Quyết định 1361/2000/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc công bố Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Danh mục giấy phép kinh doanh trong hoạt động thương mại
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1361/2000/QĐ-BTM
Cơ quan ban hành: | Bộ Thương mại |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1361/2000/QĐ-BTM |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 29/09/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1361/2000/QĐ-BTM
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1361/2000/QĐ-BTM
NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2000 CÔNG BỐ DANH MỤC NGÀNH,
NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ DANH MỤC GIẤY PHÉP
KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 95/CP ngày 04/12/1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay tập hợp và công bố kèm theo Quyết định này các Danh mục sau:
1. Danh mục các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh tương ứng.
2. Danh mục các ngành nghề, mặt hàng cấp giấy phép kinh doanh và điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp và thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
I. DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, MẶT HÀNG KINH DOANH
CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TƯƠNG ỨNG
(Ban hành kèm theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Thương mại
số 1361/2000/QĐ-BTM ngày 29/9/2000)
A. DANH MỤC
Số TT |
Tên ngành nghề, mặt hàng kinh doanh |
Cơ sở pháp lý |
Điều kiện kinh doanh |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Kinh doanh đá quý |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 17/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng đá quý. |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng đá quý 2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: a. Phải có cửa hàng hoặc trung tâm kinh doanh đá quý b. Phải có các phương tiện đo lường (như cân, cặp đo kích thước...) được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường kiểm tra xác nhận. 3. Phải có cán bộ, thợ chuyên môn về đá quý đã qua trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học hoặc đã làm việc trong lĩnh vực đá quý từ 3 năm trở lên. |
2 |
Kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 - Thông tư của Bộ Thương mại số 16/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn về điều kiện mua bán, vận chuyển thực phẩm tươi sống và chế biến. |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mua bán hoặc làm dịch vụ vận chuyển thực phẩm tươi sống và chế biến. 2. Về địa điểm kinh doanh: a. Có địa điểm kinh doanh ổn định, phù hợp với sự sắp xếp của địa phương về kinh doanh thực phẩm. b. Phải xa khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi, và bệnh viện ít nhất 50 mét. c. Phải có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. d. Phải có thùng, sọt có nắp đậy kín để dựng rác, chất thải. 3. Người chế biến và người bán không được mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế, phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ 12 tháng/1lần. 4. Đối với việc vận chuyển thực phẩm phải có phương tiện đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng sản phẩm trong khi vận chuyển. |
3 |
Kinh daonh dịch vụ cầm cố |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 13/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm cố |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh daonh dịch vụ cầm cố 2. Có cửa hàng, cửa hiệu cố định, địa chỉ rõ ràng; có kho cất giữ, bảo quản hàng hoá, tài sản cầm đồ đảm bảo an toàn, chống được hư hỏng, mất mát trong thời gian cầm giữ.
|
4 |
Kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 18/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề ăn uống. 2. Về địa điểm kinh doanh: a. Có địa điểm kinh doanh cố định. b. Phải xa khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi, chất độc hại ít nhất 100 mét. 3. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Theo quy định tại các Phụ lục 1 và 2 của Thông tư số 18/1999/TT-BTM.
|
B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1. Thương nhân kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng thuộc danh mục này không cần phải xin giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Thương nhân phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định trước khi hoạt động kinh doanh và trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
II. DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, MẶT HÀNG CẤP GIẤY PHÉP KINH
DOANH VÀ
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 1361/2000/QĐ-BTM ngày 29/9/2000)
A. DANH MỤC
Số TT |
Tên ngành nghề mặt hàng kinh doanh |
Cơ sở pháp lý |
Điều kiện kinh doanh |
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép |
Thủ tục |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
Kinh doanh rượu |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 12/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng rượu 2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng |
Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
1. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu (theo mẫu tại TT 12) - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Bản kê các loại rượu kinh doanh. 2. Thời hạn xem xét cấp giấy phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. |
2 |
Kinh doanh thuốc lá |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 30/1999/TT-BTM ngày 09/9/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước. |
1. Kinh doanh bán buôn thuốc lá: - Thương nhân là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thuốc lá. - Có khả năng tài chính để kinh doanh thuốc lá và tình hình tài chính lành mạnh. - Có hệ thống phân phối, tiêu thụ thuốc lá ổn định trên địa bàn kinh doanh. 2. Kinh doanh bán lẻ thuốc lá: - Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thuốc lá. - Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng. |
1. Bộ Thương mại và Sở Thương mại (được Bộ Thương mại uỷ quyền) cấp giấy phép cho thương nhân mua thuốc lá từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá để tổ chức lưu thông thuốc lá trên các địa bàn. 2. Sở Thương mại cấp giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc lá cho thương nhân kinh doanh thuốc lá trong tỉnh, TP. |
1. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá (theo mẫu tại TT30/1999/TT-BTM). - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Phương án kinh doanh thuốc lá (nếu kinh doanh bán buôn). 2. Thời hạn xem xét cấp giấy phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. |
3 |
Kinh doanh xăng dầu |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng xăng dầu. |
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xăng dầu (kinh doanh bán buôn, kho, cảng xăng dầu phải thành lập doanh nghiệp). 2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: - Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải có thiết kế theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530: 1998 và các quy định liên quan. - Địa điểm kinh doanh: + Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền phải có giấy phép xây dựng. + Địa điểm xây dựng kho, cảng xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch. - Có đủ dụng cụ đo lường được cơ quan quản lý về TCĐLCL kiểm định. 3. Về cán bộ, nhân viên: - Sử dụng thành thạo phương tiện PCCC. - Có sức khoẻ tốt. 4. Về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ: - Có báo cáo tác động môi trường; đối với kho cảng xăng dầu còn phải có thiết bị chống và ứng cứu sự cố dầu tràn do Sở KH-CN và MT kiểm tra xác nhận. - Có đủ thiết bị phòng chống cháy nổ (theo Phụ lục 1, 2 Thông tư 14/1999/TT-BTM). - Có phương án phòng chống cháy nổ được cơ quan PCCC kiểm tra, xác nhận. |
Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. |
1. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theo mẫu tại TT14/1999/TT-BTM). - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Văn bản về địa điểm kinh doanh: Giấy phép xây dựng (đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu) hoặc văn bản chấp thuận của UBND tỉnh (đối với kho, cảng xăng dầu). - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận PCCC và vệ sinh môi trường. 2. Thời hạn xem xét cấp giấy phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. |
4 |
Kinh doanh khí đốt hoá lỏng (LPG) |
- Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999. - Thông tư của Bộ Thương mại số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng Khí đốt hoá lỏng (LPG). |
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng khí đốt hoá lỏng (LPG). 2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: - Cửa hàng kinh doanh LPC phải có thiết kế theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 và TCVN 6223:1996 (Phụ lục 2 của TT 15/1999/TT-BTM) 3. Về cán bộ, nhân viên: - Sử dụng thành thạo phương tiện PCCC. - Có sức khoẻ tốt. 4. Về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ - Có đủ thiết bị phòng chống cháy nổ theo TCVN 6223:1996 (Phụ lục 1 Thông tư 15/1999/TT-BTM) được cơ quan PCCC kiểm tra, xác nhận. |
Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
1. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG (theo mẫu tại TT15). - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. 2. Thời hạn xem xét cấp giấy phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. |
B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1. Các mặt hàng thuốc lá, rượu theo quy định của Luật thương mại, Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP, Nghị quyết của Chính phủ số 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 là mặt hàng hạn chế kinh doanh, Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Do đó việc cấp giấy phép kinh doanh được giới hạn về số lượng và đối tượng kinh doanh, căn cứ vào các yêu cầu sau:
a. Điều kiện kinh doanh quy định tại mục 4 của danh mục trên.
b. Yêu cầu quản lý của Nhà nước và quy hoạch của địa phương về kinh doanh các mặt hàng này trong từng thời kỳ.
2. Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các mặt hàng trên là 3 năm kể từ ngày cấp (theo quy định tại văn bản của Bộ Thương mại số 5603/TM-CSTNTN ngày 09/11/1999).
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây