Nghị định 310-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về lệ phí trọng tài và các khoản thu chi khác khi trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 310-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 310-HĐBT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 27/08/1990 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 310-HĐBT
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 310-HĐBT NGÀY 27-8-1990
VỀ LỆ PHÍ TRỌNG TÀI VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC KHI TRỌNG TÀI KINH TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ điều 35 của Pháp lệnh trọng tài kinh tế ngày 10 tháng 1 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1
Các bên có tranh chấp hợp đồng kinh tế (bao gồm các chủ thể hợp đồng kinh tế ở trong nước và nước ngoài tại Việt Nam) khi có đơn yêu cầu và được Trọng tài kinh tế thụ lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thì phải nộp lệ phí trọng tài. Mức nộp lệ phí trọng tài là 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế có tranh chấp.
Đối với hợp đồng kinh tế thanh toán bằng ngoại tệ thì lệ phí trọng tài nộp bằng ngoại tệ.
Lệ phí trọng tài thu được nộp vào ngân sách Nhà nước 50%, còn lại 50% trọng tài kinh tế được sử dụng.
Điều 2
Khi trọng tài kinh tế xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế, thì các bên phải nộp các khoản tiền đã chi phí một cách thực tế và hợp lý cho việc giải quyết vụ việc.
Điều 3
Khi có kháng cáo, đương sự phải nộp một khoản tiền để chi phí cho việc giải quyết kháng cáo. Sau khi Trọng tài kinh tế đã giải quyết kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo đúng thì được trả lại số tiền đã nộp.
Điều 4
Bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế phải nộp trước số tiền dự phí bằng 30% lệ phí trọng tài theo thông báo của trọng tài viên. Nếu nhận được thông báo mà không nộp dự phí thì trọng tài kinh tế không thụ lý hồ sơ vụ việc tranh chấp.
Điều 5
Trọng tài kinh tế Nhà nước và Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu, tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp của từng vụ việc cụ thể trong các trường hợp quy định tại điều 2 và 3 Nghị định này.
Bộ Tài chính và Trọng tài kinh tế Nhà nước quy định việc sử dụng lệ phí trọng tài và các khoản thu khác của cơ quan Trọng tài kinh tế.
Điều 6
Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây về lệ phí trọng tài đều bị bãi bỏ.
Điều 7
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây