Thông tư 21/2016/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Việt Nam-EAEU

thuộc tính Thông tư 21/2016/TT-BCT

Thông tư 21/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2016/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Quốc Khánh
Ngày ban hành:20/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA

Ngày 20/09/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (Hiệp định VN - EAEU FTA), áp dụng cho mục đích hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.
Theo Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ được ưu đãi thuế quan nếu được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Bên xuất khẩu đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu; hoặc có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải đáp ứng điều kiện: Việc quá cảnh qua lãnh thổ của nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại lãnh thổ nước thứ 3; Hàng hóa không trải qua các công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công đoạn cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.
Người khai hải quan phải nộp các chứng từ phù hợp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu; trong đó có: Chứng từ vận tải thể hiện các quãng đường từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác; Hóa đơn thương mại của hàng hàng hóa… Hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nếu người khai báo không cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu các chứng từ nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2016.

Xem chi tiết Thông tư21/2016/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: 21/2016/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, đã ký chính thức tại Ca-dắc-xtan ngày 29 tháng 5 năm 2015.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định VN - EAEU FTA).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA.
Điều 2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục để hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN - EAEU FTA:
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa (Phụ lục I);
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II);
nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BCT theo quy định tại Điều 2. Tuy nhiên, Thông tư số 11/2018/TT-BCT bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2024/TT-BCT và Phụ lục II được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 1.nhay
3. Danh sách các quốc đảo theo Điều 10 Phụ lục I (Phụ lục III);
4. Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV và hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Phụ lục IV);
5. Danh sách các Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam (Phụ lục V).
Điều 3. Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV
Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi và Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 03 năm 2011.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Viện KSND tối cao;
- Tòa án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNK khu vực (20);
- BQL các KCN và CX Hà Nội;
- Lưu: VT, XNK (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG






Trần Quốc Khánh

PHỤ LỤC I

QUY TẮC XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Thông tư này chỉ được áp dụng cho mục đích hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. “Nuôi trồng thủy sản” là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá hồi hai năm tuổi, cá hồi nhỏ và ấu trùng bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt;

2. “Cơ quan được ủy quyền” là cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi một Bên để cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định;

3. “Trị giá CIF” là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu;

4. “Lô hàng” là các hàng hóa được gửi cùng một thời gian trên một hoặc nhiều chứng từ vận tải từ người xuất khẩu đến người nhận hàng, và hàng hóa được gửi trên cùng một hóa đơn bưu điện hoặc được chuyển bằng hành lý của người qua biên giới.

5. “Người xuất khẩu” là cá nhân thường trú hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Bên, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính cá nhân hoặc pháp nhân đó.

6. “Trị giá FOB” là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến;

7. “Người nhập khẩu” là cá nhân thường trú hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Bên, nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi chính cá nhân hoặc pháp nhân đó.

8. “Nguyên liệu” là bất kỳ vật liệu hay chất liệu nào bao gồm thành phần, nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tùng được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc được dùng để tạo thành hàng hóa khác hoặc tham gia vào một quy trình sản xuất ra hàng hóa khác;

9. “Hàng hóa không có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu không có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này.

10. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này.

11. “Người sản xuất” là người thực hiện việc sản xuất tại lãnh thổ của một Bên.

12. “Sản xuất” là phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, săn bắn, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp hàng hóa;

13. “Cơ quan xác minh xuất xứ hàng hóa” là cơ quan chính phủ có thẩm quyền do một Bên chỉ định để thực hiện các thủ tục xác minh;

14. “Các Bên” nghĩa là Việt Nam, một bên, và các Quốc gia Thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu) hành động tập thể hoặc riêng rẽ trong phạm vi thẩm quyền tương ứng dẫn chiếu từ Hiệp định EAEU, là một Bên.

Điều 3. Tiêu chí xuất xứ

Trong phạm vi Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một Bên nếu:

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên theo quy định tại Điều 4 Phụ lục này; hoặc

b) Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai Bên, chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc hai Bên; hoặc

c) Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

Điều 4. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Trong phạm vi Điều 3 của Thông tư này, các hàng hóa sau đây được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Bên:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, bao gồm quả, hạt, hoa, rau cỏ, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng, thu hoạch hoặc thu lượm trong lãnh thổ của một Bên.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của một Bên.

3. Sản phẩm chế biến từ động vật sống tại lãnh thổ của một Bên.

4. Sản phẩm được thu lượm, săn bắn, săn bắt, đánh bắt, nuôi trồng, nuôi dưỡng, nuôi trồng thủy sản tại lãnh thổ của một Bên.

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ không khí, đất, nước, đáy biển và lòng đất tại lãnh thổ của một Bên.

6. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ Bên ngoài vùng biển cả, theo pháp luật quốc tế, bằng tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Bên và treo cờ của Bên đó;

7. Sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm đã nêu tại khoản 6 Điều này, trên tàu chế biến được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một Bên và treo cờ của Bên đó;

8. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại lãnh thổ của một Bên, với điều kiện những sản phẩm này chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.

9. Hàng hóa đã qua sử dụng được thu nhặt tại lãnh thổ của một Bên, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô;

10. Các sản phẩm được sản xuất từ không gian vũ trụ trên một tàu vũ trụ với điều kiện tàu vụ trụ đó được đăng ký tại một Bên; và

11. Các sản phẩm được sản xuất hoặc thu được tại lãnh thổ của một Bên từ các hàng hóa được quy định từ điểm 1 đến điểm 10.

Điều 5. Hàm lượng giá trị gia tăng

Trong phạm vi Thông tư này và quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II Thông tư này, công thức để tính hàm lượng giá trị gia tăng (sau đây viết tắt là VAC) là:

 Trị giá FOB – Trị giá nguyên liệu không có xuất xứ
           ------------------------------------------------------------------ ´ 100%

Trị giá FOB

Trong đó, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ là:

a) Trị giá CIF tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu tại một Bên; hoặc

b) Giá mua hoặc có thể trả đầu tiên của nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một Bên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến.

Trong lãnh thổ của một Bên, khi người sản xuất mua các nguyên liệu không có xuất xứ tại Bên đó, trị giá của những nguyên liệu đó không bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí đóng gói và các chi phí phát sinh khác cho việc vận chuyển những nguyên liệu từ địa điểm của người cung cấp đến nơi sản xuất.

Điều 6. Công đoạn gia công chế biến đơn giản

1. Các công đoạn sau đây được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với nhau được coi là không đủ điều kiện để đáp ứng quy định của Điều 3 Phụ lục này

a) Công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

b) Làm đông lạnh và tan băng;

c) Đóng gói và đóng gói lại;

d) Rửa, lau chùi, tẩy bụi và các chất ô xít, dầu, sơn và các chất tráng, phủ bề mặt khác;

đ) Là hoặc ép hàng dệt may;

e) Nhuộm, đánh bóng, đánh véc-ni, bôi dầu;

g) Bóc vỏ một phần hoặc làm tróc toàn bộ, đánh bóng và làm láng ngũ cốc và gạo;

h) Các công đoạn để nhuộm đường hoặc tạo đường miếng;

i) Bóc vỏ và tách hạt, vỏ của hoa quả, các loại hạt và rau;

k) Mài sắc, mài giũa đơn giản;

l) Cắt;

m) Giần, sàng, lựa chọn, xếp hạng, phân loại;

n) Đóng vào chai, lon, khuôn, túi, bao, hộp hoặc gắn lên bề mặt và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;

o) Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì;

p) Trộn đơn giản các sản phẩm (linh kiện, phụ tùng) mà không dẫn đến sự khác biệt đầy đủ giữa sản phẩm với các linh kiện, phụ tùng ban đầu;

q) Lắp ráp đơn giản sản phẩm hoặc tháo rời sản phẩm thành từng phần; và

r) Giết mổ động vật, lựa chọn thịt.

2. Trong phạm vi khoản 1 Điều này, “đơn giản” mô tả các hoạt động không đòi hỏi các kỹ năng hoặc máy móc, dụng cụ, thiết bị đặc biệt được thiết kế chuyên để thực hiện các hoạt động này.

Điều 7. Cộng gộp xuất xứ

Không trái với Điều 3 Phụ lục này, hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ tại một Bên, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tại một Bên khác, được coi là có xuất xứ tại một Bên nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng khác với các công đoạn nêu tại khoản 1 Điều 6 của Phụ lục này. Xuất xứ của những nguyên liệu này được xác nhận bởi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV do cơ quan được ủy quyền cấp.

Điều 8. Tỷ lệ không đáng kể nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)

1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục II Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:

a) Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá tỷ lệ 10% trị giá FOB của hàng hóa; và

b) Hàng hóa đáp ứng tất cả các điều kiện khác quy định tại Thông tư này.

2. Trị giá của nguyên liệu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính VAC.

Điều 9. Vận chuyển trực tiếp

1. Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại Thông tư này nếu hàng hóa đó được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Bên xuất khẩu đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, hàng hóa có xuất xứ có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 với điều kiện:

a) Việc quá cảnh qua lãnh thổ của nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan;

b) Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại lãnh thổ nước thứ 3; và

c) Hàng hóa không trải qua các công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công đoạn cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

3. Người khai báo phải nộp các chứng từ phù hợp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu để chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Các chứng từ được cung cấp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu bao gồm:

a) Chứng từ vận tải thể hiện các quãng đường từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác, bao gồm:

i) Mô tả chính xác hàng hóa;

ii) Ngày dỡ hàng, bốc hàng lại (nếu các chứng từ vận tải không có thông tin về ngày dỡ hàng, bốc hàng lại, các chứng từ hỗ trợ khác bao gồm các thông tin này được nộp bổ sung với chứng từ vận tải);

iii) Thông tin khác (nếu có thể):

- Tên tàu, hoặc các phương tiện vận tải khác được sử dụng;

- Số của container;

- Điều kiện hàng hóa được lưu giữ tại nước quá cảnh không phải thành viên trong điều kiện phù hợp;

- Dấu của cơ quan hải quan nước quá cảnh.

b) Hóa đơn thương mại của hàng hóa.

4. Người khai báo có thể nộp các chứng từ hỗ trợ khác để chứng minh việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trong trường hợp không thể cung cấp chứng từ vận tải, người khai báo phải nộp văn bản do cơ quan hải quan nước quá cảnh phát hành bao gồm tất cả các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

6. Hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nếu người khai báo không cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu các chứng từ chứng minh hàng hóa được vận chuyển trực tiếp.

Điều 10. Mua bán trực tiếp

1. Bên nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi người thường trú hoặc có trụ sở tại nước thứ 3, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định của Thông tư này.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, Bên nhập khẩu không cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi người thường trú hoặc có trụ sở tại nước thứ 3 trong danh sách các quốc đảo theo Nghị định thư chung. Cơ quan có thẩm quyền của các Bên được ủy quyền để thông qua Nghị định thư này theo thỏa thuận chung và công bố công khai.

3. Không trái với khoản 2 Điều này, trước khi Nghị định thư nêu trên được thông qua, danh sách các quốc đảo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này được áp dụng.

Điều 11. Vật liệu đóng gói để bán lẻ

1. Vật liệu đóng gói và các bao gói trong đó hàng hóa được đóng gói để bán lẻ, nếu được phân loại cùng với hàng hóa đó, không được tính đến khi xác định các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa có đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí VAC, trị giá của bao bì sử dụng để bán lẻ được tính là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính tỷ lệ VAC của hàng hóa.

Điều 12. Vật liệu đóng gói để vận chuyển

Vật liệu đóng gói và bao gói trong trường hợp hàng hóa được đóng gói để vận chuyển không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

Điều 13. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác

1. Trường hợp xác định hàng hóa có đáp ứng yêu cầu xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này, các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác là một phần của thiết bị thông thường và được tính trong giá FOB hoặc không được tách riêng để thanh toán, được coi là một phần của hàng hóa đang được đề cập đến và không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

2. Không xét đến khoản 1 Điều này, trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí VAC, trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác được tính là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính VAC của hàng hóa.

3. Điều khoản này chỉ áp dụng khi

a) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác đi kèm hàng hóa không được tách riêng với hàng hóa để thanh toán; và

b) Số lượng và trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác đi kèm hàng hóa là thông lệ với hàng hóa đó.

Điều 14. Bộ hàng hóa

Bộ hàng hóa, được định nghĩa theo Điều 3 của Quy tắc chung giải thích Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được coi là có xuất xứ khi tất cả các sản phẩm thành phần đều có xuất xứ. Tuy nhiên, khi một bộ hàng hóa bao gồm hàng hóa có xuất xứ và hàng hóa không có xuất xứ, bộ hàng hóa này vẫn được coi là có xuất xứ với điều kiện trị giá của các sản phẩm không có xuất xứ không vượt quá 15% trị giá FOB của bộ hàng hóa.

Điều 15. Nguyên liệu gián tiếp

Khi xác định xuất xứ của hàng hóa, xuất xứ của các nguyên liệu gián tiếp sau không được tính đến khi được sử dụng trong quá trình sản xuất và không cấu thành hàng hóa đó:

a) Nhiên liệu và năng lượng;

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng;

d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị, nhà xưởng;

đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;

e) Các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa;

g) Chất xúc tác và dung môi; và

h) Bất kỳ hàng hóa nào khác không cấu thành nên hàng hóa đó nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là một phần trong quá trình sản xuất ra hàng hóa.

MỤC II. CHỨNG TỪ CHỨNG MINH XUẤT XỨ

Điều 16. Đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Để được hưởng ưu đãi về thuế quan, người khai báo phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu, theo quy định của Mục này.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu phải là bản gốc, có giá trị hiệu lực và phù hợp với thể thức theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

3. Cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu phải đảm bảo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được điền đầy đủ theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu trong thời gian này, nhưng không chậm hơn thời điểm nộp tờ khai hải quan nhập khẩu, ngoại trừ các trường hợp được nêu tại khoản 2, Điều 20 Phụ lục này.

5. Khi cơ quan hải quan trung ương và cơ quan được ủy quyền của các Bên phát triển và áp dụng Hệ thống Xác minh và Chứng nhận xuất xứ điện tử (sau đây viết tắt là EOCVS) theo quy định tại Điều 29 Phụ lục này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên có thể không yêu cầu nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu tờ khai hải quan được nộp theo hình thức điện tử. Trong trường hợp này, ngày và số của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được ghi trong tờ khai hải quan. Khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa được đề nghị cho hưởng ưu đãi và/hoặc có sự khác biệt so với thông tin trên EOCVS, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể yêu cầu nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

Điều 17. Trường hợp miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa có xuất xứ nhập khẩu vì mục đích thương mại và phi thương mại không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan nếu trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ hoặc trị giá tiền tệ tương đương của Bên nhập khẩu hoặc cao hơn do Bên nhập khẩu thiết lập, với điều kiện việc nhập khẩu không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu được sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Người sản xuất, người xuất khẩu hàng hóa hoặc đại diện được ủy quyền của người sản xuất, người xuất khẩu đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu bằng hình thức bản giấy hoặc điện tử nếu áp dụng.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan được ủy quyền cấp cho người sản xuất, người xuất khẩu của Bên xuất khẩu hoặc đại diện được ủy quyền của họ trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu khi hàng hóa xuất khẩu được xét là có xuất xứ tại một Bên theo quy định tại Thông tư này.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm hàng hóa trong một lô hàng.

4. Mỗi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có số tham chiếu riêng của cơ quan được ủy quyền.

5. Trong trường hợp tất cả hàng hóa trong Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không thể liệt kê trên một mặt giấy, tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này được áp dụng.

6. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV phải được hoàn thiện trên bản giấy, gồm một bản gốc và hai bản sao.

7. Một bản sao do cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu lưu. Bản sao còn lại do người xuất khẩu lưu.

8. Không trái với khoản 4, Điều 16 Phụ lục này, trong trường hợp ngoại lệ, nếu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV không được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể được cấp sau và mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

9. Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu lưu, ngoại trừ các trường hợp theo pháp luật và quy định của mỗi Bên.

Điều 19. Khác biệt nhỏ

1. Khi không có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa, các khác biệt nhỏ giữa thông tin trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không làm mất hiệu lực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu các thông tin này trên thực tế tương ứng với hàng hóa được nộp.

2. Trong trường hợp có nhiều hàng hóa được khai trên cùng Giấy chứng nhận xuất xứ, vướng mắc của một trong các hàng hóa được liệt kê không ảnh hưởng hoặc làm chậm việc cho hưởng ưu đãi thuế quan của các hàng hóa còn lại trên Giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 20. Các trường hợp đặc biệt cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, người sản xuất, người xuất khẩu hoặc đại diện được ủy quyền của người sản xuất, người xuất khẩu có thể đề nghị cấp bản sao chứng thực của bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan được ủy quyền và nêu rõ lý do. Bản sao chứng thực được cấp trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và các chứng từ kèm theo. Bản sao chứng thực ghi rõ cụm từ “DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___DATE ___”. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Nếu do lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thay thế cho bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải ghi rõ cụm từ “ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___ DATE ___”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp thay thế này có hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 21. Sửa đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng việc gạch bỏ những chỗ sai và bổ sung những thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người được ủy quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và được xác nhận bởi con dấu của cơ quan được ủy quyền thích hợp.

Điều 22. Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ

1. Người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu tất cả hồ sơ và bản sao chứng từ nộp cho cơ quan được ủy quyền trong thời gian tối thiểu 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Người nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan phải giữ bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dựa theo ngày được hưởng ưu đãi thuế quan, trong thời gian tối thiểu 3 năm.

3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tất cả các chứng từ có liên quan phải được lưu tại cơ quan được ủy quyền trong thời gian tối thiểu 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

MỤC III. ƯU ĐÃI THUẾ QUAN

Điều 23. Cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định nếu đáp ứng các quy định của Thông tư này.

2. Cơ quan hải quan Bên nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ của Bên xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện:

a) Hàng hóa nhập khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo Điều 3 Phụ lục này;

b) Người khai báo chứng minh được việc tuân thủ các quy định của Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc còn hiệu lực và được điền đầy đủ theo quy định tại Mục II (Chứng từ chứng minh xuất xứ) của Phụ lục này phải được nộp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu. Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể không cần nộp nếu các Bên đã áp dụng EOCVS theo quy định tại khoản 5, Điều 16 của Phụ lục này.

3. Không trái với khoản 2 Điều này, khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa đề nghị được hưởng ưu đãi và/hoặc về tính xác thực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã nộp, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể từ chối hoặc tạm thời không cho hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa đó. Tuy nhiên, hàng hóa có thể được giải phóng theo pháp luật và quy định của từng Bên.

Điều 24. Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng các quy định của Thông tư này hoặc khi người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không tuân thủ các quy định của Thông tư này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi và truy thu thuế hải quan theo pháp luật và quy định của từng Bên.

2. Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp:

a) Hàng hóa không đáp ứng các quy định của Thông tư này để được coi là có xuất xứ của Bên xuất khẩu; và/hoặc

b) Không đáp ứng các quy định khác của Thông tư này, bao gồm:

- Quy định tại Điều 9 của Phụ lục này;

- Quy định tại Điều 10 của Phụ lục này;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã nộp không được khai báo đầy đủ thông tin theo hướng dẫn quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

c) Việc thực hiện quy trình xác minh của Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Phụ lục này không thể xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc không thể hiện thống nhất tiêu chí xuất xứ.

d) Cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu xác nhận không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (ví dụ: làm giả) hoặc đã hủy bỏ (thu hồi) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó;

đ) Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không nhận được trả lời trong thời hạn tối đa 6 tháng sau ngày gửi đề nghị xác minh cho cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu, hoặc nếu nội dung trả lời không đủ thông tin để kết luận hàng hóa có xuất xứ của một Bên; hoặc

e) Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo, theo khoản 2, Điều 31 Phụ lục này, không nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan xác minh, theo khoản 5, Điều 31 Phụ lục này, để thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất hoặc nhận được lời từ chối thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất này.

3. Khi Bên nhập khẩu, thông qua quy trình xác minh, xác định rằng người xuất khẩu hoặc người sản xuất đã tham gia vào việc cung cấp thông tin sai hoặc không đầy đủ để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi với những hàng hóa giống hệt trong Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho người sản xuất hoặc người xuất khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên.

4. Trong trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và khoản 1, Điều 25 của Phụ lục này, cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không cần phải gửi yêu cầu xác minh, theo quy định tại Điều 30 Phụ lục này, cho cơ quan được ủy quyền để quyết định từ chối cho hưởng ưu đãi.

Điều 25. Tạm ngừng ưu đãi thuế quan

1. Khi một Bên kết luận:

a) Gian lận có tính hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa do một cá nhân của Bên còn lại sản xuất; hoặc

b) Bên còn lại từ chối không chính đáng và mang tính hệ thống để thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 30 và Điều 31 Phụ lục này,

Trong trường hợp ngoại lệ, Bên đó có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

2. Tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại khoản 1, Điều này có thể được áp dụng đối với hàng hóa có liên quan đến:

a) Cá nhân mà Bên nhập khẩu đã kết luận rằng cá nhân đó của Bên xuất khẩu đã thực hiện những gian lận mang tính hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định;

b) Cá nhân có liên quan đến yêu cầu xác minh và xác minh tại cơ sở sản xuất theo Điểm b) khoản 1 Điều này.

3. Khi Bên nhập khẩu kết luận việc ngừng ưu đãi đã áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không có đủ để ngăn chặn gian lận mang tính hệ thống để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định, Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp độ 8-10 số theo phân loại danh mục hàng hóa của từng Bên.

4. Trong phạm vi của Điều này:

a) Việc phát hiện gian lận mang tính hệ thống có thể được đưa ra khi một Bên kết luận rằng cá nhân của Bên còn lại đã cung cấp thông tin sai hoặc không chính xác một cách có hệ thống để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định như là kết quả của cuộc điều tra dựa trên thông tin khách quan, thuyết phục và có thể xác minh.

b) Việc từ chối có hệ thống và không chính đáng để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 30 và/hoặc Điều 31 của Phụ lục này nghĩa là việc từ chối có hệ thống việc xác minh hồ sơ và/hoặc xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa có liên quan theo đề nghị của một Bên hoặc không phản hồi yêu cầu xác minh hồ sơ và xác minh tại cơ sở sản xuất.

c) Hàng hóa giống hệt là hàng hóa giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng.

5. Một Bên đã kết luận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này phải:

a) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bên còn lại và cung cấp các thông tin và chứng cứ theo lý do đó;

b) Thực hiện tham vấn với Bên còn lại để đạt được giải pháp có thể chấp nhận chung.

6. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không đạt được giải pháp có thể chấp nhận chung trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn theo điểm b) khoản 5 Điều này, Bên đưa ra kết luận nêu vấn đề này trong Ủy ban hỗn hợp.

7. Trong trường hợp Ủy ban hỗn hợp không giải quyết được vấn đề trong vòng 60 ngày kể từ ngày đưa lên Ủy ban hỗn hợp, Bên đưa ra lý do có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Khi đưa ra quyết định tạm ngừng, Bên quyết định tạm ngừng ưu đãi thông báo cho Bên còn lại và Ủy ban hỗn hợp. Việc tạm ngừng ưu đãi không áp dụng đối với các hàng hóa đã được xuất khẩu trước ngày tạm ngừng ưu đãi có hiệu lực. Ngày xuất khẩu của các lô hàng này là ngày hãng vận tải phát hành chứng từ vận tải.

8. Tạm ngừng cho hưởng ưu đãi theo Hiệp định có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục về khả năng tuân thủ các quy định của Thông tư này và đảm bảo người xuất khẩu, người sản xuất hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định của Thông tư này, nhưng không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng.

9. Mọi quyết định tạm ngừng và gia hạn tạm ngừng theo quy định Điều này được tham vấn định kỳ giữa các Bên để giải quyết vấn đề.
IV. HỢP TÁC HÀNH CHÍNH

Điều 26. Ngôn ngữ hợp tác hành chính

Mọi thông báo hoặc trao đổi theo Mục này được thực hiện giữa các Bên thông qua các cơ quan liên quan bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Điều 27. Cơ quan được ủy quyền và Cơ quan Xác minh xuất xứ hàng hóa

Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Chính phủ của các Bên chỉ định hoặc duy trì Cơ quan được ủy quyền và Cơ quan xác minh.

Điều 28. Thông báo

1. Trước khi cơ quan được ủy quyền cấp bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào theo Hiệp định, mỗi Bên cung cấp cho Bên còn lại thông qua Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Kinh tế Á Âu thông tin về tên, địa chỉ của từng cơ quan được ủy quyền và cơ quan xác minh, kèm theo bản in mẫu con dấu chính thức và rõ ràng của các cơ quan này, mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các đặc điểm bảo mật của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này.

2. Việt Nam cung cấp cho Ủy ban Kinh tế Á Âu các thông tin gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này thành 6 bản. Ủy ban Kinh tế Á Âu có thể đề nghị Việt Nam cung cấp bổ sung của các thông tin này.

3. Việt Nam và Ủy ban kinh tế Á Âu công khai thông tin về tên và địa chỉ của các cơ quan được ủy quyền và cơ quan xác minh trên mạng Internet của từng Bên.

4. Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Kinh tế Á Âu có trách nhiệm cung cấp trước và theo cùng cách thức mọi thay đổi về thông tin theo quy định tại Điều này.

Điều 29. Phát triển và áp dụng Hệ thống Xác minh và Chứng nhận xuất xứ điện tử

1. Các Bên nỗ lực để áp dụng EOCVS không muộn hơn 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

2. Mục tiêu của EOCVS là việc xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan được ủy quyền cấp và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp.

3. Các Bên thành lập một nhóm làm việc để xây dựng và áp dụng EOCVS.

Điều 30. Xác minh Xuất xứ

1. Khi có nghi ngờ hợp lý về tính chính xác của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và/hoặc sự tuân thủ của hàng hóa theo các tiêu chí xuất xứ trên C/O, theo quy định tại Điều 3 của Phụ lục này, và trong trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên, Cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu có thể gửi đề nghị cho cơ quan xác minh hoặc cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu để xác nhận tính chính xác của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và/hoặc sự tuân thủ theo tiêu chí xuất xứ của hàng hóa và/hoặc cung cấp các chứng từ chứng minh từ người xuất khẩu và/hoặc người sản xuất hàng hóa nếu được yêu cầu.

2. Tất cả yêu cầu xác minh được kèm theo thông tin đầy đủ để xác định hàng hóa có liên quan. Yêu cầu đối với cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và ghi rõ trường hợp và lý do xác minh.

3. Người nhận được yêu cầu theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời cơ quan hải quan đề nghị của Bên nhập khẩu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày yêu cầu xác minh.

4. Khi trả lời yêu cầu xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu thể hiện rõ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là xác thực và/hoặc hàng hóa có thể được coi là có xuất xứ tại một Bên bao gồm cung cấp các chứng từ được yêu cầu từ người xuất khẩu và/hoặc người sản xuất. Trước khi trả lời đề nghị xác minh, khoản 3, Điều 23 Phụ lục này có thể được áp dụng. Thuế hải quan đã nộp được hoàn lại nếu kết quả quá trình xác minh xác nhận và thể hiện rõ ràng rằng hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu khác của Thông tư này.

Điều 31. Xác minh tại cơ sở sản xuất

1. Nếu cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu không hài lòng với kết quả xác minh theo quy định tại Điều 30 Phụ lục này, trong trường hợp ngoại lệ, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể đề nghị xác minh tại cơ sở sản xuất tại Bên xuất khẩu để xem xét hồ sơ theo quy định tại Điều 22 của Phụ lục này và/hoặc các thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa.

2. Trước khi thực hiện xác minh cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan Bên nhập khẩu gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan xác minh của Bên còn lại đề nghị tổ chức một đoàn xác minh tại cơ sở sản xuất thông báo địa điểm nơi việc xác minh được tiến hành.

3. Thông báo bằng văn bản theo khoản 2 Điều này bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

a) Tên của cơ quan hải quan của Bên gửi thông báo;

b) Tên của người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có cơ sở tiến hành xác minh;

c) Ngày dự kiến xác minh thực tế;

d) Phạm vi xác minh thực tế, bao gồm cả dẫn chiếu đến hàng hóa xác minh và các lý do nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa;

e) Tên và chức vụ của cán bộ tiến hành xác minh thực tế.

4. Cơ quan xác minh gửi yêu cầu xác minh cho người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có cơ sở được tiến hành xác minh và gửi văn bản chấp thuận cho Bên đề nghị trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trong trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan xác minh trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, hoặc Bên thông báo nhận được từ chối thực hiện xác minh thực tế, Bên thông báo từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa được khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất.

6. Mọi xác minh tại cơ sở sản xuấtphải được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý và kết thúc trong thời gian hợp lý.

7. Trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày tiến hành xác minh thực tế, cơ quan thực hiện xác minh phải cung cấp cho người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có hàng hóa và cơ sở được tiến hành xác minh, và cơ quan xác minh của Bên xuất khẩu kết quả xác minh tại cơ sở sản xuấtbằng văn bản.

8. Xác minh tại cơ sở sản xuấtbao gồm đi thực tế và xác định xuất xứ của hàng hóa có liên quan được thực hiện và gửi kết quả cho cơ quan xác minh trong vòng tối đa 210 ngày. Trước khi có kết quả việc xác minh thực tế, khoản 3 Điều 23 được áp dụng.

9. Mọi ưu đãi thuế quan đã bị tạm dừng hoặc bị từ chối được hoàn lại dựa trên văn bản kết luận rằng hàng hóa đủ điều kiện có xuất xứ và đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo Hiệp định.

10. Đoàn xác minh phải được thành lập bởi cơ quan hải quan trung ương của Bên nhập khẩu theo pháp luật và quy định của từng Bên.

11. Cơ quan xác minh hoặc cơ quan được ủy quyền của Bên xuất khẩu hỗ trợ khi cơ quan hải quan Bên nhập khẩu thực hiện xác minh tại cơ sở sản xuất.

12. Người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu đã đồng ý tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất phải hỗ trợ trong quá trình xác minh, tiếp cận cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chứng từ sản xuất và tài chính (kế toán) liên quan đến xác minh tại cơ sở sản xuấtvà cung cấp thông tin/chứng từ bổ sung nếu được yêu cầu.

13. Nếu có trở ngại do cơ quan hoặc tổ chức của Bên được điều tra gây ra trong quá trình xác minh thực thế, dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh thực tế, Bên nhập khẩu có quyền từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa liên quan.

14. Tất cả chi phí liên quan đến việc xác minh tại cơ sở sản xuấtdo Bên nhập khẩu chịu.

Điều 32. Bảo mật thông tin

Tất cả thông tin cung cấp theo Phụ lục này được các Bên đối xử theo chế độ mật theo pháp luật và quy định của từng Bên. Các thông tin này không được tiết lộ nếu không có sự cho phép của cá nhân hoặc cơ quan cung cấp thông tin của một Bên.

Điều 33. Hình phạt hoặc các biện pháp khác đối với hành vi gian lận

Mỗi Bên có trách nhiệm cung cấp các biện pháp xử phạt hành chính hoặc hình sự đối với hành vi vi phạm theo pháp luật và quy định của từng Bên liên quan đến Phụ lục này.

Điều 34. Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ

1. Để thực hiện và áp dụng Phụ lục này một cách hiệu quả, Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ (sau đây gọi là “Tiểu ban QTXX”) được thành lập.

2. Tiểu ban QTXX có các chức năng sau:

a) Rà soát và kiến nghị phù hợp lên Ủy ban hỗn hợp và Ủy ban hàng hóa về:

i. Chuyển đổi Phụ lục II của Thông tư này theo phân loại danh mục HS sửa đổi sau sửa đổi định kỳ của HS. Chuyển đổi này được thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến các cam kết hiện tại và được hoàn thành kịp thời.

ii. Thực hiện và áp dụng Phụ lục này, bao gồm các đề xuất để hình thành các thỏa thuận thực thi.

iii. Không thực hiện nghĩa vụ của các Bên tham gia, như được xác định trong Phần này;

iv. Sửa đổi kỹ thuật của Hiệp định;

v. Sửa đổi Phụ lục II của Thông tư này;

vi. Các tranh chấp phát sinh giữa các Bên trong quá trình thực thi Hiệp định.

vii. Bất kỳ sửa đổi nào đối với quy định của Hiệp định và các Phụ lục III, IV, V của Hiệp định.

b) Xem xét bất kỳ vấn đề nào của một Bên đưa ra liên quan đến Phụ lục này;

c) Báo cáo kết quả Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ lên Ủy ban về Thương mại hàng hóa;

d) Thực hiện các chức năng khác theo ủy quyền của Ủy ban hỗn hợp theo Điều 1.5 của Hiệp định.

3. Tiểu ban QTXX bao gồm đại diện của các Bên, và có thể mời đại diện của các đơn vị khác của các Bên có vấn đề chuyên môn cần thiết để thảo luận theo thỏa thuận chung giữa các Bên.

4. Tiểu ban QTXX họp vào thời gian và địa điểm theo thống nhất của các Bên nhưng không ít hơn 1 năm 1 lần.

5. Chương trình làm việc dự kiến cho mỗi cuộc họp phải được gửi cho các Bên không muộn hơn 1 tháng trước phiên họp, theo một quy tắc thống nhất.

MỤC V. QUY ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI

Điều 35. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho

Hàng hóa có xuất xứ đang trong quá trình vận chuyển từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu, hoặc đang được lưu kho tạm thời trong khu vực phi thuế quan của Bên nhập khẩu trong thời gian không quá 1 năm trước khi Hiệp định có hiệu lực vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hoá này được nhập khẩu vào Bên nhập khẩu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, với điều kiện phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau cho cơ quan hải quan Bên nhập khẩu và theo quy định pháp luật hoặc thủ tục hành chính của Bên nhập khẩu.

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BCT theo quy định tại Điều 2. Tuy nhiên, Thông tư số 11/2018/TT-BCT bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2024/TT-BCT và Phụ lục II được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 1.nhay

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH QUỐC ĐẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

  1. An-guy-la
  2. An-đô-ra
  3. An-ti-goa và Bac-bu-đa
  4. A-ru-ba
  5. Thịnh vượng chung Ba-ha-mát
  6. Bê-li-xê
  7. Béc-muy-đa
  8. Cộng hòa Va-nu-a-tu
  9. Quần đảo Vơ-gin thuộc Anh
  10. Gi-bờ-ran-ta
  11. Gờ-rê-na-đa
  12. Ma-cao
  13. Cộng hòa Li-bê-ri-a
  14. Mô-ri-xơ
  15. Đảo La-bu-an của Ma-lai-xia
  16. Cộng hòa Man-đi-vơ
  17. Cộng hòa Quần đảo Mác-san
  18. Công quốc Mô-na-cô
  19. Môn-xờ-tơ-rớt
  20. Cộng hòa Nau-ru
  21. Niu-ê
  22. Quần đảo Kay-man
  23. Quần đảo Cúc
  24. Quần đảo Túc và Cai-cốt
  25. Cộng hòa Pa-na-ma
  26. Nhà nước độc lập Sa-moa
  27. Xanh Vanh-xăng và Gờ-rê-na-din
  28. Liên bang Xanh Cờ-ri-xờ-tô-phơ và Nê-vi
  29. Xanh Lu-xi-a
  30. Cộng hòa Xây-sen

PHỤ LỤC IV

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
TỜ KHAI BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016  của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

1. Exporter (business name, address and country)

4. No. ________

 

EAEU-VN FTA

Certificate of Origin

Form EAV

 

Issued in

________________________________________

(country)

 

For submission to ________________________________________

(country)

 

2. Importer/Consignee (business name, address and country)

3. Means of transport and route (as far as known)

 

 

5. For official use

6. Item No.

7. Number and kind of packages

8. Description of goods

9. Origin criterion

10. Quantity of goods

11. Number and date of invoice

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Certification

 

It is hereby certified, on the basis
of control carried out, that the declaration by the applicant is correct.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Place        Date        Signature        Stamp

13. Declaration by the applicant

 

The undersigned hereby declares

that the above details are correct,

that all goods were produced in

 

 ____________________________________

(country)

 

and that they comply with the rules of origin as provided for in Chapter 4 (Rules of Origin) of the EAEU-VN FTA

 

 

 

       Place        Date        Signature        Stamp

 

Additional Sheet of Certificate of Origin (Form EAV) No. ___

 

6. Item No.

7. Number and kind
of packages

8. Description of goods

9. Origin criterion

10. Quantity
of goods

11. Number and date of invoice

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Certification

 

It is hereby certified, on the basis
of control carried out, that the declaration by the applicant is correct.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Place        Date        Signature        Stamp

13. Declaration by the applicant

 

The undersigned hereby declares

that the above details are correct,

that all goods were produced in

 

 _____________________________

(country)

 

and that they comply with the rules of origin as provided for in Chapter 4 (Rules of Origin) of the  EAEU-VN FTA

 

 

 

 

       Place        Date        Signature        Stamp

 

 

 

Hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV

 

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Mẫu EAV) và tờ khai bổ sung phải được làm trên giấy màu A4 theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với các mẫu quy định tại Phụ lục này. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được khai báo bằng tiếng Anh.

Phần trống không sử dụng từ ô số 6 đến ô số 11 phải được gạch để tránh bất kỳ bổ sung sau này.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải:

a) Được làm trên bản giấy và phù hợp theo mẫu quy định Phụ lục này và phải được in bằng tiếng Anh.

b) Bao gồm các thông tin tối thiểu cần thiết tại các ô số 1, 2, 4, 7 đến ô số13;

c) Có chữ ký được ủy quyền và con dấu chính thức của cơ quan được ủy quyền và đặc điểm bảo mật. Chữ ký phải được ký bằng tay và con dấu không được sao chụp.

1. Ô số 1: Thông tin của người xuất khẩu hàng hóa: Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.

2. Ô số 2: Thông tin của người nhập khẩu (bắt buộc) và người nhận hàng (nếu biết): Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.

3. Ô số 3: Thông tin vận tải (theo như đã biết) bao gồm ngày khởi hành (ngày hàng lên tàu), phương tiện vận tải (tàu, hàng không…, địa điểm dỡ hàng (cảng, cảng hàng không).

4. Ô số 4: Số tham chiếu riêng, quốc gia cấp và quốc gia nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

5. Ô số 5: Ghi các cụm từ

”DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

”ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp thay thế Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.

”ISSUED RETROACTIVELY” trong trường hợp ngoại lệ, khi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu.

6. Ô số 6: Số thứ tự hàng hóa

7. Ô số 7: Số và loại kiện hàng

8. Ô số 8: Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm mã HS 6 số của Bên nhập khẩu; và mẫu mã, thương hiệu để có thể xác định được hàng hóa, nếu có.

Trong trường hợp đặc biệt, khi hóa đơn được phát hành tại nước thứ ba không thể nộp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, số và ngày của hóa đơn phát hành bởi người xuất khẩu (được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) phát hành phải được thể hiện. Ngoài ra, cần thể hiện nội dung hàng hóa xuất khẩu sẽ được cấp một hóa đơn khác do nước thứ ba phát hành cho mục đích nhập khẩu vào bên nhập khẩu, ghi tên, địa chỉ đầy đủ của người sẽ phát hành hóa đơn nước thứ ba. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan của bên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp các hóa đơn và các chứng từ có liên quan khác có nội dung xác nhận giao dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đối với hàng hóa được khai báo nhập khẩu.

Hàng hóa đáp ứng mô tả của giày da sử dụng cho hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời (ex 6403.91 và 6403.99) theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, phải thể hiện “Giầy thể thao”.

9. Ô số 9. Ghi tiêu chí xuất xứ cho tất cả hàng hóa theo bảng sau:

Tiêu chí xuất xứ

Ghi tại ô số 9

  1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo quy định tại Điều 4 Phụ lục I của Thông tư này

WO

  1. Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một hay hai Bên, từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hay hai Bên

PE

  1. Hàng hóa được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục II của Thông tư này

PSR

 

10. Ô số 10: Ghi số lượng sản phẩm: Tổng trọng lượng (kg) hoặc các đơn vị khác (chiếc, lít…) Và trọng lượng thực tế của hàng hóa được giao không vượt quá 5% trọng lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

11. Ô số 11: Số và ngày của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nước thứ ba, các thông tin bao gồm: thể hiện cụm từ “TCI”, tên và quốc gia của công ty phát hành hóa đơn.

12. Ô số 12: Ghi địa điểm và ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chữ ký của người được ủy quyền và con dấu của cơ quan được ủy quyền.

13. Ô số 13: Ghi Xuất xứ của hàng hóa (Việt Nam hoặc thành viên của Liên minh kinh tế Á – Âu), địa điểm và ngày khai, chữ ký và con dấu của người khai.

Trong phạm vi của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, “EAEU-VN FTA” nghĩa là Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một Bên là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các thành viên.

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC TỔ CHỨC CẤP C/O
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu)

 

STT

Tên đơn vị

Mã số

1

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

01

2

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh

02

3

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng

03

4

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai

04

5

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng

05

6

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương

06

7

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

07

8

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn

08

9

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh

09

10

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai

71

11

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình

72

12

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá

73

13

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An

74

14

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang

75

15

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ

76

16

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương

77

17

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên

78

18

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà

80

19

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh

85

20

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình

86

21

Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

31

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Circular No. 21/2016/TT-BCT datedSeptember 20, 2016 of the Ministry of Industry and Tradeproviding for the implementation of rules of origin provided for in the free trade agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union

Pursuant to the Government’s Decree No.95/2012/ND-CPdated November 12, 2012defining the functions, tasks, powers and organizational structureofMinistry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2006/ND-CP datedFebruary 20, 2006 elaborating the Commercial Law with respect to origin of goods;

In implementation of the Free Trade Agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union officially signed in Kazakhstan on May 29, 2015.

At the request of Director of the Export-Import Department,

Minister ofIndustry and Tradepromulgates this Circular toprovidefor the implementation of Rules of originprovided forin the Free Trade Agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union.

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1.This Circular provides for theimplementation of Rules of originprovided forin the Free Trade Agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union(hereinafter referred to as “VN -EAEU FTA).

2.This Circular applies to authorities, organizations and individuals participating in activities in connection with origin of goods as regulated in theVN - EAEU FTA.

Article 2.Rules of originprovided forin the VN - EAEU FTA

The following appendixes are Attached to this Circular to provide guidelines for implementingRules of origin provided for in the VN - EAEU FTA:

1. Rules of origin(Appendix I);

2.Product specific rules (Appendix II);

3.List of offshore countries or territories as provided for in Article 10 Appendix I (Appendix III);

4. Forms of Certificate of Origin (Form EAV), additional sheets of Certificate of Origin (Form EAV), and guidelines for declaring Certificate of Origin (Appendix IV);

5.List of Certificate of Origin issuing organizations in Vietnam (Appendix V).

Article 3. Issuance procedures and inspection of Certificate of Origin (Form EAV)

The issuance procedures and inspection of Certificate of Origin shall be carried out in accordance with regulations in Appendix I Attached to this Circular; the Circular No.06/2011/TT-BCTdated March 21, 2011 byMinisterof Industry and Tradeproviding for procedures for issuance of Certificate of Origin of goods eligible for preferential tariff treatment and the Circular No.01/2013/TT-BCTdated January03, 2013 byMinistry of Industry and Tradeon amendments to the Circular No.06/2011/TT-BCTdated March 21, 2011.

Article 4. Implementation

This Circular takes effect on October 05, 2016./.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Quoc Khanh

 

APPENDIX I

RULES OF ORIGIN
(Attached to the
CircularNo. 21/2016/TT-BCT dated September 20, 2016 byMinistry of Industry and Trade providingfor the implementation of Rules of originprovided forin the Free Trade Agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union)

SECTION I. GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope  

The rules of origin provided for in thisCircularshall be applied only for the purposes of granting preferential tariff treatment in accordance with theVN - EAEU FTA.

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of thisCircular, these terms are construed as follows:

1.“Aquaculture”means farming of aquatic organisms including fish, mollusks, crustaceans, other aquatic invertebrates and aquatic plants, from feedstock such as eggs, fry, fingerlings and larvae, by intervention in the rearing or growth processes to enhance production such as regular stocking, feeding, or protection from predators;

2.“Authorized body”means the competent authority designated by a Party to issue a Certificate of Origin under the VN - EAEU FTA;

3.“CIF value”means the value of the goods imported and includes the cost of freight and insurance up to the port or place of entry into the country of importation;

4.“Consignment”means goods that are sent simultaneously covered by one or more transport documents to the consignee from the exporter, as well as goods that are sent over a single post-invoice or transferred as a luggage of the person crossing the border;

5.“Exporter”means a person registered in the territory of a Party where the goods are exported from by such person;

6.“FOB value”means the free-on-board value of the goods, inclusive of the cost of transport to the port or site of final shipment abroad;

7.Importer”means a person registered in the territory of a Party where the goods are imported into by such person;

8.“Material”means any matter or substance including ingredient, raw material, component or part used or consumed in the production of goods or physically incorporated into goods or subjected to a process in the production of other goods;

9.“Non-originating goods”or“non-originating materials”means goods or materials that do not fulfill the origin criteria of this Appendix.

10.“Originating goods”or“originating materials”means goods or materials that fulfill the origin criteria of this Appendix.

11.“Producer”means a person who carries out production in the territory of a Party;

12.“Production”means methods of obtaining goods including growing, mining, harvesting, raising, breeding, extracting, gathering, capturing, fishing, hunting, manufacturing, processing or assembling such goods;

13.“Verification authority”means the competent governmental authority designated by a Party to conduct verification procedures; and

14.“Parties”means Viet Nam, of the one part, and the Member States of the Eurasian Economic Union and the Eurasian Economic Union acting jointly or individually within their respective areas of competence as derived from the Treaty on the EAEU, of the other part.

Article 3.Origin criteria

For the purposes of thisCircular,goods shall be considered as originating in a Party if they are:

a)wholly obtained or produced in such Party as provided for in Article 4 of this Appendix; or

b) produced entirely in one or both Parties, exclusively from originating materials from one or both Parties; or

c)produced in a Party using non-originating materials and satisfy the requirements of product specific rules specified in AppendixIIto thisCircular.

Article 4.Wholly Obtained or Produced Goods

For the purposes of Article 3 of thisCircular,the following goods shall be considered as wholly obtained or produced in a Party:

1.Plants and plant goods, including fruits, berries, flowers, vegetables, trees, seaweed, fungi and live plants, grown, harvested, or gathered in the territory of a Party;

2.Live animals born and raised in the territory of a Party;

3.Goods obtained from live animalsin the territory of a Party;

4.Goods obtained from gathering, hunting, capturing, fishing, growing, raising and aquaculture in the territory of a Party;

5.Minerals and other naturally occurring substances extracted or taken from the air, soil, waters or seabed and subsoil in the territory of a Party;

6.Goods of sea fishing and other marine goods taken from the high seas, in accordance with international law, by a vessel registered or recorded in a Party and flying its flag;

7.Goods manufactured exclusively from goods referred to in Clause 6 of this Article, on board a factory ship registered or recorded in a Party and flying its flag;

8.Waste and scrap resulting from production and consumption conducted in the territory of a Party provided that such goods are fit only for the recovery of raw materials;

9.Used goods collected in the territory of a Party provided that such goods are fit only for the recovery of raw materials;

10.Goods produced in outer space on board a spacecraft provided that the same spacecraft is registered in a Party; and

11.Goods produced or obtained in the territory of a Party solely from goods referred to in Point 1 through 10. of this Article.

Article 5.Value Added Content

For the purposes of thisCircularand product specific rules specified in AppendixIIto thisCircular,the formula for calculating value added content (hereinafter referred to as “VAC”) shall be:

      FOB value - Value of Non-Originating Materials

------------------------------------------------------------------------------- x 100%

                                    FOB value

where the value of non-originating materials shall be:

a)CIF value of the materials at the time of importation to a Party; or

b)The earliest ascertained price paid or payable for non-originating materials in the territory of the Party where the working or processing takes place.

When, in the territory of a Party, the producer of the goods acquires non-originating materials within such Party, the value of such materials shall not include freight, insurance, packing costs and any other costs incidental to the transport of those materials from the location of the supplier to the location of production.

Article 6. Insufficient Working or Processing

1.The following operations undertaken exclusively by themselves or in combination with each other are considered to be insufficient to meet the requirements of Article 3 of this Appendix:

a)Preserving operations to ensure that a product retains its condition during transportation and storage;

b) Freezing or thawing;

c)Packaging and re-packaging;

d)Washing, cleaning, removing dust, oxide, oil, paint or other coverings;

dd) Ironing or pressing of textiles;

e) Coloring, polishing, varnishing, oiling;

g) Husking, partial or total bleaching, polishing and glazing of cereals and rice;

h) Operations to color sugar or form sugar lumps;

i) Peeling and removal of stones and shells from fruits, nuts and vegetables;

k) Simple sharpening, grinding;

l) Cutting;

m) Sifting, screening, sorting, classifying;

n) Placing in bottles, cans, flasks, bags, cases, boxes, fixing on surface and all other simple packaging operations;

o) Affixing or printing marks, labels, logos and other like distinguishing signs on products or their packaging;

p) Simple mixing of products (components) which does not lead to a sufficient difference of product from the original components;

q) Simple assembly of a product or disassembly of products into parts; and

r) Slaughter of animals, sorting of meat.

2. For the purposes of Clause 1 of this Article, “simple” describes activities which do not require special skills or machines, apparatus or equipment especially designed for carrying out such activities.

Article 7. Accumulation of Origin

Without prejudice to Article 3 of this Appendix, the goods or materials originating in a Party, which are used as material in the manufacture of a product in the other Party, shall be considered as originating in such Party where the last operations other than those referred to in Clause 1 Article 6 of this Appendix have been carried out. The origin of such material shall be confirmed by a Certificate of Origin (Form EAV) issued by an authorized body.

Article 8. De Minimis

1. Goods that do not undergo a change in tariff classification pursuant to Appendix II to this Circular are nonetheless considered originating if:

a) the value of all non-originating materials that are used in the production of the goods and do not undergo the required change in tariff classification, does not exceed 10 percent of the FOB value of such goods; and

b) the goods meet all other applicable requirements of this Circular.

2. The value of materials referred to in Point a Clause 1 of this Article shall be included in the value of non-originating materials for any applicable VAC requirement.

Article 9. Direct consignment

1.Preferential tariff treatment in accordance with this Circular shall be granted to originating goods provided that such goods are transported directly from the territory of the exporting Party to the territory of the importing Party.

2.Notwithstanding Clause 1 of this Article, originating goods may be transported through the territory of one or more third countries, provided that:

a)transit through the territory of a third country is justified for geographical reasons or related exclusively to transport requirements;

b)the goods have not entered into trade or consumption there; and

c)the goods have not undergone any operation there other than unloading, reloading, storing or any necessary operation designed to preserve their condition.

3.A declarant shall submit appropriate documentary evidence to the customs authorities of the importing Party confirming that the conditions set out in Clause 2 of this Article have been fulfilled. Such evidence shall be provided to the customs authorities of the importing Party by submission of:

a)the transport documents covering the passage from the territory of a Party to the territory of the other Party containing:

i)an exact description of the goods;

ii)the dates of unloading and reloading of the goods (if the transport documents do not contain the dates of unloading and reloading of the goods, other supporting document containing such information shall be submitted in addition to transport documents); and

iii) where applicable:

- the names of the ships or other means of transport used;

- the containers’ numbers;

- the conditions under which the goods remained in the country of transit in proper condition;

- the marks of the customs authorities of the country of transit;

b) the commercial invoice in respect of the goods.

4. A declarant may submit other supporting documents to prove that the requirements of Clause 2 of this Article are fulfilled.

5. If the transport documents cannot be provided, a document issued by the customs authorities of the country of transit containing all the information referred to in Point a Clause 3 of this Article shall be submitted.

6. If a declarant fails to provide the customs authorities of the importing Party with documentary evidence of direct consignment, preferential tariff treatment shall not be granted.

Article 10. Direct purchase

1.The importing Party shall grant preferential tariff treatment for originating goods in cases where the invoice is issued by a person registered in a third country, provided that such goods meet the requirements of this Circular.

2.Notwithstanding Clause 1 of this Article the importing Party shall not grant preferential tariff treatment in cases where the invoice is issued by a person registered in a third country included in the list of offshore countries to be established in a joint protocol. The respective competent authorities of the Parties shall be entitled to adopt such protocol by mutual consent and shall make it publicly available.

3.Without prejudice to Clause 2 of this Article before the joint protocol referred to in Clause 2 of this Article is adopted, the list of offshore countries or territories specified in Appendix III to this Circular shall apply.

Article 11.Packaging Materials for Retail Sale

1.Packaging materials and containers in which goods are packaged for retail sale, if classified with the goods, shall be disregarded in determining whether all the non-originating materials used in the production of those goods have undergone the applicable change in tariff classification set out in Appendix II to this Circular.

2.Notwithstanding Clause 1 of this Article in determining whether the goods fulfill the VAC requirement, the value of the packaging used for retail sale will be counted as originating or non-originating materials, as the case may be, in calculating the VAC of the goods.

Article 12. Packaging materials forshipment

Packing materials and containers in which goods are packed exclusively for transport shall not be taken into account for the purposes of establishing whether the goods are originating.

Article 13.Accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials

1.In determining whether the goods fulfill the change in tariff classification requirements specified in Appendix II to this Circular, accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials, which are part of the normal equipment and included in its FOB price, or which are not separately invoiced, shall be considered as part of the goods in question and shall not be taken into account in determining whether the goods qualify as originating.

2. Notwithstanding Clause 1 of this Articlein determining whether the goods fulfill the VAC requirement, the value of accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials shall be taken into account as originating materials or non-originating materials, as the case may be, in calculating VAC of the goods.

3.This Clause shall apply only where:

a)accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials presented with the goods are not invoiced separately from such goods; and

b)the quantities and value of accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials presented with the goods are customary for such goods.

Article 14. Sets

Sets, as defined inArticle3 of the General Rules of the interpretation of the Harmonized System, shall be regarded as originating when all component products are originating.Nevertheless, when a set is composed of originating and non-originating products, the set as a whole shall be regarded as originating, provided that the value of the non-originating products does not exceed 15 percent of the FOB value of the set.

Article 15. Indirect materials

In order to determine the origin of goods, the origin of the following indirect materials which might be used in the production of such goods and not be incorporated into such goods shall not be taken into account:

a)fuel and energy;

b)tools, dies and moulds;

c)spare parts and materials used in the maintenance of equipment and buildings;

d)lubricants, greases, compounding materials and other materials used in the production or used to operate equipment and buildings;

dd) gloves, glasses, footwear, clothing, safety equipment;

e)equipment, devices used for testing or inspecting the goods;

g) catalyst and solvent; and

h)any other goods that are not incorporated into such goods but the use of which in the production of such goods can be demonstrated to be a part of that production.

Section II. DOCUMENTARY PROOF OF ORIGIN

Article 16.Claim for preferential tariff treatment

1.For the purposes of obtaining preferential tariff treatment, the declarant shall submit a Certificate of Origin to the customs authorities of the importing Party in accordance with the requirements of this Section.

2.The Certificate of Origin submitted to the customs authorities of the importing Party shall be an original, valid and in conformity with the format as set out in Appendix IV to this Circular.

3.The authorized body of the exporting Party shall ensure that Certificates of Origin are duly completed in accordance with the requirements set out in Appendix IV to thisCircular.

4.The Certificate of Origin shall be valid for a period of 12 months from the date of issuance and must be submitted to the customs authorities of the importing Party within that period but not later than the moment of the submission of the import customs declaration, except in circumstances stipulated in Clause 2 Article 20 of this Appendix.

5.Where the central customs authorities and the authorized bodies of the Parties have developed and implemented the Electronic Origin Certification and Verification System (hereinafter referred to as “EOCVS”) referred to in Article 29 of this Appendix, the customs authorities of the importing Party in accordance with its respective domestic laws and regulations may not require the submission of the original Certificate of Origin if the customs declaration is submitted by electronic means. In this case, the date and number of such Certificate of Origin shall be specified in the customs declaration. Where the customs authorities of the importing Party have a reasonable doubt as to the origin of the goods for which preferential tariff treatment is claimed and/or there is a discrepancy with the information containing in the EOCVS, the customs authorities of the importing Party may require the submission of the original Certificate of Origin.

Article 17. Circumstances when Certificate of Origin is not required

A Certificate of Origin is not required in order to obtain preferential tariff treatment for commercial or non-commercial importation of originating goods where the customs value does not exceed the amount of 200(two hundred)US dollars or the equivalent amount in the importing Party’s currency or such higher amount as such importing Party may establish, provided that the importation does not form part of one or more consignments that may reasonably be considered to have been undertaken or arranged for the purposes of avoiding the submission of the Certificate of Origin.

Article 18. Issuance of Certificate of Origin

1.The producer or exporter of the goods or its authorized representative shall apply to an authorized body of the exporting Party for a Certificate of Origin in writing or by electronic means if applicable.

2.The Certificate of Origin shall be issued by the authorized body of the exporting Party to the producer or exporter of the goods or its authorized representative prior to or at the time of exportation whenever the goods to be exported can be considered originating in a Party within the meaning of this Circular.

3.The Certificate of Origin shall cover the goods under one consignment.

4.Each Certificate of Origin shall bear a unique reference number separately given by the authorized body.

5.If all goods covered by the Certificate of Origin cannot be listed on one page, additional sheets, as set out in Appendix IV to this Agreement, shall be used.

6.The Certificate of Origin (Form EAV) shall be done in hard copy and shall comprise one original and two copies.

7.One copy shall be retained by the authorized body of the exporting Party. The other copy shall be retained by the exporter.

8.Without prejudice to Clause 4 Article 16 of this Appendix, in exceptional cases, where a Certificate of Origin (Form EAV) has not been issued prior to or at the time of exportation it may be issued retroactively and shall be marked “ISSUED RETROACTIVELY”.

9.The submitted original Certificate of Origin shall be retained by the customs authorities of the importing Party except in circumstances stipulated in its respective domestic laws and regulations.

Article 19. Minor discrepancies

1.Where the origin of the goods is not in doubt, the discovery of minor discrepancies between the information in the Certificate of Origin and in the documents submitted to the customs authorities of the importing Party shall not, of themselves, invalidate the Certificate of Origin, if such information in fact corresponds to the goods submitted.

2.For multiple goods declared under the same Certificate of Origin, a problem encountered with one of the goods listed shall not affect or delay the granting of preferential tariff treatment for the remaining goods covered by the Certificate of Origin.

Article 20.Specific cases of issuance ofCertificate of Origin

1. In the event of theft, loss or destruction of a Certificate of Origin, the producer or exporter of the goods or its authorized representative may apply to the authorized body of the exporting Party for a certified duplicate of the original Certificate of Origin, specifying the reasons for such application.The duplicate shall be made on the basis of the previously issued Certificate of Origin and supporting documents. A certified duplicate shall bear the words “DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___DATE ___”. The certified duplicate of a Certificate of Origin shall be valid no longer than 12 months from the date of issuance of the original Certificate of Origin.

2. Due to accidental errors or omissions made in the original Certificate of Origin, the authorized body shall issue the Certificate of Origin in substitution for the original Certificate of Origin. In this instance, the Certificate of Origin shall bear the words: “ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER ___DATE ___”. Such Certificate of Origin shall be valid no longer than 12 months from the date of issuance of the original Certificate of Origin.

Article 21.Alterations inCertificate of Origin

Neither erasures nor superimpositions shall be allowed on the Certificate of Origin. Any alteration shall be made by striking out the erroneous data and printing any additional information required. Such alteration shall be approved by a person authorised to sign the Certificate of Origin and certified by an official seal of the appropriate authorised body.

Article 22.Record-keepingrequirements

1.The producer and/or exporter of the goods shall keep all records and copies of the documents submitted for the issuance of a Certificate of Origin for the period of no less than three years from the date of issuance of the Certificate of Origin.

2.An importer who has been granted preferential tariff treatment must keep the copy of the Certificate of Origin, based on the date when the preferential tariff treatment was granted, for the period of no less than three years.

3.The application for a Certificate of Origin and all documents related to such application shall be retained by the authorized body for the period of no less than three years from the date of issuance of the Certificate of Origin.

Section III. PREFERRENTIAL TARIFF TREATMENT

Article 23.Grantingpreferential tariff treatment

1.Preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA shall be applied to originating goods that satisfy the requirements of this Circular.

2.Customs authorities of the importing Party shall grant preferential tariff treatment to originating goods of the exporting Party provided that:

a)the goods satisfy the origin criteria referred to in Article 3 of this Appendix;

b)the declarant demonstrates compliance with the requirements of this Circular;

c)a valid and duly completed original Certificate of Origin has been submitted in accordance with the requirements of Section II (Documentary Proof of Origin) of this Appendix to the customs authorities of the importing Party. An original Certificate of Origin may not be required to be submitted if the Parties have implemented the EOCVS as stipulated in Clause 5 Article 16 of this Appendix.

3.Notwithstanding Clause 2 of this Article, where the customs authorities of the importing Party have a reasonable doubt as to the origin of the goods for which preferential tariff treatment is claimed and/or to the authenticity of the submitted Certificate of Origin, such customs authorities may suspend or deny the application of preferential tariff treatment to such goods. However, the goods can be released in accordance with the requirements of such Party’s respective domestic laws and regulations.

Article 24.Denial ofpreferential tariff treatment

1.Where the goods do not meet the requirements of this Circular or where the importer or exporter of the goods fails to comply with the requirements of this Circular, the customs authorities of the importing Party may deny preferential tariff treatment and recover unpaid customs duties in accordance with the respective domestic laws and regulations.

2.The customs authorities of the importing Party may deny preferential tariff treatment if:

a)the goods do not meet the requirements of this Circular to be considered as originating in the exporting Party; and/or

b)other requirements of this Circular are not met, including:

- the requirements of Article 9 of this Appendix;

- the requirements of Article 10 of this Appendix;

- the submitted Certificate of Origin has not been duly completed as specified in Appendix IV to this Circular;

c)the verification procedures undertaken under Articles 30 and 31 of this Appendix are unable to establish the origin of the goods or indicate the inconsistency of the origin criteria;

d)the verification authority of the exporting Party has confirmed that the Certificate of Origin had not been issued (i.e. forged) or had been annulled (withdrawn);

dd) the customs authorities of the importing Party receive no reply within a maximum of six months after the date of a verification request made to the verification authority of the exporting Party, or if the response to the request does not contain sufficient information to conclude whether the goods originate in a Party; or

e) the customs authorities of the importing Party within 60 days from the date of dispatch of the notification, stipulated in Clause 2 Article 31 of this Appendix, do not receive a written consent from the verification authority, pursuant to Clause 5 Article 31 of this Appendix, for conducting a verification visit or receive a refusal to conduct such verification visit.

3.Where the importing Party determines through verification procedures that an exporter or producer of the goods has engaged in providing false and/or incomplete information for the purposes of obtaining Certificates of Origin, customs authorities of the importing Party may deny preferential tariff treatment to identical goods covered by the Certificates of Origin issued to that exporter or producer in accordance with its respective domestic laws and regulations.

4.In cases as set out in Point b Clause 2 of this Article and Clause 1 Article 25 of this Appendix, customs authorities of the importing Party are not required to make a verification request, as provided for in Article 30 of this Appendix, to the authorized body for the purposes of making decisions on denial of preferential tariff treatment.

Article 25.Temporary suspension ofpreferential tariff treatment

1.Where a Party has found:

a)systematic fraud regarding claims of preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA in respect of the goods exported or produced by a person of the other Party; or

b)that the other Party systematically and unjustifiably refuses to fulfill obligations under Articles 30 and 31 of this Appendix, such Party may in exceptional circumstances temporarily suspend preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA.

2.Temporary suspension of preferential tariff treatment referred to in Clause 1 of this Article may be applied to the goods concerned:

a)of a person where the importing Party has concluded that such person of the exporting Party has committed systematic fraud regarding claims of preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA;

b)of the person who is subject to verification request or verification visit request referred to in Point b) Clause 1 of this Article.

3.Where the importing Party has concluded that the already suspended preferential tariff treatment in accordance with Point a Clause 2 of this Article had not resulted in cessation of systematic fraud regarding claims of preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA, it may temporarily suspend preferential tariff treatment with regard to identical goods classified in the same tariff lines at 8-10 digit level of the respective domestic nomenclatures of the Parties.

4.For the purposes of this Article:

a)A finding of systematic fraud can be made where a Party has concluded that a person of the other Party has systematically provided false or incorrect information in order to obtain preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA as a result of an investigation based on objective, compelling and verifiable information.

b)Systematic and unjustifiable refusal to fulfill obligations under Article 30 and/or Article 31 of this Appendix means a systematic refusal to verify the originating status of the goods concerned and/or to carry out verification visits as requested by a Party or absence of response to verification and verification visit requests.

c)Identical goods means the goods which are the same in all respects including physical characteristics, quality and reputation.

5.A Party that has made a finding pursuant to Clause 1 or 3 of this Article, shall:

a)notify the other Party and provide the information and evidence upon which the finding was based;

b)engage in consultations with the other Party with a view to achieving a mutually acceptable solution.

6.If the Parties have not achieved a mutually acceptable solution within 30 days of the engagement into consultations pursuant to Point b) Clause 5 of this Article, the Party that has made the finding shall refer the issue to the Joint Committee.

7.. If the Joint Committee has not resolved the issue within 60 days of the referral of such issue to the Joint Committee, the Party which has made the finding may temporarily suspend preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA pursuant to Clauses 2 and 3 of this Article. The Party that has made a decision on temporary suspension shall immediately notify the other Party and the Joint Committee. Temporary suspension shall not apply to the goods which have already been exported on the day that the temporary suspension comes into effect. The day of such exportation shall be the date of a transport document issued by a carrier.

8.Temporary suspension of preferential tariff treatment under the VN - EAEU FTA may be applied until the exporting Party provides convincing evidence of the ability to comply with the requirements of this Circular and ensure the fulfillment of all the requirements of this Circular by producers or exporters of the goods but shall not exceed a period of four months, which may be renewed for no longer than three months.

9.Any suspension and any renewed suspension under this Article shall be subject to periodic consultations of the Parties with a view to resolving the issue.

Section IV. ADMINISTRATIVE COOPERPATION

Article 26. Administrative cooperation language

Any notification or communication under this Section shall be conducted between the Parties through the relevant authorities in the English language.

Article 27. Authorized body and verification authority

As of the effective date of the VN - EAEU FTA, each Government of the Parties shall designate or maintain an authorized body and a verification authority.

Article 28. Notifications

1. Prior to the issuance of any Certificate of Origin under the VN - EAEU FTA by the authorized body, each Party shall provide the other Party, through the Ministry of Industry and Trade of Viet Nam and the Eurasian Economic Commission, respectively, with the names and addresses of each authorized body and verification authority, together with the original and legible specimen impressions of their stamps, sample of the Certificate of Origin to be used and data on the security features of the Certificate of Origin.

2. Viet Nam shall provide the Eurasian Economic Commission with the original information referred to in Clause 1 of this Article in sextuplicate. The Eurasian Economic Commission may request Viet Nam to provide additional sets of such information.

3. Viet Nam and the Eurasian Economic Commission shall publish on the internet the information on the names and addresses of the authorized body and verification authority of each Party.

4. Any change to the information stipulated in this Article shall be notified by the Ministry of Industry and Trade of Viet Nam and the Eurasian Economic Commission in advance and in the same manner.

Article 29.Development and implementation of electronic origin certification and verification system

1.The Parties shall endeavor to implement an EOCVS no later than two years from the date of entry into force of the VN - EAEU FTA.

2.The purpose of the EOCVS is the creation of a web-database that records the details of all Certificates of Origin issued by an authorized body and that is accessible to the customs authorities of the other Party to check the validity and content of any issued Certificate of Origin.

3.The Parties shall establish a working group that shall endeavor to develop and implement an EOCVS.

Article 30. Verification of Origin

1.Where the customs authorities of the importing Party have a reasonable doubt about the authenticity of a Certificate of Origin and/or the compliance of the goods, covered by the Certificate of Origin, with the origin criteria, pursuant to Article 3 of this Appendix, and in the case of a random check, they may send a request to the verification authority or authorized body of the exporting Party to confirm the authenticity of the Certificate of Origin and/or the compliance of the goods with the origin criteria and/or to provide, if requested, documentary evidence from the producer and/or exporter of the goods.

2.All verification requests shall be accompanied by sufficient information to identify the concerned goods. A request to the verification authority of the exporting Party shall be accompanied by a copy of the Certificate of Origin and shall specify the circumstances and reasons for the request.

3.The recipient of a request under Clause 1 of this Article shall respond to the requesting customs authorities of the importing Party within six months after the date of such verification request.

4.In response to a request under Clause 1 of this Article, verification authority of the exporting Party shall clearly indicate whether the Certificate of Origin is authentic and/or whether the goods can be considered as originating in such Party including by providing requested documentary evidence received from the producer and/or exporter of the goods.Before the response to the verification request, Clause 3 Article 23 of this Appendix may be applied. The customs duties paid shall be refunded if the received results of the verification process confirm and clearly indicate that the goods qualify as originating and all other requirements of this Circular are met.

Article 31. Verificationvisit

1. If the customs authorities of the importing Party are not satisfied with the outcome of the verification referred to in Article 30 of this Appendix, they may, under exceptional circumstances, request verification visits to the exporting Party to review the records referred to in Article 22 of this Appendix and/or observe the facilities used in the production of the goods.

2. Prior to conducting a verification visit pursuant toClause1 of this Article,the customs authorities of the importing Party shall deliver a written notification of their intention to conduct the verification visit to the verification authority of the Party in the territory of which the verification visit is to occur.

3. The written notification referred to inClause2 of this Article shall be as comprehensive as possible and shall include, inter alia:

a)the name of the customs authorities of the Party issuing the notification;

b)the names of the producer and/or exporter of the goods whose premises are to be visited;

c)the proposed date of the verification visit;

d)the coverage of the proposed verification visit, including reference to the goods subject to the verification and to the doubts regarding their origin; and

e)the names and designation of the officials performing the verification visit.

4. Verification authority shall send the verification request to the producer and/or exporter of the goods whose premises are to be visited and transfer its written consent to the requesting Party within 60 days from the date of dispatch of the notification pursuant toClause2 of this Article.

5. Where a written consent from the verification authority is not obtained within 60 days from the date of dispatch of the notification pursuant toClause2 of this Article or the notifying Party receives a refusal to conduct such a verification visit, the notifying Party shall deny preferential tariff treatment to the goods referred to in the Certificate(s) of Origin that would have been subject to the verification visit.

6. Any verification visit shall be launched within 60 days from the date of the receipt of written consent and finished within a reasonable period of time.

7. The authority conducting the verification visit shall, within a maximum period of 90 days from the first day the verification visit was conducted, provide the producer and/or exporter of the goods, whose goods and premises are subject to such verification, and the verification authority of the exporting Party with a written determination of the outcomes of the verification visit.

8. The verification visit including the actual visit and determination of whether the concerned goods are originating or not shall be carried out and its results sent to the authorised body within a maximum of 210 days. Before the results of the verification visit are available, Clause3 Article 23 of the VN - EAEU FTA may be applied.

9. Any suspended or denied preferential tariff treatment shall be reinstated upon the written determination that the goods qualify as originating and the certain origin criteria under the VN - EAEU FTA are fulfilled.

10. Verification team must be formed by the central customs authority of the importing Party in accordance with the respective domestic laws and regulations.

11. The verification authority or the authorised body of the exporting Party shall assist in the verification visit conducted by the customs authorities of the importing Party.

12. The producer and/or exporter of the goods who has given consent for verification visit, shall assist in its implementation, provide access to the premises, financial (accounting) and production documents related to the subject of the verification visit and shall provide any additional information and/or documents, if so requested.

13. If there are obstacles by the authorities or entities of the inspected Party during the verification visit, which result in the absence of possibility to conduct the verification visit, the importing Party has the right to deny preferential tariff treatment to the concerned goods.

14. All costs relating to the conducting of the verification visit shall be borne by the importing Party.

Article 32. Confidentiality

All information provided pursuant to thisAppendixshall be treated by the Parties as confidential in accordance with their respective domestic laws and regulations.It shall not be disclosed without the permission of the person or authority of the Party providing it.

Article 33.Penalties or other measures against fraudulent acts

Each Party shall provide for criminal or administrative penalties for violations of its respective laws and regulations related to thisAppendix.

Article 34.Sub-Committee on Rules of Origin

1. For the purposes of effective implementation and operation of thisAppendix, the Parties hereby establish a Sub-Committee on Rules of Origin (hereinafter referred to as “the ROO Sub-Committee”).

2. The ROO Sub-Committee shall have the following functions:

a)Reviewing and making appropriate recommendations to the Joint Committee and the Goods Committee on:

i.Transposition of AppendixIIto thisCircularthat is in the nomenclature of the revised HS following periodic amendments of the HS. Such transposition shall be carried out without impairing the existing commitments and shall be completed in a timely manner;

ii.Implementation and operation of thisAppendix,including proposals for establishing implementing arrangements;

iii. Failure to fulfil the obligations by the Parties, as determined in this Section;

iv. Technical amendments tothe VN - EAEU FTA;

v.Amendments to Appendix II to this Circular;

vi. Disputes arising between the Parties during the implementation of the VN - EAEU FTA;and

vii. Any amendment to the provisions and to AppendixesIII, IV, V ofthe VN - EAEU FTA.

b)Considering any other matter proposed by a Party relating to thisAppendix;

c)Reporting the findings of the ROO Sub-Committee to the Goods Committee; and

d)Performing other functions as may be delegated by the Joint Committee pursuant to Article1.5 ofthe VN - EAEU FTA.

3. The ROO Sub-Committee shall be composed of the representatives of the Parties and may invite representatives of other entities of the Parties with necessary expertise relevant to the issues to be discussed upon mutual agreement of the Parties.

4. The ROO Sub-Committee shall meet at such time and venue as may be agreed by the Parties but not less than once a year.

5. A provisional agenda for each meeting shall be forwarded to the Parties, as a general rule, no later than one month before the meeting.

SECTION V. TRANSITIONAL PROVISIONS

Article 35. Goods intransportationorstorage

Originating goods which have been in transportation from the exporting Party to the importing Party, or which have been in temporary storage in a bonded area in the importing Party for a period not exceeding one year before the entry into force of the VN - EAEU FTA, shall be granted preferential tariff treatment if they are imported into the importing Party on or after the date of entry into force of the VN - EAEU FTA, subject to the submission of a Certificate of Origin issued retroactively to the customs authorities of the importing Party and subject to the respective domestic laws and regulations or administrative practices of the importing Party.

 


APPENDIX II

 PRODUCT SPECIFIC RULES
(Attached to the Circular No. 21/2016/TT-BCT dated September 20, 2016 by Ministry of Industry and Trade providing for the implementation of Rules of origin provided for in the Free Trade Agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union)

General notes

For the purposes of thisAppendix:

1. The first column of the listofproduct specific rules(hereinafter referred to as “PSR”)contains chapters, headings or subheadings and the second column sets out descriptions of the products. Goods in this list are determined solely by the HS codes of the goods. The names of the goods are used only for convenience.

“Chapter” means a chapter of the Harmonized System (2 digits);

“Heading” means a heading of the Harmonized System (4 digits);

“Subheading” means a subheading of the Harmonized System (6 digits);

“CTC” means change in tariff classification at HS 2, 4 or 6-digit level (CC, CTH, CTSH);

“WO” means that the good must be wholly produced or obtained entirely in a Party in accordance with Article 4of Appendix I tothisCircular;

“CC” means that all non-originating materials used in the production of the final goods have undergone a change in tariff classification at HS 2-digit level (change in Chapter);

“CTH” means that all non-originating materials used in the production of the final goods have undergone a change in tariff classification at the HS 4-digit level (change in Heading);

“CTSH” means that all non-originating materials used in the production of the final goods have undergone a change in tariff classification at the HS 6-digit level (change in Subheading);

“VAC(Х)%” means that value added content which is calculated using the formula set out in Article 5 ofAppendix I tothisCircular,is not less than(X)percent(%)and process of production of final goods has been performed in a Party;

“CTC + VAC(Х)%” means the requirement to change the tariff classification provided that value added content which is calculated using the formula set out in Article 5 ofAppendix 1, is not less than(X)percent and process of production of final goods has been performed in a Party;

“CTC or VAC(X)%” means either the requirement to change the tariff classification or the value added content which is calculated using the formula set out in Article 5 ofAppendix I to this Circularof not less than(X)percent(%)and process of production of final goods has been performed in a Party.

2. The requirement of a change in tariff classification shall apply only to non- originating materials.

3. The origin criteria specified in the third column of the listof PSRset the minimum requirements for production operations.A greater value added content of production operation made beyond the minimum requirement shall also confer originating status.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 21/2016/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường