Thông tư 174/2015/TT-BTC kế toán nghiệp vụ thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 174/2015/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 174/2015/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/11/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/11/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định của Thông tư này, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế xuất, nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp phải đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật kế toán. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm triển khai xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất, nhập khẩu và áp dụng thực hiện trong các đơn vị hải quan từ ngày 01/01/2017.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chi tiết yêu cầu đối với kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể: Phản ánh thông tin, số liệu kế toán thuế xuất, nhập khẩu rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đúng thời gian quy định; Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán và báo cáo kế toán; Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước; Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Xem chi tiết Thông tư174/2015/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 174/2015/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ VÀ THU KHÁC
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật kế toán;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các công việc có liên quan đến kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Thông tư này áp dụng cho các đơn vị hải quan gồm Tổng cục Hải quan; Cục hải quan và các đơn vị tương đương, Chi cục hải quan và các đơn vị tương đương trong việc thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Trường hợp người nộp thuế nộp bằng ngoại tệ thì tỷ giá hạch toán số ngoại tệ đã nộp theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng tại thời điểm Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách.
Trường hợp các chứng từ điều chỉnh ngân sách nhà nước năm trước phát sinh sau khi cơ quan hải quan đã đóng kỳ kế toán năm trước thì hạch toán vào kỳ kế toán năm hiện hành.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Định kỳ các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra đối chiếu số liệu phát sinh trong kỳ kế toán trước khi đóng kỳ kế toán. Đảm bảo số liệu theo dõi chi tiết của bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế phải phù hợp với số liệu tổng hợp của bộ phận kế toán khi đóng kỳ kế toán.
Cập nhật đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh vào sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
Phản ánh thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác.
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục theo kỳ kế toán hiện hành; số liệu kỳ này phải kế tiếp theo số liệu của kỳ trước.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, phù hợp với các chỉ tiêu quản lý thuế; phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán.
Bảng kê phải có chữ ký của người lập và phụ trách bộ phận lập bảng kê (bảng kê điện tử phải có chữ ký số), người lập bảng kê có trách nhiệm lưu trữ quản lý chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật thuế, pháp luật hải quan.
Thông tin trên bảng kê phải phù hợp với thông tin trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế, phản ánh đúng hiện trạng, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bộ phận kế toán lập chứng từ ghi sổ theo quy định, hạch toán phản ánh nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẫu bảng kê chứng từ được hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này, ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức biểu mẫu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý tài chính, thuế của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng đơn vị kế toán biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng, do: Các khoản tiền mặt nhập quỹ; Số tiền mặt thừa quỹ được phát hiện khi kiểm kê quỹ.
Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm, do: Các khoản tiền mặt xuất quỹ; Số tiền mặt thiếu hụt quỹ được phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ
Tài khoản 111- Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 11101- Tiền thuế;
- Tài khoản 11102- Tiền khác.
Bên Nợ: Các khoản tiền đã gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng
Bên Có: Khoản tiền đã rút ra hoặc chuyển đi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng
Số dư bên Nợ: Số tiền hiện còn gửi ở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng.
Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, có 5 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 11201 - Tiền gửi của hải quan tại Kho bạc;
- Tài khoản 11202 - Tiền gửi Ngân hàng;
- Tài khoản 11203 - Tiền gửi tạm giữ của Bộ Tài chính;
- Tài khoản 11204 - Tiền gửi phí, lệ phí thu hộ;
- Tài khoản 11209 - Tiền gửi khác.
Bên Nợ: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp phải thu, quyết định hoàn nộp thừa.
Bên Có: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp đã thu.
Số dư bên nợ: Số phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp còn phải thu.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 133 - Phải thu tiền phạt, chậm nộp có 4 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13301- Thu chậm nộp thuế
- Tài khoản 13302- Phạt VPHC
- Tài khoản 13303- Thu chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 13399- Khác.
Bên Nợ:
- Số thuế tạm thu phải thu của người nộp thuế;
- Số thuế tạm thu nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế;
- Điều chỉnh số thuế tạm thu phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm).
Bên Có:
- Số thuế tạm thu đã nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;
- Số thuế tạm thu không phải thu theo quyết định không thu thuế tạm thu hoặc các trường hợp có quyết định miễn, giảm nghĩa vụ phải nộp thuế tạm thu của người nộp thuế;
Số dư bên Nợ: Số thuế tạm thu còn phải thu.
Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp thuế nộp thừa chưa xử lý.
Tài khoản 137 - Phải thu về thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 13701- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 13702- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 13703- Thuế GTGT
- Tài khoản 13704- Thuế TTĐB
- Tài khoản 13705- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 13706- Thuế BVMT
- Tài khoản 13707- Thuế tự vệ
- Tài khoản 13708- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 13709- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 13799- Thuế tạm thu khác.
Bên Nợ:
- Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước;
- Số thuế chuyên thu, thuế tạm thu cơ quan hải quan đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Bên Có:
- Kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu trong kỳ;
- Kết chuyển số thuế chuyên thu, tạm thu nộp thừa vào ngân sách nhà nước đã được hoàn trả cho người nộp thuế từ ngân sách nhà nước.
Số dư bên Có: Phản ánh số thuế chuyên thu còn phải thu nộp ngân sách nhà nước;
Số dư bên Nợ: Phản ánh số thuế chuyên thu và thuế tạm thu ngân sách nhà nước còn phải trả lại người nộp thuế.
Tài khoản 331- Thanh toán với NSNN về thuế, có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33103- Thuế GTGT
- Tài khoản 33104- Thuế TTĐB.
- Tài khoản 33105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33106- Thuế BVMT
- Tài khoản 33107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33199- Khác.
Bên Nợ: Số tiền phạt, tiền chậm nộp, tiền bán hàng tịch thu, tiền bán hàng tồn đọng đã nộp vào ngân sách nhà nước được tính vào số thu của cơ quan hải quan;
Bên Có: Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp, số thu bán hàng tịch thu, tiền bán hàng tồn đọng phải thu vào ngân sách nhà nước; Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa đã hoàn từ ngân sách nhà nước.
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền phạt, tiền chậm nộp còn phải thu nộp ngân sách nhà nước.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền phạt, tiền chậm nộp nộp thừa ngân sách nhà nước còn phải trả lại người nộp thuế.
Tài khoản 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác, có 06 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33301- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 33302- Tiền phạt VPHC
- Tài khoản 33303- Tiền chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 33306- Thu bán hàng tịch thu
- Tài khoản 33307- Thu bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 33399- Thu khác.
Bên Nợ: Số tiền thuế hoặc các khoản khác người nộp thuế phải nộp được Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách.
Bên Có: Kết chuyển số tiền đã được ghi thu, ghi chi ngân sách.
Số dư: Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 334- Ghi thu ngân sách có 10 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 33401- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33402- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33403- Thuế GTGT
- Tài khoản 33404- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33405- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33406- Thuế BVMT
- Tài khoản 33407- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33408- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33409- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33499- Khác.
Bên Nợ: Số thuế tạm thu đã hoàn cho người nộp thuế.
Bên Có: Số thuế tạm thu phải hoàn cho người nộp thuế.
Số dư bên Có: Số thuế tạm thu còn phải hoàn cho người nộp thuế.
Tài khoản 335- Phải hoàn thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 33501- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 33502- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 33503- Thuế GTGT
- Tài khoản 33504- Thuế TTĐB
- Tài khoản 33505- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 33506- Thuế BVMT
- Tài khoản 33507- Thuế tự vệ
- Tài khoản 33508- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 33509- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 33599- Khác.
Chỉ phản ánh những trường hợp chờ điều chỉnh giảm số thu do phải hoàn trả cho các trường hợp tái xuất hoặc tái nhập. Không hạch toán các trường hợp phải hoàn do nộp thừa, nộp nhầm cơ quan thu.
Bên Nợ: Phản ánh số phải hoàn do tái xuất, tái nhập cơ quan hải quan đã có quyết định hoàn đang chờ chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước.
Bên Có: Kết chuyển số đã hoàn trả do tái xuất, tái nhập theo chứng từ của Kho bạc Nhà nước.
Dư bên Nợ: Phản ánh số phải hoàn tái xuất, tái nhập chờ xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 35201- Tiền thuế
- Tài khoản 35202- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 35209- Thu khác.
Tài khoản năm trước dùng để phản ánh các khoản đã hoàn trả thuộc số thu ngân sách nhà nước năm trước nhưng hoàn trả sau thời gian chỉnh lý quyết toán của năm trước;
Tài khoản năm nay dùng để phản ánh các khoản đã hoàn trả thuộc số thu ngân sách nhà nước năm hiện hành, được hoàn trả trước khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán của năm hiện hành.
Bên Nợ: Kết chuyển số thuế và thu khác đã được hoàn trả, thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước theo niên độ năm trước, năm nay.
Bên Có: Số hoàn trả thoái thu thuế, thu khác từ ngân sách nhà nước theo niên độ năm trước, năm nay.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 354 - Điều chỉnh giảm số thu có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 35401- Năm trước
- Tài khoản 35402- Năm nay
- Tài khoản 35409- Điều chỉnh khác.
Bên Nợ:
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền thuế phải thu và số tiền thuế đã thu vào ngân sách do chênh lệch giữa tỷ giá khi mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước) và tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho người nộp thuế.
Bên Có:
- Số chênh lệch giữa tiền thuế phải thu và tiền thuế đã thu vào ngân sách do chênh lệch giữa tỷ giá khi mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước);
- Các trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (thời điểm thu thuế vào ngân sách nhà nước) và tỷ giá thời điểm hoàn trả cho người nộp thuế.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá- có 3 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 41301- Chênh lệch giữa thời điểm tính thuế và thu thuế
- Tài khoản 41302- Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế
- Tài khoản 41399- Chênh lệch tỷ giá khác.
Tài khoản này phản ánh số thu về thuế chuyên thu đã thu, đã nộp ngân sách nhà nước, số thuế đã thu tiền mặt chưa nộp ngân sách nhà nước, số thu thuế được điều chỉnh giảm khi có quyết định của cấp thẩm quyền. Không phản ánh vào tài khoản này số thu thuế của hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
Bên Nợ:
- Kết chuyển số thuế chuyên thu đã thu đã được nộp ngân sách nhà nước; số thuế chuyên thu còn phải thu.
- Kết chuyển số thu thuế đã được ghi thu ngân sách nhà nước;
- Số thuế chuyên thu giảm các trường hợp có quyết định giảm thuế chuyên thu khác.
Bên Có:
- Số thuế chuyên thu phải thu của người nộp thuế;
- Số thuế đã thu của hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế đã thu của hàng hóa không có hợp đồng thương mại phải nộp ngay trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng và số thuế đã thu đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của dân cư khu vực biên giới.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 711 - Thu thuế chuyên thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 71101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 71102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 71103- Thuế GTGT
- Tài khoản 71104- Thuế TTĐB
- Tài khoản 71105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 71106- Thuế BVMT
- Tài khoản 71107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 71108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 71109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 71199- Thu khác.
Tài khoản này phản ánh số thu tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính (trong lĩnh vực thuế và ngoài lĩnh vực thuế), thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính.
Bên Nợ:
- Kết chuyển số thu chậm nộp thuế, thu phạt vi phạm hành chính, thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước; số thu phạt, chậm nộp còn phải thu;
- Kết chuyển số tiền phạt, tiền chậm nộp phải thu được miễn, giảm, xóa theo quyết định.
Bên Có:
- Phản ánh số thu chậm nộp thuế, thu phạt vi phạm hành chính, thu chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải thu, theo Chứng từ ghi số phải thu phạt, tiền chậm nộp;
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 713- Thu phạt, tiền chậm nộp, có 4 tài khoản cấp 2, như sau:
- Tài khoản 71301 - Thu chậm nộp thuế
- Tài khoản 71302 - Phạt VPHC
- Tài khoản 71303 - Thu chậm nộp phạt VPHC
- Tài khoản 71399- Khác.
Tài khoản này phản ánh số thu về tiền, ngoại tệ tịch thu, số tiền bán tang vật của các đối tượng vi phạm hành chính bị tịch thu được phép tính vào số thu các cơ quan hải quan theo quy định.
Bên Nợ:
- Kết chuyển số đã nộp ngân sách về thu bán hàng tịch thu và các khoản thu khác;
- Kết chuyển số đơn vị dự toán được giữ lại theo quy định hiện hành.
Bên Có: Số thu về bán hàng tịch thu và các khoản thu khác được tính vào số thu của cơ quan hải quan.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 720- Thu khác, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 72006- Thu bán hàng tịch thu
- Tài khoản 72007- Thu bán hàng tồn đọng
- Tài khoản 72099- Khác.
Bên Nợ: Số phải thu thuế chuyên thu được miễn, giảm theo Quyết định của cơ quan hải quan.
Bên Có: Kết chuyển số phải thu thuế chuyên thu đã được miễn, giảm theo quyết định.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81101- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 81102- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 81103- Thuế GTGT
- Tài khoản 81104- Thuế TTĐB
- Tài khoản 81105- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 81106- Thuế BVMT
- Tài khoản 81107- Thuế tự vệ
- Tài khoản 81108- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 81109- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 81199- Thuế chuyên thu khác.
Bên Nợ: Số phải thu thuế tạm thu được giảm theo Quyết định của cơ quan.
Bên Có: Kết chuyển số thuế tạm thu đã được giảm.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 812- Các khoản giảm thuế tạm thu, có 10 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81201- Thuế xuất khẩu
- Tài khoản 81202- Thuế nhập khẩu
- Tài khoản 81203- Thuế GTGT
- Tài khoản 81204- Thuế TTĐB
- Tài khoản 81205- Thuế chống bán phá giá
- Tài khoản 81206- Thuế BVMT
- Tài khoản 81207- Thuế tự vệ
- Tài khoản 81208- Thuế chống phân biệt đối xử
- Tài khoản 81209- Thuế chống trợ cấp
- Tài khoản 81299- Giảm thuế tạm thu khác.
Tài khoản này phản ánh các khoản giảm số phải thu tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp và thu khác của cơ quan hải quan, ngoài các khoản đã phản ánh ở TK 811 và TK 812.
Bên Nợ: Số phải thu tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác được giảm theo Quyết định của cơ quan hải quan.
Bên Có: Kết chuyển số phải thu đã được giảm.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 813- Giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác, có 05 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 81301- Tiền chậm nộp thuế
- Tài khoản 81302- Tiền phạt VPHC
- Tài khoản 81303- Tiền chậm nộp phạt
- Tài khoản 81304- Phí, lệ phí hải quan
- Tài khoản 81309- Khác.
Tài khoản này phản ánh về hàng hóa, tang vật tạm giữ của các đối tượng vi phạm hành chính về hải quan trong thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho cơ quan hải quan chờ xử lý.
Bên Nợ: Hàng hóa, tang vật tạm giữ chờ xử lý của các đối tượng vi phạm hành chính về Hải quan.
Bên Có: Hàng hóa, tang vật tạm giữ sau khi có kết quả đã xử lý.
Số dư bên Nợ: Hàng hóa, tang vật còn tạm giữ chờ xử lý.
Tài khoản này phản ánh giá trị hàng hóa, tiền và ngoại tệ có quyết định tịch thu để bán nộp ngân sách nhà nước, thanh toán chi kinh phí xử lý liên quan được để lại đơn vị dự toán theo quy định.
Bên Nợ: Phản ánh số tiền mặt và giá trị hàng hóa, ngoại tệ tịch thu chưa xử lý nộp ngân sách nhà nước, chưa phân phối chi phí xử lý cho đơn vị dự toán.
Bên Có: Giá trị tiền, hàng hóa tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước và xử lý phân phối.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng hóa và tiền tịch thu chưa nộp ngân sách nhà nước, chưa xử lý phân phối.
Tài khoản 007 phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của các loại ngoại tệ ở đơn vị.
Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ)
Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ)
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại (nguyên tệ)
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
Kế toán chi tiết tài khoản 007 theo từng loại nguyên tệ.
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được hướng dẫn tại Mục II, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Trên cơ sở yêu cầu quản lý của từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các quy định hiện hành, kế toán phải lựa chọn phương pháp hạch toán kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng nghiệp vụ, đảm bảo phản ánh chính xác, bản chất hiện trạng của các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã phát sinh trong từng kỳ kế toán.
Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phản ánh thông tin kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tạo lập, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử của đơn vị. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có thể được in ra để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Trong đó:
Cơ quan hải quan phải thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán chi tiết đối với các chứng từ kế toán đã được tiếp nhận, xử lý, cập nhật vào hệ thống dữ liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
Số liệu phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp phải bằng tổng các số liệu trên sổ kế toán chi tiết và được tổng hợp từ các nghiệp vụ phát sinh có cùng giá trị đối ứng trên sổ kế toán chi tiết theo hệ thống tài khoản kế toán.
Đối với các trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến sổ kế toán của kỳ kế toán năm trước phải phù hợp với quy định tại điều 7 Thông tư này.
Các Chi cục Hải quan và tương đương, các đơn vị hải quan cấp Cục và tương đương phải lập và nộp báo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu của đơn vị quản lý cấp trên, nộp các báo cáo liên quan cho Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan tổng hợp báo cáo do các đơn vị hải quan cấp Cục gửi lên để báo cáo về tình hình thu ngân sách nhà nước liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Thực hiện đối chiếu với Kho bạc Nhà nước về số liệu liên quan đến thu ngân sách nhà nước của toàn ngành.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán, bảo đảm phản ánh trung thực mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của đơn vị.
Chi cục Hải quan và tương đương lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan chậm nhất là 12 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán tháng.
Đơn vị hải quan cấp Cục lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan chậm nhất là 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán tháng.
Chi cục Hải quan và tương đương lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc kỳ chỉnh lý quyết toán năm.
Đơn vị hải quan cấp Cục lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc kỳ chỉnh lý quyết toán năm.
Đối với báo cáo quản trị hoặc báo cáo lập theo từng vụ việc, nhiệm vụ được giao, đơn vị nộp báo cáo theo thời hạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Danh mục, mẫu báo cáo và giải thích cách lập báo cáo tài chính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định chi tiết tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong thời gian xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, việc thực hiện kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 212/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 01
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC MẪU CHỨNG TỪ
STT |
TÊN MẪU CHỨNG TỪ |
KÝ HIỆU |
1 |
Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu |
01/BK-HQ |
2 |
Bảng kê quyết định ấn định thuế |
02/BK-HQ |
3 |
Bảng kê chứng từ ghi tiền phạt, tiền chậm nộp phải thu |
03/BK-HQ |
4 |
Bảng kê tiền phí, lệ phí phải thu |
04/BK-HQ |
5 |
Bảng kê chứng từ thu thuế |
05/BK-HQ |
6 |
Bảng kê chứng từ thu tiền phạt, thu tiền chậm nộp, tiền bán hàng tịch thu |
06/BK-HQ |
7 |
Bảng kê thu khác |
07/BK-HQ |
8 |
Bảng kê chứng từ thu tiền phí, lệ phí |
08/BK-HQ |
9 |
Bảng kê chứng từ nộp thuế tạm thu vào ngân sách nhà nước |
09/BK-HQ |
10 |
Bảng kê số thuế phải hoàn cho người nộp thuế |
10/BK-HQ |
11 |
Bảng kê số phạt, chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải hoàn |
11/BK-HQ |
12 |
Bảng kê giảm thuế |
12/BK-HQ |
13 |
Chứng từ ghi sổ |
13/CTGS |
14 |
Chứng từ điều chỉnh |
14/CTĐC |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 01/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI SỐ THUẾ PHẢI THU |
|
Ngày …….. tháng …… năm ….
(*) Thuế phải nộp ngân sách (Chuyên thu) □
Thuế nộp tài khoản tạm thu (tạm thu) □
Đơn vị: đồng
STT |
Tờ khai |
Thuế xuất khẩu |
Thuế nhập khẩu |
Thuế GTGT |
Thuế TTĐB |
.... |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
I. Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng I: |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Không Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng II: |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
(*) Trường hợp cần thiết, Bảng kê này có thể lập riêng cho thuế nộp ngân sách (thuế chuyên thu) và lập riêng Bảng kê cho thuế phải nộp tài khoản tạm thu của hải quan (thuế tạm thu) hoặc bổ sung các cột thông tin.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 02/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ QUYẾT ĐỊNH ẤN ĐỊNH THUẾ
(*1) QĐ ấn định do tiêu thụ nội địa □
(*2) QĐ ấn định khác □
Ngày ….. tháng …. năm …….
Đơn vị: đồng
Sắc thuế |
Số QĐ |
Ngày QĐ |
Số TK |
Ngày TK |
Lý do ấn định |
Số tiền ấn định |
Số tiền thuế phải thu chênh lệch sau ấn định |
|
Tăng (+) |
Giảm (-) |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: …………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- (*1) Sử dụng trong trường hợp người nộp thuế tự chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện và ra quyết định ấn định thuế.
- (*2) Sử dụng trong các trường hợp ấn định thuế còn lại, trừ trường hợp (*1) nêu trên.
- Trường hợp cần thiết, Tổng cục Hải quan có thể bổ sung thêm các cột thông tin, số liệu ngoài các nội dung trên hoặc có thể lập riêng các bảng kê cho từng trường hợp (*1) và (*2).
- Ô “Mã loại’’ dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 03/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI TIỀN PHẠT, TIỀN CHẬM NỘP PHẢI THU
Ngày............tháng..........năm……..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Ghi chú |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung (tiền phạt, tiền chậm nộp...) cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 04/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI THU
Ngày …... tháng ….. năm……
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Ghi chú |
||
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 05/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU THUẾ
Ngày …….. tháng ….. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
I. Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng I: |
|
|
|
|
|
|
|
II. Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng II: |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 06/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHẠT, THU TIỀN CHẬM NỘP,
TIỀN BÁN HÀNG TỊCH THU
Ngày …… tháng …. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung (tiền phạt, tiền chậm nộp…) cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 07/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ THU KHÁC
Ngày ……. tháng …… năm …....
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 08/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ
Ngày ……. tháng ……. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ thu/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
Lệ phí HQ |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ cà phê |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ hạt tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
Phí thu hộ hạt điều |
|
|
|
|
|
|
|
Phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 09/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NỘP THUẾ TẠM THU
VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngày …….. tháng ……. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai/QĐ |
Chứng từ nộp/ báo có |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 10/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ SỐ THUẾ PHẢI HOÀN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
Hoàn do tái xuất, tái nhập □
Hoàn nộp thừa □
Ngày …… tháng ….. năm …..
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Quyết định hoàn |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 11/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ SỐ PHẠT, CHẬM NỘP PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHẢI HOÀN
Hoàn do nộp thừa □
Hoàn khác □
Ngày ……. tháng …… năm………
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Quyết định phạt VPHC |
Quyết định hoàn |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 12/BK-HQ |
|
Mã loại: ……. |
|
|
BẢNG KÊ GIẢM THUẾ
□ QĐ không thu thuế □ QĐ miễn □ QĐ giảm □ QĐ xóa nợ □ Khác
Ngày ….. tháng ….. năm …….
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Tờ khai |
Quyết định miễn, giảm.... |
Ghi chú |
|||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
Số tiền |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
CÁN BỘ QUẢN LÝ THUẾ |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
Ghi chú:
- Trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm cột thông tin ngoài các nội dung trên và có thể tách riêng bảng kê theo từng nội dung cho phù hợp thực tế.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 13/CTGS |
|
Mã loại: ……. |
|
|
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày ….. tháng ….. năm…..
Đơn vị: đồng
Trích yếu |
Số hiệu tài khoản |
Số tiền |
Ghi chú |
|
Nợ |
Có |
|||
A |
B |
C |
1 |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x |
x |
|
x |
Kèm theo ………… chứng từ kế toán
|
Ngày …. tháng …. năm ….. |
Ghi chú: Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 14/CTĐC |
|
Mã loại: ……. |
|
|
CHỨNG TỪ ĐIỀU CHỈNH
(Chứng từ lưu hành nội bộ)
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………..
Mã số: ……………………………………………………………………………………………..
Nội dung: ……………………………………………………………………………………………..
1- Chứng từ hạch toán lần đầu:
Đơn vị: đồng
STT |
Loại chứng từ |
Số chứng từ |
Ngày chứng từ |
Nợ tài khoản |
Có tài khoản |
Số tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Lý do điều chỉnh: …………………………………………………………………………………
Phương pháp điều chỉnh …………………………………………………………………….....
2- Nội dung hạch toán điều chỉnh
STT |
Loại chứng từ |
Số chứng từ |
Ngày chứng từ |
Nợ tài khoản |
Có tài khoản |
Số tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày …. tháng …. năm ….. |
Ghi chú:
- Chứng từ này dùng cho kế toán điều chỉnh các sai sót trên sổ kế toán;.
- Ô “Mã loại” dùng để phân loại bảng kê để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin.
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI SỐ THUẾ PHẢI THU
(Mẫu số 01/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ tờ khai thuế chuyên thu, thuế tạm thu theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập: Tờ khai thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: STT
Cột 2: Ghi số tờ khai
Cột 3: Ghi ngày tờ khai
Cột 4: Ghi số tiền tổng số trên tờ khai
Cột 5, 6, 7, 8,...: Ghi số tiền chi tiết theo loại thuế trên tờ khai
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Lập chi tiết: Nếu là thuế chuyên thu thì chi tiết qua biên giới đất liền và không qua biên giới đất liền.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ QUYẾT ĐỊNH ẤN ĐỊNH THUẾ
(Mẫu số 02/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định ấn định thuế, bảng kê được lập riêng cho quyết định ấn định thuế do tiêu thụ nội địa và quyết định ấn định khác theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập: Quyết định ấn định thuế.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Chi tiết theo sắc thuế
Cột 2: Số quyết định
Cột 3: Ngày quyết định
Cột 4: Số Tờ khai
Cột 5: Ngày Tờ khai
Cột 6: Lý do ấn định
Cột 7: Số tiền thuế sau ấn định trên quyết định
Cột 8: Số tiền chênh lệch tăng sau ấn định thuế trên quyết định.
Cột 9: Số tiền chênh lệch giảm sau ấn định thuế trên quyết định.
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI TIỀN PHẠT, TIỀN CHẬM NỘP PHẢI THU
(Mẫu số 03/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định thu phạt, tờ khai thu tiền chậm nộp thuế theo chi tiết, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Quyết định thu phạt, Tờ khai thu tiền chậm nộp, chứng từ nộp tiền
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp vi phạm hành chính.
Cột 3: Ghi số tờ khai/ quyết định
Cột 4: Ghi ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Ghi số tiền phạt phải thu theo quyết định phạt; ghi số tiền chậm nộp phải thu (nếu có).
Cột 6: Ghi chú, trường hợp cần thiết nếu có.
Cuối cùng cộng tổng số tiền trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI THU
(Mẫu số 04/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản phí, lệ phí hải quan phải thu phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Tờ khai hải quan, tiền phí, lệ phí phải thu của tờ khai.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo khoản thu phí, lệ phí.
Cột 3: Số tờ khai
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số tiền phí, lệ phí
Cột 6: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền phí, lệ phí của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU THUẾ
(Mẫu số 05/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu thuế lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ số tiền đã thu thuế phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền mặt, “báo có” của Kho bạc Nhà nước...
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng sắc thuế, nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có.
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU TIỀN PHẠT, THU TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 06/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ số tiền đã thu phạt, tiền chậm nộp, bán hàng tịch thu phát sinh, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền mặt, “báo có” của Kho bạc Nhà nước ...
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai/ quyết định
Cột 4: Ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ THU KHÁC
(Mẫu số 07/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các khoản thu khác chưa có bảng kê chi tiết, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Phiếu thu tiền, báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai/Quyết định
Cột 4: Ngày tờ khai/ quyết định
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các tờ khai trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THU PHÍ, LỆ PHÍ
(Mẫu số 08/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản thu phí, lệ phí hải quan, lệ phí thu hộ về cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Chứng thu tiền, báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung thu
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ thu/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ thu/báo có
Cột 7: Số tiền đã thu
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NỘP THUẾ TẠM THU VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Mẫu số 09/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ khoản thuế tạm thu phải nộp vào ngân sách, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Chứng từ nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước/Báo có của Kho bạc Nhà nước
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng nội dung nộp
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số chứng từ nộp/báo có
Cột 6: Ngày chứng từ nộp/báo có
Cột 7: Số tiền đã nộp
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ SỐ THUẾ PHẢI HOÀN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
(Mẫu số 10/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định hoàn thuế chuyên thu, hoàn thuế tạm thu, tiền chậm nộp thuế.
Bảng kê được lập riêng cho quyết định hoàn do tái xuất, tái nhập và hoàn nộp thừa để hạch toán theo 2 phương pháp khác nhau. Kê chi tiết theo từng sắc thuế, từng quyết định hoàn làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán:
2. Căn cứ lập:
Quyết định hoàn thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng tờ khai, từng quyết định hoàn, từng sắc thuế.
Cột 3: Số Tờ khai.
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số quyết định hoàn
Cột 6: Ngày quyết định hoàn
Cột 7: Số tiền phải hoàn
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ SỐ PHẠT, CHẬM NỘP PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHẢI HOÀN
(Mẫu số 11/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định hoàn tiền phạt, chậm nộp phạt vi phạm hành chính cho người nộp.
Bảng kê được lập riêng cho quyết định hoàn do nộp thừa, lập riêng các quyết định hoàn khác (ngoài các trường hợp nộp thừa) để hạch toán theo 2 phương pháp khác nhau. Kê chi tiết theo từng quyết định phạt vi phạm hành chính, từng quyết định hoàn làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán:
2. Căn cứ lập:
Quyết định hoàn thuế
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng quyết định phạt, từng quyết định hoàn.
Cột 3: Số quyết định phạt.
Cột 4: Ngày quyết định phạt
Cột 5: Số quyết định hoàn
Cột 6: Ngày quyết định hoàn
Cột 7: Số tiền phải hoàn
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
BẢNG KÊ GIẢM THUẾ
(Mẫu số 12/BK-HQ)
1. Mục đích:
Bảng kê do cán bộ quản lý thu lập hàng ngày, dùng để liệt kê toàn bộ các quyết định không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ thuế, giảm khác theo quyết định, chi tiết theo sắc thuế, làm căn cứ cho kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Quyết định không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ thuế.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Chi tiết theo từng quyết định không thu, miễn, giảm..., từng sắc thuế.
Cột 3: Số tờ khai
Cột 4: Ngày tờ khai
Cột 5: Số quyết định không thu, miễn, giảm...
Cột 6: Ngày quyết định không thu, miễn, giảm...
Cột 7: Số tiền không thu, miễn, giảm...
Cột 8: Ghi chú (nếu có)
Cuối cùng cộng tổng số tiền của các chứng từ trên bảng kê, ghi số tiền bằng chữ.
Bảng kê do cán bộ quản lý thuế lập và người phụ trách ký, ghi rõ họ tên.
Bảng kê được lập 02 liên, 01 liên do cán bộ quản lý thuế lưu và theo dõi chi tiết, 01 liên chuyển cho kế toán thu để hạch toán kế toán.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
(Mẫu số 13/CTGS)
1. Mục đích:
Chứng từ ghi sổ do kế toán thu lập hàng ngày trên cơ sở các bảng kê do cán bộ quản lý thu chuyển đến, làm căn cứ định khoản ghi sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Các bảng kê do cán bộ quản lý thu chuyển đến.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Cột A: Ghi trích yếu nội dung bảng kê chứng từ
Cột B: Định khoản nợ tài khoản
Cột C: Định khoản có tài khoản
Cột 1: Số tiền tổng cộng theo từng nội dung trích yếu
Cột D: Ghi chú (nếu có)
Ghi rõ số lượng bảng kê kèm theo.
Người ghi sổ và phụ trách kế toán của đơn vị ký, ghi rõ họ tên.
Chứng từ ghi sổ được lưu kèm các bảng kê do bộ phận quản lý thu chuyển sang, làm cơ sở để kiểm tra số liệu kế toán hoặc đối chiếu với bộ phận quản lý thu.
CHỨNG TỪ ĐIỀU CHỈNH
(Mẫu số 14/CTĐC)
1. Mục đích:
Chứng từ điều chỉnh do kế toán lập để ghi sổ kế toán các trường hợp điều chỉnh sai sót do bộ phận kế toán thực hiện trên sổ kế toán.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ đề xuất của kế toán đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt, duyệt.
PHỤ LỤC SỐ 02
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
STT |
Số hiệu tài khoản |
Tên tài khoản |
Ghi chú |
|||
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
|||
I |
|
|
|
|
TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN |
|
1 |
111 |
11101
11102 |
1110101 1110102
1110201 1110202 |
|
Tiền mặt Tiền thuế Tiền Việt Nam Ngoại tệ Tiền khác Tiền Việt Nam Ngoại tệ |
|
2 |
112 |
11201
11202 11203 11204
11209 |
1120101 1120102
1120103 1120104
1120109
1120403 1120404 1120405 |
11201021 11201022
11201041 11201042 11201043 11201044 11201045 11201046 11201047 11201048 |
Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng Tiền gửi của hải quan tại Kho bạc Tiền gửi phí, lệ phí hải quan Tiền gửi từ thu phạt VPHC trong lĩnh vực thuế VPHC ngoài lĩnh vực thuế Tiền gửi tạm giữ chờ xử lý Tiền gửi thu thuế Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Tiền gửi khác của hải quan tại kho bạc Tiền gửi Ngân hàng Tiền tạm giữ của Bộ Tài chính Tiền gửi phí, lệ phí thu hộ Lệ phí cà phê Lệ phí hạt tiêu Lệ phí hạt điều Tiền gửi khác |
|
3 |
113 |
|
|
|
Tiền đang chuyển |
|
4 |
131 |
13101
13102
13103
13104
13105
13106
13107
13108
13109
13199 |
1310101 1310102
1310201 1310202
1310301 1310302
1310401 1310402
1310501 1310502
1310601 1310602
1310701 1310702
1310801 1310802
1310901 1310902 |
|
Phải thu về thuế chuyên thu Thuế xuất khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế nhập khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế GTGT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế TTĐB Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống bán phá giá Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế BVMT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế tự vệ Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống phân biệt đối xử Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống trợ cấp Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chuyên thu khác |
|
5 |
132 |
13201 13202 13203 13204 13205 13209 13299 |
|
|
Phải thu phí, lệ phí Lệ phí làm thủ tục hải quan Lệ phí quá cảnh Phí thu hộ cà phê Phí thu hộ hạt tiêu Phí thu hộ hạt điều Phí thu hộ khác Phí, lệ phí khác |
|
6 |
133 |
|
|
|
Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác |
|
|
|
13301 13302
13303
13399 |
1330201 1330202
1330301 1330302 |
|
Thu chậm nộp thuế Phạt VPHC Trong lĩnh vực thuế Ngoài lĩnh vực thuế Thu chậm nộp phạt VPHC Trong lĩnh vực thuế Ngoài lĩnh vực thuế Khác |
|
7 |
137 |
13701 13702 13703 13704 13705 13706 13707 13708 13709 13799 |
|
|
Phải thu về thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế GTGT Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Thuế tạm thu khác |
|
8 |
331 |
33101
33102
33103
33104
33105
33106 |
3310101 3310102
3310201 3310202
3310301 3310302
3310401 3310402
3310501 3310502
3310601 |
|
LOẠI 3- PHẢI TRẢ Thanh toán với NSNN về thuế Thuế xuất khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế nhập khẩu Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế GTGT Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế TTĐB Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế chống bán phá giá Qua biên giới đất liền Không qua biên giới đất liền Thuế BVMT Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33107 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
3310701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33108 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
3310801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33109 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3310901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3310902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33199 |
|
|
Khác |
|
9 |
333 |
|
|
|
Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác |
|
|
|
33301 |
|
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
33302 |
|
|
Tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
3330201 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3330202 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
33303 |
|
|
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
3330301 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3330302 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
33306 |
|
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
33307 |
|
|
Thu bán hàng tồn đọng |
|
|
|
33399 |
|
|
Thu khác |
|
10 |
334 |
|
|
|
Ghi thu ngân sách |
|
|
|
33401 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
33402 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
33403 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
33404 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
33405 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
33406 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
33407 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
33408 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
33409 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
33499 |
|
|
Khác |
|
11 |
335 |
|
|
|
Phải hoàn thuế tạm thu |
|
|
|
33501 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
33502 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
33503 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
33504 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
33505 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
33506 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
33507 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
33508 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
33509 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
33599 |
|
|
Khác |
|
12 |
336 |
|
|
|
Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu |
|
|
|
33601 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
3360101 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360102 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33602 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
3360201 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360202 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33603 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
3360301 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360302 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33604 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
3360401 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360402 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33605 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
3360501 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360502 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33606 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
|
3360601 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33607 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
3360701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33608 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
3360801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33609 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3360901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
3360902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
33610 |
|
|
Tiền phạt, chậm nộp và phí |
|
|
|
|
3361001 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3361002 |
|
Phạt VPHC |
|
|
|
|
|
33610021 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
33610022 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3361003 |
|
Tiền chậm nộp phạt |
|
|
|
|
3361004 |
|
Lệ phí hải quan |
|
|
|
|
3361005 |
|
Lệ phí quá cảnh |
|
|
|
33699 |
|
|
Khác |
|
13 |
337 |
33701 33702 33703 33704 33705 33706 33707 33708 33709 33799 |
|
|
Các khoản thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế GTGT Thuế TTĐB Thuế chống bán phá giá Thuế BVMT Thuế tự vệ Thuế chống phân biệt đối xử Thuế chống trợ cấp Thuế tạm thu khác |
|
14 |
338 |
33801 33802 33803 33804 33805 33806 33807 33808 33809 33899 |
|
|
Các khoản phải trả Tiền tạm giữ chờ xử lý Ký quỹ của doanh nghiệp Phải trả phí thu hộ cà phê Phải trả phí thu hộ hạt tiêu Phải trả phí thu hộ hạt điều Tiền bán hàng tịch thu Tiền bán hàng tồn đọng Nộp nhầm, thiếu thông tin chờ xử lý Phí thu hộ khác Phải trả khác |
|
15 |
343 |
34301 34306 34307 34399 |
|
|
Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán Phí, lệ phí hải quan Chi phí bán hàng tịch thu Chi phí bán hàng tồn đọng Khác |
|
16 |
344 |
34401 34406 34409 |
|
|
Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính Phạt VPHC Bán hàng tịch thu Các khoản khác |
|
17 |
351 |
35101 35102 35103 35104 35105 35109 |
|
|
Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán Tiền thuế Tiền chậm nộp thuế Tiền phạt VPHC Tiền chậm nộp phạt Tiền phí, lệ phí Khác |
|
18 |
352 |
|
|
|
Chờ điều chỉnh giảm thu |
|
|
|
35201 |
|
|
Tiền thuế |
|
|
|
35202 |
|
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
35209 |
|
|
Thu khác |
|
19 |
354 |
|
|
|
Điều chỉnh giảm số thu |
|
|
|
35401 |
|
|
Năm trước |
|
|
|
|
3540101 |
|
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
35401011 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
35401012 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
35401013 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
35401014 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
35401015 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
35401016 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
35401017 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
35401018 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
35401019 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3540102 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3540103 |
|
Tiền phạt |
|
|
|
|
|
35401031 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35401032 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540104 |
|
Chậm nộp phạt |
|
|
|
|
|
35401041 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35401042 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540109 |
|
Khác |
|
|
|
35402 |
|
|
Năm nay |
|
|
|
|
3540201 |
|
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
35402011 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
35402012 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
35402013 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
35402014 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
35402015 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
35402016 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
35402017 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
35402018 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
35402019 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
3540202 |
|
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
3540203 |
|
Tiền phạt |
|
|
|
|
|
35402031 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35402032 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540204 |
|
Chậm nộp phạt |
|
|
|
|
|
35402041 |
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
|
35402042 |
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
3540209 |
|
Khác |
|
|
|
35409 |
|
|
Điều chỉnh khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 4- CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ |
|
20 |
413 |
|
|
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
|
|
|
41301 |
|
|
Chênh lệch giữa thời điểm tính thuế và thu thuế |
|
|
|
41302 |
|
|
Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế |
|
|
|
41399 |
|
|
Chênh lệch tỷ giá khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 7- THU |
|
21 |
711 |
|
|
|
Thu thuế chuyên thu |
|
|
|
71101 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
7110101 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110102 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71102 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
7110201 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110202 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71103 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
7110301 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110302 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71104 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
7110401 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110402 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71105 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
7110501 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110502 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71106 |
|
|
Thuế BVMT |
|
|
|
|
7110601 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110602 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71107 |
|
|
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
7110701 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110702 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71108 |
|
|
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
7110801 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110802 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71109 |
|
|
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
7110901 |
|
Qua biên giới đất liền |
|
|
|
|
7110902 |
|
Không qua biên giới đất liền |
|
|
|
71199 |
|
|
Thu khác |
|
22 |
712 |
|
|
|
Thu phí, lệ phí hải quan |
|
|
|
71201 |
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan |
|
|
|
71202 |
|
|
Lệ phí quá cảnh |
|
|
|
71299 |
|
|
Phí, lệ phí khác |
|
23 |
713 |
|
|
|
Thu phạt, tiền chậm nộp |
|
|
|
71301 |
|
|
Thu chậm nộp thuế |
|
|
|
71302 |
|
|
Phạt VPHC |
|
|
|
|
7130201 |
|
Trong lĩnh vực thuế |
|
|
|
|
7130202 |
|
Ngoài lĩnh vực thuế |
|
|
|
71303 |
|
|
Thu chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
71399 |
|
|
Khác |
|
24 |
720 |
|
|
|
Thu khác |
|
|
|
72006 |
|
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
72007 |
|
|
Thu bán hàng tồn đọng |
|
|
|
72099 |
|
|
Khác |
|
|
|
|
|
|
LOẠI 8- GIẢM THU |
|
25 |
811 |
|
|
|
Các khoản giảm thuế chuyên thu |
|
|
|
81101 |
|
|
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
8110101 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110102 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110103 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110104 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110109 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81102 |
|
|
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
8110201 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110202 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110203 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110204 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110209 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81103 |
|
|
Thuế GTGT |
|
|
|
|
8110301 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110302 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110303 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110304 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110309 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81104 |
|
|
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
8110401 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110402 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110403 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110404 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110409 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81105 |
|
|
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
8110501 |
|
Theo QĐ không thu thuế |
|
|
|
|
8110502 |
|
Theo QĐ miễn thuế |
|
|
|
|
8110503 |
|
Theo QĐ giảm thuế |
|
|
|
|
8110504 |
|
Theo QĐ xóa nợ |
|
|
|
|
8110509 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81106 |
8110601 8110602 8110603 8110604 8110609 |
|
Thuế BVMT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81107 |
8110701 8110702 8110703 8110704 8110709 |
|
Thuế tự vệ Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81108 |
8110801 8110802 8110803 8110804 8110809 |
|
Thuế chống phân biệt đối xử Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81109 |
8110901 8110902 8110903 8110904 8110909 |
|
Thuế chống trợ cấp Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ miễn thuế Theo QĐ giảm thuế Theo QĐ xóa nợ Giảm khác |
|
|
|
81199 |
|
|
Thuế chuyên thu khác |
|
26 |
812 |
81201
81202
81203 |
8120101 8120102 8120103
8120201 8120202 8120203
8120301 8120302 |
|
Các khoản giảm thuế tạm thu Thuế xuất khẩu Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác Thuế nhập khẩu Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác Thuế GTGT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ |
|
|
|
|
8120303 |
|
Giảm khác |
|
|
|
81204 |
8120401 8120402 8120403 |
|
Thuế TTĐB Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81205 |
8120501 8120502 8120503 |
|
Thuế chống bán phá giá Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81206 |
8120601 8120602 8120603 |
|
Thuế BVMT Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81207 |
8120701 8120702 8120703 |
|
Thuế tự vệ Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81208 |
8120801 8120802 8120803 |
|
Thuế chống phân biệt đối xử Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81209 |
8120901 8120902 8120903 |
|
Thuế chống trợ cấp Theo QĐ không thu thuế Theo QĐ điều chỉnh thuế do tiêu thụ NĐ Giảm khác |
|
|
|
81299 |
|
|
Giảm thuế tạm thu khác |
|
27 |
813 |
81301
81302
81303 81304 81309 |
8130101 8130109
8130201 8130209 |
|
Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác Tiền chậm nộp thuế Giảm do xóa nợ Giảm khác Tiền phạt VPHC Giảm do xóa nợ Giảm khác Tiền chậm nộp phạt Phí, lệ phí hải quan Khác |
|
II |
|
|
|
|
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN |
|
1 |
|
002 |
|
|
Hàng tạm giữ |
|
2 |
|
005 |
|
|
Giá trị hàng hóa, tiền tịch thu |
|
3 |
|
007 |
|
|
Ngoại tệ các loại |
|
II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
Trên cơ sở các chứng từ/bảng kê chứng từ phản ánh kết quả thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành, kế toán lựa chọn các bút toán để ghi sổ kế toán cho phù hợp với từng nghiệp vụ sau đây:
1. Kế toán thu thuế chuyên thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi số thuế chuyên thu phải thu, phản ánh số thuế chuyên thu phải thu của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận Giấy báo có (Bảng kê giấy nộp tiền) của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế chuyên thu người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế chuyên thu bằng tiền mặt (séc) cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước và nhận được ngay Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5) Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(6) Khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển.
(7) Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới phải nộp thuế ngay không hạch toán số thuế phải thu thì khi người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(8) Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới phải nộp thuế ngay không hạch toán số thuế phải thu thì khi người nộp thuế nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(9) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
2. Các trường hợp điều chỉnh thuế chuyên thu phải thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế có Tờ khai bổ sung, căn cứ tờ khai bổ sung:
(1a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu đã ghi sổ trước đó, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(1b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu đã ghi sổ trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu theo kê khai của người nộp thuế trước đó, căn cứ Quyết định ấn định ghi bổ sung số thuế chênh lệch tăng ghi (dương), giảm ghi (âm):
(2a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu trước đó, ghi số dương:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu trước đó, ghi (âm) bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu chưa ghi nhận số thuế phải thu theo kê khai của người nộp thuế trước đó, căn cứ Quyết định ấn định ghi số thuế phải thu theo Quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(4) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định hủy Quyết định ấn định, căn cứ Quyết định hủy quyết định ấn định ghi giảm số thuế phải thu đã ghi sổ kế toán theo Quyết định ấn định bị hủy, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(5) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
3. Kế toán thu phí, lệ phí hải quan
3.1. Thu lệ phí làm thủ tục hải quan, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê phí, lệ phí phải thu, ghi:
Nợ TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số phí, lệ phí đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng).
(3) Khi người nộp thuế nộp tiền phí, lệ phí hải quan bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
(4) Khi cơ quan hải quan nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận ngay được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5a) Khi cơ quan hải quan nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Khi người nộp thuế trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 132- Phải thu phí, lệ phí (TK CT tương ứng) - Trường hợp nộp theo tháng.
(7) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt, nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản của đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(8) Khi cơ quan hải quan chuyển tiền phí, lệ phí hải quan từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ Ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(9) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số phí, lệ phí phát sinh trong kỳ chuyển sang tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT TƯ).
(10) Đối với trường hợp các tờ khai không hạch toán lệ phí thủ tục hải quan phải thu (tức không hạch toán bút toán 1), lệ phí thủ tục hải quan được thu ngay tại thời điểm mở tờ khai theo từng lần phát sinh thì khi thu tiền lệ phí hải quan kế toán hạch toán tương tự như phương pháp kế toán các trường hợp “Thu lệ phí quá cảnh”.
3.2. Thu lệ phí quá cảnh, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số lệ phí quá cảnh người nộp đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(2) Khi người nộp thuế nộp tiền lệ phí quá cảnh bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận ngay được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5) Khi người nộp thuế trực tiếp nộp tiền lệ phí quá cảnh vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(6) Khi cơ quan hải quan chuyển tiền lệ phí quá cảnh từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước vào tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(7) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số tiền lệ phí quá cảnh phát sinh trong kỳ chuyển sang tài khoản của đơn vị dự toán, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 712- Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng).
4. Kế toán thu tiền phạt, chậm nộp
5. Kế toán thu thuế tạm thu
5.1. Thu thuế tạm thu
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê thuế tạm thu phải thu, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế người nộp thuế đã nộp vào TK tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Khi người nộp thuế tạm thu nộp bằng tiền mặt, cho cơ quan hải quan, căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thuế tạm thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước và nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thuế tạm thu vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(5b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(6) Căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế tạm thu đã chuyển từ TK tạm giữ của cơ quan hải quan nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(7) Trường hợp (nếu có quy định) khoản tạm thu đã nộp ngân sách nhà nước xét hoàn cho người nộp thuế nhưng số tiền nhỏ (trong mức quy định) không phải hoàn trả thì kết chuyển giảm số phải trả thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
5.2. Các trường hợp điều chỉnh thuế tạm thu phải thu:
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế có Tờ khai bổ sung, căn cứ chứng từ ghi sổ kèm bảng kê tờ khai bổ sung:
(1a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với khai báo trước đó, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(1b) Trường hợp số thuế phải nộp giảm so với khai báo trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu trước khi ấn định, căn cứ Quyết định ấn định ghi bổ sung số thuế chênh lệch, tăng khi dương (+), giảm ghi (-) ghi đỏ:
(2a) Trường hợp số thuế phải thu tăng so với số phải thu trước ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Trường hợp số thuế phải thu giảm so với số phải thu trước ấn định, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định ấn định, nếu chưa ghi nhận số thuế phải thu trước khi ấn định, căn cứ Quyết định ấn định ghi số thuế phải thu theo số ghi trên Quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(4) Trường hợp cơ quan hải quan có Quyết định hủy Quyết định ấn định, căn cứ Quyết định hủy quyết định ấn định ghi giảm số thuế phải thu đã ghi sổ kế toán theo Quyết định ấn định bị hủy, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
6. Kế toán thu bán hàng tịch thu
6.1. Áp dụng trong trường hợp hàng tịch thu cơ quan hải quan được phép bán và tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước theo quy định (nếu có):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận báo có về số tiền thu bán hàng tịch thu đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền bán hàng tịch thu đã thu được, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp, số tiền bán hàng tịch thu thu bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, Căn cứ giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5a) Căn cứ chứng từ chuyển tiền cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số tiền chi phí xử lý hàng tịch thu đơn vị dự toán được giữ lại, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời, kết chuyển số tiền đơn vị dự toán được giữ lại, ghi:
Nợ TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp chuyển tiền bán hàng tịch thu từ tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước, căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số tiền thu bán hàng tịch thu đã nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(7) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 720 - Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
6.2. Trường hợp có quyết định tịch thu tiền bán hàng, tang vật tạm giữ do vi phạm hành chính là hàng hóa dễ hư hỏng đang theo dõi trên tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan và theo quy định phải chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính: Kế toán thực hiện tương tự như phương pháp kế toán hàng, tang vật tạm giữ chờ xử lý (tại khoản 22, mục II, phụ lục này).
7. Kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp, phí thu hộ các hiệp hội
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp lệ phí Cà phê, tiêu, điều (thu hộ các hiệp hội) thu theo từng lần mở tờ khai, căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu thu bằng chuyển khoản
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp lệ phí Cà phê, tiêu, điều (thu hộ các hiệp hội) thu theo định kỳ theo tháng:
(2a) Căn cứ vào tờ khai phản ánh số phí thu hộ phải thu, ghi:
Nợ TK 132- Phải thu phí lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Khi người nộp thuế nộp tiền phí thu hộ, căn cứ chứng từ thu tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu thu bằng chuyển khoản
Có TK 132- Phải thu phí lệ phí (TK CT tương ứng)
(2c) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp phí thu hộ vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan thanh toán số phí thu hộ cho các hiệp hội, căn cứ chứng từ chuyển tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) nếu là tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) nếu chuyển khoản
(4) Trường hợp cơ quan hải quan trực tiếp thu tiền mặt của người nộp thuế nộp khoản ký quỹ theo quy định (nếu có), căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(5) Khi cơ quan hải quan nộp khoản ký quỹ đã thu bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp nhận được ngay giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(6) Khi cơ quan hải quan nộp khoản ký quỹ đã thu bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp chưa nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(6a) Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(6b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nộp khoản ký quỹ vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(8) Khi có kết quả xử lý, trường hợp người nộp thuế phải nộp thuế chuyên thu, cơ quan hải quan lập giấy nộp tiền thuế đã ký quỹ từ tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước vào ngân sách nhà nước:
(8a) Căn cứ Báo có của Kho bạc Nhà nước phản ánh số tiền ký quỹ của doanh nghiệp, đã được cơ quan hải quan nộp ngân sách nhà nước cho số thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng) Căn cứ
(8b) Đồng thời, ghi giảm tiền ký quỹ:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(9) Khi có kết quả xử lý, trường hợp người nộp thuế phải nộp thuế tạm thu, cơ quan hải quan chuyển tiền ký quỹ để nộp cho thuế tạm thu:
(9a) Căn cứ số tiền thực tế phản ánh số tiền ký quỹ chuyển nộp cho số thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tiền tạm giữ tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(9b) Đồng thời, ghi giảm tiền ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT thuế tạm thu).
(10) Trường hợp khoản ký quỹ lớn hơn số thuế phải nộp, hoặc doanh nghiệp không phải nộp thuế. Cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi hoàn trả khoản ký quỹ còn thừa cho người nộp thuế, căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
8. Kế toán thu hộ tiền thuế và các các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác (trừ các trường hợp người nộp thuế nộp nhầm cơ quan thu):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp cơ quan hải quan thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác, căn cứ chứng từ thu tiền hoặc báo có của Kho bạc Nhà nước về khoản thu hộ đã thu, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) thu tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi kho bạc, ngân hàng (TK CT tương ứng) thu chuyển khoản
Có TK 338- Các khoản phải trả (33899).
(2) Khi cơ quan hải quan chuyển trả số tiền đã thu hộ cho cơ quan hải quan khác, căn cứ chứng từ chi tiền hoặc chứng từ trả tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước về khoản thu hộ đã trả cơ quan khác, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (33899)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng) trả tiền mặt, hoặc
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng) trả bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi.
9. Kế toán thu tiền bán hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của Hải quan:
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi người mua nộp tiền mua hàng hoặc đặt cọc tiền mua hàng vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính, căn cứ giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp, số tiền bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc thu bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc vào tài khoản của Bộ Tài chính tại Kho bạc Nhà nước nhận được ngay Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4a) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp số tiền mặt nộp số tiền thu bán hàng tồn đọng, tiền đặt cọc vào tài khoản của Bộ Tài chính tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được Giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
(4b) Khi nhận được giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK CT tương ứng).
(5a) Khi phản ánh số tiền đơn vị dự toán được phép giữ lại để chi phí xử lý hàng tồn đọng, căn cứ chứng từ chuyển tiền cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
(5c) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng để lại đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK CT tương ứng)
(6a) Khi phản ánh số tiền thu bán hàng tồn đọng đã chuyển nộp ngân sách nhà nước, căn cứ giấy báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(6b) Đồng thời kết chuyển vào số thu bán hàng tồn đọng, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
(7) Cuối kỳ, kết chuyển số thu bán hàng tồn đọng nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 720- Thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng).
(8) Trường hợp trả lại tiền đặt cọc cho người nộp, căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
(9) Trường hợp tiền bán hàng hóa tồn đọng không phải nộp ngân sách nhà nước mà phải trả lại cho chủ của số hàng đó (theo quy định), căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
10. Kế toán giảm thuế chuyên thu theo Quyết định của cơ quan hải quan (bao gồm Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác)
Căn cứ Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác, ghi:
Nợ TK 811- Các khoản giảm thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 811- Các khoản giảm số thu (TK CT tương ứng).
11. Kế toán giảm tiền phạt, tiền chậm nộp và thu khác theo Quyết định của cơ quan hải quan
Căn cứ Quyết định miễn, giảm, xóa nợ, ghi:
Nợ TK 813- Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu:
Nợ TK 713- Thu phạt, tiền chậm nộp (TK CT tương ứng)
Có TK 813- Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng)
12. Kế toán giảm thuế tạm thu theo Quyết định của cơ quan hải quan (bao gồm Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác)
Căn cứ Quyết định không thu thuế, Quyết định miễn thuế, Quyết định giảm thuế, Quyết định xóa nợ thuế; Quyết định giảm khác, ghi:
Nợ TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
Đồng thời, kết chuyển số giảm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
13. Hoàn thuế chuyên thu do nộp thừa
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế do nộp thừa, phản ánh số thuế nộp thừa phải trả cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
14. Hoàn thuế chuyên thu do tái xuất, tái nhập
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn thuế do tái xuất khẩu sản phẩm hoặc tái nhập, phản ánh số thuế phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận đã hoàn trả cho người nộp thuế của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả (chứng từ hoàn trả) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng).
15. Kế toán hoàn tiền chậm nộp thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phạt
15.1. Hoàn nộp thừa
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn số tiền chậm nộp, tiền phạt phải hoàn, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn do nộp thừa, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp hoàn tiền phạt, tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt tại cơ quan hải quan
(3a) Căn cứ Quyết định hoàn phản ánh số phải trả cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(3b) Căn cứ phiếu chi tiền mặt phản ánh số đã hoàn trả bằng tiền mặt cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng).
15.2. Hoàn tiền chậm nộp thuế do tái xuất, tái nhập (nếu có):
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định hoàn số tiền chậm nộp thuế phải hoàn do tái xuất, tái nhập hàng, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng).
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận đã hoàn trả cho người nộp thuế của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng).
16. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan
(Các trường hợp thuế tạm thu chưa chuyển nộp ngân sách nhà nước đang theo dõi trên tài khoản tiền gửi tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước)
16.1. Hoàn nộp thừa, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2) Căn cứ Ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
16.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Ủy nhiệm chi hoặc chứng từ hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn thuế tạm thu cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời, ghi giảm số thuế tạm thu đã thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
17. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ ngân sách nhà nước
17.1. Hoàn nộp thừa, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu về thuế tạm thu
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT TƯ)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
17.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số phải hoàn theo quyết định cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ hoàn trả có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Căn cứ Lệnh hoàn trả (Chứng từ thoái thu) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số đã hoàn thuế tạm thu cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, kết chuyển số đã hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 352- Chờ điều chỉnh giảm thu (TK CT tương ứng)
(2c) Đồng thời, ghi giảm số đã thu thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
18. Kế toán các khoản thu chờ xác nhận thông tin; các khoản người nộp thuế nộp nhầm vào đơn vị hải quan (đơn vị kế toán) nơi không phát sinh khoản phải nộp của người nộp thuế
18.1. Kế toán ghi nhận các khoản nộp nhầm hoặc chờ xác nhận thông tin, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ báo có do Kho bạc Nhà nước chuyển sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán, hoặc trường hợp người nộp thuế nộp nhầm tài khoản cơ quan thu, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, (TK CT tương ứng), nếu nộp vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng), nếu nộp vào TK tiền gửi của cơ quan hải quan
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2) Sau khi đã xác định được thông tin đầy đủ của khoản thu: Trường hợp khoản thu thuộc đơn vị mình, căn cứ chứng từ điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan của Kho bạc Nhà nước, hạch toán khoản điều chỉnh, ghi:
(2a) Thực hiện điều chỉnh giảm bút toán (1) trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Nếu điều chỉnh số thu đó thành số thu thuế chuyên thu, đồng thời ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2c) Hoặc nếu điều chỉnh sổ thu đó thành số thu thuế tạm thu, đồng thời ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Sau khi đã xác định được thông tin đầy đủ của khoản thu, trường hợp khoản thu đã xác định thuộc đơn vị khác do người nộp thuế nộp nhầm vào tài khoản của đơn vị mình, căn cứ chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước xác nhận đã chuyển trả khoản thu đó cho đơn vị khác, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
18.2. Kế toán hoàn tiền thuế nộp nhầm từ ngân sách nhà nước, sử dụng trong trường hợp cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn tiền thuế nộp nhầm. Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp khoản tiền thuế nộp nhầm cơ quan thu đã hết thời gian chỉnh lý ngân sách nên Kho bạc Nhà nước không điều chỉnh, cơ quan hải quan ra quyết định hoàn trả lại cho người nộp thuế từ ngân sách nhà nước (không áp dụng cho trường hợp nộp thừa), căn cứ quyết định hoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, kế hạch toán như sau:
(2a) Căn cứ chứng từ hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển giảm số thu thuế, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
18.3. Kế toán hoàn tiền thuế nộp nhầm từ tài khoản tiền gửi:
(1) Trường hợp khoản tiền thuế nộp nhầm cơ quan thu nhưng do hết thời gian chỉnh lý ngân sách không được phép điều chỉnh, cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn trả lại cho người nộp thuế từ tài khoản tiền gửi (không áp dụng cho trường hợp nộp thừa), căn cứ quyết định hoàn kế toán ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được chứng từ xác nhận hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, căn cứ chứng từ hoàn trả của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
19. Kế toán chênh lệch tỷ giá
19.1. Chênh lệch tỷ giá giữa số phải thu và số đã thu bằng ngoại tệ:
Khi có sự khác nhau về tỷ giá (quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam để hạch toán) giữa số thuế phải thu bằng ngoại tệ tại thời điểm mở tờ khai và số ngoại tệ nộp ngân sách nhà nước tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:
19.1.1. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai (thời điểm tính thuế) thấp hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Trường hợp có chênh lệch tỷ giá thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
19.1.2. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai (thời điểm tính thuế) cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:
Nợ TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Trường hợp có chênh lệch do tỷ giá thời điểm tính thuế cao hơn thời điểm nộp thuế thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
19.2. Chênh lệch giữa số phải hoàn và số đã thu bằng ngoại tệ của tờ khai được hoàn:
19.2.1. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn cao hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1a) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn cao hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(1c) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
19.2.2. Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn thấp hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:
(1a) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn cao hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 131- Phải thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).
(1c) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)
Có TK 331- Thanh toán với NSNN về thuế (TK CT tương ứng).
20. Kế toán trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập khẩu
20.1. Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan hải quan cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập khẩu (Mở tờ khai mới), các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ tờ khai mới, hạch toán số thuế phải thu của tờ khai mới, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2a) Căn cứ quyết định điều chỉnh giảm thuế tạm thu phải thu của tờ khai cũ (tờ khai ban đầu), ghi giảm số thuế tạm thu:
Nợ TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
Có TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời, kết chuyển ghi:
Nợ TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 812- Các khoản giảm thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(3) Trường hợp thuế tạm thu của tờ khai cũ đã nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ cho số thuế phải thu (theo 2 nghiệp vụ, hoàn cho tờ khai cũ và đồng thời thu cho tờ khai mới):
(3.1) Khi có quyết định hoàn thuế cho số thuế của hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai cũ, kế toán hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế tạm thu nộp thừa từ tài khoản tiền gửi thuế tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
(3.2) Căn cứ chứng từ chuyển số tiền được hoàn để nộp vào ngân sách nhà nước bù trừ cho thuế phải nộp của tờ khai mới có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, kế toán hạch toán nghiệp vụ thu thuế chuyên thu cho tờ khai mới.
(4) Trường hợp thuế tạm thu của tờ khai cũ đã nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ cho số thuế phải thu (theo 2 nghiệp vụ, hoàn cho tờ khai cũ và đồng thời thu cho tờ khai mới):
(4.1) Khi có quyết định hoàn thuế cho số thuế của hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai cũ, kế toán hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế tạm thu nộp thừa từ ngân sách nhà nước.
(4.2) Khi nhận được lệnh hoàn thuế kiêm bù trừ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, căn cứ số tiền được hoàn của tờ khai cũ đã được nộp vào ngân sách nhà nước bù trừ cho thuế phải nộp của tờ khai mới, kế toán hạch toán nghiệp vụ thu thuế chuyên thu cho tờ khai mới.
20.2. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện ra người nộp thuế tự chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan hải quan ra Quyết định ấn định thuế, các bút toán thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, căn cứ Quyết định ấn định cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa:
(1a) Căn cứ số thuế phải nộp tại cột “số theo kê khai” của quyết định ấn định, ghi giảm số thuế tạm thu phải thu đã ghi nhận trước đó, bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(1b) Đồng thời, căn cứ số thuế phải nộp tại cột “số ấn định” của quyết định ấn định ghi nhận số thuế phải nộp về thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền
(2a) Căn cứ Quyết định ấn định cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, ghi số tiền tại cột “số theo kê khai” trên quyết định ấn định, để giảm số thuế tạm thu đã ghi nhận trước đó, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 337- Các khoản thuế tạm thu (TK CT tương ứng).
(2b) Đồng thời, căn cứ cột “số ấn định” ghi nhận số thuế chuyên thu theo quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
(2c) Đồng thời, căn cứ cột “số thuế đã nộp”, kết chuyển số tiền đã nộp sang thanh toán cho số thuế chuyên thu của quyết định ấn định, ghi:
Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng).
21. Kế toán ghi thu ngân sách
Đối với các khoản thuế phải nộp của người nộp thuế được Bộ Tài chính đồng ý cho thanh toán bằng ghi thu, ghi chi cho ngân sách nhà nước, khi nhận được chứng từ của Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế phải nộp, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 334- Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số tiền đã được ghi thu ngân sách nhà nước vào số thu thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 711- Thu thuế chuyên thu (TK CT tương ứng)
Có TK 334- Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng).
22. Kế toán hàng, tang vật tạm giữ chờ xử lý
Các bút toán thực hiện như sau:
(1) Căn cứ quyết định, biên bản tạm giữ hàng, tang vật do vi phạm hành chính về hải quan để chờ xử lý, kế toán theo dõi trên Tài khoản 002 “Hàng tạm giữ”:
(1a) Phản ánh (ghi đơn) vào bên Nợ TK 002 “Hàng tạm giữ”;
(1b) Sau khi có kết quả xử lý phải trả lại đối tượng vi phạm hành chính hoặc tịch thu sung công quỹ kế toán (ghi đơn) vào bên Có TK 002 “Hàng tạm giữ”.
(2) Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nếu phải bán (trường hợp được phép) thì tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ biên bản bán hàng, căn cứ số tiền thực tế trên phiếu thu, chứng từ nộp tiền, hạch toán như sau:
(2a) Nếu thu tiền mặt chưa kịp nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ phiếu thu tiền mặt phản ánh số tiền bán hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2b) Khi nộp tiền bán tang vật tạm giữ chờ xử lý vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK CT tương ứng)
(2c) Nếu người mua nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước phản ánh số tiền bán hàng đã thu, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
(2d) Khi có kết quả xử lý, nếu phải trả lại tiền bán tang vật tạm giữ cho người chủ sở hữu tang vật, căn cứ chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(3) Khi có kết quả xử lý, nếu tiền bán tang vật tạm giữ dễ hư hỏng có quyết định tịch thu sung công quỹ và phải chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính theo quy định, hạch toán như sau:
(3a) Căn cứ quyết định tịch thu và chứng từ chuyển tiền có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, kế toán ghi nhận tiền bán tang vật tịch thu đã chuyển sang Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng (TK CT tương ứng).
(3b) Đồng thời kết chuyển thanh khoản tiền bán tang vật tạm giữ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK CT tương ứng)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (TK CT tương ứng).
23. Kế toán theo dõi các khoản chỉnh lý thuộc ngân sách năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán năm
Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đóng kỳ kế toán của năm trước theo quy định, Kho bạc Nhà nước điều chỉnh lại các khoản thu ngân sách nhà nước thuộc ngân sách nhà nước năm trước và chuyển chứng từ điều chỉnh cho cơ quan hải quan, căn cứ chứng từ điều chỉnh kế toán thực hiện các bút toán như sau:
(1a) Khi nhận được chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước kế toán căn cứ số liệu thực tế của chứng từ, ghi sổ kế toán năm hiện hành, hạch toán đồng thời qua tài khoản 351 - Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán để theo dõi (tăng ghi số dương, giảm ghi số âm) như sau:
Nợ TK 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 131,133..Tài khoản thanh toán tương ứng
(1b) Đồng thời, ghi:
Nợ TK 331,333..Tài khoản thu ngân sách tương ứng
Có TK 351- Tài khoản chỉnh lý sau quyết toán (TK chi tiết tương ứng)
Lưu ý: Các trường hợp phát sinh điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán không thực hiện theo phương pháp kế toán này
PHỤ LỤC SỐ 03
HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN
STT |
TÊN SỔ KẾ TOÁN |
KÝ HIỆU |
1 |
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ |
01/SNV |
2 |
Sổ cái |
02/SNV |
3 |
Sổ quỹ tiền mặt |
03/SNV |
4 |
Sổ theo dõi tiền gửi tại kho bạc |
04/SNV |
5 |
Sổ theo dõi thu thuế phi mậu dịch |
05/SNV |
6 |
Sổ chi tiết thu bán hàng tịch thu |
06/SNV |
7 |
Sổ chi tiết tài khoản |
07/SNV |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 01/SNV |
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm ………………..
Đơn vị: đồng
Chứng từ ghi sổ |
Số tiền |
Chứng từ ghi sổ |
Số tiền |
||
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Số hiệu |
Ngày, tháng |
||
A |
B |
I |
A |
B |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
Cộng |
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 02/SNV |
SỔ CÁI
Tài khoản:
Năm ……….
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ ghi sổ |
Diễn giải |
Số hiệu Tài khoản đối ứng |
Số tiền |
Ghi chú |
||
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Nợ |
Có |
||||
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
F |
|
|
|
Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
Số phát sinh trong tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 03/SNV |
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Ngày... tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Ngày, tháng chứng từ |
Số hiệu chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
|||
Thu |
Chi |
Nợ/ thu |
Có/ chi |
Tồn quỹ |
|||
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
|
Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh Lũy kế từ đầu tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 04/SNV |
SỔ THEO DÕI TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC
Số hiệu tài khoản chi tiết:
Loại TK tiền gửi ………….
Tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
|||
Số |
Ngày |
Gửi vào |
Rút ra |
Còn lại |
||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối tháng |
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
Ghi chú: Sổ được mở chi tiết theo từng tài khoản tại KBNN, mỗi loại tiền gửi mở riêng một sổ hoặc một số trang
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 05/SNV |
SỔ THEO DÕI THU THUẾ PHI MẬU DỊCH
Từ ngày ….. đến ngày …….
Đơn vị: đồng
Ngày ghi sổ |
Tên loại thuế |
Chứng từ ghi sổ |
Số đã thu |
Ghi chú |
|
Số |
Ngày |
||||
A |
B |
C |
D |
1 |
E |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh: Lũy kế từ đầu năm: |
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 06/SNV |
SỔ CHI TIẾT THU BÁN HÀNG TỊCH THU
Tháng ... năm
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chúng từ ghi sổ |
Diễn giải |
Số đã thu |
Đã chuyển Sở Tài chính |
Đã nộp NSNN |
Chi phí xử lý chuyển đơn vị dự toán |
Số còn lại chờ xử lý |
|
Số |
Ngày |
|||||||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
Dư dầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh trong tháng Lũy kế từ đầu năm Dư cuối tháng |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số 07/SNV |
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
(Dùng cho các tài khoản chưa có sổ chi tiết)
Tài khoản cấp I:
Tài khoản cấp II:
Đơn vị: đồng
Ngày tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Tài khoản đối ứng |
Số phát sinh |
Số dư Tài khoản |
|||
Số |
Ngày |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
|||
A |
B |
C |
I |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng phát sinh Lũy kế từ đầu năm Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...năm... |
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN
SỐ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
(Mẫu số 01/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này sử dụng để đăng ký, ghi chép các chứng từ ghi sổ phát sinh theo trình tự thời gian trong ngày.
2- Nội dung và cách ghi:
- Cột A: Ghi số hiệu chứng từ
- Cột B: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.
SỔ CÁI
(Mẫu số 02/SNV)
1- Mục đích:
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám đốc sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị.
Số liệu trên Sổ Cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết. Số liệu trên Sổ Cái dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản hoặc các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung:
- Căn cứ vào nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh đã được kiểm tra đối chiếu.
- Sổ Cái để ghi cho cả năm và mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi diễn giải nội dung.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).
- Cột F: Ghi chú.
- Cuối tháng cộng sổ để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản.
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
(Mẫu số 03/SNV)
1. Mục đích:
Sổ này dùng để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt (tiền Việt Nam và Ngoại tệ) làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu thu chi, tồn quỹ giữa kế toán và thủ quỹ.
2- Nội dung và cách ghi sổ:
* Nội dung: Sổ quỹ tiền mặt dùng cho thủ quỹ.
* Cách ghi
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
- Cột B: Ghi ngày, tháng chứng từ ghi sổ
- Cột C, D: Ghi số hiệu chứng từ thu hoặc chi
- Cột E: Diễn giải
- Cột 1: Số tiền nhập quỹ
- Cột 2: Số tiền xuất quỹ
Cuối ngày sau khi đã ghi hết chứng từ thu, chi (đã thực hiện) rút số dư tồn quỹ cuối ngày ghi vào Cột 3. Số tồn quỹ trên sổ được đối chiếu với số tiền mặt tồn quỹ trong két.
Định kỳ kế toán tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên sổ quỹ.
Sổ quỹ chỉ ghi những khoản tiền thực tế nhập, xuất qua quỹ. Không ghi vào sổ quỹ những khoản tiền mặt thu được nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước hoặc cán bộ Kho bạc Nhà nước trực tiếp đến thu tại cửa khẩu.
SỔ THEO DÕI TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC
(Mẫu số 04/SNV)
1. Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước về tiền thuế tạm thu, tiền gửi lệ phí, các khoản tiền tạm giữ theo quy định.
2. Nội dung và cách ghi sổ:
* Nội dung:
- Sổ tiền gửi để kế toán theo dõi tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
- Mỗi loại tiền gửi mở riêng một sổ hoặc một số trang.
- Đầu năm hoặc đầu tháng ghi số dư tiền gửi.
- Căn cứ để ghi vào sổ là các chứng từ Kho bạc Nhà nước: Giấy báo Nợ, báo Có và các chứng từ nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của chứng từ nộp tiền hoặc rút tiền ra, chuyển tiền đi.
- Cột D: Ghi nội dung chứng từ
- Cột 1: Ghi số tiền nộp vào tài khoản tiền gửi lệ phí, tạm thu, tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đã được Kho bạc Nhà nước báo Có.
- Cột 2: Ghi số tiền rút ra khỏi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước theo chứng từ báo Nợ của Kho bạc Nhà nước.
- Cột 3 = Số dư đầu + cột 1 - cột 2: Số tiền còn gửi tại Kho bạc Nhà nước.
Cuối tháng cộng tổng số tiền đã gửi vào, số tiền đã rút ra khỏi Kho bạc Nhà nước, trên cơ sở đó tính ra số tiền còn gửi ở Kho bạc Nhà nước để chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ được đối chiếu với số dư tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
SỔ THEO DÕI THU THUẾ PHI MẬU DỊCH
(Mẫu số 05/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi các khoản thuế đã thu đối với hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế của hàng hóa không theo hợp đồng mua bán không phải hạch toán số thuế phải thu và thuế hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung: Sổ theo dõi các khoản thuế đã thu đối với hàng hóa cá nhân xuất nhập cảnh, thuế của hàng hóa không theo hợp đồng mua bán không phải hạch toán số thuế phải thu và thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới (gọi tắt là: Sổ theo dõi thu thuế phi mậu dịch). Mỗi sắc thuế mở riêng một sổ hoặc một số trang.
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ
- Cột B: Ghi loại thuế
- Cột C, D: Ghi số, ngày của chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số thuế đã thu.
Cuối tháng cộng số đã thu và ghi số lũy kế từ đầu năm.
SỔ THEO DÕI THU BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 06/SNV)
1- Mục đích:
Sổ dùng để phản ánh số thu bán hàng tịch thu đã thu, số chi phí liên quan được trích lại đơn vị dự toán theo quy định, số thu bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước, số chưa nộp ngân sách nhà nước.
2- Nội dung và cách ghi:
* Nội dung:
Sổ này theo dõi khoản thu từ bán hàng tịch thu theo các quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
* Cách ghi:
Căn cứ vào quyết định xử lý hàng tịch thu và các chứng từ liên quan khác để ghi vào các cột.
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng chứng từ.
- Cột D: Diễn giải theo nội dung chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số tiền đã thu được về bán hàng tịch thu, căn cứ chứng từ thu tiền bán hàng tịch thu.
- Cột 2: Ghi số tiền thu từ bán hàng tịch thu đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính.
- Cột 3: Ghi số tiền thu từ bán hàng tịch thu đã chuyển nộp ngân sách nhà nước và được Kho bạc Nhà nước xác nhận là số thu cho cơ quan hải quan (báo Có của Kho bạc Nhà nước).
- Cột 4: Căn cứ chứng từ chuyển tiền chi phí bán hàng cho đơn vị dự toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, báo có cho đơn vị dự toán về kinh phí thực hiện bán hàng tịch thu theo quy định, để ghi.
- Cột 5: Số đã thu còn lại chưa xử lý (số chưa nộp ngân sách nhà nước, số chưa trả kinh phí cho đơn vị dự toán).
Đầu tháng chuyển số dư cuối tháng trước sang, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi sổ. Cuối tháng cộng số phát sinh trong tháng và tính ra số dư cuối tháng, lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
(Mẫu số 07/SNV)
1- Mục đích:
Sổ này dùng để theo dõi số phát sinh, số dư của các tài khoản (dùng cho các tài khoản chưa có sổ chi tiết riêng).
2- Nội dung và cách ghi:
Sổ được theo dõi cho từng tài khoản chi tiết, từng đối tượng và cách ghi như sau:
* Cách ghi:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột I: Ghi tóm tắt nội dung của Chứng từ ghi sổ.
- Cột 1: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.
- Cột 2, 3: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).
- Cột 4, 5: Ghi số dư Nợ hoặc số dư Có của tài khoản này.
Đầu tháng chuyển số dư của tháng trước sang.
Cuối tháng tiến hành cộng số phát sinh trong tháng, số tích lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng và tính số dư của tháng đó.
PHỤ LỤC SỐ 04
DANH MỤC, MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIẢI THÍCH BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
STT |
Tên báo cáo |
Số hiệu |
Kỳ lập báo cáo |
1 |
Bảng cân đối tài khoản |
01/BCTC |
Tháng, năm |
2 |
Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu |
02/BCTC |
Tháng, năm |
3 |
Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt |
03/BCTC |
Tháng, năm |
4 |
Báo cáo tình hình hoàn thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước |
04/BCTC |
Tháng, năm |
5 |
Báo cáo tổng hợp thu thuế tạm thu |
05/BCTC |
Tháng, năm |
6 |
Báo cáo tình hình hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tiền gửi |
06/BCTC |
Tháng, năm |
7 |
Báo cáo thu bán hàng tịch thu |
07/BCTC |
Tháng, năm |
8 |
Báo cáo thu bán hàng tồn đọng |
08/BCTC |
Tháng, năm |
9 |
Báo cáo thu phí, lệ phí hải quan |
09/BCTC |
Tháng, năm |
10 |
Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách nhà nước |
10/ĐCKB |
Tháng, năm |
11 |
Bảng cân đối kế toán |
11/CĐKT |
Năm |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 01/BCTC |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Tháng ... năm...
Đơn vị: đồng
Số hiệu |
Tên tài khoản, tiểu khoản |
Số dư đầu kỳ |
Số phát sinh |
Số dư cuối kỳ |
|||||
Nợ |
Có |
Trong tháng |
Lũy kế |
Nợ |
Có |
||||
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
111 |
Tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
11101 |
Tiền thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
111011 |
Tiền Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
111012 |
Ngoại tệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
11102 |
Tiền khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
112 |
Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………………. ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 02/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ CHUYÊN THU
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu thuế chuyên thu |
Số thuế đã thu |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số chênh lệch tỷ giá do hoàn ngoại tệ nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau giảm |
Tổng số thuế đã thu nộp NS trong kỳ |
Trong đó |
||||||
Số thuế tạm thu nộp NS |
Số thuế chuyên thu nộp NS |
||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=5-6 |
8 |
9 |
10=4-(7-8-9) |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 03/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu |
Số đã thu trong kỳ |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau miễn, giảm, không thu, xóa nợ |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=4-(5-6) |
1 |
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tiền phạt vi phạm hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 04/BCTC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tháng... năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải hoàn đầu kỳ |
Số phải hoàn phát sinh trong kỳ |
Số đã hoàn cho NNT trong kỳ |
Số còn phải hoàn cuối kỳ |
||
Tổng số |
Hoàn NS năm nay |
Hoàn NS năm trước |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=1+2-3 |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
10 |
Tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
|
11 |
Tiền phạt vi phạm hành chính |
|
|
|
|
|
|
12 |
Tiền chậm nộp phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
13 |
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 05/BCTC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU THUẾ TẠM THU
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Loại thuế |
Số phải thu |
Số đã thu |
Số phải hoàn trả do nộp thừa trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
|||||
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu trong kỳ |
Số giảm trong kỳ |
Số phải thu sau giảm |
Số đã thu trong kỳ |
Trong đó |
|||||
Đã nộp vào NSNN |
Nộp TK Tạm thu |
|||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
5 |
6 |
7=5-6 |
8 |
9=4-(5-8) |
1 |
Thuế xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế BVMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thuế chống bán phá giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thuế tự vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Thuế chống trợ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 06/BCTC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
TT |
Tên chỉ tiêu |
Số phải hoàn đầu kỳ |
Số phải hoàn phát sinh trong kỳ |
Số đã hoàn từ tài khoản tạm thu cho NNT |
Số còn phải hoàn |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4= 1+2-3 |
1 |
Thuế nhập khẩu |
|
|
|
|
2 |
Thuế….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 07/BCTC |
BÁO CÁO THU BÁN HÀNG TỊCH THU
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung thu |
Số đã thu |
Số nộp ngân sách |
Số trích trả đơn vị dự toán |
|
TK tạm giữ của HQ |
TK tạm giữ của Sở Tài chính |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 08/BCTC |
BÁO CÁO THU BÁN HÀNG TỒN ĐỌNG
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung thu |
Số thu |
Số nộp ngân sách |
Số trích trả đơn vị dự toán |
|
Số đã thu |
Số đã trả lại người mua/ chủ hàng |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Thu bán hàng tịch thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 09/BCTC |
BÁO CÁO THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
Tháng...năm...
Đơn vị: đồng
|
|
Số phải thu đầu kỳ |
Số phải thu PS trong kỳ |
Số đã thu trong kỳ |
Số còn phải thu cuối kỳ |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=1+2-3 |
|
Thu phí lệ phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 10/ĐCKB |
BẢNG ĐỐI CHIẾU VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SỐ THUẾ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tháng ... năm ....
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung |
Mục/Tiểu mục |
Số thu NSNN của CQ hải quan |
Chênh lệch so với KBNN |
Ghi chú |
||
Số thu trong tháng |
Lũy kế từ đầu năm |
Số thu trong tháng |
Lũy kế từ đầu năm |
||||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Thuế xuất khẩu (trừ thuế xuất khẩu qua BGĐL) |
1851 |
|
|
|
|
|
2 |
Thuế xuất khẩu qua BGĐL |
1852 |
|
|
|
|
|
3 |
Thuế nhập khẩu (trừ thuế nhập khẩu qua BGĐL) |
1901 |
|
|
|
|
|
4 |
Thuế nhập khẩu qua BGĐL |
1902 |
|
|
|
|
|
5 |
Thuế GTGT (trừ thuế GTGT qua BGĐL) |
1702 |
|
|
|
|
|
6 |
Thuế GTGT qua BGĐL |
1703 |
|
|
|
|
|
7 |
Thuế TTĐB (trừ thuế TTĐB qua BGĐL) |
1751 |
|
|
|
|
|
8 |
Thuế TTĐB qua BGĐL |
1752 |
|
|
|
|
|
9 |
Thuế tự vệ chống bán phá giá (trừ thuế CBPG qua BGĐL) |
1951 |
|
|
|
|
|
10 |
Thuế tự vệ chống bán phá giá qua BGĐL |
1951 |
|
|
|
|
|
11 |
Thuế BVMT |
2000 |
|
|
|
|
|
13 |
Thuế tự vệ |
1903 |
|
|
|
|
|
15 |
Thuế chống phân biệt đối xử |
|
|
|
|
|
|
17 |
Thuế chống trợ cấp |
1952 |
|
|
|
|
|
19 |
Tiền chậm nộp thuế |
4912 |
|
|
|
|
|
20 |
Phạt VPHC |
|
|
|
|
|
|
|
Phạt VPHC trong lĩnh vực thuế |
4253 |
|
|
|
|
|
|
Phạt VPHC ngoài lĩnh vực thuế |
4265 |
|
|
|
|
|
|
Chậm nộp phạt vi phạm hành chính do cơ quan HQ quản lý |
4273 |
|
|
|
|
|
21 |
Bán hàng tịch thu |
4303 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
|
---|---|---|---|---|
Kế toán |
Kế toán trưởng |
|||
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
||||
(Ghi chú: Cột C (Tiểu mục) có thể thay đổi, được cập nhật theo văn bản quy định mới nhất.)
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Mẫu số: 11/CĐKT |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tháng ... Năm ....
Đơn vị: đồng
TT |
CHỈ TIÊU |
MÃ SỐ |
SỐ CUỐI NĂM |
SỐ ĐẦU NĂM |
GHI CHÚ |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
I |
Tiền |
|
|
|
|
1 |
Tiền mặt |
|
|
|
|
2 |
Tiền gửi KBNN, Ngân hàng |
|
|
|
|
II |
Phải thu |
|
|
|
|
1 |
Phải thu về thuế chuyên thu |
|
|
|
|
2 |
Phải thu về phí, lệ phí hải quan |
|
|
|
|
3 |
Phải thu về tiền chậm nộp, tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
4 |
Phải thu về thuế tạm thu |
|
|
|
|
III |
Phải trả |
|
|
|
|
1 |
Phải trả người nộp thuế |
|
|
|
|
|
- Thuế chuyên thu |
|
|
|
|
|
- Thuế tạm thu |
|
|
|
|
2 |
Phải trả NSNN |
|
|
|
|
|
- Phải trả về thuế |
|
|
|
|
|
- Phải trả tiền chậm nộp thuế |
|
|
|
|
|
- Phải trả tiền phạt VPHC |
|
|
|
|
|
- Phải trả chậm nộp phạt |
|
|
|
|
3 |
Phải trả khác |
|
|
|
. |
|
|
Ngày .... tháng .... năm .... |
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Mẫu số 01/BCTC)
1. Mục đích:
Bảng Cân đối tài khoản kế toán được lập tại tất cả các cơ quan hải quan có hoạt động thu thuế và thu khác, nhằm phản ánh một cách khái quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ về tình hình thu nộp các khoản thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phản ánh tình hình thu lệ phí hải quan, thu phạt vi phạm hành chính, thu bán hàng tịch thu và việc nộp ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ lập:
- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản
- Bảng Cân đối kế toán kỳ trước.
Trước khi lập Bảng Cân đối tài khoản kế toán phải hoàn thành việc ghi chép, khóa sổ hàng tháng của sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo quy định. Phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giữa các số liệu có liên quan trên các sổ.
3. Nội dung và phương pháp lập:
Số liệu vào Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư, bao gồm: Số dư đầu kỳ (cột 1, 2), số dư cuối kỳ (cột 7, 8), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh, bao gồm: Số phát sinh của các tài khoản từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 3, 4), số phát sinh từ ngày đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 5, 6), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”. Các cột số dư đầu kỳ, cuối kỳ được lấy từ số dư các tài khoản. Các cột số phát sinh được lấy từ số phát sinh, từ các tài khoản theo từng kỳ báo cáo và lũy kế từ đầu năm.
- Cột A, B - Số hiệu tài khoản, tên tài khoản: Ghi số hiệu tài khoản, ghi tên tất cả tài khoản cấp 1 và một số tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 cần phân tích.
- Cột 1, 2 Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm đầu tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào số dư đầu tháng trên Sổ Cái, hoặc Nhật ký Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần số dư cuối kỳ của Bảng Cân đối tài khoản kế toán kỳ trước.
- Cột 3, 4, 5, 6: Phản ánh số phát sinh:
+ Cột 3, 4 - Số phát sinh trong tháng: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong tháng báo cáo. Số liệu ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng phát sinh trong tháng của từng tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
+ Cột 5, 6 - Số phát sinh lũy kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh từ đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo trên sổ tổng hợp hoặc sổ chi tiết, hoặc lấy số phát sinh lũy kế của tháng trước cộng với số phát sinh trong tháng báo cáo.
- Cột 7, 8 - Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi trên các cột này căn cứ vào số dư trên các tài khoản của sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, hoặc được tính dựa trên số liệu phản ánh của báo cáo, có 2 cách tính như sau:
Cách 1:
Số dư cuối kỳ |
= |
Số dư đầu kỳ |
+ |
Số phát sinh tăng trong kỳ |
- |
Số phát sinh giảm trong kỳ |
Cách 2:
Số dư cuối kỳ |
= |
Số dư đầu năm |
+ |
Số phát sinh lũy kế tăng trong kỳ |
- |
Số phát sinh lũy kế giảm trong kỳ |
Số dư cuối kỳ được sử dụng làm số dư đầu kỳ để lập Bảng Cân đối tài khoản kế toán tháng sau. Tại tháng 12 thì đây chính là số dư cuối năm.
Trong Bảng Cân đối tài khoản kế toán, tổng cộng số liệu ở cột Nợ phải bằng tổng cộng số liệu ở cột Có của mỗi tiêu thức.
Số dư đầu kỳ: Cột 1 = Cột 2
Số phát sinh trong tháng: Cột 3 = Cột 4
Số phát sinh trong lũy kế: Cột 5 = Cột 6
Số dư cuối kỳ: Cột 7 = Cột 8
Đối với Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế tháng 1 hàng năm thì số liệu:
Cột 1 = Cột 2 = Số dư đầu năm
Cột 3 = Cột 4 = Cột 5 = Cột 6
Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản kế toán thuế, Báo cáo này còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản kế toán.
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ CHUYÊN THU
(Mẫu số 02/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ tình hình thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu phải thu, đã thu, đã giảm trong kỳ và số còn phải thu cuối kỳ.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 131 - Phải thu thuế chuyên thu, TK 711 - Thu thuế chuyên thu; TK 811 - Các khoản giảm thu, TK 331- Thanh toán với NS về thuế, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số người nộp thuế còn nợ đầu kỳ; số liệu trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang (dư bên Nợ TK 131- Phải thu về thuế chuyên thu).
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, Số liệu trên cột này lấy từ số phát sinh bên Có TK 711- Thu thuế chuyên thu.
Cột 3: Số giảm trong kỳ theo quyết định không thu, miễn, giảm, xóa nợ, số liệu cột này lấy từ số phát sinh Nợ TK 811 - Các khoản giảm thu (thuế chuyên thu).
Cột 4 = cột 1 + cột 2 - cột 3
Cột 5: Tổng số thuế đã thu trong kỳ (gồm cả thuế chuyên thu và tạm thu đã nộp NS), số liệu lấy từ phát sinh Nợ TK 331- Thanh toán với ngân sách về thuế.
Cột 6: Số thuế tạm thu chuyển nộp ngân sách nhà nước từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan, lấy các bút toán phát sinh Nợ 331/Có 112.
Cột 7 = cột 5 - cột 6, phản ánh số thuế chuyên thu đã thu nộp ngân sách nhà nước.
Cột 8: Số thuế chuyên thu có quyết định phải hoàn do nộp thừa trong kỳ, lấy các bút toán phát sinh Nợ TK 131/Có TK 336.
Cột 9: Số chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm hoàn thuế và thời điểm thu thuế bằng ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, số liệu lấy từ các bút toán Nợ của tài khoản chi tiết 41302 - Chênh lệch giữa thời điểm hoàn thuế và thu thuế (sử dụng đối với các đơn vị có phát sinh thuế phải nộp bằng ngoại tệ).
Cột 10 = cột 4- (cột 7- cột 8- cột 9) = cột 4- cột 7+ cột 8+ cột 9 (Phản ánh số dư cuối kỳ TK 131).
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
(Mẫu số 03/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ tình hình thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt phải thu; đã thu; đã giảm trong kỳ và số còn phải thu cuối kỳ.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 133- Phải thu tiền phạt chậm nộp khác, TK 713 - Thu phạt, tiền chậm nộp; TK 811 - Các khoản giảm thu, TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước về thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số người nộp còn Nợ đầu kỳ; Số liệu trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang (dư bên Nợ TK 133- Phải thu tiền phạt chậm nộp khác).
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, Số liệu trên cột này lấy từ số phát sinh bên Có TK 713 - Thu phạt, tiền chậm nộp.
Cột 3: Số giảm trong kỳ theo quyết định không thu, miễn, giảm, xóa nợ. Số liệu cột này lấy từ số phát sinh Nợ TK 811- Các khoản giảm thu (chi tiết theo các tài khoản giảm tiền chậm nộp, tiền phạt) trừ giảm phí lệ phí và khác.
Cột 4 = cột 1+ cột 2- cột 3
Cột 5: Số đã thu trong kỳ, số liệu lấy từ phát sinh Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước về thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác (TK chi tiết của tiền chậm nộp, tiền phạt).
Cột 6: Số phải hoàn nộp thừa trong kỳ lấy số phát sinh các bút toán Nợ 133/ Có 336 (TK chi tiết tiền chậm nộp, tiền phạt).
Cột 7 = cột 4- (cột 5 - cột 6) = cột 4- cột 5 + cột 6.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Mẫu số 04/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh tình hình hoàn thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp khi có quyết định hoàn.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu
3. Phương pháp lập:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi tên loại thuế
Cột 1: Phản ánh số dư số phải hoàn đầu kỳ báo cáo, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư kỳ trước chuyển sang (số dư Có cuối kỳ TK 336).
Cột 2: Phản ánh số thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt phải hoàn phát sinh trong kỳ. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Có TK 336.
Cột 3: Phản ánh số thuế chuyên thu, tiền chậm nộp, tiền phạt đã hoàn cho người nộp thuế, số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Nợ trên TK 336.
Cột 4: Số hoàn ngân sách năm nay trong kỳ (chỉ lấy số đã hoàn thuộc ngân sách năm nay), số liệu lấy từ tài khoản chi tiết “năm nay” của TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (chi tiết theo từng nội dung thu về thuế, về tiền chậm nộp, về tiền phạt).
Cột 5: Số hoàn ngân sách năm trước trong kỳ (chỉ tính số đã hoàn thuộc ngân sách năm trước), số liệu lấy từ tài khoản chi tiết “năm trước” của TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (chi tiết theo từng nội dung thu về thuế, về tiền chậm nộp, về tiền phạt).
Cột 6 = cột 1 + cột 2 - cột 3.
BÁO CÁO TỔNG HỢP THU THUẾ TẠM THU
(Mẫu số 05/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh toàn bộ số thuế tạm thu phải thu, đã thu, còn phải thu của các tờ khai thuế tạm thu nhưng chưa làm thủ tục thanh khoản tờ khai đến thời điểm báo cáo; số thuế điều chỉnh giảm theo quyết định, số phải thu sau điều chỉnh trong kỳ.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 137 - Phải thu thuế tạm thu, TK 337 - Các khoản thuế tạm thu, TK 812 - Các khoản giảm Thuế tạm thu, TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác, TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Loại thuế.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang: dư Nợ TK 137- Phải thu thuế tạm thu.
Cột 2: Phản ánh số phải thu phát sinh trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 137/Có TK 337.
Cột 3: Phản ánh số phải thu giảm trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 812.
Cột 4= cột 1 + cột 2 - cột 3
Cột 5: Phản ánh số thuế tạm thu đã thu được trong kỳ, số liệu cột này lấy từ phát sinh Nợ TK 1120104 (tiền gửi thu thuế).
Cột 6: Phản ánh số thuế tạm thu đã chuyển nộp từ TK tiền gửi tạm thu nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ, Số liệu cột này lấy số phát sinh các bút toán Nợ TK 331/Có 1120104 (TK chi tiết tiền gửi về thuế).
Cột 7: Phản ánh số thuế tạm thu đã thu còn ở TK tiền gửi tạm thu của cơ quan hải quan, số liệu cột 7 = cột 5- cột 6.
Cột 8: Số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa từ ngân sách nhà nước và số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa từ tài khoản tạm thu, số liệu lấy từ bút toán phát sinh Nợ TK 137/ Có 336 (phải hoàn từ NS) và Nợ 137/Có 335 (phải hoàn từ TK tạm thu).
Cột 9= cột 4 - (cột 5 - cột 8) = cột 4 - cột 5 + cột 8 (phản ánh số dư TK 137).
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI
(Mẫu số 06/BCTC)
1. Mục đích:
Nhằm phản ánh số hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước cho người nộp thuế theo quyết định hoàn thuế của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi tên loại thuế
Cột 1: Phản ánh số dư số phải hoàn đầu kỳ báo cáo, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư kỳ trước chuyển sang (số dư Có đầu kỳ TK 335).
Cột 2: Phản ánh số thuế chuyên thu phải hoàn phát sinh trong kỳ. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Có TK 335.
Cột 3: Phản ánh số thuế tạm thu đã hoàn từ TK tạm thu cho người nộp thuế. Số liệu trên cột này được lấy từ số phát sinh Nợ trên TK 335.
Cột 4: Phản ánh số dư cuối kỳ của số thuế phải hoàn. Số liệu này lấy số dư Có cuối kỳ của TK 335 hoặc cột này được tính như sau: cột 4= cột 1+ cột 2- cột 3.
BÁO CÁO THU BÁN HÀNG TỊCH THU
(Mẫu số 07/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích theo dõi tình hình thu bán hàng tịch thu do VPHC theo quyết định tịch thu của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào các quyết định bán hàng tịch thu và số liệu trên sổ chi tiết của TK 720 - Thu khác, TK 112- Tiền gửi..., TK 343 - thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán, TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tịch thu đang để tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan (nếu có), số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 1120103 (tạm giữ chờ xử lý).
Cột 2: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tịch thu đang gửi tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 344 (Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính).
Cột 3: Phản ánh số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 33304 (Thu bán hàng tịch thu).
Cột 4: Phản ánh số tiền đã trích trả đơn vị dự toán, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34302 (chi phí bán hàng tịch thu).
BÁO CÁO THU BÁN HÀNG TỒN ĐỌNG
(Mẫu số 08/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích tổng hợp tình hình thu bán hàng tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào các quyết định xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan và số liệu trên sổ chi tiết của TK 33807 - Tiền bán hàng tồn đọng, TK 11203- Tiền gửi của Bộ Tài chính, TK 343 - thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán, TK 333 - Thanh toán với NSNN, TK 720 - Thu khác.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tồn đọng đã nộp tài khoản tiền gửi của Bộ Tài chính, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 11203 (tiền gửi kho bạc của Bộ Tài chính).
Cột 2: Phản ánh số tiền đã thu từ bán hàng tồn đọng trả lại người mua hoặc chủ hàng, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ bút toán phát sinh bên Nợ TK 33807 (Tiền bán hàng tồn đọng) đối ứng với Có TK 11203 (tiền gửi Bộ Tài chính).
Cột 3: Phản ánh số tiền bán hàng tồn đọng đã nộp ngân sách nhà nước, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK - 33305 (Thu bán hàng tồn đọng).
Cột 4: Phản ánh số tiền đã trích trả đơn vị dự toán, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34304 (chi phí bán hàng tồn đọng).
BÁO CÁO THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
(Mẫu số 09/BCTC)
1. Mục đích:
Báo cáo này được áp dụng cho các đơn vị Hải quan, nhằm mục đích tổng hợp tình hình thu phí, lệ phí hải quan.
2. Căn cứ lập:
Số liệu để lập báo cáo này căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết của TK 1120101- Tiền gửi phí lệ phí, TK 34301 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (về phí lệ phí), TK 712 - Thu phí lệ phí hải quan, TK 132 - Phải thu phí lệ phí.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các loại thuế phát sinh.
Cột B: Nội dung thu.
Cột 1: Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ số dư Có TK 34301- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (tiền phí, lệ phí). Hoặc lấy số phải thu cuối kỳ của báo cáo kỳ trước chuyển sang.
Cột 2: Phản ánh số phải thu trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này lấy từ phát sinh Có TK 712 - Thu phí lệ phí hải quan.
Cột 3: Phản ánh số đã thu trong kỳ, số liệu phản ánh trên cột này như sau:
- Trường hợp đơn vị mở tài khoản tạm thu để thu phí, lệ phí hải quan trước khi chuyển cho đơn vị dự toán thì lấy từ phát sinh bên Nợ TK 112 (tiền gửi phí, lệ phí hải quan).
- Trường hợp đơn vị không mở tài khoản tạm thu để thu phí lệ phí, mà sử dụng tài khoản của đơn vị dự toán để trực tiếp thu phí, lệ phí hải quan thì lấy từ phát sinh bên Nợ TK 34301 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (về phí lệ phí hải quan).
Cột 4: Phản ánh số còn phải thu cuối kỳ, cột 4 = cột 1 + cột 2 - cột 3.
BẢNG ĐỐI CHIẾU VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SỐ NỘP NGÂN SÁCH
(Mẫu số 10/ĐCKB)
1. Mục đích:
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được sử dụng cho tất cả các đơn vị Hải quan và Kho bạc Nhà nước để xác định chính xác số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách hiện hành.
2. Căn cứ lập:
- Căn cứ vào chứng từ thu nộp Kho bạc Nhà nước;
- Căn cứ vào Mục lục Ngân sách hiện hành;
- Căn cứ vào sổ chi tiết Tài khoản 331 - Thanh toán với NSNN về thuế, TK 333 - Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp, TK 35402 - Điều chỉnh giảm số thu năm nay.
3. Phương pháp lập:
Trước khi lập “Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” phải kiểm tra mọi chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách hiện hành đã được ghi đầy đủ, chính xác vào Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết thanh toán thu nộp ngân sách nhà nước.
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được phản ánh chung cho các loại thuế và thu khác, được chi tiết theo Mục lục ngân sách hiện hành và theo yêu cầu quản lý.
Cột A: Ghi số thứ tự các khoản thu thuế và thu khác.
Cột B: Nội dung.
Cột C: Ghi Mục/tiểu mục của các loại thuế, thu khác theo Mục lục Ngân sách hiện hành.
Cột 1: Phản ánh số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan trong kỳ theo báo có của Kho bạc Nhà nước hàng tháng về số thu nộp ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan trừ đi số đã hoàn thuộc năm ngân sách, kế toán tổng hợp theo các sắc thuế và đưa vào báo cáo.
Hoặc lấy từ phát sinh nợ TK 331- Thanh toán với ngân sách về thuế, TK 333- Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp trong tháng trừ đi phát sinh Có TK 35402 (Điều chỉnh giảm số thu năm nay).
Cột 2: Phản ánh số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan lũy kế từ đầu năm theo báo có của Kho bạc Nhà nước về số thu nộp ngân sách của cơ quan hải quan trừ đi số hoàn thu trong năm, kế toán tổng hợp theo các sắc thuế và đưa vào báo cáo.
Cột 3: Số chênh lệch giữa số thu trong tháng của cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước, số liệu do Kho bạc Nhà nước ghi nhận.
Cột 4: Số chênh lệch giữa số thu lũy kế từ đầu năm của cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước, số liệu do Kho bạc Nhà nước ghi nhận.
Dòng tổng cộng: Dòng này thể hiện số tổng cộng của tất cả các sắc thuế theo các cột thu nộp Ngân sách trong tháng, lũy kế từ đầu năm đến ngày báo cáo.
“Bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước số nộp ngân sách” được lập thành 3 bản, sau khi đối chiếu với Kho bạc Nhà nước: 1 bản lưu tại Kho bạc Nhà nước, 1 bản gửi cấp trên để báo cáo, 1 bản lưu tại đơn vị.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Mẫu số 11/CĐKT)
1. Mục đích:
Bảng cân đối kế toán sử dụng cho các đơn vị hải quan để phản ánh tổng hợp tình hình về tài sản và các nguồn tài chính của cơ quan hải quan theo quy định hiện hành.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào số dư các tài khoản tương ứng với từng chỉ tiêu trong báo cáo.
3. Phương pháp lập:
Cột A: Số thứ tự các chỉ tiêu.
Cột B: Chỉ tiêu về tài sản, tiền và nguồn hình thành.
Cột C: Mã số dùng để đánh mã số cho các chỉ tiêu, phục vụ cho việc tổng hợp số liệu và giải thích các chỉ tiêu báo báo.
Cột 1: Số cuối năm là số dư cuối kỳ báo cáo của các tài khoản tương ứng với các chỉ tiêu trong báo cáo.
Cột 2: Số đầu năm là số dư cuối kỳ trước chuyển sang của các tài khoản tương ứng với các chỉ tiêu trong báo cáo.
Cột 3: Các nội dung cần ghi chú.
PHỤ LỤC SỐ 05
MỘT SỐ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính)
1. KẾ TOÁN THU THUẾ CHUYÊN THU
Ghi chú: Đối với các trường hợp tờ khai của hàng hóa cá nhân XN cảnh, hàng hóa mua bán cư dân biên giới có chứng từ ghi số thuế phải thu
3. KẾ TOÁN THU PHÍ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
3.1. Thu lệ phí hải quan
3.2. Thu phí quá cảnh
4. KẾ TOÁN TIỀN PHẠT, CHẬM NỘP
4.1. Kế toán chậm nộp thuế
4.2. Kế toán phạt vi phạm hành chính
4.3. Kế toán chậm nộp phạt vi phạm hành chính
5. KẾ TOÁN THU THUẾ TẠM THU
6. KẾ TOÁN THU BÁN HÀNG TỊCH THU
Trường hợp cơ quan hải quan được phép bán (nếu có) thu tiền nộp tài khoản tạm giữ của hải quan
7. KẾ TOÁN LỆ PHÍ THU HỘ, KÝ QUỸ
7.1. Kế toán phí thu hộ
7.2. Kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp
8. KẾ TOÁN THU HỘ CHO CƠ QUAN HẢI QUAN KHÁC
9. KẾ TOÁN THU NỘP TIỀN BÁN HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
Trường hợp người mua nộp tiền mua hàng hóa tồn đọng vào TK tạm giữ BTC
10. KẾ TOÁN GIẢM THUẾ CHUYÊN THU THEO QUYẾT ĐỊNH
(gồm: Không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ)
11. KẾ TOÁN GIẢM TIỀN PHẠT, CHẬM NỘP VÀ THU KHÁC THEO QUYẾT ĐỊNH
12. KẾ TOÁN GIẢM THUẾ TẠM THU THEO QUYẾT ĐỊNH
(gồm: Không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ)
13. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ CHUYÊN THU DO NỘP THỪA
14. HOÀN THUẾ CHUYÊN THU DO TÁI XUẤT, TÁI NHẬP
15. HOÀN TIỀN CHẬM NỘP, HOÀN TIỀN PHẠT
15.1.1. Hoàn chậm nộp thuế (nộp thừa)
15.1.2. Hoàn tiền phạt, chậm nộp phạt (nộp thừa)
15.2. Hoàn chậm nộp thuế do tái xuất, tái nhập
16. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỦA HẢI QUAN
16.1. Hoàn nộp thừa
16.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm
17. KẾ TOÁN HOÀN THUẾ TẠM THU TỪ NSNN
17.1. Hoàn nộp thừa
17.2. Hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm
18. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU CHỜ XÁC NHẬN THÔNG TIN, CÁC KHOẢN NỘP NHẦM
18.1. Trường hợp KBNN đã hạch toán thu NSNN nhưng cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để hạch toán thanh khoản cho NNT (hoặc các trường hợp người nộp thuế nộp nhầm cơ quan thu, nộp vào đơn vị hải quan không có phát sinh số thuế phải thu)
18.2. Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ NSNN
18.3. Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ tài khoản tiền gửi
19. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
19.1. Kế toán thu thuế bằng ngoại tệ
19.1.1. Trường hợp tỷ giá khi mở tờ khai thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp vào KBNN
19.1.2. Trường hợp tỷ giá khi mở tờ khai cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp KBNN
19.2. Kế toán hoàn thuế nộp thừa bằng ngoại tệ
19.2.1. Trường hợp tỷ giá khi hoàn cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN
19.2.2. Trường hợp tỷ giá khi hoàn thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN
20. KẾ TOÁN THUẾ TẠM THU CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
20.1. Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan hải quan cho phép chuyển tiêu thụ nội địa (mở tờ khai mới)
Ghi chú:
Sau khi điều chỉnh tiền thuế phải thu của tờ khai cũ, Trường hợp có quyết hoàn thuế kế toán thực hiện theo hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế Trường hợp tiền thuế được hoàn của tờ khai cũ bù trừ cho số thuế phải thu của tờ khai mới kế toán hạch toán theo phương pháp kế toán thu thuế chuyên thu
20.2. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện người nộp thuế tự ý chuyển tiêu thụ nội địa
Khi cơ quan hải quan ra Quyết định ấn định thuế, kế toán hạch toán chuyển từ thuế tạm thu sang thuế chuyên thu
(1) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp tiền
(2) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền
Ghi chú: (*) Nếu số tiền thuế tạm thu đã nộp lớn hơn số thuế chuyên thu ấn định, khi có quyết định hoàn, căn cứ Quyết định hoàn kế toán thực hiện hạch toán hoàn số tiền thừa cho người nộp thuế theo phương pháp kế toán hoàn thuế chuyên thu nộp thừa
22. KẾ TOÁN HÀNG TANG VẬT TẠM GIỮ CHỜ XỬ LÝ
22.1. Kế toán hàng tạm giữ
22.2. Kế toán thu tiền bán hàng tạm giữ là hàng hóa dễ hư hỏng phải bán theo quy định
23. KẾ TOÁN CHỈNH LÝ CÁC KHOẢN THU THUỘC NGÂN SÁCH NĂM TRƯỚC, PHÁT SINH SAU KHI ĐÓNG KỲ KẾ TOÁN NĂM
THE MINISTRY OF FINANCE
Circular No. 174/2015/TT-BTC dated November 10, 2015 of the Ministry of Finance guiding the accounting operations of tax and other revenues for imported and exported goods
Pursuant to the State Budget Law No. 01/2002 / QH11 dated 16/12/2002;
Pursuant to the Accounting Law No.03 / 2003 / QH11 dated 17/06/2003;
Pursuant to Customs Law No. 54/2014 / QH13 dated 23/06/2014;
Pursuant to the Laws, Ordinances, Decrees on taxes, charges and fees and other revenues of the state budget;
Pursuant to the Law on Processing of Administrative Violations No. 15/2012 / QH13 dated 06/20/2012;
Pursuant to theLawonElectronicTransactionNo.51 / 2005 / QH11 dated 29/11/2005;
Pursuant to the Commercial Law No. 36/2005 / QH11 dated 14/ 06/ 2005;
Pursuant to Decree No. 128/2004 / ND-CP guiding the details of some articles of the Accounting Law;;
Pursuant to Decree No. 27/2007 / ND-CP dated 23/02/ 2007 of the Government of electronic transactions in financial activities;
Pursuant to Decree No. 83/2013 / ND-CP dated 22/7/ 2013 of the Government detailing the implementation of some articles of the Law on Tax Administration and the Law amending and supplementing some articles of the Law on Tax Administration ;
Pursuant to Decree No. 08/2015 / ND-CP dated 21/01/ 2015 of the Government on detailed regulation and measures to implement the Customs Law regarding customs procedures, customs inspection, monitoring and control;
Pursuant to Decree No. 215/2013 / ND-CP dated 23/12/ 2013 of the Government regulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the General Director of General Department of Customs,
The Ministry of Finance issues this Circular guiding the accounting operations of tax and other revenues to imported and exportedgoods as follows:
ChapterI
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Circular provides for the accounting documents, accounts, books, financial reports, management statements and other work related to accounting operations of tax and other revenues to imported and exported goods applicable to the subjects specified in Article 2 of this Circular.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to the customs units including the General Department of Customs; Customs Departments and the equivalent units, Customs Branches and the equivalent units in implementation of accounting operations of tax and other revenues to imported and exported goods.
Article3.Interpretation of terms
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1.“Provisional tax accounting” is the accounting method of tax payments of imported and exported goods provisionally paid on deposit accounts (imprest account) of customs authorities opened at the State Treasury before paid into the state budget in accordance with regulations of law on imported and exported goods.
2.“Specialized tax accounting” is the accounting method of tax payments of imported and exported goods to be paid into the state budget in accordance with regulations of law on imported and exported goods.
3.“Import and export tax accounting database” is the collection of information and data of import and export tax accounting (including: accounting documents, books and accounting statements related to tax and other revenues for the imported and exported goods) stored, filed and organized for access, use, management and updating through electronic means in the centralized import and export tax management system of the General Department of Customs.
4. ““Import and export accounting units” are the customs units with organized apparatus of accounting and other revenues for the imported and exported goods and financial report making (hereafter referred to as accounting units).
5.“Overpayment refund accounting” is the method of accounting in case of refund of amount paid by the taxpayer which is greater than the amount payable of each type of tax in the same accounting unit. Excluding the cases of refund due to payment to wrong receiving body or accounting unit and the cases of refund of paid tax to the imported goods but re-exported to be returned to the foreign goods owner or re-exported to a third country or re-exported to the non-tariff area, goods exported but re-imported into Vietnam, goods imported for production of imported goods wth VAT paid in accordance with regulations and then actual-tariff area, goods exported but imported into Vietnam, goods imported for production of exported goods wth VAT paid in accordance with regulations and then actually exported.
6.“Refund accounting due to re-export or re-import” is the method of accounting in case of refund of amount paid by the taxpayer under the tax obligations of imported and exported goods but then due to export of imported goods or re-import of exported goods, the taxpayer shall be refunded the paid amount as stipulated by the law on tax. Including the case of tax refund to the goods imported but re-exported to be returned to the foreign goods owner or re-exported to a third country or re-exported to the non-tariff area; goods exported but re-imported into Vietnam, goods imported for production of imported goods with VAT paid in accordance with regulations and then actual-tariff area, goods exported but imported into Vietnam, goods imported for production of exported goods with VAT paid in accordance with regulations and then actually exported.
Article 4. Contents of accounting operations of tax and other revenues to imported and exported goods
1.The accounting operations of tax and other revenues to imported and exported goods (hereafter referred to as import and export tax accounting) is the organization of internal management information system of Customs system on collection of export tax, import tax, VAT, excise tax, environmental protection tax, commercial protection tax (anti-dumping duty, anti-subsidy duty, safeguard duty, anti-discrimination duty), revenues from charges, penalty, sale of confiscated goods and other revenues as prescribed by the state for the imported and exported goods; fees collected on behalf of associations, national one-stop fees.
2.The import and export tax accounting shall record and reflect the reality of revenue and payment into the state budget on tax and other revenues from the taxpayers or subjects committing the administrative violation in the field of customs, including: The tax amount of goods cleared or released, fines, amount of late payment, charges receivable; the tax amount, fines, amount of late payment and charges collected and paid to the state budget or deposit account of customs authorities at the State Treasury; the tax amount of goods cleared or released, fines, amount of late payment, charges receivable; amount of goods temporarily retained; amount from sale of goods and exhibits with temporary retention decision for processing; amount from sale of confiscated goods or exhibits with the processing result from the competent authorities; the tax amount, fines, amount of late payment, fines that must be refunded, have been refunded and still refunded to the payers; amount of tax, fines and amount of late payment not collected or reduced under the decision of the competent authorities.
3.The import and export tax accounting may make record and reflection by dual method to ensure the aggregation of result of management operation of tax and other revenues for the imported and exported goods done by the customs authorities at all levels as prescribed by the accounting law, budget law and other relevant laws. The import and export tax accounting must meet the following principles:
a)Record by accounting period;
b)By budget year;
c)In accordance with the accounting system of budget collection of State Treasury;
d)Aggregation and reflection of financial information of completed operations
e)Provision of financial reports as prescribed by the accounting law.
Article 5. Requirements for import and export tax accounting
1.Recording all operations of tax and other revenues for the imported and exported goods incurred in the period in the accounting book and accounting report.
2.Recording information and data of import and export tax accounting clearly, understandably, accurately and within a prescribed time limit.
3.Truthfully recording the reality, nature, contents and value of tax operations and other revenues for the imported and exported goods.
4.The information and data of import and export tax accounting must be recorded continuously; the accounting data of this period must succeed the accounting data of the previous period.
5.The information and data of import and export tax accounting must be classified and arranged in sequence, systematically and consistently with tax management indicators.
Article 6. Calculation unit, letter, figure and rounding method in import and export tax accounting
1.The calculation unit, letter, figure and rounding method in import and export tax accounting are done in accordance with regulations of law on accounting.
2.The economic operations generated in foreign currency must be monitored in the original currency and converted into Vietnam dong at the exchange rate stipulated by the tax law to the exported and imported goods for entry in accounting book.
Where the taxpayers make payment of tax in foreign currency, the accounting exchange rate of foreign currency paid at the accounting exchange rate of foreign currency announced by the Ministry of Finance at the time the State Treasury records the budget revenues.
3.When making financial reports or publicize the financial reports with the use of reduced monetary unit, the accounting unit is rounded by:
a)For Vietnam dong: If the digit after the reduced unit digit of currency is equal to five (5) or more, increase one (1) unit; if smaller than five (5), keep unchanged.
b)For foreign currency: If the thousandth decimal (the third digit after the decimal comma), is equal to five (5) or more, increase one percent (1%) unit; if smaller than five (5), keep unchanged.
4.In case of conversion of foreign currency exchange rate, for the amount in Vietnam dong converted, the rounding method is also done as regulated in Clause 3 of this Article.
Article 7. Accounting period of import and export tax
1.The tax accounting period consists of monthly accounting period, yearly accounting period and settlement adjustment period.
2.The monthly accounting period is the period of time from the 1stdate to the end date of a month. The annual accounting period is the period of time from the 1stdate of January to the end of 31stdate of December of solar year.
3.The settlement adjustment period is the period of time from the 1stdate of January to the end of the 31stdate of the following year. In order to record and adjust the operations permitted to record in the accounting book of the previous year as stipulated by the Law on state budget, the adjusted documents related to the previous year are updated with data in December of previous year.
Where the adjusted documents of state budget of the previous year are generated after the customs authorities have closed the accounting period of the previous year, record in the accounting period of the current year.
4.The tax management operation arising in any period shall be recorded in the accounting books of such period. The cases of generated requirements for adjustment of data detected in the year related to the current year can be recorded with adjustment in the detected period (month).
Article 8. Opening and closing of import and export tax accounting period
1.The opening of import and export tax accounting period is the setting in the import and export tax accounting system for an accounting period defined in the year to permit the updating of data into the accounting system as decentralized.
2.The closing of import and export tax accounting period is the setting in the import and export tax accounting system for an accounting period defined in the year in order not to permit the users to update data into the accounting system.
The point of time to close the accounting period is the following 12thdate. Closing the annual accounting period is at 24:00 PM on 10thdate of February of the following year. In case of making rapid report in the system, follow the processing procedure at the end of day. In addition, the closing of accounting period must be done in cases of inventory or in other cases as prescribed by law. The customs authorities must ensure all tax accounting documents generated are fully and accurately recorded in the accounting period.
3.After the closing of accounting period, in case of required adjustment of data of tax accounting, follow the instructions of General Director of General Department of Customs.
Article 9. Accounting inspection
1.The accounting units must be subject to the accounting inspection of the competent authorities. The inspection is only done upon the inspection Decision as prescribed by law.
2.The contents of accounting inspection include: Inspecting the implementation of contents of accounting; inspecting the organization of accounting apparatus and accountants; inspecting the compliance with other regulations related to the import and export tax accounting.
Article 10. Internal control of import and export tax accounting
1.The internal control of accounting is the regular and continuous inspection and review within the accounting units to ensure the legality, accuracy, completeness and timeliness both in form, content and data of accounting documents, books and reports; procedure for processing, recording and approval in accordance with order, content and authority specified in the same accounting units.
2.Contents of internal control of import and export tax accounting
a)Control of original documents and book entry document of tax accounting: form of document; legality of documents; completeness, cleanliness, truthfulness and accuracy of information in documents; filing and storage of accounting documents;
b)Control of recording, transaction recording: the transactions of import and export tax accounting are recorded with proper nature of generated operations and accounts;
c)Control of entry of accounting books: time of entry¸ comparison with detailed book, list of documents and ledger; periodical implementation of balance of accounting book by the import and export tax accounting;
d)Control of report of import and export tax accounting: the completeness, accuracy and timeliness of accounting report; storage of accounting report; making, sending and explanation of report of import and export tax accounting to the superior management bodies and competent state bodies.
dd) Control of organization of import and export tax accounting apparatus: assigning officers in accounting units; reality of performance of responsibility and power of officers assigned to do the accounting.
3.Responsibility for internal control
a)The officers assigned to do the accounting duties must be responsible for inspection and review during the implementation of assigned duties.
b)The persons in charge of import and export tax accounting are responsible for internal control of all accounting contents within the functions and duties of import and export tax accounting division.
c)The heads of accounting units must control the contents of import and export tax accounting under their authority before approval and decision.
4.During the control of import and export tax accounting, if any error is detected, report it to the competent person or timely handling measures.
Article 11. Assets inventory
1.The assets inventory is the identification of cash balance, outstanding tax and unpaid items of taxpayers, goods retained in storage, goods with confiscation decision but not yet unsettled still retained in the unit at the time of inventory for comparison with data in the accounting books. The inventory of assets must be recorded as prescribed by the accounting law.
2.The accounting units must do their assets inventory at the end of annul accounting period before making financial reports or other cases as prescribed by law.
Article 12. Responsibility for management, use and provision of accounting information and documents
1.The heads of accounting units must store, manage and use the accounting information, data and documents; develop the mechanism of management, use and storage of import and export tax accounting documents in which define the responsibility and power for each division and accountant in their units; ensure the facilities for prescribed management and storage of accounting documents.
2.The accounting units must provide the information and documents of import and export tax accounting for the competent state authorities for performing their functions as prescribed by law. The bodies provided with the accounting documents must maintain and keep them during use and return them completely and in a timely manner.
3.The provision of information and documents to the other persons shall be decided by the head of unit as prescribed by law. The use of accounting documents must be agreed in writing by the head of accounting unit or authorized person.
Article 13. Tax accounting documents and storage of tax accounting documents
1.The tax accounting documents are accounting documents, books, financial reports, management accounting reports, accounting inspection reports and other documents related to the import and export tax accounting showed in the prescribed form of paper or electronic documents.
2.The electronic accounting documents stored in the form of electronic data messages must meet the following conditions:
a)The contents of such data messages can be accessed and used for reference as needed;
b)The contents of such data messages are stored in the very format in which they have been created, sent, received or in the permitted format to show exactly the contents of such data;
c)The contents of such data messages are stored in a certain way which permits the identification of origin of creation, destination, time and date of sending or receipt of data message;
d)The contents and duration of storage of data message shall comply with the laws.
3.The accounting units must keep and store documents of import and export tax accounting in accordance with the regulations of law on tax, the Accounting Law, theLawonElectronicTransactionand other relevant documents. Where the units perform the accounting on the basis of application of information technology, the electronic accounting documents shall be stored in the form of electronic data in accordance with the provisions oftheLawonElectronicTransaction.
Article 14. Application of information technology in import and export tax accounting
1.The application of information technology in import and export tax accounting of the customs authorities at all levels must ensure the serious and complete compliance with principles and requirements of accounting laws.
2.The General Director of General Department of Customs shall provide detailed instructions on procedure for use, management, updating and operation of information and data of information technology system applied in import and export tax accounting (referred to as import and export tax accounting system) in accordance with the provisions of this Circular and the current laws.
Article 15. Organization of accounting apparatus
1.The import and export tax accounting at the General Department of Customs is done on the principles of aggregation of entire sector through summarized reports from the accounting divisions at the accounting units.
2.The General Director of General Department of Customs and the heads of customs authorities (at level of Department, Branch or equivalent) are responsible for organizing and steering the implementation of import and export tax accounting at their units and arranging division in charge of import and export tax accounting consistent with conditions of their units to ensure the complete prescribed performance of accounting and report aggregation. The arrangement of accountants must comply with the current accounting laws.
Article 16. Duty to implement the import and export tax accounting
1.At the General Department of Customs:
a)Provides instructions, steering and makes inspection of compliance with regulations on import and export tax accounting in accounting divisions in the Customs sector;
b)Aggregates the accounting reports on operations of import and export tax accounting of the whole sector; analyzes information of report for management of tax operation and other revenues for the imported and exported goods.
c)Studies and assesses the reality and recommends the contents to be added and modified on import and export tax accounting for submission to the competent level for approval.
d)Other assigned duties.
2.At the Departments of Customs and equivalent:
a)Organize the accounting work at their units to ensure the implementation of assigned duties in accordance with the laws on tax, customs and accounting laws; provide instructions, steering and inspection of compliance with regulations on import and export tax accounting at subordinate units under the management of their units.
b)Aggregate the reports and analyze information on import and export tax accounting of their units according to the management requirement; make and submit reports to the superior bodies within the prescribed time limit.
c)Study and assess the reality and recommend the contents to be added and modified with respect to the import and export tax accounting and make report to the General Department of Customs.
d)Where the Department of Customs does not decentralize the import and export tax accounting to its Branches, the Department of Customs must perform the accounting work of such Branches. The specific work is in accordance with the provisions in Clause 3 of this Article.
e)Other assigned accounting work;
3. Atthe Branches of Customs or equivalent:
a)Verify the validity of import and export tax accounting documents and update them in the accounting system;
b)Aggregate the tax number based on the declaration sheets, modification notices, writing of receipt, tax and fee collection.
c)Make reports and submit them to the Department of Customs within the prescribed time limit; recommend the contents to be added or modified with respect to the import and export tax accounting and make report to the Department of Customs.
d)Organize the accounting work at their units to ensure the implementation of assigned duties in accordance with the laws on tax, customs and accounting laws
ChapterII
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1. ACCOUNTING DOCUMENT SYSTEM
Article17.Accounting documents
The import and export tax accounting documents must be done in accordance with the contents, method of formulation and signing of document as stipulated by the Accounting Law and Decree No.128/2004/ND-CPdated31/5/2004of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Accounting Law applied in the field of state accounting.
Article 18. Order of rotation of accounting documents
1.For accounting documents which the operation divisions of tax management and other revenues for the imported and exported goods have received, made and processed according to their assigned functions and duties:
a)The operation divisions of tax management shall verify, manage and keep the original documents and update data of tax and other revenues into the tax management information System of the customs authorities to ensure the monitoring and management of detailed operations which have been done and make the list of documents of the same category and economic contents to be transferred to the tax accounting division as a basis for recording of accounting books.
On the periodical basis, the operation divisions shall coordinate with the import and export tax accounting division to verify and compare the data generated in the accounting period before its closing; ensure the detailed monitoring data of operation divisions of tax management must be consistent with the aggregated data of accounting division upon closing of accounting period.
b)The tax accounting division shall, based on the content of list of documents, make book entry document to record the accounting book in accordance with method of accounting and account system as stipulated by this Circular and keep documents for book entry document and list of documents in accordance with regulations on storage of accounting documents.
c)Requirements for updating, monitoring and management of data on the tax management information System:
Full and timely updating of tax operations and other revenues generated for the imported and exported goods into books and operation reports.
Detailed, clear, understandable and correct recording of information and data of tax operations and other revenues for the imported and exported goods.
Truthful recording of reality, nature, contents and value of tax operations and other revenues for the imported and exported goods.
The information and data of tax operations and other revenues for the imported and exported goods must be continuously recorded in the current accounting period, the data of this period must succeed the data of previous period.
The information and data of tax operations and other revenues for the imported and exported goods must be classified and arranged in order, systematically and consistently with indicators of tax management and with date in the financial report upon the closing of accounting period.
d)Requirements for list of documents:
The list must be signed by the maker who is in charge of division making the list (the electronic list must have digit signature). The list maker must keep and manage such documents in accordance with the laws of accounting, tax and customs.
The information in the list must be consistent with the information in the tax management information System, properly recording the reality, contents and value of generated economic operations to ensure the adequate provision of necessary information to the accounting division making book entry document, record the tax operations and other revenues for the imported and exported goods.
The form of list of documents is guided in Annex 01 issued with this Circular. In addition to the main contents specified in the form, the accounting unit can add additional indicators or change the format of form to be consistent with the recording and management requirements.
2.For the accounting documents which the tax accounting divisions receives and processes under their assigned duties: The accounting divisions must verify, keep, record the accounting book in accordance with accounting law.
3.Order of verification of accounting documents, including
a)Verification of legality of import and export tax operations generated and recorded in the accounting documents.
b)Verification of cleanliness, truthfulness and completeness of indicators and contents recorded in the accounting documents;
c)Verification of correctness of data and information in the accounting documents.
When verifying the accounting documents, if detecting the violation of policy and regulations on financial and tax management of the State, deny the implementation and notify the head of accounting unit for timely handling in accordance with current regulations of law.
Article 19. Recording and signing accounting documents
1.Any generation related to the recording of accounting book of tax and other revenues for the imported and exported goods must be recorded in the accounting documents. The accounting document is done only one time for 01 generated operation.
2.The accounting document must be recorded with the proper form specified for each operation; ensure full contents and legality for each category of document in accordance with the provisions in the Accounting Law and Decree No.128/2004/ND-CPdated31/5/2004of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of Accounting Law applied in the field of state accounting.
3.The recording in documents must adequate and clear:
a)The writing on document must be clear without use of abbreviation and evasion; use ballpoint pens or ink pens; use of red ink and pencil is prohibited.
b)The amount written in words must be consistent with the amount written in numbers. The first letter must be written in capital, the remaining letters must not be written in capital; write closely to the margin, the letters and figures must be written continuously without space, write to the end of line to start a new line; do not insert line, overwrite the existing letters; cross the blank so as not to modify, add numbers or words. The documents which are erased or modified are not valid for payment and recording in accounting book. When incorrectly writing in the pre-printed form of document, cross it for cancellation.
4.The documents recorded with some copies must be done one time for all copies with the same content in computer, typewriter or written with carbon paper. In special case of making many copies and it is impossible to write for one time, they can be written twice but the contents of all document copies must be consistent.
5.Accounting document period
a)All accounting documents must be signed in accordance with accounting law. The signature in accounting documents of one person must be consistent and identical with the registered signature sample. As for the electronic documents, there must be electronic signature in accordance with accounting laws and electronic transaction laws
b)One person is only allowed to sign with one title in an accounting document or set of accounting documents.
c)The chief accountant/person in charge of accounting must not sign “by authorization” of unit’s head.
d)The persons responsible for signing tax accounting documents only sign such documents when they have filled out all contents within their prescribed duties.
Article 20. List, form, use, management, printing and publishing of accounting document forms
1.Use, management, printing and publishing of accounting document forms are provided for as follows:
a)In addition to accounting documents issued in this Circular, the divisions of import and export tax accounting also use the accounting documents issued in other normative legal documents related to the management of tax and other revenues for imported and exported goods.
b)The pre-printed forms must be carefully kept from being damaged or torn. The cheque and valuable papers (if any) must be managed like cash. The decentralized printing, management and distribution of accounting documents must comply with the regulations of the Ministry of Finance;
c)During the implementation, if needed, the General Director of General Department of Customs may add the internal accounting documents (used within the customs system) in addition to the documents specified in this Circular as required by the management of import and export tax and in accordance with regulations of accounting laws.
2.The list, form, explanation of contents and method of making the import and export tax accounting documents issued in this Circular are provided for in Annex 01 issued with this Circular.
Section 2. ACCOUNT SYSTEM
Article 21. Accounts of import and export tax accounting
1.The account system is the accounting method used to classify and systematize the financial and economic operations generated according to the economic contents. The accounts of import and export tax accounting must record and control regularly, continuously and systematically the management information of tax amount, late payment amount, charges, fees, fines, tax amount, late payment amount, charges, fees, fines collected; tax amount, late payment amount, charges, fees, fines collected and paid into the state treasury; tax amount, late payment amount, fines to be collected; amount from selling exhibits of administrative violation temporarily retained; goods or exhibits with confiscation decision for state budget,…
2.The accounts are opened for each accounting subject with the same economic contents. All accounts used in accounting from the accounting System. The Import and export tax account System consists of the accounts in the Balance sheet accounts and the off-balance sheet accounts.
3.The Import and export tax account System is developed and designed in accordance with the requirements of management, functions, duties and content of activity of customs authorities and must ensure the following requirements:
a)To be consistent with the Law on state budget, Accounting Law, Law on tax management, Customs Law, organization of apparatus and information of customs authorities at all levels;
b)To record all financial and economic activities related to the operation of management of import and export tax and payment with state budget of customs authorities at all levels;
c)To be consistent with the application of technology of management and payment at present and in the future of customs authorities and in the economy for organization of payment relation inside and outside the customs system;
d)To facilitate the collection, processing, use and provision of information with information programs and applications to ensure the interface capacity of import and export tax accounting system with the treasuryand budget management Information System(TABMIS)and other information systems.
Article 22. Selection of Import and export tax account System
1.The General Department of Customs shall base itself on the account system issued in this Circular to select the account system to be applied to the unit. The General Department of Customs may add the accounts of level 2, 3, 4, 5 (excluding the accounts specified in this Circular by the Ministry of Finance) for unit’s management requirements.
2.Where the General Department of Customs needs to open additional accounts of level 1 in addition to the existing accounts or to modify or add the accounts of level 2, 3, 4, 5 in the account system specified by the Ministry of Finance in this Circular, it must get the written approval from the Ministry of Finance before implementation.
3.The list of import and export tax accounts is specified in Annex 02 issued with this Circular.
Article 23. Account 111 - Cash
1. Accounting principleAccounting principle
a)Account 111 is used to record the revenue, expenditure and cash balance in fund in Vietnam dong and foreign currency at the customs authorities. The content of cash recorded in this account is the tax amount and other revenues of taxpayers and other subjects committing the administrative violation directly paid to the customs authorities but the customs authorities have not paid into the State Treasury (including the collection on behalf and deposits)
b)Only record in the account 111 “Cash” the amount of cash input and disbursed out of fund. For the amounts collected and paid immediately into the State Treasury within a day or collected directly from the taxpayer by the State Treasury officers at the customs authorities or border gate, they must not be recorded in this account.
c)When making an input or disbursement of cash, there must receipt and payment vouchers with adequate signatures. It is prohibited to disbursement without payment voucher and approval of account owner on the payment voucher.
d)The accountant must set up the cash accounting book to record daily and continuously the order of generation of revenues and expenditures and cash balance at any time of each fund.
e)The treasurer shall manage the cash and set up the fund book to monitor through the fund book the daily input and disbursement of cash. At the end of day, check the actual cash balance and compare the balance with data in the fund book and the balance in the fund book with data in the accounting book. If there is a difference, identify the cause and recommend measures to handle such difference.
2.Structure and recording content of Account 111 – Cash
Debit: Cash increases because: Cash input in fund; cash surplus detected upon fund check.
Credit: Cash decreases because: Cash disbursed; Cash deficit detected upon check.
Debit balance: Cash balance in fund
Account 111 – Cash with 02 accounts of level 2:
-Account11101-Taxes
-Account11101-Other cash amounts
Article 24. Account 112 – Cash deposited at Treasury and Bank
1.Accounting principle
a)Account 112 records the change and existing amount of cash of customs authorities deposited in the impress account at the State Treasury and bank account (if any).
b)The grounds for recording in Account 112 “Cash inState Treasury or Bank” are the documents with certification of State Treasury or Bankrelated to the entry of increase or decrease in deposit in the account at the State Treasury or Bank; credit data and information of State Treasury or Bankor equivalent documents like the Payment slip to account, Payment order, Account statement with certification of State Treasury or Bank.
c)The accountant of this Account must set up the detailed book to monitor each amount of the customs authorities deposited at the State Treasury or Bankbased on the above contents of deposit.
2.Structure and recording content of Account 112 -Cash inState Treasury or Bank
Debit: Amounts deposited in account at State Treasury or Bank
Credit: Amount drew or transferred from deposit account at State Treasury or Bank.
Debit balance: Existing amount deposited in account of State Treasury or Bank.
Account 112 -Cash inState Treasury or Bankwith 05 accounts of level 2
-Account 11201 – Deposit of customs at Treasury;
-Impress deposit of Ministry of Finance;
-Deposit from fees and charges collected on behalf;
-Account11209 –Other deposits
Article 25. Account 113 – Cash in transit
1. Accounting principleAccounting principle
a)This account records the customs authorities’ amounts paid to the State Treasury but not yet received its documents (Credit advice or cheque deposit slip of the State Treasury).
b)Documents to record the cash in transit: Cheque deposit slip, cash disbursement document for payment to the State Treasury, relevant documents of the State Treasury and relevant documents of commercial bank (if any).
c)Only record in the Account 113 “Cash in transit” the amounts paid to the State Treasury by the customs authorities but not yet received relevant credit advice from the State Treasury.
2.Structure and recording content of Account 113 - Cash in transit
Debit: The amount paid to the State Treasury by the customs authorities but not yet received relevant document from the State Treasury.
Credit: The amounts paid to the State Treasury by the customs authorities which have received the credit advice from the State Treasury.
Debit balance: Records the amount paid to the State Treasury by the customs authorities but not yet received relevant credit advice from the State Treasury.
Article 26. Account 131 - Receivables of specialized tax
1. Accounting principle
a)This account records the payment relation between the customs authorities with the taxpayer on the specialized tax receivable, decrease, received and to be received.
b)The taxes recorded in the Account 131 are the taxes applied to the taxpayer’s exported goods permitted for export and import of goods and payment of taxes according to the prescribed time limit (excluding taxes of imported raw materials for production of exports; goods temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import).
c)The grounds for recording in this account are: Document recording the specialized tax receivable; tax refund Decision; Tax receipt, Payment slip (credit advice); Tax imposition decision; non-payment of tax Decision, tax reduction or exemption Decision, debt remission Decision…
2.Structure and recording contents of Account 131 - Receivables of specialized tax
Debit:
-Amount of specialized tax receivable from the imported and exported goods taxpayers.
-Specialized tax payable, refunded due to excessive payment to the taxpayer;
-Adjustment of specialized tax receivable (write plus number for increase and minus number for decrease).
-Adjustment of exchange rate difference corresponding to the collected exchange rate in foreign currency of State Treasury at the time of collection.
Credit:
-Specialized tax of imported and exported goods taxpayers paid into the state budget.
-Cases of decreased obligations payable from the taxpayer;
Debit balance: Record the specialized tax receivable from the imported and exported goods taxpayers.
In case of credit balance: Record the amount excessively paid by taxpayer not yet processed.
Account 131 - Receivablesof specialized tax with 10 accounts of level 2 as follows:
-Account13101-Export tax
-Account13102-Import tax
-Account13103-VAT
-Account13104-Excise tax
-Account13105-Anti-dumping duty
-Account13106-Environmental protection tax
-Account13107-Safeguard duty
-Account13108-Anti-discrimination duty
-Account13109-Anti-subsidy duty
-Account13199-Other specialized taxes
Article 27. Account 132 – Fees and charges receivable
1. Accounting principle
a)This account records the payment relation between the customs authorities with the customs fee or charge payers who have registered the electronic customs declaration or in case of permitted registration of monthly fee or charge payment including the fees and charges receivable, received and to be received.
b)When recording the payment with the customs fee or charge payers, monitor details of collection content, category of fees and charges.
c)The grounds for recording into this account are the documents related to the customs fees and charges generated during performance of electronic customs procedures, documents related to the payer’s fees and charges paid periodically and monthly and other prescribed forms of customs declaration.
2.Structure and recording contents of Account 132 - Fees and charges receivable
Debit: The fees and charges receivable from the payers through electronic transaction, the payers make declaration of monthly charge payment and other forms of declaration under the current regulations.
Credit: The fees and charges from the payers through electronic transaction, declaration of monthly charge payment and other forms of declaration under the current regulations.
Debit balance: Amount of fees and charges receivable from the payers.
In case of credit balance: Record the amount excessively paid by taxpayer not yet processed.
Account 132 - Fees and charges receivable with 7 accounts of level 2 as follows:
-Account13201-Customs procedure charges
-Account13202-Transit charges
-Account13203-Coffee fees received on behalf
-Account13204-Pepper fees received on behalf
-Account13205-Cashew nut fees received on behalf
-Account13209-Other fees received on behalf
-Account13299-Other fees and charges
Article 28. Account 133 – Fines, late payment cash and others receivable
1. Accounting principle
a)This account records the payment relation the customs authorities with the subjects undergoing penalty for administrative violation and the taxpayers. The contents record the amount receivable, decreased, received and to be received due to penalty for administrative violation, late payment of taxes and fines from administrative violation.
b)The fines from administrative violation are recorded in Account 133 are the fines with fining decision, the late payment of fines receivable, received and to be received; the fines and late payment cash excessively paid; the amounts excessively paid with refund decision.
c)The grounds for recording into this account are decisions on penalty for administrative violation, relevant documents to calculate the late payment cash receivable, receipts; decisions on refund of fines or late payment cash excessively paid.
2.Structure and recording contents of Account 133 – Fines and late payment cash receivable
Debit: Fines from administrative violation, late payment cash receivable, decision on refund of amount excessively paid.
Credit: Fines from administrative violation, late payment cash received.
Debit balance: Fines from administrative violation, late payment cash to be received.
In case of credit balance: Record the amount excessively paid not yet processed.
Account 133 - Fines and late payment cash receivable with 4 accounts of level 2 as follows:
-Account13301-Revenues from late payment of taxes
-Account13302-Fines for administrative violation
-Account13303-Revenue from late payment of fines for administrative violation
-Account13399-Other
Article 29. Account 137 - Estimated tax receivable
1. Accounting principleof estimated tax
a)This account records the estimated tax (tax of imported and exported goods paid to the deposit account, impress account of customs authorities before payment to the state budget) receivable, amount decreased, received and to be received from the taxpayers.
b)Do not record in this account the taxes of imported and exported goods to be paid to the state budget as prescribed.
c)The grounds for recording into this account are the documents recording the impress tax receivable; refund of impress tax Decision due to excessive payment; impress tax adjustment Decision; impress tax imposition Decision; payment slip (credit advice)…
2.Structure and recording contents of Account 137 - Estimated tax receivable
Debit:
-Impress tax receivable from the taxpayers;
-Impress tax excessively paid to be refunded to the taxpayers;
-Adjustment of impress tax receivable (write plus number for increase and minus number for decrease).
Credit:
-Impress tax paid to the impress account of customs authorities at the State Treasury;
-Impress tax not to be received according to decision on not receiving the impress tax or the cases with decision on exemption or reduction of payment obligation of taxpayer’s impress tax.
Debit balance: Impress tax to be received.
In case of Credit balance: record the amount excessively paid by the taxpayer not yet processed.
Account 137 - Estimated tax receivable with 10 accounts of levels 2 as follows:
-Account13701-Export tax
-Account13702-Import tax
-Account13703-VAT
-Account13704-Excise tax
-Account13705-Anti-dumping duty
-Account13706-Environmental protection tax
-Account13707-Safeguard duty
-Account13708-Anti-discrimination duty
-Account13709-Anti-subsidy duty
-Account13799-Other impress tax
Article 30. Account 331 – Tax payment to state budget
1. Accounting principle
a)This account records the reality of collection and payment to the state budget of the customs authorities on specialized tax and impress tax of imported and exported goods paid to the state budget as stipulated.
b)The documents for recording this account are the payment slip to the state budget, relevant documents of clearing, adjustment….certified by the State Treasury; “credit” advice from the State Treasury….
2.Structure and recording contents of Account 331 - Tax payment to state budget
Debit:
-Specialized tax and impress tax paid to the state budget by the taxpayer.
-Specialized tax and impress tax paid to the state budget by the customs authorities.
Credit:
-Forward the specialized tax receivable in the period;
-Forward the specialized tax and impress tax excessively paid to the state budget refunded to the taxpayer from the state budget.
Credit balance: Record the specialized tax to be received for payment to the state budget;
Debit balance: Record the specialized tax and impress tax for state budget to be refunded to the taxpayer.
Account 331 - Tax payment to state budget with 10 accounts of level 2 as follows:
-Account33101-Export tax
-Account33102-Import tax
-Account33103-VAT
-Account33104-Excise tax
-Account33105-Anti-dumping duty
-Account33106-Environmental protection tax
-Account33107-Safeguard duty
-Account33108-Anti-discrimination duty
-Account33109-Anti-subsidy duty
-Account33199-Others
Article 31. Account 333 - Payment of fines, late payment cash and other revenues to state budget
1. Accounting principle
a)This account records the reality of collection and payment to the state budget from the customs authorities on amounts from fines, late payment cash and other revenues paid to the state budget as stipulated.
b)The documents for recording this account are the payment Slip to the state budget, relevant documents of clearing, adjustment….certified by the State Treasury and other credit advice of the State Treasury….
2.Structure and recording contents of Account 333 - Payment of fines, late payment cash and other revenues to state budget
Debit: The fines, late payment amount, confiscate goods sale amount, unsold goods sale amount paid to state budget included in the revenues of customs authorities;
Credit: Forward the fines, late payment amount, confiscated goods sale amount, unsold goods sale amount receivable to the state budget; forward the fines, late payment cash excessively paid refunded from the state budget.
Credit balance: Record the fines, late payment cash to be received for payment to the state budget.
Debit balance: Record the fines, late payment cash excessively paid to state budget to be refunded to the taxpayer.
Account 333 - Payment of fines, late payment cashand other revenues to state budget with 06 accounts of level 2 as follows:
-Account33301-Late payment cash of tax
-Account33302-Fines for administrative violation
-Account33303-Late payment cash for administrative violation
-Account33306-Revenue from confiscated goods sale
-Account33307-Revenue from unsold goods sale
-Account33399-Other revenues
Article 32. Account 334 – Recorded revenues for budget
1. Accounting principle
a)This account records the import and export tax amount and other revenues declared and aggregated but the taxpayer shall not have to pay them but record as budget revenue and expenditure.
b)Only record in this account the amount upon receipt of notice from the Ministry of Finance of the tax amount or other amounts the taxpayer shall not have to pay but record as budget revenue and expenditure.
2.Structure and recording contents of Account 334 – Recorded revenues for budget
Debit: Tax amount or other amounts to be paid by the taxpayer certified to be recorded for budget revenue and expenditure by the Ministry of Finance.
Credit: Forward the amounts recorded for budget revenue and expenditure.
Balance: This account has no balance.
Account 334 – Recorded revenues for budget with 10 accounts of level 2 as follows:
-Account33401-Export tax
-Account33402-Import tax
-Account33403-VAT
-Account33404-Excise tax
-Account33405-Anti-dumping duty
-Account33406-Environmental protection tax
-Account33407-Safeguard duty
-Account33408-Anti-discrimination duty
-Account33409-Anti-subsidy duty
-Account33499-Others
Article 33. Account 335 – Impress tax refundable
1. Accounting principle
a)This account records the impress tax (imported and exported goods tax must be temporarily paid to the deposit account, impress account of customs authorities before payment to the state budget as stipulated) refundable, refunded and to be refunded to the taxpayer.
b)It is required to monitor each book entry document and statement.
2.Structure and recording contents of Account 335 – Impress tax refundable
Debit: Impress tax refunded to the taxpayer
Credit: Impress tax refundable to the taxpayer
Credit balance: Impress tax to be refunded to the taxpayer.
Account 335 – Impress tax refundable with 10 accounts of level 2
-Account33501-Export tax
-Account33502-Import tax
-Account33503-VAT
-Account33504-Excise tax
-Account33505-Anti-dumping duty
-Account33506-Environmental protection tax
-Account33507-Safeguard duty
-Account33508-Anti-discrimination duty
-Account33509-Anti-subsidy duty
-Account33599-Others
Article 34. Account 336 – Refund of specialized tax and other revenues paid
1. Accounting principle
a)This account records the taxes of imported and exported goods and other receivables refundable, refunded and to be refunded to the taxpayer.
b)Monitor each book entry document, document list, tax and other revenues of imported and exported goods refundable, refunded to the taxpayer.
2.Structure and recording contents of Account 336 – Refund of specialized tax and other revenues paid
Debit: Specialized tax, impress tax and other revenues refunded from the state budget.
Credit: Specialized tax, impress tax and other revenues refundable from the state budget.
Credit balance: Specialized tax, impress tax and other revenues to be refunded from the state budget.
Account 336 – Refund of specialized tax and other revenues paid with 11 accounts of level 2.
- Account 33601- Export tax
-Account33602-Import tax
-Account33603-VAT
-Account33604-Excise tax
-Account33605-Anti-dumping duty
-Account33606-Environmental protection tax
-Account33607-Safeguard duty
-Account33608-Anti-discrimination duty
-Account33609-Anti-subsidy duty
-Account33610-Fines, late payment cash and fees
-Account33699-Others
Article 35. Account 337 – Impress taxes
1. Accounting principleof impress tax
a)This account records the impress tax receivable, refunded, reduced, exempted and forgiven as decided by the competent level.
b)The documents for recording in this account are the documents recording the impress tax receivable; impress tax adjustment decision (write minus number); tax imposition decision and other relevant documents.
2.Structure and recording contents of Account 337 – Impress taxes
Debit:
-The impress tax refunded to the taxpayer, due to re-export or re-import;
-Forward the impress tax not received under the non-taxable impress tax decision, debt reduction decision, debt forgiveness decision, reduction adjustment decision of previous declaration;
Credit:
-Amount of impress tax receivable from the taxpayer;
-Cases of adjustment of impress tax (write plus number for increase and minus number for decrease);
Credit balance: Record the impress tax of declaration forms which have not been gone through the procedures for re-export or re-import of goods previously imported/exported.
Account 337 – Impress taxes with 10 accounts of level 2
-Account33701-Export tax
-Account33702-Import tax
-Account33703-VAT
-Account33704-Excise tax
-Account33705-Anti-dumping duty
-Account33706-Environmental protection tax
-Account33707-Safeguard duty
-Account33708-Anti-discrimination duty
-Account33709-Anti-subsidy duty
-Account33799-Other impress taxes
Article 36. Account 338- Payables
1. Accounting principle
a)This account records the cash and foreign currency and cash from sale of exhibits temporarily retained (if any) of the subjects committed customs administrative violation; fees received on behalf; enterprise’s deposit; cash paid to the State Treasury by the taxpayers but to the wrong receiving body or information missing pending verification and other payables.
b)For cash temporarily retained pending the processing:
From temporary retention until the processing decision from the customs authorities (including the portion returned to the subject), monitor it in Account 33801 “Cash temporarily retained pending the processing”
After the processing decision from the competent level, based on the decision on liquidity recording processing of cash temporarily retained payable on Account 338 while recording the accounting by each specific case (paid to the state budget, transferred to financial body or returned to the owner…) in accordance with current regulations.
The accounting documents of Account 33801 “Cash temporarily retained pending the processing” are the temporary retention decision, processing decision and other relevant documents; cash temporarily retained pending the detailed recording and book entry document.
c)For deposits: including the cases where enterprises must pay the deposit in accordance with regulations of law on tax management for imported and exported goods (if any); for the cases of deposit before purchase of temporarily retained or confiscated goods, they can be sold as stipulated.
2.Structure and recording contents of Account 338- Payables
Debit:
-Return the cash temporarily retained to the subjects committing the customs administrative violation;
-When there is confiscation decision, transfer the cash temporarily retained to the state budget or to the competent authorities;
-Return the fees received on behalf or deposited to the relevant payers.
-Re-adjust the revenues missing information after the information verification result. Return the amounts wrongly paid to the payer after the processing result.
Credit:
-Input of cash and foreign currency temporarily retained of the subjects committing the customs administrative violation.
-The enterprise submit the deposit and cash received on behalf by the customs authorities to the other associations and bodies; the amounts paid to the account of state budget revenues, deposit account of customs authorities but missing information or paid to the wrong receiving body not yet processed.
Credit balance: Record the cash or foreign currency temporarily retained without processing decision, cash received on behalf of other units not yet paid, cash deposited, wrongly paid and other amounts whose information must be verified not yet processed.
Account 338- Payables with 10 accounts of levels 2 as follows:
-Account33801- Tiền tạm giữ chờ xử lýCash temporarily retained pending the processing
-Account33802-Enterprise’s deposit
-Account33803-Coffee fees received on behalf payable
-Account33804-Pepper fees received on behalf payable
-Account33805-Cashew nut fees received on behalf payable
-Account33806-Cash from sale of confiscated goods
-Account33807-Cash from sale of unsold goods
-Account33808-Wrong payment, missing information pending the processing
-Account33809-Other fees received on behalf
-Account33899-Other payables
Article 37. Account 343- Current payment to estimating unit
1. Accounting principle
a)This account is used for customs authorities to record the payment relation between the import and export tax accounting division with the estimating unit on amounts deducted to the estimating unit as stipulated.
b)The documents for recording into this account are the cash transmittance vouchers to the estimating unit with certification of the State Treasury, payment slip and other relevant documents.
2.Structure and recording contents of Account 343- Current payment to estimating unit
Debit: Amounts received by the estimating unit.
Credit: Forward the amount kept by the estimating unit as stipulated.
Credit balance: Record the customs fees and charges and amounts kept at the estimating unit but not yet paid and to be paid.
Account 343- Current payment to estimating unit with 04 accounts of level 2 as follows:
-Account34301-Customs fees and charges
-Account34306-Expenses of confiscated goods sale
-Account34307-Expenses of unsold goods sale
-Account34399-Other
Article 38. Account 344 – Current payment to Department of Finance
1. Accounting principle
a)This account is used for accounting units to record the cash from sale of exhibits or goods committing administrative violation with confiscation decision to be transferred to the impress account of Department of Finance as stipulated.
b)The recording contents into this Account: Cash from sale of exhibits or goods committing administrative violation with confiscation decision transferred to the impress account of Department of Finance at the State Treasury;
c)The accountant of Account 344 must set up the detailed book of each amount transferred to the Department of Finance.
2.Structure and recording contents of Account 344 – Current payment to Department of Finance
Debit: Cash from sale of exhibits or goods with confiscation decision under the administrative procedures and paid to the impress account of Department of Finance;
Credit: Forward the cash from sale of exhibits or goods with confiscation decision and paid to the impress account of Department of Finance;
This Account has no balance.
Account 344 – Current payment to Department of Finance with 03 accounts of level 2 as follows:
-Account34401 -Fines for administrative violation
-Account34406 -Sale of confiscated goods
-Account34409 –Other amounts
Article 39. Account 351 – Adjusted account after finalization
1. Accounting principle
a)Account 351 - Adjusted account after finalization is used for customs authorities to monitor the adjustments of annual budget of previous year generated after closing of accounting period of previous year.
The cases of adjustment of data of budget of previous year generated in the adjustment period of state budget of previous year shall not be recorded into this account.
b)Documents for recording into this account: based on the adjustment documents of the State Treasury for the revenues of the state budget of the previous year generated after the time of closing of accounting period of the previous year.
2.Structure and recording contents of Account 351 - Adjusted account after finalization
Debit: Forward the adjusted revenues of the previous year (write plus number for increase and minus number for decrease).
Credit: The adjusted number of the previous year (write plus number for increase and minus number for decrease).
This account has no balance.
Account 351 - Adjusted account after finalization with 06 accounts of level 2 as follows:
-Account35101-Taxes
-Account35102-Late payment for taxes
-Account35103-Fines for administrative violation
-Account35104-Late payment for fines
-Account35105-Fees and charges
-Account35109-Other adjustments
Article 40. Account 352 – Waiting for adjustment of decreased revenues
1. Accounting principle
a)The Account 352 – Waiting for adjustment of decreased revenues is used for customs authorities to monitor the taxes to be refunded due to re-export or re-import, tax refund decision from the customs authorities and refund order for such cases but waiting for the State to confirm the refund to adjust the decreased revenues of the customs authorities to match the refunded amount from the State Treasury.
Only record the cases waiting for adjustment of decreased revenues because of refund to the cases of re-export or re-import. Do not account the cases of refund due to excessive payment or payment to wrong collecting body.
b)The documents for recording into this account are the tax refunding decision because of re-export or re-import, documents confirming the refund because of re-export or re-import from the State Treasury.
2.Structure and recording contents of Account 352 – Waiting for adjustment of decreased revenues.
Debit: Record the amount refundable because of re-export or re-import, the customs authorities already have the refund decision and are waiting for the refund confirmation from the State Treasury.
Credit: Forward the refunded amount because of re-export or re-import with documents from the State Treasury.
Debit balance: Record the amount refundable because of re-export or re-import pending the confirmation from the State Treasury.
Account 352 – Waiting for adjustment of decreased revenues with 03 accounts of level 2 as follows:
-Account35201-Taxes
-Account35202-Late payment for taxes
-Account35209-Other revenues.
Article 41. Account 354 – Adjustment of decreased revenues
1. Accounting principle
a)The Account 354 – Adjustment of decreased revenues is used for the customs authorities to record the revenues paid to the state budget under the state budget year (previous year and current year) from the taxpayer with the consideration for exemption or reduction by the competent authorities and other amounts refunded from the state budget.
The account of previous year is used to record the refunded amounts belonging to the revenues of the state budget of previous year but refunded after the time of finalization adjustment of the previous year.
The account of current year is used to record the refunded amounts belonging to the revenues of the state budget of current year but refunded before the end of time of finalization adjustment of the current year.
b)The documents for recording into this account is the refund Order with certification from the State Treasury.
2.Structure and recording contents of Account 354 – Adjustment of decreased revenues
Debit: Forward the taxes and other revenues refunded or repayment of revenues from the state budget under the previous year and current year.
Credit: Amount of repayment of tax and other revenues from the state budget under the previous year and current year.
This account has no balance at the end of period.
Account 354 – Adjustment of decreased revenues with 03 accounts of level 2 as follows:
-Account35401-Previous year
-Account35402-Current year
-Account35409-Other adjustments
Article 42. Account 413 - Exchange rate difference
1. Accounting principle
a)This account is used to record the difference of foreign currency exchange rate of economic operations generated in foreign currency. The difference of exchange rate between the tax receivable at the time of tax declaration (time of tax calculation) with the tax paid at the time of payment to the State Treasury (time to receive tax into the state budget); difference of exchange rate between the time to issue the tax refund decision (time of tax refund) and the time of payment of tax to the State Treasury (time of tax collection to the state budget).
b)The economic operations generated in foreign currency must be converted into Vietnam dong to record the accounting book as stipulated.
c)The unit has to set up the book to monitor the original currency in the detailed accounting book of accounts: Cash deposited at the Treasury or Bank; amounts receivable; taxes receivable; payments to the state budget on the Account 007 – Foreign currencies (Account outside the Balance sheet).
2.Structure and recording contents of Account 413 - Exchange rate difference
Debit:
-Forward the difference between the taxes receivable and the taxes received to the budget because the difference between the exchange rate upon declaration (time of tax calculation) is higher or lower than the exchange rate upon payment to the State Treasury (time of tax received to the state budget).
-Forward the difference between the exchange rate at the time of payment to the State Treasury (time of tax received to the state budget) and the exchange rate at the time of refund to the taxpayer.
Credit:
-The difference between the taxes receivable and the taxes received to the budget because the difference between the exchange rate upon declaration (time of tax calculation) is higher or lower than the exchange rate upon payment to the State Treasury (time of tax received to the state budget).
-The cases of difference between the exchange rate at the time of payment to the State Treasury (time of tax received to the state budget) and the exchange rate at the time of refund to the taxpayer.
This account has no balance.
Account 413 - Exchange rate difference with 03 accounts of level 2 as follows:
-Account41301-Difference between the time of tax calculation and tax receipt.
-Account41302-Difference between the time of tax refund and tax receipt.
-Account41399-Other difference in exchange rate
Article 43. Account 711 – Collection of specialized tax
1. Accounting principle
This account records the revenue of specialized tax collected or paid to the state budget, taxes collected not yet paid to the state budget, taxes with decrease adjustment upon decision of competent level. Do not record in this account the tax revenue of imported and exported goods to be paid to the impress account of the customs authorities at the State Treasury as stipulated.
2.Structure and recording content of Account 711 – Collection of specialized tax
Debit:
-Forward the specialized tax received and paid to the state budget; the specialized tax to be received.
-Forward the tax revenue recorded into the state budget;
-The specialized tax is decreased in cases of decision on reduction in other specialized taxes.
Credit:
-The specialized tax receivable from the taxpayer;
-The collected tax of personal imports and exports, the collected tax of goods without commercial contract to be paid immediately before customs clearance or goods release and the collected tax for goods purchased, sold or exchanged by residents in border areas.
This account has no balance.
Account 711 – Collection of specialized tax with 10 accounts of level 2
-Account71101-Export tax
-Account71102-Import tax
-Account71103-VAT
-Account71104-Excise tax
-Account71105-Anti-dumping duty
-Account71106-environmental protection tax
-Account71107-Safeguard duty
-Account71108-Anti-discrimination duty
-Account71109-Anti-subsidy duty
-Account71199-Other revenues
Article 44. Account 712 – Customs fee and charge revenues
1. Accounting principle
This account records the customs fee and charge revenues, distribution of customs fees and charges received; customs fee and charge received not yet transferred to superior unit, customs fees and charges received and transferred to the estimating unit.
2.Structure and recording contents of Account 712 – Customs fee and charge revenues
Debit: Forward the customs fees and charges received and transferred to the estimating unit.
Credit: Customs fees and charges receivable in the period.
This account has no balance.
Account 712 – Customs fee and charge revenues with 03 accounts of levels 2
-Account71201-Fees and charges of customs procedures
-Account71203-Transit fees
-Account71299-Other fees and charges
Article 45. Account 731 – Revenues from fines and late payment amount
1. Accounting principle
This account records the revenues from late payment of taxes, fines for administrative violation (in the field of taxation and non-taxation), late payment of fines for administrative violation.
2.Structure and recording contents of Account 731 – Revenues from fines and late payment amount
Debit:
-Forward the revenues from late payment of taxes, fines for administrative violation, late payment of fines for administrative violation paid to state budget; fines and late payment cash to be received.
-Forward the fines and late payment cash receivable which are exempted, reduced or forgiven under decision.
Credit:
-Record the revenues from late payment amount, fines for administrative violation, late payment of fines for administrative violation receivable, fines and late payment cashes recorded in book entry documents.
This account has no balance.
Account 731 – Revenues from fines and late payment cash with 04 accounts of level 2 as follows:
-Account71301 -Revenues from late payment of taxes
-Account71302 -Fines for administrative violation
-Account71303 -Revenue from late payment of fines for administrative violation
-Account71399 -Others
Article 46. Account 720 – Other revenues
1. Accounting principle
This account records the revenues from confiscated cash and foreign currency and cash from sale of confiscated exhibits of subjects who have committed the administrative violation included in the revenues of customs units as stipulated.
2.Structure and recording contents of Account 720 – Other revenues
Debit:
-Forward the revenues paid to budget from sale of confiscated goods and other revenues;
-Forward the amount retained by the estimating unit under the current regulations.
Credit: Revenues from sale of confiscated goods and other revenues included in the revenues of customs authorities.
This account has no balance.
Account 720 –Other revenues with 03 accounts of level 2
-Account72006-Revenues from sale of confiscated goods
-Account72007-Revenues from sale of unsold goods
-Account72099-Other revenues
Article 47. Account 811 – Decrease in specialized tax
1. Accounting principle
a)This account records the decrease in specialized tax of the customs authorities.
b)This account must monitor the details of each tax, contents of decrease and specific decrease under non-taxable decision, decrease under tax exemption, reduction or forgiveness decision and other cases of decrease.
c)The documents for recording in this account are the non-taxable Decision; tax exemption Decision; tax reduction Decision; tax debt forgiveness Decision.
2.Structure and recording contents of Account 811 – Decrease in specialized tax
Credit: Specialized tax receivable exempted or reduced under Decision of customs authorities.
Credit: Forward the specialized tax receivable exempted or reduced under decisions.
This account has no balance.
Account 811 – Decrease in specialized tax with 10 accounts of level 2
-Account81101-Import tax
-Account81102-Export tax
-Account81103- VAT
-Account81104-Excise tax
-Account81105-Anti-dumping duty
-Account81106-environmental protection tax
-Account81107-Safeguard duty
-Account81108-Anti-discrimination tax
-Account81109-Anti-subsidy tax
-Account81199-Other specialized taxes
Article 48. Account 812 – Decrease in impress tax
1. Accounting principle
a)This account records the decrease in impress tax of the customs authorities.
b)This account must monitor the decrease in impress tax to each tax.
c)The documents for recording into this account are the non-taxable decision and documents of other documents of impress tax exemption or reduction.
2.Structure and recording contents of Account 812 – Decrease in impress tax
Debit: Decrease in impress tax under Decision of body.
Credit: Forward the reduced impress tax
This account has no balance.
Account 812 – Decrease in impress tax with 10 accounts of level 2
-Account81201- Export tax
- Account 81202- Import tax
- Account 81203- VAT
- Account 81204-Excise tax
- Account 81205-Anti-dumping duty
- Account 81206-Environmental protection tax
- Account 81207-Safeguard duty
- Account 81208-Anti-discrimination duty
- Account 81209-Anti-subsidy duty
- Account 81299-Decrease in other impress taxes
Article 49. Reduced fines, late payment cash and other revenues
1. Accounting principle
This account records the decrease in fines for administrative violation, late payment cash and other revenues of customs authorities, in addition to the amounts recorded in Account 811 and Account 812.
2.Structure and recording contents ofAccount 813-Reduced fines, late payment cash and other revenues
Debit: The fines, late payment cash and other revenues are reduced under Decisions of customs authorities.
Credit: Forward the reduced amounts receivable
This account has no balance.
Account 813-Reduced fines, late payment cash and other revenues with 05 accounts of level 2
- Account 81301-Late payment of tax
- Account 81302-Fines for administrative violation
- Account 81303-Late payment cash for fines
- Account 81304-Customs fees and charges
- Account 81309-Other
Article50. Account 002-Goods temporarily retained
1. Accounting principle
This account records the goods and exhibits temporarily retained of the subjects committing the customs administrative violation during the retention of goods at customs storage pending the settlement.
2.Structure and recording contents ofAccount 002 -Goods temporarily retained
Debit: Goods and exhibits temporarily retained of the subjects committing the customs administrative pending the settlement.
Credit: Goods and exhibits temporarily retained after settlement result.
Debit balance: Goods and exhibits temporarily retained pending the settlement.
Article 51.Account 005 - Value of confiscated goods and cash
1. Accounting principle
This account records the value of goods and cash with confiscation decision for sale to pay into the state budget, payment of relevant handling expenses kept by the estimating unit as stipulated.
2.Structure and recording contents ofAccount 005 -Value of confiscated goods and cash
Debit: Record the cash, and value of confiscated goods and foreign currency not yet processed to pay into the state budget, not yet allocating the handling expenses to the estimating unit.
Credit: Value of confiscated goods and cash paid into the state budget with allocation settlement.
Debit balance: Record the value of confiscated goods and cash not yet paid into the state budget without allocation settlement.
Article52. Account 007-Foreign currencies
1. Accounting principle
Account 007records the revenue and expenditure and balance in the original currency of foreign currencies at the units.
2.Structure and recording contents ofAccount 007-Foreign currencies
Debit: Amount of foreign currency paid in (original currency).
Credit: Amount of foreign currency paid out (original currency).
Debit balance: Remaining foreign currency (original currency).
Do not convert the foreign currencies into Vietnam dong.
The accountant shall detailAccount 007by each original currency.
Article 53. Method of accounting record of some main operations
The method of accounting record of some main operations is guided in Section II, Annex 02 issued with this Circular. On the basis of management requirements of each generated financial and economic operation under the current regulations, the accountant shall have to choose a method of accounting record consistent with the management requirement of each operation to ensure the correct recording of nature and current condition of tax operations and other revenues for imported and exported goods generated in each accounting period.
Section3.ACCOUNTING BOOK
Article 54. Import and export accounting book
1.The import and export accounting book is a form of data set up in the accounting software and the import and export accounting system.
2.The accounting book is used to record and store entirely and systematically the generated financial and economic operations related to tax and other revenues for the imported and exported goods; monitors and manages the reality of fulfillment of taxpayer’s obligations and the reality of payment to the state budget of the customs authorities at all levels.
3.The information in the accounting book must record completely, promptly, accurately, truthfully, continuously and systematically the entire activities of tax collection and other revenues for the imported and exported goods in each unit and the whole customs system. The accounting division of customs units must include any tax, fees and charges receivable, received and to be received from the taxpayers.
4.The accounting book in the form of data in the import and export accounting system is the demonstration form of import and export accounting database and is set up under the standard procedure of import and export accounting system to keep all generated financial and economic operations according to the economic contents and in chronological order related to the import and export accounting.
The accounting book in the form of data in the import and export accounting system records the information on import and export accounting created, sent, received and stored by the electronic method of the units. The accounting book in the form of data in the import and export accounting system may be printed for use as required by the work of import and export accounting.
The database of import and export accounting must be recorded and stored in accordance with requirements of the Accounting Law,LawonElectronicTransactionand Decree No.128/2004/ND-CPdated31/5/2004of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Accounting Law in the field of state accounting, documents guiding the implementation of the Accounting Law and in accordance with the provisions in this Circular.
Article 55. System of import and export accounting book
The system of accounting book consists of the detailed accounting book and general ledger. In which:
1.The detailed accounting book is used to record the generated accounting operations according to economic contents of taxes and other revenues for the imported and exported goods. The data in the detailed accounting book is used for management and monitoring of details of each content, tax, revenue and record in detail the nature of transaction of tax and other revenues for imported and exported goods.
The customs authorities must keep accounts and record in the detailed accounting book all accounting documents received, processed and updated into the import and export accounting database system as stipulated in this Circular.
2.The general ledger is used for general recording and aggregation of financial and economic reality of operations of tax and other revenues for the imported and exported goods generated with each accounting period; aggregation of data of collection and payment with the state budget of each customs body.
The data recorded in the general ledger must be equal to the total of data in the detailed accounting book and be aggregated from the generated operations of the same corresponding value in the detailed accounting book under the account system.
Article 56. Setup, recording and closing of import and export accounting book
1.The import and export accounting book must be set up in the beginning of annual accounting period; for newly-established accounting units, the accounting book must be set up from the date of establishment.
2.The accounting unit must base itself on the accounting documents to record the accounting book. The recording of accounting book must be timely, clear and complete based on the contents of each accounting book. The information and data recorded in the accounting book must be correct, truthful and consistent with the accounting documents.
3.The accounting book is recorded at chronological order of generation of operations. The updating and recording in the accounting book and import and export accounting database must base themselves on the prescribed accounting documents; is verified to ensure the correctness of generated operations. The recording of accounting book for any information without demonstrated accounting documents. The persons responsible for updating data into the import and export tax accounting system must take responsibility for the accuracy of updated information to ensure the complete, timely, correct, truthful, continuous and systematic recording of all operations related to the management of tax and other revenues for the imported and exported goods.
4.The accounting unit must close the accounting book at the end of monthly and annual accounting period before making financial report.
5.In addition to the above cases, the accounting units shall have to set up and close the accounting book in other cases in accordance with the accounting laws.
Article 57. Correction of accounting book
1.All of the cases of error correction in recording the accounting books in the import and export tax accounting system must be corrected by document with the approval of the head of unit and chief accountant/person in charge of accounting.
2.The time of correction or modification of data is the current time upon detection of error and the contents of correction must be recorded and explained specifically.
For cases of modification of data related to the accounting book of the previous year’s accounting period, the provisions in Article 7 of this Circular shall apply.
3.The correction of accounting book in the cases specified in this Article is done by the following methods:
a)Minus number writing: set up the book entry document to rewrite the incorrect number with the minus (-) number and then the correct number;
b)Additional writing: set up the additional book entry document and write the deficit difference number for adequacy.
4.In case of detection error before submitting the annual accounting report to the competent authorities, make correction in the accounting book of such year. In this case, the accounting unit must make the accounting report again to update the corrected errors before submitting it to the competent authorities. In case of detection error before submitting the annual accounting report to the competent authorities, make correction in the accounting book of the year of error detection.
Article 58. Form and content of import and export tax accounting book
1.The accounting book is formulated and set up in the import and export tax accounting system and must have the following main contents:
a) Date and month of book recording;
b)Number, data and month of accounting document as a basis for recording;
c)Summary of contents of generated financial and economic operations;
d)Amount of generated financial and economic operations recorded in the accounts;
e)Balance at the beginning of period, amount generating in the period and balance at the end of period.
2.The form of accounting book developed and printed from the import and export tax accounting system must specify the name of accounting unit; name of book; date, month and year of book setup; signature of book maker, chief accountant/person in charge of accounting and head of accounting unit; number of page (if printed on paper for storage).
3.The list, form, explanation of contents and method of recording of import and export tax accounting book are specified in Annex 03 issued with this Circular.
Section 4. FINANCIAL REPORT, MANAGEMENT REPORT
Article 59. Financial report of import and export tax
1.The financial report of import and export tax must be made with the prescribed form, the indicators in the statement must ensure the consistency and logic relation with each other in a systematic manner for the purpose of study, analysis and assessment of reality of collection of taxes and other revenues for the imported and exported goods. Where the General Department of Customs wish to change the indicators and information in the statement in accordance with the management requirement, it must be approved by the Ministry of Finance.
2.The data in the financial report must be correct, truthful, objective and be the data aggregated from the import and export tax accounting data after verification, comparison and closing of accounting book.
3.The financial report must be made and submitted within a prescribed time limit and sent to each receiving place.
Article 60. Management report on import and export tax
1.The management report is the detailed report on indicators, information and data as required by the management operation of taxes and other revenues for the purpose of management of taxes and other revenues for the imported and exported goods. The General Director of General Department of Customs provides for the management report in accordance with the management requirement in each period.
2.All units must strictly comply with the regulation on management report to ensure the completeness, timeliness, proper form and report users.
Article 61. Responsibility of units in making and submission of financial report and management report on import and export tax
The Branches of Customs and the equivalent, the Customs units at departmental level and equivalent must make and submit the financial report and management report as required by the superior management unit to the State Treasury where they do transactions for coordinated verification, comparison and adjustment of accounting data related to the state budget collection.
The General Department of Customs shall aggregate the reports sent by the customs units at departmental level to report the reality of state budget collection related to the import and export tax as required by the Ministry of Finance; make comparison with the State Treasury about the data related to the state budget collection of the entire sector.
Any case of adjustment of data in the financial report must be done from the phase of accounting document setup to accounting book entry to ensure the truthful recording of all activities related to the operation of taxes and other revenues for the imported and exported goods of all units.
Article 62. Time to make financial report on import and export tax
1.The financial report on import and export tax is made with the monthly and annual accounting period as stipulated in this Circular.
2.The management report on import and export tax is made by date or month or year or by the irregular requirement of the superior management body.
Article 63. Time limit for submission of financial report and management report on import and export tax
1.Monthly financial report:
The Branches of customs and the equivalent shall make and submit reports to the Department of Customs within 12 days after the end of monthly accounting period.
The customs units at departmental level shall make and submit reports to the General Department of Customs within 14 days after the end of monthly accounting period.
2.Annual financial report:
The Branches of customs and the equivalent shall make and submit reports to the Department of Customs within 15 days after the end of annual finalization adjustment period.
The customs unit at departmental level shall make and submit the reports to the General Department of Customs within 20 days after the end of annual finalization adjustment period.
3.Management report:
For the management report or report made by each case, assigned duties, the units shall submit reports within the time limit stipulated by the General Director of General Department of Customs.
4.The reports from the customs units submitted to the General Department of Customs are done in the form of paper or electronic document stipulated by the General Department of Customs on the basis of accordance with conditions on information technology system and regulation on storage of accounting documents.
Article 64. List, form and explanation of way to make financial report on import and export tax
The list, form and explanation of way to make financial report on import and export tax are detailed in Annex 04 issued with this Circular.
ChapterIII
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article65.Effect
1.This Circular takes effect on January 01, 2016, the General Department of Customs shall develop the information technology application system to implement this Circular. The time of implementation in the customs units is from 01/01/2017.
During the time to develop the information technology application system, the implementation of accounting operations of tax and other revenues for the imported and exported goods shall continue to apply in accordance with the provisions of Circular No.212/2014/TT-BTCdated December 31, 2014 of the Minister of Finance guiding the accounting operations of tax and other revenues for the imported and exported goods.
2.The Circular No.212/2014/TT-BTCdated December 31, 2014 of the Minister of Finance guiding the accounting operations of tax and other revenues for the imported and exported goods and the guiding documents related to the accounting operations of tax and other revenues for the imported and exported goods issued by the Minister of Finance before January 01, 2017 with its contents that are not consistent with the contents of this Circular shall be invalidated from January 01, 2017.
Article66.Implementation organization
1.Director ofAccounting and AuditingPolicyDepartment, General Director of General Department of Customs and Heads of relevant units are responsible for guiding, inspecting and executing this Circular.
2.Any problem arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement./.
For the Minister
The Deputy Minister
Do Hoang Anh Tuan
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây