Quyết định 640/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

thuộc tính Quyết định 640/QĐ-TCHQ

Quyết định 640/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:640/QĐ-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành:03/04/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Hải quan

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

 

 

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 640/QĐ-TCHQ

NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH

TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

 

 

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu.

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 733/TCHQ/QĐ/KTTT ngày 19/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quyết định số 1361/TCHQ/QĐ/KTTT ngày 25/11/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; các văn bản hướng dẫn trước đây của Tổng cục Hải quan về tham vấn trị giá tính thuế.

 Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Đặng thị Bình An

 

 

 

QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH  TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU.

(ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐ-TCHQ

ngày 03 tháng 4 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

 

I. Quy định chung:

Quy trình này hướng dẫn thực hiện các bước kiểm tra trị giá tính thuế khai báo và tham vấn trị giá tính thuế, phân định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận đối với nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.

1. Mục đích của kiểm tra việc khai báo trị giá tính thuế là nhằm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong khai báo trị giá tính thuế của người khai hải quan và đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước.

2. Nguyên tắc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế: Tuân thủ các quy định về kiểm tra, xác định trị giá tính thuế tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Các văn bản quy phạm khác quy định về trị giá tính thuế.

3. Nhiệm vụ của Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố:

- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác quản lý việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, giải quyết khiếu nại về giá tính thuế, đảm bảo việc xác định giá được thực hiện thống nhất trong Cục. Thường xuyên hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời hoạt động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế tại Chi cục.

- Cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ các Chi cục trong công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với các lô hàng trọng điểm.

- Tổ chức thực hiện việc khai thác và cập nhật vào chương trình thông tin dữ liệu giá tính thuế (GTT22) các thông tin về trị giá hàng hoá theo đúng các tiêu chí của GTT22. Thực hiện việc bố trí cán bộ kiểm tra và quản lý trị giá tính thuế theo chương, nhóm hàng để hình thành đội ngũ chuyên sâu ngành hàng về trị giá.

- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra rà soát các thông tin giá trong mạng GTT22, kịp thời phát hiện các mức giá có nghi ngờ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên cơ sở kiểm tra các thông tin về giá, phân tích, đánh giá tình hình, khả năng gian lận thương mại về giá, đưa ra danh mục hàng nhạy cảm dễ có khả năng gian lận thương mại về giá trong từng khoảng thời gian, báo cáo Tổng cục để thực hiện việc quản lý giá thông qua hệ thống quản lý rủi ro.

- Quản lý việc cập nhật, khai thác sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế, thực hiện truyền thông tin dữ liệu lên cấp trên và chia sẻ thông tin dữ liệu cho cấp dưới, cung cấp kịp thời thông tin về trị giá để phục vụ cho việc kiểm tra xác định trị giá trong toàn đơn vị.

4. Nhiệm vụ của Chi cục: Triển khai kiểm tra việc khai báo trị giá tính thuế của người khai hải quan, thực hiện việc tham vấn trị giá tính thuế đối với những trường hợp cần phải tham vấn và thực hiện xác định trị giá tính thuế đối với các trường hợp thuộc quyền hạn của cơ quan hải quan theo quy định hiện hành.

II. Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế:

1. Đối với hồ sơ lô hàng thuộc luồng xanh:

Sau khi hàng hóa thuộc luồng xanh được thông quan, Chi cục phải tiến hành kiểm tra việc khai báo trị giá tính thuế.

Căn cứ vào hồ sơ lô hàng, căn cứ vào các quy định hiện hành về trị giá tính thuế và các nội dung cần chú ý khi kiểm tra nêu ở tiết 2.1 bước 1 điểm 2 dưới đây, công chức hải quan tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan, kiểm tra trị giá khai báo do người khai hải quan khai báo trên cơ sở các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan.

Việc kiểm tra thực hiện tại Chi cục. Thời gian kiểm tra thực hiện theo thời gian phúc tập hồ sơ quy định hiện hành.

Kết quả kiểm tra xử lý như sau:

1.1. Nếu kiểm tra không phát hiện có sai phạm các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế và không có nghi vấn về sai phạm hay nghi vấn về mức giá khai báo thì chuyển hồ sơ sang bước tiếp theo của quy trình nghiệp vụ hiện hành.

1.2. Nếu quá trình kiểm tra phát hiện có những sai phạm các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế thì công chức hải quan trình Chi cục trưởng bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế theo quy định tại bước 3 điểm 2 mục này. Kết quả xác định trị giá phải cập nhật vào chương trình GTT22.

1.3. Nếu quá trình kiểm tra có nghi vấn sai phạm, nghi vấn về mức giá khai báo (theo quy định tại điểm 2 mục III dưới đây) thì công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng những nghi vấn và cơ sở nghi vấn để quyết định việc chuyển thông tin cho bộ phận Kiểm tra sau thông quan để xem xét việc kiểm tra sau thông quan theo quy định hiện hành về kiểm tra sau thông quan. Sau khi có ý kiến của Chi cục trưởng đồng ý chuyển cho bộ phận Kiểm tra sau thông quan thì thực hiện việc chuyển  theo mẫu 3 đính kèm quy trình này.

2. Đối với hồ sơ lô hàng  thuộc luồng vàng và luồng đỏ:

Bước1: Kiểm tra chi tiết nội dung khai báo trên hồ sơ về trị giá tính thuế:

2.1. Nội dung kiểm tra:

Căn cứ vào hồ sơ lô hàng và các văn bản quy định về trị giá tính thuế, công chức hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết việc tuân thủ các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan, kiểm tra trị giá khai báo do người khai hải quan khai báo trên cơ sở các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan, việc kiểm tra được tiến hành tại Chi cục trong thời gian thông quan. Một số nội dung chú ý khi kiểm tra:

a) Trường hợp người khai hải quan xác định giá theo phương pháp trị giá giao dịch, tiến hành kiểm tra các nội dung sau đây:

- Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch: Đối chiếu các quy định về nội dung này tại thông tư 113/2005 ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính để kiểm tra hợp đồng thương mại và hồ sơ lô hàng nhập khẩu. Các trường hợp khai báo có mối quan hệ đặc biệt không bác bỏ ngay trị giá giao dịch mà phải kiểm tra thực chất mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hay không bằng cách so sánh trị giá khai báo với các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan.

- Kiểm tra tính thống nhất giữa hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan (Hợp đồng, đơn đặt hàng, chứng từ bảo hiểm....).

- Kiểm tra tính thống nhất giữa các khoản điều chỉnh theo quy định tại mục VII phụ lục 1 Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính với các chứng từ có liên quan.

b) Trường hợp người khai hải quan xác định giá theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự, tiến hành kiểm tra các nội dung sau đây:

- Đối chiếu số tờ khai nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự với dữ liệu lưu trữ tại cơ quan hải quan.

- So sánh hàng hoá nhập khẩu thực tế (trên hồ sơ, trường hợp cần thiết thì báo cáo lãnh đạo Chi cục quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá) và hàng hoá được lựa chọn có đáp ứng đủ các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự không.

- Phương pháp đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự đã được lựa chọn có phải là phương pháp trị giá giao dịch hay không.

- Điều kiện thời gian xuất khẩu lô hàng.

- Việc điều chỉnh đơn giá: nếu việc điều chỉnh đơn giá không có các chứng từ hợp lệ thì không chấp nhận trị giá khai báo.

c) Trường hợp người khai hải quan xác định giá theo phương pháp trị giá khấu trừ, tiến hành kiểm tra các nội dung sau đây:

- So sánh hàng hóa nhập khẩu thực tế (trên hồ sơ, trường hợp cần thiết thì báo cáo lãnh đạo Chi cục quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá) và hàng hoá được lựa chọn có đáp ứng đủ các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự không.

- Tính hợp pháp, hợp lệ của các hoá đơn bán hàng, chứng từ vận tải, bảo hiểm hàng hoá trên thị trường phát sinh trong nước.

- Đơn giá được lựa chọn.

- Sự phù hợp của các chi phí được khấu trừ với các nguyên tắc kế toán hiện hành.

- Thời gian bán hàng sau khi nhập khẩu.

- Mối quan hệ giữa người nhập khẩu và người mua hàng có ảnh hưởng đến giá bán lại hàng hóa không?

d) Trường hợp người khai hải quan xác định giá theo  phương pháp trị giá tính toán, tiến hành kiểm tra các nội dung sau:

- Sự phù hợp của những chứng từ, tài liệu giữa bản gốc xuất trình và bản sao có xác nhận sao y bản chính phải nộp.

- Sự phù hợp giữa bản giải trình của người sản xuất, các chứng từ về các chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu, chi phí chung và lợi nhuận, chi phí vận chuyển, bảo hiểm...và hoá đơn bán hàng của người sản xuất.

e) Trường hợp người khai hải quan xác định giá theo phương pháp suy luận, tiến hành kiểm tra các nội dung sau đây:

- Sự phù hợp của phương pháp xác định trị giá tính thuế với các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 155/2005/NĐ-CP và Thông tư số 113/2005/TT-BTC.

- Tính chính xác, khách quan của các chứng từ số liệu sử dụng để xác định trị giá tính thuế.

2.2. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Nếu kiểm tra không phát hiện có sai phạm các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế và không có nghi vấn về sai phạm hay nghi vấn về mức giá khai báo thì chấp nhận giá khai báo và chuyển hồ sơ sang bước tiếp theo của quy trình nghiệp vụ hiện hành.

b) Nếu quá trình kiểm tra phát hiện có những sai phạm các nguyên tắc và quy định hiện hành về xác định trị giá tính thuế thì công chức hải quan trình Chi cục trưởng bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong thời gian thông quan theo quy định tại bước 3 điểm này.

c) Nếu quá trình kiểm tra có nghi vấn sai phạm, nghi vấn về mức giá khai báo (theo quy định tại điểm 2 mục III dưới đây) thì công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng những nghi vấn và cơ sở nghi vấn để quyết định việc tham vấn đối với trường hợp nghi vấn đó. Khi có phê duyệt của Chi cục trưởng về việc tham vấn thì thông báo cho người khai hải quan biết cơ quan hải quan tạm thời chấp nhận trị giá khai báo và sẽ tiến hành tham vấn tạo điều kiện để người khai hải quan giải trình và cung cấp các tài liệu, chứng từ có liên quan để làm rõ trị giá khai báo, trong thời gian chậm nhất là 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày thông quan hàng hoá. Nội dung thông báo phải ghi rõ vào ô số 37 của tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

d) Đối với Chi cục Hải quan điện tử khi thực hiện các công việc ở điểm b và c tiết 2.2 này thì thực hiện như sau: nếu quá trình kiểm tra cần phải thực hiện việc xác định trị giá tính thuế (theo điểm b) hoặc thực hiện tham vấn và xác định trị giá tính thuế (theo điểm c) thì chuyển hồ sơ về đội kiểm tra sau thông quan thuộc Chi cục  Hải quan điện tử để thực hiện tham vấn, xác định trị giá tính thuế theo quy trình kiểm tra xác định trị giá tính thuế hiện hành.

Bước 2: Tham vấn:

Thực hiện việc tham vấn trị giá tính thuế theo quy định về tham vấn  tại mục III dưới đây.

Bước 3: Xác định trị giá tính thuế:

Trị giá tính thuế do Chi cục xác định đối với các trường hợp được phát hiện qua kiểm tra tại bước 1 điểm 2 mục này.

Việc xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài Chính trên cơ sở các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan. Khi thực hiện xác định trị giá tính thuế phải nêu rõ căn cứ và phương pháp xác định giá đã được áp dụng.

Công chức trình hồ sơ để Chi cục trưởng ký duyệt kết quả xác định trị giá tính thuế đối với những trường hợp phải xác định trị giá tính thuế, ra thông báo kết quả xác định trị giá tính thuế cho người khai hải quan để thực hiện (theo mẫu 2 đính kèm quy trình này) và lưu cùng với hồ sơ nhập khẩu.

Bước 4: Cập nhật các kết quả kiểm tra vào chương trình GTT22:

Các thông tin xử lý trong quá trình thông quan phải bổ sung, cập nhật kịp thời đầy đủ vào chương trình GTT22 của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đó.

III. Quy định về tham vấn trị giá tính thuế:

1. Mục đích của việc tham vấn:

Tham  vấn trị giá tính thuế  là một hoạt động nghiệp vụ trong khâu xác định trị giá tính thuế trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Mục đích của tham vấn là để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của người khai hải quan trước những nghi vấn của cơ quan Hải quan và tạo điều kiện cho người khai hải quan giải trình và cung cấp những chứng từ tài liệu có liên quan chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo hoặc để họ thừa nhận những nghi vấn của cơ quan hải quan là đúng, thừa nhận những sai phạm trong khai báo.

2. Các trường hợp  tham vấn:

Để việc tham vấn đạt hiệu quả, tránh tham vấn tràn lan gây tâm lý không tốt đối với doanh nghiệp, việc tham vấn chỉ  thực  hiện  đối với các lô hàng có một trong hai yếu tố sau:

2.1. Thông qua kết quả kiểm tra trị giá khai báo, cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính trung thực chính xác của một trong các chứng từ hay nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để kết luận;

2.2. Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn 90% trị giá giao dịch thấp nhất (không có nghi ngờ và đã được chấp nhận là trị giá tính thuế), hoặc trị giá xác định theo các phương pháp từ 2 đến 6 của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự, được xuất khẩu cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày (theo lịch) trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang kiểm tra, có trong hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế (GTT22) của cơ quan hải quan.

Các trường hợp cần chú ý:

- Trường hợp có lô hàng giống hệt với lô hàng đang đề nghị tham vấn của chính Doanh nghiệp, thì tập hợp chung để tiến hành tham vấn một lần.

- Đối với các trường hợp lô hàng giống hệt với các lô hàng trước đây đã tiến hành tham vấn của chính Doanh nghiệp, nhưng chưa có đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo, đang tiến hành kiểm tra sau thông quan thì không tổ chức tham vấn nữa mà chuyển hồ sơ và các nghi vấn sang bộ phận kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xử lý cùng các lô hàng trước đó.

- Trường hợp cùng một Doanh nghiệp, có lô hàng đã tham vấn nhưng chưa có đủ căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo và đã chấp nhận trị giá khai báo, không chuyển kiểm tra sau thông quan, nay có lô hàng mới giống hệt mà không có thêm bất cứ một nguồn thông tin nào mới so với lô hàng trước đã tham vấn thì không tham vấn.

3. Hình thức tham vấn và thời gian tham vấn:

3.1. Hình thức là tham vấn trực tiếp, cơ quan Hải quan mời Doanh nghiệp đến đối thoại trực tiếp.

Cơ quan Hải quan cần đề nghị Doanh nghiệp cử người đến tham vấn là người có thẩm quyền, nắm bắt được sự việc mà cơ quan hải quan cần làm rõ, hoặc người được người có thẩm quyền uỷ quyền đến tham vấn (cần ghi rõ nội dung này vào văn bản mời Doanh nghiệp đến tham vấn).

Trường hợp cần thiết có thể gửi văn bản để làm rõ, củng cố cơ sở nghi ngờ trước khi tham vấn trực tiếp, tuy nhiên phải cân nhắc đảm bảo quy định về thời gian thực hiện tham vấn.

3.2. Thời gian tham vấn thực hiện chậm nhất là 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày lô hàng được thông quan. Việc tham vấn phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày đối với những trường hợp phức tạp, những đơn vị có khối lượng tham vấn lớn.

4. Tiến hành tham vấn:

Bước 1: Phê duyệt tham vấn và Phân công tham vấn:

- Công chức làm nhiệm vụ ở bước kiểm tra chi tiết hồ sơ tại Chi cục phát hiện trường hợp có nghi vấn phù hợp với nội dung quy định ở điểm 2 mục này thì báo cáo Chi cục trưởng phê duyệt việc tham vấn.

- Đối với Chi cục Hải quan điện tử, công chức làm nhiệm vụ ở bước kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện trường hợp có nghi vấn phù hợp với nội dung quy định ở điểm 2 mục này thì nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống đồng thời chuyển hồ sơ có ghi rõ các nghi vấn (nếu có) để đội kiểm tra sau thông quan thực hiện việc báo cáo Chi cục trưởng phê duyệt tham vấn và thực hiện các việc tiếp theo về tham vấn.

- Chi cục trưởng phê duyệt việc quyết định tham vấn, các vấn đề cần làm rõ trong tham vấn; phân công công chức thực hiện tham vấn, việc tham vấn phải có 02 người thực hiện. Chi cục trưởng phê duyệt việc tham vấn trong thời gian thông quan.

Bước 2: chuẩn bị tham vấn:

Công chức được phân công tham vấn nghiên cứu hồ sơ của trường hợp phải  tham vấn để trình Chi cục trưởng ký thông báo tham vấn và gửi thông báo cho người khai hải quan đến tham vấn theo mẫu 1 đính kèm quy trình này. Thời gian tham vấn cụ thể tùy theo từng trường hợp Chi cục trưởng quyết định cho phù hợp với thời gian tham vấn quy định tại quyết định này và phù hợp với việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu cho việc tham vấn.

Công chức được phân công tham vấn phải nghiên cứu kỹ hồ sơ cần tham vấn, chuẩn bị sẵn các câu hỏi làm rõ nghi ngờ, chuẩn bị các thông tin giá đã có được khi nghi ngờ và bác bỏ trị giá khai báo và đặc biệt cần đặt ra phương án khi bác bỏ trị giá khai báo thì sẽ áp dụng  xác định trị giá theo phương pháp nào để xác định lại giá tính thuế.

* Chuẩn bị hồ sơ cho việc tham vấn:

Lập hồ sơ tham vấn riêng cho mỗi lô hàng và được lưu cùng hồ sơ nhập khẩu. Trong đó lưu toàn bộ hồ sơ văn bản có liên quan đến việc tham vấn của lô hàng.

* Chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan:

- Chuẩn bị các tài liệu, số liệu có liên quan đến giá mặt hàng nhập khẩu cần tham vấn, tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Giá các lô hàng giống hệt, tương tự được xuất khẩu đến Việt nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày (theo lịch) trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng cần tham vấn, trong hệ thống dữ liệu GTT22.

- Tình hình thị trường trong và ngoài nước của mặt hàng đang được tham vấn trong thời gian gần với thời gian nhập khẩu của lô hàng tham vấn, giá bán trên thị trường nội địa (giá bán buôn, giá bán lẻ...), tình hình tiêu thụ mặt hàng cần tham vấn.

- Thu thập, chuẩn bị các thông tin, tài liệu liên quan khác: Trên mạng Internet, các tạp chí giá cả trong nước và quốc tế, các thông tin thị trường nội địa ... Các thông tin này nếu có cần được in ra giấy để lưu cùng hồ sơ tham vấn. Ngoài ra, cần thu thập thông tin về nhân thân Doanh nghiệp đang được tham vấn để phục vụ tham vấn.

Ngoài các yếu tố nêu trên, để đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả của việc tham vấn thì cần phải nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan trực tiếp đến tờ khai cần tham vấn: Các mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, trị giá lớn dễ xảy ra gian lận giá; các doanh nghiệp trọng điểm thường hay vi phạm; hàng hóa có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có khả năng rủi ro cao; tính chất thời vụ hay tiến bộ kỹ thuật của công nghệ sản xuất sản phẩm hàng hoá; tình hình biến động chung của giá cả thị trường quốc tế ...

* Chuẩn bị các câu hỏi đối với từng lô hàng cụ thể: Cần xác định được cụ thể những nghi vấn ảnh hưởng tới trị giá khai báo để chuẩn bị câu hỏi. Tùy thuộc vào từng trường hợp tham vấn nội dung câu hỏi cần làm rõ được một số nội dung cơ bản sau: Về mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, về khách hàng của doanh nghiệp, cách thức ký hợp đồng, các vấn đề về ký hợp đồng liên quan đến giá cả, các vấn đề về thanh toán, các chi tiết về hàng hóa, các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu...

Bước 3: thực hiện việc tham vấn:

- Công chức thực hiện tham vấn phải có tác phong thái độ lịch sự, hòa nhã, cần giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc tham vấn để có sự cộng tác thật sự với cơ quan Hải quan trong việc làm minh bạch trị giá khai báo. Việc giải thích này cần nêu rõ ích lợi của việc tham vấn nhằm chống gian lận qua giá như chống thất thu cho ngân sách, tạo bình đẳng cho Doanh nghiệp; Thông báo cho doanh nghiệp biết trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan khi thực hiện tham vấn, đồng thời thông báo xử lý theo pháp luật nếu phát hiện Doanh nghiệp cố tình gian lận trốn thuế (thông qua công tác kiểm ra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, sự phối hợp điều tra của Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước liên quan hoặc bị các lực lượng chức năng khác điều tra phát hiện...).

- Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của Doanh nghiệp, không nên áp đặt cho Doanh nghiệp, chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của Doanh nghiệp (câu trả lời, hồ sơ nhập khẩu và với các thông tin sẵn có của cơ quan Hải quan đã được kiểm chứng). Cần chỉ ra các bất hợp lý trong trị giá khai báo của lô hàng so với các lô hàng giống hệt, tương tự khác hoặc với các thông tin thị trường về giá cả trong và ngoài nước. Chỉ ra các bất hợp lý trong trị giá khai báo nhập khẩu so với các chi phí nguyên vật liệu cơ bản nhập khẩu cấu thành nên sản phẩm...

Lưu ý: Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp.

- Kết thúc quá trình tham vấn phải lập biên bản ghi nhận các nội dung tham vấn, trích dẫn các văn bản pháp quy, căn cứ cơ sở bác bỏ hay chấp nhận trị giá khai báo, ý kiến cơ quan hải quan bác bỏ hay chấp nhận trị giá khai báo. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của hai bên.

- Báo cáo Chi cục trưởng kết quả tham vấn và đề xuất phương án xử lý sau tham vấn.

Bước 4: xử lý kết quả tham vấn:

a) Các trường hợp không chấp nhận trị giá khai báo:

* Cơ quan hải quan không chấp nhận trị giá khai báo theo một trong những lý do cụ thể sau đây:

- Quá thời gian yêu cầu tham vấn mà người khai hải quan từ chối không tham vấn, không giải trình, cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xem xét trị giá khai báo.

- Người khai hải quan không trả lời được những nội dung tham vấn, không giải trình được về tính trung thực chính xác của trị giá khai báo theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

- Nội dung trả lời của người khai Hải quan mâu thuẫn với hồ sơ Hải quan.

- Người khai Hải quan không khai báo hoặc khai báo sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, các khoản điều chỉnh quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính.

- Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp, hợp lệ.

- Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu xác định giá hàng khai báo không đúng với thực tế mua bán.

- Thông tin cơ quan Hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch là không trung thực.

* Đối với trường hợp không chấp nhận trị giá khai báo, thì đề xuất việc xác định trị giá tính thuế, việc xác định trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại bước 3 điểm 2 mục II văn bản này.

Khi có phê duyệt của Chi cục trưởng về xử lý kết quả sau khi tham vấn thì thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết việc không chấp nhận trị giá khai báo (có nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận trị giá khai báo) và thông báo kết quả xác định trị giá tính thuế cho người khai hải quan để thực hiện. Thông báo theo mẫu số 2 đính kèm quy trình này.

Thời gian xác định trị giá tính thuế và thông báo cho người khai hải quan chậm nhất là 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ký biên bản tham vấn.

b) Chấp nhận trị giá khai báo:

Trị giá khai báo được chấp nhận nếu người khai hải quan đưa ra căn cứ giải trình được về tính trung thực, chính xác của trị giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Trường hợp chấp nhận trị giá khai báo, sau khi có phê duyệt của Chi cục trưởng thì thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết việc chấp nhận trị giá khai báo nếu người khai hải quan có yêu cầu.

c) Sau khi tham vấn cơ quan hải quan không bác bỏ được trị giá khai báo theo một trong các trường hợp nêu tại mục a nêu trên mà vẫn còn cơ sở nghi ngờ trị giá khai báo thì công chức trình Chi cục trưởng chuyển đầy đủ thông tin nghi ngờ, căn cứ nghi ngờ của lô hàng có nghi vấn đến bộ phận kiểm tra sau thông quan để có kế hoạch xem xét tiếp. Sau khi có ý kiến của Chi cục trưởng thì thực hiện việc chuyển theo mẫu 3 đính kèm quy trình này.

d) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ Hải quan của chính lô hàng đó.

IV. Mối liên hệ nghiệp vụ trị giá và kiểm tra sau thông quan:

Các Cục Hải quan cần quy định việc phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận trị giá và kiểm tra sau thông quan trong mục tiêu ngăn ngừa và chống gian lận thương mại qua giá.

Các trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo cần chuyển sang bộ phận kiểm tra sau thông quan, bộ phận giá phải lập hồ sơ có kèm theo đầy đủ các tài liệu chứng từ đã tập hợp được và nêu rõ các dấu hiệu nghi ngờ để bộ phận kiểm tra sau thông quan có cơ sở tiếp tục xử lý.

Khi nhận được hồ sơ do bộ phận giá chuyển sang, bộ phận kiểm tra sau thông quan phải phân tích hồ sơ để tiến hành kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định về kiểm tra sau thông quan và sau khi có kết luận phải thông báo cho bộ phận trị giá kết quả kiểm tra sau thông quan để cập nhật dữ liệu giá sử dụng chung trong toàn ngành.

V. Tổ chức thực hiện:

- Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng để chỉ đạo triển khai nghiêm túc, triệt để các nội dung trên đây nhằm hạn chế các hiện tượng gian lận thương mại qua giá.

- Căn cứ các quy định trên đây, Cục Hải quan các địa phương tuỳ theo đặc điểm tình hình đơn vị để có hướng dẫn chi tiết các thao tác nghiệp vụ và thời gian báo cáo trong nội bộ đơn vị phù hợp với quy định của Tổng cục.

- Trong quá trình thực hiện văn bản này nếu có vướng mắc đề nghị Cục Hải quan địa phương báo cáo kịp thời về Tổng cục xem xét xử lý.

 

 

 

 

Mẫu 1: Thông báo tham vấn

 

CỤC HẢI QUAN ......

CHI CỤC

Số ......

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - hạnh phúc

......., ngày ... tháng ... năm ...

 

 

THÔNG BÁO

V/v: Tham vấn trị giá tính thuế

 

- Căn cứ Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Căn cứ Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Trên cơ sở kiểm tra trị giá khai báo của người nhập khẩu,

 

CHI CỤC HẢI QUAN ....                                                 THÔNG BÁO ĐẾN:

Người nhập khẩu:

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Số FAX:

Nhập khẩu mặt hàng:

Theo tờ khai nhập khẩu số........    ngày ..... tại.......

Đến cơ quan hải quan để thực hiện việc tham vấn về trị giá tính thuế đã kê khai (Giải trình và cung cấp những chứng từ tài liệu có liên quan chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá tính thuế đã kê khai.).

Địa điểm tham vấn .....

Thời gian tham vấn.....

Hồ sơ cần chuẩn bị để tham vấn: (ghi những chứng từ cần thiết để cơ quan hải quan xem xét những vấn đề có nghi vấn đối với từng trường hợp cụ thể).

Đề nghị Doanh nghiệp cử người có thẩm quyền hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền đến tham vấn theo đúng thời gian quy định.

 

Trân trọng cảm ơn!

 

                                                                                                            Chi Cục trưởng

(ký và đóng dấu)

Nơi gửi:

- Như trên.

- Lưu ...

 

 

 

Mẫu 2: Thông báo kết quả xác định trị giá tính thuế

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan......

Chi cục Hải quan........

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

---------------------------

Số: ....                 

......, ngày          tháng      năm

 

THÔNG BÁO

V/v: Xác định lại trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

Kính gửi: Công ty (ghi tên người nhập khẩu và mã số thuế) ......

 

- Căn cứ Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Căn cứ Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế tại tờ khai....

Trên cơ sở kết quả tham vấn tại biên bản......(ghi đối với trường hợp có tham vấn)

 

Chi cục .....................thông báo:

1. Không chấp nhận trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu tại tờ khai số ...... ngày .... tại ........... như sau:

 

Stt

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Trị giá

khai báo

Lý do không chấp nhận

trị giá khai báo

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại tờ khai số ...... ngày .... tại ..... như sau:

 

 

Stt

 

Mã số

 

Tên hàng

 

ĐVT

Trị giá

khai báo

TGTT

Hải quan

xác định

Căn cứ và Phương pháp xác đinh trị giá tính thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Căn cứ kết quả xác định trị giá tính thuế tại điểm 2:

Tổng số thuế Doanh nghiệp phải nộp bổ sung:......(tính cụ thể số thuế phải nộp bổ sung đối với từng mặt hàng và tổng số thuế phải nộp bổ sung).

Thời hạn nộp số thuế bổ sung: ........

Chi cục Hải quan ........ thông báo để Quý Doanh nghiệp biết và thực hiện.

 

                                                                                                            Chi cục trưởng

Nơi gửi                                                                                                 (ký tên và đóng dấu)

- Như trên

- Cục hải quan...(để báo cáo)

- Lưu hồ sơ nhập khẩu

- Lưu ...

 

 

 

Mẫu 3: Phiếu chuyển nghiệp vụ cho phòng kiểm tra sau thông quan

 

Cục Hải quan.......

Chi cục..............

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

Số: ....                 

......, ngày          tháng      năm

 

PHIẾU CHUYỂN NGHIỆP VỤ

 

Kính gửi: Phòng Kiểm tra sau thông quan

 

Tóm tắt vụ việc:

 

 

 

Tên đơn vị nhập khẩu:

Tờ khai nhập khẩu:

Tên hàng hoá nhập khẩu:

 

 

 

Các nghi vấn:

 

 

Kết quả tham vấn(nếu có, gửi kèm theo Biên ban tham vấn):

 

 

Các thông tin có sẵn tại cơ quan Hải quan liên quan đến hồ sơ nhập khẩu:

 

 

 

Đề nghị nghiên cứu làm rõ các vấn đề đã nêu trên.

 

 

Kết quả kiểm tra nếu có sự khác biệt giữa giá khai báo và giá nhập khẩu sau khi kiểm tra đề nghị thông báo kết quả cho bộ phận giá để cập nhật vào hệ thống dữ liệu giá.

 

                                                                                                            Chi cục trưởng            

Nơi gửi:                                                                                                (ký tên và đóng dấu)

- Như trên.

- Phòng giá hoặc phòng Nghiệp vụ của Cục.

- Lưu ...

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 640/QD-TCHQ

Hanoi, April 03, 2006

 

DECISION

ON PROMULGATING PROCEDURES ON VERIFICATION AND DETERMINATION OF TAXABLE VALUE FOR IMPORT, EXPORT GOODS

HEAD OF CUSTOMS GENERAL DEPARTMENT

Pursuant to Law on Customs No. 29/2001/QH10 dated June, 2001 and Law on Amending to and Supplementing of number of Articles of Law on Customs No. 42/2005QH11 date June 14, 2005;

Pursuant to Decree No. 96/2002/ND-CP dated November 19, 2002 of the Government on Functions, Duties, Powers and Structural Organization of the Customs General Department;

Pursuant to Decree No. 155/2005/ND-CP dated December 15, 2005 of the Government 15, 2005 on determination of customary value for import, export goods;

Pursuant to Circular No. 113/2005/TT-BTC dated December 15, 2005 of the Ministry of Finance Providing guidelines on the Implementation of Import, Export Taxes;

At the recommendations of the Chief of Import, Export Taxes Collection Agency.

DECIDES

Article 1. To promulgate in conjunction with this Decision a procedures on verification and determination of taxable value of import and export goods.

Article 2. This Decision shall take its effect 15 days following the date the same is execute and have its validity of replacement of Decision No. 733/TCHQ/QD/KTTT dated July 19, 2004 of the Head of Customs General Department; Decision No. 1361/TCHQ/QD/KTTT dated November 25, 2004 of the Head of Customs General Department; other previous implementing instruments of the Customs General Department regarding the consultation of taxable value.

Article 3. The heads of agency under the management of Customs General Department; Head of Customs Department at the provinces, cities shall be responsible for the implementation hereof.

 

 

ON BEHALF OF THE HEAD DEPUTY HEAD





Dang Thi Binh An

 

PROCEDURES ON

VERIFICATION AND DETERMINATION OF TAXABLE VALUE FOR IMPORT, EXPORT GOODS
(Promulgated in conjunction of Decision No. 640 /QD-TCHQ of the Customs General Department dated April 3, 2006)

I/ GENERAL PROVISIONS:

This procedures provide guidelines for stages of verification of declared taxable value and consulting of taxable value, allocation of assignment and duties of each departments in relation to verifications and determination of taxable value.

1/ Verification of declarations of taxable value is aim at legal compliance in declaring of taxable value of the declarer and to ensure a proper and full collection of tax for the State Treasury.

2/ Principle for verification and determination of taxable value: To comply with provisions on verification, determination of taxable value provided in Decree 155/2005/ND-CP of the Government dated December 15, 2005 on verification and determination of import, export goods; Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005 providing guidelines for implementation of import, export taxes; other legal instruments on taxable value.

3/ Responsibilities of Customs Department of Provinces and Cities:

- To give instructions and be responsible for supervision of verification and determination of taxable value, settlement of appeals on taxable value, and ensure unanimous performance of the determination of taxable value at such department. To regularly and timely inspect, enhance and correct the activities of verifications and determinations of taxable values at the department.

- To assign its officers to directly assist sub-department in is verification, consultation and determination taxable value for essential shipments.

- To implement the exploitation and update to taxable value data program (GTT22) information on taxable value of goods in accordance with GTT22’s criteria. To assign its officer to inspect and supervise taxable value in accordance with the heading, groups so that they can set up special team for taxable value of each goods line.

- To regularly implement the verification of pricing data of GTT22 net, and timely discover doubtfull prices for proper settlement.

Basing upon the results of pricing verification results, analysis of status and capability of pricing fraud, from time to time to introduce list of essential goods that may be subject to trade fraud in term of prices and report to the general department for prcing management through a system of risk management.

- To manage the update and exploiation of taxable value data system, transfer of data to the upper level and sharing data to subjected levels, timely provide information on taxable price for the verification of value through out the unit.

4/ Responsibilities of sub-departments: To implement the declaration of taxable value of customs declareres, to carry out taxable value consultation for cases the are required to be consulted and to determine taxable value for cases laid under customs authority as provided by the prevaling laws.

II/ PROCEDURES FOR VERIFICATION AND DETERMINATION OF TAXABLE VALUE:

1/ For dossier of green line:

The verification of taxable value must be conducted by the customs departments following the customs clearance of goods of green line.

Subject to shipment documents and basing upon the prevailing regulations on verification and determination of taxable value and contents that shall pay attentions to during the verification as set out at item 2.1, stage 1 Point 2 below, the customs officers shall verify the legal compliance with respect to the determination of taxable value of the declarer, re-inspect the declared value on the available information at the customs department.

Verification at the department. The duration for the verification shall be exended to the collection and completion of documents as provided by the laws.

Results of Inspection:

1.1/ Where there is no breach to the prevailing regulations on determination of taxable value or doubtfullness on violation or declared value, the documents shall be transfered to the next stages ofthe current progress.

1.2/ Where there are breaches to prevailing regulations on determination of taxable value, the officer shall report to the Head of Department to reject the declared information and re-calculate taxable value in line with stages 3 of this item 2. The results thereof must be updated to the GTT22 program.

1.3/ In cases the verification shows that there may be certain threanten of violation of taxablu value (as provided at Item 2 Section III below), the officer shall report to the Head of Dpeartment all doubtfullness and bases thereof for the purposes of verification after the clearance. Following the agreement of the Head of Department to transfer the case to department responsible for verification after clearance, such transfer must be make in accordance with form 3 attached herewith.

2/ For Dossier of yellow and red lines:

Stages 1: Verification on details of taxable value declaration:

2.1/ Scope of verification:

Subject to the dossier and regulations on taxable value, the officer shall conduct a detailed verification of declarer’s compliance with prevailing regulations on determination of taxable value basing upon available at the customs office. The verification shall be performed at the customs office during the clearance. Certain essential issues are comprised of:

a/ For cases declarers determine taxable value by way of transaction value, followings issues must be verified:

- Conditions of application: to reconcile these issues to provisions of Circular 113/2005 of the Ministry of Finance dated 15, 2005 in order to verify commercial contract and import dossier. For cases where special relation is declared, verification of effectiveness of such special relations to transaction value must be conducted prior to a rejection of transaction value, such verification may be performed by comparing declared value to information available at the customs office.

- Uniformity of commercial invoice and supported documents ( contract, purchase order, insurance policy, etc.)

- Uniformity of adjustments made under provisions of Section VII Schedule 1 of Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 15, 2005 to relevant documents.

b/ For cases declarers determine taxable value by way of transaction value of similar or identical goods, following issues must be verified:

- Reconciliation of number of declaration of identical or similar goods to data stored at customs office.

- Whether actual import goods (as stated on the dossier, a physical inspection may be conducted subject to the Head’s decision) and sample goods are satisfied requirements applicable for identical or similar goods.

- Whether the applied method for determination of taxable value of identical or similar goods is transaction value.

- Condition on schedule for export of the shipments.

- Unit price adjustments: where there is no suitable supporting document for unit price adjustment, declared value shall not be accepted.

c/ For cases declarers determine taxable value by way of deduction method, following issues must be verified:

- Whether actual import goods (as stated on the dossier, physical inspection may be conducted in accordance with the Head’s decision) and sample goods are satisfied all requirements applicable for identical or similar goods.

- Legality and appropriation of invoices, transportation documents, insurance for matters arising in domestic market.

- Applied unit prices.

- Suitability of deducted expenses to the prevailing accounting regulations.

- Sale duration after the import.

- Whether relationship between the imported and purchaser affect the re-sale prices?

d/ For cases declarers determine the taxable value by way of computing value, following issues must be verified:

- suitability between original documents and submitted copies (certified true copy).

- suitability between producer’s explanation, supporting documents of cost of production directly related to production of imported goods, general expenses and interest, transportation fee, insurance, and invoices of producers.

e/ For cases declarers determine taxable value by way of reasoning, following issues must be verified:

- suitability between applicable method and principles provided in Decree No. 155/2005/ND-CP and Circular No. 113/2005/TT-BTC.

- Accuracy, objectiveness of supporting documents and data used for determination of taxable value.

2.2/ Dealing with verification results:

a/ Should the verification do not reveal any violation of prevailing rules and provisions concerning the determination of taxable value and there is doubtfulness of declared taxable value, such declared taxable value must be accepted and dossier thereof shall be transferred following stages of applicable procedures.

b/ Should the verification reveal any violation of prevailing rules and principles concerning the determination of taxable value, customs officer shall report to the head of customs department to reject declared taxable value and determined taxable value during the clearance as provided at stage 3 hereof.

c/ Should the verification reveal any doubtfulness of declared taxable value (in accordance with item 2 Section II below), customs officer shall report to the head of customs department such doubtfulness and basis thereof for his decision on consultation for such doubtfulness. Where there is approval on consultation, customs officer shall inform declarers of temporary acceptance of declared taxable value and consultation thereof shall be made so that they can explain and submit further supporting documents for clarification at the latest of 30 days (working days) as from the date of clearance. Noticed information must be expressly provided at item 37 of declaration form.

d/ For e-customs, works of point b and c of item 2.2 shall be carried out as follows: if the verification process must include with determination of taxable value (point b) or with consultation and determination (point c), dossier must be transfer to ex-clearance inspection team under e-customs for its consultation, determination of taxable value in accordance with prevailing procedures for determination of taxable value.

Stage 2: Consultation

Consultation on taxable value shall be conducted in accordance with Section II below.

Stage 3: Determination of taxable value

Taxable value shall be determined by customs department for cases as provided in Stage 1, item 2 hereof.

Taxable value determination shall be conducted in accordance with provisions of Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005 basing upon available information of customs office. Applied bases and method must be expressly noticed.

Customs officer must submit the dossiers for head of customs department approval of results of the determination of taxable value with respect to cases subject to be determined of taxable value, send a notice of the same to declarers for their implementation (form 2 attached hereof), such notice must be filed together with import dossier.

Stage 4: Updating of results to GTT22

All data processed during the clearance must be timely updated to GTT22 program of such declaration.

III/ REGULATIONS ON TAXABLE VALUE CONSULTATION:

1/ Purposes of consultation :

Taxable value consultation is a skills of customary professional process. Consultation aims at determination of truthfullness of declared taxable value as the same may be doubted by the customs and give the declarers a chance to submit further supporting documents for proving of such truthfulness or let them acknowledge the correctness of customs doubts, or their violation during the declarations.

2/ Cases subject to be consulted:

For the purposes of ensuring of efficiency of consultation and keep the entities harmless, consultation shall only be conducted to shipments subject to the two following conditions:

2.1/ Should customs find any doubtfulness concerning truthfulness of any submitted document of declared data concerning the determination of taxable value during the verification of taxable value, but the customs do not have sufficient basis for conclusion of the same;

2.2/ Declared taxable value of import goods is 90% lower than transaction value (which is undoubted and accepted to be taxable value), or value determined by method 2 – 6 applicable for identical or similar goods export on the same date or within 60 days (calendar days) before or after the date the shipment in question is exported available in customs taxable value system (GTT22).

Notes:

- Should there be any identical shipment of the same company owning shipment in question, consultations thereof should be conduct at the same time.

- For shipment that is identical to shipments of the same company which are subject to be consulted previously but declared taxable values thereof have yet be rejected and are undergone with ex-clearance inspection procedures, dossiers and doubtfulness thereof shall be transferred ex-clearance inspection team to monitor together with previous shipments

- For shipment identical to shipments of the same companies which have undergone consultations but yet be rejected due to lack of bases and taxable value thereof have been accepted, no transfer for ex-clearance were made, consultation shall not be made, should there be no new information in comparison with previous shipments,

3/ Mode of consultation and timeline:

3.1/ Consultation must be conducted directly and the customs must request the companies to come for direct consultation.

The customs must request the companies to send their representatives who can make decision and have his knowledge of issues that the customs request to clarify or any person that authorized by the person in charge (these issues must be clearly provided in the invitation).

A written request for clarification may be sent prior to the consultation where the same is so required; however in all case timeline must be complied.

3.2/ Consultation must be conducted within 30 days (working days) after the clearance. Consultation must be conducted at the earliest as the case may be and shall only prolong for 30 days at the maximum for complicated case or for companies that subject to many consultations.

4/ Conducting of Consultation:

Stage 1: Approval and assignment

- Should the officer in charge with dossier verification discover any doubtful issues as provided in item 2 of this section, he shall report to the head of customs department for his approval of consultation.

- For e-customs department, officer in charge with dossier verification discover any doubtful issues as provided in item 2 of this section, he shall input his verification results to the system and transfer the dossier included with the doubtfulness (if any) to ex-clearance inspection team for reporting to the head of customs department for his approval and carrying out following necessary stages of consultation.

- Head of customs department shall approve the initiation of consultation, issues required to e clarified; assignment for consultation must be include with 2 individuals. Head of department shall approve the consultation during the clearance time.

Stage 2: Preparation for Consultation

Officer assigned for consultation must studies the files and submit to the department head for his execution of consultation notice and send the same to declarer requesting for consultation in accordance with form 1 attached hereto. Timetable for consultation shall be decided on case by case basis in accordance with timetable for consultation as provided herein and in conformity with the study and preparation of relevant files.

Officer assigned for consultation must carefully study the files, prepare relevant questions for doubtful issues, pricing data available at the time of discover and at the time of rejection, and especially must recommend method should be apply for re-determination.

* Documentation preparation for consultation:

Documentation shall be prepared separately for each shipment and must be filed together with import dossier. Documents to be filed must include with all files relating to the consultation of such shipment.

* Preparation of relevant file and information:

- Files, data that are related to price of imported goods subject to be consulted and company’s import activities.

- Prices of identical or similar shipments that are exported to Vietnam on the same date or within 60 days (calendar day) before or after the export date of consulted shipment, in GTT22 system.

- Status of onshore and offshore market relating to consulted goods during a period closed to the imported time of consulted shipment, selling prices on domestic market (whole sales, retail sales,...), consumption of consulted goods.

- To collect, prepare other relevant information and files: by searching internet, domestic and international pricing magazines, domestic data, etc. Such information (if any) must be printed out for filing together with the consultation documentation. In addition, information relating to company profile shall also be collected for the purposes of facilitating the consultations.

Apart from the above factors, to ensure the accuracy, objectiveness, and efficiency of the consultation, studies and analysis of information directly related to the declaration: essential goods that are subject to high tax obligations, big value which are easily subject to pricing fraud, regularly breached by big companies; goods that originate from countries, territories containing high risk, or are of seasonal nature or containing technology development factors, common variety of international market, etc

* Questionnaire preparation for particular shipment: Specific doubtful issues affecting declared value must be determined for preparation of questionnaire. On the cases by case basis, questions must focus on clarifying certain following fundamental issues: issues on operation of companies, companies’ clients, mode of contract execution concerning the prices, payments, merchandise characters, sale following the import, etc.

Stage 3: Conducting of consultation:

- Officer conducting the consultation must have his behavior of a politeness and courteousness manner, clearly explain to the declarers their right and obligations in connection with the consultation for their advance co-operation with the customs with regard to the clarification f declared value. Such explanation must provide a benefit of consultation in connection with anti-pricing fraud for the purposes of avoiding losses to the State Treasury, maintaining the fairness among the companies; inform the companies of right and obligations of customs during the consultation, and notice of legal proceedings that may be applicable where the companies intentionally commits tax evasion (through ex-clearance inspection, anti-smuggling, coordinate among Vietnamese customs and customs or other forces of relevant countries, etc.).

- Questioning and listening to companies’ answers, forcing shall be avoided, focusing on question for clarifying doubtful issues and making comparison to discover contradictories between information provided by the companies (answers and import dossier and available information verified by the customs). Unreasonable issues of declared information must be pointed out in comparison with identical or similar shipment or with market information in connection with international and domestic pricing data. Unreasonableness of declared value due to composition of cost of production must also be pointed.

Notes: During the consultation, it is not necessary to introduce all the question or be limited in prepared questions, appropriate measures during the process may be applied as the case may be.

- Minutes of consultation must be made at the end of each consultation, consulted issues, regulations citations, basis for acceptance or rejection, opinion of customs office on acceptance or rejection must be provided. Minutes must includes with parties’ signatures.

- Reporting to department head of consultations results and recommendation on dealing measures.

Stage 4: Dealing with consultation results

a/ Declared value shall not be accepted in the following cases:

* Customs office shall nor accept declared value due to following specific reasons:

- Upon the expiry of consultation time limit, declarers still refuse to join the consultation, do not explain, furnish relevant documents to the customs office for verification of declared value.

- Declarers are unable to respond to consulted issues, or to clarify the truthfulness and accuracy of declared value as requested by the customs.

- Answers by declarers are conflict to the dossier.

- Declarers fail to inform or inaccurately inform of actual price that are paid or obliged to be paid as provided in Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005.

- Information furnished by declarers is verified to be inaccurate, supporting documents are fake or inappropriate or illegal.

- Declarers or their authorized persons acknowledge that declared values are not in line with actual transaction.

- Information collected by the customs through its professional skills reveal declared value is untrue.

* For cases that declared values are not accepted, proposal for determination of taxable value shall be conducted in line with Stage 3 of point 2 section 2 hereof.

Where there is approval of department head on dealing with consultation results, customs office shall inform the declarers of rejection of declared value (together with basis thereof) and newly determined taxable value for their implementation. Notice shall be made in form 2 attached hereto.

Time limit for determination of taxable value and informing to declarers shall be limited at the maximum of 5 days (working days) as from the date the minutes of consultation is signed.

b/ Acceptance of declared value:

Declared value shall be accepted where the declarers can introduce their e on the truthfulness, accuracy of declared value as requested by the customs. In cases where the declared values are accepted, following the department head approval, notice in writing must be sent to the declarers if so requested by the latter.

c/ After the consultation, should the customs cannot reject declared values in accordance with point (a) as provided above, but there are still certain doubtfulness, customs office shall report to the head of customs department fro transfer all doubtful information and basis thereof to ex-clearance inspection team for next inspection. Transfer shall be made in form 3 attached hereto following the department head’s approval.

d/ All documents, files relate to the consultation must be filed together with dossier of such shipment.

IV/ RELATION BEWTEEN EVALUATING SKILLS AND EX-CLEARANCE INSPECTION:

All customs department must stipulate the coordinate between the evaluation unit and ex-clearance inspection for the purposes of prevention for and fighting with trade fraud through prices.

For cases of doubtfulness on declared values transfered to ex-clearance inspection, evaluation unit must prepare files compsoed of sufficient collected documents and clearly provide all doubtful issues so that the ex-clearance can have their for appropriate action.

Upon receipt of files transfered from evaluation unit, ex-clearance inspection team must analyse the documents to proceed with the ex-clreance inspection in accordance with ex-clearance inspection, conclusion on taxable value must be inform to evaluation unit for the latter update of comon data..

V/ IMPLEMENTATION:

- Head of Customs Department of provinces and cities shall be responsible to Head of General Customs Department in connection with their instruction in strictly implementation of the aforementioned contents to prevent trade fraud through prices.

- Pursuant to the above provisions, local customs department may based upon its conditions to issues particular instruction for performance of professional skills and internal reporting timeline in accordance with the general customs department.

- Local customs departments shall timely inform the general customs department of any struggles during the implementation hereof for its appropriate resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE HEAD
DEPUTY HEAD OF GENERAL CUSTOMS DEPARTMENT




Dang Thi Binh An

 

FORM 1:

NOTICE OF CONSULTATION

Customs Department of ……

Sub- Department of ...............

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. ......

[date]

 

NOTICE

Re: Taxable Value Consultation

- Pursuant to Decree No. 155/2005/ND-CP of the Government dated December 15, 2005 on determination of taxable value for import, export goods;

- Pursuant to Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005 providing guidelines for implementation of import, export tax;

- Basing upon the verification of declared taxable value of declarer

Sub-Customs Department of ............................................. hereby notices

Declarers:

Tax I.D.:

Address:

Phones:

FAX:

Imported goods:

Pursuant to declaration no. …….. dated ….. at …….

To present at customs office for consultation of declared taxable value (explanation and furnishing of relevant documents to prove the truthfulness and accuracy of declared value).

Location of consultation …..

Time of Consultation …..

Documents Required for Consultation: (documents required by the customs for clarifying of each particular doubtful issues).

It is hereby request the your company to assign its duly representative to join the above consultation timely.

Respectfully!

 Recipients:

- As stated.

- Filling …

Head of Sub Department
(signature and sealing)

 

FORM 2

NOTICE ON RE-DETERMINATION OF TAXABLE VALUE

General Customs Department

Customs Department of ……

Sub Customs Department of ……..

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. : ….

……, [date]

 

NOTICE

Re: Re-determination of Taxable Value for imported goods

To: (Name of Declarers and its tax I.D.)

Pursuant to Decree No. 155/2005/ND-CP of the Government dated December 15, 2005 on determination of taxable value for import, export goods;

Pursuant to Circular No. 113/2005/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 15, 2005 providing guidelines for implementation of import, export tax;

Pursuant to the results of verification and determination of taxable value at declaration no. .................;

Basing upon consultation results as set forth in minutes ............. (for cases of consultation)

Sub customs department of ............................................................. hereby notices:

1/ Not to accept declared value of import shipment as stated in declaration no. ............. dated ............................ at ................. as follows:

Ord. No.

Code

Goods

Unit

Declared Value

Basis of Rejection

 

 

 

 

 

 

 

2/ results of re-determination of taxable value of imported goods as stated in declaration no. ................. dated..................... at ............................ as follows:

Ord. No.

Code

Goods

Unit

Declared Value

Re-determined Value

Basis and Calculation Method

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ Basing upon taxable value determined at point 2:

Total additional taxable amount that your company is required to pay is:……(to be stated in particular for each type of goods and in total amount )

Deadline for additional payment:……..

Sub Customs Department of ......................... hereby advise your company for your information and timely implementation.

 

Recipients:

- As stated

- Customs Department…(for report)

- Filing to import dossier

- Filing …

Head of Sub Department
(signature and sealing)

 

FORM 3:

TRANSFER NOTE TO EX-CLEARANCE INSPECTION TEAM

Customs Department of ……

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Sub- Department of ...............

Independence – Freedom - Happiness

 

TRANSFER NOTE

To: Ex-clearance Inspection Team

Case brief:

Name of Importer:

Declaration No.:

Imported Goods:

Doubtful Issues:

Consultation results (minutes attached, if any):

Available information relating to import dossier:

It is requested to clarify the aforementioned issues.

Should the inspection reveal any differences between declared value and imported value, please kindly inform the same to evaluation for update of pricing data system.

 

Recipients:

- As stated.

- Evaluation unit.

- Filing …

Head of Sub Department
(signature and sealing)

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 640/QD-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe