Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn xác định và công nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo khoản 5, Danh mục I, phụ lục I, Nghị định 10/1998/NĐ-CP

thuộc tính Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT

Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn xác định và công nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo khoản 5, Danh mục I, phụ lục I, Nghị định 10/1998/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1818/1999/TT-BKHCNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành:21/10/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 1818/1999/TT-BKHCNMT NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN CÁC DỰ ÁN ĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ THEO KHOẢN 5, DANH MỤC I, PHỤ LỤC I, NGHỊ ĐỊNH SỐ 1998/NĐ-CP (DỰ ÁN SẢN XUẤT VẬT LIỆU MỚI,
VẬT LIỆU QUÝ HIẾM; ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI VỀ SINH HỌC; CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ SẢN XUẤT THIẾT BỊ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG; CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ, TIN HỌC)

 

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn xác định và công nhận các Dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Khoản 5, Danh mục I, Phụ lục I, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Thông tư này quy định các tiêu chuẩn, thủ tục, trình tự thẩm định và xác nhận đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi đối với các loại dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Khoản 5, Danh mục I, Phụ lục I của Nghị định số 10/1998/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư) cụ thể là:

a. Các dự án sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm;

b. Các dự án ứng dụng công nghệ mới về sinh học;

c. Các dự án công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;

d. Các dự án công nghệ điện tử, công nghệ tin học.

1.2. Chế độ ưu đãi

Các dự án nói trên đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này được hưởng các chế độ đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP.

1.3. Giải thích các thuật ngữ

Một số thuật ngữ dùng trong Thông tư này được hiểu như sau:

a. "Vật liệu mới" là các loại vật liệu mới được sản xuất tại Việt Nam và thuộc Danh mục các vật liệu mới do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định. Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ.

b. "Vật liệu quý hiếm" là các vật liệu thuộc Danh mục vật liệu quý hiếm do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định. Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo từng thời kỳ.

c. "Công nghệ mới" là các công nghệ mới được ứng dụng tại Việt Nam và thuộc danh mục các công nghệ mới do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định. Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo từng thời kỳ.

d. "Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến" là dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá, trong đó các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình ít nhất phải chiếm 1/3 (một phần ba) giá trị của dây chuyền; Trên các dây chuyền sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; Hệ thống quản lý doanh nghiệp phải là hệ thống tiên tiến (tin học hoá một số khâu như: quản lý sản xuất, vật tư, tiếp thị...).

e. Các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao:

- Trong lĩnh vực điện tử là các bản mạch, các tụ, chiết áp, trở kháng, các rơ le, cuộn dây, súng phóng tia điện tử, các loại đèn hình, các IC, các "chíp" điện tử... dùng trong các sản phẩm điện tử.

- Trong lĩnh vực tự động hoá, cơ khí, chế tạo máy là các chi tiết, bộ phận có cấp chính xác bậc 2 trở lên, các van điều tiết, điều khiển thuỷ lực, khí nén, các cơ cấu cam, các bộ con quay định hướng, các loại dụng cụ chính xác, đồng hồ so, đồng hồ đo chính xác.

Các phần mềm máy tính dùng trong các hệ thống điều khiển các thiết bị tự động, thiết bị thông tin, các hệ thống thiết bị quản lý công nghệ và quản lý doanh nghiệp cũng coi là các bộ phận có kỹ thuật cao.

 

II. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẶC BIỆT
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

 

II.1. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT
VẬT LIỆU MỚI, VẬT LIỆU QUÝ HIẾM

 

A. Các dự án sản xuất vật liệu mới:

1. Sản phẩm của dự án phải là vật liệu mới (Phụ lục 1).

2. Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

B. Các dự án sản xuất vật liệu quý hiếm:

1. Sản phẩm của dự án là vật liệu quý hiếm, nhưng không bao gồm các dự án khai thác hoặc chế tác vật liệu quý hiếm (Phụ lục 2).

2. Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

II.2. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ MỚI VỀ SINH HỌC

 

1. Công nghệ ứng dụng trong dự án phải là công nghệ mới (Phụ lục 3).

2. Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến.

3. Việc áp dụng công nghệ mới phải tạo ra được sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

4. Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học của thế giới, của khu vực châu Á và của Việt Nam.

5. Bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

 

II.3. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ MỚI
ĐỂ SẢN XUẤT THIẾT BỊ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG

 

1. Công nghệ ứng dụng trong dự án phải là công nghệ mới (Phụ lục 4).

2. Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến.

3. Việc áp dụng công nghệ mới phải tạo ra được sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

4. Bảo đảm các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, viễn thông của thế giới và khu vực.

5. Bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

 

II.4. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN
CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ, CÔNG NGHỆ TIN HỌC

 

1. Công nghệ ứng dụng trong dự án phải thuộc Danh mục công nghệ điện tử và tin học (Phụ lục 5).

2. Dây chuyền công nghệ phải đạt trình độ tiên tiến, sản phẩm có thể xuất khẩu được, hoặc sản phẩm tiêu thụ trong nước phải có chất lượng tương đương sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

3. Quy mô dự án:

a. Danh thu hàng năm tính theo đầu người phải đạt tương đương 70.000 USD trở lên. Đối với các doanh nghiệp có vốn pháp định trên 30.000.000 USD và với số lao động trên 1.000 người thì xem như đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a này.

b. Giá trị trang thiết bị công nghệ tính bình quân cho một đầu người là 40.000 USD trở lên. Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất các phần mềm máy tính thì được xem như đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm b này.

c. Tỷ lệ nội địa hoá (tỷ lệ giá trị các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao do bản thân doanh nghiệp sản xuất) phải đạt ít nhất 2% doanh thu hàng năm, hoặc tổng giá trị các bộ phận do doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác sản xuất tại Việt Nam phải đạt ít nhất 15% doanh thu hàng năm.

d. Chi phí cho công tác nghiên cứu - triển khai, đào tạo, huấn luyện chiếm tỷ lệ không dưới 2% doanh thu hàng năm. Nếu hoạt động nghiên cứu - triển khai, đào tạo, huấn luyện được thực hiện miễn phí thì giá trị miễn phí cũng được tính trong tỷ lệ nói trên. Đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 10.000.000 USD trở lên thì chi phí nghiên cứu - triển khai, đào tạo, huấn luyện hàng năm không thấp hơn 200.000 USD. Nếu có Hợp đồng chuyển giao công nghệ được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì 4 năm đầu (kể từ khi Hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt) doanh nghiệp được xem như đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm d này.

4. Bảo đảm các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử - tin học của thế giới và khu vực.

5. Bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

III.1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ ÁN ĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

 

Để được xem xét xác nhận dự án thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư nêu tại Phần II của Thông tư này, chủ đầu tư phải gửi cơ quan cấp giấy phép đầu tư các hồ sơ sau:

a. Đối với các dự án mới cần có:

- Đơn đăng ký dự án thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Bản giải trình về công nghệ ứng dụng trong dự án (đối chiếu nội dung công nghệ ứng dụng trong dự án với các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này).

Hồ sơ này được gửi cùng với hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Việc xác định và công nhận được hưởng ưu đãi được thực hiện cùng với quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư. Nếu doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn quy định tại phần II của Thông tư này thì việc công nhận được hưởng ưu đãi sẽ được ghi trong Giấy phép đầu tư.

b. Đối với các dự án đang hoạt động cần có:

- Đơn đăng ký dự án thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Bản giải trình về công nghệ ứng dụng trong dự án (đối chiếu nội dung công nghệ ứng dụng trong dự án với các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này).

- Bản sao Giấy phép đầu tư.

 

III.2. THẨM QUYỀN XEM XÉT DỰ ÁN ĐẶC BIỆT
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

 

a. Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xác nhận việc ứng dụng công nghệ trong dự án theo quy định của Thông tư này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chế độ đặc biệt khuyến khích đầu tư cho dự án.

b. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phân cấp cấp Giấy phép đầu tư:

Trên cơ sở ý kiến của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các địa phương xác nhận việc ứng dụng công nghệ trong dự án theo quy định của Thông tư này, cơ quan được uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư của địa phương, Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao được uỷ quyền quyết định chế độ đặc biệt khuyến khích đầu tư cho dự án.

c. Cơ quan xác nhận việc ứng dụng công nghệ trong dự án phải tiến hành xác nhận trong thời hạn 30 ngày đối với trường hợp đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi đầu tư.

d. Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi theo quy định tại Phần II của Thông tư này thì cơ quan xác nhận việc ứng dụng công nghệ trong dự án phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư biết rõ lý do trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Phần II của Thông tư này thì sẽ bị đình chỉ việc hưởng ưu đãi đầu tư.

Doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền về việc được hưởng hay không được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề hướng dẫn giải quyết cụ thể.

 

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC VẬT LIỆU MỚI

 

1. Các loại thép hợp kim có độ bền cao;

2. Các loại thép chịu mài mòn cơ học;

3. Thép lò so, nhíp, bánh xe neo tầu;

4. Thép chịu ăn mòn hoá và nhiệt;

5. Thép khuôn dập, thép không rỉ;

6. Thép hợp kim thấp, độ bền cao;

7. Thép hợp kim thấp song pha;

8. Vật liệu tổ hợp kim loại;

9. Vật liệu sứ cách điện cao thế;

10. Vật liệu sứ kỹ thuật cao (sứ chịu nhiệt, sứ chịu mài mòn) sử dụng trong công nghệ sản xuất gốm sứ, gạch ốp lát;

11. Gốm áp điện;

12. Vật liệu thuỷ tinh cách điện cao thế;

13. Sứ polyme cách điện;

14. Vật liệu composit cao phân tử sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trường khắc nghiệt;

15. Vật liệu điện tử hữu cơ.

16. Các ôxyt vô cơ siêu sạch;

17. Các vật liệu siêu bền dùng trong công nghiệp tơ, sợi, dệt, da giầy;

18. Vật liệu tổ hợp nền cao phân tử;

19. Vật liệu cao su kỹ thuật;

20. Cao su tổng hợp;

21. Keo dán kim loại - kim loại;

22. Keo dán kim loại - cao su;

23. Tổ hợp cao phân tử - sợi cácbon;

24. Sơn đặc chủng chịu dầu, chịu nhiệt, chịu hoá chất;

25. Polyme dẫn điện;

26. Polyme nhũ tương (Acrylic Copolymer, Styrene Acrylic, PolyvinylAcetate Copolymer, Polyvinyl Acetate Homopolymer);

27. Nhựa PCV;

28. Tụ điện composit;

29. Vật liệu chế tạo các sensor;

30. Vật liệu gốm điện tử;

31. Vật liệu chế tạo linh kiện quang điện tử;

32. Vật liệu sản xuất các loại cáp quang khuyếch đại ánh sáng;

33. Vật liệu điện tử và quang tử trên cơ sở các chất pôlyme;

34. Vật liệu mới có tính năng tích trữ năng lượng để sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử;

35. Vật liệu cao phân tử dùng trong y học;

36. Vật liệu cao phân tử dùng trong dược học;

37. Vật liệu cao phân tử dùng trong mỹ phẩm;

38. Vật liệu cao phân tử dùng trong thuốc thú y;

39. Vật liệu tổ hợp cao phân tử - sợi cácbon dùng trong y tế;

40. Vật liệu màng cao phân tử đặc biệt;

41. Vật liệu màng mỏng;

42. Vật liệu màng thẩm thấu ngược;

43. Vật liệu từ tính cao cấp;

44. Vật liệu quang điện tử và quang tử.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC VẬT LIỆU QUÝ HIẾM

 

1. Vật liệu kim loại Titan;

2. Vật liệu kim loại Platin;

3. Các vật liệu kim loại quý hiếm khác (W, Mo);

4. Vật liệu kim loại đất hiếm;

5. Vật liệu ôxyt kim loại đất hiếm;

6. Vật liệu Ferro đất hiếm;

7. Vật liệu kỹ thuật cao trên cơ sở đất hiếm;

8. Vật liệu Zircon;

9. Vật liệu Strongti;

10. Vật liệu kim cương nhân tạo.

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÔNG NGHỆ MỚI VỀ SINH HỌC

 

1. Công nghệ sản xuất vacxin thế hệ mới cho người;

2. Công nghệ sản xuất kháng sinh cho người;

3. Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong chuẩn đoán và điều trị cho người;

4. Công nghệ nuôi cấy mô, tế bào dùng trong y tế;

5. Công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật và các màng sinh học dùng trong y tế;

6. Công nghệ bảo quản, lưu trữ, tách chiết các chế phẩm từ máu dùng trong chuẩn đoán và điều trị cho người;

7. Công nghệ sản xuất vacxin thú y (gia súc, gia cầm) thế hệ mới;

8. Công nghệ sản xuất KIT chuẩn đoán trị liệu cây trồng và vật nuôi;

9. Công nghệ sản xuất giống cây trồng bằng mô hom cải tiến, bằng nuôi cấy mô-tế bào, bằng nuôi cấy bao phấn và chuyển gien chống chịu sâu bệnh và điều kiện khí hậu bất lợi;

10. Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học;

11. Công nghệ sản xuất phân bón sinh học;

12. Công nghệ xử lý chất thải (rắn, lỏng) bằng công nghệ sinh học;

13. Công nghệ sản xuất hóc môn điều khiển đơn giới tính các loài cá;

14. Công nghệ nhân giống và cấy truyền hợp tử trâu, bò, dê;

15. Công nghệ sản xuất chế phẩm giầu dinh dưỡng (từ động vật, thực vật) phục vụ bảo vệ sức khoẻ cho người và vật nuôi.

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ SẢN XUẤT
THIẾT BỊ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG

 

1. Công nghệ chuyển tải không đồng bộ ATM;

2. Công nghệ phân cấp đồng bộ số SDH;

3. Công nghệ sản xuất cáp quang;

4. Công nghệ sản xuất tổng đài điện tử kỹ thuật số dung lượng lớn (10.000 số trở lên) có khả năng cung cấp multimedia, sử dụng trong mạng thông minh (IN) và mạng số đa dịch vụ băng rộng (B-ISDN);

5. Công nghệ sản xuất các hệ chuyển mạch thông minh (theo nguyên lý neuron);

6. Công nghệ sản xuất các thiết bị truyền dẫn quang, truyền dẫn vô tuyến tốc độ cao;

7. Công nghệ sản xuất các thiết bị đầu cuối multimedia, thiết bị truy nhập mạng, các thiết bị đầu cuối của hệ thống thông tin vệ tinh và vũ trụ;

8. Công nghệ sản xuất điện thoại di động toàn cầu;

9. Công nghệ thông tin laser;

10. Công nghệ sản xuất các thiết bị thu phát mã hoá trong các dải sóng khác nhau;

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC

 

1. Công nghệ sản xuất linh kiện quang - điện tử, cơ - quang - điện tử;

2. Công nghệ sản xuất màn hình phẳng, màn hình có độ phân giải cao;

3. Công nghệ sản xuất các IC;

4. Công nghệ sản xuất các sensor;

5. Công nghệ sản xuất các máy thu tích hợp đa chức năng (TV-video, monitor...)

6. Công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử y tế cao cấp (scanner, điện tim, điện não, nội soi, vi phẫu thuật...);

7. Công nghệ sản xuất các ổ đĩa cứng, công nghệ sản xuất các đĩa laser;

8. Công nghệ sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi;

9. Công nghệ sản xuất RAM dung lượng lớn;

10. Công nghệ sản xuất các thiết bị đo lường điện tử digital;

11. Công nghệ gia công cơ khí điện tử bằng tia laser và plasma;

12. Công nghệ chế tạo robot phục vụ tự động hoá sản xuất;

13. Công nghệ sản xuất các sản phẩm phần mềm, đặc biệt công nghệ phần mềm hướng tới multimedia;

14. Công nghệ chế tạo các hệ mô phỏng;

15. Công nghệ sản xuất các hệ giao tiếp người - máy thông qua ngôn ngữ và hình ảnh.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 1818/1999/TT-BKHCNMT
Hanoi, October 21, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE DETERMINATION AND RECOGNITION OF PROJECTS ELIGIBLE FOR SPECIAL INVESTMENT ENCOURAGEMENT UNDER ITEM 5, LIST I, APPENDIX 1 OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 10/1998/ND-CP OF JANUARY 23, 1998
(Projects for the production of new materials, precious and rare materials; projects applying new bio-technologies, new technologies for the manufacture of information and telecommunications equipment; electronic and informatic technologies)
Pursuant to the Government’s Decree No. 22-CP of May 22, 1993 on the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Science, Technology and Environment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 10/1999/ND-CP of January 23, 1998 on a number of measures to encourage and guarantee foreign direct investment activities in Vietnam;
The Ministry of Science, Technology and Environment hereby guides the determination and recognition of projects eligible for special encouragement of investment under Item 5, List 1, Appendix I of Decree No. 10/1998/ND-CP as follows:
I. GENERAL PROVISIONS:
1.1. Subjects and scope of application
This Circular prescribes the criteria, procedures and order for evaluation and certification of eligibility for preferential treatment with regard to foreign direct investment projects in Vietnam which fall under the category of projects eligible for special encouragement of investment under Item 5, List I, Appendix I of Decree No. 10/1998/ND-CP (hereinafter referred to as projects of special investment encouragement for short). Specifically, they include:
a/ Projects for the production of new materials, precious and rare materials;
b/ Projects on the application of new bio-technologies;
c/ Projects on new technologies for the manufacture of information and telecommunications equipment;
d/ Projects on electronic technologies and informatic technologies.
1.2. Preferential regime
The above-mentioned projects which satisfy the criteria specified in this Circular shall be entitled to regimes of special investment encouragement stipulated in the Government’s Decree No. 12-CP of February 18, 1997 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam and Decree No. 10/1998/ND-CP.
1.3. Interpretation of terms
A number of terms used in this Circular are construed as follows:
a/ "New materials" are various kinds of new materials manufactured in Vietnam and on the list of raw materials promulgated by the Ministry of Science, Technology and Environment. This list may be amended and supplemented to be suitable to each period of time.
b/ "Precious and rare materials" are those on the list of precious and rare materials promulgated by the Ministry of Science, Technology and Environment. This list may be amended and supplemented to be suitable to each period of time.
c/ "New technologies" are those applied in Vietnam and on the list of new technologies determined by the Ministry of Science, Technology and Environment. This list may be amended and supplemented to be suitable to each period of time.
d/ "An advanced technological line" is a specialized production line in which programmed automatic equipment must represent at least one third of the value of the line; a the production line in which exists no heavy manual labor process; a production line which is arranged in a space where the industrial hygiene, labor safety and environmental hygiene criteria are ensured; and in which the enterprise’s managerial system must be an advanced one (a number of phases are computerized, such as: production management, supplies, marketing…).
e/ High-tech components and parts:
- In the electronic field, they are circuit boards, condensers, potentiometers, impedances, relays, wire coils, electron guns, assorted picture tubes, ICs, electronic chips’ used in electronic products.
- In the fields of automation, mechanics and engineering, they are details and parts with the second or higher degree of precision, hydraulic and compressed air regulating and controlling vans, CAM mechanisms, gyroscope sets, assorted precision tools, precision comparing and measuring meters,
Computer softwares used in the systems to control automatic equipment, communication equipment, the technological management and business management equipment systems shall be also regarded as high-tech parts.
II. CRITERIA FOR DETERMINING PROJECTS OF SPECIAL INVESTMENT ENCOURAGEMENT
II.1. CRITERIA FOR DETERMINING PROJECTS FOR THE PRODUCTION OF NEW MATERIALS, PRECIOUS AND RARE MATERIALS
A. Projects for the production of new materials:
1. The project’s products must be new materials (Appendix 1).
2. The technological line is an advanced one.
3. Meeting environmental standards prescribed by the State of Vietnam.
B. Projects for the production of precious and rare materials
1. The project’s products are precious and rare materials, excluding projects for the exploitation or fashioning of precious and rare materials (Appendix 2).
2. The technological line is an advanced one.
3. Meeting the environmental standards pres-cribed by the State of Vietnam.
II.2. CRITERIA FOR DETERMINING PROJECTS ON THE APPLICATION OF NEW BIO-TECHNOLOGIES
1. Technologies applied in the projects must be new technologies (Appendix 3).
2. The technological line is an advanced one.
3. The application of new technologies must create high-quality and high-productivity products.
4. Ensuring the biological security norms of the world, the Asian region and Vietnam.
5. Meeting the environmental standards prescribed by the State of Vietnam.
II.3. CRITERIA FOR DETERMINING PROJECTS APPLYING NEW TECHNOLOGIES FOR THE PRODUCTION OF INFORMATION AND TELECOMMUNICATIONS EQUIPMENT
1. Technologies applied in the projects must be new ones (Appendix 4).
2. The technological line is an advanced one.
3. The application of new technologies must create high-quality and high-productivity products.
4. Ensuring the world and the regional economic-technical norms in the field of information and telecommunications.
5. Meeting the environmental standards prescribed by the State of Vietnam.
II.4. CRITERIA FOR DETERMINING ELECTRONIC AND INFORMATIC TECHNOLOGIES PROJECTS
1. Technologies applied in the projects must be on the list of electronic and informatic technologies (Appendix 5).
2. The technological lines must be of advanced level, products can be exported, or products consumed domestically must be of a quality equivalent to that of imported products of the same kind.
3. The project’s scale:
a/ Annual turnover per head must be equivalent to 70,000 USD or more. For enterprises with a legal capital of 30,000,000 USD and a workforce of more than 1,000 people, they shall be deemed to satisfy the criterion specified at this Point a.
b/ The per-capita value of technological equipment is 40,000 USD or more. For enterprises specialized in the production of computer softwares, they shall be deemed to satisfy the criterion specified at this Point b.
c/ The percentage of localization (the percentage of the value of high-tech components and parts made by the enterprises themselves) must represent at least 2% of the annual turnover, or the total value of parts manufactured in Vietnam by the enterprises and other enterprises must represent at least 15% of the annual turnover.
d/ Expenditures for research & development and training activities must represent at least 2% of the annual turnover. If such activities are conducted free of charge, the value of such charge shall be also allowed to be included in the above-said percentage. For enterprises with annual turnover of 10,000,000 USD or more, the annual expenditures for research & development and training must not be lower than 200,000 USD. If enterprises have a technology transfer contract approved by the competent State agency, they shall be deemed to have satisfied the criterion specified at this Point d for the first four years (counted from the time the technology transfer contract is approved).
4. Meeting the world and the regional economic-technical standards in the electronic information field.
5. Meeting the environmental standards prescribed by the State of Vietnam.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
III.1. Dossiers for registration of projects eligible for special investment encouragement
In order to be considered and certified as projects eligible for special investment encouragement as specified in Part II of this Circular, the project owners shall have to send to the investment license-granting agency the following dossiers:
a/ For new projects, the following papers are required:
- An application for registration of a project eligible for special investment encouragement.
- The exposition on the technology(ies) applied in the project (comparing the contents of the technology(ies) with the criteria specified in this Circular).
This dossier shall be sent together with the dossier of application for the granting of the investment license. The determination and recognition of eligibility for preferential treatment shall be effected simultaneously with the process of evaluation before the granting of investment license. If the applying enterprise satisfies the criteria specified in this Circular, the recognition of its eligibility for preferential treatment shall be written in the investment license.
b/ For on-going projects, the following papers are required:
- An application for registration of a project eligible for special investment encouragement.
- The exposition on the technology(ies) applied in the project (comparing the contents of the technology(ies) with the criteria specified in this Circular).
- A copy of the investment license.
III.2. Competence to consider projects eligible for special investment encouragement
a/ For projects which are granted investment licenses by the Ministry of Planning and Investment: On the basis of the opinions of the Ministry of Science, Technology and Environment certifying the application of technologies in the projects according to the provisions of this Circular, the Ministry of Planning and Investment shall decide the regime of special investment encouragement for the projects.
b/ For investment projects licensed by various agencies according to the assignment of responsibility: On the basis of the opinions of provincial/municipal Science, Technology and Environment Services certifying the application of technologies in the projects according to the provisions of this Circular, the local agencies assigned to grant investment licenses, the Boards for Management of Industrial Parks, Export Processing Zones and High-Tech Parks are authorized to decide the regime of special investment encouragement for the projects.
c/ The agencies tasked to certify the application of technologies in the projects must make the certification within 30 days fore cases where projects are eligible for investment privileges.
d/ In cases where an enterprise is ineligible for preferential treatment as prescribed in Part II of this Circular, the agencies tasked to certify the application of technologies in the projects must reply in writing to the investment license-granting agency, clearly stating the reason therefor within 20 days after they receive the valid dossiers.
e/ If, in the course of operation, an enterprise no longer meets the criteria specified in Part II of this Circular, it shall be suspended from enjoying investment privileges.
Enterprises shall be entitled to lodge complaints with the competent level about their eligibility or ineligibility for privileges in accordance with the Law on Complaints and Denunciations.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation if any problem arises, organizations and individuals are requested to report it to the Ministry of Science, Technology and Environment for detailed guidance for settlement.
 

 
MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
 
 
 

Chu Tuan Nha
 
 
 
Appendix 1
LIST OF NEW MATERIALS
1. Various kinds of alloy steel of high durability;
2. Various kinds of mechanical abrasion-resistant steel;
3. Spring steel, shock absorbers, mooring flanges;
4. Chemical and thermal corrosion-resistant steel;
5. Molding steel, stainless steel;
6. Low alloy steel of high durability;
7. Low two-phase steel alloy;
8. Metal composite materials;
9. High-voltage electricity-insulating ceramic materials;
10. High-tech ceramic materials (refractory ceramics, abrasion-resistant ceramics) for use in the ceramics, porcelain and walling and flooring tiles making industry;
11. Piezoelectric porcelain;
12. High-voltage electricity-insulating glass materials;
13. Electricity-insulating polymeric porcelain;
14. Composite polymer materials for electric and electronic technical uses under the harsh environmental conditions;
15. Organic electronic materials;
16. Super-pure inorganic oxides;
17. Super-durable materials for use in the silk, fiber, textile and footwear leather industries;
18. Composite materials with polymeric base;
19. Technical rubber materials;
20. Synthetic rubber;
21. Metal-metal glues;
22. Metal-rubber glues;
23. Carbon fiber-polymer composites;
24. Special-purpose paints, oil-, heat- or chemical-proof;
25. Electricity-conducting polymers;
26. Emulsive polymers (Acrylic Copolymer, Styrene Acrylic, Polyvinyl Acetate Copolymer, Polyvinyl Acetate Homopolymer);
27. PVC plastic;
28. Composite condensers;
29. Sensors-manufacturing materials;
30. Electronic ceramic materials;
31. Materials for the production of photonic-electronic components;
32. Materials for the production of various kinds of light amplifying optical fiber;
33. Electronic and photonic materials based on polymers;
34. New materials with energy-storing properties for use in electric and electronic equipment;
35. Polymer materials for medical use;
36. Polymer materials for pharmaceutical use;
37. Polymer materials for cosmetic use;
38. Polymer materials for veterinary use;
39. Polymer-carbon fiber composite materials for medical use;
40. Special polymeric membrane materials;
41. Thin-membrane materials;
42. Exosmotic membrane materials;
43. High-grade magnetic materials;
44. Photonic-electronic and photonic materials;
 
Appendix 2
LIST OF PRECIOUS AND RARE MATERIALS
1. Titanium materials;
2. Platinum materials;
3 Other precious and rare metal materials (W, Mo);
4. Rare earth metal materials;
5. Rare earth metal oxide materials;
6. Rare earth ferro materials;
7. High-tech materials based on rare earth;
8. Zirconium materials;
9. Strontium materials
10. Artificial diamond materials.
 
Appendix 3
LIST OF NEW BIO-TECHNOLOGIES
1. Technologies for the production of vaccines of a new generation for human being;
2. Technologies for the production of antibiotics for human being;
3. Technologies for the production of bio-preparations for use in human medical diagnosis and treatment;
4. Technologies for the cell and tissue culture and transplantation for medical use;
5. Technologies for the production of surgical thread and bio-membranes for medical use;
6. Technologies for the preservation, storage and extraction of preparations from blood for use in human medical diagnosis and treatment;
7. Technologies for the production of veterinary vaccines (cattle and poultry) of a new generation;
8. Technologies for the KIT production for diagnosis and treatment of plant and animal diseases;
9. Technologies for the production of plant varieties with improved transplanted tissues, tissue and cell culture, anther culture and genetic modification, which can resist diseases and harmful insects and adverse climatic conditions;
10. Technologies for the production of biological pesticides
11. Technologies for the production of bio-fertilizers
12. Bio-technologies for treatment of wastes (solid or liquid)
13. Technologies for the production of hormones controlling fishes� unisexuality;
14. Technologies for breeding and transplanting zygotes of buffaloes, cows and goats;
15. Technologies for the production of nutritious preparations (from animals and plants) in service of the protection of human and domestic animal health.
 
Appendix 4
LIST OF NEW TECHNOLOGIES FOR THE MANUFACTURE OF INFORMATION AND TELECOMMUNICATIONS EQUIPMENT
1. ATM (asynchronous transfer mode) technology;
2. SDH (synchronous digital hierarchy) technology;
3. Technologies for the manufacture of optical-fiber, cable;
4. Technologies for the manufacture of electronic digital switchboards with a high capacity (10,000 numbers or more) and capable of providing multimedia services, being used in the intelligent network (IN) and the band-width integrated services digital network (B-ISDN);
5. Technologies for the manufacture of intelligent circuit-switching systems (according to the neuron principle);
6. Technologies for the manufacture of high-speed photo and radio transmission equipment;
7. Technologies for the manufacture of multimedia terminal equipment, network-accessing equipment, and terminal equipment of the satellite and space communication systems;
8. Technologies for the manufacture of global mobile phones;
9. Laser information technologies;
10. Technologies for the manufacture of encrypted transmission and reception devices in different waves.
 
Appendix 5
LIST OF ELECTRONIC AND INFORMATIC TECHNOLOGIES
1. Technologies for the manufacture of photo-electronic and mecho-photo-electronic components;
2. Technologies for the manufacture of flat screens and high-definition screens;
3. Technologies for the manufacture of ICs;
4. Technologies for the manufacture of sensors;
5. Technologies for the manufacture of multi-functional and integrated receivers (TV-video-monitor...);
6. Technologies for the manufacture of high-grade medical electronic equipment (scanner, electrocardiograph, electroencephalograph, endoscope, microsurgery...);
7. Technologies for the manufacture of hard disk drives, technologies for the manufacture of laser disks;
8. Technologies for the manufacture of computers and peripheral devices;
9. Technologies for the manufacture of large-capacity RAM;
10. Technologies for the manufacture of digital electronic measuring devices;
11. Technologies for electronic mechanic processing with laser and plasma rays;
12. Technologies for the manufacture of robots in service of production automation;
13. Technologies for the manufacture of software products, especially multimedia-oriented software technologies;
14. Technologies for the manufacture of simulation mechanisms;
15. Technologies for the manufacture of human-robot communication systems with the aid of language and images.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 1818/1999/TT-BKHCNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất