Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa quy định xử phạt VPHC trong quản lý giá, phí, lệ phí

thuộc tính Nghị định 49/2016/NĐ-CP

Nghị định 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2016/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:27/05/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng, phạt đến 1,5 triệu

Theo Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, từ ngày 01/08/2016, mức phạt đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản sẽ giảm từ  02 - 04 triệu đồng xuống còn từ 500.000 đồng - 1,5 triệu đồng.
Cũng từ ngày 01/08/2016, tổ chức, doanh nghiệp đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp đó không đủ điều kiện đặt in hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng; đồng thời buộc phải hủy các hóa đơn đã đặt in không đúng quy định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung mức phạt đối với hành vi làm mất chứng từ thu phí, lệ phí. Cụ thể, mức phạt tiền đối với hành vi làm mất mỗi số của chứng từ thu phí, lệ phí có mệnh giá ít nhất là 50.000 đồng, tối đa bằng mệnh giá in trên chứng từ thu phí, lệ phí. Trường hợp gian lận, trốn nộp phí, lệ phí, mức phạt tiền bằng từ 01 - 03 lần số tiền gian lận, trốn nộp, tối đa là 50 triệu đồng.
Đặc biệt, từ ngày 01/08/2016, cá nhân không thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh tăng/giảm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải thông báo giá; áp dụng mức giá kê khai, đăng ký không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng. Trường hợp không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; không kê khai giá đúng thời hạn theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, mức phạt tiền dao động từ 05 - 10 triệu đồng.
Với hành vi không đăng ký giá, mức phạt tiền dao động từ 10 - 30 triệu đồng, tùy thuộc số lượng hàng hóa, dịch vụ không đăng ký giá. Trong đó, mức phạt tiền cao nhất, từ 25 - 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016.

Từ ngày 05/12/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định49/2016/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 49/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2013/NĐ-CP

 NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh Phílệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
nhayCác quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá quy định tại Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được thay thế bởi Điều 31 Nghị định số 87/2024/NĐ-CP.nhay
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm dđ Khoản 1 Điều 3 như sau:
“d) Tước có thời hạn Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn;
đ) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng, hạch toán và kết chuyển không đúng Quỹ bình ổn giá; nộp ngân sách nhà nước số tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra; dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định; buộc thực hiện kê khai hoặc đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định; tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm; hủy kết quả thẩm định giá tại chứng thư thẩm định giá; báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; thu hồi và không công nhận các chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia học; hoàn trả tiền phí, lệ phí cho người nộp; hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6, Khoản 7Khoản 8 Điều 5 như sau:
“6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
c) Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về mức giá Điều chỉnh tăng hoặc giảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp phải thực hiện thông báo giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Áp dụng mức giá kê khai, đăng ký không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về giá kể từ ngày thực hiện kê khai giá, đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không kê khai giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
6. Đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trở lên;
d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai hoặc đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này”.
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Hành vi đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.
7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2Khoản 5 Điều 15 như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi chậm cung cấp báo cáo định kỳ, số liệu, tài liệu so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 15 ngày làm việc; cung cấp không chính xác thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 12.000.000 đối với một trong các hành vi sau:
a) Chậm cung cấp báo cáo định kỳ, số liệu, tài liệu so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quá thời hạn 15 ngày làm việc;
b) Chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quá 10 ngày làm việc về số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh”.
8. Bổ sung Điều 15a như sau:
“Điều 15a. Hành vi vi phạm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về giá, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không cung cấp và cập nhật thông tin về giá; cung cấp và cập nhật thông tin về giá không thường xuyên theo quy định; cung cấp và cập nhật thông tin sai lệch vào Cơ sở dữ liệu về giá, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Sử dụng dữ liệu về giá trong Cơ sở dữ liệu về giá, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá không đúng với Mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi truy cập, xâm nhập hoặc tìm cách truy cập, xâm nhập để phá hoại, làm thay đổi dữ liệu và cấu trúc chương trình phần mềm trong Cơ sở dữ liệu về giá, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá”.
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 18 như sau:
“11. Đối với hành vi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Hành vi vi phạm đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
a) Không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học;
b) Tổ chức một lớp học quá 70 học viên;
c) Thực hiện không đúng việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo về nội dung, chương trình, thời lượng tối thiểu của khóa học, lớp học theo quy định;
b) Không thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học theo quy định.
c) Không báo cáo kết quả tổ chức khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ, tài liệu theo quy định sau khi kết thúc khóa học, lớp học;
d) Không báo cáo một năm tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Bố trí giảng viên không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định;
e) Biên soạn và sử dụng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng không đúng so với quy định;
g) Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập không đúng so với quy định;
h) Cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận không đúng so với mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài chính;
i) Lưu trữ hồ sơ liên quan đến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng không đầy đủ, không đúng thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
a) Cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho học viên không đạt yêu cầu khóa học, lớp học theo quy định của pháp luật về thời gian học và kết quả kiểm tra;
b) Cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho những người thực tế không tham gia học.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
a) Mở khóa học, lớp học khi không đủ Điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Mở khóa học, lớp học khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Mở khóa học, lớp học khi không có tên trong danh sách các đơn vị được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian từ 06 tháng đến 09 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c và d Khoản 2 Điều này.
b) Buộc cấp lại chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia học đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi và không công nhận chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Buộc thu hồi và không công nhận chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời buộc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia học đối với hành vi vi phạm quy định Khoản 4 Điều này”.
11. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 6Khoản 7 Điều 42 như sau:
“2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Hành vi vi phạm quy định công khai chế độ thu phí, lệ phí
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
1. Không công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định;
2. Niêm yết hoặc thông báo không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người nộp phí, lệ phí”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về mức phí, lệ phí
1. Đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người nộp phí, lệ phí để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền này vào ngân sách nhà nước”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Hành vi làm mất, cho, bán chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm mất liên của mỗi số chứng từ không có mệnh giá, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ không có mệnh giá, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho người nộp tiền của mỗi số chứng từ không có mệnh giá chưa sử dụng;
4. Đối với hành vi làm mất mỗi số của chứng từ thu phí, lệ phí có mệnh giá thì mức phạt tiền tối đa bằng mệnh giá in trên chứng từ thu phí, lệ phí. Số tiền phạt tối thiểu đối với hành vi làm chứng từ thu phí, lệ phí có mệnh giá là 50.000 đồng.
5. Trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 5.000.000 đồng trở lên.
6. Trường hợp cho, bán chứng từ chưa sử dụng thì xử phạt theo mức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1Khoản 6 Điều 34 như sau:
“1a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản;
1b. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ Điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1b, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này”.
2. Bổ sung Khoản 1a vào Điều 37 như sau:
“1a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
b) Sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành)”.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 37 như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
c) Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới”.
4. Bổ sung Điểm g vào Khoản 3 Điều 38 như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời Điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
g) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền”.
5. Bãi bỏ Điểm a Khoản 4 Điều 38.
6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 39 như sau:
“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền”.
7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1; bổ sung Khoản 4 vào Điều 40 như sau:
“1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 Điều này phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định”.
8. Bổ sung Khoản 5a vào Điều 44 như sau:
“5a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này”.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí và hóa đơn không nêu tại Nghị định này thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013.
3. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm về giá, phí, lệ phí và hóa đơn đã xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định tại Nghị định này mà áp dụng quy định xử lý vi phạm tại thời Điểm xảy ra hành vi vi phạm đó.
Trường hợp mức xử phạt đối với cùng một hành vi quy định tại Nghị định này nhẹ hơn mức xử phạt quy định tại các Nghị định trước thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định này, kể cả trường hợp xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đã bị lập biên bản, nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý hoặc đã ra quyết định xử lý nhưng đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại thì xem xét, ra quyết định theo mức xử phạt quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành ph
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các
y ban của Quc hội;
- Văn phòng Qu
c hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi m
i và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguy
n Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 49/2016/ND-CP datedMay 27, 2016 of the Governmenton amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013 on penalties for administrative violations against regulations on management of prices, fees, charges and invoices

Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Actions against administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on tax administration dated November 29, 2006, and the Law dated November 20, 2012 on the amendments to the law on tax administration;

Pursuant to the Pricing Law dated June 20, 2012;

Pursuant to the Ordinance on fees and charges dated August 28, 2001;

At the request of Minister of Finance;

The Government promulgates a Decree onamending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013 on penalties for administrative violations against regulations on management of prices, fees, charges and invoices

Article 1. To amend and supplement Articles on penalties for administrative violations against regulations on price management

1.To amend Point d and Point dd Clause 1 Article 3 as follows:

“d) Dispossession of the valuation officer’s practicing card; suspension of the provision of valuation services for a definite term; suspension of the training in valuation techniques for a definite term; suspension of the right to print invoices or the right to create electronic invoices; suspension of invoice printing;

dd) Compulsory remittance of the money earned from the improper establishment, use, accounting and carry forward to the Price stabilization fund to the Price stabilization fund; remittance of the money earned from the violations to government budget; return of the difference between the selling price and the prescribed price and all expenses arisen during the commitment of violations; termination of the application of selling prices or service prices prescribed by entities; compulsory declaration or registration of current prices as regulated; destruction or confiscation of materials that contain false information; invalidation of results specified in the valuation certificate; submission of reports to Ministry of Finance on training contents in valuation techniques; revocation and invalidation of certificates of training in valuation techniques; reimbursement of training expenses to learners; return of fees and charges to payers; destruction of invoices; implementation of procedures for invoice issuance as regulated".

2.To amend Clause 6, Clause 7 and Clause 8 Article 5 as follows:

“6. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the establishment, use, carry forward or accounting of the Price stabilization fund in violation of the pricing law.

7.“7. A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for failure to carry forward or establish the Price stabilization fund.

8.8. Remedial measures:

a) Compulsory remittance of the entire amount of money earned from the use, carry forward or accounting of the Price stabilization fund in improper manner as regulated in Clause 6 of this Article to the Price stabilization fund;

b) Compulsory remittance of the entire amount of money earned from the improper establishment or failure to establish the Price stabilization fund and interests accrued from the balance of the Price stabilization fund (if any) as regulated in Clause 6 and Clause 7 of this Article;

c) Properly do accounting of the Price stabilization fund for violations prescribed in Clause 7 of this Article”.

3.To amend Article 8 as follows:

“Article 8. Failure to adhere to the prices decided by competent authorities or persons

1.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for sale of goods or provision of services at prices other than those decided by competent authorities or persons, except for violations specified in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

2.A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for sale of goods or provision of services at prices other than those decided by the People s Committees of central-affiliated cities or provinces.

3.A fine of from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for sale of goods or provision of services at prices that are not consistent with specific prices, or are not in the price bracket, or are above the maximum price, or are below the minimum price decided by the Minister or the Head of the ministerial-level agency.

4.A fine of from VND 30,000,000 to VND 35,000,000 shall be imposed for sale of goods or provision of services at prices that are not consistent with specific prices, or are not in the price bracket, or are above the maximum price, or are below the minimum price decided by the Government or the Prime Minister.

5.Remedial measures: Compulsory return of the difference between the selling price and the regulated price to customers, together with all expenses that arise during the commitment of violations as prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article. Such difference shall be transferred to government budget if it is difficult or unable to identify the buyers”.

4.To amend Article 11 as follows:

“Article 11. Violations against regulations on price declaration and registration

1.A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failure to submit a lawful price declaration form after the competent state agency in charge of reception of price declaration form gives a warning or request for re-submission of another lawful price declaration form.

2.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to give a written notice of increased or decreased prices to competent state agencies in cases where the notice of prices must be performed as regulated by the pricing law;

b) Failure to apply the declared or registered prices with the period as regulated by the pricing law from the date on which the price registration or declaration is carried out at the competent state agencies.

3.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to submit the price declaration form within the regulated period specified in the written request of competent state agency;

b) Failure to carry out the declaration of price decreases in conformity with the decrease of prices of price forming elements at the written request of competent state agency.

4.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to carry out the price registration within the regulated period specified in the written request of competent state agency.

5.Failure to submit price declaration forms to competent state agencies shall be fined as follows:

a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to declare prices of from 01 to 10 items of goods or services whose prices must be declared as regulated;

b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the violation stated in Point a of this Clause if such violation is committed or repeated in multiple times; or failure to declare prices of from 11 to 20 items of goods or services whose prices must be declared as regulated; c) A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violation stated in Point b of this Clause if such violation is committed or repeated in multiple times; or failure to declare prices of 21 items of goods or services whose prices must be declared as regulated or above;

d) A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for failure to declare prices of 21 items of goods or services whose prices must be declared as regulated or above if this violation is committed or repeated in multiple times.

6.Failure to carry out the price registration with competent state agencies shall be fined as follows:

a) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to register prices of from 01 to 10 items of goods or services for which the prices must be registered as regulated;

b) A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violation stated in Point a of this Clause if such violation is committed or repeated in multiple times; or failure to register prices of from 11 to 20 items of goods or services for which the prices must be registered as regulated;

c) A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the violation stated in Point b of this Clause if such violation is committed or repeated in multiple times; or failure to register prices of 21 items of goods or services for which the prices must be registered as regulated, or above;

d) A fine of from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for failure to register prices of 21 items of goods or services for which the prices must be registered as regulated, or above, if this violation is committed or repeated in multiple times.

7.Remedial measures: Compulsory price declaration or registration for current prices as regulated shall be applied to violations specified in Point a Clause 3, Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of this Article”.

5.To amend Clause 1 and Clause 2 Article 12 as follows:

“1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to post prices of goods and services at the locations where price posting is compulsory as regulated by law;

b) Posting prices in an improper way that makes customers confused.

2.A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Any of violations prescribed in Clause 1 of this Article is committed or repeated in multiple times;

b) Failure to post correct prices, or the posted prices are not in the price bracket, or are above the maximum prices, or are below the minimum prices decided by competent state agencies if relevant goods and services are in the list of goods and services priced by the Government”.

6.To amend Article 14 as follows:

“Article 14. Dissemination of false information about the market and prices

1.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for fabricating, spreading, disseminating false information about the market and prices that causes confusion and market instability, except for cases in Clause 2 of this Article.

2.Dissemination of false information about the market and prices that causes confusion and market instability via the mass media such as printed newspapers, talking newspapers, photo newspapers, online newspapers or other publications shall be fined in compliance with the laws on penalties on administrative violations against regulations on journalism and publishing”.

7.To amend Clause 2 and Clause 5 Article 15 as follows:

“2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for late submission of periodical reports at the requests of competent state agencies, which is from 05 to 15 working days behind schedule; or provision of false information about prices of goods and services at the written requests of competent state agencies.

5.A fine of from VND 9,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Late submission of periodical reports at the requests of competent state agencies, which is over 15 working days behind schedule;

b) Late provision of data and documents at the written requests of competent state agencies, which is over 10 working days behind schedule, when the Government carries out the valuation or inspection of the price forming elements of the goods and services”.

8.To supplement Article 15a shall be supplemented as follows:

“Article 15a. Violations against regulations on establishment, retrieval and use of price database and national price database

1.A warning shall be imposed for failure to provide and update price information, or failure to provide and update price information on a regular basis as regulated, or provision and posting of false information on price database or national price database.

2.A fine of from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Any of violations prescribed in Clause 1 of this Article is committed or repeated in multiple times;

b) Use price information retrieved from the price database or the national price database for any purpose other than those permitted by the competent agency in charge of managing such price database.

3.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for illegal access/infiltration or planning for access/infiltration into the price database and the national price database for the purpose of destruction or change of data and structure of software programs thereof”.

9.To amend Clause 11 Article 18 as follows:

“11. With regard to the purchase of professional liability insurance and the establishment of fund for provisions against professional risks:

a) A warning or a fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for failure to set up the fund for provisions against professional risks in conformity with levels regulated by the law;

b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to purchase professional liability insurance and set up the fund for provisions against professional risks at the same time”.

10.To amend Article 21 as follows:

“ Article 21. Violations committed by providers of training courses in valuation

1.A warning or a fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed by the training provider:

a) Failure to submit announcement of organization of training courses/classes, together with documents thereof as regulated, within a regulated period before training courses/classes are organized;

b) Organizing a class of more than 70 learners;

c) Failure to take learners opinions via assessment forms of course’s quality in proper manner as regulated.

2.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed by the training provider:

a) Failure to ensure contents, programs and minimum period of training courses/classes as regulated;

b) Failure to take learners opinions via assessment forms of course’s quality as regulated.

c) Failure to submit reports on results of training courses/classes, together with documents thereof, as regulated upon the completion of such training courses/classes;

d) Failure to submit annual reports on operations of the training provider;

dd) Failure to employ qualified lecturers as regulated;

e) Failure to compile and use training materials/textbooks in compliance with regulations;

g) Failure to adhere to regulations on assessment of learners’ performance;

h) Failure to use correct forms of certificates/qualifications as regulated by Ministry of Finance;

i) Retention of insufficient documents of training activities, or failure to make retention within regulated period.

3.A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed by the training provider:

a) Issuance of certificates/qualifications to learners who do not satisfy requirements on relevant training courses/classes as regulated by the law on training period and learners performance;

b) Issuance of certificates/qualifications to learners who actually do not attend training courses/classes.

4.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed by the training provider:

a) Organizing training courses/classes but failing to meet requirements regulated by Ministry of Finance;

b) Organizing training courses/classes without approval by Ministry of Finance;

c) Organizing training courses/classes although it is not in the list of qualified training providers announced by Ministry of Finance.

5.Additional penalties:

a) Training activities shall be suspended for 01 to 03 months, as of the effective date of decision on imposition of penalty for administrative violation if any of the violations in Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article is committed;

b) Training activities shall be suspended for 03 to 06 months, as of the effective date of decision on imposition of penalty for administrative violation if the violation in Point b Clause 3 of this Article is committed;

c) Training activities shall be suspended for 06 to 09 months, as of the effective date of decision on imposition of penalty for administrative violation if the violation in Point a Clause 4 of this Article is committed.

6.Remedial measures:

a) Submit reports on training activities to Ministry of Finance if any of the violations in Point a Clause 1 and Points c and d Clause 2 of this Article is committed.

b) Re-issue certificates/qualifications to qualified learners if the violation in Point h Clause 2 of this Article is committed;

c) Revoke and annul validity of certificates/qualifications, and transfer earned money to the state budget if any of the violations in Clause 3 of this Article is committed;

d) Revoke and annul validity of certificates/qualifications, and return collected amounts to learners if any of the violations in Clause 4 of this Article is committed”.

11.To amend Clause 2, Clause 6 and Clause 7 of Article 42 as follows:

“2. Chiefs of specialized inspectorates have the power to:

a) Impose a fine of up to VND 200,000,000 upon an organization, or a fine up to VND 105,000,000 upon an individual, who commit violations against regulations on price management as regulated in this Decree and relevant laws;

b) Impose additional penalties and enforce remedial measures as regulated in this Decree.

6.Presidents of the People’s Committees of provinces have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to maximum level upon entities committing violations against regulations on price management as regulated in this Decree and relevant laws;

c) Impose additional penalties and enforce remedial measures as regulated in this Decree.

7.Presidents of the People’s Committees of districts have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000 on an entity committing any of the administrative violations in Article 8, Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 16 and Article 17 of this Decree;

b) Enforce remedial measures mentioned in Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 16 and Article 17 of this Decree and relevant laws.

8.Presidents of the People’s Committees of communes have the power to impose a fine up to VND 5,000,000 if any of the administrative violations in Article 12 of this Decree is committed”.

Article 2. To amend and supplement a number of Articles on penalties for administrative violations against regulations on fees and charges

1.To amendArticle 23 as follows:

“Article 23. Violations against regulations on announcement of collection of fees and charges

A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

1.Failure to announce policies on collection of fees and charges as regulated;

2.Posting or announcing the collection of fees and charges in improper and unclear manner which make payers confused".

2.To amend Article 24 as follows:

“Article 24. Violations against regulations on payment of fees and charges

1.A warning shall be imposed for failure to adhere to notice of payment of fees and charges granted by a competent agency.

2.A fine of from 01 to 03 times the payable amounts shall be imposed for frauds or evading payment of fees and charges as regulated. The maximum fine is VND 50,000,000.

3.Remedial measures:

Compel payment of payable fees and charges as regulated”.

3.To amend Article 25 as follows:

“Article 25. Violations against regulations on levels of fees and charges

1.Fines for failure to collect fees and charges at correct levels as regulated by the law:

a) From VND 1,000,000 to below VND 2,000,000 if the violation is below VND 10,000,000;

a) From VND 2,000,000 to below VND 5,000,000 if the violation is from VND 10,000,000 to below VND 30,000,000;

c) From VND 5,000,000 to below VND 7,500,000 if the violation is from VND 30,000,000 to below VND 50,000,000;

d) From VND 7,500,000 to below VND 15,000,000 if the violation is from VND 50,000,000 to below VND 100,000,000;

dd) From VND 15,000,000 to below VND 40,000,000 if the violation is from VND 100,000,000 to below VND 300,000,000;

e) From VND 40,000,000 to below VND 50,000,000 if the violation is VND 300,000,000 or above.

2.Additional penalties:

Suspension of permits or activities related to the violations. Permits or activities related to the violations shall be suspended for 03 - 06 months from the date on which the decision on imposition of penalty for the violation takes its effect.

3.Remedial measures:

Return collected amounts to payers if the any of violations against the law on fees and charges is committee. Collected amounts of fees and charges shall be transferred to state budget if payers are not identifiable”.

4.To amend Article 32 as follows:

“Article 32. Losing, giving or selling receipts of fees and charges

1.A warning shall be imposed for losing copies of a receipt without the face value printed, except for the payer’s copy of unused receipt, if this violation is recommitted.

2.A fine of from VND 100,000 to VND 300,000 shall be imposed for losing copies of a receipt without the face value printed, except for the payer’s copy of unused receipt, if this violation is committed in two or more times.

3.A fine of from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed for losing the payer’s copy of an unused receipt without the face value printed;

4.With regard to the loss of a receipt of fees/charges with the face value printed, the maximum fine shall be equal to the face value printed in such receipt of fees/chares. The minimum fine imposed for the loss of receipts of fees/charges with the face value printed shall be VND 50,000.

5.The following fines shall be imposed for giving or selling used receipts:

a) From VND 1,000,000 to below VND 2,000,000 if the amounts in the receipt is below VND 2,000,000;

b) From VND 2,000,000 to below VND 4,000,000 if the amounts in the receipt is from VND 2,000,000 to below VND 5,000,000;

c) From VND 4,000,000 to below VND 8,000,000 if the amounts in the receipt is VND 5,000,000 or above.

6.Fines in Clause 1 and Clause 2 shall be imposed for giving or selling unused receipts.

7.Remedial measures: Transfer all earnings from the violations in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article to state budget”.

Article 3. To amend and supplement a number of Articles on penalties for administrative violations against regulations on invoice management

1.To amendClause 1 and Clause 6 of Article 34 as follows:

“1a.Afine of from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for ordering of invoice printing without signing contracts;

1b. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for ordering of invoice printing although the tax agency has informed in writing that the entity/enterprise is unqualified to make order of invoice printing, except for the cases where the tax agency does not give a written notice upon the receipt of the application for use of printed invoices submitted by relevant entity/enterprise as regulated by Ministry of Finance.
6.Remedial measures: Cancel invoices which are printed under orders inconsistent with the law if any of the violations in Clause 1b, Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed".

2.To supplement Clause 1a to Article 37:

“1a. A fine of from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Submission of announcement of changing information in the announcement of invoice issuance to the current supervisory tax agency, and submission of the list of unused invoices to the new supervisory tax agency where the enterprise’s head office is moved to are made after 10 days from the date on which invoices are firstly issued under new address.

b) Use of invoices of which the announcement of issuance has been sent to the tax agency before the regulated period (05 days from the date on which the announcement of invoice issuance is sent)".

3.To amend Clause 1 Article 37 as follows:

“1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to make the announcement of invoice issuance with sufficient information as regulated;

b) Failure to post the announcement of invoice issuance as regulated;

c) Submitting announcement of changing information in the announcement of invoice issuance to the current supervisory tax agency, and the list of unused invoices to the new supervisory tax agency where the enterprise’s head office is moved to after 20 days from the date on which invoices are firstly issued under new address”.

4.To supplement Point g to Clause 3 Article 38 as follows:

“3. A fine of from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Issuing invoices at improper times according to legislation on invoices for goods and services;

b) Failing to issue invoices in numerical order as prescribed;

c) The date specified in an invoice issued is before the date on which the invoice is bought from a tax agency;

d) The invoice issued is not given to the buyer, except for the cases where the buyer refuses to take the invoice with a certification recorded in such invoice or the invoice is issued according to the list of invoices;

dd) Failing to make the list of invoices or a general invoice as regulated by the legislation on invoices for goods and services;

e) Failing to issue correct types of invoices as regulated by the legislation on invoices for goods and services, and such wrong invoices are given to buyers or summarized in tax statements.

g) Losing, burning or destroying printed invoices, which are not yet issued, or are issued (copies for buyers) but buyers cannot receive relevant invoices, or issued according to the list of invoices for retailing goods and services, except for the cases where invoices are lost, burned or destroyed due to natural disasters, conflagration or other force majeure.

In case of losing, burning or destroying an invoice issued (the copy for buyer), if the seller and buyer have made a written record of such event, the seller has submitted tax statements, paid payable tax amounts in full, has made contract/documents proving such sale of goods, and have one mitigating factor, a minimum fine of the fine bracket shall apply; a warning shall be issued if having two mitigating factors or more.

If an invoice is lost, burned or destroyed, except for the copy delivered to buyer, within the storage period, the law on accounting shall apply.

A seller must not incur a fine if the lost invoice is found out (the copy for buyer) before a decision on imposition of penalty is made by the tax agency".

5.To annul Point a Clause 4 Article 38.

6.To amend Clause 1 Article 39 as follows:

“1. A fine of from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for losing, burning, or destroying the invoices which are issued (copies delivered to buyers) for bookkeeping, tax declaration and settlement of funding from state budget, except for the cases where invoices are lost, burned or destroyed due to natural disasters, conflagration or other force majeure.

In case of losing, burning or destroying an invoice issued (the copy for buyer), if the seller and buyer have made a written record of such event, the seller has submitted tax statements, paid payable tax amounts in full, has made contract/documents proving such sale of goods, and have one mitigating factor, a minimum fine of the fine bracket shall apply; a warning shall be issued if having two mitigating factors or more.

A buyer must not incur a fine if the lost invoice is found out before a decision on imposition of penalty is made by the tax agency".

7.To supplement Clause 1 of Article 40 shall be amended; Clause 4 to Article 40 as follows:

“1. A fine of from VND 200,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for making and sending incorrect or insufficient announcements/ reports as regulated to tax agencies, except for announcements of invoice issuance

Entities may not face fines if they themselves discover mistakes and submit correct announcements/reports to tax agencies in conformity with regulations before tax agencies/competent authorities issue decisions on tax inspection”.

“4. Remedial measures: Make and send correct announcements/reports as regulated if the violation in Clause 1 of this Article is committed”.

8.To supplement Article 15a to Article 44 as follows:

“5a. Presidents of people’s committees at all levels, within the ambit of their powers as regulated in the Law on actions against administrative violations, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on invoices as prescribed in this Decree:

a) Presidents of people’s committees of communes have the power to:

-Issue warnings;

-Impose a fine up to VND 5,000,000;

b) Presidents of people’s committees of districts have the power to:

-Issue warnings;

-Impose a fine up to VND 25,000,000;

-Enforce remedial measures mentioned in Clause 5 Article 33, Clause 6 Article 34, Clause 8 Article 35, Clause 4 Article 36, Clause 3 Article 37, and Clause 6 Article 38 of this Decree.

c) Presidents of people’s committees of provinces have the power to:

-Issue warnings;

-Impose a fine up to VND 50,000,000;

-Enforce remedial measures mentioned in Clause 5 Article 33, Clause 6 Article 34, Clause 8 Article 35, Clause 4 Article 36, Clause 3 Article 37, and Clause 6 Article 38 of this Decree”.

Article 4. Effect

1.This Decree takes effect on August 01, 2016.

2.Other regulations on penalties for administrative violations in the field of the state management of prices, fees, charges and invoices that are not mentioned in this Decree shall comply with the Law on Actions against administrative violations and the Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013.

3.The consideration of administrative violations against prices, fees, charges and invoices that are committed before the effective date of this Decree shall not comply this Decree but regulations that are promulgated at the time when such violations are committed shall apply.

If the penalty imposed for an administrative violation regulated in this Decree is lighter than penalties regulated in previous Decrees for the same violation, regulations in this Decree shall apply. Violations incurred before the effective date of this Decree, which have been recorded in writing but competent agencies did not grant decisions on imposition of penalties or complaints against decisions on imposition of penalties by competent agencies are in consideration, penalties in this Decree shall also be applied.

Article 5. Implementationprovisions

1.The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Decree.

2.Ministers, Heads of Ministerial-level Agencies, Heads of Government-affiliated Agencies, Presidents of People s Committees of central-affiliated cities or provinces, and relevant entities shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 49/2016/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất