Thông tư 38/2017/TT-BTNMT xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

thuộc tính Thông tư 38/2017/TT-BTNMT

Thông tư 38/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định phương pháp quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38/2017/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Linh Ngọc
Ngày ban hành:16/10/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Quy định phương pháp quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Thông tư số 38/2017/TT-BTNMT ngày 16/10/2017.
Theo Thông tư thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/ đơn vị trữ lượng). Trong đó: Giá thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên); Hệ số quy đổi được xác định phụ thuộc vào chất lượng khoáng sản hoặc giá tính thuế tài nguyên hoặc hệ số nở rời.

Hệ số quy đổi bằng 01 áp dụng trong trường hợp: Giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (là khoáng sản sau khai thác, ví dụ: Đá khối làm ốp lát; các loại nước khoáng, than sạch trong nguyên khai…); Giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh ban hành có mức giá theo quặng kim loại tương ứng với trữ lượng khoáng sản được cấp ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản là quặng kim loại.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/11/2017.

Từ ngày 15/02/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 24/2019/TT-BTNMT.

Xem chi tiết Thông tư38/2017/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

Số: 38/2017//TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2017

Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định phương pháp quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết khoản 5 Điều 69 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và các cơ quan nhà nước có liên quan đến thực hiện công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều 3. Xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Công thức xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G):
G = Gtn x Kqđ
Trong đó:
a) G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng);
b) Gtn là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành có hiệu lực tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên);
c) Kqđ là hệ số quy đổi được xác định từ giá tính thuế tài nguyên (đơn vị là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên) sang giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị là đồng/đơn vị trữ lượng).
2. Nguyên tắc xác định hệ số quy đổi Kqđ:
a) Hệ số quy đổi Kqđ được xác định phụ thuộc vào chất lượng khoáng sản hoặc giá tính thuế tài nguyên (Gtn) quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc hệ số nở rời (Hn) quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Các trường hợp phải xác định hệ số quy đổi Kqđ được quy định tại Điều 4 Thông tư này; trường hợp áp dụng hệ số quy đổi Kqđ bằng 1 (Kqđ = 1) được quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Việc xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với từng nhóm, loại khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này;
d) Hệ số quy đổi Kqđ được làm tròn và lấy đến số thập phân thứ ba;
Ví dụ: Kqđ = 0,2532133, được làm tròn Kqđ = 0,253.
đ) Các thông số khi xác định hệ số quy đổi Kqđ được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các thông số khi xác định hệ số quy đổi Kqđ bao gồm:
a) Cm là hàm lượng kim loại trung bình trong mỏ được xác định bằng tổng trữ lượng kim loại chia (:) cho tổng trữ lượng quặng kim loại được ghi trong Quyết định do Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, cụ thể theo công thức:
Cm = Qkl : Qq
Trong đó:
- Qkl là tổng trữ lượng kim loại được phê duyệt;
- Qq là tổng trữ lượng quặng kim loại ghi trong quyết định phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
Ví dụ: Quyết định phê duyệt trữ lượng ghi là 1.936.000 (tấn) quặng đồng nguyên khai tương ứng với trữ lượng kim loại Cu là 20.659 (tấn). Căn cứ công thức nêu trên, hàm lượng Cm được tính như sau:
Cm = 20.659 (tấn) : 1.936.000 (tấn) x 100% ≈ 1,067% (đã làm tròn)
b) Cmax là hàm lượng kim loại lớn nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Cmin là hàm lượng kim loại nhỏ nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
d) C là hàm lượng kim loại được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
đ) Ctq là hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng để xác định giá tính thuế tài nguyên;
e) Hn là hệ số nở rời để chuyển đổi thể tích từ trạng thái tự nhiên (khoáng sản chưa khai thác trong lòng đất) sang trạng thái nguyên khai (khoáng sản nguyên khai) được xác định theo đặc tính cơ lý của từng loại, nhóm khoáng sản và được làm tròn đến số thập phân thứ ba;
Ví dụ: Hn = 1,475128, được làm tròn Hn = 1,475.
g) D là thể trọng tự nhiên của khoáng sản (khối lượng khoáng sản ở trạng thái tự nhiên trên một đơn vị thể tích) được xác định trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt.
Điều 4. Trường hợp phải xác định hệ số quy đổi Kqđ
1. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành không có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác).
2. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác) nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng khoáng sản được cấp phép.
Ví dụ: Trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác (trong lòng đất) có đơn vị là m3 (hoặc tấn), trong khi khoáng sản nguyên khai sau khai thác (đã nở rời) có đơn vị là m3.
Điều 5. Trường hợp áp dụng hệ số quy đổi Kqđ bằng 1 (Kqđ = 1)
Hệ số quy đổi Kqđ bằng 1 (Kqđ = 1) được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác).
Ví dụ: đá khối làm ốp lát; các loại nước khoáng; than sạch trong nguyên khai; cao lanh nguyên khai.
2. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá theo quặng kim loại tương ứng với trữ lượng khoáng sản được cấp ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản là quặng kim loại.
Cách xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho trường hợp này được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Điều 6. Xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với nhóm khoáng sản kim loại
1. Công thức xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với các trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khoảng hàm lượng quặng kim loại:
a) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong mỏ (Cm) nằm trong các khoảng hàm lượng quặng kim loại đó thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng (=) giá tính thuế tài nguyên đã ban hành tương ứng ở khoảng hàm lượng quặng kim loại này, cụ thể theo công thức sau:
Kqđ = 1
Ví dụ: giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN được ban hành theo các khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) như sau:
Bảng 1

STT

Loại khoáng sản

Giá tính thuế TN (đồng/tấn)

1

Quặng sunfua chì - kẽm (hàm lượng chì + kẽm <>

1.100.000

2

Quặng sunfua chì - kẽm 10% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) <>

1.200.000

3

Quặng sunfua chì - kẽm 15% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) <>

1.500.000

4

Quặng sunfua chì - kẽm 20% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) <>

2.500.000

5

Quặng sunfua chì - kẽm (hàm lượng Pb+Zn ≥ 25%)

3.000.000

Sau khi xác định Cm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư này, nếu mỏ A1 có hàm lượng kim loại sunfua chì - kẽm trung bình trong mỏ Cm = 16,8% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) từ 15% đến 20% là 1.500.000 đồng/tấn (Mục 3 Bảng 1 nêu trên); tương tự nếu mỏ A2 có hàm lượng kim loại sunfua chì - kẽm trung bình trong mỏ Cm = 24,5% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) từ 20% đến 25% là 2.500.000 đồng/tấn (Mục 4 Bảng 1 nêu trên).
b) Trường hợp hàm lượng thực tế kim loại trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) lớn hơn hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi Kqđ được xác định bằng hàm lượng thực tế kim loại trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax), cụ thể theo công thức:
Kqđ = Cm : Cmax
Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ B có hàm lượng thực tế kim loại sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) trung bình là Cm = 26%; trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) lớn nhất là 25% (Mục 5 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số Kqđ được xác định là:
Kqđ = 26% (Cm) :  25% (Cmax) = 1,040
c) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) nhỏ hơn hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi Kqđ xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin), cụ thể theo công thức:
Kqđ = Cm : Cmin
Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ X có hàm lượng thực tế kim loại sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) trung bình Cm = 8%, trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) nhỏ nhất là 10% (Mục 1 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số Kqđ được xác định là:
Kqđ = 8% (Cm) : 10% (Cmin) = 0,800
2. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ quy định mức giá duy nhất cho một giá trị hàm lượng quặng kim loại (C) thì hệ số quy đổi Kqđ xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại (C), cụ thể theo công thức:
Kqđ = Cm : C
Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ D có hàm lượng kim loại thiếc (Sn) thực tế trung bình trong mỏ là Cm = 0,41%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh NA ban hành được quy về hàm lượng quặng kim loại thiếc (Sn) là 70%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = 0,41% (Cm) : 70% (C) = 0,006 (làm tròn)
3. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo tinh quặng kim loại thì hệ số quy đổi Kqđ xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng (Ctq), cụ thể theo công thức:
Kqđ = Cm : Ctq
Ví dụ : quặng đồng mỏ E có hàm lượng trung bình trong mỏ là Cm = 1,2% Cu, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh YB ban hành theo tinh quặng đồng (Cu) có hàm lượng trung bình là Ctq = 25,6%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = 1,2% (Cm) : 25,6% (Ctq) = 0,047 (làm tròn)
4. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho nhiều kim loại, tinh quặng hoặc hợp phần có ích thì công thức xác định hệ số quy đổi Kqđ được xác định tương tự đối với mỗi một kim loại hoặc hợp phần có ích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Ví dụ: Mỏ wonfram - đa kim được cấp phép khai thác Wolfram, Flourspar, Đồng, Bismut, bảng giá tính thuế tài nguyên có giá xác định theo tinh quặng đối với Wolfram, Flourspar, Đồng và giá theo kim loại đối với Bismut. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ theo từng hợp phần có ích được xác định theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2

Hợp phần có ích

Hàm lượng trung bình trong mỏ (Cm)

Hàm lượng tinh quặng trong bảng giá tính thuế tài nguyên

Kqđ

Vonfram (WO3)

0,2%

60%

0,003

Flourspar (CaF2)

8,08%

97%

0,083

Đồng (Cu)

0,18%

20%

0,009

Bismut (Bi)

0,1%

70%

0,001

Điều 7. Xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với nhóm khoáng sản không kim loại
1. Công thức xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành là giá khoáng sản nguyên khai nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng:
a) Giá tính thuế tài nguyên là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép khai thác là m3 (m3 trong lòng đất), hệ số quy đổi Kqđ  được xác định theo công thức sau:
Kqđ = Hn
Ví dụ: đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường là khoáng sản rắn khi khai thác phải nổ mìn (đá cứng đã nổ mìn tơi), trong khi tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi, Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số Hn có giá trị trung bình bằng 1,475. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = Hn =1,475
b) Giá tính thuế tài nguyên là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép là tấn (tấn trong lòng đất), hệ số quy đổi Kqđ được xác định theo công thức sau:
Kqđ = Hn : D
Ví dụ: theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, mỏ đá vôi xi măng có thể trọng tự nhiên là D = 2,68, trong khi hệ số nở rời đối với đá vôi xi măng (đá cứng đã nổ mìn tơi) là Hn = 1,475. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = Hn : D = 1,475 : 2,68 = 0,550 (làm tròn)
2. Công thức xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho khoáng sản không kim loại theo hợp phần có ích là tỷ lệ phần trăm được xác định tương tự quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Ví dụ: Mỏ cao lanh - pyrophilit có hàm lượng Al2O3 trung bình thực tế theo quyết định phê duyệt trữ lượng là Cm = 20,16%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh QN ban hành đối với đá caolanh - pyrophilit có hàm lượng Al2O3Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = 20,16% (Cm) : 25% (C) = 0,806 (làm tròn)
3. Hệ số nở rời Hn trong các công thức xác định Kqđ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trong trường hợp khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản mà chưa có hệ số nở rời thì áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi.
Điều 8. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2017.
2. Các Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp kể từ ngày Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì việc xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng Thông tin
điện tử Bộ TN&MT;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, PC, ĐCKS, B(80b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Linh Ngọc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT 

Circular No. 38/2017/TT-BTNMT dated October 16, 2017 of the Ministry of Natural Resources and Environment on methods for conversion from taxable price of resource royalty for determining price used for calculating fees for granting the mineral right

Pursuant to Law on mineral No. 60/2010/QH12 dated November 17, 2010;

Pursuant to Law on resource royalty No. 45/2009/QH12 dated November 25, 2009 and Law on amendments to certain article of tax laws No. 71/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 203/2013/ND-CP dated November 28, 2013 calculation methods and fees for granting the mineral right;

Pursuant to the Government’s Decree 158/2016/ND-CP dated November 29, 2016 providing guidelines for certain articles of Law on mineral;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2017/ND-CP dated April 04, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the request of Director of the Vietnam General Department of Geology and Minerals and Director of Legal Affairs;

The Minister of Natural Resources and Environment promulgates the Circular on methods for conversion from taxable price of resource royalty for determining price used for calculating fees for granting the mineral right.

Article 1. Scopeof adjustment

This Circular provides guiding the Clause 5 Article 69 of the Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP dated November 11, 2016 on guidelines for certain articles of Law on mineral.

Article 2.Subject of application

This Circular applies to:

1. Mineral authorities and other regulatory authorities engaged in calculation of fees for granting the mineral right.

2.Organizations and individuals extracting minerals.

Article 3. Determination of prices used for calculating fees for granting the mineral right

1.Formula for determining price used for calculating fees for granting the mineral right (G):

G = Gtnx Kqd

In which:

a) G: price used for calculating fees for granting the mineral right which is converted from the taxable price of resource royalty (hereinafter referred to as “taxable price”) in accordance with regulations of law on resource royalty at the time of calculation of fee for granting the mineral right (unit: VND/unit of mineral reserve)

b)Gtn: the taxable price which is issued by the People s Committee of a province and is applicable at the time of calculation of fee for granting the mineral right (unit: VND/unit of resources);

c) Kqd: the coefficient of conversion from the taxable price (unit: VND/unit of resources) to price used for calculating fee for granting the mineral right (VND/ unit of mineral reserve) (hereinafter referred to as “conversion coefficient”).

2.Principle for determining Kqd:

a) Kqdshall depend on mineral quality or the taxable price prescribed in Point b Clause 1 or theloose coefficient (Hn) prescribed in Point e Clause 3 of this Article;

b) Cases requiring determination of Kqdare specified in Article 4 of this Circular and Kqdshall be equal to 1 in the cases prescribed in Article 5 of this Circular;

c) Determination of Kqd of each mineral group or type shall comply with regulations in Articles 6 and 7 of this Circular;  

d)Kqdshall be rounded to the nearest one thousandth;

Example:If Kqdwhich is 0.2532133, it shall be rounded into 0.253

dd) Parameters for determiningKqdare prescribed in Clause 3 of this Article.

3.Parameters for determining Kqdinclude:

a) Cm: the average content of metal in a mine which shall be determined by dividing total metal reserves by total reserves of metal ores specified in the approval decision issued by the council of national mineral reserve assessment or People’s Committee of the province or specified in the report on mineral exploration and is calculated as follows:

Cm= Qkl: Qq

Where:

-Qkl: the approved total metal reserve;

-Qq: total reserve of metal ores specified in the approval decision or report on results of mineral exploration.

Example: The approval decision for the metal reserve specifies that the reserve of copper ores is 1,936,000 metric tons and the copper reserve is 20,659 metric tons.  According to the above-mentioned formula, the average content of copper (Cm) shall be calculated as follows:

Cm=20,659 (metric tons): 1,936,000 (metric tons) x 100% ≈ 1.067% (rounded)

b) Cmaxis the maximum metal content specified in the taxable price list issued by the People’s Committee of the province;

c) Cminis the minimum metal content specified in the taxable price list issued by the People’s Committee of the province;

d) C is the metal content specified in the taxable price list issued by the People’s Committee of the province;

dd) Ctqis the average content of metal in ore concentrates used for determining the taxable price;

e) Hnis the loose coefficient of volume conversion from the natural state (minerals that have not been extracted from the ground) to the crude state (crude minerals) which is determined according to the physical and mechanical properties of each mineral type or group and rounded to the nearest one thousandth;

Example: If Hnis 1.475128, it will be rounded into 1.475.

g) D: the natural weight of a mineral (equal to quantity of this mineral in natural state divided by a volume unit) which is specified in the approved report on results of mineral exploration.

Article 4. Cases requiring determination of Kqd

1.Prices of crude minerals are not specified in the taxable price list issued by the People s Committee of the province.

2.The taxable price list issued by the People s Committee of the province contains the prices of crude minerals but its measurement unit is not the same as those of the licensed mineral reserve.

Example: Unit of the mineral reserve allowed to be extracted (underground) is m3or metric ton while the unit of crude minerals (loosened) is m3.

Article 5. Cases in which Kqdequals 1

Kqdwill equal 1 if:

1.The taxable price list issued by the People s Committee of the province contains prices of crude minerals.

For example:Ashlars, mineral water, crude coal; crude kaolin

2.The taxable price issued by the People s Committee of the province contains prices determined according to metal ores and corresponding to the metal reserve specified in the license to extract minerals.

The price used for calculating fees for granting the mineral right in this case shall be calculated in accordance with regulations in Point a Clause 1 Article 6 of this Circular.    

Article 6. Determination of Kqdof metal ores

1.Formula for determining Kqdin the cases where thePeople’s Committee of a province issuestaxable prices according to the content of metal ores:

a) If the average actual content of a metal in a mine (Cm) falls within its certain limits, the price used for calculating fees for granting the mineral right shall be equal to the issued taxable price corresponding to the limits on content of this metal ore and calculated as follows:

Kqd= 1

Example: The People’s Committee of TN province issues the taxable price list according to limits on content of lead-zinc ore which is specified as follows:

Table 1

No.

Mineral type

Taxable price (VND/metric ton)

1

Lead-zinc ore whose content of lead and zinc is under 10%

1,100,000

2

Lead-zinc ore whose content of lead and zinc is from 10 % to under 15%

1,200,000

3

Lead-zinc ore whose content of lead and zinc is from 15 % to under 20%

1,500,000

4

Lead-zinc ore whose content of lead and zinc is from 20 % to under 25%

2,500,000

5

Lead-zinc ore whose content of lead and zinc is at least 25%

3,000,000

After Cmis determined in accordance with Point a Clause 3 Article 3 of this Circular, if the mine A1has Cm of lead and zinc equal to 16.8%, the price used for calculating fees for granting the mineral right will be equal to the taxable price corresponding to the content from 15% to under 20% and equal 1,500,000 VND per metric ton (specified in section 3 of the abovementioned table). Similarly, if the mine A2has Cmof lead and zinc equal to 24.5 %, the price used for calculating fees for granting the mineral right shall be equal to the taxable price corresponding to the content from 20% to under 25% and equal 2,500,000 VND per metric  ton (specified in section 4 of the above-mentioned table).

b) If Cmspecified in the approval decision is greater than Cmaxspecified in the taxable price list,Kqdwill be equal to Cmdivided by Cmax(Kqd= Cm: Cmax)

Example: According to the approval decision, the mine B has Cmof lead and zinc equal to 26% while Cmaxof lead and zinc is 25% (specified in section 5 of the above-mentioned table) Kqdshall be determined as follows:

Kqd= 26% (Cm) :  25% (Cmax) = 1.040

c) If Cmspecified in the approval decision is less than Cminspecified in the taxable price list, Kqdwill be equal to Cmdivided by Cmin(Kqd= Cm: Cmin)

Example: According to the approval decision, the mine X has Cmof lead and zinc equal to 8% while Cminof lead and zinc specified in section 1 of the above-mentioned table is 10%.  Kqdshall be determined as follows:

Kqd= 8% (Cm): 10% (Cmin) = 0.800

2.If the taxable price list issued by thePeople’s Committee of the province only specifies a fixed price for the content of metal ores (C), Kqdwill be equal to Cmdivided by C(Kqd= Cm: C)

Example: According to the approval decision, the mine D has Cmof tin (Sn) equal to 0.41 % while content of tin specified in the taxable price issued by the People s Committee of the NA province is 70%.  Kqdshall be specified as follows:

Kqd= 0.41% (Cm): 70% (C) = 0.006 (rounded)

3.If the People’s Committee of the province issues its taxable price list according to metal ore concentrates, the Kqdwill be equal to Cmdivided by the average content of metal in ore concentrates (Ctq) (Kqd= Cm: Ctq)

Example: The mine E has the Cmof cooper equal to 1.2% while the Ctqof copper specified in the taxable price list issued according to copper ore concentrates is 25.6% Kqdshall be determined as follows:

Kqd= 1.2% (Cm): 25.6% (Ctq) = 0.047 (rounded)

4.If the People’s Committee of the province issues the taxable price list for multiple metals, ore concentrates or useful components, the formula for determiningKqdwill be similar to those for determiningKqdof each metal or useful component prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Example: A tungsten and multi-metal mine is licensed to extract tungsten, fluorite, copper and bismuth. The taxable price list contains taxable prices determined according to ore concentrates regarding tungsten, fluorite and copper the price determined according to metal regarding bismuth. Kqdshall be determined according to each useful component and specified in the following table:

Table 2

Useful component

Cm

Content of ore concentrates specified in the taxable price list

Kqd

Tungsten (WO3)

0.2%

60%

0.003

Fluorite (CaF2)

8.08%

97%

0.083

Copper (Cu)

0.18%

20%

0.009

Bismuth (Bi)

0.1%

70%

0.001

Article 7. Determination of conversion coefficient (Kqd) of non-metal ores

1.Formula for determining Kqdin the cases where the taxable price issued byPeople’s Committee of a province is the price of crude mineral but its unit is not the same as those of its reserve shall be specified as follows:

a) If unit of taxable price (price of crude mineral) is VND/m3but the unit of licensed reserve is m3(underground m3), Kqdshall be determined as follows:

Kqd= Hn

Example: Rocks used as building materials are commonly derived from solid minerals requiring blast during their extraction (loosened rocks). In Appendix C –table C1on coefficient of volume conversion from natural soil to loosened soil prescribed in the national standard No. TCVN 4447:2012, Hnis 1.475. Kqdshall be determined as follows:

Kqd= Hn=1.475

b) If unit of the taxable price (price of crude mineral) is VND/m3but unit of licensed reserve is metric ton, Kqdshall be determined as follows: 

Kqd= Hn: D

Example: According to the approved report on results of mineral exploration, a limestone mine has D (natural weight of limestone) = 2.68 and Hnof loosened limestone is 1.475. Kqdis determined as follows:

Kqd= Hn: D = 1.475 : 2.68 = 0.550 (rounded)

2.Formula for determining Kqdin the cases where the People’s Committee of a province issues the taxable price list for nonmetals according to rates of their useful component shall be similar to those prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

Example: A kaolin-pyrophyllite mine which has Cmof Aluminium oxide (Al2O3) specified in the approval decision equal to 20.16% while the People s Committee of QN province issues the taxable price list for kaolin-pyrophyllite whose content of Aluminum oxide is less than 25% (C).  Kqd shall be determined as follows:

Kqd= 20.16% (Cm) : 25% (C) = 0.806 (rounded)

3.Hnmentioned in the formulas for determining Kqdprescribed in Points a and b Clause 1 of this Article shall be determined in the report on results of mineral exploration whose mineral reserves have been approved by the competent authority. If the mineral extraction is allowed to be carried out in an area which has no Hn, regulations in Appendix C Table C1 on coefficient of volume conversion from natural soil to loosened soil of the national standard No. TCVN 4447:2012 promulgated by the Ministry of Science and Technology will be applied.

Article 8. Effect and implementation

1.This Circular takes effect on November 30, 2017.

2.Regarding licenses to extract minerals that have been issued by competent authorities from the day on which the Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP comes into force to the day on which this Circular comes into force, prices used for calculating fees for granting the mineral right shall be determined in accordance with this Circular.

3.The Vietnam General Department of Geology and Minerals shall take responsibility for providing instructions on and accelerating inspections of implementation of this Circular.

4.Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committee and relevant organization and individuals shall take responsibility for implementing this Circular.

Any problem arising during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for research and amendments.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Linh Ngoc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 38/2017/TT-BTNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất