Thông tư 97/2010/TT-BTC chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị

thuộc tính Thông tư 97/2010/TT-BTC

Thông tư 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:97/2010/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Sĩ Danh
Ngày ban hành:06/07/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----------------

Số: 97/2010/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 06  tháng 7  năm 2010

THÔNG TƯ

Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị

đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

-----------------------------

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 6 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang;

Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) như sau:

PHẦN I
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
Điều 1. Quy định chung về chế độ công tác phí
1. Phạm vi, đối tượng được hưởng chế độ công tác phí:
Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, công nhân, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (gọi tắt là cán bộ, công chức) được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Đối với cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn cũng được áp dụng các quy định tại Thông tư này.
2. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm:
Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có). 
3. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác; hoặc có giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;
- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này (trừ các trường hợp được phép thanh toán theo phương thức khoán).
4. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;
- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
6. Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán các khoản công tác phí cho người đi công tác trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 2 Thông tư này.
7. Trong những ngày được cử đi công tác nếu do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ thì ngoài chế độ phụ cấp lưu trú còn được thanh toán chế độ trả lương làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức theo quy định hiện hành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ: Thủ tục xác nhận làm thêm giờ làm căn cứ thanh toán; quy định các trường hợp đi công tác được thanh toán chế độ trả lương làm thêm giờ, đảm bảo nguyên tắc chỉ được thanh toán trong trường hợp được cấp có thẩm quyền yêu cầu phải làm thêm giờ, không thanh toán cho các trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ.
Điều 2. Nội dung chi và mức chi công tác phí
1. Thanh toán tiền phương tiện đi công tác:
a) Người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại; tiền phương tiện đi lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả. Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.
Chứng từ và mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
b) Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức được thanh toán tiền phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện thô sơ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
c) Quy định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước như sau:
- Đối với các đối tượng Lãnh đạo cấp cao (trên cấp Bộ trưởng) thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
 - Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho đối tượng: Cán bộ lãnh đạo hưởng bảng lương chức vụ lãnh đạo, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ gồm: Bộ trưởng và các chức danh tương đương; Thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; Phó trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hạng ghế thường: Dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
d) Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).
2. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
a) Đối với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km) thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định căn cứ đơn giá thuê xe phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
b) Đối với các đối tượng cán bộ, công chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân với đơn giá khoán (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe).
c) Căn cứ để thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác gồm: Giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
3. Phụ cấp lưu trú:
a) Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác... và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. 
b) Cán bộ, công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày  thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển); trong trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất để thanh toán chi trả cho cán bộ, công chức.
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán phụ cấp lưu trú gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan đơn vị duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
4. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
Đối với các đối tượng Lãnh đạo cấp cao thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Các đối tượng cán bộ, công chức còn lại được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo một trong hai hình thức như sau:
a) Thanh toán theo hình thức khoán:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;
- Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh tương đương nếu nhận khoán thì mức khoán tối đa không quá 900.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác.
Trường hợp cán bộ đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức khoán phòng tương ứng.
b) Thanh toán theo hoá đơn thực tế:
Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại điểm a nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
- Đối với các đối tượng Lãnh đạo cấp Bộ trưởng và các chức danh tương đương: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
- Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại), thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
- Trường hợp cán bộ công chức được cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của cán bộ công chức, thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).
d) Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.
5. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Các đối tượng cán bộ nêu trên nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.
6. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan:
a) Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang tài liệu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì.
b) Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng; hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị,  thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán: Ngoài chứng từ thanh toán quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 nêu trên, phải có công văn trưng tập (thư mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.
7. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đi công tác thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân (tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, họp Ban của Hội đồng nhân dân, giám sát, tiếp xúc cử tri...) thì được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.
8. Trường hợp cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn, thì do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán công tác phí cho nhân chứng từ nguồn kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng.
PHẦN II
CHẾ ĐỘ CHI TIÊU HỘI NGHỊ
Điều 3. Quy định chung về chế độ chi tiêu hội nghị
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Đối tượng áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định tại Thông tư này là các hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân; các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định tại Thông tư này.
Riêng Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, kỳ họp Quốc hội, họp Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội nghị để quán triệt, tổ chức triển khai trên phạm vi toàn quốc những chủ trương, chính sách lớn, quan trọng và cấp bách của Đảng và nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý được phân công; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề; tổ chức hội nghị sơ kết tổng kết đánh giá chương trình công tác hàng năm, phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các ban của Đảng ở Trung ương khi tổ chức hội nghị toàn quốc, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thường trực Ban Bí thư.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập cuộc họp toàn ngành ở địa phương để tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm, tổ chức cuộc họp tập huấn triển khai có mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp tham dự thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện  triệu tập cuộc họp toàn ngành ở huyện để tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm, tổ chức cuộc họp tập huấn triển khai có mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp tham dự thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
3. Khi tổ chức hội nghị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, tăng cường hình thức họp trực tuyến (online) nhất là đối với các hội nghị toàn quốc trên cơ sở đảm bảo phù hợp với yêu cầu riêng của từng cuộc họp; thực hiện lồng ghép các nội dung vấn đề, công việc cần xử lý; kết hợp các loại cuộc họp với nhau một cách hợp lý; chuẩn bị kỹ đầy đủ đúng yêu cầu nội dung cuộc họp, tuỳ theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Thông tư này, không phô trương hình thức, không được tổ chức liên hoan, chiêu đãi, hạn chế thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho đại biểu dự họp. 
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu được Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp mời tham dự kỳ họp, họp các Ban của Hội đồng nhân dân được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Thời gian tổ chức các cuộc hội nghị được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:
- Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày;
- Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
- Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của vấn đề;
Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước; từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với các cuộc họp khác thì tuỳ theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý nhưng không quá 2 ngày;
- Thời gian các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, họp các Ban của Hội đồng nhân dân không thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Nội dung chi và mức chi tổ chức hội nghị
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi các nội dung sau:
a) Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị.
b) Tiền tài liệu; bút, giấy (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị; chi thuê giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên.    
c) Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.
d) Tiền nước uống trong cuộc họp.
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí) của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) và đại biểu thuộc các doanh nghiệp.
e) Các khoản chi khác như: Tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v...
Đối với các khoản chi về khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
2. Một số mức chi cụ thể:
a) Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước như sau:
- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 150.000 đồng/ngày/người;
- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người;
- Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 60.000 đồng/ngày/người.
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước nêu trên là căn cứ để thực hiện hỗ trợ theo hình thức khoán bằng tiền cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp nếu phải tổ chức nấu ăn tập trung, mức khoán nêu trên không đủ chi phí, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước cao hơn mức khoán bằng tiền, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập và đại biểu từ các doanh nghiệp).
b) Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế quy định về chế độ thanh toán tiền công tác phí nêu tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
c) Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị theo mức chi quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
d) Chi tiền nước uống trong cuộc họp: Tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày(2 buổi)/đại biểu.
đ) Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo quy định về thanh toán chế độ công tác phí quy định tại Thông tư này.
e) Các khoản chi phí thuê mướn khác phục vụ hội nghị như: Thuê hội trường, in sao tài liệu, thuê xe, thuê giảng viên ... phải có hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị phải được quản lý, sử dụng theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán chi ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.
2. Căn cứ khả năng ngân sách và giá cả thực tế: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định các mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương cho phù hợp nhưng không vượt quá 20% mức chi tối đa quy định tại Thông tư này và phải tự sắp xếp trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên được giao dự toán đầu năm để thực hiện.
Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ mức chi tối đa quy định tại Thông tư này quyết định mức chi thực tế (có hoá đơn hợp pháp, hợp lệ) nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. 
3. Trong trường hợp đặc biệt cần phải có mức chi công tác phí, mức chi hội nghị cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và cuối năm có trách nhiệm công khai với toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị về những trường hợp đã quyết định chi công tác phí, chi hội nghị cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này; đồng thời phải sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên được giao dự toán đầu năm để thực hiện.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Nghị quyết 773/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, để ban hành Nghị quyết áp dụng cho Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thiết thực, hiệu quả đối với những nhiệm vụ chi có liên quan.
5. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc cho phù hợp tính chất đặc thù của từng lực lượng.
6. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, được quyết định mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể hoá mức chi theo quy định tại Thông tư này và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách, đặc điểm hoạt động của đơn vị. Đối với những khoản kinh phí chi không thường xuyên (kinh phí không giao khoán) thì thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị theo mức chi quy định cụ thể của Bộ, ngành, địa phương về cụ thể hóa mức chi quy định tại Thông tư này.
Đối với các hội nghị được tổ chức bằng nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ, thì khuyến khích vận dụng thực hiện chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Thông tư này nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp khả năng ngân sách của đơn vị.
Các doanh nghiệp nhà nước được vận dụng chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Thông tư này để thực hiện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện theo chương trình, đề án, dự án cụ thể, nếu có phát sinh nhiệm vụ chi công tác phí, hội nghị phí thì phải thực hiện theo đúng mức chi được cấp có thẩm quyền giao thực hiện chương trình, đề án, dự án phê duyệt.
7. Những khoản chi công tác phí, chi hội nghị không đúng quy định tại Thông tư này khi kiểm tra phát hiện cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan thanh tra, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; thay thế mục I Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính; thay thế Điều 1 Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Riêng năm 2010 các cơ quan, đơn vị sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao và nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn thực hiện./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
- VP Chính phủ;
- VP TW Đảng và các ban của Đảng;
- Toà án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán NN, VP Ban Chỉ đạo TW về PC tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- UBND, HĐND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TC, KBNN các tỉnh TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
-
 Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)

  

 

Phạm Sỹ Danh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

No. 97/2010/TT-BTC

Hanoi, July 06, 2010

 

 

CIRCULAR

ON WORK-TRIP ALLOWANCES AND CONFERENCE EXPENDITURES APPLICABLE TO STATE AGENCIES AND PUBLIC NON-BUSINESS UNITS

 

THE MINISTRY OF FINANCE

 

Pursuant to the Government's Decree No. 60/ 2003/ND-CP of June 6, 2003, detailing and guiding the implementation of the Law on the State Budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

In furtherance of the Political Bureau's Conclusion No. 40-KUTW of March 6, 2009, redressing irrationalities in salaries of and allowances for cadres, civil servants and public employees within Party, State and Vietnam Fatherland Front agencies, mass organizations and armed forces;

To practice thrift, combat waste and meet practical requirements, the Ministry of Finance provides for work-trip allowances and conference expenditures applicable to state agencies, public non-business units, sociopolitical organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and armed forces units funded with the state budget (below referred to as agencies and units) as follows:

 

Part I

WORK-TRIP ALLOWANCES

Article 1. General provisions on work-trip allowances

1. Scope and beneficiaries of work-trip allowances:

Cadres, civil servants, public employees and contractual employees defined by law who work in agencies and units; officers and soldiers on termed service, workers, public employees and contractual employees in people's armed forces units (below referred to as cadres and civil servants) who are sent on domestic work trips by competent authorities; and deputies to People's Councils at all levels who participate in activities of People's Councils.

Cadres and civil servants who are invited by procedure-conducting agencies as witnesses in cases involving their expertise.

2. Work-trip allowances, which are expenses payable to those on domestic work trips, include travel expense, stay allowance, rent for lodgings in work-trip destinations, luggage charge, and document-carrying charge (if any).

3. Conditions for cadres and civil servants to receive work-trip allowances:

- They perform their assigned tasks;

- They are sent on work trips by heads of their agencies or units; or they are invited by procedure-conducting agencies as witnesses in cases involving their expertise;

- They have adequate supporting documents for payment under this Circular (except cases entitled to package payment).

4. The following cases are ineligible for work- trip allowances:

- Treatment or convalescence time at health establishments or sanatoria;

- Time at long- or short-term training courses during which trainees have enjoyed entitlements;

- Time for private business during work trips;

- Time on resident or dispatched assignment in another locality or agency under a decision of a competent authority.

5. Heads of agencies and units shall consider sending their staff on work trips (regarding the number and work-trip duration) efficiently and economically within their allocated annual state budget estimates.

6. Agencies and units shall pay allowances to their staff on work trips, except the case specified in Clause 6. Article 2 of this Circular.

7. During work trips, if work requires extra time, cadres or civil servants may, in addition to stay allowances, enjoy extra-time pay under current regulations. Heads of agencies and units shall specify in their internal spending regulations procedures for certification of extra working time as a basis for payment and work trips eligible for extra-time pay, on the principle that payment may be made only in case such extra working time is required by a competent authority, not for cases in which cadres or civil servants on work trips concurrently settle their personal matters during days-off.

Article 2. Contents and levels of spending on work-trip allowances

1. Payment of travel expenses:

a/ Those on work trips may receive travel expenses they have paid, including rent for vehicles from their homes to airports, railway stations or car terminals and vice versa; airfares, train tickets or tickets of mass transit vehicles from their agencies to work-trip destinations and vice versa; expense for travel within localities of work-trip destinations, such as from lodgings to workplaces, from airports, railway stations or car terminals to lodgings and vice versa; charge for ferry boats for themselves and vehicles; road toll and document-carrying charge (if any). In case sending and receiving agencies or units have arranged vehicles for cadres and civil servants, they will not have such expenses paid.

Documents for and levels of payment are based on prices indicated in tickets, ticketing invoices or receipts of vehicle owners. The ticket price is exclusive of other service charges like those for sightseeing or special services on request. Particularly for documents for payment of airfares, boarding cards are required in addition to ticket counterfoils (or electronic tickets).

b/ Based on agencies' or units' internal spending regulations, the nature of work trips and allocated funds, heads of agencies or units shall approve cadres' or civil servants' request for payment of expenses for travel by air. train, car or rudimentary vehicles, ensuring thrift and efficiency.

c/ Regulations on airfares for persons on domestic work trips:

- For high-ranking leaders (holding titles higher than ministerial level or equivalent), state current regulations apply;

- Business-class or class-C airfares are applicable to leading officials who enjoy salaries for leadership posts or enjoy leadership post-based allowances under the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 730/NQ-UBTVQH of September 30, 2004. the Party Central Committee Secretariat's Decision No. 128-QD-TW of December 14. 2004. or the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP of December 14. 2004, including ministers and equivalent: deputy ministers and leading officials who enjoy post-based allowance coefficient of 1.3 or higher; deputy heads of central socio-political organizations; and the Standing Secretary of the central Ho Chi Minh Communist Youth Union;

- Economy-class airfares are applicable to cadres and civil servants holding other titles.

d/ For regions in which vehicles of mass transit dealers are unavailable and those on work trips have to hire other vehicles, heads of their agencies or units shall decide to approve payment of vehicle rents based on vehicle rent contracts or receipts of vehicle owners (taking into account freights of other vehicles at the same time in these regions).

2. Package payment of car rents:

a/ Leading officials who are entitled to cars arranged under the Prime Minister's regulations but have to pay car rents themselves because their agencies or units cannot arrange cars for them when they go to localities 10 km or more (in highland, island, difficulty-hit mountainous or deep-lying areas) or 15 km or more (in other areas) away from their working offices are entitled to package payment of car rents by their agencies or units, based on the actual distance (kilometer) and rent rate, Heads of agencies or units shall set rent rates based on popular rent rates applicable to medium-grade vehicles in localities and include such rent rates in their internal spending regulations.

b/ Cadres and civil servants who are not entitled to be arranged cars and who go on work trips on their own cars to localities 10 km or more (in highland, island, difficulty-hit mountainous or deep-lying areas) or 15 km or more (in other areas) away from their working offices are entitled to package payment of car rents based on the actual distance (kilometer) multiplied by the presumptive rent rate (including fuel cost and car depreciation).

c/ Bases for package payment of car rents include a travel warrant of cadres or civil servants on work trips, certified by the receiving agency (or hotel or guesthouse), and a table listing travel distances, which shall be submitted to heads of agencies or units for payment approval and included in internal spending regulations of agencies or units.

3. Stay allowances:

a/ Stay allowances mean amounts paid by agencies or units to their staff on work trips in addition to their salaries, to ensure meal expenses and pocket money for them, for a period from the date they begin until they finish their work trips and return to their agencies or units (including time of journey and stay in work-trip destinations).

The stay allowance payable to a cadre or civil servant on a work trip must not exceed VND 150.000/day. For a work trip within a day. the head of an agency or unit shall decide on the level of stay allowance based on the actual number of hours of the work trip, the work time outside working hours (including the time of journey) and the distance from the agency or unit to the work-trip destination, which must be included it in internal spending regulations of the agency or unit.

b/ Cadres and civil servants working on the mainland who are sent on work trips at sea or on islands are entitled to the maximum stay allowance of VND 200.000/person/day of actual work trip (applicable to days during which they work on islands and travel days at sea). In specific sectors for which allowances for work trips at sea or on islands have been stipulated by competent authorities, the highest allowance level may be applied to payment to cadres and civil servants.

c/ Supporting documents for payment of stay allowances include a document or work plan approved by the head of an agency or unit; and a travel warrant appended with the seal of the sending agency or unit and signed by and appended with the seal of the receiving agency (or hotel or guesthouse) certifying dates of arrival and departure.

4. Payment of rents for lodgings in work-trip destinations:

For high-ranking leaders, current state regulations apply; Other cadres and civil servants may have lodging rents paid by their agencies or units by:

a/ Package payment:

- For work trips to urban districts of Hanoi, Ho Chi Minh, Hai Phong, Can Tho and Da Nang cities, and provincial grade-I urban centers, the package allowance must not exceed VND 350,000/day/person;

- For work trips to rural districts of centrally run cities and other towns and provincial cities, the package allowance must not exceed VND 250,000/day/person;

- For work trips to other areas, the package allowance must not exceed VND 200,000/day/person:

- For holders of ministerial, deputy- ministerial or other equivalent titles who receive package payment, the package allowance must not exceed VND 900,000/day/person. regardless of their work-trip destinations.

Cadres on work trips who have to complete their tasks until the day-end or who can buy airfares, train or car tickets only from 18:00 hours to 24:00 hours of the same day may receive payment for an additional half-a-day rent not exceeding 50% of the relevant package level of lodging rent.

b/ Invoice-based payment:

Cadres or civil servants on work trips who refuse to receive package payment under Point a above may receive payment based on actual lodging rents (accompanied with lawful invoices) as approved by heads of their agencies or units, specifically as follows:

- Holders of ministerial or equivalent titles are entitled to the lodging rent not exceeding VND 2.5 million/day/room;

- For work trips to urban districts of Hanoi. Ho Chi Minh, Hai Phong, Can Tho and Da Nang cities, and provincial grade-I urban centers:

+ Leaders who enjoy a post-based allowance coefficient of 1.25-1.3 in administrative agencies or non-business units and holders of equivalent titles in Party or Vietnam Fatherland Front agencies or mass organizations arc entitled to the lodging rent not exceeding VND 1.2 million/day/ room;

+ Other cadres and civil servants are entitled to the lodging rent not exceeding VND 0.9 million/day/room with 2 persons/room;

- For work trips to other areas:

+ Leaders who enjoy a post-based allowance coefficient of 1.25-1.3 in administrative agencies or non-business units and holders of equivalent titles in Party or Vietnam Fatherland Front agencies or mass organizations are entitled to the lodging rent not exceeding VND 1 million/day/ room;

+ Other cadres and civil servants arc entitled to the lodging rent not exceeding VND 0.6 million/day/room with 2 persons/room;

- A cadre or civil servant who goes on a work trip alone or odd persons or odd persons of different sexes in a delegation (for other cadres and civil servants) may rent a separate room at the actual rent rate not exceeding the rent applicable to other cadres or civil servants in the delegation (with 2 persons/room);

- Cadres and civil servants on work trips in the same delegations with holders of leading titles who are entitled to hotel room norms higher than those for such cadres and civil servants may receive payments based on actual rents of standard rooms in hotels in which such holders of leading titles stay with 2 persons/room.

c/ Supporting documents for payment of lodging rents include a document or work plan indicating the number of work-trip days approved by the head of an agency or unit; a travel warrant appended with the sending agency's or unit's seal and signed by and appended with the seal of the receiving agency (or hotel or guesthouse) certifying the dates of arrival and departure and a lawful invoice (in case payment is made based on actual lodging rents).

d/ Cadres and civil servants on work trips to agencies or units that have arranged free lodgings are not entitled to package payment of lodging rents. If requesting and receiving package payment of lodging rents, they shall refund the rents to their agencies or units and be disciplined under the law on cadres and civil servants.

5. Package payment of monthly work-trip allowances:

For commune-level cadres and cadres of other agencies or units who have to regularly go on work trips for over 10 days a month (such as correspondence clerks, accountants, forest rangers, officers of procedural agencies who conduct investigation, procuracy or verification or send legal notices), heads of agencies or units shall, depending on entities, task characteristics and financial capacity, set the package level of monthly work-trip allowance to support these cadres and civil servants in covering car-parking and fuel expenses, which must not exceed VND 300,000/person/month and shall be included in their internal spending regulations.

These cadres who are sent by competent authorities to go on specific work trips may receive payments for travel expenses and stay allowances under Clauses 1, 2 and 3 of this Article together with monthly package work-trip allowances if they go on work trips for over 10 days a month.

6. For cadres and civil servants going on work trips with inter-branch or -agency delegations

a/ In case an agency or unit wishes to requisition cadres, civil servants and public employees of another agency or unit for an inter-branch work trip to perform its political tasks or for fundamental research projects, that agency or unit shall pay all expenses for the delegation, including travel expenses, luggage charge, document-carrying charge, stay allowance, and lodging rent in work-trip destinations at the levels specified in its internal spending regulations.

b/ In case cadres and civil servants join an inter-branch or -agency delegation on a work trip under the requisition of a superior state management agency or coordinate with one another in performing jobs within political tasks of each agency or unit, the agency or unit in charge of the delegation shall pay travel expenses, luggage charge, and document-carrying charge (if any) to these cadres and civil servants. A delegation member who goes to the work-trip destination alone may have travel expenses, luggage charge, and document-carrying charge (if any) paid by his/her agency or unit.

In addition, the sending agency or unit shall pay stay allowances and lodging rents to their staff on work trips.

c/ Payment documents: In addition to the documents specified in Clauses 1.2 and 3, Article 2, there must be official letters (letters or official letters of invitation) requisitioning cadres, civil servants and public employees of other agencies or units for work trips. Such an official letter must indicate each agency's and unit's responsibility to pay work-trip expenses.

7. Deputies to People's Councils at all levels on work trips to perform their tasks (attending meetings of People's Councils or of committees of People's Councils, conducting supervisory activities or meeting with voters) may receive payments for work-trip allowances from operating funds of People's Councils.

8. Cadres and civil servants who are invited by procedure-conducting agencies as witnesses in cases involving their expertise may receive payments for work-trip allowances from operating funds of these agencies.

 

Part II

CONFERENCE EXPENDITURES

Article 3. General provisions on conference expenditures

1. Subjects and scope of application:

Conference expenditures under this Circular are applicable to thematic review conferences, annual review conferences, and task performance training conferences held by state administrative agencies as prescribed in the Prime Minister's Decision No. 114/2006/QD-TTg of May 25. 2006. promulgating regulations on meetings in the operation of state administrative agencies.

Sessions of People's Councils and their standing boards and committees, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and public non-business units funded with the state budget must comply with regulations on conference expenditures under this Circular.

Particularly, the National Congress of the Communist Party of Vietnam, congresses of Party committees at all levels in preparation for the National Congress, conferences of Party agencies, National Assembly sessions, sessions of the Ethnic Council or other committees of the National Assembly, and sessions of the National Assembly Standing Committee must comply with specific regulations of competent authorities.

2. Before holding conferences to grasp and implement nationwide the Party's and State's major, important and urgent guidelines and policies in their assigned management domains; thematic review conferences; or conferences reviewing annual work programs, ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies shall obtain the Prime Minister's written approval under the Prime Minister's Decision No. 114/2006/QD-TTg of May 25, 2006, promulgating regulations on meetings in the operation of state administrative agencies. Before organizing national conferences, the Party's central committees shall obtain written approval of the Secretariat's Standing Committee.

Before convening the whole sector's meetings in localities to review the performance of annual tasks or training meetings attended by chairpersons or vice chairpersons of district-level People's Committees or heads of other district-level specialized agencies, heads of specialized agencies of provincial-level People's Committees shall obtain approval of chairpersons of provincial-level People's Committees under regulations.

Before convening the whole sector's meetings in districts to review the performance of annual tasks or training meetings attended by chair-persons or vice chairpersons of commune-level People's Committees or heads of other commune-level specialized agencies, heads of specialized agencies of district-level People's Committees shall obtain approval of chairpersons of district-level People's Committees under regulations.

3. When holding conferences, heads of concerned agencies or units shall arrange appropriate locations and increase online meetings, especially for national conferences, while meeting specific requirements of each conference; combine matters and problems to be addressed; rationally combine different meetings; make careful preparations for meetings. Depending on characteristics, contents, purposes and requirements of a meeting, the person convening the meeting shall carefully consider and decide on the appropriate composition and number of participants, ensuring thrift and efficiency.

Conference organizers shall comply with regulations on conference expenditures under this Circular, preventing ostentation. They may not hold reception parties or pay for sightseeing activities, presents or souvenirs and restrict hiring art performances. Funds for conferences shall be included in agencies' or units' annual state budget estimates approved by competent authorities.

Conference organizers shall provide conference delegates with convenient accommodations.

Deputies to People's Councils at all levels and deputies invited by standing boards of People's Councils at all levels to attend sessions or meetings of committees of People's Councils may receive payments for work-trip allowances from operating funds of People's Councils.

4. The duration of a conference complies with the Prime Minister's Decision No. 114/2006/QD-TTg of May 25. 2006, promulgating regulations on meetings in the operation of state administrative agencies, which must:

- Not exceed one day. for annual review conferences;

- Be 1 -2 days, for thematic review meetings, depending on the theme characteristics and contents;

- Be 1-3 days, for task performance training meetings, depending on characteristics and contents of concerned issues;

The duration of a training course with funds for training and retraining state cadres and civil servants or funds under programs or projects depends on the training program approved by a competent authority;

- Not exceed 2 days, for other meetings, depending on their characteristics and contents.

- The duration of a session of People's Councils or a meeting of committees of People's Councils is not regulated by this Circular.

Article 4. Spending contents and levels for conferences

1. The conference organizer may pay for the following:

a/ Rents for meeting halls during conference days (in case the organizer has no venue or a venue is not large enough); projectors and equipment for the conference.

b/ Documents; pens and paper (if any) for participants; hiring of lecturers; allowances for rapporteurs.

c/ Rents of vehicles for transporting delegates from their lodgings to the conference venue, in case the organizer has no vehicles or not enough vehicles.

d/ Drinks during the conference.

e/ Supports for meal, lodging and travel expenses for guest delegates who are not salaried by the state budget.

An additional amount shall be paid for the difference (between the actual expense for meals provided to all delegates and the amount already deducted from work-trip allowance) for state budget-salaried delegates and delegates of public non-business units (including non-business units that wholly or partly self-finance their operating expenses) and delegates of enterprises.

f/ Other expenses for extra-time work, ordinary curative medicines or decoration of meeting halls, etc.

Reward expenses at annual review meetings and expenses for public information work shall not be included in conference expenditures but in the organizer's commendation and public information expenses.

2. Specific spending levels:

a/ Support for meal expense for guest delegates who are not salaried by the state budget, which must not exceed:

- VND 150.000/day/person, for meetings held in inner areas of centrally run cities;

- VND 100,000/day/person, for meetings held in inner areas of provincial cities or in rural districts and towns of provinces;

- VND 60.000/day/person, for meetings held by administrations of communes, wards or townships (regardless of meeting venues).

The above support for meal expense serves as a basis for provision of package supports in cash to guest delegates who are not salaried by the state budget. In cases of providing meals to all delegates while the above package sum is insufficient, the head of the conference organizer shall, based on the characteristics of each conference and allocated state budget funds, decide on a higher level of support for meal expense for guest delegates, which must not exceed 130% of this package sum. The organizer shall deduct the meal expense from the work-trip allowance of state budget-salaried delegates at a level not exceeding the stay allowance specified in its internal spending regulations and may offset the difference between the actual expense for meals provided to all delegates and the amount already deducted from the work-trip allowance of state budget-salaried delegates, delegates from public non-business units or delegates from enterprises.

b/ Support for lodging rents for guests not salaried by the state budget shall be paid at the package payment level or real invoice as stipulated in Clause 4, Article 2 of this Circular.

c/ Allowances for lecturers and rapporteurs at professional training meetings and courses to disseminate and implement the Party's and State's mechanisms and policies; and allowances for reports presented at conferences shall be paid at the levels specified in the Finance Ministry's current regulations on management and use of funds for training and retraining state cadres and civil servants.

d/ Expense for drinks during a conference must not exceed VND 30,000/day (2 sessions)/ delegate.

e/ Support for travel expense for guest delegates not salaried by the state budget shall be paid under regulations on payment of work-trip allowances specified in this Circular.

f/ Other expenses for hiring meeting halls, vehicles or lecturers and copying documents, which must be accompanied by contracts, receipts or invoices (in case of hiring services).

 

Part III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 5. Implementation responsibility

1. Funds used for payment of work-trip allowances and conference expenditures shall be managed and used according to norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and within allocated annual state budget spending estimates.

2. Based on the state budget capacity and actual prices, ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies shall specify levels of work-trip allowances and conference expenditures for their attached agencies and units. Provincial-level People's Committees shall submit to provincial-level People's Councils for stipulation appropriate levels of work-trip allowances and conference expenditures for local agencies and units, which must not exceed 20% of the maximum spending level specified in this Circular, and shall include them in regular spending estimates allocated at the beginning of a year for implementation.

In case no specific spending levels are issued by ministries, branches and localities, heads of agencies and units shall, based on the maximum spending level specified in this Circular, decide on actual spending levels (accompanied by lawful and valid invoices) not higher than the spending level, ensuring thrift and preventing waste within their allocated state budget estimates. These spending levels must be included in their internal spending regulations.

3. In special cases which require work-trip allowances and conference expenditures higher than the levels specified in this Circular, heads of agencies or units shall make consideration and decision on a case-by-case basis and take responsibility for their decisions. They shall publicize at the year-end such special cases in their agencies and use their regular spending estimates allocated at the beginning of a year for implementation.

4. Provincial-level People's Councils shall, pursuant to the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 773/2009/NQ-UBTVQH12 of March 31, 2009. on spending for the operation of the National Assembly, National Assembly agencies, the National Assembly Office, agencies attached to the National Assembly Standing Committee, delegations of National Assembly deputies and National Assembly deputies, promulgate a resolution applicable to People's Councils at all levels to suit local situation, ensuring practical and effective operation of People's Councils at all levels with regard to relevant spending tasks.

5. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall guide their attached agencies and units in implementing regulations on work-trip allowances and conference expenditures to suit their specific characteristics.

6. Public non-business units that wholly or partly self-finance their operating funds under the Government's Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25, 2006, providing for the autonomy and accountability for task performance, organizational apparatus, payroll and finance for public non-business units; and public science and technology organizations that have implemented autonomy and accountability mechanisms under the Government's Decree No. 115/2005/ND-CP of September 5, 2005, may decide on the levels of work-trip allowances and conference expenditures different from the levels specified by ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or provincial-level People's Committees under this Circular, which shall be included in their internal spending regulations, ensuring thrift, efficiency and suitability with their state budget capacity and operation characteristics. For irregular expenditures (non-package funds), work-trip allowances and conference expenditures shall be paid at the levels specified by ministries, branches and localities under this Circular.

Conferences funded by organizations and individuals are encouraged to apply this Circular to ensure thrift and efficiency and suitability to the state budget capacity of concerned units.

State enterprises may apply regulations on work-trip allowances and conference expenditures under this Circular to ensure thrift, efficiency and suitability to their production and business characteristics. State enterprises allocated with state budget funds for implementation of specific programs or projects which require payment of work-trip allowances or conference expenditures shall pay such allowances or expenditures at the levels specified by competent authorities under approved programs or projects.

7. For work-trip allowances or conference expenditures which are detected through inspection as contrary to this Circular, superior managing agencies, finance agencies at all levels, inspectorates and stale audit offices may cancel their payment and request responsible agencies or units to recover and remit them into public funds. Makers of improper payment orders shall compensate the improperly paid sums to concerned agencies or units and shall, depending on the severity of their violations, be handled under current regulations.

Article 6. Organization of implementation

1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing and supersedes the Finance Ministry's Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, on work-trip allowances and conference expenditures applicable to state agencies and public non-business units; Section I of the Finance Ministry's Circular No. 127/ 2007/TT-BTC of October 31, 2007, amending and supplementing Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, and Circular No. 57/ 2007/TT-BTC of June 11, 2007; and Article 1 of the Finance Ministry's Circular No. 142/2009/ TT-BTC of July 14, 2009, amending and supplementing Circular No. 23/2007/TT-BTC and Circular No. 91/2005/TT-BTC of October 18,2005, on work-trip allowances for state cadres and civil servants on short-term overseas work trips funded with the state budget.

Particularly in 2010. agencies and units shall pay work-trip allowances and conference expenditures from their allocated state budget estimates and other lawful funding sources under this Circular.

2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for guidance.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Pham Sy Danh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 97/2010/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất