Pháp lệnh Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998

thuộc tính Pháp lệnh 07/1998/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế số 07/1998/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/1998/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:20/08/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 07/1998/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 07/1998/PL-UBTVQH10
NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 1998 VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

Để tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước và các dân tộc trên thế giới, góp phần vào sự nghiệp hoà bình và hợp tác quốc tế, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Để bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và tăng cường quản lý nhà nước về điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;

Pháp lệnh này quy định về việc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Pháp lệnh này áp dụng đối với việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, công bố, lưu chiểu, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết.

2. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết điều ước quốc tế với các danh nghĩa sau đây :

a) Nhà nước ;

b) Chính phủ ;

c) Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ;

d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi chung là Bộ, ngành).

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. "Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết", dưới đây gọi là điều ước quốc tế, là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết quy định tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này.

2. "Giấy uỷ quyền" là văn kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định người đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc ký kết điều ước quốc tế.

3. "Ký kết" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những hành vi pháp lý từ đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập đến khi điều ước quốc tế có hiệu lực.

4. "Phê chuẩn" là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. "Phê duyệt" là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. "Gia nhập" là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. "Bảo lưu" là tuyên bố đơn phương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên, nhằm loại trừ hay thay đổi hệ quả pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với Việt Nam.

8. "Đình chỉ hiệu lực" là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đã ký kết.

9. "Bãi bỏ" là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.

 

Điều 3. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế được ký kết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Điều ước quốc tế được ký kết trong sự thống nhất về thứ bậc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 của Pháp lệnh này. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa ở cấp thấp không được trái với điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa ở cấp cao hơn.

 

Điều 4. Phân loại điều ước quốc tế

1. Tên gọi và danh nghĩa của điều ước quốc tế được các bên ký kết thoả thuận xác định tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung của văn bản.

2. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Nhà nước là điều ước :

a) Về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;

b) Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;

c) Về các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng;

d) Do các bên ký kết thoả thuận.

3. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Chính phủ là điều ước :

a) Để thực hiện một điều ước quốc tế đã được ký kết với danh nghĩa Nhà nước;

b) Về các lĩnh vực không được quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Về các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực khác;

d) Do các bên ký kết thoả thuận, nhưng không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Điều ước quốc tế do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kết là điều ước về lĩnh vực hợp tác quốc tế thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành là điều ước :

a) Để thực hiện một điều ước quốc tế đã được ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ ;

b) Về lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành, trừ trường hợp lĩnh vực đó được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

 

CHƯƠNG II. KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế

1. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó đề xuất và trình Chính phủ, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.

2. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ quốc gia và những điều ước quốc tế có nội dung quan trọng khác do Bộ Ngoại giao hoặc các Bộ, ngành chủ quản đề xuất và trình Chính phủ.

3. Trong quá trình đề xuất đàm phán và ký, nếu điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, thì cơ quan đề xuất quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Văn bản thẩm định, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến của cơ quan đề xuất phải được trình Chính phủ xem xét và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về ý kiến của mình tại kỳ họp gần nhất.

4. Văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế phải bao gồm những nội dung sau đây :

a) Yêu cầu, mục đích của việc ký điều ước quốc tế và nội dung cơ bản của điều ước quốc tế về quyền, nghĩa vụ của Việt Nam;

b) Đánh giá tác động chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và những tác động khác;

c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật;

d) ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan;

đ) Tên gọi và danh nghĩa ký điều ước quốc tế, người đại diện, ngôn ngữ, hiệu lực, kể cả hiệu lực tạm thời và thời hạn của điều ước quốc tế;

e) Những vấn đề cần xin ý kiến.

Dự thảo điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.

 

Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế

1. Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước.

2. Chính phủ quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ.

ư3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân nhân tối cao đàm phán và ký điều ước quốc tế, sau khi có ý kiến của Chính phủ.

4. Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này ra quyết định về việc cho phép hoặc không cho phép đàm phán và ký điều ước quốc tế.

6. Quyết định đàm phán và ký điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây :

a) Tên gọi điều ước quốc tế và danh nghĩa ký;

b) Người đại diện và thẩm quyền của người đại diện trong việc đàm phán và ký;

c) Ngôn ngữ và hiệu lực, kể cả hiệu lực tạm thời, của điều ước quốc tế;

d) ý kiến về nội dung điều ước quốc tế và những vấn đề cần thiết khác.

 

Điều 7. Đàm phán và ký điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền

1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán và ký điều ước quốc tế.

2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thủ trưởng Bộ, ngành không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành mình.

3. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán với nước sở tại hoặc với tổ chức quốc tế hữu quan về văn bản điều ước quốc tế, nhưng khi ký điều ước quốc tế phải có giấy uỷ quyền theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh này.

 

Điều 8. Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế

1. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước phải được Chủ tịch nước uỷ quyền.

2. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ phải được Chính phủ uỷ quyền.

3. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền.

4. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành phải được thủ trưởng Bộ, ngành uỷ quyền.

5. Sau khi có quyết định cho phép đàm phán và ký điều ước quốc tế và đề nghị bằng văn bản của cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao làm giấy uỷ quyền của Chủ tịch nước và của Thủ tướng Chính phủ; làm thủ tục xác nhận uỷ quyền của Chính phủ; hướng dẫn việc cấp giấy uỷ quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thủ trưởng Bộ, ngành.

 

Điều 9. Đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký kết phải báo cáo Chính phủ về nội dung điều ước quốc tế và đề nghị việc phê chuẩn hoặc phê duyệt theo quy định của điều ước quốc tế và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Văn bản đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt phải bao gồm những nội dung sau đây:

a) Đánh giá tác động về các mặt của điều ước quốc tế đối với Việt Nam;

b) Những kiến nghị cần thiết về việc phê chuẩn hoặc phê duyệt;

c) ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan trong trường hợp cần thiết;

d) Nội dung bảo lưu (nếu có).

Văn bản điều ước quốc tế đã ký phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt.

 

Điều 10. Phê chuẩn điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế phải được phê chuẩn là các điều ước :

a) Được quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh này;

b) Có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;

c) Liên quan đến ngân sách nhà nước theo đề nghị phê chuẩn của Chính phủ;

d) Có điều khoản quy định phê chuẩn.

2. Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định.

3. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phê chuẩn, Chủ tịch nước cho ý kiến bằng văn bản về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê chuẩn, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về phê chuẩn điều ước quốc tế và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của điều ước.

 

Điều 11. Phê duyệt điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế được ký với danh nghĩa Chính phủ hoặc danh nghĩa Bộ, ngành phải được phê duyệt là điều ước :

a) Có điều khoản quy định phê duyệt;

b) Có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

2. Việc phê duyệt điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

3. Việc phê duyệt điều ước quốc tế do cơ quan đề xuất ký kết phối hợp với Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt, Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt điều ước quốc tế.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về phê duyệt điều ước quốc tế và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của điều ước.

 

Điều 12. Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên

1. Điều ước quốc tế nhiều bên liên quan đến lĩnh vực thuộc Bộ, ngành nào chủ quản thì Bộ, ngành đó đề xuất việc gia nhập theo thủ tục quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này.

2. Chủ tịch nước quyết định việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên với danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những điều ước quốc tế nhiều bên có quy định phê chuẩn, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định.

Chính phủ quyết định việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên khác.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất gia nhập, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên.

4. Văn bản đề xuất gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên phải bao gồm những nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 của Pháp lệnh này kèm theo những tài liệu sau đây :

a) Văn bản chính thức điều ước quốc tế và bản dịch tiếng Việt;

b) Các văn bản liên quan đến điều ước quốc tế bao gồm : danh sách các bên gia nhập điều ước quốc tế; văn bản bổ sung hoặc sửa đổi (nếu có); bảo lưu, tuyên bố; thủ tục pháp lý cần thiết.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định gia nhập, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại gia nhập điều ước quốc tế và thông báo cho các Bộ, ngành hữu quan về hiệu lực của điều ước.

 

Điều 13. Ngôn ngữ điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác giữa các bên ký kết. Văn bản tiếng Việt phải được Bộ Ngoại giao cho ý kiến trước khi trình Chính phủ.

2. Đối với điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài, khi đề xuất ký hoặc gia nhập và trước khi sao lục, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm dịch điều ước đó ra tiếng Việt và trao đổi với Bộ Ngoại giao để đối chiếu với ngôn ngữ được ký của điều ước.

 

Điều 14. Hình thức văn bản điều ước quốc tế

Văn bản điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Nhà nước, danh nghĩa Chính phủ đều phải được gắn xi để đóng dấu nổi của Bộ Ngoại giao, nếu ký ở trong nước hoặc của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam, nếu ký ở nước ngoài, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên ký kết.

 

Điều 15. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế

1. Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản cần phải bảo lưu thì khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, cơ quan đề xuất ký kết phải nêu rõ yêu cầu và nội dung bảo lưu.

2. Nội dung bảo lưu phải được soạn thảo thành văn bản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.

3. Nội dung bảo lưu phải được nêu rõ trong văn kiện gia nhập hoặc khẳng định lại trong văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt.

 

Điều 16. Rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế

1. Khi có đề nghị rút bảo lưu, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm nghiên cứu, đề nghị việc rút bảo lưu với cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.

2. Văn bản đề nghị rút bảo lưu phải bao gồm những nội dung sau đây :

a) Nội dung bảo lưu đề nghị rút;

b) Cơ sở pháp lý và yêu cầu của việc rút bảo lưu;

c) ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.

Văn bản điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị rút bảo lưu.

3. Cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế xem xét, quyết định việc rút bảo lưu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị rút bảo lưu.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định về rút bảo lưu, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về rút bảo lưu và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của việc rút bảo lưu đó.

 

Điều 17. Hiệu lực của điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của chính điều ước quốc tế đó hoặc theo thoả thuận khác giữa các bên ký kết, kể cả quy định về hiệu lực tạm thời.

 

CHƯƠNG III. CÔNG BỐ, LƯU CHIỂU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

Điều 18. Lưu trữ điều ước quốc tế

1. Bộ Ngoại giao quản lý, lưu trữ bản gốc điều ước quốc tế hai bên hoặc văn bản chính thức điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết, các văn kiện phê chuẩn, phê duyệt và các văn kiện khác có liên quan.

2. Cơ quan đề xuất ký kết phải chuyển cho Bộ Ngoại giao bản gốc điều ước quốc tế hai bên và văn bản chính thức điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký hoặc gia nhập.

 

Điều 19. Sao lục điều ước quốc tế

Ngay sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sao lục điều ước quốc tế gửi Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan.

 

Điều 20. Công bố điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế được công bố trừ khi có thoả thuận khác giữa các bên ký kết hoặc có quyết định khác của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có hiệu lực, điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này được đăng trong Công báo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Niên giám các điều ước quốc tế do Bộ Ngoại giao biên soạn và ấn hành.

 

Điều 21. Đăng ký điều ước quốc tế

Bộ Ngoại giao tiến hành việc đăng ký tại Ban thư ký Liên hợp quốc hoặc tại các tổ chức quốc tế khác điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết.

 

Điều 22. Lưu chiểu điều ước quốc tế

Bộ Ngoại giao giúp Chính phủ thực hiện chức năng lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia lưu chiểu.

 

CHƯƠNG IV. THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

Điều 23. Tuân thủ điều ước quốc tế

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà mình đã ký kết, đồng thời đòi hỏi các bên ký kết khác cũng nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế đã được ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Điều 24. Bảo đảm việc thực hiện điều ước quốc tế

1. Cơ quan đề xuất ký kết phải trình Chính phủ kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết, trong đó nêu rõ tiến trình thực hiện, các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và những đề nghị khác để bảo đảm việc thực hiện điều ước quốc tế.

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các điều ước quốc tế đã được ký kết.

2. Các Bộ, ngành hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế bị vi phạm thì cơ quan đề xuất ký kết hoặc cơ quan nhà nước hữu quan phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Hàng năm và khi có yêu cầu, cơ quan đề xuất ký kết, cơ quan nhà nước hữu quan có văn bản báo cáo Chính phủ, Chủ tịch nước về việc thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao để theo dõi.

5. Trong trường hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cơ quan đề xuất ký kết, cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của mình.

Cơ quan nhà nước đã phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn đối với điều ước quốc tế đã được phê chuẩn hoặc phê duyệt.

2. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký kết phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải quyết định bằng văn bản.

3. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế phải bao gồm những nội dung sau đây :

a) Mục đích, yêu cầu và hiệu quả của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế;

b) Cơ sở pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế;

c) ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành hữu quan;

d) Nội dung đề nghị sửa đổi.

Văn bản điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế.

4. Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đề xuất ký kết phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế và thông báo hiệu lực theo quy định của Pháp lệnh này.

 

Điều 26. Căn cứ đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế

1. Điều ước quốc tế có thể bị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ trong các trường hợp sau :

a) Theo quy định của chính điều ước đó;

b) Khi có sự vi phạm các nguyên tắc ký kết quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này hoặc điều ước bị bên ký kết khác vi phạm nghiêm trọng.

2. Việc đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

 

Điều 27. Thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế

1. Quốc hội quyết định việc đình chỉ hiệu lực điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập và bãi bỏ điều ước quốc tế theo đề nghị của Chủ tịch nước.

2. Chủ tịch nước quyết định việc đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập và điều ước quốc tế do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kết.

3. Chính phủ quyết định việc đình chỉ hiệu lực điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Chính phủ và điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành.

 

Điều 28. Đề nghị về việc đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực điều ước quốc tế

1. Cơ quan đề xuất ký kết đề nghị Chính phủ về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế, sau khi có ý kiến của Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan. Sau khi nhận được đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này phải có ý kiến bằng văn bản về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế đó.

2. Văn bản đề nghị về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế phải bao gồm những nội dung sau đây :

a) Lý do, cơ sở pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế;

b) ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan;

c) Hệ quả pháp lý và các đề nghị có liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế.

Văn bản điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định của Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế và thông báo cho các cơ quan hữu quan.

 

Điều 29. Giải thích nội dung điều ước quốc tế

1. Nội dung điều ước quốc tế được giải thích phù hợp với pháp luật quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.

2. Trong khi thực hiện, nếu có sự hiểu khác nhau về nội dung của điều ước quốc tế, thì cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm đề nghị việc giải thích điều ước quốc tế và trình Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao.

3. Thẩm quyền giải thích điều ước quốc tế :

a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích điều ước quốc tế được Quốc hội phê chuẩn và điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành;

b) Chính phủ giải thích điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Nhà nước và danh nghĩa Chính phủ ;

c) Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải thích điều ước quốc tế do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kết;

d) Bộ, ngành giải thích điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải thích điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về giải thích điều ước quốc tế.

 

 

CHƯƠNG V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

Điều 30. Nội dung quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

Nội dung quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế bao gồm :

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế;

3. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

4. Thống kê nhà nước về điều ước quốc tế;

5. Tổ chức lưu trữ, lưu chiểu điều ước quốc tế;

6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

 

Điều 31. Cơ quan quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện việc quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

 

Điều 32. Giám sát việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

 

Điều 33. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 34. Thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Chính phủ ban hành quy định riêng về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố và thay thế Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 07/1998/PL-UBTVQH10
Hanoi, August 20, 1998
 
ORDINANCE
ON THE CONCLUSION AND IMPLEMENTATION OF INTER-NATIONAL AGREEMENTS
(No. 07/1998/PL-UBTVQH10 of August 20, 1998)
To enhance the friendship and cooperative relations between the Socialist Republic of Vietnam and other countries and nations in the world, contributing to peace and international cooperation and fulfilling the task of national construction and defense;
To ensure the strict implementation of international commitments and enhance the State management over the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, second session, on the 1998 legislative program;
This Ordinance provides for the conclusion and implementation of international agreements by the Socialist Republic of Vietnam.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of application
1. This Ordinance shall apply to the negotiation, signing, ratification, approval, accession to, promulgation, depositary, implementation, amendment, supplement, suspension and termination of international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. International agreements shall be concluded by the Socialist Republic of Vietnam in the name of:
a/ The State;
b/ The Government;
c/ The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy;
d/ The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government (hereafter collectively referred to as ministries and branches).
Article 2.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the terms below shall be construed as follows:
1. "International agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory", hereafter referred to as international agreements, are written arrangements concluded between the Socialist Republic of Vietnam and one or many nations, international organizations or other subjects of international law, irrespective of their names such as treaties, conventions, acts, agreements, protocols or diplomatic notes for exchange, and the signatories' names as stipulated in Clause 2, Article 1 of this Ordinance.
2. "Proxy" means a document issued by a competent State agency nominating a person to represent the Socialist Republic of Vietnam in undertaking one or a number of legal acts related to the conclusion of an international agreement.
3. "Conclusion" means that the competent State agency(ies) undertakes legal acts, including the negotiation, signing, ratification, approval or accession, till an international agreement takes effect.
4. "Ratification" means a legal act undertaken by the National Assembly or the State President, acknowledging the effect of a concluded international agreement to the Socialist Republic of Vietnam.
5. "Approval" means a legal act undertaken by the Government, acknowledging the effect of a concluded international agreement to the Socialist Republic of Vietnam.
6. "Accession" means a legal act undertaken by the National Assembly, the State President or the Government, acknowledging the effect of a multilateral international agreement to the Socialist Republic of Vietnam.
7. "Reservation" means a unilateral statement made by the Socialist Republic of Vietnam when signing, ratifying, approving or accessing to a multilateral international agreement, aimed at excluding or changing legal consequences of one or a number of provisions of such international agreement when it is applied to Vietnam.
8. "Suspension" means a statement of the Socialist Republic of Vietnam on the temporary suspension of the implementation of the whole or part of an international agreement it has concluded.
9. "Termination" means a statement of the Socialist Republic of Vietnam renouncing the effect of an international agreement it has concluded.
Article 3.- Principles for the conclusion of international agreements
1. International agreements shall be concluded on the basis of respect for each other's national independence, sovereignty, territorial integrity, non-interference in each other's internal affairs, equity and mutual benefits, in conformity with fundamental principles of international law and provisions of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam.
2. International agreements shall be concluded in the uniformity of the competent levels prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Ordinance. International agreements concluded at lower levels must not contravene international agreements concluded at higher levels.
Article 4.- Classification of international agreements
1. The titles and names of international agreements in which they are signed shall be agreed upon by the signatories, depending on the documents' characteristics and contents.
2. International agreements concluded in the name of the State are those on:
a/ Peace, security, border, territory and national sovereignty;
b/ The basic rights and obligations of citizens, and juridical assistance;
c/ The universal international organizations and important regional organizations;
d/ Other contents to be agreed upon by the signatories.
3. International agreements concluded in the name of the Government are those on:
a/ The implementation of an international agreement which has been concluded in the name of the State;
b/ The fields which are not prescribed in Clause 2 of this Article;
c/ Other international and regional organizations;
d/ Other contents to be agreed upon by the signatories, which must not be contrary to the provisions of Clause 2 of this Article.
4. International agreements concluded by the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy are those on the international cooperation that come under their respective jurisdiction.
5. International agreements concluded in the name of the ministries and/or branches are those on:
a/ The implementation of an international agreement which has been concluded in the name of the State or the Government;
b/ The fields that come under the State management competence of the ministries and/or branches, except for cases where such fields are stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article.
Chapter II
CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
Article 5.- Proposing the negotiation and signing of international agreements
1. The negotiation and signing of an international agreement shall be prepared and submitted to the Government by the ministry and/or branch in charge of State management of the field concerned, after consulting and getting written opinions from the Ministry for Foreign Affairs and the relevant ministries and/or branches.
2. The negotiation and signing of international agreements on peace, security, border, national territory and other international agreements with important contents shall be prepared and submitted to the Government by the Ministry for Foreign Affairs or the ministries and/or branches in charge.
3. In the course of preparation for the negotiation and signing of an international agreement, if finding out that such international agreement contains provision(s) contrary to or not yet stated in any legal documents promulgated by the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the proposing agency(ies) defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall have to consult the relevant ministries and/or branches and obtain written evaluating opinions from the Ministry of Justice. The written evaluation, opinions of the relevant ministries and/or branches and of the preparing agency(ies) must all be submitted to the Government for consideration and report to the National Assembly Standing Committee for comments. The National Assembly Standing Committee shall submit their comments to the National Assembly at the nearest session.
4. A document proposing the negotiation and signing of an international agreement must include the following contents:
a/ The requirements and aims of the signing of the international agreement and the basic contents of such international agreement regarding Vietnam's rights and obligations;
b/ The evaluation of political, economic, social, financial and other impacts;
c/ The evaluation of the observance of the provisions in Article 3 of this Ordinance and other provisions of law;
d/ The opinions of the Ministry for Foreign Affairs and the relevant ministries and/or branches;
e/ The title of the international agreement and the name in which it is signed, the representative(s), language(s), effect, including temporary effect and effective time-limit of such international agreement;
f/ Issues which require comments.
The document proposing the negotiation and signing of an international agreement must be attached with the draft of such international agreement.
Article 6.- Competence to decide the negotiation and signing of international agreements
1. The State President shall decide the negotiation and signing of international agreements in the name of the State.
2. The Government shall decide the negotiation and signing of international agreements in the name of the Government.
3. The National Assembly Standing Committee shall, after consulting the Government, decide the negotiation and signing of international agreements by the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy.
4. The heads of the ministries and/or branches shall, after getting permission from the Prime Minister, decide the negotiation and signing of international agreements in the name of their respective ministries and/or branches.
5. Within 30 days after receiving proposals for the negotiation and signing of international agreements, the competent agencies defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall decide whether to allow the negotiation and signing of such international agreements or not.
6. A decision on the negotiation and signing of an international agreement shall include the following contents:
a/ The title of the international agreement and the name in which it is signed;
b/ The representative(s) and his/her competence in the negotiation and signing;
c/ The language(s) and effect, including the temporary effect, of the international agreement;
d/ The opinions on the international agreement's contents and other necessary issues.
Article 7.- Negotiation and signing of international agreements without proxy
1. The State President, the Prime Minister and the Minister for Foreign Affairs shall not need proxy for the negotiation and signing of international agreements.
2. The President of the Supreme People's Court, the Chairman of the Supreme People's Procuracy and the heads of the ministries and branches shall not need proxy for the negotiation and signing of international agreements in the name of their respective ministries and/or branches.
3. The heads of the diplomatic missions or permanent representative missions of the Socialist Republic of Vietnam to international organizations shall not need proxy for negotiation with the concerned countries or international organizations on the contents of international agreements but must obtain a proxy when signing such international agreements as prescribed in Article 8 of this Ordinance.
Article 8.- Authorization for the negotiation and signing of international agreements
1. The heads of the delegations for negotiation and signing of international agreements in the name of the State must be authorized by the State President.
2. The heads of the delegations for negotiation and signing of international agreements in the name of the Government must be authorized by the Government.
3. The heads of the delegations for negotiation and signing of international agreements in the name of the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy must be authorized by the President of the Supreme People's Court or the Chairman of the Supreme People's Procuracy.
4. The heads of the delegations for negotiation and signing of international agreements in the name of the ministries and/or branches must be authorized by the heads of the respective ministries and/or branches.
5. After obtaining the decision allowing the negotiation and signing of an international agreement and a written proposal from the agency which has proposed the conclusion of such international agreement, the Ministry for Foreign Affairs shall prepare a proxy of the State President or the Prime Minister; complete procedures to verify the Government's authorization; or guide the issue of a proxy by the President of the Supreme People's Court, the Chairman of the Supreme People's Procuracy as well as the heads of the ministries and/or branches.
Article 9.- Proposing ratification or approval
1. Within 15 days after an international agreement is signed, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement shall have to report to the Government on the international agreement's contents and propose the ratification or approval thereof in accordance with the provisions of the international agreement and the laws of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A document proposing the ratification or approval of an international agreement must include the following contents:
a/ The evaluation of the international agreement's multi-sided impacts on Vietnam;
b/ The necessary proposals on the ratification or approval;
c/ The opinions of the concerned ministries and/or branches in case of necessity;
d/ The contents of reservations (if any).
The document proposing the ratification or approval of an international agreement must be attached with the written text of the signed international agreement.
Article 10.- Ratification of international agreements
1. International agreements that require ratification are those which:
a/ Are defined in Points a and b, Clause 2, Article 4 of this Ordinance;
b/ Contain provisions contrary to or not yet provided for in the legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President;
c/ Are related to the State budget upon the Government's proposal for ratification;
d/ Contain provision(s) on ratification.
2. The State President shall decide the ratification of international agreements, except in cases where they need to be submitted to the National Assembly for decision.
3. The agency that has proposed the conclusion of an international agreement shall coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in proposing the Government to submit such international agreement to the State President for ratification. Within 30 days after receiving a written proposal on the ratification of an international agreement, the State President shall give his/her written opinion thereon.
4. Within 15 days after a decision ratifying an international agreement is issued, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with diplomatic procedures for the ratification of the international agreement and notify the relevant agencies of the agreement's effect.
Article 11.- Approval of international agreements
1. International agreements which are signed in the name of the Government, the ministries and/or branches and require the approval are those which:
a/ Contain provisions on the approval;
b/ Contain provisions contrary to or not yet provided for in legal documents of the Government.
2. The approval of international agreements shall come under the competence of the Government.
3. The approval of an international agreement shall be proposed to the Government for decision jointly by the agency that has proposed the conclusion of such agreement and the Ministry for Foreign Affairs. Within 30 days after receiving the approval proposal, the Government shall give its written opinions on the approval of the international agreement.
4. Within 15 days after a decision approving an international agreement is issued, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with the diplomatic procedures for the approval of international agreements and notify the relevant agencies of the agreement's effect.
Article 12.- Accession to multilateral international agreements
1. The accession to a multilateral international agreement which is related to the field managed by a ministry or a branch shall be proposed by such ministry or branch according to the procedures prescribed in Article 5 of this Ordinance.
2. The State President shall decide the accession in the name of the State to multilateral international agreements, multilateral international agreements that contain provisions contrary to or not yet provided for in legal documents of the National Assembly or National Assembly Standing Committee and multilateral international agreements that contain provisions on the ratification obligation, except in cases where they need to be submitted to the National Assembly for decision.
The Government shall decide the accession to other multilateral international agreements.
3. Within 30 days after receiving a proposal on the accession to a multilateral international agreement, the State President or the Government shall give his/her or its written opinions thereon.
4. A written proposal on the accession to a multilateral international agreement must include contents defined in Clause 4, Article 5 of this Ordinance and be attached with the following documents:
a/ The official written text of the international agreement and the Vietnamese version thereof;
b/ Legal documents related to the international agreement, including: a list of the parties acceding to such international agreement; the written amendments or supplements to the international agreement (if any); the reservations and/or declarations; and necessary legal procedures.
5. Within 15 days after a decision on the accession to an international agreement is issued, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with the diplomatic procedures for the accession to international agreements and notify the relevant ministries and/or branches of the agreement's effect.
Article 13.- Languages of international agreements
1. Bilateral international agreements must be made in Vietnamese language, except for cases otherwise agreed upon by the signing parties. The Vietnamese version of an international agreement must be commented on by the Ministry for Foreign Affairs before it is submitted to the Government.
2. With regard to international agreements signed only in foreign languages, when proposing the signing thereof or accession thereto and before duplicating them, the agencies that have proposed the conclusion of such agreements shall have to translate them into Vietnamese and consult with the Ministry for Foreign Affairs for comparison with languages in which the international agreements have been signed.
Article 14.- Form of written texts of international agreements
The written texts of international agreements signed in the name of the State or the Government must be sealed up for affixing an embossed stamp of the Ministry for Foreign Affairs if they are signed in the country; or of Vietnamese diplomatic missions if they are signed overseas, except for cases otherwise agreed upon by the signing parties.
Article 15.- Reservation to international agreements
1. For a multilateral international agreement with provisions that should be reserved, when submitting it to the State agency competent to decide the signing, ratification, approval thereof or accession thereto, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement shall have to clearly state the requirements and contents of the reservation.
2. The reserved contents, after being commented on in writing by the Ministry for Foreign Affairs and the concerned ministries and/or branches, must be compiled in writing and submitted to the State agency(ies) competent to decide the signing, ratification, approval or accession.
3. The reserved contents must be clearly stated in the instruments of accession or reaffirmed in the instruments of ratification or approval of the international agreement.
Article 16.- Withdrawal of reservations to international agreements
1. When proposing to withdraw reservations to an international agreement, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement shall, after obtaining written opinions from the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Justice and the concerned ministries and/or branches, have to study and propose the reservation withdrawal to the State agency that has decided the signing, ratification, approval of or accession to the international agreement.
2. A document proposing the reservation withdrawal must include the following contents:
a/ The contents of the reservation(s) proposed for withdrawal;
b/ The legal bases and requirements of the reservation withdrawal;
c/ The opinions of the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Justice and the concerned ministries and/or branches.
The written text of the international agreement must be submitted together with the document proposing the reservation withdrawal.
3. The State agency that has decided the signing, ratification, approval of or accession to an international agreement shall have to consider and decide the reservation withdrawal within 30 days after receiving a proposal for the reservation withdrawal.
4. Within 15 days after a decision on the reservation withdrawal is issued, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with the diplomatic procedures for the reservation withdrawal and notify the relevant agencies of the effect of the reservation withdrawal.
Article 17.- Effect of international agreements
An international agreement shall take effect in the Socialist Republic of Vietnam according to its own provisions or under other arrangements between the signing parties, including the provisions on the temporary effect.
Chapter III
PROMULGATION AND DEPOSITARY OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
Article 18.- Archive of international agreements
1. The Ministry for Foreign Affairs shall manage and archive the originals of bilateral international agreements or the official written texts of multilateral international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has concluded as well as the instruments of ratification, approval and other related documents.
2. The agencies that have proposed the conclusion of international agreements shall have to forward to the Ministry for Foreign Affairs the originals of bilateral international agreements and official written texts of multilateral international agreements within 15 days after such agreements are signed or acceded to.
Article 19.- Duplication of international agreements
Right after an international agreement takes effect, the Ministry for Foreign Affairs shall have to duplicate it and send the copies thereof to the National Assembly's Office, the State President's Office, the Government's Office and the concerned ministries and/or branches.
Article 20.- Promulgation of international agreements
1. All international agreements shall be promulgated, except otherwise agreed upon by the signing parties or otherwise decided by the State President or the Government.
2. Within 15 days from the date it takes effect, an international agreement defined in Clause 1 of this Article shall be published in the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The directory of international agreements shall be compiled and distributed by the Ministry for Foreign Affairs.
Article 21.- Registration of international agreements
The Ministry for Foreign Affairs shall register at the United Nations' Secretariat or at other international organizations the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 22.- Depositary of international agreements
The Ministry for Foreign Affairs shall perform the function of depositary of multilateral international agreements in cases where the Socialist Republic of Vietnam is the depositary nation.
Chapter IV
IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
Article 23.- Observance of international agreements
The Socialist Republic of Vietnam shall strictly observe international agreements it has concluded and at the same time demand that other signing parties also strictly comply with international agreements they have concluded with the Socialist Republic of Vietnam.
Article 24.- Ensuring the implementation of international agreements
1. The agencies that have proposed the conclusion of international agreements shall have to submit to the Government plans on the implementation of the concluded international agreements, clearly stating the implementation schedule, organizational, managerial and financial measures and other suggestions to ensure the implementation of international agreements.
The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall have to report to the National Assembly Standing Committee on the implementation of the concluded international agreements.
2. The concerned ministries and/or branches shall, within their functions, tasks and powers, have to implement the international agreements already concluded by the Socialist Republic of Vietnam.
3. In cases where an international agreement is breached, the agency that has proposed the conclusion of such agreement or the concerned State agency shall coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in proposing to the Government necessary measures to protect the legitimate rights and interests of the Socialist Republic of Vietnam.
4. Annually and when requested, the agencies that have proposed the conclusion of international agreements and the relevant State agencies shall submit to the Government and the State President reports on the implementation of the concluded international agreements; such reports must also be submitted to the Ministry for Foreign Affairs for monitoring.
5. In cases where the implementation of an international agreement requires that legal document(s) of the Socialist Republic of Vietnam be amended, supplemented, annulled or replaced, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement and the relevant State agencies shall by themselves have or propose the competent State agencies to promptly amend, supplement, annul or replace such legal documents in accordance with the Law on the Promulgation of Legal Documents.
Article 25.- Amendment, supplement or extension of international agreements
1. The State agencies competent to decide the negotiation and signing of international agreements as defined in Article 6 of this Ordinance shall be entitled to decide the amendment, supplement or extension of international agreements which come under their deciding competence.
The agencies that have ratified or approved international agreements shall have the competence to amend, supplement or extent the ratified or approved international agreements.
2. When the amendment, supplement or extension of an international agreement is required, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement shall have to consult and obtain written comments from the Ministry for Foreign Affairs, the concerned ministries and/or branches and submit them to the competent State agencies stipulated in Clause 1 of this Article.
Within 30 days after receiving a proposal for the amendment, supplement or extension of an international agreement, the competent State agency shall have to issue a decision thereon.
3. A document proposing the amendment, supplement or extension of an international agreement shall have to include the following contents:
a/ The aims, requirements and efficiency of the amendment, supplement or extension of the international agreement;
b/ The legal bases of the amendment, supplement or extension of the international agreement;
c/ The written comments of the Ministry for Foreign Affairs, the concerned ministries and/or branches;
d/ The contents proposed for amendment and/or supplement.
The written text of the international agreement must be sent together with the document proposing the amendment, supplement or extension of such international agreement.
4. After the competent State agency stipulated in Clause 1 of this Article has issued a decision, the agency that has proposed the conclusion of an international agreement shall have to coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in completing the procedures for the amendment, supplement or extension of such international agreement and inform the effect thereof according to the provisions of this Ordinance.
Article 26.- Basis of the suspension and termination of international agreements
1. An international agreement may be suspended or terminated in one of the following cases:
a/ According to its own provisions;
b/ There's a violation of the conclusion principles prescribed in Article 3 of this Ordinance or the international agreement is seriously violated by the other signing party(ies).
2. The suspension and termination of international agreements must comply with the provisions of laws of the Socialist Republic of Vietnam as well as with international law and practices.
Article 27.- Competence to decide the suspension and termination of international agreements
1. The National Assembly shall decide the suspension of international agreements which have been ratified or the accession to which has been adopted by the National Assembly, and terminate international agreements upon the State President's proposal.
2. The State President shall decide the suspension of international agreements which have been concluded in the name of the State; international agreements which have been ratified or the accession to which has been decided by the State President; and international agreements which have been concluded by the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy.
3. The Government shall decide the suspension of international agreements which have been concluded in the name of the Government, the ministries and/or branches.
Article 28.- Proposing the suspension or termination of international agreements
1. The agency that has proposed the conclusion of an international agreement shall, after consulting the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Justice and the concerned ministries and/or branches, propose the Government to suspend or terminate such international agreement. After receiving the proposal, the competent State agency stipulated in Article 27 of this Ordinance shall have to give its written comments on the suspension or termination of such international agreement.
2. The document proposing the suspension or termination of an international agreement shall have to include the following contents:
a/ The reasons and legal bases for the suspension or termination of the international agreement;
b/ The written opinions of the Ministry for Foreign Affairs and the concerned agencies;
c/ The legal consequences and the proposals related to the suspension or termination of the international agreement.
The document proposing the suspension or termination of an international agreement must be attached with the written text of such international agreement.
3. Within 15 days after the National Assembly, the State President or the Government issues a decision on the suspension or termination of an international agreement, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with the diplomatic procedures for the suspension or termination the international agreement and notify the concerned agencies thereof.
Article 29.- Interpretation of contents of international agreements
1. The contents of international agreements shall be interpreted in accordance with international law on the interpretation of international agreements.
2. In the course of implementation, if disparities in the interpretation of the contents of an international agreement arise, the agency that has proposed the conclusion of such international agreement shall, after obtaining written opinions from the Ministry for Foreign Affairs, have to propose to the Government for decision the interpretation of such international agreement.
3. Competence for the interpretation of international agreements:
a/ The National Assembly Standing Committee shall interpret the international agreements ratified by the National Assembly and international agreements that contain provisions contrary to or not yet provided for in legal documents promulgated by the National Assembly or the National Assembly Standing Committee;
b/ The Government shall interpret the international agreements concluded in the name of the State and the Government;
c/ The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall interpret the international agreements they have concluded respectively;
d/ The ministries and branches shall interpret international agreements concluded in their respective names.
4. Within 15 days after the competent State agency defined in Clause 3 of this Article issues a decision on the interpretation of an international agreement, the Ministry for Foreign Affairs shall proceed with the diplomatic procedures for the interpretation of international agreements.
Chapter V
STATE MANAGEMENT OVER THE CONCLUSION AND IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
Article 30.- Contents of the State management over the conclusion and implementation of international agreements
The contents of the State management over the conclusion and implementation of international agreements include:
1. Promulgation of legal documents on the conclusion and implementation of international agreements;
2. Organizing and ensuring the implementation of international agreements;
3. Popularization, dissemination and guiding the implementation of the legislation on the conclusion and implementation of international agreements;
4. State statistics on international agreements;
5. Organization of the archive and depositary of international agreements;
6. Supervision, inspection, examination and handling of violations of the legislation on the conclusion and implementation of international agreements;
7. Settlement of complaints and denunciations related to the conclusion and implementation of international agreements.
Article 31.- State agencies managing the conclusion and implementation of international agreements
1. The Government shall exercise unified State management over the conclusion and implementation of international agreements throughout the country.
2. The Ministry for Foreign Affairs shall have to assist the Government in exercising the function of State management over the conclusion and implementation of international agreements.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within their tasks and powers, coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in exercising the State management over the conclusion and implementation of international agreements.
Article 32.- Supervision of the conclusion and implementation of international agreements
The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Nationality Council and the National Assembly's Commissions shall, within their tasks and powers, supervise the conclusion and implementation of international agreements.
Article 33.- Handling of violations
Agencies, organizations or individuals that commit acts of violating the provisions of this Ordinance shall be handled in accordance with the provisions of law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 34.- International compacts concluded by provinces and cities directly under the Central Government and by socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations
The Government shall issue separate regulations on the conclusion and implementation of international compacts concluded by provinces and cities directly under the Central Government and by socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 35.- Effect of implementation
This Ordinance takes effect from the date of its promulgation and replaces October 17, 1989 Ordinance on the Conclusion and Implementation of International Agreements by the Socialist Republic of Vietnam.
The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
 

 
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 07/1998/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất