Thông tư 84/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các Thông tư 72A-TC/CT ngày 30/8/1993, số 107-TC/TCT ngày 30/12/1993 và số 53-TC/TCT ngày 13/7/1995 của Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

thuộc tính Thông tư 84/1997/TT-BTC

Thông tư 84/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các Thông tư 72A-TC/CT ngày 30/8/1993, số 107-TC/TCT ngày 30/12/1993 và số 53-TC/TCT ngày 13/7/1995 của Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:84/1997/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:13/11/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 84/1997/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1997

 

 

THÔNG TƯ

Của Bộ Tài chính số 84/1997/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 1997 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các Thông tư số 72a-TC/CT ngày 30 tháng 8 năm 1993, số 107 TC/TCT ngày 30-12-1993 và số 53 TC/TCT ngày 13 tháng 7 năm 1995 của Bộ tài chính về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

 

Căn cứ Nghị định số 54/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993, số 107 TC/TCT ngày 30-12-1993 và số 53 TC/TCT ngày 13 tháng 7 năm 1995 của Bộ Tài chính;

Trong mấy năm gần đây tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong nước cũng như thương mại khu vực và trên thế giới có nhiều biến động, các hình thức buôn bán được mở rộng đặc biệt là xu hướng hội nhập kinh tế thương mại với các khu vực trên thế giới đã có tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của nước ta. Việc thay đổi này đã tác động ảnh hưởng đến chính sách thương mại và chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đòi hỏi phải có chế độ thuế phù hợp để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để tăng cường công cụ thuế làm đòn bẩy phát triển kinh tế, bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do vậy vần thiết phải có văn bản hướng dẫn bổ sung sửa đổi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để khắc phục những vướng mắc, quy định chưa phù hợp phát sinh trong thực tế để thực hiện thống nhất mà hiện nay trong các văn bản hướng dẫn chưa được quy định cụ thể.

Sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

1. Các trường hợp xét hoàn thuế

Bổ sung một số điểm quy định tại mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 và Thông tư số 53 TC/TCT ngày 13 tháng 7 năm 1995 của Bộ Tài chính như sau:

1.1. Bổ sung thêm một số điểm của Thông tư số 53 TC/TCT nêu trên: đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng rồi xuất khẩu;

Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp xây dựng và giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác đúng đắn của định mức, đăng ký với cơ quan Thuế (nơi doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm) và cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư và xuất khẩu sản phẩm sau này). Việc đăng ký định mức với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan được tiến hành trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu đã đăng ký, cơ quan Hải quan xét hoàn thuế (hoặc không thu thuế) nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư đã sử dụng vào quá trình sản xuất tương ứng với số lượng sản phẩm xuất khẩu. Trường hợp đăng ký định mức không đúng với mức tiêu hao sản xuất thực tế thì đơn vị, doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan nơi đã đăng ký định mức để làm căn cứ hoàn thuế khi sản phẩm thực xuất khẩu. Trường hợp không khai báo kiểm tra phát hiện có sự gian dối trong việc xây dựng định mức đều được coi là hành vi gian lận trốn thuế và phải bị xử lý truy thu thuế nhập khẩu (phần chênh lệch) và phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

Trường hợp xét thấy có nghi vấn về định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì cơ quan Hải quan có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó để làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Hàng năm, cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với cơ quan Thuế địa phương tổ chức kiểm tra mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu liên quan đến hoàn thuế nhập khẩu.

Việc hoàn thuế chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu (theo hình thức nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, nhập khẩu tại chỗ) nguyên liệu, vật tư rồi trực tiếp sản xuất hoặc tổ chức đưa gia công và nhận sản phẩm về để xuất khẩu (theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác, xuất khẩu tại chỗ). Mọi trường hợp mua bán trong nước dưới mọi hình thức để xuất khẩu thành phẩm đều không thuộc đối tượng được xét hoàn thuế nhập khẩu.

1.2. Bổ sung vào tiết e điểm 1 mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính: Đối với hàng nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thương mại đã ký kết hoặc do nguyên nhân khách quan buộc phải tái xuất khẩu trả lại phía chủ hàng nước ngoài, thì:

1.2.1. Trường hợp hàng hoá còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan tại kho, bãi ở cửa khẩu, nhưng được phép tái xuất,nếu chưa nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu, xuất khẩu nữa; Hoặc nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì sẽ được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm 1a mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính.

1.2.2. Trường hợp hàng hoá nằm ngoài sự giám sát quản lý của cơ quan Hải quan thì khi tái xuất sẽ được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng tái xuất trả và không phải nộp thuế xuất khẩu khi tái xuất trả hàng cho phía nước ngoài, nhưng phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây:

* Việc phát hiện hàng hoá có sự sai khác so với hợp đồng ngoại thương đã ký kết hoặc do nguyên nhân khách quan, trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày đơn vị, doanh nghiệp nhận hàng từ cửa khẩu do cơ quan Hải quan quản lý.

* Kết quả giám định của cơ quan giám định hàng hoá chức năng của Nhà nước (giám định thứ 3) ngay khi phát hiện hàng hoá có sự sai khác.

* Ý kiến giải thích rõ về sự sai khác của các cơ quan (Hải quan, Vinacontrol...) đã giám định hàng hoá nhập khẩu trước đây.

Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm thông báo cho cơ quan Thuế địa phương và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng biết để giám sát quản lý. Ngay sau khi cơ quan giám định lại hàng hoá giám định xong hàng hoá có sự sai khác thì cơ quan Hải quan phải niêm phong hàng đến khi tái xuất.

Hồ sơ xin hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu, gồm:

- Công văn đề nghị của đơn vị, trong đó nêu rõ lý do xuất trả lại hàng cho chủ hàng nước ngoài (phải xác nhận rõ tình trạng hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, ... theo quy định nào ghi trong Hợp đồng đã ký kết).

- Các văn bản giám định của các Cơ quan Giám định hàng hoá tại Việt Nam khi nhập khẩu và sau khi phát hiện có sự sai khác so với hợp đồng.

- Xác nhận và ý kiến của cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng và cơ quan thuế địa phương quản lý về tình trạng hàng có sự sai khác so với hợp đồng.

- Văn bản thoả thuận với Chủ hàng nước ngoài để nhận lại hàng (hoặc thông báo của Chủ hàng nước ngoài đồng ý nhận lại hàng) trong đó ghi rõ lý do nhận lại hàng.

- Tời khai Hải quan hàng nhập khẩu đã có kết quả kiểm hoá và thanh khoản của Cơ quan Hải quan.

- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu đã có xác nhận thực xuất của Cơ quan Hải quan trong đó có ghi rõ hàng được phép tái xuất khẩu theo Tờ khai hàng nhập khẩu nào.

- Biên lai thu thuế nhập khẩu do Cơ quan Hải quan cấp.

- Hợp đồng nhập khẩu hàng ký với phía nước ngoài hợp pháp, hợp lệ.

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hàng xuất, nhập khẩu uỷ thác.

1.3. Bổ sung tiết e điểm 1 mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính: Trường hợp đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ của các đơn vị, Nhà thầu trúng thầu các công trình tại Việt Nam đưa vào phục vụ cho công việc thi công xây dựng, lắp đặt công trình trong thời gian thi công và trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất, được Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu theo hình thức "tạm nhập tái xuất" thì được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại tiết e điểm 1 mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT nêu trên; Khi nhập khẩu phải tạm nộp thuế nhập khẩu và khi tái xuất khẩu máy móc thiết bị đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu được hoàn xác định trên cơ sở nguyên tắc giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam. Cụ thể theo quy định dưới đây:

* Đối với máy móc thiết bị, dụng cụ mới, nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam:

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ 6 tháng trở xuống được hoàn toàn bộ số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 6 tháng đến 1 năm được hoàn 85% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 1 năm đến 2 năm được hoàn 70% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 2 đến 3 năm được hoàn 55% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 3 năm đến 4 năm được hoàn 40% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 4 năm đến 5 năm được hoàn 25% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 5 năm được hoàn 15% số thuế nhập khẩu đã nộp.

* Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ đã qua sử dụng được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam:

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ 6 tháng trở xuống hoàn toàn bộ số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 6 tháng đến 1 năm được hoàn 80% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 1 năm đến 2 năm được hoàn 60% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 2 năm đến 3 năm được hoàn 45% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng từ trên 3 năm được hoàn thuế nhập khẩu 30% số thuế nhập khẩu đã nộp.

Trường hợp không tái xuất ra nước ngoài thì ngoài việc truy thu đủ thuế nhập khẩu, sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thương mại.

Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu gồm:

- Công văn của đơn vị đề nghị hoàn lại tiền thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu (nếu có) đã nộp, trong đó nêu rõ lý do xin hoàn thuế.

- Văn bản (hoặc quyết định) trúng thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp Nhà thầu). Hợp đồng (hoặc thoả thuận) giữa doanh nghiệp Việt Nam với phía khách hàng nước ngoài về thuê, mượn máy móc, thiết bị để phục vụ cho sản xuất.

- Văn bản của Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ trong đó ghi rõ hình thức nhập khẩu "Hàng tạm nhập tái xuất".

- Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có thanh khoản và xác nhận của cơ quan Hải quan.

- Biên lai nộp thuế nhập khẩu.

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, hoặc nhập khẩu (nếu là hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác).

Trường hợp các đơn vị Nhà thầu tiếp tục trúng thầu xây dựng, lắp đặt một số công trình khác tại Việt Nam được Bộ Thương mại cho phép chuyển giao số máy móc, thiết bị, dụng cụ nêu trên sang để phục vụ cho công trình khác, được làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ thì khi chuyển giao không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (tức là chỉ phải nộp thuế nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào lãnh thổ Việt Nam lần đầu và hoàn thuế nhập khẩu khi hàng hoá đó tái xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam).

1.4. Bổ sung điểm e mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính: Trường hợp đối với máy móc, thiết bị (không bao gồm xe ô tô các loại) của các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam tạm xuất khẩu ra nước ngoài để sửa chữa, khôi phục lại và trường hợp tạm xuất tái nhập được sửa chữa ở phía chủ hàng nước ngoài trong thời hạn bảo hành theo đúng quy đinh thoả thuận trong Hợp đồng ngoại thương mua bán máy móc, thiết bị đã ký khi nhập khẩu được Bộ Thương mại cho phép "tạm xuất tái nhập" thì không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu và theo dõi quản lý hàng tạm xuất đến khi hàng tái nhập theo quy định hiện hành và ra quyết định không thu thuế đối với trường hợp này.

Điều kiện áp dụng đối với trường hợp này gồm:

- Công văn đề nghị của đơn vị, doanh nghiệp, trong đó giải trình rõ lý do, nguyên nhân đưa máy móc, thiết bị ra nước ngoài để sữa chữa và cam đoan tái nhập trở lại, có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên.

- Hợp đồng sửa chữa máy móc, thiết bị giữa đơn vị với phía nước ngoài hợp pháp, hợp lệ; Trong đó nêu rõ tình trạng của máy móc, thiết bị đưa đi sửa chữa (số lượng, trị giá, số ký hiện, năm sản xuất...); Danh mục, số lượng, trị giá cụm chi tiết, bộ phận phải sửa chữa; Tình trạng của máy móc, thiết bị khi tái nhập khẩu (số lượng, trị giá,...); Tiền thuê sửa chữa;...

- Thẻ tài sản cố định của máy móc, thiết bị có xác nhận của cơ quan thuế địa phương nơi quản lý Doanh nghiệp.

- Văn bản thông báo kết quả giám định của Cơ quan giám định hàng hoá xuất nhập khẩu được Nhà nước cho phép.

- Văn bản của Bộ Thương mại cho phép đơn vị được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị ra nước ngoài để sửa chữa rồi tái nhập khẩu trở lại. - Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu, đã có xác nhận kiểm hoá và thanh khoản của Cơ quan Hải quan cửa khẩu.

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu, đã có xác nhận và thanh khoản của Cơ quan Hải quan cửa khẩu; Trong đó phải ghi rõ hàng tái nhập khẩu theo Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu nào?

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác.

* Đối với các trường hợp quy định tại mục (1) trên đây khi tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hàng hoá phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá lần đầu. Nếu phát hiện có hành vi gian lậu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì ngoài việc truy thu thuế sẽ bị phạt theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Sửa đổi thay thế tiết d điểm 1 mục VII Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính như sau: Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, quy cách, phẩm cấp so với hợp đồng thương mại đã ký với phía nước ngoài, do phía nước ngoài gửi sai, có Giấy giám định của cơ quan chức năng giám định Nhà nước Việt Nam, có xác nhận của chủ hàng nước ngoài thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào kết quả kiểm hoá hàng thực nhập khẩu để xem xét cho nhập khẩu hàng hoá (nếu hàng hoá đó không vi phạm đến những quy định hàng hoá nhập khẩu của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan). Đồng thời tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp để thu thuế phù hợp với hàng thực nhập khẩu. Nếu đơn vị đã nộp số tiền thuế nhập khẩu vượt quá số thuế nhập khẩu tính lại theo hàng thực nhập khẩu thì sẽ được hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp thừa.

Trường hợp nếu xét thấy có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng chẳng hạn như: có ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khoẻ con người, làm cho sản phẩm sản xuất ra không bảo đảm chất lượng, ... thì cơ quan Hải quan phải lấy ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ Thương mại phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho phép nhập khẩu hay buộc doanh nghiệp phải tái xuất trả lại phía chủ hàng nước ngoài.

3. Sửa đổi, thay thế điểm 2 mục V Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính như sau:

Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của các bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét miễn thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu cho từng trường hợp cụ thể, theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 12/CP ngày 18-02-1997 của Chính phủ. Việc xét miễn thuế nhập khẩu cho từng chuyển hàng cụ thể tạm thời thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20 TC/TCT ngày 16-3-1995 của Bộ Tài chính.

4. Thay thế cụm từ "Cơ quan VINACONTROL" quy định tại Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính, bằng cụm từ "Các cơ quan giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được Nhà nước Việt Nam cho phép" để xử lý về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều 14 Nghị định số 54/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5. Bổ sung thêm vào cuối mục VII Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính một đoạn như sau: Những trường hợp xét cấp trả tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) thì ngoài những quy định tại Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Bộ Tài chính, cần phải bổ sung thêm các giấy tờ sau đây:

- Công văn đề nghị của đơn vị gửi Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) xin hoàn trả số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hoàn và ghi rõ số hiệu tài khoản tại Ngân hàng giao dịch.

- Công văn của Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá đề nghị Bộ Tài chính giải quyết hoàn trả tiền thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho đơn vị: trong đó xác nhận rõ số tiền thuế xuất nhập khẩu đã nộp vào Ngân sách Nhà nước, số thuế được hoàn,...

- Giấy nộp tiền thuế xuất nhập khẩu của Cơ quan Hải quan vào Ngân sách Nhà nước (Tài khoản 741) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi nộp thuế. Xác nhận của Kho bạc Nhà nước phải ghi rõ: Ngày tháng năm nộp Ngân sách Nhà nước, số tiền nộp NSNN, Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục của Mục lục Ngân sách và phải có chữ ký của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước nơi nộp tiền để Bộ Tài chính có cơ sở kiểm tra và xét hoàn trả tiền cho đơn vị từ Kho bạc Nhà nước.

Hồ sơ xin hoàn trả thuế gửi Bộ Tài chính (Vụ NSNN) phải là bản gốc hoặc bản sao có cơ quan công chứng Nhà nước xác nhận. Đối với các văn bản cơ quan công chứng Nhà nước không xác nhận thì đơn vị gửi công văn đề nghị, phải xác nhận bản sao và chịu trách nhiệm về tính pháp lý. Đồng thời phải xuất trình bản chính để Vụ NSNN đối chiếu với bản sao, sau đó trả lại bản chính cho đơn vị.

6. Sửa đổi, bổ sung vào gạch đầu dòng (-) thứ 4 điểm 1 mục VIII Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính, về thủ tục và thẩm quyền truy thu thuế xuất nhập khẩu và xử phạt các vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các trường hợp truy thu thuế như sau:

- Trong các trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra phát hiện, cơ quan Hải quan ra quyết định truy thu, phạt và tổ chức thu tiền phạt theo quy định hiện hành.

- Trong trường hợp các cơ quan Thuế hoặc thanh tra Tài chính kiểm tra, phát hiện các doanh nghiệp có hành vi trốn thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố hoặc Trưởng ban Thanh tra Tài chính (cấp tỉnh, thành phố trở lên) được quyền ra quyết định truy thu và phạt theo các quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Số tiền truy thu và phạt được tổ chức thu nộp như sau:

+ Số tiền thuế xuất nhập khẩu, Thuế TTTB biệt (nếu có) truy thu nộp Ngân sách Trung ương: 100% (một trăm phần trăm).

+ Số tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu (nếu có) nộp theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính..

Kết quả truy thu và phạt nêu trên được tính vào kết quả thu ở địa phương nơi thực hiện truy thu, được xem xét trích thưởng vượt thu cuối năm theo quy định của Luật NSNN.

- Trong trường hợp do các cơ quan khác kiểm tra, phát hiện thì tổng hợp hồ sơ đề nghị cơ quan Hải quan ra quyết định truy thu, phạt và tổ chức thu tiền phạt theo quy định hiện hành.

Các đơn vị, cá nhân có công trong việc phát hiện, truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được trích thưởng theo Nghị định số 22/CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ và Thông tư số 45 TC/TCT ngày 1-8-1996 của Bộ Tài chính.

Đối với các trường hợp do cơ quan Thuế hoặc thanh tra Tài chính phát hiện truy thu, nếu trong quá trình tính toán số thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu phải truy thu có gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định thuế suất, giá tính thuế thì cơ quan Thuế hoặc thanh tra Tài chính phối hợp với cơ quan Hải quan cùng cấp để xử lý. Trường hợp đối tượng nộp thuế cố tình dây dưa, chây ỳ nộp thuế thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Thông tư số 45 TC/TCT ngày 1-8-1996 của Bộ Tài chính, cơ quan thuế hoặc thanh tra tài chính có thể phối hợp với cơ quan Hải quan để áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

7. Về thủ tục hồ sơ và thẩm quyền xem xét miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với hàng hoá nhập khẩu của các Doanh nghiệp, tổ chức để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép kinh doanh bán hàng miễn thuế phục vụ cho các đối tượng:

- Khách xuất cảnh, khách quá cảnh (bao gồm cả người điều khiển phương tiện vận chuyển và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển) tại các cảng biển quốc tế, các cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sắt tại Việt Nam.

- Hành khách trên máy bay và phi hành đoàn.

- Khách chờ xuất cảnh tại các cửa hàng miễn thuế trong nội thành (Down town Duty Free shop).

- Khách nhập cảnh (bao gồm cả phi hành đoàn và tiếp viên trên các chuyến bay quốc tế) tại một số sân bay quốc tế theo quy định định lượng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế cho khách xuất, nhập cảnh tại Nghị định số 17/CP ngày 06-2-1995 của Chính phủ.

- Ngoại giao đoàn thuộc Nghị định số 73/CP ngày 30-7-1994 của Chính phủ.

Cụ thể, thủ tục hồ sơ gồm có:

+ Công văn đề nghị xin miễn thuế nhập khẩu.

+ Giấy phép được kinh doanh bán hàng miễn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (chỉ nộp một bản lần đầu khi làm thủ tục miễn thuế).

+ Hạn ngạch (hay kế hoạch) nhập khẩu hàng hoá do Bộ Thương mại cấp, trong đó ghi rõ đối tượng bán phục vụ hàng miễn thuế nhập khẩu.

+ Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu đã có xác nhận kiểm hoá và tính thuế của cơ quan Hải quan.

+ Giấy thông báo thuế của cơ quan Hải quan.

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương ký với phía nước ngoài có đóng dấu đăng ký với Tổ cấp giấy phép xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại.

+ Hoá đơn (Invoice), vận đơn (packing list)...

Căn cứ hồ sơ nêu trên, trong vòng thời hạn 07 (bảy) ngày, Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) có quyết định tạm miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá của đơn vị căn cứ vào Quyết định tạm miễn thuế của Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) thực hiện thủ tục và đóng dấu "Hàng tạm miễn thuế" vào Tờ khai Hải quan. Thực hiện chế độ giám sát quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu đối với các cửa hàng bán miễn thuế theo quy định hiện hành của Tổng cục Hải quan.

Cơ quan Hải quan trực tiếp quản lý cửa hàng miễn thuế chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi, kiểm tra giám sát việc xuất kho, bán hàng của cửa hàng miễn thuế. Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy định kiểm tra giám sát việc nhập xuất kho và bán hàng của các Cửa hàng miễn thuế để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Hàng quý (ngày 10 tháng đầu quý sau) đơn vị kinh doanh bán hàng miễn thuế phải báo cáo quyết toán bán hàng miễn thuế, lượng tồn kho với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) và Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra và quyết toán bán hàng miễn thuế của đơn vị theo đúng đối tượng quy định hiện hành và quyết toán từng lô hàng theo Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu kèm theo Biên bản quyết toán (mẫu số 1A và 1B ban hành kèm theo Thông tư này). Quá thời hạn 30 ngày nếu đơn vị không gửi hồ sơ quyết toán thì cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố được quyền ngừng làm thủ tục nhập khẩu hàng miễn thuế cho tới khi đơn vị gửi được đầy đủ báo cáo quyết toán.

Sau khi được cơ quan Hải quan duyệt quyết toán hàng bán miễn thuế, đơn vị phải gửi báo cáo quyết toán này kèm theo công văn đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để xem xét và quyết đinh miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) chính thức cho lô hàng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin miễn thuế chính thức của đơn vị và trên cơ sở quyết toán của cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phải ra được văn bản miễn thuế chính thức. Nhận được Quyết định miễn thuế chính thức của Bộ Tài chính (Tổng cục thuế), cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố và cơ quan Hải quan trực tiếp quản lý cửa hàng miễn thuế đối chiếu và làm thủ tục thanh khoản số thuế nhập khẩu.

Trường hợp đơn vị có hàng tồn kho và được Bộ Thương mại cho phép bán số hàng tồn kho tại thị trường Việt Nam thì sau 02 (hai) ngày khi lý do miễn thuế được thay đổi, đơn vị phải khai báo với cơ quan Hải quan để tính và truy thu đủ thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo đúng quy định hiện hành.

Đối với những hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế, nếu bán sai đối tượng được hưởng miễn thuế hoặc tự ý tiêu thụ tại thị trường Việt Nam khi không được phép của Bộ Thương mại thì trong mọi trường hợp đều coi là trốn lậu thuế và phải bị truy nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đã được miễn và bị phạt từ 2 đến 5 lần số thuế gian lậu.

8. Thẩm quyền xem xét các trường hợp nêu trên thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993, Thông tư số 53 TC/TCT ngày 13-7-1995, công văn số 732 TC/TCT ngày 01-4-1994 của Bộ Tài chính và thẩm quyền quy định cụ thể tại Thông tư này.

9. Định kỳ hàng quý và hàng năm, Tổng cục Hải quan tổng hợp và gửi báo cáo Bộ Tài chính số liệu và đánh giá tình hình miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan xử lý, thực hiện (theo mẫu số 2 kèm Thông tư này).

10. Tổ chức thực hiện:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo và hướng dẫn quy trình quản lý để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện và quản lý chặt chẽ, chống gian lậu làm thất thu cho Ngân sách Nhà nước và tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Những trường hợp xét hoàn thuế nêu trên đã phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành sẽ do Bộ Tài chính xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Việc quyết toán thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu bán phục vụ các đối tượng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế, theo quy định tại các Thông tư số 107 TC/TCT ngày 30-12-1993, số 98 TC/TCT ngày 30-12-1995 của Bộ Tài chính trong thời điểm từ tháng 1-1994 đến nay, đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo thực hiện kiểm tra và quyết toán hàng bán miễn thuế theo đúng chế độ và đối tượng đã quy định; Đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình quyết toán hàng bán miễn thuế cho các đơn vị. Doanh nghiệp được phép bán hàng miễn thuế phải gửi hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để xin miễn thuế chính thức theo quy định tại điểm 7 Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị Tổng cục Hải quan tập hợp và phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 84/1997/TT-BTC
Hanoi, November 13, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE AMENDMENT AND SUPPLEMENT TO SOME POINTS IN CIRCULAR No. 72A-TC/TCT OF AUGUST 30, 1993, CIRCULAR No. 107-TC/TCT OF DECEMBER 30, 1993 AND CIRCULAR No. 53-TC/TCT OF JULY 13, 1995 OF THE MINISTRY OF FINANCE ON IMPORT AND EXPORT DUTIES
Pursuant to Decree No. 54-CP of August 28, 1993 of the Government detailing the implementation of the Law on Import and Export Duties and the Law on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Import and Export Duties;
Pursuant to Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993, Circular No. 107-TC/TCT of December 30, 1993 and Circular No. 53-TC/TCT of July 13, 1995 of the Ministry of Finance;
Over the past few years Vietnam's import and export activities as well as regional and international trading situation has witnessed many changes, the trading forms have been expanded and especially the trend of international economic and trading integration amongst the different regions in the world has influenced our socio-economic development. These changes have affected our policies on trade and import and export duties, thus demanding a suitable tax system to ensure the production and business activities of enterprises as well as to bring into play the tax instrument as a lever for economic development, ensure sufficient revenues for the State budget. It is therefore necessary to issue a document guiding the amendment and supplement to the import and export duty policy in order to overcome problems and repeal regulations unsuitable to the reality for uniform implementation which has not yet been specified in any guiding documents.
After consulting the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the General Department of Customs, the Ministry of Finance hereby provides the following guidance on the amendment and supplement to a number of matters related to import and export duties:
1. Cases eligible for consideration of duty refunding
To supplement some points stipulated in Section VII, Circular 72A-TC/TCT of August 30, 1993 and Circular 53-TC/TCT of July 13, 1995 of the Ministry of Finance as follows:
1.1. To supplement some points of Circular No. 53-TC/TCT above: For goods which are materials and supplies imported for the production of goods for export:
The quotas of materials and supplies consumed in the production of goods for export shall be formulated by each enterprise and its director shall be accountable for the legal basis and preciseness of such quotas and register them with the tax agency (of the locality where the enterprise organizes the production of such goods) and the customs agency (where the enterprise fills the procedures for the import of materials and supplies and the export of products). The quota registration with the tax agency and the customs agency shall be done before filling the import procedures. On the basis of the registered raw materials and material quotas, the customs agency shall consider the refunding of the paid import duty (or the duty exemption) on the portion of materials and supplies already used during the production process corresponding to the quantity of exported products. If the registered consumption quota fails to accord the actual consumption, the enterprise shall have to immediately report it to the tax agency and the customs agency where such quota is registered, which shall serve as the basis for duty refunding upon the export of products. In cases where the enterprise fails to report such matter and if fraud is detected through inspection in the formulation of quotas, this shall be considered a fraudulence to evade tax and the enterprise shall have to pay all import duty arrears (the difference) and be fined in accordance with the Law on Import and Export Duties currently in force.
If the customs agency has any doubt about the consumption quotas of materials and raw materials for production of goods for export, it may request an expertise by an agency specialized in the management of such goods item to serve as the basis for considering import tax refunding for the enterprise.
Annually, the customs agency shall assume the prime responsibility and coordinate with the local tax agency in organizing the inspection of the consumption quotas of materials and supplies for the production of export products related to the refunding of import duty.
The duty refunding shall be only applicable to enterprises importing (in the form of direct import, entrusted import or on-the-spot import) materials and supplies for production by themselves or for sub-contracted production and receiving back products for export (in the form of direct export, entrusted export or on-the-sport export). All cases of purchase and sale of local materials and supplies in any form for production of finished products for export shall not be eligible for consideration of import duty refunding.
1.2. To supplement Item e, Point 1, Section VII of Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance: For the imported goods which are inconsistent with the already signed commercial contract, or, for an objective reason, must be re-exported back to the foreign party:
1.2.1. If the goods still remain in the storehouse or yard at the border gate under the supervision and management of the customs agency and are now allowed to be re-exported, the import and export duties thereon shall not be paid; Or if the import duty has been paid, it shall be refunded according to Point 1a, Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance.
1.2.2. If the goods are beyond the supervision and management of the customs agency, when they are re-exported, an amount of the paid import duty corresponding to the quantity of goods re-exported to the foreign party shall be refunded and the export duty shall not be paid provided that all the following conditions are met:
* The discovery of the inconsistency of the goods with the signed foreign trade contract or for an objective reason within 45 days from the date the enterprise receives goods from under the management of the customs agency at the border gate.
* The expertise result of the competent goods expertizing State agency (the third expertise) immediately upon the discovery of the goods' inconsistency.
The clear explanation for such inconsistency of the agencies (customs, Vinacontrol) which already expertized the imported goods.
The head of the unit shall have to report the matter to the local tax agency and the customs agency that processes the import procedures for the goods for supervision and management. Immediately after the goods expertizing agency finishes the re-expertise of the goods and discovers some inconsistencies, the customs agency shall have to seal up the goods until they are re-exported.
The dossier applying for import duty refunding and export duty exemption includes:
- A written request of the unit clearly stating the reason for re-exporting the goods back to the foreign seller (clearly certifying the inconsistency(ies) of the imported goods with the technical criteria, quality, quantity... defined in the already signed contract).
- The expertise documents of the goods expertising agencies in Vietnam upon the import of the goods and discovery of some inconsistencies with the contract.
- The certification and opinion of the customs agency that processes the import procedures for the goods and the local tax agency regarding the goods' inconsistencies with the contract.
- The foreign seller's written agreement to receive back the goods (or the foreign seller's notice of acceptance of the goods) clearly stating the reason for receiving back the goods.
- The customs declaration of import goods, having the customs agency's inspection and liquidation results therein.
- The customs declaration of export goods, having the customs agency's certification of the actual export of the goods therein clearly indicating the declaration form of the imported goods under which the goods are permitted to be re-exported.
- The receipt of the import duty payment issued by the customs agency.
- The goods import contract properly and legally signed with the foreign party
- The contract on the entrusted import or export if the goods are imported or exported in this way.
1.3. To supplement Item e, Point 1, Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance: For machinery, equipment and tools imported by the establishments and contractors that win bids for projects in Vietnam in service of the construction and installation work during the construction time and for machinery, equipment and tools which are hired or borrowed from abroad by Vietnamese enterprises in service of their production activities, with the Ministry of Trade's permission for their import in the form of "temporarily imported goods for re-export", the import duty already paid thereon shall be refunded according to Item e, Point 1, Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT above. An import duty shall be temporarily paid when such goods are imported and be refunded when they are re-exported out of the territory of Vietnam. The amount of to-be-refunded import duty shall be determined on the principle that the remaining use value of the machinery, equipment and tools at the time of re-export shall be calculated on the basis of the time they are used and left in Vietnam, more concretely as follows:
* For brand-new machinery, equipment and tools imported into the territory of Vietnam:
- If the time they are used and left in Vietnam is six months or less, the full amount of paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over six months to one year, 85% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over one year to two years, 70% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over two years to three years, 55% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over three years to four years, 40% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over four years to five years, 25% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is over five years, 15% of the paid import duty shall be refunded.
* For used machinery, equipment and tools allowed to be imported into the territory of Vietnam
- If the time they are used and left in Vietnam is six months or less, the full amount of paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over six months to one year, 80% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over one year to two years, 60% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is from over two years to three years, 45% of the paid import duty shall be refunded.
- If the time they are used and left in Vietnam is over three years 30% of the paid import duty shall be refunded.
If such goods are not re-exported, the importing enterprise shall have to pay fully the import duty arrears, be fined in accordance with the Law on Import and Export Duties and subject to an administrative sanction in the field of commerce.
The dossier applying for import duty refunding includes:
- A written request of the establishment for the refunding of the paid import duty or export duty (if any), clearly stating the reasons therefor.
- The competent level's document (or decision) on the bid winning (for contractors). The contract (or agreement) between the Vietnamese enterprise and foreign party on the hiring or borrowing of machinery and equipment in service of production.
- The Ministry of Trade's written permission for the import of equipment and tools, clearly indicating they are "temporarily imported for re-export".
- The customs declaration of import or export goods, having the customs agency's liquidation and certification therefor.
- The receipt of the duty import payment.
- The contract on the entrusted import or export (if the goods are imported or exported in this way).
In cases where contractors continue to win bids for construction or installation of other projects in Vietnam and they are permitted by the Ministry of Trade to use the above-mentioned machinery, equipment and tools in service of such projects and to fill the on-the-sport import or export procedures, they shall not have to pay import and export duties thereon (namely, they shall only pay the import duty when filling the procedures for importing for the first time the goods into the territory of Vietnam and be refunded such import duty when the goods are re-exported out of the territory of Vietnam).
1.4. To supplement Point e, Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance: For machinery and equipment (excluding cars of all kinds) owned by Vietnamese establishments and enterprises, which are temporarily exported abroad for repair or overhaul or which are temporarily exported and re-imported after being repaired by the foreign seller during the warranty period as agreed upon in the already signed foreign trade contract on the sale and purchase of machinery and equipment and are permitted by the Ministry of Trade as being "temporarily exported before re-imported" upon their import, the import and/or export duty thereon shall not be paid. The customs agency shall process the import or export procedure and oversee the temporarily exported goods until they are re-imported according to current regulations and issue a decision not to collect duty in these cases.
The conditions required for these cases include:
- A written request of the establishment or enterprise, clearly explaining the reasons or causes of taking the machinery and equipment abroad for repair together with the commitment to re-import them. This request must be certified by the superior agency.
- The lawfully and properly established contract for the repair of machinery and equipment between the establishment and the foreign party, clearly describing the state of the machinery and equipment to be repaired (quantity, value, serial number and sign, year of manufacture...); the list, quantity and value of the components and parts to be repaired; the state of the machinery and equipment when re-imported (quantity, value...); repair costs;...
- The fixed asset card of the machinery and equipment certified by the local tax agency which manages the enterprise.
- The written notice of the expertise result by the import and export goods expertizing agency permitted by the State.
- The Ministry of Trade's document to permit the establishment to temporarily export the machinery and equipment abroad for repair before re-importing them.
- The customs declaration of export goods with the border gate customs agency's certification of the goods inspection and liquidation.
- The customs declaration of import goods, having the border gate customs agency's certification and liquidation, clearly indicating the customs declaration for export goods according to which the goods are re-imported.
- The contract on the entrusted import or export if the goods are imported and exported in this way.
* For the cases defined in Item (1) above, when re-exporting or re-importing goods, the export or import procedures must be filled at the customs agency of the place where the goods were first imported or exported. If any act of evading import or export duty is discovered, the violator shall have to pay, apart from all duty arrears, a fine in accordance of the Law on Import and Export Duties currently in force.
2. To amend and replace Item d, Point 1, Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance as follows: For import goods with their quality, specifications and category inconsistent with the foreign trade contract signed with the foreign party due to the wrong delivery by the foreign party, accompanied with the competent State expertizing agency's expertise paper and the foreign party's confirmation, the Customs Department of the province or city directly under the Central Government shall base itself on the result of inspection of the actually imported goods to consider and permit the import of goods (if such goods are not in violation of the Ministry of Trade's and the General Department of Customs' regulations on import goods). At the same time, it shall recalculate the import duty to be paid so as to collect a duty amount according to the actually imported goods. If the establishment has paid an import duty in excess of the import duty amount recalculated according to the actually imported goods, it shall be refunded the excess amount.
In case the customs agency sees that the import goods may greatly affect the consumer's interests such as negatively affecting the living conditions and the environment, or the people's health, causing a poor quality of products..., it shall have to consult the Ministry of Trade which shall have to reply in writing to permit the import of such goods or compel the enterprise to re-export the goods back to the foreign seller.
3. To amend and replace Point 2, Section V, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance as follows:
For import and export goods of foreign-invested enterprises and parties to business cooperation contracts which should enjoy special investment incentives on the case-by-case basis, after having the written agreement from the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment may consider the exemption of import or export duty for each specific case in accordance with Article 63, Decree No. 12-CP of February 18, 1997 of the Government. The consideration of import duty exemption for each specific shipment of goods shall provisionally comply with the provisions in Circular No. 20-TC/TCT of March 16, 1995 of the Ministry of Finance.
4. To replace the group of words " the VINACONTROL agency" in Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance with the group of words "the import and export goods expertizing agencies permitted by the Vietnamese State" for dealing with import and export duties in accordance with Article 14, Decree No. 54-CP of August 28, 1993 of the Government detailing the implementation of the Law on Import and Export Duties and the Law on Amendments and Supplements to the Law on Import and Export Duties.
5. To supplement to the end of Section VII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance the following paragraph: For the cases eligible for consideration of import or export duty refunding by the Ministry of Finance (the State Budget Department), apart from compliance with the provisions of Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance, the following additional papers are required:
- A written request of the establishment to the Ministry of Finance (the State Budget Department) for refunding the amount of import or export duty to be refundable, clearly stating its account number at the bank where the transaction will be effected.
- The written document of the Customs Department of the province or city directly under the Central Government where the establishment fills the import or export procedures, requesting the Ministry of Finance to approve the refunding of the import or export duty to the establishment, clearly confirming the import or export duty amount already paid to the State Budget, the duty amount to be refunded...
- The voucher on the customs agency's payment of the import or export duty to the State budget (Account No. 741) certified by the State Treasury where the duty is paid. The State Treasury's certification must clearly indicate: The date of payment to the State budget, the amount paid to the State budget, the chapter, class, clause, item and category of the State budget classification and be affixed with the signature of the head of this State Treasury so that the Ministry of Finance can have the basis for checking and considering the refunding of the paid duty amount from the State Treasury to the payer.
- The dossier applying for duty refunding sent to the Ministry of Finance (the State Budget Department) must be the original or the copy certified by the State notary. For the documents which are not certified by the State notary, the requesting establishment must certify the copies by itself and be accountable for their legality and, at the same time, produce the original documents for the State Budget Department to compare them with the copies, then return the originals to the establishment.
6. To amend and supplement the fourth paragraph dash (-), Point 1, section VIII, Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993 of the Ministry of Finance regarding the procedure and competence to collect import and export duty arrears and impose fines on violations of the Law on Import and Export Duties for the cases where duty arrears are collected, as follows:
- For the cases where violations are discovered by the customs agency through inspection, such customs agency shall issue a decision to collect all duty arrears, impose fines and organize the fine collection according to current regulations.
- For the cases where the tax agency or the financial inspectorate inspects and discovers acts of evading import or export duty committed by enterprises, the director of the provincial/municipal Tax Department or the head of the financial inspectorate (of the provincial/municipal or higher level) shall have the power to issue a decision to collect all duty arrears and impose fines in accordance with the provisions of the Law on Import and Export Duties and the Law on Special Consumption Tax. the duty arrears and fines shall be collected as follows:
+ 100 (one hundred) per cent of the arrears of import and export duties or special consumption tax (if any) shall be paid to the central budget.
+ The fines and proceeds from the sale of confiscated goods (if any) shall be paid according to current regulations of the Ministry of Finance.
The amount of collected duty arrears and fines mentioned above shall be accounted into the revenue of the locality where duty arrears are collected, at the year-end, deductions for commendation shall be considered for any extra revenue in accordance with the provisions of the Law on the State Budget.
- For cases inspected and discovered by other agencies, such agencies shall make a dossier thereon and request the customs agency to issue a decision to collect duty arrears, impose fines and organize the collection of fines according to current regulations.
Establishments or individuals that have merits in discovering and collecting import and export duty arrears shall be entitled to rewards deducted therefrom according to Decree No. 22-CP of April 14, 1996 of the Government and Circular No. 45-TC/TCT of August 1, 1996 of the Ministry of Finance.
For cases where the tax agency or the financial inspectorate discovers and collects duty arrears, if, when calculating the import or export duty arrears to be collected, such agency faces any difficulty in determining the duty rate or price for tax calculation, it shall coordinate with the customs agency of the same level for settlement. In case the duty payer deliberately delays in paying the duty, the tax agency or the financial inspectorate may resort to, in coordination with the customs agency, the forcible measures prescribed in the Law on Import and Export Duties, in addition to the forcible measures specified in Circular No. 45-TC-TCT of August 1, 1996 of the Ministry of Finance.
7. Regarding the procedural dossier and competence to consider the exemption of import duty and special consumption tax (if any) on the import goods of enterprises and organizations which are permitted by the competent State agency to trade in duty-free goods for sale at duty-free shops to the following eligible customers:
- Departing passengers and passengers in transit (including handlers of the transport means and the crews thereof) at the international seaports, the international road and rail border gates in Vietnam.
- Passengers on board flights and flight crews.
- Departing passengers at down-town duty-free shops.
- Arriving passengers (including flight screws and stewards on board international flights) at several international airports. In this case Decree No. 17-CP of February 6, 1996 of the Government on the quotas of duty-free baggage for passengers of entry and exit ports shall apply.
- Diplomatic missions subject to Decree No. 73-CP of July 30, 1994 of the Government.
Specifically, the procedural dossier includes:
+ A written request for import duty exemption.
+ A permit issued by the competent State agency to allow the enterprise to trade in duty-free goods (one copy is required only when filling the import exemption procedure for the first time).
+ The import quota (or plan) allocated by the Ministry of Trade, clearly indicating the eligible customers of import duty-free goods.
+ The customs declaration for import goods with the customs office's certification of goods inspection and the calculated duty.
+ The duty notice of the customs office.
+ The foreign trade contract signed with the foreign party affixed with the registration stamp of the Import and Export Permits Granting Group, the Ministry of Trade.
+ The invoice, the packing list...
On the basis of the above-said dossier, within 7 (seven) days, the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) shall issue a decision on the temporary exemption of import duty and special consumption tax (if any). The customs office that processes the import procedures for the importing unit shall base itself on such decision of the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) to process the procedures and affix the stamp "Temporary duty-free goods" on the customs declaration. The supervision and management of import and export goods of duty-free shops shall comply with current regulations of the General Department of Customs.
The customs agency which directly manages duty-free shops shall have a book for supervision and inspection of duty-free shops in their sale. The General Department of Customs shall provide guidance on the supervision and inspection of the duty-free shops for uniform application throughout the country.
Quarterly (on the tenth day of the first month of the subsequent quarter), the units trading in duty-free goods shall have to report on the settlement of the sale of duty-free goods as well as the quantity of goods left in stock to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) and the General Department of Customs. The General Department of Customs shall have to direct the inspection and the final settlement of duty-free goods sale to the right objects under current regulations and the settlement of each batch of goods according to the customs declaration for import goods attached with the settlement report. If, thirty days after this deadline, the unit fails to send the settlement dossier, the provincial/municipal customs agency shall be entitled to cease processing the procedures for importing duty-free goods until the unit fully sends the settlement report.
After the customs agency has approved the settlement of the sale of duty-free goods, the unit shall have to send such settlement attached with a written request to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) for consideration and decision on the official exemption of import duty and special consumption tax (if any) for the batch of goods. Within 15 days from the date of receipt of the unit's full dossier applying for the official duty exemption and on the basis of the customs agency's settlement, the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) shall have to issue a written decision on the official duty exemption. Upon receiving the decision on the official duty exemption, the provincial/municipal customs agency and the customs agency that directly manages the duty-free shops shall compare these documents and process the procedures for liquidating the import duty amount.
In case the unit has goods in stock and it is permitted by the Ministry of Trade to sell such goods on the Vietnamese market, within 2 (two) days after the reason for duty exemption is changed, the unit shall have to declare it to the customs office for calculating and collecting fully import duty and special consumption tax (if any) arrears according to current regulations.
For the goods imported for sale at duty-free shops, if they are sold to the people other than those eligible for duty exemption or sold on the Vietnamese market without the permission of the Ministry of Trade, all of these acts shall be considered tax evasion and all import duty and special consumption tax (if any) already exempted shall be paid together with a fine of two to five times the evaded duty amount.
8. The competence to deal with the above-mentioned cases shall comply with the provisions of Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993, Circular No. 53-TC/TCT of July 13, 1995, Official Dispatch No. 732-TC/TCT of April 1, 1994 of the Ministry of Finance as well as the competence concretely defined in this Circular.
9. Every quarter and every year, the General Department of Customs shall sum up and send to the Ministry of Finance the reports on the data and situation of exemption, reduction and refunding of import and export duties and special consumption tax (if any) on import goods that the customs agency has the competence to deal with.
10. Organization of implementation:
This Circular takes effect 15 days after the date of its signing. All earlier provisions which are contrary to the provisions of this Circular shall be annulled. The Ministry of Finance requests the General Department of Customs to direct and guide the managerial process so that the Customs Departments of the provinces and cities directly under the Central Government can implement it, exercise a tight management, combat frauds and losses of State budget revenues and avoid causing inconveniences to enterprises.
The above-said cases of duty refunding which arise prior to the effective date of this Circular shall be dealt with by the Ministry of Finance on the case-by-case basis.
For the financial settlement of import duty and special consumption tax on import goods for sale to the people eligible for duty exemption at duty-free shops from January 1994 until now in accordance with the provisions of Circular No. 107-TC/TCT of December 30, 1993 and Circular No. 98-TC/TCT of December 30, 1995 of the Ministry of Finance, the General Department of Customs is requested to direct the inspection and settlement of the sale of duty-free goods according to the prescribed regime and customers and, at the same time, to sum up and report to the Ministry of Finance the situation of the financial settlement of the sale of duty-free goods for units. The enterprises which are permitted to sell duty-free goods shall have to send to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) the dossier applying for the official duty exemption as prescribed in Point 7 of this Circular.
In the course of implementation, any arising problems should be summed up and fully reported to the Ministry of Finance for consideration, study and further guidance.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE VICE MINISTER




Vu Mong Giao
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 84/1997/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe