Thông tư 93/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã

thuộc tính Thông tư 93/2013/TT-BTC

Thông tư 93/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:93/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:08/07/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 93/2013/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013
 
THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã
 
 
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã,
Chương I
 
1. Thông tư này hướng dẫn về chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã.
2. Hoạt động tài chính của Ngân hàng hợp tác xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 57/2012/NĐ-CP); nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
Ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
Chương II
 
1. Vốn điều lệ, bao gồm:
a) Vốn góp của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
b) Vốn hỗ trợ của nhà nước.
c) Vốn góp của các pháp nhân khác.
2. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có) phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành được hạch toán vào vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc khi đưa tài sản góp vốn cổ phần.
4. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính.
5. Lợi nhuận chưa phân phối.
6. Vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng.
1. Ngân hàng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của Ngân hàng.
2. Ngân hàng được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.
a) Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
b) Đối với các bất động sản nắm giữ do việc xử lý nợ vay thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng:
- Đối với các bất động sản Ngân hàng nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn, Ngân hàng không hạch toán tăng tài sản, không thực hiện trích khấu hao.
- Đối với các bất động sản được Ngân hàng mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, Ngân hàng hạch toán tăng tài sản, thực hiện trích khấu hao theo quy định của pháp luật và đảm bảo giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Ngân hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, Ngân hàng thực hiện theo quy định cụ thể sau:
- Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Ngân hàng thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo chế độ quy định chung đối với tổ chức tín dụng.
- Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán), dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng): Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
d) Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.
Ngân hàng được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Ngân hàng theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
đ) Đối với những tài sản Ngân hàng đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, Ngân hàng có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
e) Nhượng bán, thanh lý tài sản
- Việc nhượng bán, thanh lý tài sản của Ngân hàng thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ của Ngân hàng.
- Ngân hàng được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Ngân hàng được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng. Khi thanh lý tài sản, Ngân hàng phải thành lập hội đồng thanh lý.
- Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi nhượng bán, thanh lý, Ngân hàng phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
1. Doanh thu của Ngân hàng bao gồm các khoản thu quy định tại Điều 15 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP, cụ thể:
a) Thu từ hoạt động kinh doanh gồm:
- Thu từ hoạt động tín dụng: Thu từ lãi tiền gửi, thu từ hoạt động cấp tín dụng, thu khác từ hoạt động tín dụng;
- Thu từ hoạt động dịch vụ: Thu từ dịch vụ thanh toán; thu từ dịch vụ ngân quỹ; thu nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, tư vấn, môi giới tiền tệ; thu từ cung ứng sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn; thu từ phí dịch vụ khác;
- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay; thu từ kinh doanh vàng; thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
- Thu từ lãi góp vốn;
- Thu từ chênh lệch tỷ giá;
- Thu từ hoạt động kinh doanh khác.
b) Thu khác gồm:
- Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
- Thu từ các khoản cho vay đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay đòi được);
- Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập;
- Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu các khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hoàn lại;
- Thu hoàn nhập dự phòng đối với các khoản trích lập dự phòng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã trích) nhưng không ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro;
- Các khoản thu khác.
2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Đối với thu từ hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chỉ được ghi nhận doanh thu phát sinh từ các hoạt động được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu cụ thể như sau:
a) Đối với hoạt động tín dụng.
- Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng:
Ngân hàng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định.
Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, Ngân hàng thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.
- Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu trong kỳ.
b) Thu từ hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu):
Ngân hàng hạch toán dự thu đối với số lãi dự kiến thu được từ hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu). Trường hợp đến kỳ hạn thu gốc nhưng không thu được Ngân hàng không hạch toán dự thu lãi cho kỳ tiếp theo.
c) Đối với thu lãi góp vốn: cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn là số lãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.
d) Đối với các khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật hiện hành.
đ) Đối với doanh thu từ hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ (-) khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
e) Đối với các khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì Ngân hàng hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.
3. Các khoản thu của Ngân hàng phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
1. Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 16 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Một số khoản chi phí Ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
a) Chi cho hoạt động kinh doanh
- Chi cho hoạt động tín dụng: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và các khoản chi khác cho hoạt động cấp tín dụng;
- Chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng: chi dịch vụ thanh toán; chi dịch vụ ngân quỹ; chi dịch vụ uỷ thác, đại lý; chi dịch vụ viễn thông phục vụ hoạt động thanh toán và các khoản chi khác;
- Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: chi cho kinh doanh ngoại tệ giao ngay; chi cho kinh doanh vàng; chi cho các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
- Chi cho hoạt động góp vốn;
- Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành;
- Chi cho hoạt động kinh doanh khác, gồm: Chi lỗ do kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu); chi cho hoạt động mua bán nợ và chi cho hoạt động kinh doanh khác.
b) Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí kể cả thuế, phí, lệ phí liên quan đến tiền thuê đất (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.
c) Chi cho tài sản
- Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp;
Trường hợp mua trả chậm tài sản cố định: Ngân hàng hạch toán khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua tài sản cố định trả ngay vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán trừ trường hợp số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán.
- Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản. Đối với các khoản chi liên quan đến thuê đất không được trừ vào tiền thuê theo quy định, Ngân hàng thực hiện phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng đất thuê;
- Chi bảo dưỡng tài sản cố định;
- Chi sửa chữa tài sản cố định;
- Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ;
- Chi bảo hiểm tài sản;
- Chi khác về tài sản.
d) Chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương;
- Chi các khoản đóng góp theo lương: Chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn;
- Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp;
- Chi mua bảo hiểm tai nạn con người;
- Chi ăn ca;
- Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc;
- Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên;
- Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật;
- Chi y tế bao gồm các khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
đ) Chi cho hoạt động quản lý, công vụ bao gồm các khoản chi sau:
- Chi công tác phí;
- Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, giấy in, văn phòng phẩm và chi vật liệu khác;
- Chi về nghiệp vụ kho quỹ;
- Chi vận chuyển tiền;
- Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước;
- Chi kiểm toán;
- Các khoản chi phí hoa hồng đại lý, chi phí uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý, uỷ thác có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ;
- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định hiện hành;
- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ: phần chi phí còn thiếu sau khi đã sử dụng hết quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
- Chi cho việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí: theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; Ngân hàng phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng và thành lập hội đồng để nghiệm thu sáng kiến;
- Chi phòng cháy chữa cháy;
- Chi cho công tác bảo vệ môi trường;
- Chi cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hội nghị, lễ tân khánh tiết và các loại chi phí khác theo chế độ quy định và phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh của Ngân hàng;
- Chi phí hoa hồng môi giới: Việc chi hoa hồng môi giới của Ngân hàng phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Ngân hàng căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới phù hợp với quy định của pháp luật để áp dụng thống nhất và công khai trong Ngân hàng. Hội đồng quản trị Ngân hàng phê duyệt quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng trong đơn vị mình.
Đối tượng được hưởng khoản hoa hồng môi giới là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có làm dịch vụ môi giới cho Ngân hàng. Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của Ngân hàng, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của Ngân hàng.
Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Ngân hàng và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê tài sản của Ngân hàng tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.
Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới.
- Chi bảo vệ cơ quan; chi cho công tác dân quân tự vệ, quốc phòng, an ninh.
e) Chi dự phòng rủi ro, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi
- Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của Ngân hàng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 4 Thông tư này;
- Chi phí tham gia tổ chức bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
g) Chi khác
- Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước mà Ngân hàng tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định;
- Chi cho công tác Đảng, Đoàn thể tại Ngân hàng (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, Đoàn thể được chi từ nguồn quy định);
- Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm doanh thu;
- Chi các khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ;
- Chi cho nhượng bán, thanh lý tài sản (nếu có) bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định được thanh lý, nhượng bán;
- Chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu;
- Chi trả tiền phạt do vi phạm hành chính; tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của Ngân hàng;
- Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP;
- Chi cho công tác xã hội bao gồm chi tài trợ cho y tế, giáo dục, tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi án phí, lệ phí thi hành án;
- Chi khác.
2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí
a) Chi phí của Ngân hàng là các khoản chi phí phải chi thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
b) Các chi phí của Ngân hàng phải đảm bảo không vượt mức quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Các chi phí được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của Ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí vàcó đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng không được tính vào chi phí các khoản sau đây:
a) Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng;
c) Các khoản chi không có chứng từ hợp lệ;
d) Các khoản đã hạch toán chi nhưng thực tế không chi trả;
đ) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
e) Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.
1. Việc xác định đồng tiền hạch toán thực hiện theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.
2. Ngân hàng có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
2. Năm tài chính của Ngân hàng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
3. Ngân hàng thực hiện quyết toán tài chính, lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
4. Nội dung báo cáo tài chính
a) Báo cáo kế hoạch tài chính gồm:
- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn;
- Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước;
- Kế hoạch lao động, tiền lương.
b) Báo cáo tài chính gồm:
- Hệ thống báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo kế toán của Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
- Các báo cáo khác, bao gồm: Báo cáo tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn; báo cáo tình hình đầu tư vốn tại các đơn vị thành viên; báo cáo tình hình góp vốn, mua cổ phần; báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thu nhập của Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, cán bộ công nhân viên; báo cáo các chỉ tiêu tổng hợp (Theo phụ lục đính kèm).
c) Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm.
d) Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
5. Thời hạn gửi báo cáo
a) Báo cáo kế hoạch tài chính hàng năm được gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch.
b) Báo cáo tài chính:
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác định kỳ hàng năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác (trừ báo cáo tình hình thu nhập của Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, cán bộ công nhân viên) giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý kế tiếp.
c) Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán) được gửi ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
6. Nơi nhận báo cáo
Ngân hàng có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các báo cáo quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Hình thức kiểm tra tài chính
Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:
a) Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
b) Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
2. Cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính.
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Ngân hàng bao gồm cả hoạt động tài chính.
- Thông báo cho Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của Ngân hàng phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính phối hợp xử lý và hoàn thiện chính sách.
b) Bộ Tài chính
- Thực hiện thanh tra tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra tài chính.
- Kiểm tra các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính, việc chấp hành chế độ tài chính của Ngân hàng nhằm phục vụ công tác hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng.
- Thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết quả thanh tra, kiểm tra để phối hợp xử lý.
3. Xử lý vi phạm
Ngân hàng vi phạm chế độ tài chính, chế độ báo cáo tài chính của Nhà nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 34, Điều 35 của Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.
2. Định kỳ hàng quý, năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của Ngân hàng theo quy định tại khoản 1, Điều 35, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP, cụ thể theo các chỉ tiêu sau:
a) Tổng số vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tài sản có, tổng dư nợ, tổng huy động vốn, tỷ lệ nợ xấu và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.
b) Tổng số lợi nhuận (lỗ) của Ngân hàng.
c) Số nộp ngân sách nhà nước của Ngân hàng (chia theo các loại thuế, phí).
d) Các vi phạm về chế độ tài chính của Ngân hàng được phát hiện trong quá trình thanh tra, giám sát.
đ) Các chỉ tiêu, nội dung khác có liên quan.
Chương III
 
1. Ngân hàng hợp tác xã được chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm thừa kế các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp về tài chính và xử lý những vấn đề tồn tại, phát sinh liên quan đến tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trước khi chuyển đổi.
2. Ngân hàng hợp tác xã và các khách hàng tiếp tục thực hiện các hợp đồng, giao dịch tài chính đã được ký kết giữa Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và khách hàng đang còn hiệu lực cho đến khi hết hạn hợp đồng theo thỏa thuận. Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt các hợp đồng, giao dịch được thực hiện trên cơ sở có sự thống nhất của các bên, phù hợp với các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013 và áp dụng cho năm tài chính 2013.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 63/2006/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 
Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ TCNH (3b).
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà
 
PHỤ LỤC 1.
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
(Ban hành kèm Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính)
 
Đơn vị: triệu đồng

STT
Chỉ tiêu
Số đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Số cuối kỳ
Tăng
Giảm
A
Nguồn vốn
 
 
 
 
I
Vốn huy động
 
 
 
 
1
Tiền gửi
 
 
 
 
1.1
Bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
a
Của các Quỹ tín dụng nhân dân
 
 
 
 
b
Của các tổ chức kinh tế
 
 
 
 
c
Tiền gửi tiết kiệm
 
 
 
 
d
Tiền gửi khác
 
 
 
 
1.2
Bằng ngoại tệ
 
 
 
 
a
Của các Quỹ tín dụng nhân dân
 
 
 
 
b
Của các tổ chức kinh tế
 
 
 
 
c
Tiền gửi tiết kiệm
 
 
 
 
d
Tiền gửi khác
 
 
 
 
2
Tiền vay
 
 
 
 
2.1
Vay NHNN
 
 
 
 
2.2
Vay các Quỹ tín dụng nhân dân
 
 
 
 
2.3
Vay các TCTD khác trong nước
 
 
 
 
2.4
Vay TCTD nước ngoài
 
 
 
 
2.5
Nhận vốn cho vay đồng tài trợ
 
 
 
 
3
Phát hành giấy tờ có giá
 
 
 
 
3.1
Ngắn hạn (dưới 12 tháng)
 
 
 
 
3.2
Trung dài hạn (trên 12 tháng)
 
 
 
 
II
Nguồn vốn uỷ thác đầu tư
 
 
 
 
1
Bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
2
Bằng ngoại tệ
 
 
 
 
III
Vốn và các quỹ
 
 
 
 
1
Vốn của ngân hàng
 
 
 
 
1.1
Vốn điều lệ thực góp
 
 
 
 
1.2
Chênh lệch tỷ giá
 
 
 
 
1.3
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
 
 
 
 
1.4
Lợi nhuận chưa phân phối
 
 
 
 
1.5
Vốn khác
 
 
 
 
2
Các quỹ của ngân hàng
 
 
 
 
2.1
Quỹ dự trữ bổ sung VĐL
 
 
 
 
2.2
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ
 
 
 
 
2.3
Quỹ dự phòng tài chính
 
 
 
 
2.4
Quỹ khác
 
 
 
 
B
Sử dụng vốn
 
 
 
 
I
Tiền, giấy tờ có giá
 
 
 
 
1
Tiền mặt tại đơn vị
 
 
 
 
2
Tiền mặt ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ
 
 
 
 
3
Vàng, kim loại quý, đá quý
 
 
 
 
II
Tiền gửi
 
 
 
 
1
Tiền gửi tại NHNN
 
 
 
 
1.1
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
1.2
Tiền gửi bằng ngoại tệ
 
 
 
 
2
Tiền gửi tại các TCTD trong nước
 
 
 
 
2.1
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
2.2
Tiền gửi ngoại tệ
 
 
 
 
3
Tiền gửi ở nước ngoài
 
 
 
 
III
Đầu tư vào chứng khoán
 
 
 
 
1
Đầu tư chứng khoán Chính phủ
 
 
 
 
2
Đầu tư vào các CK của TCTD khác trong nước
 
 
 
 
IV
Góp vốn, đầu tư
 
 
 
 
1
Bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
2
Bằng ngoại tệ
 
 
 
 
V
Hoạt động tín dụng
 
 
 
 
1
Cho vay các Quỹ tín dụng nhân dân
 
 
 
 
1.1
Cho vay bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
1.2
Cho vay bằng ngoại tệ
 
 
 
 
1.3
Dự phòng
 
 
 
 
2
Cho vay các TCTD khác
 
 
 
 
1.1
Cho vay bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
1.2
Cho vay bằng ngoại tệ
 
 
 
 
1.3
Dự phòng
 
 
 
 
3
Cho vay các TCKT và CN trong nước
 
 
 
 
2.1
Cho vay bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
a
Cho vay ngắn hạn
 
 
 
 
b
Cho vay trung dài hạn
 
 
 
 
2.2
Cho vay bằng ngoại tệ
 
 
 
 
a
Cho vay ngắn hạn
 
 
 
 
b
Cho vay trung dài hạn
 
 
 
 
2.3
Dự phòng
 
 
 
 
3
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
 
 
 
 
4
Bảo lãnh
 
 
 
 
5.1
Trả thay bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
5.2
Trả thay bằng ngoại tệ
 
 
 
 
5.3
Dự phòng
 
 
 
 
5
Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác
 
 
 
 
6.1
Cho vay bằng đồng Việt Nam
 
 
 
 
6.2
Cho vay bằng ngoại tệ
 
 
 
 
6.3
Dự phòng
 
 
 
 
6
Cho vay khác
 
 
 
 
7.1
Cho vay vốn đặc biệt
 
 
 
 
7.2
Cho vay thanh toán công nợ
 
 
 
 
7.3
Cho vay kế hoạch Nhà nước
 
 
 
 
7.4
Cho vay khác
 
 
 
 
7.5
Dự phòng
 
 
 
 
7
Các khoản nợ chờ xử lý
 
 
 
 
8
Các khoản nợ khoanh
 
 
 
 
VI
Tài sản cố định
 
 
 
 
1
Nguyên giá tài sản
 
 
 
 
2
Hao mòn tài sản
 
 
 
 
VII
Sử dụng vốn khác
 
 
 
 
 
TÌNH HÌNH GÓP VỐN
(Ban hành kèm Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính)

STT
Tên đơn vị
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ so vốn điều lệ của ngân hàng (%)
Tỷ lệ so với vốn của đơn vị thành viên (%)
Số tiền lãi mà ngân hàng nhận được từ việc góp vốn (triệu đồng)
1
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
4
 
 
 
 
 
...
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 3.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: triệu đồng

STT
Chỉ tiêu
Số đã nộp cùng kỳ năm trước
Số chuyển của kỳ trước sang
Phát sinh trong kỳ
Luỹ kế từ đầu năm
Số phải nộp
Số đã nộp
Số chuyển sang kỳ sau
Số phải nộp
Số đã nộp
I
Thuế
 
 
 
 
 
 
 
1
Thuế VAT
 
 
 
 
 
 
 
2
Thuế tiêu thụ đặc biệt
 
 
 
 
 
 
 
3
Thuế xuất nhập khẩu
 
 
 
 
 
 
 
4
Thuế thu nhập DN
 
 
 
 
 
 
 
5
Thu sử dụng vốn NSNN
 
 
 
 
 
 
 
6
Thuế tài nguyên
 
 
 
 
 
 
 
7
Thuế nhà đất
 
 
 
 
 
 
 
8
Tiền thuê đất
 
 
 
 
 
 
 
9
Các loại thuế khác
 
 
 
 
 
 
 
II
Các khoản phải nộp khác
 
 
 
 
 
 
 
1
Các khoản phụ thu
 
 
 
 
 
 
 
2
Các khoản phí, lệ phí
 
 
 
 
 
 
 
3
Các khoản phải nộp khác
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 4.
TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, KIỂM SOÁT VIÊN, CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN
(Ban hành kèm Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính)
 
Đơn vị: triệu đồng
1. Thu nhập của thành viên Hội đồng quản trị

STT
Họ và tên
Tiền lương
Tiền thưởng
Tổng thu nhập
Tiền lương bình quân/tháng
Thu nhập bình quân/tháng
1
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
...
 
 
 
 
 
 
2. Thu nhập của thành viên Ban kiểm soát

STT
Họ và tên
Tiền lương
Tiền thưởng
Tổng thu nhập
Tiền lương bình quân/tháng
Thu nhập bình quân/tháng
1
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
...
 
 
 
 
 
 
3. Thu nhập của cán bộ công nhân viên

STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH
1
Tổng số cán bộ, CNV
 
 
 
2
Tổng quỹ lương
 
 
 
3
Tiền thưởng
 
 
 
4
Tổng thu nhập (2+3)
 
 
 
5
Tiền lương bình quân/tháng
 
 
 
6
Thu nhập bình quân/tháng
 
 
 
Ngân hàng lập mẫu biểu báo cáo về tình hình thu nhập của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, cán bộ, công nhân viên theo  kỳ kế toán năm.
 
PHỤ LỤC 5.
CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP
(Ban hành kèm Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: triệu đồng/%

STT
Chỉ tiêu
Số tiền (%)
1
Vốn tự có
 
a
Vốn tự có cấp 1
 
b
Vốn tự có cấp 2
 
2
Tổng tài sản "Có" rủi ro
 
3
Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn (I)/(II)
 
4
Lợi nhuận trước thuế
 
5
Lợi nhuận sau thuế
 
6
Vốn chủ sở hữu
 
7
Giá trị thực của vốn điều lệ
 
8
Tổng tài sản
 
9
LNST/Vốn chủ sở hữu (ROE)
 
10
LNST/Tổng tài sản (ROA)
 
11
Tổng dư nợ
 
12
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
 
13
Tổng dư nợ/Tổng tài sản
 
14
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động
 
15
Tỷ lệ nợ xấu
 
 

 
 
 Ngày    tháng     năm
Người lập biểu
Kế toán trưởng
 Tổng Giám đốc (Giám đốc)
 (Ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 93/2013/TT-BTC dated July 08, 2013 of the Ministry of Finance guiding the financial regulations for the cooperative bank

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Cooperatives dated November 20, 2012;

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP, dated November 27, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decree No. 57/2012/ND-CP, dated July 20, 2012 of the Government on the financial regulations applicable to credit institutions, branches of foreign banks;

At the proposal of the Director of Department of Finance of Banks and Financial Institutions;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the financial regulations for the cooperative bank,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides the financial regulation applicable to the cooperative bank.

2. Financial operations of the cooperative bank shall comply with the Decree No. 57/2012/ND-CP, dated July 20, 2012 of the Government on the financial regulations applicable to credit institutions, branches of foreign banks (hereinafter called the Decree No. 57/2012/ND-CP); content guided in this Circular and other relevant legal documents on financial management.

Article 2. Subjects of application

The cooperative bank (hereinafter called the bank) is established, organizes and operates in accordance with Law No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010 on Credit Institutions.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Equity

1. Charter capital, including:

a) Capital contributed from the member people’s credit funds.

b) Capital from support of state.

c) Capital contributed from other legal entities.

2. Differences due to the foreign exchange rate (if any) arising in the course of investment in unfinished fundamental construction accounted in the equity capital as prescribed by law.

3. Differences from re-evaluation of assets are differences between the book value of assets with the re-evaluated value of assets after having decision of State or when putting assets into contribution in share capital.

4. The reserve funds for charter capital addition, fund for investment in development of professional operations, the financial reserve fund.

5. Undistributed profit.

6. Other capital under ownership of bank.

Article 4. Use of capital and assets

1. Bank shall manage, use, monitor all assets and existing capital, perform the accounting in accordance with the current accounting regulation; reflect fully, exactly, timely the status of use and changes of capital  and assets in trading; clearly defining responsibility and form of handling applicable to each division, individual in case of causing fault, loss of assets, capital of bank.

2. Bank may use the operational capital in serve of trading as prescribed in Law on Credit Institutions, Decree No. 57/2012/ND-CP and specific guides in this Circular under the principles of ensuring the capital safety and development.

a) During the course of business operation, bank must ensure to maintain limitation of investment in construction, procurement of fixed assets in direct serve of business operation in the principle: The remaining value of the fixed assets does not exceed 50% of the charter capital and preserve fund for charter fund addition.

b) For the holding real estate due to handling of debts, complying with Clause 3 Article 132 of the Law on Credit Institutions: 

- For real estate which bank holds temporarily for sale, transfer aiming to recovery of capital, banks shall not make accounting to increase assets, not performing depreciation.

- For real estate which is purchased by bank in direct serve of business operation, bank makes accounting to increase assets, perform depreciation as prescribed by law and ensure limitation of investment in construction, procurement of fixed assets as prescribed in point a Clause 2 of this Article.

c) Bank performs measures to ensure the capital safety as prescribed in Article 8 of the Decree No. 57/2012/ND-CP. The setting up of reserve amounts in expenditure, bank shall comply with the following specific provisions:

- For provision amounts against risk in banking operations: Bank shall perform the setting up and use of provision against risks in accordance with general regulation applicable to credit institutions.

- For provision for reduction of inventory price, provision for loss from long-term investment amounts (including reduction of stock price), provision for doubtful receivable amounts (other than provision for credit risks in banking operations): Bank shall perform the setting up of provision in accordance with general regulation applicable to enterprises.

d) Lease, mortgage and pledge of assets.

Bank is entitled to lease, mortgage and pledge assets of bank as prescribed by the Civil Code, Law on Credit Institutions and other provisions of law with the aim to ensure the effective and safe use and development of capital.

dd) For assets which bank hires, accepts pledge, mortgage, preservation or holding for clients, bank shall manage or use as agreed with clients in accordance with law.

e) Sale, liquidation of assets

- Sale, liquidation of bank’s assets shall comply with law and provisions in the Charter of banks.

- Bank may sell assets to recover capital which is used for purpose of trading more effectively.

- Bank may make liquidation with assets of which quality is bad or decreased; assets which are faulted, not able to recover; assets with obsolete technique, without demand for use or ineffective use and cannot sell intact; assets used with a period longer the expired date as prescribed and cannot continue use. When perform liquidation of assets, bank must establish a liquidation council.

- For assets in case where law prescribes that they must be sold through auction, when sell or liquidate, bank must organize auction as prescribed by law.

Article 5. Revenue’s management

1. Bank’s revenue includes revenue s specified in Article 15 of the Decree No. 57/2012/ND-CP, specifying:

a) Revenue from business operation including:

- Revenue from credit operation: Revenue from interest of deposit, revenue from operation of credit extension, other revenues from credit operations;

- Revenue from service operation: Revenue from payment service; revenue from treasury services; revenue from commission or agent operation; revenue from providing for service of preserving assets, leasing safe cabinet, monetary advisory and brokerage; revenue from providing for new services for operations of the member people’s credit funds and for development of community’s benefits in localities; revenue from other service charges;

- Revenue from trading in foreign currency and gold: Revenue from trading in foreign currency of immediate handover; revenue from trading in gold; revenue from monetary derivative financial instruments;

- Revenue from interest of contributing capital;

- Revenue from difference of foreign exchange rate;

- Revenue from other business operations.

b) Other revenues include:

- Revenue from sale, liquidation of fixed assets;

- Revenue from lending which have been handled by the provision for risks (including debts which have been deleted but now recovered);

- Revenue from payable debts of which the owners have been lost or not identifiable and banks allowed to credit increase for revenue;

- Revenue from fines paid by clients, compensations paid by clients due to breaching contracts;

- Revenue from the insurance amounts paid for compensation;

- Revenue from paid taxes which are now allowed to be reduced, repaid;

- Revenue from reversal of provision for the provision already set up with redundant number (the amounts which must set up are lower than the amounts which have been set up), but not credit the decrease of cost, as prescribed by law on setting up provision for risks;

- Other revenues.

2. Principle of recording revenues

For revenue from business operation, bank only records for revenues arising from operations which the State Bank of Vietnam allows performance.

Principle of recording revenue is specified as follows:

a) For credit operation.

- Revenue from interest of credit extension operation:

Bank shall make accounting the collectible interest arising in term into the income for debts classified as debts eligible to not set up provision for risks specifically in accordance with regulation.

For the collectible interest amounts arising in term of the remaining debts, it is not required to make accounting into income, bank shall monitor at off- balance sheet in order to urge collection, when collecting, make accounting into income from business operation.

- Income from interest of deposit: is the collectible interest amount in the period.

b) Income from trading in securities of all kinds (except for stocks):

Bank shall make accounting as estimated revenues for the interest amounts estimated to collect from trading in securities of all kinds (except for stocks). In case where the term of collecting principals but banks fail to recover, bank shall not make accounting as estimated income from interest amounts for the next period.

c) For income from interest of contributing capital: dividends, profits which are divided from capital contribution are interest amounts divided when have resolutions or decisions on division.

d) For income from differences of foreign exchange rate due to re-assessment of foreign currency and gold, record accounting- book as prescribed in accounting standards and current laws.

dd) For revenues from remaining operations: Revenues are all amounts from sale of products, goods, service provision arising in the term and being accepted payment by clients after minus (-) commercial discounts, reduction of sale prices and value of the returned sale goods (if having valid documents) regardless having collected or not yet collected amounts.

e) For collectible revenues which have been accounted into income but banks fail to recover when the collection time have been overdue, bank shall make accounting to reduce revenues if it is in the same accounting period or accounting into the expenditure if it is not in the same accounting period and follow up at off-balance sheet  to urge recovery. When recovery is performed, bank shall make accounting into income from business operation.

3. Incomes of bank arising in the period must have invoices or valid documents and must be made accounting fully into revenues.

Article 6. Expenditure management

1. Expenditures of bank include expenditures specified in Article 16 of the Decree No. 57/2012/ND-CP.  Several expenditures of bank shall comply with the following guide:

a) Expenditure for business operation

- Expenditure for credit operation: Paying interest of deposits, interest of loans, interest of issuing valuable papers and other expenditures for operation of credit extension;

- Expenditure for the banking service business operation: Expenditure for payment service; expenditure for treasury service; expenditure for commission or agent services; expenditure for telecommunication service serving payment and other expenditures;

- Expenditure for trading in foreign currency and gold: Expenditure for trading in foreign currency of immediate handover; expenditure for trading in gold; expenditure for monetary derivative financial instruments;

- Expenditure for capital contribution:

- Expenditure for differences of foreign exchange rate as prescribed in accounting standards and current laws;

- Expenditure for other business operations, including: Losses due to trading in securities of all kinds (except for stocks); expenditure for debt purchase and sale and expenditure for other business operations.

b) Expenditure for paying tax, charges, fees including tax, charges and fees involving land rents (except for the EIT) as prescribed by law.

c) Expenditure for assets

- Expenditure for Depreciation of fixed assets used for business operation shall comply with regulation on management, use and Depreciation of fixed assets applicable to enterprises; 

In case of purchasing fixed assets under the form of deferred payment: Bank shall make accounting the differences between total payable amounts  and purchase price of fixed assets under form of immediate payment into the expenditure according to duration of payment unless those differences are counted into primary price of fixed assets (capitalization) in accordance with the accounting standards.

- Expenditure for hiring fixed assets:  Expenditure for hiring fixed assets shall comply with contracts of hiring.  In case of paying lump-sum rents for many years, the rents shall be allocated gradually into the business expenditure according to number of years of using assets.   For expenditures involving land rents not being deducted into the rents as prescribed, bank shall allocate into the expenditure according to time of using the rented land;

- Expenditure for maintaining fixed assets;

- Expenditure for repairing fixed assets;

- Expenditure for procurement, repair of tools and instruments;

- Expenditure for asset insurance;

- Other expenditure involving assets.

d) Expenditure for staff as prescribed by law

- Salaries, wages and amounts with salary nature;

- Expenditures for based- salary contributions: Paying social insurance, medical insurance, unemployment insurance, and funding of the Trade Union;

- Paying job-loss allowance to employees as prescribed by law applicable to enterprises;

- Expenditure for buying human-accident insurance;

- Expenditure for shift meals;

- Expenditure for labor protection in respect to subjects who need to be equipped labor protection during working;

- Expenditure for trading costume of staff;

- Expenditure for entitlements provided for female employees as prescribed by law;

- Health expenditures include expenditure for periodical medical examination of employees, expenditure for buying standby medicines and other health expenditures within responsibilities of enterprises as prescribed by current law;

- Expenditure for annual vacation money as prescribed by law;

- Other expenditures for employees as prescribed by law.

dd) Expenditures for management operation, activities on duty include the following expenditures:

- Working-trip allowances;

- Charges of electricity, water, telephone, paper, stationery, and other materials;

- Expenditure for vault professional operations;

- Expenditure for money transport;

- Expenditure for hiring advisory services, hiring foreign and domestic experts;

- Expenditure for audit;

- Commission of agent, charges of commission must be presented in contracts of agent, commission with full reasonable and valid documents;

- Expenditure for setting up fund of science and technology development as prescribed by law. Use of fund shall comply with current provisions;

- Expenditure for science and technology research: the part of expenditure in arrears after having used all fund of science and technology development;

- Expenditure for training, coaching professional operations;

- Expenditure for implementing duties and powers applicable to People’s credit funds as prescribed by the State Bank of Vietnam;

- Rewards for initiatives which improve, increase labor capacity, rewards for saving cost:  In principle of being suitable with the brought actual efficiency; bank must formulate and announce publicly regulations of rewarding and establish council for acceptance of initiatives;

- Expenditure for fire fighting and prevention;

- Expenditure for environmental protection;

- Expenditures for propagation, advertisement, marketing, promotion, conferences, protocol operations and festivities and other expenditure under the prescribed regulations and these expenditures must have invoices or documents as prescribed by the Ministry of Finance, in association with the business results of bank; 

- Expenditures for broker commission:  Expenditures for brokerage commission of bank must associate with the economy efficiency which the brokerage operation brings.  Bank shall, base on their conditions and specific characteristic, formulate regulation on expenditures for brokerage commission in conformity with law to apply uniformly and publicly in banks. The administrative Council of bank shall approve regulation of expenditure for brokerage commission to apply in its units.

Subjects which are enjoyed the brokerage commission are organizations and individuals (foreign and domestic) doing service of brokerage for bank. The brokerage commission is not applied to objects which are agents of bank, the appointed clients, managers and staffs of bank.

Payment of brokerage commission must base on contracts or certificates between bank and the party receiving brokerage commission, in which, it is required to have the basic contents: name of the party receiving commission; content of expenditure, level of expenditure; method of payment; time of performance and ending; responsibilities of parties.

For expenditure for brokerage to lease assets (including even assets from foreclosure, debt bondage): The level of expenditure for brokerage to lease assets of bank maximally does not exceed 5% of total amounts collected from lease of assets which the brokerage use brought in year.

For expenditure for brokers to sell mortgaged or pledged assets:  Level of expenditure for brokerage commission to sell the mortgaged or pledged assets of bank does not exceed 1% of the actual value collected from sale of assets through brokerage.

- Expenditure for guard; expenditure for militia, defense, security.

e) Expenditure for the provisions against risks, preservation and insurance of deposit

- Expenditure for setting up the provision in activities of bank as prescribed in point c, Clause 2, Article 4 of this Circular; 

- Expenditure for participating in organization of secure and insured deposit, fund for ensuring safety of system as prescribed by law.

g) Other expenditure

- Paying charges involving the domestic and foreign trade associations which bank have participated at levels of charge prescribed by these associations;

- Expenditures for operations of the Party, mass associations at bank (expenditures not in the funding of organizations of the Party and mass associations shall be paid by the defined sources);

- Expenditure for amounts which have been accounted in revenue but practically fail to collect them and not accounted to reduce revenue;

- Expenditure for payable debts, which have been defined as ownerless and accounted into revenue but later that the debt owners are definable;

- Expenditure for sale, liquidation of assets (if any) including the remaining value of fixed assets which are liquidated, sold;

- Paying charges of debt recovery services for organizations which are permitted to perform the debt recovery services as prescribed by law; expenditure for recovery of written-off debts, expenditure for recovery of bad debts;

- Paying fines due to administrative violations; fines and compensation due to breaching economic contracts belonging to responsibilities of bank;

- Expenditures to handle losses of assets which remain after being offset by sources as prescribed in Article 11 of the Decree No. 57/2012/ND-CP.

- Expenditures for social operation, including finance provision for health, education, finance provision for remedying consequences of natural disasters, cost for building charity houses for the poor and other costs as prescribed by law;

- Court charges and fees for judgment execution;

- Other expenditure.

2. Principles of recording expenditures

a) Expenditures of bank are expenditures which must be paid and practically arise in the period involving the business operation.

b) Expenditures of bank must ensure to not exceed level prescribed by law on EIT.

c) Expenditures which are recorded in business expenditure of bank must comply with the principles of conformity between revenues and expenditures and having full and valid invoices or documents as prescribed by law.

3. Bank is not allowed to count into cost for the following amounts:

a) Fines involving administrative violations, which must be paid by individuals as prescribed by law;

b) Expenditures which do not relate to the business operation of bank;

c) Expenditures which have no valid documents;

d) Costs which have been accounted for payment but not be paid practically;

dd) Expenditures which are financed by other funding sources;

e) Other unreasonable or/and invalid costs.

Article 7. Accounting currency

1. Defining of the accounting currency shall comply with Article 18 of the Decree No. 57/2012/ND-CP.

2.  If bank has economic operations in foreign currency, it must convert them to Vietnam dong as prescribed by law.

Article 8. Regulations on financial accounting, audit, report and publicity

1. Bank performs the accounting regime as prescribed by law, record fully the initial documents, update accounting book and reflect fully, timely, honestly, exactly, objectively its economic and financial activities.

2. Financial year of bank begins on January 1st and ends on December 31st of calendar year.

3. Bank performs financial settlements, make and send financial statements to the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam as prescribed in this Circular.

Chairperson of the Board of Directors of bank is responsible for the accuracy, honesty of these statements.

4. Content of a financial statement

a) Report on financial plan includes:

- Plan on capital sources and capital use;

- Plan on income, cost, business result and remittance to state budget;

- Plan on labor and salary.

b) A financial statement includes:

- System of annual financial statements, financial statements at the middle time of year and accounting report of bank as prescribed by the State Bank of Vietnam involving regulation on financial statements applicable to credit institutions.

- Other reports, including:  Report on changes of capital sources and capital use; report on investment capital at member units; report on capital contribution, share purchase; report on performing obligations with state budget; report on income of the Board of Directors, members of Supervising Board, employees; report on general norms (according to enclosed Annex). 

c) Report on the audit result of annual financial statements.

d) Irregular report: At the request of management agencies.

5. Time limit for sending reports

a) Annual report on financial plan is sent not later than November 15 of the year prior to the planned year.

b) Financial statement:

- Time limit for submitting financial statements and other annual reports is not later than 90th day after ending the financial year.

- Time limit for submitting financial statements and other reports (except for report on incomes of the Board of Directors, members of Supervising Board, employees) at the middle time of year is not later than 30th day of first month of the next quarter.

c) Report on the audit result of financial statements:

The audited annual financial statement enclosed conclusion of an organization of independent audit (audit report) is sent as soon as ending audit.

6. Place receiving reports

Bank shall send reports specified in clause 4 of this Article to the Ministry of Finance, and the State Bank of Vietnam.

Article 9. Financial examination and violation handling

1. Financial examination’s forms

The financial examination is carried out under forms:

a) Periodical or irregular financial examinations.

b) Examination based on each special subject at the request of financial management.

2. Agencies performing financial examination

a) The State Bank of Vietnam:

- To perform comprehensive inspection, examination and supervision over activities of bank including financial activities.

- To notify the Ministry of Finance about violations, problems relating to performance of financial management regulation of bank which are detected in the course of inspection, examination and supervision in order to coordinate with the Ministry of Finance in handling and completing policies.

b) The Ministry of Finance

- To perform financial inspection as prescribed by current law on financial inspection.

- To examine problems related to financial management, compliance with the financial regulations of bank serving for completing the financial management regulations applicable to bank. 

- To notify the State Bank of Vietnam about result of inspection, examination to coordinate together in handling.

3. Violation handling

 If bank breaches the financial regulations, financial reporting regimes of State it shall be handled as prescribed by law.

Article 10. Managing agency’s responsibilities

1. The Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam shall perform their duties as prescribed in Article 34, Article 35 of the Decree No. 57/2012/ND-CP.

2. Quarterly, annually, the State Bank of Vietnam shall notify the Ministry of Finance about financial status of bank as prescribed in Clause 1, Article 35 of the Decree No. 57/2012/ND-CP, specified according to the following norms:

a) Total charter capital, equity capital, assets, total of debt outstanding, total of mobilized capital, rate of bad debts and safe ratios in operation of bank.

b) Total of profit (loss) of bank.

c) Amount remitted to state budget by bank (divided into kinds of tax, charge).

d) Violations involving the financial regulation of bank detected in the course of inspection and supervision.

e) Relevant norms and other content.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 11. Transitional provisions

1. Cooperative bank which is converted from the Central People’s credit fund shall inherit legal rights, obligations and benefits regarding finance and handle problems which are existed or arisen relating to finance of the Central People’s credit fund before converting.

2. Cooperative bank and clients continue performing financial contracts and transactions which have been signed between the Central People’s credit fund and clients and still valid until the expired date of contracts as agreed. The amendment, supplementation or termination of contracts and transactions are performed on the basis of the uniformity of parties, in conformity with Law on Credit Institutions and relevant laws.

Article 12. Implementation effect

1. This Circular takes effect on September 01, 2013 and applies to the financial year 2013.

2. This Circular replaces the Circular No. 63/2006/TT-BTC, dated June 22, 2006 of the Ministry of Finance, guiding implementation of the financial regulation applicable to the Central People s credit fund.

3. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.

For the Minister of Finance

Deputy Minister

Tran Xuan Ha

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 93/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất