Thông tư 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử

thuộc tính Thông tư liên tịch 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ

Thông tư 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp; Bộ Tài chính; Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Ngọc Túc; Nguyễn Xuân Chuẩn; Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:25/12/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP -
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THEO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HOÁ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, PHỤ TÙNG THUỘC NGÀNH CƠ KHÍ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

 

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại các Công văn số 4830/KTTH ngày 24/9/1997, số 1440/CP-KTTH ngày 07/11/1998 của Chính phủ và số 2687/VPCP-KTTH ngày 15/7/1998 của Văn phòng Chính phủ về chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm;

Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp - Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn thực hiện như sau:

 

1- Đối tưưọng áp dụng:

Thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).

- Sản xuất, lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh nêu trên (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).

2- Các khái niệm:

2.1- Nội địa hoá: là quá trình sản xuất, lắp ráp trong nước để thay thế nhập khẩu.

2.2- Chi tiết: là phần tử chưa qua nguyên công lắp ráp (hoặc là phần tử không thể tháo hoặc chia nhỏ hơn nữa).

2.3- Cụm chi tiết: là tập hợp nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau.

2.4- Bộ phận: là tập hợp nhiều chi tiết, cụm chi tiết được lắp ghép với nhau nhằm thực hiện một chức năng nào đó của sản phẩm hoàn chỉnh.

2.5- Phụ tùng: là cách gọi chung cho các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nêu trên.

2.6- Bán thành phẩm: là chi tiết chưa hoàn thành các công đoạn sản xuất theo thiết kế.

2.7- Sản phẩm: là cách gọi chung đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, phương tiện vận tải....

3- Các điều kiện để dược áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá:

Để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, các doanh nghiệp phải có các điều kiện sau:

3.1- Có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp (đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật, phù hợp với giấy phép đầu tư, sản xuất kinh doanh) được Bộ Công nghiệp kiểm tra và xác nhận.

3.2- Sản phẩm, phụ tùng sản xuất ra phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.

3.3- Có đăng ký kế hoạch nội địa hoá sản xuất sản phẩm

4- Tỷ lệ nội địa hoá:

Tỷ lệ nội địa hoá được xác định theo công thức sau:

Z - I I

N = x 100% = ( 1 - ) x 100%

Z Z

* Trong đó:

- N (%) : tỷ lệ nội địa hoá của một sản phẩm hoặc phụ tùng.

- Z : Giá trị nhập khẩu (CIF) của sản phẩm hoặc phụ tùng nguyên chiếc mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (đơn vị tính: USD)

- I: Giá trị nhập khẩu (CIF) của bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu hoặc mua lại hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp khác (đơn vị tính: USD)

* Đối với các sản phẩm, phụ tùng do các doanh nghiệp Việt Nam tự thiết kế sản xuất thì Z là giá bán theo hoá đơn của sản phẩm hoặc phụ tùng đó, trừ đi các chi phí ngoài sản xuất như: chi phí quảng cáo, khuyến mại, thưởng mua hàng, hoa hồng đại lý,.... và các loại thuế gián thu phải nộp theo chế độ.

* Đối với các sản phẩm hoặc phụ tùng có N Ê 0 thì các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoặc phụ tùng đó phải nộp thuế theo đúng mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu.

5- Thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá:

5.1- Bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nhập khẩu để sản xuất sản phẩm hoặc phụ tùng được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá do Bộ Tài chính quy định.

5.2- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm hoặc phụ tùng, các đơn vị được phép lựa chọn để áp dụng 1 trong 2 thuế suất sau:

- Thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm, phụ tùng. (Trong trường hợp này toàn bộ nguyên vật liệu phải áp dụng một mức thuế suất chung theo tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm, phụ tùng).

- Thuế suất thuế nhập khẩu cho từng loại nguyên vật liệu theo đúng quy định tại biểu thuế nhập khẩu. (Trong trường hợp này toàn bộ nguyên vật liệu nhập khẩu đều áp dụng theo đúng thuế suất quy định tại biểu thuế nhập khẩu đối với từng loại, kể cả trường hợp nguyên vật liệu có mức thuế suất cao hơn mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá).

6- Chỉ số ưu tiên:

Trong trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng cần ưu tiên thì thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá được tính giảm như sau:

Tk = Ts x (1- k)

Trong đó :

- Tk: thuế suất thuế nhập khẩu ưu tiên

- Ts: thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được

- k : là hệ số điều chỉnh (k Ê 0,5, có nghĩa là mức giảm thuế không được vượt quá 50% so với mức thuế phải nộp).

Bộ Công nghiệp là cơ quan xét duyệt và công bố các sản phẩm, phụ tùng ưu tiên và hệ số điều chỉnh.

7- Tổ chức thực hiện:

7.1- Đăng ký hồ sơ

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm, phụ tùng phải nộp cho cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) hồ sơ đăng ký để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá trong năm, bao gồm:

- Bản đăng ký tỷ lệ nội địa hoá thực hiện đối với từng sản phẩm, phụ tùng và xác nhận của Bộ Công nghiệp về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện nội địa hoá sản phẩm, phụ tùng theo tỷ lệ đã đăng ký.

- Danh mục và định mức về số lượng các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận cấu thành nên một sản phẩm hoặc một phụ tùng. Trong đó phân ra danh mục các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nhập khẩu cùng giá nhập (CIF) và danh mục các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước (đối với phụ tùng mua của các đơn vị sản xuất, lắp ráp trong nước thì phải ghi rõ tên đơn vị cung cấp).

Nếu doanh nghiệp nào đăng ký thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu nguyên vật liệu theo tỷ lệ nội địa hoá thì phải cung cấp danh mục và định mức về số lượng các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm, phụ tùng đó;

Các giấy tờ trên chỉ đăng ký một lần với cơ quan Hải quan và thực hiện trong 1 (một) năm.

7.2- Theo dõi và quyết toán hàng nhập khẩu:

7.2.1- Theo dõi hàng nhập khẩu: khi nhập khẩu doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ số lượng từng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và giá nhập khẩu của chúng, đồng thời mở sổ theo dõi hàng nhập khẩu theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Tổng cục Hải quan hướng dẫn Hải quan địa phương theo dõi hàng nhập khẩu đảm bảo thuận lợi cho đơn vị, tránh lợi dụng nhập khẩu cho sản xuất, lắp ráp để trốn thuế nhập khẩu.

7.2.2- Quyết toán hàng nhập khẩu: chậm nhất đến ngày 31 tháng 3 năm sau, các doanh nghiệp phải tổng hợp báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp của năm trước; cụ thể:

- Bảng tính toán tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được.

- Số lượng nhập khẩu, số đã sử dụng vào sản xuất, lắp ráp; số lượng sản phẩm, phụ tùng sản xuất ra; số chuyển sang năm sau; số đã nhượng bán hoặc không sử dụng vào mục đích sản xuất, lắp ráp sản phẩm, phụ tùng.

Các số liệu trong báo cáo phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán và gửi tới Bộ Công nghiệp; cơ quan Hải quan, nơi đơn vị làm thủ tục nhập khẩu.

Trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan tiến hành quyết toán cho doanh nghiệp. Mọi trường hợp không chấp hành đúng quy định, khi quyết toán phát hiện đều bị xử lý truy thu thuế nhập khẩu theo đúng thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.

Đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau, nếu doanh nghiệp chưa báo cáo quyết toán (mà không có lý do giải trình) thì cơ quan Hải quan tạm thời không cho doanh nghiệp được áp dụng thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá quy định tại Quyết định này đối với các lô hàng tiếp theo.

8- Những quy định khác:

8.1- Đối với những sản phẩm, phụ tùng có thuế suất thuế nhập khẩu dưới 30% (ba mươi phần trăm) trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đủ điều kiện nâng thuế suất lên mức tối thiểu 30% (ba mươi phần trăm) để hưởng chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, Bộ Công nghiệp sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể cần bảo hộ, phối hợp với Bộ Tài chính để xử lý từng trường hợp.

8.2- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.

Trong qua trình thực hiện có gì vướng mắc, để nghị các đơn vị kịp thời phản ánh để Liên Bộ nghiên cứu xử lý.

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF INDUSTRY
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No.176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ
Hanoi, December 25, 1998
 
INTER-MINISTERIAL CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE TAX POLICY PER RATE OF DOMESTIC MANUFACTURE FOR PRODUCTS AND SPARE PARTS OF ENGINEERING-ELECTRICITY- ELECTRONICS INDUSTRIES
In furtherance of the opinions of the Prime Minister in Official Dispatches No.4830/KTTH of September 24, 1997, No.1440/CP-KTTH of November 7, 1998 and No.2687/VPCP -KTTH of July 15, 1998 of the Government Office on the tax policy per rate of domestic manufacture of products;
The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the General Department of Customs jointly provide the following unified guidance for implementation:
1. Subject to regulation:
The import tax rate per rate of domestic manufacture shall apply to the Vietnamese enterprises and foreign-invested enterprises (hereafter called enterprises for short) operating in the following domains:
- Production and assembly of finished products of the engineering, electricity and electronics industries (with import tax rate of from 30 per cent upward).
- Production and assembly of spare pans of the above said finished products (with import tax rate of from 30 per cent upward).
2. Terms:
2.1. Domestic manufacture is the process of production and assembly in the country to replace imports.
2.2. Details are components before primary assembly (or that cannot bc taken apart or further divided).
2.3. Group of details is an ensemble of many details assembled together.
2.4. Part is an ensemble of many details or groups of details assembled together to perform a certain function of the finished product.
2.5 Spare parts is the general designation of the above mentioned details, groups of details or parts.
2.6. Semi-finished product is a detail which has not finished the production stage as designed.
2.7. Product is the general designation of any machinery, equipment, tool, utensils, means of transport...
3. Conditions for application of import tax per rate domestic manufacture:
In order to enjoy the import tariff per rate of domestic manufacture, the enterprises must have the following conditions:
3.1. They must have a technological line of production and assembly (with all the technical conditions, compatible with the investment license or the permit of production and business) already inspected and certified by the Ministry of Industry.
3.2. The products and spare parts manufactured by them must have a certificate of quality registration issued by the quality criteria measurement agency.
3.3. They must register their plans of domestic manufacture of products.
4. Rate of domestic manufacture:
The domestic manufacture rate is determined according to the following formula:
N =
Z - I
x 100% = ( 1 -
I
) x 100%
Z
Z
* In which:
- N (%) is the rate of domestic manufacture kind of product or spare parts.
- Z: The import value (OF) of the whole single product or spare part produced or assembled by the enterprise (unit: US$)
- I: Import value (CIF) of the semi-finished product, detail, group of details or part directly imported or imported by authorization or bought from imports of other enterprises (unit: US$).
* For products or spare parts designed and produced by Vietnamese enterprises themselves, Z is the selling price according to the voucher of that product or spare part minus the non-production expenses such as advertisement cost, sale promotion, purchase bonus, commission for agents and indirect taxes to be paid under the prescribed regime.
* For products or spare parts which have N , O, the semi-finished products, details, groups of details and parts imported for production or assembly of these products or spare parts shall have to pay tax according to the tax rates prescribed at the Import Tariff.
5. Import tariff per rate of domestic manufacture:
5.1. Semi-finished products, details, groups of details and parts imported for the production of products or spare parts shall enjoy import tariff per rate of domestic manufacture prescribed by the Ministry of Finance.
5.2. For raw materials and materials imported to produce products or parts, the units are allowed to choose for application one of the following two tariffs:
- Import tariff per rate of domestic manufacture of products or parts. (In this case, all the raw materials and material s must apply a common tariff per rate of domestic manufacture of the products or parts).
- Import tariff for each kind of raw materials as prescribed at the Import Tariff. (In this case, all the imported materials shall apply the tariff prescribed for each kind in the Import Tariff, even if the raw material has a tariff higher than the tariff per rate of domestic manufacture).
6. Preferential index:
For the enterprises producing or assembling products and parts where preferences shall apply the import tariff per rate of domestic manufacture shall be reduced according to this formula:
Tk = Ts x (1 - k)
In which:
- Tk: Preferential import tariff
- Ts: Import tariff per rate of domestic manufacture actually achieved
- k: Regulating coefficient (k ≤ 0.5 which means tax reduction shall not exceed 50% of the tax to be paid)
The Ministry of Industry is the agency to ratify and publicize the preferential products and parts and the regulating coefficient.
7. Organization of implementation:
7.1. Registration of dossier:
Enterprises producing or assembling products and parts must submit to the Customs Office (where import procedures are carried out) the registration dossier in order to enjoy the import tariff per rate of domestic manufacture in the year, including:
- The register of the rate of domestic manufacture for the products and parts and the certification by the Ministry of Industry that the enterprise is qualified to carry out domestic manufacture of products and parts at the registered rate.
- The list and norms for the quantity of the semi- finished products, details, groups of details and components of a product or a part. This list must be divided into lists of imported semi-finished products, details; groups of details and parts together with their import prices (OF) and lists of semi-finished products, details, groups of details and parts produced in the country (for the spare parts bought from production and assembly units in the country the supply units must be clearly specified). The enterprises registering for payment according to the import tariff for raw materials per rate of domestic manufacture shall have to supply the lists and norms of the imported raw materials for production of these products and spare parts;
The above said papers shall be registered only once with the Customs Office and be valid for one year.
7.2. Monitoring and making final accounts of imports:
7.2.1. Monitoring imports: When importing goods, the enterprise shall have to declare fully the quantity of each kind of raw material, semi-finished products, details, groups of details and parts and their import prices. At the same time they shall have to open books to monitor imports as directed by the Customs Office. The General Customs Department shall guide the local Customs Offices to monitor imports in order to ensure convenience for the unit while avoiding the misuse of the import for production and assembly to evade import tax.
7.2.2. Final accounting of imports: By March 31st of the subsequent year at the latest, the enterprise shall have to sum up the situation and make the final account of the situation of import, production and assembly in the previous year. Specifically:
- The account of the rate of domestic manufacture actually achieved.
- The volume of import, the volume already used in production and assembly; the quantity of products and spare parts produced; the quantity carried over to the subsequent year; the quantity already assigned or sold or are not used for production and assembly of products and spare parts.
The data in the report must be certified by the audit agency and sent to the Ministry of Industry and the Customs Office where the unit fills in the import procedures.
On the basis of the report of the enterprise, the Customs Office makes the final accounts for the enterprise. All cases of non compliance with the regulations detected during the making of the final accounts shall be dealt with through retroactive collection of import tax strictly according to the tax rate prescribed at the Import Tariff and other current regulations.
By the end of the 31st day of March of the following year, if the enterprise fails to report the final accounts (without plausible reason), the Customs Office shall temporarily suspend it from the regime of import tariff per rate of domestic manufacture defined at this decision for the subsequent lots of goods.
8. Other provisions:
8.1. For the products and spare parts with import tariff less than 30% (thirty per cent) and which can already be produced in the country but which are not yet able to raise the tax rate to the minimum of 30% (thirty per cent) in order to enjoy the tax policy per rate of domestic manufacture, the Ministry of Industry shall consider case per case which deserve protection and shall coordinate with the Ministry of Finance in handling each case.
8.2. This Circular takes effect from January 1st, 1999.
In the process of implementation should any difficulty arises, the units should report in time to the inter-ministries for study and settlement.

 FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER




Nguyen Xuan Chuan
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong
FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Ngoc Tuc
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất