Quyết định 1026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện Thạnh phú, tỉnh Bến Tre

thuộc tính Quyết định 1026/QĐ-TTg

Quyết định 1026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện Thạnh phú, tỉnh Bến Tre
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1026/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/11/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1026/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1026 /QĐ-TTG
NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ,
HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4117/BNN-KH ngày 28 tháng 10 năm 1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 6633/BKH - NN ngày 26 tháng 9 năm 1998, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 2178/BKKCNMT - MTg ngày 3 tháng 9 năm 1998, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre tại Tờ trình số 905/TT-UBT ngày 27 tháng 7 năm 1998.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Phê duyệt thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia.

 

Điều 2. Phê duyệt dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú với những nội dung chủ yêú như sau:

1. Quy mô và ranh giới vùng dự án:

Vùng dự án có diện tích 8.825 ha, thuộc địa giới hành chính của 3 xã: An Điền, Thạnh Phong và Thạnh Hải, thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Phía Bắc giáp cửa Sông Hàm Luông.

Phía Đông giáp Biển Đông.

Phía Tây là đường liên thôn từ Rạch Cừ (ấp Giao Điền) qua đập Đá Hàn (Vàm Rỗng) qua trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải tới rạch Khém Thuyền và ven sông Cổ Chiên tới rạch Eo Lớn;

Phía Nam giáp cưả sông Cổ Chiên;

Toạ độ địa lý:

- Điểm cực Bắc (Rạch Cừ đổ ra sông Hàm Luông):

+ Độ Vĩ Bắc: 9057'40"

+ Độ Kinh Đông: 106032'58"

- Điểm cực Nam (rạch Eo Lớn đổ ra sông Cổ Chiên):

+ Độ Vĩ Bắc: 9050'05"

+ Độ Kinh Đông: 106032'56"

2. Quy hoạch vùng dự án.

a) Tên Dự án: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú

b) Mục tiêu:

- Bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước, bảo vệ một mẫu sinh cảnh tiêu biểu của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng ven biển cửa sông, cung cấp dinh dưỡng và khu cư trú cho các loài thuỷ sản.

- Tạo vành đai rừng phòng hộ ven biển, phát huy vai trò phòng hộ môi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển.

- Bảo tồn di tích lịch sử quốc gia " Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam" một đầu mối quan trọng của đường Trường Sơn trên biển. Góp phần giáo dục tinh thần cách mạng, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị vùng ven biển.

- Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác lâm - ngư nghiệp, để nâng cao lợi ích kinh tế của rừng ngập mặn góp phần nâng cao thu nhập cho những người làm nghề rừng.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm không ngừng cải thiện điều kiện sinh sống còn nghèo của nhân dân trong vùng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn.

c) Các phân khu chức năng trong vùng Dự án.

Diện tích của vùng dự án là: 8.825 ha, trong đó:

- Khu bảo tồn có diện tích: 4.510 ha

- Vùng đệm có diện tích: 4.315 ha

- Khu bảo tồn bao gồm các phân khu như sau:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Tổng diện tích tự nhiên là 1.788 ha

Chức năng:

* Bảo vệ khu cư trú tự nhiên của các loài cây rừng ngập mặn, bảo vệ một mẫu sinh cảnh độc đáo của vùng cửa sông Cửu Long.

* Cung cấp khu cư trú và dinh dưỡng cho các loài động vật, các loài thuỷ sinh vật và các loài chim nước.

* Cung cấp nguồn giống thực vật, động vật và thuỷ sinh vật cho các vùng khác.

* Duy trì các quá trình diễn thế tự nhiên của rừng ngập mặn vùng cửa sông.

* Bảo vệ và góp phần tôn tạo các di tích lịch sử của " đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam", là địa điểm tham quan, du lịch, nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống cách mạng cho cộng đồng.

+ Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích tự nhiên là 949 ha, gồm đai rừng phòng hộ ven biển Đông và các cửa sông Hàm Luông và Cổ Chiên.

Chức năng:

* Hạn chế các tác hại của sóng biển và gió, hạn chế xói lở bờ biển, thúc đẩy quá trình bồi tụ phù sa.

* Cung cấp nơi cư trú và kiếm ăn cho các loài động vật hoang dã và các loài thuỷ sản.

* Giải quyết một phần nhu cầu lâm sản cho nhân dân địa phương

+ Phân khu nghiên cứu thực nghiệm sử dụng bền vững tài nguyên rừng: Tổng diện tích tự nhiên là 1.773 ha.

Chức năng:

* Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm các mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

* Cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác lâm - ngư nghiệp. Thông qua các mô hình nghiên cứu và thực nghiệm đó để tăng năng xuất của rừng, nâng cao lợi ích kinh tế của những diện tích rừng ngập mặn, góp phần giải quyết nhu cầu lâm sản và thực phẩm cho nhân dân địa phương. Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Vùng đệm: tổng diện tích là 4.315 ha, gồm:

+ Vùng đệm trên đất liền: 2.417 ha

+ Vùng đệm sông và ven biển: 1.898 ha

Chức năng:

+ Tạo vành đai an toàn cho Khu bảo tồn nhằm giảm nhẹ những áp lực kinh tế xã hội đối với Khu bảo tồn.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

d) Các chương trình hoạt động.

- Chương trình quản lý bảo vệ gồm:

+ Thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý và theo dõi diễn biến sử dụng đất đai và tài nguyên rừng.

+ Xác lập hệ thống ranh giới khu bảo tồn và các phân khu chức năng.

+ Nâng cấp các văn phòng tiểu khu và các chốt canh phòng.

+ Tăng cường huấn luyện đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức công tác của các nhân viên quản lý.

- Chương trình phát triển rừng gồm:

+ Khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 936,7 ha và trong vùng phục hồi sinh thái là 530,9 ha.

+ Trồng rừng mới trong phân khu phòng hộ xung yếu (31,9 ha) và trong phân khu nghiên cứu khoa học (14,4 ha) và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (31,5 ha). Tổng diện tích trồng rừngtrong 3 phân khu là 77,8 ha.

- Chương trình nghiên cứu sử dụng bền vững trong phân khu nghiên cứu thực nghiệm và vùng đệm gồm:

+ Xây dựng 120 ha mô hình mẫu về các hệ thống canh tác lâm - ngư nghiệp bền vững trên đất ngập mặn, trên cơ sở đó sẽ chuyển giao các kỹ thuật canh tác cho nhân dân địa phương.

+ Điều chế rừng Đước 1.765,3 ha và rừng Dừa Lá là 772, 9 ha.

- Chương trình xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng gồm:

+ Nâng cấp và làm mới một số trục đường giao thông liên xã+ Nạo vét một số tuyến kênh rạch chính+ Xây mới 3 cầu bê tông nhỏ.+ Xây dựng 20 km đường dây điện sinh hoạt tới các chốt tiểu khu.+ Xây dựng và nâng cấp 400m2 nhà của khu trung tâm và 3 tháp quan sát tại các vị trí then chốt phục vụ cho việc tham quan du lịch và canh gác bảo vệ rừng.

- Chương trình tuyên truyên giáo dục và tổ chức du lịch gồm:

+ Giáo dục cộng đồng về các giá trị của tài nguyên đất ngập nước và luật pháp của nhà nước trong việc quản lý bảo vệ rừng.

+ Chuyển giao các kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước cho cộng đồng.

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

- Chương trình giám sát ảnh hưởng môi trường và hiệu quả của các hoạt động của dự án gồm:

+ Nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu đối với hệ sinh thái rừng nhập mặn.

+ Kiểm soát diễn biến của môi trường và hiệu quả của các hoạt động thực thi dự án.

+ Nhận xét và phát hiện những diễn biến xấu để đề xuất cho các cơ quan thực thi có các hành động hoặc biện pháp khống chế kịp thời.

e) Vốn đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư: 6.050 triệu đồng gồm:

+ Chương trình quản lý bảo vệ rừng 650 triệu đồng

+ Chương trình phát triển rừng: 900 triệu đồng

+ Xây dựng mô hình lâm ngư và điều chế rừng:1.200 triệu đồng

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 2.200 triệu đồng

+ Chương trình tuyên truyền giáo dục: 200 triệu đồng

+ Chương trình giám sát môi trường: 900 triệu đồng

- Nguồn vốn:

Vốn ngân sách cấp: 6.050 triệu đồng

g) Thời hạn đầu tư: 5 năm, từ năm 1999 đến năm 2003.

h) Chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre

i) Chủ đầu tư: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú.

k) Về tổ chức: Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre quyết định thành lập bộ máy Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý rừng đặc dụng.

 

Điều 3. Quyết định nàycó hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất