Thông tư 10/1999/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật

thuộc tính Thông tư 10/1999/TT-BTP

Thông tư 10/1999/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/1999/TT-BTP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành:10/04/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 10/1999/TT-BTP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 10/1999/TT-TP NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC
VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT

 

Căn cứ Nghị định 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư Pháp;

Căn cứ Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về Pháp luật (sau đây gọi là Nghị định);

Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định như sau:

 

I. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA NGHỊ ĐỊNH

 

1.1. Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định, cơ quan, tổ chức được hợp tác với nước ngoài về pháp luật là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cơ quan khác (sau đây gọi là Cơ quan, Tổ chức Việt Nam). Đơn vị trực thuộc cơ quan, Tổ chức Việt Nam nói trên hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải làm thủ tục thẩm định, xin phép qua Cơ quan, Tổ chức Việt Nam.

1.2. Hoạt động hợp tác của cơ quan, Tổ chức Việt Nam với Cơ quan, Tổ chức nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định là tất cả những hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật được quy định tại Điều 3 của Nghị định bao gồm:

a. Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc soạn thảo, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật;

b. Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc kiện toàn, nâng cao hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp;

c. Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm phán, thư ký toà án, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, cán bộ thi hành án hình sự, trọng tài viên, công chứng viên, luật sư và các chức danh tư pháp khác;

d. Giảng dạy pháp luật ở các bậc đại học và sau đại học;

đ. Tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm về pháp luật mà không gắn với các hoạt động hợp tác quy định tại các điểm a, b, c và d nói trên;

e. Trao đổi thường xuyên tài liệu pháp luật, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng, văn bản pháp luật và sách chuyên khảo về pháp luật.

2. Thẩm định của Bộ Tư pháp

2.1. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam sau khi hình thành chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác gửi công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định.

Kèm theo công văn yêu cầu thẩm định có các tài liệu sau:

a) Dự thảo chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thuộc lĩnh vực khác có phần nội dung hợp tác với nước ngoài về pháp luật, thì gửi Bản tóm tắt chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó và phần nội dung hợp tác về pháp luật;

b) Bản thuyết minh về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật hoặc phần nội dung hợp tác với nước ngoài về pháp luật, trong đó cần nêu rõ những điểm chính sau đây:

* Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích và nội dung cơ bản của hoạt động hợp tác;

* Các thông tin cần thiết về tư cách pháp lý, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hợp tác, thái độ với Nhà nước Việt Nam của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;

* Dự báo hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thực hiện hoạt động hợp tác;

* Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, Tổ chức Việt Nam và Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;

* Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện, kết quả, sản phẩm hợp tác và kinh phí;

* Dự báo về những nhân tố bất lợi có thể có trong quá trình thực hiện hoạt động hợp tác.

c) Tài liệu chứng minh sự cam kết của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;

d) Ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan đến nội dung hợp tác;

Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.

Công văn yêu cầu thẩm định và các tài liệu nêu trên được lập thành 3 bộ hồ sơ.

2.2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tư pháp thực hiện thẩm định và gửi văn bản thẩm định cho Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đã yêu cầu.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể mời Cơ quan, Tổ chức Việt Nam yêu cầu thẩm định cung cấp thêm thông tin hoặc làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác.

Trong trường hợp nhận được không đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Bộ Tư pháp thông báo cho Cơ quan, Tổ chức Việt Nam hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn này không tính vào thời hạn 15 ngày thẩm định của Bộ Tư pháp.

2.3. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà chưa có đối tác cần gửi công văn cho Bộ Tư pháp yêu cầu hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác. Kèm theo công văn, phải gửi Đề cương yêu cầu về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, trong đó cần nêu những điểm sau đây:

- Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích;

- Nội dung vấn đề hợp tác;

- Hình thức hoạt động hợp tác (theo quy định tại Điều 3 của Nghị định);

- Khả năng hợp tác của phía Việt Nam;

- Đối tác nước ngoài mong muốn hợp tác;

- Thời gian dự kiến;

 

3. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH,
KẾ HOẠCH, DỰ ÁN HỢP TÁC

 

3.1. Những chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đã được Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện mà cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nội dung các hoạt động hợp tác về pháp luật, thì cơ quan, Tổ chức Việt Nam gửi Bộ Tư pháp hồ sơ để thẩm định. Trình tự, thủ tục thẩm định các hồ sơ này được thực hiện theo quy định chung áp dụng cho các chương trình, kế hoạch, dự án mới quy định tại Nghị định và Thông tư này.

Trong trường hợp có nhu cầu bức xúc cần thiết phải nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế hỗ trợ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động tác nghiệp của cơ quan Tư pháp và bổ trợ pháp luật, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi hồ sơ thuyết tình cho Bộ Tư pháp.

3.2. Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đã được phép thực hiện nhưng không làm thay đổi mục tiêu, nội dung của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, thì cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi hồ sơ cho Bộ Tư pháp thuyết trình rõ lý do phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản nêu rõ ý kiến của mình về việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nói trên gửi Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đã yêu cầu.

 

4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA

 

4.1. Trước ngày 15 tháng 5 Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ 6 tháng và trước ngày 15 tháng 11 gửi báo cáo hàng năm cho Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác cho thời kỳ tiếp theo theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1).

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp báo cáo về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 2).

Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật được tiến hành theo quy định chung của Nhà nước về vấn đề này. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi Bộ Tư pháp một bộ hồ sơ đầy đủ về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó.

4.2. Việc kiểm tra của Bộ Tư Pháp được thực hiện căn cứ vào Báo cáo định kỳ 6 tháng và Báo cáo hàng năm của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam.

Trong thời hạn không ít hơn 10 ngày trước ngày kiểm tra, Bộ Tư pháp thông báo cho Cơ quan, Tổ chức Việt Nam thời gian và nội dung yêu cầu kiểm tra. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo kết quả việc kiểm tra gửi Cơ quan, Tổ chức Việt Nam liên quan.

 

5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

5.1. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đang thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo các chương trình, kế hoạch, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép trước ngày Nghị định có hiệu lực, thì không phải làm các thủ tục thẩm định theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng phải gửi báo cáo hoạt động hợp tác pháp luật thời gian qua cho Bộ Tư Pháp trước ngày 15 tháng 6 năm 1999 để tổng hợp, theo dõi chung.

5.2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam cần phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh thông tư hướng dẫn này.

 

 


PHỤ LỤC 1

 

Tên Cơ quan, Tổ chức Việt Nam

Tên đối tác nước ngoài

Tên chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác

Hà nội, ngày,... tháng... năm 199

 

BÁO CÁO 06 THÁNG (HÀNG NĂM) VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰ ÁN HỢP TÁC
VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT

 

I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG Đà THỰC HIỆN

 

1. Những hoạt động cụ thể đã thực hiện và kết quả thực hiện

2. Những hoạt động theo dự kiến, nhưng chưa thực hiện; nguyên nhân.

3. Đánh giá chung tình hình thực hiện, tác động và hiệu quả hợp tác.

4. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

 

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN CHO THỜI KỲ 6 THÁNG (HÀNG NĂM) TIẾP THEO

 

1. Những hoạt động cụ thể

2. Kết quả dự kiến

 

III. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ TƯ PHÁP,
CÁC BỘ, NGÀNH CHỨC NĂNG

 

Thủ trưởng Cơ quan, Tổ chức Việt Nam

(Ký tên, đóng dấu)

 

 


PHỤ LỤC 2

Tên cơ quan, Tổ chức Việt Nam

Tên đối tác nước ngoài

Tên chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác

Hà Nội, ngày... tháng... năm 19

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH,
DỰ ÁN HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT

 

I. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH,
KẾ HOẠCH, DỰ ÁN HỢP TÁC:

 

1. Những hoạt động cụ thể đã thực hiện theo dự kiến và kết quả.

2. Những hoạt động cụ thể chưa thực hiện được hoặc còn đang thực hiện, nguyên nhân.

 

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

 

1. Tác động và hiệu quả hợp tác

2. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện đã được khắc phục

3. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện không khắc phục được

4. Những vấn đề khác.

 

III. KIẾN NGHỊ:

 

1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành chức năng hỗ trợ hoặc/và sử dụng kết quả của chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác.

2. Những kiến nghị khác.

 

Thủ trưởng cơ quan, Tổ chức Việt Nam

(Ký tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 10/1999/TT-BTP
Hanoi, April 10, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE DECREE ON THE MANAGEMENT OF LEGAL COOPERATION WITH FOREIGN COUNTRIES
Pursuant to the Government’s Decree No.38/CP of June 4, 1993 stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government’s Decree No.103/1998/ND-CP of December 26, 1998 on the management of legal cooperation with foreign countries (hereafter referred to as the Decree);
The Ministry of Justice hereby guides the implementation of a number of articles of the Decree as follows:
1. The Decree’s scope of application
1.1. According to the provisions of Article 1 of the Decree, the agencies and organizations allowed to undertake legal cooperation with foreign countries are the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the central bodies of socio-political organizations, social organizations and other agencies (hereafter referred collectively to as Vietnamese agencies and organizations). The units attached to the above-said Vietnamese agencies and organizations that wish to undertake legal cooperation with foreign countries shall have to fill in the procedures for evaluation and permit application through their managing Vietnamese agencies and organizations.
1.2. Cooperation activities undertaken by Vietnamese agencies and organizations with foreign agencies and organizations which fall within the Decree’s regulation scope means all activities of legal cooperation with foreign countries specified in Article 3 of the Decree, including:
a) Studying and gathering information and experience necessary for the compilation and amendment of legal documents;
b) Studying and gathering information and experience necessary for improving the judicial agencies and judicial assistance agencies and raising the effectiveness of their operation;
c) Providing professional training and fostering for officials and public employees engaged in the compilation of legal documents, judges, court clerks, procurators, investigators, executors, penal judgment enforcers, arbitrators, notaries public, lawyers and other judicial titles;
d) Teaching law at university and post-graduate classes;
e) Organizing conferences, seminars and symposiums on legal matters not associated with cooperation activities mentioned in Points a, b, c and d above;
f) Regularly exchanging law documents including teaching materials, text books, lectures, legal documents and specialized reference books on law.
2. Evaluation by the Ministry of Justice
2.1. The Vietnamese agencies and organizations shall, after formulating their cooperation programs, plans and/or projects, have to send official dispatches to the Ministry of Justice requesting the evaluation thereof.
Enclosed with an official dispatch requesting evaluation shall be the following documents:
a) The draft program, plan or project for legal cooperation with foreign countries. For a cooperation program, plan or project in another domain, which include a part on legal cooperation with foreign countries, the summary of such program, plan or project and the part on legal cooperation with foreign countries must be sent;
b) The written explanation on the program, plan or project for legal cooperation with foreign countries or the part on legal cooperation with foreign countries, in which the following principal points should be clearly stated:
- The necessity, requirements, objectives and principal content of the cooperation activities;
- Necessary information on the foreign agencies’ or organizations’ legal status, professional capability, cooperation experience, attitude toward the Vietnamese State;
- Expected socio-economic efficiency of the performance of cooperation activities;
- Rights and obligations of the Vietnamese agencies or organizations, and the foreign agencies or organizations;
- Planned cooperation duration, execution schedule, results, products and fund;
- Forecast of possible disadvantages in the course of performing cooperation activities.
c) Documents evidencing the commitment of the foreign agencies or organizations;
d) Written comments of the concerned ministries and branches on the cooperation contents;
All documents in foreign language(s) must be translated into Vietnamese.
The written request for evaluation and the above-said documents must be made in 3 dossier sets.
2.2. Within 15 days after receiving the complete dossiers, the Ministry of Justice shall conduct the evaluation and send its written evaluation to the Vietnamese agencies or organizations that have requested the evaluation.
In case of necessity, the Ministry of Justice may ask the Vietnamese agencies or organizations that have requested the evaluation to provide more information or clarify matters related to the content of the cooperation programs, plans and/or projects.
In cases where it does not receive dossiers fully as prescribed in this Circular, the Ministry of Justice shall notify the concerned Vietnamese agencies or organizations thereof so that the latter supplement the dossiers. The time for supplementing the dossiers shall not be calculated into 15-day time limit for the Ministry of Justice’s evaluation.
2.3. Vietnamese agencies or organizations that wish to undertake legal cooperation with foreign countries but have not found their partners may send official dispatches to the Ministry of Justice requesting the latter to assist in looking for partners. Enclosed with each requesting official dispatch must be the draft cooperation, plan or program, in which the following points should be stated:
- The necessity, requirements and objectives;
- The content of cooperation matters;
- The form of cooperation activities (according to provisions of Article 3 of the Decree);
- The cooperation capability of the Vietnamese party;
- The foreign partner(s) wishing to enter into the cooperation;
- The planned cooperation duration.
3. Amending supplementing or readjusting cooperation programs, plans and/or projects
3.1. When they need to amend, supplement or readjust the objectives and/or contents of legal cooperation activities specified in the cooperation programs, plans and/or projects, which have been approved by the Vietnamese competent agency(ies), the concerned Vietnamese agencies or organizations shall send dossiers to the Ministry of Justice for evaluation. The order and procedures for evaluating such dossiers shall comply with the general regulations applicable to new programs, plans and/or projects as prescribed in the Decree and this Circular.
When there appears an urgent need to study and gather information and experience of foreign countries or international organizations in support of the compilation of legal documents or raising of effectiveness of professional operation of judicial agencies and judicial assistance agencies, the concerned Vietnamese agencies and organizations shall have to send explaining dossiers to the Ministry of Justice.
3.2. When there appears the need to amend, supplement or readjust cooperation programs, plans and/or projects already permitted to be executed, which, however, shall not alter the objectives and/or contents of such cooperation programs, plans and/or projects, the concerned Vietnamese agencies or organizations shall have to send dossiers to the Ministry of Justice clearly explaining the reasons for such amendments, supplements and/or readjustments. Within 15 days after receiving the complete and valid dossiers, the Ministry of Justice shall send its written comments on such amendments, supplements and/or readjustments to the requesting Vietnamese agencies and organizations.
4. Reporting and inspecting regime
4.1. Before May 15 and November 15 each year, the concerned Vietnamese agencies or organizations shall have to send to the Prime Minister and the Ministry of Justice their biannual and annual reports on the performance of activities for legal cooperation with foreign countries and the planned execution of cooperation programs, plans and/or projects in the coming period.
Within 3 months after the conclusion of cooperation programs, plans and/or projects, the concerned Vietnamese agencies or organizations shall have to send to the Prime Minister and the Ministry of Justice reports on the execution results of such cooperation programs, plans and/or projects.
The assessment and pre-acceptance inspection of the results of programs, plans and/or projects for legal cooperation with foreign countries shall comply with the State’s general regulations thereon. The concerned Vietnamese agencies or organizations shall have to send to the Ministry of Justice a complete dossier on the execution results of each cooperation program, plan or project.
4.2. The inspection by the Ministry of Justice shall be conducted on the basis of biannual and annual reports of the concerned Vietnamese agencies or organizations.
Within no less than 10 days before the date of inspection, the Ministry of Justice shall notify the concerned Vietnamese agencies or organizations of the inspection time and requirements. Within 30 days after the end of inspection, the Ministry of Justice shall notify in writing the concerned Vietnamese agencies or organizations of the inspection results.
5. Implementation provisions
5.1. Vietnamese agencies or organizations, which are currently undertaking activities for legal cooperation with foreign countries under the programs, plans and/or projects permitted by the competent Vietnamese agency(ies) before the effective date of the Decree, shall not have to fill in the procedures for evaluation under this Circular’s guidance, but shall have to send reports on their recent legal cooperation activities to the Ministry of Justice before June 15, 1999 for synthesis and monitoring.
5.2. This Circular takes effect 15 days after its signing.
Any problems arising in the course of implementation shall be promptly reported by the concerned Vietnamese agencies or organizations to the Ministry of Justice for further supplement to and improvement of this guiding Circular.
 

 
THE MINISTRY OF JUSTICE
MINISTER




Nguyen Dinh Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/1999/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất