Thông tư 87/2010/TT-BTC xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước

thuộc tính Thông tư 87/2010/TT-BTC

Thông tư 87/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:87/2010/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Chí
Ngày ban hành:15/06/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

------------------

Số: 87/2010/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

Quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án

sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc

------------------------

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước;

Bộ Tài chính quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc như sau:

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định việc quản lý và xử lý tài sản thuộc các chương trình, đề án, dự án (sau đây gọi chung là dự án) sử dụng vốn nhà nước, bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

Thông tư này không áp dụng đối với dự án của các tổ chức kinh tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn, tài sản viện trợ phi dự án.

2. Trường hợp dự án chưa kết thúc nhưng cần phải xử lý các tài sản phục vụ hoạt động của dự án không còn sử dụng được hoặc không cần sử dụng trong quá trình thực hiện dự án cũng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp trong các văn kiện cụ thể về ODA hoặc viện trợ phi chính phủ nước ngoài có quy định khác về xử lý tài sản của dự án khi dự án kết thúc thì thực hiện theo quy định tại văn kiện đó.

4. Trường hợp Ban quản lý dự án được giao quản lý nhiều dự án, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp, việc quản lý và xử lý đối với tài sản phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp; việc quản lý và xử lý đối với tài sản phục vụ hoạt động riêng của từng dự án thực hiện theo quy định  tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

1. Tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc (bao gồm cả dự án kết thúc từng phần hoặc theo từng giai đoạn thực hiện của dự án) bao gồm: 

a) Trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm cả phần diện tích đất được giao để phục vụ công tác thi công của dự án;

b) Phương tiện vận tải;

c) Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ hoạt động của dự án.

2. Tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia nước ngoài, các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài khi dự án kết thúc, các chuyên gia, nhà thầu chuyển giao tài sản cho phía Việt Nam (gọi chung là tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam).

3. Vật tư thu hồi từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia (sau đây gọi tắt là công trình kết cấu hạ tầng) cũ, khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới.

Chương II

XỬ LÝ TÀI SẢN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

 

Điều 3. Bảo quản tài sản

1. Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Ban quản lý dự án) có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp dự án đã kết thúc và Ban quản lý dự án đã giải thể nhưng chưa xử lý xong tài sản thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản, hồ sơ tài sản và thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban quản lý dự án quy định tại Thông tư này.

2. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản; cho thuê, cho mượn tài sản hoặc tự ý sử dụng tài sản khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Hình thức xử lý tài sản

Tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc được xử lý theo các hình thức sau đây:

1. Điều chuyển cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; điều chuyển để phục vụ hoạt động của các dự án khác.

2. Thanh lý đối với các tài sản đã vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp được thanh lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Bán đối với các tài sản không xử lý theo hình thức điều chuyển hoặc thanh lý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Việc bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây được phép bán chỉ định:

a) Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có từ hai tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mục đích xã hội hoá thuộc các lĩnh vực nêu trên thì thực hiện đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký;

b) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;

c) Trường hợp giá trị tài sản theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.

4. Đối với diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án, sau khi hoàn thành thi công dự án, Ban quản lý dự án có trách nhiệm trả lại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 5. Thẩm quyền xử lý tài sản của các dự án thuộc trung ương quản lý

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định:

a) Bán trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương);

b) Điều chuyển tài sản giữa các Bộ, cơ quan trung ương hoặc giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc trung ương quản lý với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định:

a) Điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;

b) Điều chuyển tài sản để phục vụ hoạt động của các dự án khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương;

c) Bán tài sản không thuộc phạm vi điểm a khoản 1 Điều này;

d) Thanh lý tài sản.

 Việc quyết định điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyết định điều chuyển, bán, thanh lý xe ô tô các loại quy định tại khoản này được thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Điều 6. Thẩm quyền xử lý tài sản của các dự án thuộc địa phương quản lý

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản của các dự án thuộc địa phương quản lý cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc trung ương quản lý hoặc giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bán, thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan liên quan; quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển, bán, thanh lý đối với những tài sản còn lại.

Điều 7. Trình tự xử lý tài sản

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự án kết thúc, Ban quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê các tài sản phục vụ hoạt động của dự án theo Biên bản kiểm kê tài sản (Mẫu số 01/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Bộ, cơ quan trung ương là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); gửi Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý).

Trường hợp khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Các Bộ, cơ quan trung ương (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý);  Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản của dự án kết thúc để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản;

b) Bảng tổng hợp danh mục tài sản đề nghị xử lý theo Mẫu số 02/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp tài sản đề nghị xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thì phải có văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản của các cơ quan có liên quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Trường hợp Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp với quy định tại Thông tư này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này quyết định thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

4. Sau khi có quyết định xử lý tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tổ chức xử lý tài sản được thực hiện như sau:

a) Đối với tài sản có quyết định điều chuyển: Ban quản lý dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Đối với tài sản có quyết định bán: Trình tự, thủ tục bán đấu giá, bán chỉ định thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

c) Đối với tài sản có quyết định thanh lý: Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tuyến, tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc trung ương quản lý được trang bị ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Ban quản lý dự án ở trung ương có thể uỷ quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đó ở địa phương tổ chức bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này.

đ) Khi bán, thanh lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án, đơn vị được giao xử lý tài sản phải xuất Hoá đơn bán tài sản nhà nước do Bộ Tài chính phát hành cho người mua tài sản.

 

Chương III

XỬ LÝ TÀI SẢN DO PHÍA NƯỚC NGOÀI

CHUYỂN GIAO CHO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

 

Điều 8. Tiếp nhận, bảo quản tài sản

1. Chủ dự án có trách nhiệm tiếp nhận tài sản từ phía nước ngoài chuyển giao. Việc tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 03/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ số lượng, hiện trạng của tài sản, giá trị tài sản (nếu có) kèm theo các hồ sơ có liên quan đến tài sản.

2. Chủ dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản đã tiếp nhận và hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.   

Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản; cho thuê, cho mượn tài sản hoặc tự ý sử dụng tài sản khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với tài sản do phía nước ngoài chuyển giao nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì chủ dự án phải làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi trình cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước và phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Trường hợp chủ dự án không bố trí được kinh phí để tạm ứng nộp thuế thì chủ dự án báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quyết định nộp thuế sau khi bán, thanh lý tài sản hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận điều chuyển làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản nhận chuyển giao

1. Chủ dự án có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản đã tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do chuyên gia, nhà thầu thực hiện dự án thuộc trung ương quản lý chuyển giao;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do chuyên gia, nhà thầu thực hiện dự án thuộc địa phương quản lý chuyển giao.

Điều 10. Hình thức, thẩm quyền, trình tự xử lý tài sản

1. Hình thức xử lý tài sản, thẩm quyền quyết định xử lý tài sản, trình tự xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 Thông tư này.

2. Khi bán, thanh lý tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam, đơn vị được giao xử lý tài sản phải xuất Hoá đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do Bộ Tài chính phát hành cho người mua tài sản.

 

Chương IV

XỬ LÝ VẬT TƯ THU HỒI TỪ VIỆC THÁO DỠ

CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG CŨ

 

Điều 11. Tháo dỡ, bảo quản vật tư thu hồi

1. Khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức tháo dỡ hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chức năng tháo dỡ công trình kết cấu hạ tầng cũ (nếu có) và thu hồi vật tư còn có giá trị sử dụng để xử lý theo quy định (trừ trường hợp dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định nhà thầu thi công có trách nhiệm tháo dỡ công trình kết cấu hạ tầng cũ).

2. Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản vật tư thu hồi từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng cũ theo nguyên trạng cho đến khi hoàn thành việc điều chuyển, bán theo quyết định của cấp có thẩm quyền.   

Nghiêm cấm việc cho thuê, cho mượn hoặc tự ý sử dụng, bán vật tư thu hồi được từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng cũ.

Điều 12. Hình thức xử lý

1. Vật tư thu hồi từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng cũ được xử lý theo hình thức điều chuyển, bán quy định tại Điều 4 Thông tư này.

2. Trường hợp dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định giá trị vật tư thu hồi được tính trừ vào tổng mức đầu tư của dự án thì nhà thầu thực hiện dự án tổ chức xử lý tài sản theo quy định của pháp luật; không xử lý theo quy định tại Thông tư này.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định, trình tự xử lý

1. Thẩm quyền quyết định xử lý và trình tự xử lý vật tư thu hồi từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng cũ thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6 và 7 Thông tư này.

2. Khi bán vật tư thu hồi từ việc tháo dỡ các công trình kết cấu hạ tầng cũ, đơn vị được giao xử lý tài sản phải xuất Hoá đơn bán tài sản nhà nước do Bộ Tài chính phát hành cho người mua tài sản.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TÀI SẢN

 

Điều 14. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản

1. Chi phí bảo quản tài sản: Chi phí thuê kho, bãi để bảo quản tài sản, chi cho công tác bảo vệ tài sản.

2. Chi phí làm thủ tục chuyển nhượng, nộp thuế (nếu có) đối với tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam.

3. Chi phí tháo dỡ, thu hồi vật tư của các công trình kết cấu hạ tầng cũ khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới (trong trường hợp chi phí này không được tính vào tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới).

4. Chi phí bán đấu giá tài sản: Chi phí xác định giá khởi điểm; phí đấu giá trong trường hợp uỷ quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá tài sản.

Trong trường hợp việc bán đấu giá do Hội đồng định giá và bán đấu giá thực hiện thì chi phí về bán đấu giá tài sản gồm: Chi phí xác định giá khởi điểm, thông báo, niêm yết công khai việc bán đấu giá, tổ chức phiên bán đấu giá, chi bồi dưỡng cho các thành viên hội đồng và các chi phí khác có liên quan đến việc bán đấu giá.

5. Chi phí thanh lý tài sản: Chi phí cho việc tổ chức bán hoặc phá dỡ, hủy bỏ tài sản.

6. Chi phí phát sinh trong quá trình bàn giao, tiếp nhận tài sản.

7. Chi phí khác có liên quan.

Điều 15. Mức chi

Mức chi cho từng khoản chi quy định tại Điều 14 Thông tư này thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì người đứng đầu của cơ quan có trách nhiệm xử lý tài sản quyết định chi, đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 16. Nguồn kinh phí

1. Đối với tài sản có quyết định bán, thanh lý: Nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được do bán hoặc thanh lý tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán vào chi phí khác của dự án.

2. Đối với tài sản có quyết định điều chuyển, cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm chi trả các chi phí có liên quan.

Điều 17. Quản lý, sử dụng số tiền thu được khi bán, thanh lý tài sản

Số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan quy định tại Điều 14 của Thông tư này, được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18. Tổ chức thực hiện

 

1. Các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo việc thực hiện quản lý và xử lý tài sản của các dự án thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình xử lý tài sản của các dự án kết thúc theo mẫu số 04/TSDA và mẫu số 05/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 01 của năm sau.

2. Cục Quản lý công sản, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xử lý tài sản của các dự án kết thúc theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2010.

2. Bãi bỏ Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

3. Đối với tài sản của các dự án đã kết thúc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có quyết định xử lý thì thực hiện xử lý theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp tài sản đã có quyết định xử lý thì thực hiện theo quy định tại thời điểm quyết định xử lý.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) để phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,

 chống tham nhũng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh,

   thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Cổng TT điện tử Chính phủ; website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Cục QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 87/2010/TT-BTC

Hanoi, June 15, 2010

 

 

CIRCULAR

ON MANAGEMENT AND HANDLING OF ASSETS OF STATE-FUNDED PROJECTS UPON THEIR COMPLETION

 

THE MINISTRY OF FINANCE

 

Pursuant to the December 16, 2002 Law on the State Budget;

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Management and Use of State Property;


Pursuant to the Government's Decree No. 52/ 2009/ND-CP of June 3, 2009, detailing and guiding a number of articles of the Law on Management and Use of State Property;

Pursuant to the Government's Decree No. 137/2006/ND-CP of November 14, 2006, on decentralization of the state management of state property at administrative agencies and public non-business units and property over which state ownership is established;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister's Directive No. 17/2007/CT-TTg of July 25, 2007, on enhanced management of assets of state-funded project management units;

The Finance Ministry provides the management and handling of assets of state-funded projects upon their completion as follows:

 

Chapter I GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides the management and handling of assets of state-funded programs, schemes and projects (below collectively referred to as projects), including also projects funded by official development assistance (ODA) and foreign non-governmental aid belonging to state budget revenues, upon project completion.

This Circular does not apply to projects of economic organizations that receive funding and non-project asset supports from the state budget.

2. Assets of an uncompleted project which are neither usable nor necessary for project implementation shall be handled under this Circular.

3. When a specific document on ODA or foreign non-governmental aid provides otherwise, the handling of assets of a project upon its completion complies with that document.

4. For a project management unit assigned to manage different projects which operates as a non-business unit or an enterprise, assets for its general operation shall be managed and handled under regulations on management and use of state property at public non-business units or enter­prises while those for the operation of each project shall be managed and handled under this Circular.

Article 2. Subjects of application

1. Assets for the operation of a project upon its completion (including partial or phase-based completion of projects) include:

a/ Office buildings and other land-attached assets, including also the land area allocated for project construction;

b/ Means of transport;

c/ Machinery, working facilities and equipment, and other assets for project operation.

2. Assets used in activities of foreign experts and consultants, supervisors and builders that implement projects funded with ODA or foreign non-governmental aid, which are transferred by those experts or contractors to the Vietnamese party upon project completion (below collectively referred to as foreign-transferred assets).

3. Supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works for public or national interest (below referred to as infrastructure works) upon construction of new ones.

 

Chapter II

HANDLING OF ASSETS FOR PROJECT OPERATION

 

Article 3. Asset preservation

1. Upon completion of a project, its investor, owner or project management unit (below collectively referred to as project management unit) shall properly preserve assets and their dossiers until they are handed over to an eligible agency, organization, unit or project or until they are sold or liquidated under a decision of a competent authority.

When a project is completed and its project management unit is dissolved but its assets have not been completely handled, the project managing agency shall preserve the assets and their dossiers and perform other tasks of the project management unit under this Circular.

2. The dismantlement, change of the structure, components or spare parts of assets; lease, lending or use of such assets without permission from competent state agencies are prohibited.

Article 4. Asset handling modes

Assets for the operation of a project upon its completion shall be handled as follows:

1. Transfer of assets to state agencies, public non-business units, people's armed forces units, political organizations or socio-political organizations (below collectively referred to as agencies, organizations and units) that wish to use them and lack assets compared to asset use quotas and norms set by competent state agencies: transfer to other projects for their operation.

2. Liquidation of assets which have expired and are no longer usable; unusably or irreparably broken assets; and office buildings or other land-attached assets to be dismantled under a decision of a competent state agency, and other assets permitted for liquidation under law.

3. Sale of assets which are neither transferred nor liquidated under Clauses 1 and 2 of this Article. Assets shall be sold by public auction under law. except the following cases, which are permitted for sale to designated buyers:

a/ Organizations or individuals register to buy assets on land or to receive transferred land use rights for the socialization of educational, vocational, healthcare, cultural, physical training and sports and environmental activities in conformity with approved planning. When two or more organizations or individuals register to buy assets on land or to receive transferred land use rights for this purpose, assets shall be put up for auction;

b/ Past the time limit for registration to participate in an asset auction, only one organization or individual registers to buy assets and offers a price at least equal to the reserve price;

c/ Assets are revaluated at under VND 50 million/unit.

4. For the land area allocated (or temporarily allocated) for project construction, after the project is completed, the project management unit shall return it to the provincial-level People's Committee for handling under the land law.

Article 5. Competence to handle assets of centrally run projects

1. The Minister of Finance may decide:

a/ To sell office buildings and other land-attached assets at the request of ministers and heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies or central agencies (below referred to as ministers and heads of central agencies):

b/ To transfer assets between ministries and central agencies or centrally run agencies, organizations, units and projects and locally run agencies, organizations, units and projects at the request of ministers and heads of central agencies and chairpersons of concerned provincial-level People's Committees.


2. Ministers and heads of central agencies may decide:

a/ To transfer assets between agencies, organizations and units under their management;

b/ To transfer assets to other projects under their management;

c/ To sell assets other than those specified at Point a. Clause 1 of this Article;

d/ To liquidate assets.

The transfer of office buildings and other land-attached assets and the transfer, sale and liquidation of cars of all types stipulated in this Clause may be conducted after obtaining written agreement of the Ministry of Finance.

Article 6. Competence to handle assets of locally run projects

1. The Minister of Finance may decide to transfer assets of locally run projects to centrally run agencies, organizations, units and projects or to other provinces and centrally run cities at the request of ministers, heads of central agencies and chairpersons of concerned provincial-level People's Committees.

2. Chairpersons of provincial-level People's Committees may decide to transfer assets within their provinces or centrally run cities; sell or liquidate office buildings, other land-attached assets and means of transport at the request of directors of provincial-level Finance Departments and heads of concerned agencies; and decentralize the transfer, sale or liquidation of remaining assets.

Article 7. Asset handling order

1. Within 15 days after the completion of a project, the project management unit shall make an inventory record of assets for the project operation (according to Form No. 01/TSDA attached to this Circular, not printed herein) and submit it to the project managing ministry or central agency (for centrally run projects); or the provincial-level department, division or sector, or district-level People's Committee managing the project (for locally run projects).

When assets are found redundant or deficient through inventory, such shall be stated in the asset inventory record, together with explicit reasons and responsibilities therefor and proposed handling measures under regulations*^ fixed-asset management and use of the agency, organization or unit.

2. Ministries and central agencies (for centrally run projects) and provincial-level departments, divisions and sectors and district-level People's Committees (for locally run projects) shall compile dossiers of re-quest to handle assets of completed projects for handling according to their competence or submission to competent authorities for handling under Articles 5 and 6 of this Circular.

A dossier of request for asset fiandling comprises:

a/ A written request for asset handling;

b/ A list of assets requested for handing, made according to Form No. 02/TSDA attached to this Circular (not printed herein);

c/ For assets to be transferred to agencies, organizations, units or projects, writte&.requests for receipt of assets from concerned agencies specified at Point b. Clause 1. Article 5, and Clauses 1 and 2, Article 6 of this CircSar.

3. When a project management uniWr project managing agency fails to propose an asset handling plan or proposes a plan incompliant with this Circular, the state agency competent to approve asset handling plans specified in Articles 5 and 6 of this Circular shall recover the assets for handling under the law on state property management and use.

After a decision on asset handling is issued by a competent state agency, assets shall be handled as follows:

a/ For assets to be transferred: The project management unit shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the asset-receiving agency, organization, unit or project in, handing over the assets under the Finance Ministry's circular guiding the receipt and hand­over of assets between administrative and non­business agencies and economic organizations under decisions of competent agencies.

b/ For assets to be sold: The order and procedures for auction or sale to designated buyers comply with the Government's decree and the Finance Ministry's circular detailing and guiding the Law on Management and Use of State Property.

c/ For assets to be liquidated: The liquidation mode, order and procedures comply with the Government's decree and the Finance Ministry's circular detailing and guiding the Law on Management and Use of State Property.

d/ For infrastructure construction investment projects implemented at different levels and assets for the operation of centrally run projects equipped in different provinces and centrally run cities, the central project management unit may authorize local agencies, organizations or units directly using those assets to sell or liquidate assets under decisions of competent state agencies defined in Article 5 of this Circular.

e/ When selling or liquidating assets for project operation, the asset-handling unit shall issue the Finance Ministry's invoice on sale of state property to the buyers.

 

Chapter III

HANDLING OF ASSETS TRANSFERRED BY FOREIGN PARTIES TO THE VIETNAMESE GOVERNMENT

 

Article 8. Asset receipt and preservation

1. A project owner shall receive foreign-transferred assets. An asset receipt record shall be made according to Form No. 03/TSDA attached to this Circular (not printed herein), specifying the quantity and status of assets, their value (if any), enclosed with asset-related dossiers.

2. A project owner shall properly preserve received assets and their dossiers until they are transferred to another agency, organization, unit or project or sold or liquidated under a decision of a competent authority.

Dismantlement, change of structure, components or spare parts of assets; or lease, lending or use of assets without a competent state agency's decision are strictly prohibited.

3. For foreign-transferred assets for which tax obligations have not been fulfilled, the project owner shall carry out transfer procedures and pay taxes under law before proposing a competent authority to determine the State's rights to own assets and approve the asset handling plan.

When the project owner fails to advance funds for tax payment, it shall report such to the state agency competent to approve the asset handling plan for decision on tax payment after asset sale or liquidation or transfer to the asset-receiving agency, organization, unit or project for carrying out tax payment procedures under law.

Article 9. Establishment of state ownership of transferred assets

1. A project owner shall propose a competent agency specified in Clause 2 of this Article to decide to establish state ownership of received assets under law.

2. Competence to decide state ownership:

a/ The Minister of Finance may decide to establish state ownership of assets transferred by experts and contractors implementing centrally run projects;

b/ Chairpersons of provincial-level People's Committees may decide to establish state ownership of assets transferred by experts and contractors implementing locally run projects.

Article 10. Modes, competence and order of asset handling

Modes, competence and order of asset handling comply with Articles 4, 5, 6 and 7 of this Circular.

When selling or liquidating assets transferred by a foreign party to the Vietnamese Government, the asset-handling unit shall issue the Finance Ministry's invoices on sale of assets confiscated into the state fund to the buyers.

 

Chapter IV

HANDLING OF SUPPLIES RECOVERED FROM THE DISMANTLEMENT OF OLD INFRASTRUCTURE WORKS

 

Article 11. Dismantlement and preservation of recovered supplies

1. When building an infrastructure work, a project management unit shall dismantle or hire a licensed organization or individual (if any) to dismantle old infrastructure works and recover usable supplies for handling under regulations (except for an investment project in which the builder is responsible for such dismantlement as provided by the project approving authority).

2. The project management unit shall properly preserve supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works until they are transferred or sold under the decision of a competent authority.

Lease, lending, use or sale without permission of supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works is strictly prohibited.

Article 12. Handling modes

1. Supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works shall be transferred or sold under Article 4 of this Circular.

2. For an investment project in which the value of recovered supplies is included in the project's total investment as provided by the project approving authority, the project contractor shall handle assets under law, not under this Circular.

Article 13. Handling competence and order

1. The competence and order to handle supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works comply with Articles 5, 6 and 7 of this Circular.

2. When selling supplies recovered from the dismantlement of old infrastructure works, the asset handling unit shall issue the Finance Ministry's invoices on sale of state property to the buyers.

 

Chapter V

FINANCIAL MANAGEMENT IN ASSET HANDLING

 

Article 14. Expenses arising in asset handling

1. Asset preservation expenses: Rents of warehouses and storage yards for asset preservation, asset protection expenses.

2. Expenses for transfer procedures and tax payment (if any) for assets transferred by foreign parties to the Vietnamese Government.

3. Expenses for the dismantlement and recovery of supplies of old infrastructure works upon construction of new ones (when these expenses are not included in the total investment of the project to build new infrastructure works).


4. Expenses for asset auction: Expenses for determination of the reserve price; expenses for auction in case of authorized auction by licensed auction institutions.

When an auction is conducted by a valuation and auction council, expenses for asset auction include expenses for determination of the reserve price, public notification and posting up of the auction, organization of the auction, and allowances for council members and other auction-related expenses.

5. Asset liquidation expenses: Expenses for the sale or dismantlement or disposal of assets.

6. Expenses arising in asset handover and takeover.

7. Other related expenses.

Article 15. Spending levels

The spending level for each expense defined in Article 14 of this Circular complies with criteria, norms and regimes provided by competent state agencies. When such criteria, norms or regimes are unavailable, heads of asset-handling agencies may decide on spending levels in accordance with the State's current financial management regime and shall take responsibility for their decisions.

Article 16. Funding sources

1. For assets to be sold or liquidated under decisions, expenses specified in Article 14 of this Circular shall be covered by proceeds from asset auction or liquidation. When no proceeds are gained from the asset handling or such proceeds are insufficient to cover expenses, the deficit shall be accounted into other expenses of the project.

2. For assets to be transferred, the asset-receiving agency, organization or unit shall pay related expenses.

Article 17. Management and use of proceeds from asset sale and liquidation

Proceeds from the sale or liquidation of assets after related expenses under Article 14 of this Circular are deducted shall be paid to the state budget under the state budget law.

 

Chapter VI IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 18. Organization of implementation

1. Ministries, central agencies and provincial-level People's Committees shall:

a/ Direct the management and handling of assets of projects under their management according to this Circular and relevant laws;

b/ Make annual reports on the handling of assets of completed project according to Forms No. 04/TSDA and No. 05/TSDA attached to this Circular (not printed herein) and send them to the Ministry of Finance before January 31 of the subsequent year.

2. The Public Asset Management Department and provincial-level Finance Departments shall assist the Minister of Finance and chairpersons of provincial-level People's Committees in guiding and examining the management and handling of assets of completed projects under this Circular.

Article 19. Effect

1. This Circular takes effect on August 1, 2010.

2. To annul the Finance Ministry's Circular No. 116/2005/TT-BTC of December 19, 2005, guiding the management and handling of assets of state-funded projects upon their completion.

3. Assets of projects completed before the effective date of this Circular for which no handling decision has been issued shall be handled under this Circular. Those with handling decisions shall be handled under regulations at the time when handling decisions were issued.

4. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance (the Public Asset Management Department) for coordinated settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE

DEPUTY MINISTER

 

 

NGUYEN HUU CHI

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 87/2010/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất