Nghị định 25/2013/NĐ-CP phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

thuộc tính Nghị định 25/2013/NĐ-CP

Nghị định 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:29/03/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định 6 loại nước thải không thu phí bảo vệ môi trường

Đây là nội dung tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Theo đó, ngoài 04 đối tượng không chịu phí theo quy định trước đây như: Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường; nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra; nước thải sinh sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, thì Nghị định này còn quy định thêm 02 đối tượng khác, gồm: Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng; nước mưa tự nhiên chảy tràn.
Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ: Sau khi trừ đi phần chi phí cho việc thu phí, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải… thì đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bổ sung môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương... Trong khi đó, trước đây, Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định) thì Ngân sách trung ương được hưởng 50% và ngân sách địa phương hưởng 50%.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 và Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/03/2010.

Xem chi tiết Nghị định25/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

Số: 25/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
--------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Căn cLuật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cPháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 2. Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
3. Nước thải sinh hoạt là nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này xả thải ra môi trường.
Điều 3. Người nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này ra môi trường là người nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.
3. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Điều 4. Đối tượng không chịu phí

Không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường;
2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
3. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
Chương 2.
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Điều 5. Mức thu phí
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức phí áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình sử dụng nước, tương ứng với số phí trung bình một người sử dụng nước từ hệ thống nước sạch phải nộp tại địa phương.
2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:
a) Đối với nước thải không chứa kim loại nặng tính theo công thức:
F = f + C, trong đó:
- F là số phí phải nộp;
- f là mức phí cố định theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng tối đa không quá 2.500.000 đồng/năm;
- C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 2 chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS); mức thu đối với mỗi chất theo Biểu khung dưới đây:

STT

Chất gây ô nhiễm tính phí

Mức ti thiu (đồng/kg)

Mức ti đa (đồng/kg)

1

Nhu cu ô xy hóa học (COD)

1.000

3.000

2

Cht rn lơ lửng (TSS)

1.200

3.200

b) Đối với nước thải chứa kim loại nặng tính theo công thức:
F = (f x K) + C, trong đó:
- F, f và C như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng của các cơ sở sản xuất, chế biến theo Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được xác định như sau:

STT

Lượng nước thải chứa kim loại nặng
(m3/ngày đêm)

Hệ số K

1

Dưới 30 m3

2

2

Từ 30 m3 đến 100 m3

6

3

Từ trên 100 m3 đến 150 m3

9

4

Từ trên 150 m3 đến 200 m3

12

5

Từ trên 200 m3 đến 250 m3

15

6

Từ trên 250 m3 đến 300 m3

18

7

Trên 300 m3

21

- Cơ sở sản xuất, chế biến thuộc Danh mục các ngành, lĩnh vực sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng nếu xử lý các kim loại nặng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì được áp dụng hệ số K bằng 1.
c) Cơ sở sản xuất, chế biến có khối lượng nước thải dưới 30 m3/ngày đêm, không áp dụng mức phí biến đổi.
Điều 6. Thẩm quyền quy định mức phí
1. Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống và thu nhập của nhân dân ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng tại địa phương.
2. Căn cứ khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể mức thu phí cố định và mức thu đối với từng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp; hướng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của đối tượng nộp phí.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào tình hình thực tế ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp để sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc thẩm định phí, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phần phí thu được còn lại sau khi trừ (-) đi phần để lại quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước.
Điều 8. Tổ chức thu phí
1. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí cho đơn vị cung cấp nước sạch theo hóa đơn bán hàng. Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đã thu vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi một phần số phí được để lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định sau:
a) Đối với phí biến đổi, người nộp phí phải kê khai số phí phải nộp theo quý; đối với phí cố định phải kê khai số phí phải nộp cho cả năm và thực hiện cùng thời điểm kê khai, nộp phí biến đổi của quý đầu tiên. Trường hợp cơ sở có khối lượng nước thải dưới 30 m3/ngày đêm, không phải nộp phí biến đổi theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì thời hạn nộp phí cố định không muộn hơn ngày cuối cùng của quý đầu tiên trong năm.
b) Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào Kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
3. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tài chính, đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tại địa phương
1. Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
b) Thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.
c) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương để báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
2. Cơ quan thuế có trách nhiệm:
Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên môi trường địa phương.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo thẩm quyền.
4. Đơn vị cung cấp nước sạch tại địa phương có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu phí.
b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại địa phương và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế các Nghị định: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003, số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 và số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tưng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT

Decree No.  25/2013/ND-CP dated March 29, 2013 of the Government on charge for environmental protection of waste water

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Environment protection dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on water resources dated June 21, 2012;

Pursuant to the Ordinance of charges and fees dated August 28, 2001;

At the proposal of The Minister of Finance;

The Government issues the Decree on charge for environmental protection of waste water

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes on charge for environmental protection of waste water; the regime of collection, remittance, management and use of the environmental protection charges for waste water.

Article 2. Subject to the charges

1. Subject liable to the environmental protection charges for waste water prescribed in this Decree are industrial waste water and daily-life waste water.

2. Industrial waste water means water discharged into the environment from production establishments and agricultural, forestry and aquatic product processing establishments.

3. Daily-life waste water means water discharged into the environment from households and organizations other than the subjects prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 3. Payer for charges

1. Organizations and individuals discharging waste water prescribed in Article 2 of this Decree are liable to pay the environmental protection charges.

2. In case organizations and individuals discharging waste water into the drainage system and having paid drainage charges, unit managing and operating the drainage system shall be liable to pay the environmental protection charges for waste water received and discharged into environment.

3. For production establishments and agricultural, forestry and aquatic product processing establishments specified in clause 2 Article 2 of this Decree, if they use water sources from units providing clean waters for production and processing operation, they shall be liable to pay the environmental protection charges for industrial waste water (not required to pay the environmental protection charges for daily-life waste water).

Article 4. Non-liable subjects for paying charges

The environmental protection charges for waste water shall not be collected in the following cases:

1. Water runoff from hydroelectric power plants, water circulated in production and processing establishments without discharging into environment.

2. Sea water discharged after being used in the salt production;

3. Daily-life waste water from households in geographical areas currently enjoying the price subsidy by the State in order to keep water prices suitable to the socio-economic life;

4. Daily-life waste water from households in communes in rural areas and localities where clean water supply systems are not available yet;

5. Water to cool equipment and machines not directly touching with pollution substances and having separate drainage route;

6. Natural storm water out pour.

Chapter 2.

LEVEL AND REGIME FOR COLLECTING, REMITTING, MANAGING AND USING ENVIRONMENTAL PROTECTION CHARGES FOR WASTE WATER

Article 5. Charges rate

1. For daily-life waste water, the environmental protection charge rates shall be calculated in percentage (%) of the selling price of 1m3 (one cubic meter) of clean water but must not exceed 10% (ten percent) of non-VAT clean water selling price. For daily-life waste water discharged from organizations and households which exploit by themselves water for use (except for households in localities where exists no clean water supply systems), the provincial People’s Councils shall provided the charge rate applicable to each water user based on the average charge which a water user from clean water system must pay in the locality.

2. The environmental protection charge rates applicable to industrial waste water are calculated as follows:

a) For waste water not containing heavy metals, the charge is calculated under the formula:

F = f + C, of which:

- F means the payable charge;

- f means the fixed charge as prescribed by the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment but not exceeding VND 2,500,000 per year;

- C means the altering charge, calculated as follows: Total water volume discharged; content of 2 population substances including chemical oxygen demand (COD) and total suspended solid (TSS)

Number

Pollution substance calculated charge

The minimum level (VND/kg)

The maximum level (VND/kg)

1

Chemical oxygen demand (COD)

1,000

3,000

2

Total suspended solids (TSS)

1,200

3,200

b) For waste water containing heavy metals, the charge is calculated under the formula:

F = (f x K) + C, of which:

- F, f and C mean as specified in point a clause 2 of this Article;

- K means coefficient to calculate charge under waste water volume containing heavy metals of production and processing establishments according to the List of production fields, sectors that have waste water containing heavy metal promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment and defined as follows:

Number

Waste water volume containing heavy metals (m3/ day and night)

Coefficient K

1

Under 30 m3

2

2

Between 30 m3 and 100 m3

6

3

Between over 100 m3 and 150 m3

9

4

Between over 150 m3 and 200 m3

12

5

Between over 200 m3 and 250 m3

15

6

Between over 250 m3 and 300 m3

18

7

Over 300 m3

21

- If production and processing establishments in the List of production fields, sectors that have waste water containing heavy metal handled heavy metals meeting National technical regulation on surface water quality, they shall be applied the coefficient K equal to 1.

c) Production and processing establishments with waste water volume of less than 30 m3/ day and night shall not apply the altering charge.

Article 6. Competence on charges regulations

1. Basing themselves on the provisions on the environmental protection charge rates for daily-life waste water in Clause 1, Article 5 of this Decree, the socio-economic situation and living conditions as well as incomes of their local population, the People s Councils of the provinces and centrally-run cities shall decide on specific rates of the environmental protection charges for daily-life waste water applicable to each geographical area and each subject in their localities.

2. Basing itself on the bracket of the environmental protection charge rates for industrial waste water prescribed in Clause 2, Article 5 of this Decree, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in prescribing specific fixed charge rate and charge rate for each pollutant in industrial waste water; and guide the calculation of environmental protection charge amounts for industrial waste water to be paid by charge payers.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall, base on actual polluted environment from industrial waste water, amend and supplement List of production fields, sectors that have waste water containing heavy metal as prescribed in point b clause 2 Article 5 of this Decree.

Article 7. Management and use of charges

The environmental protection charges for waste water constitute State budget revenue and shall be managed and used as follows:

1. Part of the collected charges shall be left to the agencies or units directly collecting the charges to defray the expenses for charge collection; cover expenses for assessment and sampling of waste water for analysis in service of the charge verification, the periodical or extraordinary examination of industrial waste water as prescribed by the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The remainder after deducting the part left as specified in clause 1 of this Article, unit collecting charges shall remit into the State budget to use for environmental protection; add operation capital to the local environmental protection funds in order to use for prevention, limiting, control of environmental pollution from waste water; organize technological-technical solutions and plans to process water environmental pollution.

Article 8. Charges collections

1. Payers of environmental protection charges for daily-life waste water are obliged to pay the charge amounts for waste water fully and on time to the clean water supply units according to the sale invoices. Monthly, clean water supply units shall have to remit the collected environmental protection charge amounts into the State budget, after deducting the collected charge amount portions allowed to be left to them as prescribed in Clause 1, Article 7 of this Decree.

2. Payers of environmental protection charge for industrial waste water are obliged to declare, remit the environmental protection charge to the provincial Services of Natural Resources and Environment as prescribed as follows:

a) For the altering charges, the charge payer must declare payable charge amounts on a quarter basis, for the fixed charges, they must declare payable charge amounts on a year basis and perform at the same time of declaration and remittance of the altering charges of the first quarter. In case a establishment has waste water volume less than 30 m3/day and night, it not have to remit the altering charge as prescribed in point c clause 2 Article 5 of this Decree, the time limit for remittance of fixed charge is not later than the ending day of the first quarter in year.

b) Remit fully and on time remittable charge amounts into the local State Treasuries according to notices specified in point b clause 1 Article 9 of this Decree;

c) Make annual settlements of payable charge amounts with the provincial Services of Natural Resources and Environment.

d) Basing on requirement of charge collection of each locality and the management capability of the district-level agencies of Natural Resources and Environment, the provincial Services of Natural Resources and Environment may report to the provincial People’s Committees to decentralize for district-level Natural Resources and Environment divisions in collection of industrial waste water environmental protection charges in their localities.

3. Annually, within 60 days, from January 01 of financial year, units collecting the environmental protection charges for daily-life waste water and industrial waste water must make settlements of collection, remittance, management and use of payable charge amounts in their localities in previous year with tax agencies in accordance with regulation.

Article 9. Local agency’s duties and obligations

1. The provincial Services of Natural Resources and Environment and district-level divisions of Natural Resources and Environment shall:

a) Coordinate with relevant agencies to classify objects paying the fixed charges and the altering charge as prescribed in clause 2 Article 5 of this Decree.

b) Verify declaration of environmental protection charge for industrial waste water, issue notices on the remittable charge amounts; make the final settlement of environmental protection charge for industrial waste water of subjects remitting charges.

c) Summarize figures on environmental protection charges for waste water in their localities in order to report with their superior management agencies.

2. Tax agencies shall inspect, urge and make the final settlement of the collection, remittance, management and use of the environmental protection charges for waste water by clean water supply units and the local agencies of Natural Resources and Environment.

3. The provincial departments of finance shall:

Coordinate with the provincial Department of Natural Resources and Environment, provincial Tax Departments in advisory for the provincial People’s Committees to submit to People’s Councils of the same level for prescribing on the environmental protection charges under their competence.

4. The local clean water supply units shall:

a) Coordinate with the provincial Services of Natural Resources and Environment and relevant units during course of charge collection.

b) Summarize figures on environmental protection charges for waste water in their localities and report to the provincial Services of Natural Resources and Environment.

Chapter 3.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 10. Effect

This Decree takes effect on July 01, 2013 and replaces Government’s Decrees: No. 67/2003/ND-CP dated June 13, 2003, No. 04/2007/ND-CP dated January 08, 2007 and No. 26/2010/ND-CP dated March 22, 2010, on environmental protection charges for waste water.

Article 11. Implementation organization

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in implementing this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decree.

For the Government

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 25/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất