in Article 69 of the Insurance Business Law.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of leasing, lending establishment and operation licenses, representative office- establishing licenses.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Renting, borrowing, transferring establishment and operation licenses or representative office- establishing licenses;

b) Erasing, modifying establishment and operation licenses or representative office- establishing licenses;

c) Doing business or operating in contravention of the contents inscribed in the establishment and operation licenses or representative office-establishing licenses;

d) Continuing operation or business when having been suspended from business activities or having had the establishment and operation licenses or representative office-establishing licenses withdrawn.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Doing insurance business or insurance brokerage business without licenses;

b) Receiving insurance brokerage services provided by foreign insurance brokerage enterprises which are not licensed to operate in Vietnam.

5. Additional sanctioning form

Deprivation of the right to use establishment and operation licenses or representative office-establishing licenses for administrative violation acts prescribed at Point b, Clause 1; Clause 2; Points b and c, Clause 3 of this Article.

6. Application of redressing measures

Being forced to publicize the operation contents or make correction of untruthfully announced operation contents, for administrative violation acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 6.- Violation of regulations on working offices, establishing or dissolving insurance enterprises, insurance brokerage enterprises

1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts of opening, terminating the operation of, or relocating, the head-offices, branches and/or representative offices of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises without the Finance Ministry's written approval.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for acts of dividing, separating, consolidating, merging, re-purchasing, dissolving or changing enterprise forms of, insurance enterprises or insurance brokerage enterprises without the Finance Ministry's written approval.

3. Additional sanctioning form

Deprivation of the right to use establishment and operation licenses for administration violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Application of redressing measures

Being compelled to restore the initial state which was altered due to administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 7.- Violations of regulations on administration, management and control

A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for acts of changing the Managing Board chairmen, general directors (directors) without the Finance Ministry's written approval.

Article 8.- Violations on changing the names, capital level, contents and scope of operation

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for changing the names of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises without the Finance Ministry's written approval.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for acts of changing one of the following contents without the Finance Ministry's written approval:

a) The charter capital level;

b) The operation contents, scope and time;

c) Transfer of shares, contributed capital portions, which account for 10% of the charter capital or more.

3. Application of redressing measures:

a) Being compelled to restore the initial state which was altered due to administrative violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Suspending operation for a definite term; narrowing the operation contents, scope and geographical areas for administrative violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 9.- Violations of regulations on transfer of insurance contracts

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Carrying out the transfer of insurance contracts when failing to fully satisfy the transfer conditions as provided for by law;

b) Carrying out the transfer of insurance contracts when not yet so approved in writing by the Finance Ministry;

c) Failing to publicize and notify in writing the transfer of insurance contracts to the insurance buyers as provided for by law.

2. Application of redressing measures

a) Being compelled to restore the initial state which was altered due to administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Suspending operation for a definite term, narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for the administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Section 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON INSURANCE UNDERWRITING

Article 10.- Unlawful competition

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on individuals and organizations committing one of the following acts:

a) Giving information, advertisement with untruthful contents and scope of operation and/or insurance conditions, thus harming the legitimate rights and interests of the insurance buyers or of other insurance enterprises;

b) Competing for customers by ways of obstructing, dragging, buying off or intimidating personnel or customers of other insurance enterprises, insurance agents and/or insurance brokerage enterprises;

c) Making unlawful sale promotion;

d) Agreeing to restrict competition, causing damage to the interests of the insurance buyers.

2. Application of redressing measures:

a) Being compelled to make corrections in forms and according to procedures prescribed by law, for administrative-violation acts defined at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 11.- Illegally forcing the entry into insurance contracts

1. Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of forcing the purchase of insurance, the use of insurance brokerage and/or re-insurance brokerage services in any forms.

2. Application of redressing measures:

a) Being compelled to restore the initial state which was altered due to administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 12.- Violation of regulations on compulsory insurance

1. Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Refusing to sell compulsory insurance to individuals and organizations that have demand to buy compulsory insurance by insurance enterprises which are entitled to do business in compulsory insurance;

b) Failing to perform the obligation of buying professional responsibility insurance for insurance brokerage activities at insurance enterprises operating in Vietnam by insurance brokerage enterprises.

2. Application of redressing measures

Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 13.- Violation of regulations on compulsory re-insurance

1. Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 on individuals and organizations committing one of the following acts:

a) Failing to perform the compulsory re-insurance obligation according to law provisions by insurance enterprises;

b) Refusing to accept total or partial compulsory re-insurance as provided for by law.

2. Application of redressing measures:

Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 14.- Illegally participating in insurance overseas

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 on individuals and organizations committing one of the following acts:

1. Buying insurance of foreign insurance enterprises which have no offices in Vietnam or of foreign insurance enterprises conducting insurance business in Vietnam in contravention of law provisions;

2. Forcing individuals and/or organizations to participate in insurance overseas in contravention of law provisions.

Article 15.- Acts of seeking personal profits in insurance participation, insurance indemnification, insurance sum payment, insurance-complaint settlement

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 on individuals or organizations committing acts of seeking personal profits to receive indemnities, insurance sum.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 on officials or personnel of insurance enterprises, insurance agents or insurance brokerage enterprises, who commit one of the following acts:

a) Requesting insurance interest beneficiaries to pay remuneration or other material interests in contravention of law in the course of settling compensation, payment of insurance money;

b) Conniving with insurance interest beneficiaries in settling the insurance indemnification and/or payment of insurance sums in contravention of law.

3. Application of redressing measures:

Being compelled to restore the initial state, which was altered due to administrative violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 16.- Violations on secrets of insurance business activities

Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 on insurance enterprises, officials, personnel or insurance agents of insurance enterprises, that commit acts of disclosing secrets, information related to the entry into, performance and/or termination of, insurance contracts.

Article 17.- Violation of regulations on use of terms, rules, tables of insurance charge, commission

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Using rules, terms not yet been registered with the Finance Ministry or failing to abide by the rules, terms and/or insurance charge tables approved and promulgated by the Finance Ministry, by insurance enterprises;

b) Paying insurance commissions higher than the rates or paying insurance not to the right subjects, as prescribed by law;

c) Providing consultancy or recommendation to the insurance buyers by insurance brokerage enterprises, on the rules, terms and/ or insurance charge table, which have not yet been promulgated or approved by the Finance Ministry or not yet been registered with the Finance Ministry.

2. Application of redressing measures

a) Being compelled to restore the initial state, which was altered due to administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 18.- Violation of regulations on recruitment, training, employment and activities of insurance agents

1. Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to abide by the regulations on training of insurance agents, recruitment and employment of insurance agents that are unqualified for insurance agency activities, have no agent certificates and/or do not sign insurance agency contracts;

b) Failing to satisfy all conditions prescribed in Article 86 of the Insurance Business Law by individuals engaged in agency activities;

c) Providing untruthful information by insurance agents in an attempt to deceive the insurance buyers.

2. Application of redressing measures

Being compelled to restore the initial state, which was altered due to administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Section 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF FINANCIAL, BOOK-KEEPING ACCOUNTING AND FINANCIAL STATEMENT REGIMES

Article 19.- Violation of regulations on capital and security deposit

1. Caution for one of the following acts:

a) Failing to ensure the capital contribution schedule as provided for in the charter;

b) Failing to fully pay or not paying security deposit strictly according to regulations.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to maintain the minimum contributed charter capital level equal to the legal capital level;

b) Using the security deposit money in contravention of law provisions.

3. Application of redressing measures:

a) Being compelled to supplement the minimum charter capital equal to the legal capital level, for administrative violation acts prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Being compelled to supplement the security deposits or to pay the security deposits as provided for by law;

c) Being compelled to recover the security deposit money amounts used in contravention of regulations, for administrative-violation acts prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

d) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 20.- Violation of regulations on compulsory reserves, deduction for setting up, management and use of operation reserves

1. Caution for acts of failing to register methods of deduction for setting up of operation reserves with the Finance Ministry by insurance enterprises.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make deductions for setting up of, or making deduction not enough for, the operation reserves as prescribed;

b) Failing to abide by the methods of making deduction for setting up of operation reserves, which have been registered with the Finance Ministry;

c) Failing to make deductions for setting up of, or making deduction not enough for, compulsory reserves as prescribed;

d) Using the compulsory reserve fund, operation reserves not according to regulations.

3. Application of redressing measures:

a) Being compelled to make deductions for setting up of operation reserves and compulsory reserves according to law provisions, for administrative-violation acts prescribed at Points a, b, and c, Clause 2 of this Article;

b) Recovering the operation reserve money and/or compulsory reserves, which have been compulsorily used not in accordance with law provisions, for administrative violation acts prescribed at Point d, Clause 2 of this Article;

c) Suspending operation for a definite period of time; narrowing operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 21.- Violation of regulations on capital investment

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Investment outsides the domains permitted for investment under the provisions of law;

b) Investment beyond the permitted ratio in each investment list;

c) Using operation reserve capital sources for investment overseas;

d) Using investment capital sources in contravention of regulations.

2. Application of redressing measures:

a) Being compelled to restore the investment activities according to law provisions;

b) Recovering the amounts of investment made in contravention of law provisions for administrative-violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

c) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative violation acts prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 22.- Violation of regulation on financial safety in operation of insurance enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to report in time to the Finance Ministry when the enterprises are in danger of insolvency;

b) Failing to beat the deadline for elaboration and execution of plans on restoration of solvency, consolidation of the organization and operation of the enterprises;

c) Failing to implement the Finance Ministry's request for restoration of solvency.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 on insurance enterprises which fail to maintain the solvency at any time in the course of their operation.

3. Application of redressing measures:

a) Forced restoration of the solvency according to law provisions, for administrative-violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, for administrative-violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 23.- Violations on the management of information, reports on insurance business activities

Acts of violation and the handling of administrative violations of the regimes of accounting, reporting, supply of information related to insurance business activities shall comply with the regulations on sanctioning administrative violations in the field of accounting.

Article 24.- Violation of regulations on inspection, examination and supervision by competent State bodies

1. Caution for acts of delaying, shirking or failing the supply of materials and data at the requests of inspecting agencies, inspecting teams, competent State bodies in the course of inspection, examination and supervision; or employing tricks to cope with inspectors, officials of competent State bodies, who are performing their official duties.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to abide by the handling decisions of inspecting agencies, competent State bodies;

b) Intervening in the handling by inspecting agencies or competent State bodies;

c) Hiding, modifying vouchers and/or books or changing material evidences while being inspected;

d) Arbitrarily dismantling, removing or committing other acts of changing the sealings of warehouses, funds, books, accounting vouchers, insurance dossiers or material evidences being sealed, temporarily seized.

3. Application of redressing measures:

Suspending operation for a definite period of time; narrowing the operation contents, scope and geographical areas, administrative violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter III

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF INSURANCE BUSINESS

Article 25.- Competence to sanction administrative violations in the field of insurance business

1. The provincial-level People's Committee presidents, the district-level People's Committee presidents shall, within the scope of their respective jurisdiction prescribed in Articles 29 and 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, be competent to sanction administrative violations in the field of insurance business.

2. Inspectors of the Finance Ministry, inspectors of the provincial/municipal Finance Services, who are performing their official duties, shall have the power:

a) To impose caution;

b) To apply redressing measures prescribed in this Decree, except for the measures of suspending operation for a definite period of time and narrowing operation contents, scope and geographical areas for administrative-violation acts prescribed in this Decree.

3. The chief inspectors of the provincial/municipal Finance Services shall have the power:

a) To impose caution;

b) To impose a fine of up to VND 20,000,000;

c) To apply redressing measures prescribed in this Decree, except for measures of suspending operation for a definite period of time; and narrowing the operation contents, scope and geographical areas for administrative violation acts prescribed in this Decree.

4. The Finance Ministry's chief inspector shall have the power:

a) To impose caution;

b) To impose a fine of up to the highest level prescribed in this Decree;

c) To apply additional sanctioning forms and redressing measures prescribed in this Decree.

Chapter IV

SANCTIONING PROCEDURES, EXECUTING SANCTIONING DECISIONS AND COMPLAINTS

Article 26.- Procedures for sanctioning administrative violations in the field of insurance business

The procedures for sanctioning administrative violations in the field of insurance business shall comply with the provisions in Chapter VI of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002.

Article 27.- Coercive execution of decisions on sanctioning administrative violations in the field of insurance business

The coercive execution of decisions on sanctioning administrative violations in the field of insurance business shall comply with the provisions in Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002.

Article 28.- Administratively sanctioning the acts of opposing persons performing official duties in the field of insurance business

The administrative sanctioning of persons who commit acts of opposing people who are performing their official duties in the field of insurance business shall comply with the law provisions on sanctioning administrative violations in the field of security and order.

Article 29.- Commendation and discipline

1. Individuals and organizations recording achievements in preventing and combating acts of administrative violations in the field of insurance business shall be considered for commendation/reward according to the general regulations of the State.

2. Persons competent to handle administrative violations in the field of insurance business, who commit acts of covering up administrative violations in the field of insurance business or failing to comply with the regulations on sanctioning administrative violations in the field of insurance business prescribed in this Decree, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability, and if causing damage, have to pay compensations therefor according to law provisions.

Article 30.- The statute of limitations for execution of sanctioning decisions

The decisions to sanction administrative violations in the field of insurance business shall be no longer valid after on year as from the date of their issuance; in cases where sanctioned individuals or organizations deliberately evade or delay the execution thereof, the statute of limitation prescribed in this Article shall not apply.

Article 31.- Complaints and denunciations

The complaints and denunciations against decisions on sanctioning administrative violations in the field of insurance business and the settlement thereof shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- Implementation organization

The Minister of Finance shall have to guide, examine and supervise the implementation of this Decree.

Article 33.- Implementation provisions

1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 118/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất