Thông tư 41/2011/TT-BCT về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 41/2011/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 41/2011/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 16/12/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 41/2011/TT-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 41/2011/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Cơ sở kinh doanh LPG phải:
AN TOÀN CƠ SỞ TỒN CHỨA LPG
Cơ sở tồn chứa LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các biện pháp bổ sung khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ và giảm thiểu rủi ro khi bị rò rỉ LPG.
Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về khoảng cách hoặc để nâng cao mức độ an toàn, cơ sở tồn chứa LPG phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường phù hợp được nêu tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Mức giảm khoảng cách đối với các biện pháp tăng cường được quy định tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này chỉ được áp dụng với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại, không áp dụng cho cơ sở xây dựng mới.
AN TOÀN TRẠM NẠP LPG VÀO CHAI
Trạm nạp LPG vào chai phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
Khi rút bớt lượng LPG phải thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo an toàn và không được xả trực tiếp ra môi trường.
Kho chứa chai LPG trong nhà phải đáp ứng yêu cầu về khối lượng tồn chứa, nơi tồn chứa theo quy định tại mục 5.3 TCVN 6304:1997 - Chai chứa khí đốt hóa lỏng. Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.
AN TOÀN TRẠM CẤP LPG
Trạm cấp LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau:
Bồn chứa lắp đặt trong trạm cấp LPG phải đảm bảo các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
Khi sử dụng máy hóa hơi trong trạm cấp LPG phải tuân thủ các quy định sau:
AN TOÀN TRẠM NẠP LPG VÀO Ô TÔ
Trạm nạp LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
Trạm nạp LPG vào ô tô phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy tại Điều 6 Thông tư này và các quy định sau đây:
AN TOÀN CỬA HÀNG LPG
Cửa hàng LPG phải thực hiện các quy định có liên quan từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG VÀ VẬN CHUYỂN CHAI CHỨA LPG
Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển chai chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, chai phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên.
Nghiêm cấm việc vận chuyển chai chứa LPG cùng với người trong thang máy.
Khi vận chuyển chai chứa LPG bằng đường sắt phải thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của ngành đường sắt.
AN TOÀN TRONG GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN LPG BẰNG BỒN CHỨA
Người điều khiển phương tiện, người áp tải, thủ kho phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 52 Thông tư này.
- Tắt các động cơ ở trong vòng bán kính tối thiểu 5 m quanh điểm xuất và nhập LPG, trừ động cơ chuyên dụng dẫn động bơm, máy nén để xuất và nhập LPG;
- Cấm: Hút thuốc, ngọn lửa trần, hàn, cắt kim loại, các dụng cụ điện cầm tay, điện thoại di động, máy nhắn tin và các nguồn gây cháy khác trong vòng bán kính 15 m;
- Khi xuất LPG từ xe bồn cho các bồn chứa trên công trường phải tắt các thiết bị lưu chuyển không khí, như các quạt lớn, có đầu hút cách điểm xuất LPG trong vòng bán kính 15 m; Tắt các máy, thiết bị có ngọn lửa trần, tia lửa, nguồn nhiệt.
Khi giao nhận LPG cho các toa xe bồn đoàn tàu có toa xe bồn phải được cố định bằng phanh; Các toa xe bồn phải được bố trí để các hộp van của bồn chứa ở về cùng một phía của đoàn tàu.
- Không đỗ xe dưới đường dây điện lực;
- Đỗ cách xa khu vực dân cư tối thiểu 15 m;
- Tránh xa các ngọn lửa trần;
- Tránh xa nơi có các chất dễ cháy, nổ.
An toàn về giao nhận, vận chuyển LPG bằng bồn chứa bằng phương tiện đường sắt, đường thủy phải tuân thủ quy định hiện hành.
TRẠM KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
Trạm kiểm định chai chứa LPG chỉ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG khi đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Tất cả các thiết bị trên phải có các thông số kỹ thuật và công suất phù hợp với công suất kiểm định của trạm.
Nhân viên trực tiếp thực hiện kiểm định chai phải được huấn luyện về chuyên môn và an toàn trong công tác kiểm định chai và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 2 năm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định bao gồm:
CƠ SỞ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG khi đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG bao gồm:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh LPG, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi toàn quốc về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan khác về kinh doanh LPG.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
QUY ĐỊNH VỀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CƠ SỞ TỒN CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình; tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa:
Dung tích bình chứa, V (m3) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (mét) |
Khoảng cách giữa các bồn chứa |
|
Bồn chứa chìm |
Bồn chứa nổi |
||
V <> |
3 |
1,5 |
0 |
0,5 < v="" ≤=""> |
3 |
3 |
0 |
1 < v="" ≤=""> |
3 |
3 |
1 |
1,9 < v="" ≤=""> |
3 |
7,6 |
1 |
7,6 < v="" ≤=""> |
15 |
15 |
1,5 |
114 < v="" ≤=""> |
15 |
23 |
1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận |
265 < v="" ≤=""> |
15 |
30 |
|
341 < v="" ≤=""> |
15 |
38 |
|
454 < v="" ≤=""> |
15 |
61 |
|
757 < v="" ≤=""> |
15 |
91 |
|
V > 3785 |
15 |
122 |
2. Khoảng cách an toàn từ nhà nạp chai khí dầu mỏ hóa lỏng đến công trình lân cận và đến bồn chứa:
Công trình lân cận |
Khoảng cách an toàn (mét) |
Khu vực ngoài tầm kiểm soát, nguồn phát tia lửa cố định, điểm xuất nhập LPG bằng đường bộ, đường sắt |
15 |
Bồn nổi dung tích dưới 9 m3 |
7,5 |
Bồn nổi dung tích từ 9 m3 đến dưới 40 m3 |
10 |
Bồn nổi dung tích từ 140 m3 trở lên |
15 |
Hệ thống van, phụ kiện nổi bên ngoài của bồn đặt chìm hoặc đắp đất có sức chứa: |
|
Dưới 2,5 m3 |
5 |
Từ 2,5 m3 đến dưới 140 m3 |
7,5 |
Từ 140 m3 đến dưới 350 m3 |
11 |
Từ 350 m3 trở lên |
15 |
3. Khoảng cách an toàn giữa điểm xuất nhập khí dầu mỏ hóa lỏng bằng xe bồn hoặc toa bồn đường sắt tới các công trình lân cận:
Công trình lân cận |
Khoảng cách an toàn (mét) |
Nhà hoặc công trình xây dựng có tường ngăn cháy |
3,1 |
Nhà hoặc công trình xây dựng không có tường ngăn cháy |
7,6 |
Các kết cấu hở của tường nhà, hào rãnh ở vị trí ngang hoặc thấp hơn cao độ điểm xuất, nhập |
7,6 |
Ranh giới công trình lân cận được quy hoạch |
7,6 |
Nơi công cộng tập trung đông người, sân chơi, sân thể thao ngoài trời |
15 |
Đường phố |
7,6 |
Trục tim đường sắt |
7,6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 16 m3 đến dưới 25 m3 |
3 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 25 m3 đến dưới 125 m3 |
6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa từ 125 m3 trở lên |
9 |
4. Việc giảm khoảng cách an toàn khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường đối với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại.
Giải pháp kỹ thuật tăng cường |
Khoảng cách được phép giảm tương ứng |
Sử dụng tường ngăn cháy |
Mục 6.11 TCVN 6486:2008 “Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất - Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt. |
Hệ thống báo lửa tự động, camera quan sát có người trực 24/24 |
10% |
Hệ thống chữa cháy tự động |
20% |
Ghi chú: 1. Khi áp dụng một hoặc nhiều hơn giải pháp kỹ thuật tăng cường khoảng cách tối đa được giảm không được vượt quá 50%. 2. Đối với trường hợp không có trong bảng này, áp dụng tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc đề xuất theo phương pháp đánh giá định lượng rủi ro. |
PHỤ LỤC 2
QUY ĐỊNH VỀ KHOẢNG CÁCH TRẠM NẠP LPG VÀO Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Khoảng cách tối thiểu của mép bồn chứa nổi tới các đối tượng xung quanh:
Sức chứa của bồn, V (m3)* |
Khoảng cách nhỏ nhất tới bồn chứa liền kề, m |
Khoảng cách nhỏ nhất từ bồn chứa tới nơi công cộng hoặc đường ray xe lửa, m |
Khoảng cách nhỏ nhất từ bồn chứa tới nơi cần bảo vệ***, m |
V ≤ 0,5 |
Đường kính của bồn chứa lớn |
1,5 |
1,5 |
0,5 < V ≤ 1 |
2 |
3 |
|
1 < V ≤ 2 |
4 (3) ** |
6 (4,5) |
|
2 < V ≤ 5 |
5 (3,5) |
8 (5) |
|
5 < V ≤ 8 |
6 (4) |
10 (6) |
|
8 < V ≤ 10 |
7 |
11 |
|
10 < V ≤ 15 |
8 |
14 |
|
15 < V ≤ 20 |
9 |
15 |
|
20 < V ≤ 50 |
10 |
17 |
|
- Khoảng cách từ một cụm bồn chứa tới bồn chứa khác hay cụm bồn chứa khác không nhỏ hơn 15m. Nếu cả hai cụm bồn chứa không có bồn nào có đường kính lớn hơn 2 m thì khoảng cách này có thể giảm xuống 10 m. - Tại vị trí mà không thể tránh được, nếu một bồn có thể trên cùng một trục với bồn khác thì khoảng cách giữa đầu của bất kỳ một bồn nào với đầu của một bồn khác không được nhỏ hơn 3 m hoặc không nhỏ hơn hai lần đường kính của bồn chứa lớn. |
* Khoảng cách cho các bồn có dung tích trung gian nội suy theo số liệu trên.
** Khoảng cách trong dấu ngoặc đơn được thay thế khi sử dụng bồn đơn lẻ để rút hơi LPG. Bồn đặt tại vị trí mà trong khoảng 8 m không có bồn nào khác thì được coi là bồn nằm đơn lẻ.
*** Khoảng phân cách được đo theo đường bao quanh tới nơi cần bảo vệ gần nhất của công trình liền kề.
2. Khoảng cách từ bồn chứa nổi tới các bồn chứa chất khác và các kho chứa các chất dễ cháy:
Loại bồn chứa |
Bồn khí cháy không chịu nén |
Bồn khí dễ bắt cháy hơn LPG |
Bồn khí khác hoặc chứa môi chất lạnh |
Bồn khí thiên nhiên hóa lỏng |
Nơi xuất nhập của bất kỳ chất lỏng dễ cháy nổ |
Khoảng cách nhỏ nhất tới bồn chứa LPG |
6 m |
Như bồn LPG |
6 m |
6 m |
3 m |
- Khoảng cách từ bồn chứa nổi tới đường ra, vào của kho chứa chất lỏng dễ cháy nổ khác không nhỏ hơn 2 m. |
3. Khoảng cách tối thiểu của bồn chứa chìm tới các đối tượng xung quanh:
Từ |
Tới |
Khoảng cách nhỏ nhất |
Vỏ bồn |
Đến nơi công cộng Đến công trình lân cận |
Hình 1 Phụ lục 2 |
Nơi cần bảo vệ (trong hoặc ngoài khu vực bồn chứa) |
||
Bồn chứa LPG lân cận |
1 m |
|
Thiết bị trên bồn, ví dụ: van, bích, đồng hồ |
Nơi công cộng |
3 m |
|
Các công trình lân cận |
6 m |
|
Nơi cần bảo vệ |
6 m |
Đầu nhập |
Đối với ống nhập khi tháo có xả LPG lỏng khi tháo ra không quá 1 lít thì khoảng cách theo thiết bị bồn. |
|
Khoảng cách từ một bồn chứa chìm đến bồn khác chứa chất lỏng dễ cháy khác không được nhỏ hơn 3m. Khi hai bồn có hệ thống bảo vệ chống ăn mòn phù hợp được thiết kế đặc biệt thì khoảng cách giữa chúng giảm tới 1m. |
Hình 1. Khoảng cách từ bồn chứa trạm nạp LPG vào ô tô đến hàng rào ranh giới, ranh giới các công trình công cộng và nhà ở các công trình cần bảo vệ
Hình 2. Sử dụng tường ngăn lửa trạm nạp LPG vào ô tô
PHỤ LỤC 3
BIỂU TRƯNG NGUY HIỂM VÀ BÁO HIỆU NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BIỂU TRƯNG NGUY HIỂM
Kích thước biểu trưng:
Đối với xe bồn: 250 mm x 250 mm
Đối với toa xe bồn: 500 mm x 500 mm
BÁO HIỆU NGUY HIỂM
Kích thước báo hiệu nguy hiểm: 300 mm x 200 mm đối với xe bồn
Kích thước báo hiệu nguy hiểm: 500 mm x 300 mm đối với toa xe bồn
PHỤ LỤC 4
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
... ngày … tháng … năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên cơ sở:..............................................................................................................................
Quyết định thành lập số (1) ………………do ............................................................................ (2)
Cấp ngày … tháng … năm …….
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………., Fax: …………………….
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG cho:
Trạm kiểm định chai chứa LPG:................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
đủ điều kiện để kiểm định chai chứa LPG theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và Thông tư số …/2011/TT-BCT ngày …/…/2011 của Bộ Công Thương.
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
- ………………
- ………………
|
…………………… (3) |
Chú thích:
(1) Hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số.
(2) Tên cơ quan Quyết định thành lập cơ sở hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(3) Chủ cơ sở.
PHỤ LỤC 5
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCT-GCNĐĐK |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số ……./2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG ngày … tháng … năm ... của ……………………………… (1);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trạm kiểm định chai chứa LPG:................................................................................. (2)
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Thuộc cơ sở:........................................................................................................................ (1)
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Quyết định thành lập(3) số ……..do ……………………. (4) cấp ngày … tháng … năm …
Đủ điều kiện để kiểm định chai chứa LPG.
Điều 2. ………….. (1), ………………………………………………. (2) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số …/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm …./.
Nơi nhận: - ………. (1); |
BỘ TRƯỞNG |
Chú thích:
(1) Tên cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
(2) Tên trạm kiểm định chai chứa LPG.
(3) Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số.
(4) Tên cơ quan Quyết định thành lập cơ sở hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(5) Sở Công thương nơi đặt trạm kiểm định chai chứa LPG.
PHỤ LỤC 6
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
... ngày … tháng … năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên cơ sở:..............................................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………..do ................................................................... (1)
cấp ngày ………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………….., Fax: …………………..
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và Thông tư số …/2011/TT-BCT ngày …/…/2011 của Bộ Công Thương.
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
- ………………
- ………………
|
…………………… (2) |
Chú thích:
(1) Tên cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(2) Chủ cơ sở.
PHỤ LỤC 7
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCT-GCNĐĐK |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số ……./2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG ngày … tháng … năm ... của ……………………………… (1);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ................................................................................................................................ (1)
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số ……..do ……………………. (2) cấp ngày … tháng … năm …
Đủ điều kiện để sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG.
Điều 2. …………………………………………………. (1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số …/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm …./.
Nơi nhận: - ………. (1); |
BỘ TRƯỞNG |
Chú thích:
(1) Tên cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
(2) Tên cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(3) Sở Công thương nơi đặt cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây