Thông tư 09/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 28/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng thực hiện đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

thuộc tính Thông tư 09/1998/TT-TCHQ

Thông tư 09/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 28/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng thực hiện đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/1998/TT-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:18/11/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 09/1998/TT-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 09/1998/TT-TCHQ
NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH
SỐ 28/1998/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THỰC HIỆN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

 

Căn cứ Luật thuế Giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997.

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1/ Đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu:

Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người tiêu dùng chịu thuế, Thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, đến tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng không chịu thuế nêu tại Điều 4 Chương I Nghị định 28/1998/NĐ-CP.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng là hàng hóa nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định 28/1998/NĐ-CP được nêu dưới đây.

2/ Đối tượng không thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở khâu nhập khẩu gồm:

2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm: Hàng viện trợ của các tổ chức Quốc tế, Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho các tổ chức đoàn thể hiệp hội của Việt Nam.

a. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại phải có đầy đủ các giấy tờ để xuất trình với Hải quan như sau:

+ Giấy xác nhận hàng viện trợ của cơ quan có thẩm quyền, ghi rõ cơ quan, tổ chức viện trợ là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

+ Các giấy tờ khác có liên quan đến việc tiếp nhận lô hàng như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu.

b. Quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Cơ quan tổ chức nhận hàng quà tặng thuộc diện không chịu thuế Giá trị gia tăng phải có công văn đề nghị không thu thuế Giá trị gia tăng (kèm theo các giấy tờ, thủ tục liên quan và cơ quan có thẩm quyền xác nhận hàng hóa nhập khẩu là quà tặng), ghi rõ nguồn gốc số lượng chủng loại hàng hóa nhập khẩu.

c. Đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hành lí miễn thuế, hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.

Số lượng, chủng loại mặt hàng nhập khẩu trong các trường hợp ghi tại điểm b, điểm c trên đây được xác định theo chế độ Nhà nước quy định.

2.2. Hàng chuyển khâu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu tái xuất khẩu hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.

2.3. Các loại nguyên liệu nhập khẩu để:

- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất gia công với nước ngoài.

2.4. Hàng hóa dịch vụ cung ứng cho các đối tượng và trường hợp sau không chịu thuế Giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu cung ứng trực tiếp cho tàu biển, máy bay, tàu hỏa, phương tiện vận tải khác từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến (qua) Việt Nam để đi tiếp nước ngoài như cung ứng Xăng, Dầu, nước và các loại thực phẩm, bao gồm cả suất ăn phục vụ hành khách, cung ứng các dịch vụ sửa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải quốc tế hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lí từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam.

2.5. Các loại hàng hóa nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế, tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới.

2.6. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ đồ trang sức hay sản phẩm khác.

Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định phù hợp với các quy định quốc tế.

2.7. Các loại Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó.

Trường hợp cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế Giá trị gia tăng nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế Giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị máy móc đó.

Hồ sơ xác định loại thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng mà cơ sở kinh doanh nhập khẩu không phải nộp thuế Giá trị gia tăng khâu nhập khẩu gồm các loại:

+ Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư (đối với các dự án đầu tư).

+ Hợp đồng hoặc phương án nhập khẩu xác định rõ nguồn gốc nơi nhập khẩu, loại thiết bị máy móc phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu làm tải sản cố định theo dự án đầu tư.

 

+ Xác nhận của Bộ, Cơ quan chủ quản chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Tỉnh về loại thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng cơ sở nhập khẩu để làm tài sản cố định thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

Cơ sở nhập khẩu phải lập và gửi các hồ sơ trên cho cơ quan Hải quan khi khai báo Hải quan để làm căn cứ xác định mặt hàng nhập khẩu không chịu thuế Giá trị gia tăng. Cơ quan Hải quan căn cứ vào mặt hàng nhập khẩu thực tế và các hồ sơ của cơ sở kinh doanh để xác định cụ thể mặt hàng nhập khẩu không phải nộp thuế Giá trị gia tăng.

2.8. Vũ khí, khí tài chuyên dùng nhập khẩu phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể danh mục và trao đổi, thống nhất với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính xác nhận bằng văn bản.

2.9. Chuyển giao công nghệ được xác định theo quy định tại chương III "Chuyển giao công nghệ" của Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc thiết bị thì việc không thu thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ được chuyển giao.

2.10. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu thì không phải chịu thuế Giá trị gia tăng.

2.11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác cụ thể dưới đây:

- Dầu thô, than đá, đá phiến, cát, đất hiếm, đá quí.

- Quặng man-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng crommit, quặng emenhit, quặng apatit.

3/ Đối tượng nộp thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu.

Đối tượng nộp thuế Giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 3 Luật thuế Giá trị gia tăng là các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu).

 

II/ CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.

 

Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

1/ Giá tính thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

Giá tính thuế Giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) Thuế nhập khẩu.

Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng được xác định theo các quy định về giá tính thế hàng hóa nhập khẩu.

Ví dụ: Nhập khẩu một chiếc ti vi nguyên chiếc, giá tính thuế nhập khẩu là 2.000.000 VNĐ/chiếc.

- Thuế suất thuế nhập khẩu là 30%

- Thuế suất thuế Giá trị gia tăng là 10%

- Thuế nhập khẩu phải nộp: 2.000.000 x 30% = 600.000 VNĐ

Giá tính thuế Giá trị gia tăng là:

2.000.000 + 600.000 = 2.600.000 VNĐ

Thuế giá trị gia tăng phải nộp: 2.600.000 VNĐ x 10% = 260.000 VNĐ

- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn thì giá tính thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là giá xác định để tính thuế nhập khẩu.

- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn một phần thuế nhập khẩu thì giá tính thuế Giá trị gia tăng là giá tính thuế được xác định như đã xác định giá tính thuế nhập khẩu và cộng với phần thuế nhập khẩu phải nộp (Sau khi đã trừ phần được giảm thuế nhập khẩu).

Ví dụ: Một lô hàng nhập khẩu trị giá tính thuế nhập khẩu là: 20.000.000 đ, vì lý do khách quan được giảm thuế nhập khẩu 50% số thuế phải nộp, biết rằng thuế suất thuế nhập khẩu là 40%, thuế suất thuế Giá trị gia tăng là 10%.

Thuế nhập khẩu phải nộp:

200.000.000 x 40% = 80.000.000 đ

Thuế nhập khẩu được miễn 20%, còn phải nộp:

80.000.000 x 80% = 64.000.000 đ

Thuế Giá trị gia tăng phải nộp:

(200.000.000 + 64.000.000) x 10% = 26.000.000 đ

+ Hàng hóa thuộc đối tượng bị truy thu thuế nhập khẩu, đồng thời cũng bị truy thu thuế Giá trị gia tăng (Đã nêu tại mục VI Thông tư 72A TC/TCT hướng dẫn thực hiện NĐ 54/CP về thuế XNK).

+ Hàng hóa là quà biếu quà tặng vượt quá quy định miễn thuế bị xử lý thu thuế nhập khẩu phần vượt quy định thì thuế Giá trị gia tăng phải xác định giá tính thuế theo công thức nêu ở trên.

2. Thuế suất thuế Giá trị gia tăng.

Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng và Điều 7 NĐ 28/1998 NĐ-CP và được cụ thể trong Biểu hướng dẫn về thuế suất Giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành sau khi đã có sự thống nhất với Bộ Tài chính.

 

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

 

Quy định chung về phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng:

1) Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu:

Công thức chung:

Thuế GTGT phải nộp = (Trị giá tính thuế hàng NK chịu thuế GTGT + Thuế NK) x Thuế suất thuế GTGT

Trị giá tính thế hàng hóa nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu đồng thời được sử dụng để tính thuế Giá trị gia tăng. Trong lô hàng có trường hợp các mặt hàng có thuế suất GTGT khác nhau phải tính thuế Giá trị gia tăng riêng cho từng mặt hàng, sau đó tổng hợp lại tổng số thuế Giá trị gia tăng của cả lô hàng.

- Trình tự tính thuế Giá trị gia tăng:

Bước 1: Xác định những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế Giá trị gia tăng để tính thuế nhập khẩu trước làm căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng. Cụ thể các trường hợp:

+ Cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu vừa chịu thuế Giá trị gia tăng: tính thuế nhập khẩu trước sau đó có căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng theo công thức trên.

+ Lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế Giá trị gia tăng: Tính thuế nhập khẩu cho cả lô hàng, sau đó tính Trị giá tính Thuế Giá trị gia tăng những mặt hàng chịu thuế Giá trị gia tăng và tính thuế Giá trị gia tăng của những mặt hàng đó.

+ Cả lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn giảm thuế nhập khẩu nhưng thuế Giá trị gia tăng không được miễn giảm thì xác định giá tính thuế như đã nêu ở điểm 1 Mục II: Căn cứ tính thuế của Thông tư này.

+ Những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không phải chịu thuế Giá trị gia tăng.

Bước 2: Tính thuế Giá trị gia tăng:

- Xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu chịu thuế Giá trị gia tăng.

- Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng hóa chịu thuế Giá trị gia tăng.

- Xác định thuế suất thuế Giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng đó.

- Tính thuế Giá trị gia tăng theo công thức.

Bước 3: Thông báo thuế và thời gian tính thuế.

Thời gian tính thuế Giá trị gia tăng và Thông báo thuế như quy định đối với thuế XNK.

Trong thông báo thuế phải ghi rõ số tiền thuế phải nộp của từng loại thuế và thời hạn nộp thuế.

2) Sử dụng biện lai thu thuế Giá trị gia tăng và cách viết biên lai:

- Sử dụng biên lai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu CTT52, bắt đầu thực hiện từ 01/01/1999 do Bộ Tài chính quy định.

- Biên lai thu thuế phải ghi rõ và tách biệt từng loại thuế: nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, Giá trị gia tăng.

- Cấp biên lai thu huế cho người nộp thuế để họ làm căn cứ quyết toán, khấu trừ, hoàn thuế Giá trị gia tăng ở các khâu sản xuất, tiêu thụ tiếp theo ở trong nước.

 

IV - KHAI BÁO HẢI QUAN VÀ NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

 

1 - Quy định khai báo hải quan:

- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa chịu thuế Giá trị gia tăng phải kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan thu thuế nhập khẩu.

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các loại giấy tờ sử dụng khi khai báo Hải quan thực hiện như quy định trong Luật thuế XNK và các quy định của Hải quan.

- Những hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng, người nhập khẩu phải trình nộp các loại giấy tờ chứng minh như thủ tục quy định tại thông tư này và các văn bản quy định khác của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng được quy định như thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Luật thuế XNK hiện hành.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đường xuất nhập cảnh, phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới đất liền không phải diện xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp thuế Giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.

- Thuế Giá trị gia tăng nộp vào ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng thanh toán bằng ngoại tệ, tiền thuế phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua vào do ngân hàng Nhà nước công bố vào thời điểm tính thuế.

- Trường hợp Doanh nghiệp trực tiếp nộp thuế vào ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam phải theo đúng Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Trường hợp Hải quan trực tiếp thu thuế Giá trị gia tăng phải nộp thuế vào kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam, ghi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan mở tại kho bạc Nhà nước. Thủ tục và thời hạn nộp tiền thuế theo đúng quy định như đối với thuế xuất nhập khẩu.

 

V - XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

 

1 - Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế Giá trị gia tăng bị xử lý như sau:

a - Không thực hiện đúng những quy định về thủ tục đăng ký khai báo Hải quan, tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

b - Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm.

c - Khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 01 - 05 lần số tiền thuế gian lận, trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

d - Không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị xử lý như sau:

- Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt.

Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước theo quy định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.

- Giữ hàng hóa tang vật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế tiền phạt.

- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế tiền phạt còn thiếu.

Việc xử lý các vi phạm về thuế Giá trị gia tăng nói trên được thực hiện theo các thủ tục trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.

2 - Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế:

Cơ quan Hải quan khi phát hiện các đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm luật thuế, phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm của tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định.

Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và theo thẩm quyền ra quyết định xử phạt như quy định tại nghị định 16/CP hướng dẫn thực hiện pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan và nghị định 22/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

 

VI - KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU THỰC HIỆN:

 

1 - Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế:

Theo Điều 23 của Luật thuế Giá trị gia tăng, tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại về việc cán bộ Hải quan thi hành không đúng Luật thuế Giá trị gia tăng đối với cơ sở.

Đơn khiếu nại phải gửi cơ quan Hải quan phát hành thông báo thuế hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu thuế hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, tổ chức cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng hạn số tiền thuế tiền phạt đã thông báo.

Nếu tổ chức cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế giải quyết khiếu nại, hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ gửi đơn chưa nhận được ý kiến giải quyết thì tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật.

Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

2 - Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế:

- Điều 24 Luật thuế Giá trị gia tăng quy định: Cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn15 ngày kể từ ngày nhận đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian thì thông báo cho đương sự được biết và giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho đương sự được biết trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận đơn.

- Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn hoặc nhầm lẫn về thuế, xử phạt thì cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số thuế, tiền phạt không đúng trong thời hạn 05 năm về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man; trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế.

VII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1 - Hiệu lực thi hành:

Luật thuế Giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999

Từ 01/01/1999 ngành Hải quan thực hiện thu thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng.

2 - Tổ chức thực hiện:

Điều 22 Nghị định 28/CP quy định:

- Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý thu thuế Giá trị gia tăng trong cả nước.

Kể từ ngày 01/01/1999 Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện tờ khai Hải quan theo mẫu mới trong đó có khai báo tính thuế Giá trị gia tăng. Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu, kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng áp dụng với tất cả các tờ khai nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01/01/1999 trở đi.

Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ hướng dẫn các đối tượng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng theo đúng quy định Luật thuế Giá trị gia tăng. Tiến hành kiểm tra phân loại hồ sơ đăng ký làm thủ tục Hải quan, xác định đúng hàng hóa chịu thuế Giá trị gia tăng, xác định chính xác các căn cứ tính thuế và tính thuế, ra thông báo thuế cho đối tượng số thuế phải nộp, thời hạn nộp.

Đối với hàng hóa phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới đất liền (không phải xuất, nhập khẩu chính ngach), nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu, tính thuế và thu thuế xong mới được giải phóng hàng.

Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng tuy có thuế xuất bằng 0% (không phần trăm) nhưng để cơ quan thuế có căn cứ kiểm tra quyết toán thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm hóa xác nhận chính xác số hàng hóa thực xuất để phản ánh trên tờ khai xuất khẩu.

Trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và biên lai thuế, phải tách riêng việc tính thuế Giá trị gia tăng và số thuế Giá trị gia tăng để làm căn cứ cho doanh nghiệp và cơ quan thuế thực hiện khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào.

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm quản lý hồ sơ khai báo tính thuế Giá trị gia tăng, kế toán thuế Giá trị gia tăng, thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm luật thuế và phục vụ công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng trong phạm vi cả nước.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Hải quan để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT
OF CUSTOMS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 09/1998/TT-TCHQ
Hanoi, November 18, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF GOVERNMENT DECREE No. 28/1998/ND-CP DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON VALUE ADDED TAX ON EXPORT AND IMPORT GOODS
Pursuant to Law on Valued Added Tax No. 02/1997/QH9 of May 10, 1997;
Pursuant to Article 22 of Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the Law on Value Added Tax;
The General Department of Customs hereby guides the implementation of the Law on Value Added Tax on import goods as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Subjects liable to Value Added Tax at import stage:
Value Added Tax is a kind of indirect tax imposed on consumers. The tax is calculated on the added value of the goods and services arising in the course of import, production, circulation and consumption.
The subjects liable to Value Added Tax are goods and services used for production, business and consumption in Vietnam except for those exempted from tax as mentioned in Article 4, Chapter I of Decree No. 28/1998/ND-CP.
For import goods, the subjects liable to Value Added Tax are import goods used for production, business and consumption in Vietnam permitted to import via Vietnamese border or from export processing zones into domestic market except for those as stipulated in Article 4, Chapter I of Decree
No. 28/1998/ND-CP mentioned below.
2. The subjects not liable to Value Added Tax on export and import goods at import stage shall include:
2.1. The goods as humanitarian aid and non-refundable aid, including aids from international organizations, foreign States, Government, Associations and non-governmental organizations to the Vietnamese Government or Vietnamese organizations, mass organizations or associations.
a) The goods as humanitarian aids and non-refundable aids must be accompanied with sufficient papers to be presented to the customs as follows:
- Written certification by competent agencies with identification of the agencies and organizations that give aids, that the goods are humanitarian aids or non-refundable aids; and
- Other papers relating to the receipt of such goods lots as prescribed for import goods.
b) The gifts to State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio- professorial organizations and People's Armed Forces' units.
The organs and organizations receiving the gifts which are not liable to Value Added Tax shall prepare an official letter, requesting the non-collection of Value Added Tax (attached with related papers and certifications by competent agencies to the effect that the imported goods are gifts) clearly stating the sources, quantity and category of the imported goods.
c) The belongings of foreign organizations and individuals under the diplomatic immunity quotas, the accompanied goods within the tax-free luggage quotas and belongings of Vietnamese overseas bringing along upon their return to the country.
The quantity and categories of the imported goods in the cases mentioned in Points b and c above shall be determined according to the regimes prescribed by the State.
2.2. The goods transported in transit, the goods transported via Vietnam, the goods temporarily imported for re-export and goods temporarily exported for re-import.
2.3. Kinds of imported raw materials used for:
- The production of export goods;
- The processing of export goods under production and processing contracts signed with foreign countries.
2.4. Goods and services provided for the following subjects and in the following cases shall not be liable to Value Added Tax at import stage.
The import goods directly supplied to ships, planes, trains and other means of transport leaving Vietnam for foreign countries or from foreign countries to (via) Vietnam for an on going journey to other foreign countries, such as the supply of petrol, oil, water and foods of various kinds including meals catering for passengers, supply of repair services, cleaning up of international means of transport used for the transport of goods, passengers and luggage from Vietnam to foreign countries and from foreign countries to Vietnam.
2.5. The kinds of goods imported for tax-free sale at duty-free shops, international airports, ports, railways terminals and border gates.
2.6. The gold imported in the form of ingots or pieces and the kinds of gold not yet processed into an crafts, jewelry's or other products.
The gold in the form of ingots, pieces and the kinds of gold not yet processed shall be determined in conformity with the international regulations.
2.7. The kinds of equipment, machinery and specialized means of transport which cannot be produced at home and are imported by the establishments having investment projects for use as fixed assets under projects.
Where the establishments import whole lines of equipment and machinery which fall into the category not liable to Value Added Tax but in these lines there are also kinds of equipment and machinery which can be produced at home, Value Added Tax shall not be levied on such whole lines.
Dossiers determining kinds of equipment, machinery and specialized means of transport for which the importing establishments shall not have to pay Value Added Tax at import stage shall comprise the following categories:
- The investment projects approved or licensed by the competent levels (for investment projects).
- Import contracts or plans, clearly stating the import origins and kinds of equipment, machinery and specialized means of transport imported for use as fixed assets under the investment projects.
- Certification by the ministries, specialized management bodies or specialized provincial management agencies of the kinds of equipment, machinery and specialized means of transport imported by establishments for use -as fixed assets which cannot be produced at home.
The importing establishments shall prepare and forward the above-said dossiers to Customs Offices when making declarations at the latter to serve as the basis for determining the import items not liable to Value Added Tax. Customs Offices shall base themselves on the goods items actually imported and the dossiers of the business establishments to determine specifically the imported items not liable to Value Added Tax.
2.8. Arms and weapons of specialized use in service of national defense and public security, the lists of which shall be specifically determined by the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security after consulting and reaching agreement with the Ministry of Finance which shall make a written confirmation thereof.
2.9. Technological transfer shall be determined according to the stipulations in Chapter III "Technology Transfer" of the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam and the documents guiding the implementation thereof. For technological transfer contracts accompanied by machinery and equipment, the non-collection of the tax shall be applied only to the part of the transferred technology value.
2.10. The imported goods subject to Special Consumption Tax at import stage shall not be liable to Value Added Tax.
2.11. Export products which are the exploited mineral resources and not yet processed into other products, namely:
- Crude oil, coal, slab stone, sand, rare earth and precious stones; and
- Manganese, tint, iron, chromate, hematite and appetite ores.
3. Payers of Value Added Tax on import goods.
The payers of Value Added Tax according to the stipulations in Article 3 of the Law on Value Added Tax are organizations and individuals engaged in the import of goods and services subject to taxes in Vietnam, irrespective of their business lines and trades, forms of business organization and other organizations and individuals importing taxable goods (hereafter commonly called importers).
II. BASIS FOR CALCULATION OF TAX ON IMPORT GOODS
The bases for calculation of Value Added Tax are tax calculation prices and tax rates.
1. The prices for calculation on the Value Added Tax on import goods
The prices for calculation of Value Added Tax on import goods are import prices at the border-gates plus (+) import tax.
The border-gate import prices serving as the bases for Value Added Tax calculation shall be determined according to the regulations on prices for calculation of tax on import goods.
For example: The price for calculation of the import tax for importing a TV set in CBU (completely- built-up) form is VND 2,000,000 per unit
- The import tax rate is 30% (thirty per cent)
- The Value Added Tax rate is 10% (ten per cent)
- The import tax to be paid is:
VND 2,000,000 x 30% = VND 600,000
The price for calculation of Value Added Tax is:
VND 2,00,000 + VND 600,000 = VND 2,600,000
The Value Added Tax to be paid is :
VND 2,600,000 x 10% = VND 260,000
- Where the import goods are totally exempt from import tax, the prices for calculation of the Value Added Tax on the import goods shall be the prices determined for the calculation of import tax.
- Where import goods are partially exempt from import tax, the prices for calculation of the Value Added Tax shall be those determined as the prices for calculation of import tax plus the part of import tax to be paid (after subtracting the part of the import tax which has been reduced).
For example: A lot of imported goods with the value for calculation of import tax of VND 200,000,000 for some objective reasons the import tax is reduced by 50% (fifty percent) of the payable tax amount. It is known that the import tax rate is 40% (per cent) and the Value Added Tax rate is 10% (ten percent) then:
The import tax to be paid shall be:
VND 200,000,000 x 40% = VND 80,000,000
The import tax is exempt by 20% (per cent) and the remaining payable amount shall be:
VND 80,000,000 x 80% = VND 64,000,000
The Value Added Tax to be paid shall be:
(VND 200,000,000 + VND 64,000,000) x 10% = VND 26,000,000
Goods subject to the collection of import tax arrears and at the same time also of Valued Added Tax arrears (as mentioned in section VI, Circular
No. 72A-TC/TCT guiding the implementation of Decree No. 54/CP on export-import taxes).
- The goods being presents and gifts that exceed the limits prescribed for tax exemption and are imposed with import tax on the excessive portions, the price for calculation of Value Added Tax shall be determined according to the formula set out above.
2. The Value Added Tax rates:
The Value Added Tax rates shall comply with the stipulations in Article 8 of the Law on Value Added Tax and Article 7 of Decree No. 28/1998/ND-CP which are specified in the Table guiding the Value Added Tax rates applicable to import goods, promulgated by the General Department of Customs after consulting with the Ministry of Finance.
III. METHODS FOR CALCULATING VALUE ADDED TAX ON IMPORT GOODS
General provisions on methods for calculating Value Added Tax
1. Methods for calculating Value Added Tax on import goods
General formulary:
Payable The value for Import Value
Value Added = calculation of + Tax x Added
Tax the imported Tax rate goods liable to Value Added Tax
The tax calculation value of imported goods for calculating import tax is also used for the calculation of Valued Added Tax. Where in a lot of goods, the goods items pose different Value Added Tax rates, the Value Added Tax shall be calculated separately for each item, then making the total Value Added Tax for the whole lot.
- Value Added Tax calculation order:
Step 1 : Determination of import items liable to Value Added Tax for calculating import tax first to serve as the basis for calculating Value Added Tax. Following are the concrete cases:
+ Where the whole lot of imported goods liable to both import tax and Value Added Tax, the import tax shall be calculated first which shall serve as the basis for calculating the Value Added Tax according to the above-said formula.
+ Where the lot of imported goods contains only in number of items liable to Value Added Tax, the import tax shall be calculated for the lot, before determining the for calculating Valued Added Tax for those items liable to such tax and calculating the Value Added Tax for such items.
+ Where the whole lot of imported goods contains items eligible for import tax exemption or reduction but not for the Value Added Tax exemption or
reduction, the prices for tax calculation shall be determined as mentioned in Point 1, Section II "Basis for Tax Calculation" hereof.
Step 2: Calculation of Value Added Tax:
+ Determination of the calculation value of the import goods liable to value Added Tax.
+ Accurate determination of the payable import tax amount for the goods liable to Value Added Tax;
+ Determination of Valued Added Tax rates applicable to those goods items;
+ Calculation of the Value Added Tax according to the formulary given above.
Step 3: Tax notice and the period for tax calculation:
The period for calculation of Value Added Tax and tax notice shall be the same as stipulated for export-import taxes.
A tax notice must clearly state the payable tax amount for each kind of tax and the time limit for tax payment.
2. Use of Value Added Tax collection receipts and the way to make inscriptions on the receipts
- The use of export- import tax receipts and receipts CTT52 for Value Added Tax on import goods shall commence from January 1, 1999 as stipulated by the Ministry of Finance.
- Clear and separate inscription of each kind of tax-import, special consumption and Value Added Tax-must be made on receipts, and
- Tax receipts shall be issued to tax payers to serve as the basis for making final settlement, deduction and reimbursement of the Value Added Tax at the subsequent production and consumption stages at home.
IV. CUSTOMS DECLARATIONS AND PAYMENT OF VALUE ADDED TAX ON IMPORT GOODS
1. Provisions on customs declarations:
- Business establishments and importers of goods liable to Value Added Tax shall make the declarations and payment of Value Added Tax according to each time of importation together with the import tax declaration with the Customs Offices that collect import tax.
- The declarations of export and import goods and other papers used in customs declaration shall comply with the stipulation in the Export - Import Tax Law and the Customs� regulation.
- Where import goods are not liable to Value Added Tax importers shall submit papers serving as proof in accordance with the procedures prescribed
herein and other documents of the Ministry of Finance and the General Department of Customs.
2. Provisions on the payment of Value Added Tax:
- The time limit for payment of Value Added Tax shall be the same as that prescribed for payment of export-import taxes according to the current law on export- import taxes
- For goods exported and imported by entry, exit and non-commercial channel and imported via land borders, which do not fail into the category of export-import on official scale and import goods which are consumer ones, the Value Added Tax must be paid immediately upon their import.
- Value Added Tax shall be paid to the State Budget in VND. Where tax payers make payment in foreign currencies, the tax money shall be converted into VND at the average buying rate of exchange announced by the State Bank at the time of tax calculation.
- Where enterprises make direct payment of tax to the State budget in VND, such payment shall be made in strict conformity with the Chapters, Categories, Items, Grades and Entries of the Indexes of the State Budget. Where the Custom make direct collection of Value Added Tax, the tax must be paid to the State Treasuries in VND and entered in the specialized collection accounts of the Customs opened at the State Treasuries. The procedures and time limit for payment of such tax shall be the same as stipulated for export-import taxes.
V. HANDLING OF TAX VIOLATIONS
1. The tax payers violating the Law on Value Added Tax shall be dealt with as follows:
a) If failing to comply with the provisions on the procedures for customs registrations and declarations they shall, depending on the seriousness of violations, be subject to warning or pecuniary fines as prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
b) If delaying payment of tax or fines stated in tax notices, tax-collecting orders or sanction decisions, they shall, besides having to pay in full the taxes or fines as stipulated by law, be subject to a fine equal to 0.1% (one- thousandth) of the late payment sum for each day of late payment.
c) If falsely declaring or evading taxes, they besides having to pay in full the taxes as stipulated, shall be liable to pecuniary fines equal from 1 to 5 times the tax amount falsely declared or evaded. Where the tax evasion amount is large or a serous violation is committed despite previous sanction for administration violation, they shall be examined for penal liability according to law.
d) If failing to pay tax or fines, they shall be handled as follows:
- To deduct their deposits at banks, treasuries or credit organizations for the payment of tax or fines;
The banks, treasuries or credit organizations shall have to deduct money from the tax payers' accounts in order to make payment of tax or fines to the State Budget in accordance with the stipulations on tax handling by tax offices or competent agencies before collecting debts;
- To seize goods and exhibits as a guarantee for collection in full of the tax and fines;
- To make inventory of properties in compliance with the provisions of law as a guarantee for collection in full of the outstanding tax and fine amounts.
The handling of Value Added Tax violations mentioned above shall comply with the procedures defined in legal documents on handling of tax violations.
2. Competence to handle tax violations:
Where the Customs Authorities discover violations of tax law by exporters and/or importers, inspection must be made to determine clearly the acts of violation, their seriousness and causes, the responsibilities of the organizations and individuals committing acts of violation and dossiers must be compiled as stipulated.
The Customs shall base themselves on the stipulations and levels of sanctions against administrative violations in the field of taxation and on the competence to issue sanctioning decisions as stipulated in Decree No. 16/CP guiding the implementation of the Ordinance on Sanctions Against Administrative Violations in the Field of Customs and Decree No. 22/CP on Sanction Against Administrative Violations in the Field of Taxation.
VI. COMPLAINTS AND STATUTE OF LIMITATION FOR IMPLEMENTATION
1. Rights and responsibilities of tax payers.
According to Article 23 of the Law on Value Added Tax, organizations and individuals shall have the right to lodge complaints against customs officials incorrect implementation of the Value Added Tax Law on establishments.
Written complaints shall be forwarded to the Customs Offices that issued tax notices or handling decisions within 30 days from the date of receipt of tax-collecting orders or handling decisions Pending a resolution, the complainant must pay in full and in due time the tax and/or fine amounts already notified.
If the complaining organizations or individuals disagree with the decisions by the tax offices settling the complaints or do not receive resolutions after 30 days from date of sending such complaints, they may lodge claims to the superior tax offices or initiate a lawsuit at courts as prescribed by law.
The procedures, the order of making complaints or initiating lawsuits and examination and resolution must comply with the provisions of the laws in force.
2. Liabilities and power of tax offices
- It is stipulated in Article 24 of the Law on Value Added Tax that tax offices at various levels, when receiving written complaints about tax from tax payers, shall examine and resolve such complaints within 15 days after receiving them. For complicated cases which require much time for investigation and verification, a notification shall be made to the parties concerned and the resolution shall be made not later than 30 days from the date of receipt of complaints. Where the cases do not come under the handling competence of the tax offices, the dossiers shall be transferred or a report shall be made to the bodies competent to settle and the parties involved shall be informed thereof within 10 days from the date their written complaints are received.
- Those tax offices which, through inspection, detect and conclude that there are false declarations or evasion of tax or mistaken taxation, such offices shall be liable for collecting the tax arrears or making reimbursement of the tax or fine amounts mistakenly imposed in a 5-year period from the date of inspection and discovery of such false declarations or evasion of tax or mistaken taxation.
VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Effect of implementation:
The Law on Value Added Tax shall take effect from January 1st, 1999, From January 1st, 1999, the Customs shall collect the Value Added Tax on import goods liable to the Value Added Tax.
2. Organization of implementation
It is stipulated in Article 22 of Decree No.28/CP that:
- The General Department of Customs shall be liable for organizing the collection of Value Added Tax on import goods; which are subject to Value Added Tax.
- The General Department of Taxation and the General Department of Customs shall have to coordinate in the control of the collection of Value Added Tax throughout the country.
As from January 1st, 1999, the General Department of Customs shall apply the Customs declarations according to the new form which includes the declarations for calculation of Value Added Tax. The time for determination of the import goods and declaration for payment of Value Added Tax shall be applicable to all the import declarations registered with the Customs Offices from January 1st, 1999 onwards.
The Customs Offices shall have the task of guiding exporters and importers to make declarations and payment of Value Added Tax in strict conformity with the Law on Value Added Tax and shall make inspection to classify dossiers registered for customs procedures clearance, make correct determination of the goods liable to Value Added Tax as well as precise definition of the bases for tax calculation and shall issue tax notices indicating the payable tax amounts and the time limits for payment to the tax payers.
For non-commercial goods, goods imported via land borders (other than export and import on official scale) and import goods which are consumer ones, the Customs Offices shall carry out the export and/or import procedures, calculate and collect tax before releasing the goods.
For export goods liable to Value Added Tax at the tax rate of 0% (zero per cent), in order to provide the grounds for tax offices to inspect the settlement of Value Added Tax on enterprises having goods for export, the Customs Offices shall have to inspect the goods in order to confirm precisely the quantity of goods actually exported for reflection on the export declarations.
On the import goods declaration forms and tax receipts, the calculation of Value Added Tax and the amounts of Value Added Tax must be separated to serve as the basis for enterprises and the tax-collecting offices to deduct the input Value Added Tax.
The Customs Offices shall have to manage the dossiers of declarations for Value Added Tax calculation, account the Value Added Tax, and abide by the system of accounting and statistic reporting to promptly serve the inspection and handling of violations of the tax law and the management of collection of Value Added Tax nationwide.
Any difficulties that arise in the course of implementation of this Circular shall be reported to the General Department of Customs for study and additional guidance.
 

 
GENERAL DIRECTOR CUSTOMS




Phan Van Dinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 09/1998/TT-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe