Nghị định 137/2005/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

thuộc tính Nghị định 137/2005/NĐ-CP

Nghị định 137/2005/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:137/2005/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:09/11/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Bảo vệ môi trường - Ngày 09/11/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2005/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Theo đó, áp dụng mức thu 2000 đồng/m3 đối với việc khai thác đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng, cát xây dựng (cát, san lấp), cát vàng (cát xây tô), nước khoáng thiên nhiên..., Đối với đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...) là 50.000 đồng... Khai thác thạch cao là 1500 đồng/tấn, Sa kháng Titan (ilmenit): 30.000 đồng, Than bùn: 2000 đồng, Than đá: 6000 đồng... Ngân sách địa phương được hưởng 100% loại phí này để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác... Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

Xem chi tiết Nghị định137/2005/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 137/2005/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

của Chính phủ số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005

Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là: đá, tràng thạch, sỏi, sét, thạch cao, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên và sa khoáng titan (ilmenit).

Điều 3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này.

 

Chương II. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ S DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRUỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

Điều 4. Mức thu phí bảo Vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định bằng số tiền tuyệt đối tính trên một đơn vị sản phẩm khoáng sản tại nơi khai thác, cụ thể như sau:

 

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

1

Đá:

m3

 

a

Đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng

m3

2.000

b

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...)

m3

500.000

2

Tràng thạch

m3

20.000

3

Sỏi

m3

4.000

4

Sét

Tấn

1.500

5

Thạch cao

Tấn

2.000

6

Cát:

 

 

a

Cát xây dựng (cát san lấp), cát vàng (cát xây tô)

m3

2.000

b

Cát thuỷ tinh

m3

5.000

7

Đất:

 

 

a

Đất để san lấp

m3

1.000

b

Đất làm cao lanh

m3

5.000

8

Than:

 

 

a

Than đá

Tấn

6.000

b

Than bùn

Tấn

2.000

9

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

10

Sa khoáng titan (ilmenit)

Tấn

30.000

 

Điều 5. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần trăm) để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:

1. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

3. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Điều 6. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có nghĩa vụ:

1. Kê khai, đăng ký nộp phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo mẫu quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phép khai thác khoáng sản. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải khai báo với cơ quan Thuế chậm nhất là 5 ngày làm việc, trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác.

2. Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng.

3. Kê khai số tiền phí phải nộp ngân sách hàng tháng với cơ quan Thuế trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo; trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

4. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khi cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí có dấu hiệu vi phạm Nghị định này.

5. Tự tính và tự nộp phí bảo vệ mới trường đối với khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai với cơ quan Thuế, chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

6. Trong thời hạn 60 ngày sau khi kết thúc năm hoặc chấm dứt hoạt động khai thác, đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan Thuế. Trong thời hạn 10 ngày sau khi cơ quan Thuế kiểm tra và thông báo, đối tượng nộp phí phải nộp đủ số phí còn thiếu (nếu có) vào ngân sách; số phí đã nộp thừa sẽ được hoàn trả hoặc trừ vào số phí phải nộp của kỳ tiếp theo.

Điều 7. Cơ quan Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện kê khai, nộp phí theo quy định tại Nghị dính này.

2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa dầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán thì cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương, căn cứ vào tình hình khai thác khoáng sản của từng đối tượng nộp phí để ấn định số lương khoáng sản khai thác và xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này.

3. Xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

4. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

 

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 8. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.

Điều 9. Đối tượng nộp phí, tổ chức, cá nhân thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 10. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Điều 11. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 12. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 137/2005/ND-CP

Hanoi, November 9, 2005

 
DECREE
ON ENVIRONMENTAL PROTECTION CHARGES FOR MINERAL EXPLOITATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 27, 1993 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;

Pursuant to the December 16, 2002 Law on the State Budget;

Pursuant to the August 28, 2001 Ordinance on Charges and Fees;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree provides for environmental protection charges for mineral exploitation; charge rates, and the regime of collection, remittance, management and use of environmental protection charges for mineral exploitation.

Article 2.- Subject to environmental protection charges for mineral exploitation provided for in this Decree are stone, feldspar, gravel, clay, gypsum, sand, earth, coal, natural mineral water, and ilmenite.

Article 3.- Payers of environmental protection charges for mineral exploitation are organizations and individuals that exploit minerals specified in Article 2 of this Decree.

Chapter II

CHARGE RATES, REGIME OF COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE OF ENVIRONMENTAL PROTECTION CHARGES FOR MINERAL EXPLOITATION

Article 4.- The rate of environmental protection charge for mineral exploitation is specified in an absolute amount of money per unit of mineral product at the place of exploitation, specifically as follows:

Ordinal number

Minerals

Unit of measurement

Rate (VND)

1

Stone:

 

 

a/

Stone for production of cement, industrial minerals or construction materials

m3

2,000

b/

Wall-covering and flooring stones, fine-art stones (granite, gabbro, ashlar, etc.)

m3

50,000

2

Feldspar

m3

20,000

3

Gravel

m3

4,000

4

Clay

ton

1,500

5

Gypsum

ton

2,000

6

Sand:

 

 

a/

Construction sand (sand for ground leveling), yellow sand (sand for constructing and plastering)

m3

2,000

b/

Glass sand

m3

5,000

7

Earth:

 

 

a/

Earth for ground leveling

m3

1,000

b/

Earth for kaolin production

m3

5,000

8

Coal:

 

 

a/

Pit coal

ton

6,000

b/

Peat

ton

2,000

9

Natural mineral water

m3

2,000

10

Ilmenite

ton

30,000

Article 5.- Environmental protection charges for mineral exploitation shall all belong to local budget and used to support the following specific environmental protection activities in localities where mineral exploitation is conducted:

1. Prevention and limitation of negative impacts on the environment in localities where mineral exploitation activities are carried out.

2. Overcoming of environmental degradation or pollution caused by mineral exploitation activities.

3. Cleaning, protection and rehabilitation of the environment and landscapes in localities where mineral exploitation activities are carried out.

Article 6.- Payers of environmental protection charges for mineral exploitation have the obligations:

1. To make charge payment declaration and registration with their managing tax offices according to set forms within 10 working days after they are licensed to exploit minerals. In case of merger, consolidation, splitting, separation, dissolution, bankruptcy; ownership transformation; assignment, sale, contracting, or lease of state enterprises, or in case of changes in their exploitation activities, mineral-exploiting organizations or individuals shall have to declare such to the tax offices at least 5 working days in advance.

2. To fully observe the regime on documents, invoices and accounting books applicable to each type of charge payers according to State regulations.

3. To declare monthly charge amounts payable to the state budget to the tax offices within the first 10 days of the subsequent month; where no environmental protection charge for mineral exploitation arises in a month, the mineral-exploiting organizations or individuals must still make and submit charge payment declarations to the tax offices. The mineral-exploiting organizations and individuals must completely fill in declarations according to set forms and be answerable for the accuracy of their declarations.

4. To provide documents, accounting books, invoices and other dossiers and documents related to the calculation and payment of environmental protection charges for mineral exploitation when the tax offices conduct examination or inspection or detect signs of charge payers’ violation of this Decree.

5. To calculate and pay themselves environmental charges for mineral exploitation to the state budget at the state treasuries in the localities where minerals are exploited according to the data declared to the tax offices no later than the 25th day of the subsequent month.

6. Within 60 days after the year-end or after terminating exploitation activities, charge payers must settle the payment of environmental protection charges for mineral exploitation with the tax offices. Within 10 days after the tax offices conduct inspection and issue notices, charge payers must fully remit outstanding charge amounts (if any) to the state budget; overpaid charge amounts shall be refunded or subtracted from the payable charge amount of the subsequent period.

Article 7.- Tax offices have the following tasks and powers:

1. To guide and urge mineral-exploiting organizations and individuals to make charge declaration and payment according to the provisions of this Decree.

2. To examine and inspect the declaration, remittance and settlement of environmental protection charges for mineral exploitation; if charge payers have not yet observed or failed to fully observe the regime on documents, invoices or accounting books, tax offices, in coordination with local functional agencies shall, based on the situation on exploitation of minerals by charge payers, determine the exploited mineral volumes and payable charge amounts according to the provisions of this Decree.

3. To handle administrative violations related to environmental protection charges for mineral exploitation according to their competence and the provisions of law.

4. To keep and use data and documents supplied by mineral-exploiting establishments or other subjects according to regulations.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 8.- Complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations related to the collection, remittance, management and use of environmental protection charges for mineral exploitation specified in this Decree shall comply with the provisions of law on complaints, denunciations, charges and fees.

Article 9.- Charge payers, organizations or individuals collecting environmental protection charges for mineral exploitation that commit acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability.

Article 10.- This Decree shall take effect as from January 1, 2006.

Article 11.- The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Decree.

Article 12.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

GOVERMENT -




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 137/2005/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất