Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

thuộc tính Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT

Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Trọng Đàm; Bùi Cách Tuyến
Ngày ban hành:05/09/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cơ sở bảo trợ xã hội phải có tối thiểu 1 cán bộ về môi trường
Đây là một trong những quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT ngày 05/09/2012 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội.
Ngoài việc phải đào tạo ít nhất 01 cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội (Cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công…) còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác, như: Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng bản cam kết, đăng ký bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở; phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở; nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường; đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng nhấn mạnh trách nhiệm kiểm soát, xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sang bảo đảm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của các cơ sở nêu trên. Cụ thể, các công trình xây dựng hoặc máy móc, thiết bị sử dụng các nhiên liệu, nguyên liệu có phát tán bụi, khí thải độc hại phải có thiết bị che chắn, hoặc có bộ phận lọc giảm khí thải độc hại hoặc sử dụng các biện pháp khác bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2012.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------
--------
Số: 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
-------
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 
 
Căn cứ Luật Bo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định s 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 ca Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phvề sa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 ca Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật Bo vệ môi trường;
Căn cNghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cNghị định s 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 ca Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được sửa đi bsung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 và Nghị định s 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;
Căn cNghị định s 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trưng chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định s58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc htrợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt đ, khắc phục ô nhiễm và giảm thiu suy thoái môi trường cho một s đi tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thtướng Chính phvề việc sửa đi, bsung một số điều của Quyết định s 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 ca Thng Chính phủ;
Bộ trưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn về qun lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đi tượng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội,
 
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư Liên tịch này hướng dn các nội dung về qun lý và bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyn, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, kim soát bụi, khí thải và tiếng ồn, độ rung, ánh sáng và cảnh quan môi trường (gồm: cây xanh, đường nội bộ, hành lang) trong và khu vực xung quanh của các cơ sở chăm sóc, nuôi dưng đối tượng thuộc ngành Lao động -Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư Liên tịch này áp dụng đối với các cơ s chăm sóc, nuôi dưng đối tượng xã hội thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là cơ s), bao gồm:
a) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
b) Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy, cơ scai nghiện tự nguyện được thành lập theo Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ scai nghiện ma túy tự nguyện;
c) Các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
d) Cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Nhà xã hội;
e) Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng;
g) Trung tâm chăm sóc, nuôi dưng người có công.
Điều 3. Yêu cầu về quy hoạch và công nghệ
1. Đối với cơ sở khi xây dựng mới hoặc mở rộng
a) Xây dựng, bố trí mặt bng hạ tầng cơ sở bảo đảm không gây ra các tác động, ảnh hưng từ khu vực phát sinh cht thải đến các khu vực khác. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp với quy mô củacơ sở;
c) Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp, bảo đảm chất thi sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2. Đối với cơ sđang hoạt động có gây ô nhiễm môi trường
Xây dựng phương án nâng cấp, xử lý, khắc phục chất thải gây ô nhiễm, bo đảm vệ sinh môi trường của cơ s; sử dụng công nghệ phù hợp đkhắc phục ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong báo cáo
1. Cơ sở khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa phải căn cvào nội dung, quy mô của dự án để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký xác nhn bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Việc lập, thm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký, xác nhận bn cam kết bo vệ môi trường; thực hiện, kim tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật vbảo vệ môi trường.
Điều 5. Quản lý chất thải rn, chất thải y tế
1. Việc thu gom, lưu trữ, vận chuyn, xử lý chất thải rắn thực hiện theo quy định ca pháp luật về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
2. Việc thu gom, lưu tr, vận chuyển, xử lý chất thải y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
Điều 6. Quản lý nước thải
1. Cơ sở có phương án thu gom, xử lý nước thải bảo đảm trước khi xthải ra môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải.
2. Hệ thống xử nước thải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Sử dụng quy trình công nghệ phù hợp với loại nưc thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải ra từ cơ sở, có biện pháp xử lý kịp thời khi thiết bị gặp sự cố;
c) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kim tra, giám sát và theo đúng quy định vxả nước thải.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thi rắn.
Điều 7. Quản lý và kim soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
Cơ scó trách nhiệm kiểm soát, xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng bảo đm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Công trình xây dựng hoặc máy móc, thiết bị sử dụng các nhiên liệu, nguyên liệu có phát tán bụi, khí thải độc hại phải có thiết bị che chn, hoặc có bộ phận lọc giảm khí thải độc hại hoặc sử dụng các biện pháp khác bo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Điều 8. Quản lý và kiểm soát nấm mốc, đường nội bộ, cây xanh, hành lang và cảnh quan môi trường
Cơ sở có trách nhiệm:
1. Kim soát, xử lý nấm mốc, đường nội bộ, cây xanh, hành lang và cnh quan môi trường theo quy mô, tính chất, đặc đim hoạt động ca cơ sở.
2. Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho các đối tượng tham gia lao động tại cơ sở.
Điều 9. Quan trắc, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường
1. Cơ s có trách nhiệm thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường và các tác động môi trường do hoạt động của cơ sở gây ra. Việc thực hiện quan trắc môi trường theo quy định tại báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bo vệ môi trường, đán bảo vệ môi trường hoặc theo quy định sau đây:
a) Định k2 lần/năm, cơ sở phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xác định các yếu tố môi trường;
b) Theo dõi số lượng, khối lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn chất thải rắn, nước thải, khí thi của cơ sở;
c) Dự báo diễn biến chất lượng nước thi, khí thải trước và sau khi xử lý theo nội dung chương trình giám sát môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Các cơ sở có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu để phục vụ công tác qun môi trường.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung của Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành điu tra, khảo sát, thống kê, phân tích và lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tnh cấp có thm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các cơ sở.
4. Nghiên cứu thí điểm và nhân rộng mô hình bo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ s.
5. Thông tin, truyền thông về bảo vệ môi trường trong các cơ s.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chtrì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và hội xây dựng trình cấp có thm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường đối với cơ sở.
2. Kiểm tra các hoạt động qun lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở.
3. Tổng hợp kế hoạch và phân bkinh phí sự nghiệp môi trường cho các cơ sở qun lý và nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội theo đề nghị ca Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Điều 12. Trách nhiệm của y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo:
1. SLao động - Thương binh và Xã hội chtrì, phối hợp với STài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chđạo, hướng dẫn việc qun lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở; tổng hp kinh phí quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở; kiểm tra các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các cơ sở; xây dựng mô hình; tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong các cơ s.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ s: đào tạo, hướng dẫn cán bộ nghiệp vụ; tng hợp kế hoạch kinh phí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyt theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê, đánh giá định kỳ hàng năm để có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở.
3. Sở Tài chính cân đối ngân sách, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho cácsở trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điu 13. Trách nhiệm của cơ sở
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bo vệ môi trường.
2. Xây dựng bản cam kết, đăng ký bo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở.
3. Phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở.
4. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bo vệ môi trường cho cán bộ, học viên trong sở.
5. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thm quyền, chấp hành chế độ kim tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
7. Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.
8. Đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
9. Đào tạo ít nhất một (01) cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường.
10. Tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở.
Điều 14. Kinh phí hoạt động bo vệ môi trường
Kinh phí hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường; kinh phí đầu tư thiết bị, hệ thống xử lý chất thải và vn hành được huy động từ các nguồn sau:
1. Ngân sách Nhà nước (vốn dầu tư phát trin; kinh phí sự nghiệp môi trường).
2. Hỗ trợ ca các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 20 tháng 10 năm 2012.
2. Thông tư Liên tịch số 35/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Liên bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về qun lý và bo vmôi trường trong các cơ sở qun lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy hết hiệu lực thi hành ktừ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đphát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tchức, cá nhân phản ánh vBộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường đ xem xét, giải quyết./.
 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm
 Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng Chính ph, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban ca Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính ph;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- ND, UBND các tỉnh, tnh phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương ca các tổ chức chính trị, xã hội;
- S LĐTBXH, S Tài nguyên và Môi trường các tnh, thành phtrực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH, BTNMT;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ TNMT;
- Lưu VT, PC: Bộ LĐTBXH, BTNMT.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 32/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Khoa học-Công nghệ, Chính sách