Thông tư 76/2010/TT-BTC về lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 76/2010/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 76/2010/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 17/05/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 76/2010/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 76/2010/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ,
LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (tại Công văn số 636/BKHCN-KHTC ngày 30/3/2010), Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, chứng chỉ nhân viên bức xạ và chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (sau đây gọi tắt là cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ) phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử (dưới đây gọi tắt là cơ quan thu phí, lệ phí) có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Thu, nộp phí, lệ phí
1. Đối tượng nộp phí, lệ phí phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này ngay khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí phải cấp biên lai thu phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí.
3. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng đồng Việt Nam.
4. Cơ quan thu phí, lệ phí được mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc nhà nước nơi thu, nộp để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí thu được.
Điều 3. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí
Phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
1. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 85% (tám mươi lăm phần trăm) số tiền phí thu được trước khi nộp ngân sách nhà nước để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc thẩm định và thu phí theo những nội dung, công việc dưới đây trong trường hợp những nội dung, công việc này chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo, cụ thể như sau:
- Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí) cho người lao động trực tiếp thực hiện công việc có liên quan, trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
- Chi mua sắm, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và khấu hao tài sản cố định để thực hiện thẩm định, cấp giấy phép, giấy đăng ký, chứng chỉ và thu phí, lệ phí. Các khoản mua sắm tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc được lấy từ nguồn khấu hao tài sản cố định;
Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, xăng xe, công tác phí và các khoản chi khác như in ấn, mua các mẫu đơn, giấy phép, giấy đăng ký, hóa đơn và các ấn phẩm khác;
- Chi phí thuê văn phòng làm việc, thuê khoán chuyên môn, thuê dịch vụ tra cứu, cung cấp thông tin, thuê dịch thuật, thuê thẩm định;
- Chi phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan; chi phí tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ; chi phí thực hiện đề tài, đề án hoàn thiện quy trình, thủ tục cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ;
- Chi phí cho việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ;
- Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện thẩm định, cấp giấy phép, giấy đăng ký, chứng chỉ và thu phí, lệ phí trong cơ quan theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước sau khi đảm bảo các chi phí theo quy định tại điểm này.
Hàng năm, cơ quan thu phí, lệ phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí được trích để lại trong năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi tiêu theo chế độ quy định.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp 100% (một trăm phần trăm) tiền lệ phí và 15% (mười lăm phần trăm) tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Thông tư này thay thế Quyết định số 38/2006/QĐ-BTC ngày 24/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí về Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Quản lý thuế.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây