Thông tư liên tịch 88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho Đề án Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Chu Tuấn Cáp; Lê Thị Băng Tâm; Lê Vũ Hùng |
Ngày ban hành: | 06/11/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG
THÔNG TƯ
CỦA LIÊN
TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
BỘ NGOẠI GIAO SỐ 88/2001/TTLT/ BTC- BGD&ĐT-BNG
NGÀY 6 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ
CẤP PHÁT NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH
CHO ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở CÁC
CƠ SỞ ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI"
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án " Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng Ngân sách Nhà nước".
Căn cứ Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện việc quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học,kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài " như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng đào tạo:
Trong Thông tư này đối tượng đào tạo theo đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo nước ngoài " được hiểu là tất cả các đối tượng đào tạo được nêu tại điểm 2a Điều 1 của Quyết định 322/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Lưu học sinh), cụ thể bao gồm:
Cán bộ khoa học, kỹ thuật, các nhà giáo, cán bộ quản lý khoa học, kỹ thuật đang công tác tại các trường đại học, các viện nghiện cứu khoa học, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các trung tâm công nghệ cao, cán bộ khoa học kỹ thuật đang trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tham gia hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội, học sinh, sinh viên giỏi có tài năng, có phẩm chất đạo đức tốt, theo các độ tuổi: dưới 40 tuổi đối với đào tạo trình độ tiến sĩ, dưới 35 tuổi đối với đào tạo thạc sĩ, dưới 50 tuổi đối với thực tập, khảo sát khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, dưới 22 tuổi đối với đào tạo trình độ đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn và gửi đi đào tạo tại các cơ sở nước ngoài.
2. Chi phí cho đề án đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước bao gồm :
2.1 Chi phí cho cơ sở đào tạo và lưu học sinh:
a/ Đối với hình thức đào tạo ở nước ngoài: Ngân sách nhà nước đài thọ toàn bộ.
b/ Đối với hình thức đào tạo ở cơ sở đào tạo nước ngoài nhưng đặt tại Việt Nam: Ngân sách nhà nước đài thọ phần chi phí phải trả cho cơ sở đào tạo, Lưu học sinh được hưởng mức hỗ trợ cho học tập theo qui định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
c/ Đối với hình thức đào tạo hỗn hợp: Ngân sách nhà nước đài thọ theo thoả thuận cụ thể của hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng đào tạo cụ thể.
d/ Đối với hình thức đào tạo phối hợp (hình thức đào tạo sandwich - tức là Lưu học sinh học tập tại Việt Nam một thời gian nhất định và phần thời gian còn lại Lưu học sinh học tập tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài): Ngân sách nhà nước đài thọ toàn bộ hoặc một phần theo thoả thuận của hiệp định hoặc hợp đồng đào tạo cụ thể.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cử nhân sự đi đào tạo cần ghi rõ về thời gian đào tạo, cấp bậc đào tạo, hình thức đào tạo và phương thức đài thọ chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước để có căn cứ cấp phát cho đối tượng được cử đi đào tạo.
2.2 Các chi phí khác:
- Phí dịch vụ trả cho tổ chức dịch vụ theo hợp đồng ( nếu có)
- Chi phí bồi dưỡng ngoại ngữ trong nước cho các cán bộ khoa học kỹ thuật được cử đi học.
- Chi phí tổ chức tuyển chọn, chi đoàn ra, đoàn vào và chi phí văn phòng có liên quan đến đề án...
3. Trách nhiệm của các cơ quan :
3.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận và quản lý kinh phí do Nhà nước cấp phát (cả nội tệ và ngoại tệ) của đề án và thực hiện chi trả cho các đối tượng qui định tại mục 1, 2 phần I Thông tư này. Việc quản lý, lập dự toán, quyết toán kinh phí thuộc Đề án được thực hiện theo chế độ hiện hành.
3.2 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (kể cả những nơi đã có cán bộ chuyên trách của Bộ giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác quản lý Lưu học sinh theo quy định hiện hành và trong trường hợp được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền, tiến hành kí kết hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo nước ngoài, tiếp nhận kinh phí đào tạo, thực hiện thanh toán cho cơ sở đào tạo và cấp phát sinh hoạt phí cho Lưu học sinh; báo cáo thanh, quyết toán với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3 Bộ Tài chính thực hiện việc cấp phát kinh phí đào tạo cho Lưu học sinh (kể cả nội tệ và ngoại tệ) theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền theo dự toán kinh phí chi đào tạo đề án của quí/năm đồng thời có trách nhiệm kiểm tra quyết toán các khoản chi của đề án, và kiến nghị những biện pháp xử lý cần thiết đối với các trường hợp chi trả sai đối tượng hoặc vượt quá qui định của thông tư này.
4. Trách nhiệm của Lưu học sinh:
4.1 Hết năm học và khi kết thúc khoá học, Lưu học sinh phải gửi báo cáo kết quả học tập (có xác nhận của nhà trường và cơ quan đại diệnViệt Nam tại nước sở tại) cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc gửi thẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác Chính trị ) nếu ở nước sở tại không có cơ quan đại diện Việt Nam.
Nếu Lưu học sinh không thực hiện đúng cam kết theo qui định của nhà trường và bị kéo dài thời gian học tập so với quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Lưu học sinh phải chịu mọi chi phí đào tạo cho đến khi nhận được bằng tốt nghiệp, Ngân sách nhà nước không đài thọ chi phí đào tạo cho thời gian kéo dài .
Trường hợp đặc biệt vì lí do khách quan dẫn tới thời gian học tập cần được kéo dài, Lưu học sinh phải có đơn trình bày gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (có xác nhận của nhà trường và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại) để xem xét và quyết định. Trường hợp Lưu học sinh được phép kéo dài thời gian học tập thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định bổ sung và thông báo cho Bộ Tài chính và cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để có căn cứ cấp phát và quản lý .
4.2 Những Lưu học sinh đã được đào tạo xong nhưng không chịu về nước hoặc về nước nhưng không nhận công tác theo sự phân công của Nhà nước thì phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo. Việc bồi hoàn chi phí đào tạo được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 75/2000/TTLB/BTC-GDDT ngày 20/07/2000 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Những khoản thu được từ Lưu học sinh: tiền bồi hoàn do Lưu học sinh tự ý ở lại nước ngoài, thu lại khoản tiền do ngân sách nhà nước đài thọ, phải nộp vào quĩ tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu như khoản thu này phát sinh tại nước ngoài) hoặc nộp vào Ngân sách nhà nước (nếu như khoản thu này phát sinh tại Việt Nam).
II. QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, tiền vé máy bay khi đi và về nước cho Lưu học sinh. Cụ thể là:
1.1. Học phí: là khoản kinh phí phải thanh toán cho cơ sở đào tạo nước ngoài được xác định trên cơ sở:
a / Mức học phí được thoả thuận trong hợp đồng ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc cá nhân Lưu học sinh (có xác nhận của Đại diệnViệt Nam ở nước sở tại) với cơ sở đào tạo nước ngoài.
b/ Mức học phí được các cơ sở đào tạo thông báo trong giấy báo tiếp nhận đối với Lưu học sinh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
1.2 Sinh hoạt phí của Lưu học sinh được tính toán để bảo đảm nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt của Lưu học sinh (bao gồm tiền ăn, ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập). Lưu học sinh được hưởng mức sinh hoạt phí qui định tại phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp giá sinh hoạt tại nước có Lưu học sinh đang theo học có sự tăng nhanh, ảnh hưởng tới đời sống của người Việt Nam đang công tác và học tập tại đó thì việc xem xét điều chỉnh sinh hoạt phí cho Lưu học sinh được thực hiện đồng thời với việc xem xét điều chỉnh sinh hoạt phí cho cán bộ cơ quan đại diệnViệt nam ở nước ngoài .
Tiền sinh hoạt phí được cấp cho Lưu học sinh 06 tháng 1 lần tính từ thời điểm Lưu học sinh nhập học (có xác nhận của cơ sở đào tạo hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại).
Đối với Lưu học sinh đào tạo ở nước ngoài, trước khi lên đường đi học sẽ được cấp tạm ứng 03 tháng sinh hoạt phí đầu tiên.
1.3. Bảo hiểm y tế: Mức bảo hiểm y tế đối với Lưu học sinh được cấp theo mức bảo hiểm y tế tối thiểu áp dụng chung cho Lưu học sinh học nước ngoài ở nước sở tại.
1.4. Tiền vé máy bay khi đến nhập học và khi về nước:
a/ Vé máy bay lúc đi được cấp theo giấy báo giá của Quầy ngân sách của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam hoặc giấy báo giá của Hãng hàng không nước ngoài có giá thấp hơn Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
b/ Vé máy bay lúc về nước được cấp thanh toán theo hình thức PTA thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, hoặc cấp trực tiếp cho Lưu học sinh. Trong trường hợp Lưu học sinh tự mua vé lượt về thì khi về nước sẽ thanh toán hoàn trả trực tiếp cho Lưu học sinh theo hoá đơn thu tiền và cuống vé máy bay, nhưng tối đa chỉ bằng mức gửi vé PTA tại Việt Nam cho hạng thường (hạng Economy) và tuyến bay trực tiếp ngắn nhất.
1.5 Chi phí đi đường (để bù đắp các khoản lệ phí sân bay Việt Nam và thuê phương tiện từ sân bay về nơi ở) được cấp một lần với mức khoán: 100 USD/ một lần/ người.
2. Mức chi phí đào tạo toàn phần theo hợp đồng trọn gói (bao gồm học phí và sinh hoạt phí của Lưu học sinh) do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan đại diện Việt nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền kí hợp đồng với cơ sở đào tạo nước ngoài, hoặc thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài (được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận) được thanh toán theo hợp đồng đào tạo trọn gói đã kí với cơ sở đào tạo nước ngoài nhưng không vượt quá mức chi phí đào tạo toàn phần (bao gồm tiền học phí do nhà trường qui định và mức sinh hoạt phí của Lưu học sinh qui định tại phụ lục 1).
3. Thủ tục cấp phát:
3.1 Việc quản lí tài chính từ khâu lập dự toán, cấp phát và quyết toán các khoản chi thuộc đề án thực hiện theo các qui định tài chính hiện hành
3.2 Hàng quí /năm, Bộ Giáo dục và đào tạo gửi cho Bộ Tài chính dự toán chi Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo nước ngoài " kèm những tài liệu sau đây:
Danh sách những người trúng tuyển được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Bảng danh sách cần ghi rõ: nước đến học, bậc học, thời gian học (thời điểm nhập học và thời gian toàn khoá học).
Dự toán này cần thể hiện rõ:
- Số tiền trả học phí/trường/nước.
- Số tiền trả sinh hoạt phí/tháng/Lưu học sinh/nước.
- Số tiền trả bảo hiểm y tế/Lưu học sinh/nước.
- Tiền vé máy bay/Lưu học sinh/nước. (theo qui định tại mục 1.4 phần II Thông tư này)
- Tên Ngân hàng, số tài khoản, tên và địa chỉ của người thụ hưởng,
4. Loại tiền cấp phát:
4.1 Chi trong nước: bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ (trong trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam được phép thu ngoại tệ) .
4.2 Chi ngoài nước : bằng đôla Mỹ (USD), hoặc đồng tiền của nước sở tại tuỳ thuộc quy chế ngoại hối của nước sở tại .
5. Hình thức cấp phát:
5.1 Căn cứ vào dự toán đào tạo ngoài nước của đề án, Bộ Tài chính cấp một khoản ngoại tệ ban đầu (mức trần) vào tài khoản đặc biệt của Bộ Giáo dục và đào tạo mở tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Mức trần sẽ được điều chỉnh phù hợp với tiến độ giải ngân thực tế .
5.2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giải ngân tài khoản đặc biệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rõ về việc chuyển tiền thanh toán tiền học phí, tiền sinh hoạt phí, tiền vé máy bay, tiền bảo hiểm cho Lưu học sinh đang học ở nước ngoài và tài khoản của cá nhân, đơn vị được thụ hưởng.
5.3 Cuối mỗi quí hoặc khi số dư tài khoản đặc biệt bằng 50% mức trần(tuỳ thuộc vào thời điểm nào đến trước), Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các chứng từ đã chi thanh toán cho Lưu học sinh và đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra cấp bổ sung số tiền đã chi hợp lệ.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các trường hợp Lưu học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Tài chính tạm ứng mức sinh hoạt phí phát sinh sau khi có quyết định số 322 /QĐ-TTg ngày 19/4/2001 và quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ thì được điều chỉnh theo mức sinh hoạt phí đã được qui định tại mục 1 phần II Thông tư này .
2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc của Lưu học sinh có liên quan đến vấn đề kinh phí đề nghị phản ảnh về Bộ Giáo dục và đào tạo và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính để giải quyết.
PHỤ LỤC 1:
(kèm theo Thông
tư Liên tịch số
88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG
ngày 6/11/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Ngoại giao)
MỨC SINH HOẠT PHÍ
Nước học |
USD/người/tháng |
VNĐ/người/tháng |
Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản |
780 |
|
Đức, Pháp , Hà lan , Bỉ , Bắc Âu |
630 |
|
úc, Niu - di - lân |
500 |
|
Nga, Đông Âu, Thái Lan |
250 |
|
Trung Quốc |
300 |
|
Việt nam |
|
500.000,00 |
Ghi chú: Đối với Lưu học sinh là công chức được cử đi học ngoài mức sinh hoạt phí vẫn được hưởng lương theo chế độ hiện hành.
THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING - THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIR |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 88/2001/TTLT-BTC-BGDDT-BNG |
Hanoi, November 06, 2001 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE MANAGEMENT AND ALLOCATION OF THE STATE BUDGET FUNDING FOR THE SCHEME ON "TRAINING OF SCIENTIFIC AND TECHNICAL CADRES AT FOREIGN TRAINING ESTABLISHMENTS"
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 322/QD-TTg of April 19, 2000 approving the Scheme on "State budget-funded training of scientific and technical cadres at foreign establishments."
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 77/2001/QD-TTg of May 14, 2001 on the expenditures for the State budget-funded training of scientific and technical cadres at foreign establishments.
The Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry for Foreign Affairs hereby jointly guide the management and allocation of the State budget funding for the Scheme on "Training of scientific and technical cadres at foreign establishments" as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Trainees:
In this Circular the trainees under the Scheme on "Training of scientific and technical cadres at foreign training establishments" are understood as all trainees stated at Point 2a, Article 1 of Decision No. 322/QD-TTg (hereinafter called foreign-trained students). Specifically, they include:
Scientific and technical cadres, teachers, scientific and technical managers working at universities, scientific research institutes, key national laboratories, high-tech centers, scientific and technical cadres personally directing production and business or participating in making socio-economic development policies, excellent and talented pupils and students having good moral qualities, who fall in the following age groups: under 40 years of age for doctoral training, under 35 years of age for masters training, under 50 years of age for scientific practices and surveys to raise the professional level, under 22 years of age for undergraduate training, who are selected and sent by the Ministry of Education and Training for training at foreign establishments.
2. Expenditures for the Scheme on State budget-funded training of scientific and technical workers at foreign establishments consist of:
2.1. Expenditures for training establishments and foreign-trained students:
a/ For the form of overseas training: To be wholly covered by the State budget.
b/ For the form of training at Vietnam-based foreign establishments: Part of the expenses paid to the training establishments shall be covered by the State budget; foreign-trained students shall enjoy a study support allowance as prescribed in Appendix 1 attached to this Circular.
c/ For the form of mixed training: The expenses shall be covered by the State budget under specific arrangements of government treaties or specific training contracts.
d/ For the form of coordinated training (sandwich training, i.e., foreign-trained students study in Vietnam for a definite time and at overseas training establishments for the remaining duration): The expenses shall be covered wholly or partly by the State budget under arrangements of treaties or specific training contracts.
Decisions of the Minister of Education and Training on sending people for training should clearly state the training duration, training level, training form and mode of funding of the training with the State budget, serving as basis for making financial allocations to these people.
2.2. Other expenses:
- Service charges paid to the service organizations according to contracts (if any)
- Expenses for improving foreign language skills of nominated scientific and technical cadres in Vietnam
- Expenses for selection organization, outbound delegations, inbound delegations, and office expenses related to the scheme…
3. Responsibilities of the agencies:
3.1. The Ministry of Education and Training shall be responsible for selecting students, receiving and managing fundings allocated by the State (both domestic and foreign currencies) for the Scheme and effecting the payment to the subjects specified in Sections 1 and 2, Part I of this Circular. The management, estimation and final settlement of fundings under the Scheme shall comply with the current regime.
3.2. Overseas Vietnamese representations (including those which have full-time officials of the Ministry of Education and Training) shall coordinate with the Ministry of Education and Training in performing the management of foreign-trained students according to current regulations; in cases where they are authorized by the Ministry of Education and Training, they shall sign training contracts with foreign training establishments, receive training fundings, make payment to the training establishments and grant subsistence allowances to foreign-trained students; making payment and final settlement reports to the Ministry of Education and Training.
3.3. The Ministry of Finance shall allocate training fundings to foreign-trained students (both in domestic and foreign currencies) at the request of the Ministry of Education and Training. The allocation shall take the form of payment orders according to quarterly and annual funding estimates of the training Scheme. The Finance Ministry shall also have the responsibility to check the final settlements of the Scheme’s expenditures and propose necessary measures to handle cases where payments were made to wrong subjects or in excess of the levels set by this Circular.
4. Responsibilities of foreign-trained students:
4.1. At the end of each academic year and upon the completion of training courses finish, foreign-trained students must send reports on their study results (with certifications by the schools and the Vietnamese representations in the host countries) to the Ministry of Education and Training, or directly to the Ministry of Education and Training (the Political Affairs Department) if there are no Vietnamese representations in the host countries.
If foreign-trained students fail to fulfill their commitments according to the regulations of their schools, thus have their study time prolonged as compared to the decisions of the Ministry of Education and Training, they shall have to bear all training expenses till they receive the graduation diplomas; the training expenses for the prolonged time shall not be covered by the State budget.
In special cases where the study duration is prolonged for objective reasons, foreign-trained students must send explanation letters to the Minister of Education and Training (with certifications by their schools and the Vietnamese representations in the host countries) for consideration and decision. Where foreign-trained students are permitted to prolong their study duration, the Minister of Education and Training shall make additional decisions and notify them to the Ministry of Finance and the Vietnamese representations as basis for financial allocation and management.
4.2. Foreign-trained students who have completed their training but do not return home or refuse to take jobs assigned by the State after returning home, shall have to refund all training expenses. The refunding of training expenses shall comply with Joint Circular No. 75/2000/TTLB/BTC-GDDT of July 20, 2000 of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training.
5. Amounts recovered from foreign-trained students: Amounts refunded by foreign-trained students who stay on abroad on their own, and retained amounts covered by the State budget must be paid into the funds for temporary custody of the State budget at overseas Vietnamese representations (if these amounts arise abroad) or paid into the State budget (if they arise in Vietnam).
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. Expenses for the training of scientific and technical cadres at foreign establishments include: tuition, subsistence allowances, medical insurance and return airfares for foreign-trained students. Specifically:
1.1. Tuition: is the amount payable to the foreign training establishment, determined on the basis of:
a/ The tuition level as agreed upon in the contracts signed between the Ministry of Education and Training or individual foreign-trained students (with certification by the Vietnamese representations in the host countries) and the foreign training establishments.
b/ The tuition level notified by the training establishments in the admission notices to foreign-trained students and approved by the Ministry of Education and Training.
1.2. Subsistence allowances of students shall be calculated to ensure minimum daily-life needs of foreign-trained students (covering accommodation and meal expenses, daily travelling expenses, expenses for learning documents and aids). Students shall enjoy subsistence allowance levels as specified in Appendix 1 attached to this Circular.
If the cost of living in a country where foreign-trained students are studying is rocketing, thus affecting the life of Vietnamese working and studying there, the foreign-trained students’ subsistence allowances shall be considered and adjusted at the same time with those of officials of the overseas Vietnamese representations.
Subsistence allowances shall be allocated to foreign-trained students once every six months, counting from the time the foreign-trained students enter school (with certification by the training establishment or overseas Vietnamese representations in the host countries).
For students trained abroad, before they set off for training, they shall be allocated an advance of the first three months’ subsistence allowances.
1.3. Medical insurance: The medical insurance level for foreign-trained students shall be equal to the minimum medical insurance level generally applicable to foreign students studying in the host countries.
1.4. Return airfares:
a/ Airfares for outbound journeys shall be allocated according to the airfare quotation of the Budget Counter of Vietnam National Airlines or of a foreign airlines offering airfares lower than those of Vietnam National Airlines.
b/ Airfares for return journeys shall be allocated in PTA form via the Vietnamese representations in the host countries, or directly to foreign-trained students. Where foreign-trained students buy airfares on their own, when they return home, they shall be refunded the amounts inscribed in the invoices and the ticket counterfoils, which must not exceed the PTA level in Vietnam for the economy class and the shortest direct flight route.
1.5. Travelling expenses (to pay for Vietnamese airport charges and expenses for travel from airport to accommodation place) shall be allocated in lump sum with a package amount of USD 100/time/person.
2. The full training expenditures which are determined under the package contracts (consisting of tuition and subsistence allowances of foreign-trained students) signed between the Ministry of Education and Training or the Vietnamese representations authorized by the Ministry of Education and Training and the foreign training establishments, or according to the notices of the foreign training establishments (certified by the Ministry of Education and Training) shall be paid according to the package contracts signed with the foreign training establishments but must not exceed the level of the full training expenditures (including the tuition set by the schools and the subsistence allowance levels specified in Appendix 1).
3. Allocation procedures:
3.1. The financial management from the estimation, allocation to the final settlement of expenditures belonging to the Scheme shall comply with the current financial regulations.
3.2. Every quarter and year, the Ministry of Education and Training shall send to the Ministry of Finance the expenditure estimates for the Scheme on "State budget-funded training of scientific and technical cadres at foreign training establishments" together with the following documents:
The list of successful candidates to be sent for overseas training, which should clearly state: The country where they go for training, the training level, the training duration (the time of entering school and the duration of the course).
This estimate should clearly indicate:
- The tuition amount/school/country.
- The subsistence allowance amount/month/student/country.
- The medical insurance amount/student/country.
- Airfare/student/country (as stipulated at Item 1.4, Part II of this Circular).
- The bank’s name, account number, the name and address of the beneficiary.
4. Kinds of currencies to be allocated:
4.1. For spending in Vietnam: Vietnam dong or foreign currency (in case the foreign training establishments based in Vietnam are permitted to collect foreign currencies).
4.2. For spending in foreign countries: US dollar (USD), or the currency of the host country, depending on the host country’s foreign exchange regulations.
5. Forms of allocation:
5.1. On the basis of the Scheme’s expenditure estimates for overseas training, the Ministry of Finance shall allocate an initial amount of foreign currency (the ceiling level) into a special account of the Ministry of Education and Training opened at the Foreign Trade Bank of Vietnam. The ceiling level shall be adjusted to suit the actual disbursement tempo.
5.2. The Foreign Trade Bank of Vietnam shall disburse the special account on the basis of the requests of the Ministry of Education and Training, which clearly explain the transfer of money for payment of tuition, subsistence allowances, airfares and medical insurance for students who are studying abroad and the accounts of the beneficiary individuals and units.
5.3. At the end of each quarter or when the balance of the special account is equal to 50% of the ceiling level (depending on which case comes first), the Ministry of Education and Training shall send vouchers on payments already made to students and request the Ministry of Finance to check them and make additional allocations for properly spent amounts.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes implementation effect as from the date of its signing. For cases where students have been allocated with advance subsistence allowances by the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance after the issuance of the Prime Minister’s Decision No. 322/QD-TTg of April 19, 2001 and Decision No. 77/2001/QD-TTg of May 14, 2001, such subsistence allowances shall be adjusted according to the levels set at Item 1, Part II of this Circular.
2. In the course of implementation, all foreign-trained students’ problems related to funding matters should be referred to the Ministry of Education and Training and overseas Vietnamese representations in the host countries. The Ministry of Education and Training shall sum them up and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Finance in settling them.
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
FOR THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
FOR THE MINISTER FOR FOREIGN AFFAIRS |
APPENDIX 1
(Attached to Joint Circular No. 88/2001/TTLT/BTC-BGDDT-BNG of November 6, 2001 of the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry for Foreign Affairs)
SUBSISTENCE ALLOWANCE LEVELS
Host countries |
USD/person/ month |
VND/person/ month |
The US, Canada, UK, Japan |
780 |
|
Germany, France, the Netherlands, Belgium, Northern Europe |
630 |
|
Australia, New Zealand |
500 |
|
Russia, Eastern Europe, Thailand |
250 |
|
China |
300 |
|
Vietnam |
|
500,000 |
Note: For foreign-trained students who are State employees sent for training, they shall also enjoy, apart from the subsistence allowances, salaries according to the current regime.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây