Thông tư 76/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 76/2002/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 76/2002/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 09/09/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 76/2002/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 76/2002/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ
TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP); Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định này.
Những doanh nghiệp thuộc Mục III, Phần A, Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không thuộc đối tượng cổ phần hoá.
2. Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1 "Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập" là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã có đủ điều kiện tổ chức hạch toán kế toán, thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đến kết quả cuối cùng và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định.
2.2 "Tiền thu về bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" là số tiền thu được khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không bao gồm giá trị ưu đãi cho người lao động và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản.
2.3 "Thời điểm doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp" là thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Tuỳ theo quy mô vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, khi xác định phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước có thể lựa chọn và áp dụng một trong những hình thức cổ phần hoá quy định tại Điều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
Trong đó trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP: "Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn" thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào Công ty được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị cổ phần bán trả chậm cho người nghèo) và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
4. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) của doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong những ngành nghề và có các điều kiện như quy định tại điểm 1 mục II của Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Nhà nước sau khi cổ phần hoá mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ thì vẫn là thành viên của Tổng Công ty, nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và không phải nộp kinh phí cấp trên. Tổng Công ty chỉ được quyền chuyển nhượng phần vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần trên cơ sở đảm bảo các qui định của pháp luật và Điều lệ công ty.
6. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải khẩn trương thực hiện thanh quyết toán thuế, xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp và triển khai thực hiện các bước để cổ phần hoá. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh quyết toán và xử lý những tồn tại về tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước đã quy định.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI VỀ CHÍNH KHI
CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG
CÔNG TY CỔ PHẦN
I. KIỂM KÊ VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng ở thời điểm lập báo cáo quyết toán tài chính của quý gần nhất trước ngày ra quyết định cổ phần hoá:
1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại thời điểm kiểm kê. Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.
2. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
2.1 Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
2.2 Tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3 Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
2.4 Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi.
3. Đối chiếu xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định sau:
3.1 Nợ phải trả, trong đó:
a. Các khoản nợ phải trả đã quá hạn trả.
b. Các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi (doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3.2 Nợ phải thu, trong đó: nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Phân tích rõ từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả.
- Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo phán quyết của Toà án không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khả năng thu hồi.
- Các khoản nợ phải thu của các khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.
- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
4. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
5. Kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.
II. XỬ LÝ
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC
KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Xử lý tài sản
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
1.1 Đối với tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê thì doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân tài sản thừa, thiếu và xử lý như sau:
- Đối với tài sản thiếu phải xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân kèm theo các biện pháp xử lý hành chính theo các quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản đền bù trách nhiệm, doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh.
- Đối với tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh.
1.2 Đối với những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý thì xử lý như sau:
a. Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác quản lý và sử dụng cụ thể:
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị trong ngành thuộc Bộ thì Bộ quản lý ngành quyết định; chuyển cho đơn vị thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị ngoài ngành, ngoài địa phương thì Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá và doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chỉnh tăng, giảm vốn theo giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp cổ phần hoá.
b. Trường hợp không có đơn vị tiếp nhận tài sản thì doanh nghiệp chủ động tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo chế độ Nhà nước đã quy định. Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo qui định hiện hành của Nhà nước. Doanh nghiệp phải tổ chức Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản do Giám đốc doanh nghiệp làm Chủ tịch.
Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn này được hạch toán vào thu nhập và chi phí bất thường của doanh nghiệp theo chế độ của Nhà nước quy định.
c. Trường hợp đến thời điểm định giá mà vẫn chưa kịp xử lý tài sản thì giá trị của tài sản không cần dùng được loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1.3 Đối với tài sản là công trình phúc lợi như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, nhà ở của cán bộ công nhân viên được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá mà chuyển giao cho tập thể người lao động quản lý và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.
Riêng nhà ở của cán bộ công nhân viên (kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước) thì doanh nghiệp có trách nhiệm tập hợp hồ sơ và làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
1.4 Tài sản được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phức lợi của doanh nghiệp nhưng đang dùng trong sản xuất kinh doanh thì được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo giá trị tài sản đánh giá lại. Phần giá trị tài sản này được chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá và được chia theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người tại doanh nghiệp.
2. Xử lý nợ phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
2.1 Đối với những khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh như:
- Các căn cứ chứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã ngừng hoạt động nhưng không có khả năng thanh toán nợ.
- Đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản phải có quyết định giải thể của cơ quan quyết định thành lập hoặc quyết định của Toà án xử lý đối với đơn vị phá sản.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, không có tài sản thừa kế để trả nợ hoặc đang thi hành án, đang bị truy tố, giam giữ, xét xử không có khả năng trả nợ.
- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.
- Đối với những khoản nợ phải thu đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưng không có khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thu hồi được thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bản đối chiếu công nợ với khách nợ, công văn đòi nợ, công văn đề nghị Toà án thực hiện phá sản theo Luật định.
Các khoản nợ phải thu có đủ căn cứ chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
2.2 Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
2.3 Trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Xử lý các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
3.1 Đối với các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.
3.2 Đối với các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước: Sau khi xử lý các khoản nợ phải thu theo quy định tại mục 2 nói trên mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước thì căn cứ vào thực trạng tài chính và nguyên nhân của các khoản nợ đọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo Cục thuế để kiểm tra trước khi trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp Ngân sách tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm định giá. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại Phần B, Mục IV Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/04/2002 của Bộ Tài chính về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan.
3.3 Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước: Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được khoanh, giãn các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm Quyết định cổ phần hoá trong thời hạn 3 đến 5 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.
Doanh nghiệp cổ phần hoá chủ động phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hay bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.
3.4 Đối với các khoản nợ phải trả nước ngoài quá hạn có bảo lãnh thì doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để xoá lãi, khoanh nợ hoặc giảm nợ gốc và bố trí nguồn để trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được nguồn trả nợ thì người bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn để trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc chuyển thành vốn của người bảo lãnh góp vào Công ty cổ phần.
3.5 Đối với khoản nợ BHXH, nợ cán bộ công nhân viên: Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi cổ phần hoá để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.6 Việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đước thực hiện thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần.
Trường hợp chủ nợ không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì doanh nghiệp và chủ nợ ký thoả thuận về giá chuyển đổi nợ thành vốn góp cổ phần trước khi đấu giá và đây là giá chủ nợ tham gia đấu giá. Trường hợp các bên tham gia có giá đấu bằng nhau thì chủ nợ được quyền ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo giá đã thoả thuận. Riêng việc chuyển nợ phải trả người lao động trong doanh nghiệp thành cổ phần thì thực hiện theo giá "sàn" quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
b. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quyền mua cổ phần lần đầu và quyền nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
4. Các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính...và các khoản lãi chưa phân phối được xử lý theo quy định sau:
a. Số dư về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán (sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán và xử lý công nợ khó đòi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định) được hoàn nhập vào thu nhập của doanh nghiệp.
b. Số dư về chênh lệch tỷ giá được xử lý như sau:
- Đối với giá trị công trình xây dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì sau khi bù trừ giữa số tăng, số giảm phải tính vào giá trị công trình khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ ngoại tệ khác, sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm thì hạch toán vào chi phí, thu nhập tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.
c. Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được giữ lại để giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
d. Số dư Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất về tài sản và bù lỗ (nếu có) của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số còn lại, hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
e. Trường hợp doanh nghiệp còn số lỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp xoá nợ đối với các khoản nợ thuế, phải nộp Ngân sách và các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Các khoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo quy định hiện hành.
5. Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài.
Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
5.1 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá có kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải tính giá trị tài sản góp vốn liên doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
5.2 Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanh thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định và xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:
+ Thoả thuận để mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh.
+ Thoả thuận với đối tác góp vốn liên doanh với doanh nghiệp để chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và đối tác nước ngoài thống nhất chấm dứt hợp đồng liên doanh thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2002/TT-BTC ngày 11/3/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động.
6. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: được chia cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá để mua cổ phần. Phương thức chia do Giám đốc doanh nghiệp sau khi thoả thuận với tổ chức công đoàn quyết định tuỳ theo mức độ đóng góp của từng người lao động. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
Trường hợp trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được xử lý như một khoản phải thu tồn đọng. Cụ thể:
- Đối với khoản chi cho người lao động còn đang làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá thì được giảm trừ vào phần giá trị tài sản dùng để chia cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại tiết 1.4 điểm 1 Mục II Thông tư này (nếu có); Phần còn thiếu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi của người lao động trước khi thực hiện chính sách ưu đãi giảm giá bán cổ phần hoặc trợ cấp thôi việc, mất việc.
- Đối với các khoản chi vượt Quỹ khen thưởng, phúc lợi do phải hạch toán các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bị xuất toán, các khoản chi biếu, tặng; các khoản chi bổ sung lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động đã nghỉ việc, thôi việc trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính doanh nghiệp, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp để xem xét, xử lý như 1 khoản nợ không có khả năng thu hồi.
III. XỬ
LÝ TÀI CHÍNH TỪ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC CHUYỂN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp phải điều chỉnh sổ kế toán và bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện cổ phần hoá phát sinh trong kỳ.
2. Đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động lập báo cáo tài chính, tiếp tục xử lý những vấn đề về tài chính theo qui định tại Mục II Thông tư này và thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác định lại giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá và thực hiện bàn giao giữa doanh nghiệp Nhà nước với công ty cổ phần.
3. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
a. Trường hợp có chênh lệch tăng thì nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng cấp.
b. Trường hợp có chênh lệch giảm thì doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm để xử lý như sau:
- Xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch giảm thuộc trách nhiệm cá nhân, tập thể.
- Toàn bộ khoản chênh lệch giảm sau khi bồi thường vật chất (nếu có) thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá quyết định giảm giá trị doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước cần thiết nắm giữ trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần.
4. Đối với các khoản nợ và tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp:
a. Trong giai đoạn chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượng bán tài sản nói trên (bao gồm cả việc bán lại cho các tổ chức có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng) và nộp toàn bộ số tiền thu được về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
b. Trường hợp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa xử lý xong các khoản nợ và tài sản trên thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển giao việc xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá cho doanh nghiệp khác hoặc uỷ quyền cho công ty tiếp tục bảo quản và xử lý. Công ty cổ phần được hưởng 10% tổng số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi công nợ để bù đắp chi phí và có trách nhiệm nộp số thu còn lại về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần phải tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản này trong thời hạn 6 tháng, nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xử lý. Nếu Công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để thuê hoặc mua theo giá thị trường.
IV. BÁN CỔ PHẦN
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương án bán cổ phần theo trình tự ưu tiên và cơ cấu cổ phần được quy định tại Điều 23 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2001/TT-BTC ngày 23/11/2001 của Bộ Tài chính. Trong đó, phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp thuỷ sản được xác định trên cơ sở diện tích nuôi thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản cung cấp cho doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá và tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi.
1.2 Căn cứ vào số lượng cổ phần thực tế bán ra bên ngoài và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường; doanh nghiệp cổ phần hoá tính toán số cổ phần bán ra bên ngoài để xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài được xác định theo công thức sau:
Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài |
= |
Tổng số cổ phần của công ty (tương ứng với vốn điều lệ) |
- |
Số lượng cổ phần Nhà nước tham gia tại công ty cổ phần |
- |
Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho NLĐ trong DN |
- |
Số lượng cổ phần dự kiến bán cho người SX và cung cấp NL |
x |
30% |
Những doanh nghiệp cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của Pháp luật về chứng khoán.
1.3 Ngoài số cổ phần được mua theo giá ưu đãi, người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được quyền đăng ký mua số cổ phần còn lại (sau khi đã xác định số lượng cổ phần bán ra bên ngoài) theo giá sàn.
Trường hợp người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký mua không hết thì doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh phương án bán cổ phần, bổ sung số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
2. Việc bán cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài với mệnh giá cổ phiếu dưới 500 triệu đồng hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa ở vùng sâu, vùng xa có khó khăn trong việc bán thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc dự kiến chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần của tổ chức trung gian vượt quá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan quyết định cổ phần hóa giao cho doanh nghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài theo hình thức đấu giá.
V. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ BÁN CỔ PHẦN
1. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần do thực hiện đấu giá) tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa từ ngày 05/7/2002 trở đi được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu, tiền bán cổ phần của Bộ Tài chính. Tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trước ngày 05/7/2002 được quản lý, sử dụng theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tiền thu từ bán cổ phần do doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn được để lại công ty cổ phần và quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
VI. CHI PHÍ CỔ PHẦN HÓA
1. Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
- Chi phí in tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí cho việc lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;
- Tiền thuê tư vấn, kiểm toán (nếu có);
- Chi phí cho Đại hội CNVC doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí cho các hoạt động tuyên truyền thực hiện cáo bạch các thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần (bao gồm cả chi phí cho hoạt động đấu giá);
- Chi phí cho Đại hội cổ đông lần đầu;
- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Mức chi phí tối đa cho việc thực hiện chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần được xác định như sau:
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng được chi không quá 150 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10 tỷ - 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 20 tỷ - 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 30 tỷ - 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 40 tỷ - 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 50 tỷ - 60 tỷ đồng được chi không quá 450 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 60 tỷ đồng được chi không quá 500 triệu đồng;
Giám đốc doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quyết định các chi phí thực tế cần thiết phục vụ quá trình cổ phần hóa theo nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm và có đầy đủ chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp chi vượt mức khống chế trên thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
VII. BÀN GIAO TÀI SẢN, TIỀN VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn bao gồm:
- Báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và báo cáo quyết toán thuế.
- Quyết định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
- Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao.
2. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá, đại diện doanh nghiệp Nhà nước (gồm: Giám đốc, kế toán trưởng), đại diện của công ty cổ phần (Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng) và đại diện của tổ chức công đoàn trong công ty. Biên bản bàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:
- Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm chuyển giao.
- Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần được tiếp tục kế thừa.
- Những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết (bao gồm cả việc tiếp tục theo dõi, thu hồi công nợ, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm...).
VIII. CHẾ
ĐỘ ƯU ĐàI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY
CỔ PHẦN.
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần
Chế độ ưu đãi với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trong đó:
1.1 Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá được hưởng ưu đãi về thuế theo mức quy định tại Điều 18 và Điều 21 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 đối với doanh nghiệp thành lập mới.
Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn để xác định miễn giảm thuế, doanh nghiệp chủ động xác định và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Đồng thời phải gửi kèm bản sao quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có căn cứ xác định mức ưu đãi.
1.2 Công ty cổ phần có trách nhiệm quản lý, duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật được doanh nghiệp Nhà nước chuyển giao để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Trường hợp người lao động không có nhu cầu sử dụng và công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì Công ty cổ phần mua lại hoặc bán cho các đối tượng khác, số tiền thu được chuyển về Quỹ phúc lợi của công ty.
2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Chế độ ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
2.1 Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần hoá, cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước thì được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với mệnh giá. Theo quy định này thì khi mua mỗi cổ phần ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị ưu đãi của Nhà nước cho người lao động.
2.2 Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá được mua cổ phần hoá với giá ưu đãi theo phương thức trả góp trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải trả lãi suất. Tổng số cổ phần bán cho người lao động nghèo theo phương thức trả góp tối đa không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.3 Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động, ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và giá trị cổ phần ưu đãi bán chịu cho người lao động nghèo được trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và không vượt quá giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã trừ phần vốn Nhà nước cần nắm giữ và chi phí cổ phần hoá.
Việc bán cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện xong phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
(Phương pháp xác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo Phụ lục đính kèm).
Công ty cổ phần có trách nhiệm theo dõi và tổ chức thu hồi giá trị cổ phần mua trả chậm và kịp thời nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần doanh nghiệp Nhà nước.
2.4 Cổ phiếu của cổ phần bán theo giá ưu đãi là cổ phiếu có ghi tên, người sở hữu chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu này sau 3 năm kể từ khi mua. Đối với cổ phần bán theo phương thức trả góp cho người nghèo thì người sử hữu cổ phiếu chỉ được bán sau khi đã trả hết nợ cho Nhà nước. Trường hợp người sở hữu cổ phiếu có nhu cầu chuyển nhượng trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Công ty cổ phần ưu tiên mua lại số cổ phần này theo giá thị trường và hạch toán vào nguồn cổ phiếu ngân quỹ để quản lý và sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
2.5 Người lao động được tuyển dụng trước ngày 21/04/1998 bị mất việc, nghỉ hưu sớm tại thời điểm cổ phần hoá hoặc trong 12 tháng sau khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì được hưởng trợ cấp theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán.
Người lao động bị thôi việc, mất việc không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo qui định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và các văn bản trên thì được hưởng trợ cấp theo qui định của Bộ Luật lao động và được quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán như qui định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Doanh nghiệp được chủ động xử lý tài chính theo chế độ tài chính hiện hành và những điểm hướng dẫn trong Thông tư này trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Cơ quan quyết định cổ phần hoá có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá xử lý những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra doanh nghiệp xử lý những vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo đúng qui định của Nhà nước. Nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 4/7/2002.
Các văn bản hướng dẫn về các vấn đề xử lý tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐàI
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP
NGUYÊN LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ.
(Ban hành kèm Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002)
I. Phương pháp xác định tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động
- Gọi S1 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa;
- Gọi S2 là số lượng cổ phần thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).
- Gọi T là tổng thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước của toàn bộ lao động trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
- Gọi G1 là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa; G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi C1 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức tối đa; C2 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo xác định lại theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi H là giá trị thực tế phần vốn Nhà nước còn lại sau khi trừ đi chi phí cổ phần hoá và giá trị vốn Nhà nước cần thiết nắm giữ tại công ty cổ phần.
Số lượng cổ phần bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lao động và người cung cấp nguyên liệu xác định như sau:
1. Số lượng cổ phần bán ưu đãi tối đa là:
S1 = T x 10 cổ phần
2. Giá trị ưu đãi tối đa là:
G1= S1 x 30.000 (đồng)
3. Giá trị bán chậm trả tối đa là:
C1 = S1 x 20% x 70.000 (đồng)
- Trường hợp G1 +C1 Ê H thì người lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần chậm trả theo mức tối đa tính trên.
- Trường hợp G1 +C1 > H thì phải tính lại số lượng cổ phần bán ưu đãi, giá trị ưu đãi và giá trị trả chậm của người lao động như sau:
1. Số lượng cổ phần được phép bán ưu đãi:
S1 = |
H --------- x S1 |
|
G1 + C1
|
2. Giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động:
G2 = |
H --------- x G1 |
|
G1 +C1
|
3. Giá trị cổ phần chậm trả thực tế:
C2 = |
H --------- x C1 |
|
G1 + C1
|
II. Phương pháp xác định cổ phần ưu đãi bán cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản.
- Gọi K là mức khống chế tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Thì K = 10% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi G3 là giá trị ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
G3 = 30% K
- Gọi S3 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
Phương pháp xác định:
a. Trường hợp H - (G1 + C1) ³ G3 thì số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu được xác định như sau:
S3 = |
G3 --------- |
|
30.000đ
|
b. Trường hợp H - (G1 + C1) < G3 thì giá trị ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
H - (G1 + C1)
Số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
S3 = |
H - (G1 + C1) ---------------- |
|
30.000đ
|
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 76/2002/TT-BTC | Hanoi, September 09, 2002 |
CIRCULAR
GUIDING FINANCIAL MATTERS UPON THE TRANSFORMATION OF STATE ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
In furtherance of the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002 on the transformation of State enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as Decree No. 64/2002/ND-CP for short), the Ministry of Finance provides hereby the following guidance on financial matters:
Part one
GENERAL PROVISIONS
1. The subjects of application of this Circularare State enterprises and their dependent units prescribed in Article 2 of Decree No. 64/2002/ND-CP, which are equitized under this Decree.
Enterprises defined in Section III, Part A of the classification criteria and list of to be-classified State enterprise and State corporations, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 58/2002/QD-TTg of April 26, 2002 shall not be equitized.
2. A number of words and phrases in this Circular are construed as follows:
2.1. "Enterprises dependent units fully meeting the conditions for independent accounting"are enterprises dependent units which have met fully the conditions for organizing cost-accounting and statistics of their production and business activities till the final results, and implement the State-prescribed financial reporting regime.
2.2. "Proceeds from the sale of the State capital portions at enterprises" are the sums of money collected from the sale of shares belonging to the State capital at enterprises, excluding the value of preferences for laborers as well as producers and suppliers of raw materials for the enterprises engaged in processing agricultural, forestry and aquatic goods.
2.3. "The time of transformation of State enterprises into joint-stock companies operating under the Enterprise Law"means the time when the joint-stock companies are granted the business registration certificates.
3.Depending on the capital size and practical conditions of each enterprise, when determining their equitization plans, the State enterprises may select and apply one of the equitization forms specified in Article 3 of Decree No. 64/2002/ND-CP.
In cases where the enterprises are equitized in the form specified in Clause 1, Article 3 of Decree No. 64/2002/ND-CP: "Maintaining the existing State capital portion at the enterprises and issuing share certificates to attract more capital," the value of the State’s shares contributed to the companies shall be determined as the actual value of the State capital portion at the enterprises minus (-) the equitization expenses and the value of preferences for laborers in the enterprises (including the value of shares sold on deferred payment to the poor) and for the producers and suppliers of raw materials for the enterprises engaged in processing agricultural, forest and/or aquatic products.
4.The State shall only hold dominant shares (accounting for over 50% of the charter capital) of the equitized enterprises operating in the conditional business lines specified at Point 1, Section II of the classification criteria and list of to be-classified State enterprise and State corporations, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 58/2002/QD-TTg of April 26, 2002.
5.If, after being equitized, member enterprises of State corporations still have over 50% of their charter capital held by the State, they shall still be the corporations members but operate under the Enterprise Law and shall not have to pay remittances to the higher level. The corporations shall only be entitled to transfer the State capital portion contributed to the joint-stock companies on the basis of compliance with the provisions of law and the companies charters.
6.Upon receiving the equitization decisions of competent bodies, the enterprises must expeditiously effect the tax settlement, handle their unsettled financial matters, and proceed with the equitization steps. The enterprise finance management agencies and the tax offices shall have to coordinate with the enterprises in promptly effecting the financial settlement and handling the enterprises unsettled financial matters according to the State-prescribed regime.
Part two
FINANCIAL MATTERS UPON THE TRANSFORMATION OF STATE ENTERP-RISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
I. INVENTORY AND CLASSIFICATION OF ASSETS AT STATE ENTERPRISES
Upon receiving the equitization decisions of competent bodies, the enterprises shall have to organize the inventory and classification of assets which they are managing and using at the time of making financial settlement reports of the quarter preceding the date of issuance of the equitization decisions:
1.Inventorying to determine the accurate quantities and quality of actually existing assets which the enterprises are managing and using at the time of inventory. Identifying any surplus and/or deficient assets as compared to the accounting books, clearly analyzing the reasons therefor.
2. Classifying the inventoried assets into the following groups:
2.1 Assets which the enterprises need to use.
2.2. Assets which the enterprises do not need, unsold assets, assets awaiting liquidation, assets irrestorable for the production and business process.
2.3. Assets formed from the reward and welfare funds (if any).
2.4. Assets leased from outside, supplies and merchandise accepted for custody, processing, sale and/or consignment.
3. Comparing, acknowledging and classifying assorted debts, making detailed lists of debts of each type according to the following regulations:
3.1. Payable debts, including:
a/ Overdue payable debts.
b/ Payable debts which need not be repaid are debts of the creditors that no longer exist (dissolved or bankrupted enterprises, dead creditors) or do not come to compare and claim though the enterprises have notified the creditors in writing or on the mass media.
3.2. Receivable debts, including: receivable debts recoverable, receivable debts irrecoverable. Clearly analyzing the receivable debts irrecoverable whether they are overdue or undue, and classifying them into one of the following cases:
- Debtors are enterprises or organizations which have been dissolved, bankrupted or inoperative being unable to repay debts.
- Debtors are individuals who are dead, missed, serving imprisonment sentences, or whose heirs by court judgment are unable to repay debts. Debtors who are being prosecuted, detained or tried by law bodies and there are sufficient evidences to prove that their debts are irrecoverable.
- Receivable debts of debtors, which are written off under decisions of competent bodies according to law provisions.
- Receivable debts with the estimated expenses for their recovery being larger than their value.
- Receivable debts which have been overdue for three years or more and the debtors, though still existing and operating, are doing business at a loss or meet with so great difficulties that they are unable to repay debts, or the enterprises cannot recover such debts though they have actively applied many measures.
4.Organizing the evaluation and determination of the value of assets which the enterprises need to use according to the State-prescribed regime.
5.Inventorying the cash fund, comparing the bank deposit balance at the time of determining the value of the enterprises to be equitized.
II. HANDLING OF FINANCIAL MATTERS BEFORE DETERMINING THE VALUE OF ENTERPRISES
1. Handling of assets
On the basis of the asset inventory and classification results, the enterprises shall handle assets according to the provisions in Article 9 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
1.1. For assets found to be surplus and/or deficient through inventory, the enterprises must analyze and identify clearly the reasons therefor and handle these assets as follows:
- For deficient assets, the enterprises must determine the compensation responsibilities of concerned organizations and/or individuals as well as administrative handling measures according to current regulations; for the value of deficient assets, after subtracting the compensated amounts, the enterprises shall account it into their business results.
- For surplus assets, if reasons therefor and their owners cannot be identified, they shall be accounted into the enterprises business results.
1.2. Assets which the enterprises do not need, unsold assets, and assets awaiting liquidation shall be handled as follows;
a/ The enterprises must report them to competent bodies for the latter to transfer them to other units for management and use. Specifically:
- For the transfer of assets to units within the branches managed by ministries, the ministries shall issue decisions thereon; for the transfer of assets to units managed by provinces or cities, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall issue decisions thereon.
- For the transfer of assets to units outside the branches or localities, the branch-managing ministries or the provincial/municipal People’s Committee presidents shall submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
On the basis of the records on asset hand-over and receipt under the asset transfer decisions of competent bodies, the equitized enterprises and the asset-receiving enterprises shall adjust their capital, up or down, according to the value of assets recorded in the accounting books of the equitized enterprises.
b/ Where no units receive the assets, the enterprises shall take initiative in liquidating or selling such assets according to the State-prescribed regime. The sale of assets shall be effected through public auctions according to the State’s current regulations. The enterprises must set up asset liquidation or sale councils headed by the enterprise directors.
Revenues from and expenses for asset liquidation and/or sale activities of the enterprises at this stage shall be accounted into the enterprises irregular revenues and expenses according to the State-prescribed regime.
c/ Where the assets have not yet been handled by the time of valuation, the value of assets no longer needed for use shall be excluded from the enterprises value for equitization. The enterprises shall have to continue monitoring and handling such assets pending their official transformation into joint-stock companies.
1.3. For assets being welfare facilities like creches, kindergartens, health stations, and dwelling houses of officials and employees, which were invested with the welfare and/or reward funds, they shall not be calculated into the enterprises value for equitization; instead, they shall be transferred to the laborers collectives for management and use through trade union organizations.
Particularly for dwelling houses of employees and workers (including those invested with the State budget capital), the enterprises shall have to compile dossiers thereof and fill in the procedures to transfer them to the local land and house management agencies for management or sale to the dwellers according to current regulations.
1.4. For assets invested with the reward and/or welfare funds of the enterprises but currently used in production and business, they shall be calculated into the value of the to be-equitized enterprises according to their re-assessed value. The value of these assets shall be converted into shares under the ownership of laborers on the enterprises lists of regular laborers at the time of equitization and shall be distributed according to the actual working time of each laborer in the enterprises.
2. Handling of bad receivable debts
Bad receivable debts shall be handled according to the provisions in Article 10 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
2.1. For receivable debts which are irrecoverable, the enterprises must produce concrete evidences to prove their irrecoverability, such as:
- Grounds proving that the owing enterprises or organizations have ceased operating and are unable to repay their debts.
- For the dissolved or bankrupted enterprises, there must be the dissolution decisions of the agencies that have decided on their establishments, or the court’s decisions to handle bankrupted units.
- The written certifications of local authorities, for debtors being individuals who have been dead, missed, have no inherited properties for debt repayment, or are serving sentences, prosecuted, detained or tried and unable to repay their debts.
- Hunt orders or certifications of law bodies, for debtors being individuals who have fled away.
- Decisions of competent authorities on writing off the enterprises irrecoverable debts.
- For receivable debts which have been overdue for over 3 years and the debtors still exist but are unable to repay such debts, the enterprises have applied many measures but they cannot recover them, the enterprises must produce such evidences as: records on debt comparison with the debtors, debt-claiming official dispatches, official dispatches requesting the court to declare bankruptcy according to law provisions.
For receivable debts with adequate evidences proving their irrecoverability, the enterprises shall handle them according to the provisions in Clauses 1, 2 and 3, Article 10 of Decree No. 64/2002/ND-CP.
2.2. For other overdue receivable debts, the enterprises must continue claiming them or sell them to economic organizations with the debt sale and purchase function at negotiated prices, must not sell them directly to the debtors. Any loss incurred from the debt sale shall be handled according to the provisions in Clause 1, Article 10 of Decree No. 64/2002/ND-CP.
2.3. Pending their official transformation into joint-stock companies, the enterprises shall have to continue supervising, and organizing the collection of, debts already excluded from their value.
3. Handling of payable debts
Payable debts shall be handled according to the provisions in Article 11 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
3.1. For payable debts which need not be repaid, they shall be accounted into the enterprises irregular incomes.
3.2. For tax debts and remittances payable into the State budget: After handling the receivable debts according to the provisions in Item 2 above, if the enterprises are still unable to repay tax debts and remittances payable into the State budget, they shall, on the basis of their practical financial situation and the reasons for outstanding debts, compile dossiers reporting them to the Tax Department for inspection before submission to the Ministry of Finance for consideration and decision on the applicable measures to freeze and/or reschedule debts, support investment capital or write off outstanding tax debts as well as remittances payable into the budget, which must not exceed the accumulated loss at the time of valuation. The order and procedures therefor shall comply with the guidance in Part B, Section IV of Circular No. 32/2002/TT-BTC of April 10, 2002 of the Ministry of Finance on rescheduling, freezing and writing off tax debts and remittances payable into the State budget for enterprises as well as production and business establishments meeting with difficulties due to objective causes.
3.3. For outstanding debts owed to State-run commercial banks: Where the enterprises meet with difficulties in balancing their capital sources to repay overdue debts, the general directors of State-run commercial banks shall consider and decide to freeze and/or reschedule the enterprises overdue debts by the time of issuance of the equitization decisions within a time limit of between 3 and 5 years. Where these enterprises suffer from business losses and are unable to repay debts, they shall have their interest debts, including interests already added to the loan principals, written off with the amounts not exceeding the remaining losses.
The equitized enterprises shall take initiative in coordinating with the creditor-banks and the organizations with the debt purchase and sale function in handling the residual overdue loan principals along the direction of purchasing or re-selling such debts or converting them into the banks’capital contributed to the equitized enterprises according to the law provisions on the percentage of contributed capital.
3.4. For overdue debts payable to foreign countries, which have been guaranteed, the enterprises and the guarantors must negotiate with the creditors so as to write off the interests thereon, freeze debts or reduce the loan principals, then arrange capital sources for debt repayment. Where the enterprises cannot arrange capital sources for debt repayment, the guarantors shall have to arrange capital sources for repaying the debts for the enterprises according to the committed schedule. The enterprises shall have to repay the debts to the guarantors or convert them into the guarantors capital contributed to the joint-stock companies.
3.5. For social insurance debts and debts owed to officials and employees: The enterprises shall have to repay them definitely before being equitized so as to ensure the laborers interests.
3.6. The conversion of payable debts into equities in the equitized enterprises must ensure the following requirements:
a/ Being effected through the results of the auctions to sell shares.
Where the creditors have no conditions to participate directly in the auctions, the enterprises and the creditors shall sign agreements on the prices for converting debts into equities before the auctions take place, which shall be the creditors prices for participation in the auctions. Where the participants offer the same auction prices, the creditors shall have the pre-emptive right to convert debts into equities at the negotiated prices. Particularly for the conversion of debts payable to the laborers in the enterprises into equities, it shall be effected at the "floor" price prescribed in Article 21 of Decree No. 64/2002/ND-CP.
b/ Complying with the State’s regulations on the right to buy first-time shares and the State’s right to hold dominant share at enterprises.
4. Reserves and undistributed profits
Before determining the enterprises value, the stock price decrease reserve, the bad debt reserve, the securities price decrease reserve, exchange rate difference, job-loss allowance reserve, financial reserve and undistributed profits shall be handled as follows:
a/ The balance of the reserves for stock price decrease, bad debts, securities price decrease (after offsetting losses in stock price decrease, securities price decrease and handling bad debts at the time of determining the enterprises value according to the State-prescribed regime) shall be incorporated into the enterprises incomes.
b/ The balance of exchange rate difference shall be handled as follows:
- For the value of incomplete construction works, if the exchange rate difference arises, after balancing the increased and decreased amounts, it must be calculated into the value of the works when determining the enterprises value.
- For exchange rate difference arising in other foreign currency operations, after balancing the increased and decreased amounts, it shall be accounted into the enterprises financial expenditures and revenues according to the State-prescribed regime.
c/ The balance of the job-loss allowance reserve fund: The job-loss allowance reserve fund shall be retained to settle the policies for redundant laborers according to the current regime. If the fund is not needed or not used up, the remainder must be incorporated into the enterprises after-tax incomes.
d/ The balance of the financial reserve fund: The financial reserve fund shall be used to offset the rest of the property damage and losses (if any) suffered by the enterprises in the course of business till the time of determining the enterprises value. The remainder shall be incorporated into the enterprises after-tax incomes.
e/ Where the enterprises have the previous years accumulated losses, they may use the pre-tax incomes earned up to the equitization time to offset such losses before applying measures to write off tax debts and remittances payable into the budget as well as outstanding debts owed to State-run commercial banks. Post-enterprise income tax incomes shall be distributed according to current regulations.
5. Assets contributed as capital to joint ventures with foreign countries
Assets contributed as capital to joint ventures with foreign countries shall be handled according to the provisions in Article 13 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
5.1. Where the equitized enterprises take over joint-venture activities, they must calculate the value of assets contributed as joint-venture capital into their value.
5.2. Where the equitized enterprises do not take over joint-venture activities, they shall compile dossiers for reporting to the bodies competent to decide on equitization for consideration and decision and handling of assets contributed as joint-venture capital as follows:
+ Negotiating to buy or resell the contributed joint-venture capital.
+ Negotiating between the joint-venture capital-contributing partners and the enterprises on transferring their contributed capital to other partner enterprises under decisions of competent bodies.
+ Where the equitized enterprises and the foreign partners agree to terminate their joint-venture contracts, they shall handle their contributed capital according to the provisions in the Finance Ministry’s Circular No. 22/2002/TT-BTC of March 11, 2002 guiding the handling of financial matters and accounting for Vietnamese State enterprises which have contributed capital for the setting up of joint-venture enterprises under the Law on Foreign Investment in Vietnam when such joint-venture enterprises terminate their operation.
6.The cash balance of the reward and welfare funds shall be distributed to the laborers on the enterprises lists of regular laborers at the time of the equitization decision for the purchase of shares. The distribution mode shall be decided by the enterprise directors after consulting the trade union organizations on the basis of the level of contribution of each laborer. Laborers shall not have to pay income tax on these incomes.
If, before being equitized, the enterprises have overspent the reward and welfare funds, the overspent amount shall be handled as an outstanding receivable amount. Specifically:
- For amounts spent for the laborers still working in the enterprises before being equitized, they shall be deducted from the value of assets used for distributing shares to the laborers in the enterprises according to the provisions at Item 1.4, Point 1, Section II of this Circular (if any). For any deficits, the enterprises shall have to collect them from the laborers before implementing the preferential policies to reduce the selling prices of shares or the policies on job-severance or -loss allowances.
- If the reward and welfare funds have been overspent to cover rejected expenses for production and business activities, expenses for presents and gifts; additional amounts for salaries, rewards and welfare of laborers who retire or give up their jobs before the time of determining the enterprises value, the enterprises must report the overspent amounts to the enterprise finance agency and the enterprise value-determining agency for consideration and handling as an irrecoverable debt.
III. FINANCIAL HANDLING FROM THE TIME OF DETERMINING THE ENTERPRISES’VALUE TO THE TIME THE ENTERPRISES ARE OFFICIALLY TRANSFORMED INTO JOINT-STOCK COMPANIES
1.On the basis of the competent authorities decisions to announce the enterprises value, the enterprises must adjust their accounting books and the accounting balance sheets according to the State-prescribed accounting regime, and shall, at the same time, have to continue monitoring and handling debts and assets already excluded when determining the value of the equitized enterprises; fully account the equitization-related expenses arising in the period.
2.By the time the joint-stock companies are granted the business registration certificates, the enterprises shall take initiative in making financial reports, continue handling financial matters under the provisions in Section II of this Circular and effect the tax settlement with the tax agencies so as to re-determine the actual value of the State capital portion at the time of equitization, and carry out the hand-over thereof to the joint-stock companies.
3.The difference between the actual value of the State capital portion at the time the enterprises are transformed into joint-stock companies and the actual value of the State capital portion at the time of determining the enterprises value shall be handled as follows:
a/ Where the difference is positive, it shall be remitted into the same-level Fund for support of State enterprise arrangement and equitization.
b/ Where the difference is negative, the enterprises must clearly identify the reasons as well as responsibilities therefor and handle it as follows:
- Claiming material compensations according to current regulations for the negative difference due to individual or collective responsibility.
- If there remains any negative difference (if any) after material compensations have been paid, the agencies competent to decide on equitization shall decide to reduce the enterprises value and notify such to the same-level agencies that manage the Fund for support of State enterprise arrangement and equitization so that the latter allocates additional capital to ensure the percentage of shares the State needs to hold in the structure of the charter capital of the joint-stock companies.
4.For debts and assets excluded from the enterprises value:
a/ Pending their official transformation into joint-stock companies, the State enterprises shall have to continue monitoring and organize the collection of debts as well as the liquidation or sale of the above-said assets (including the re-sale thereof to organizations with the function of purchasing and selling outstanding debts and assets), then pay all proceeds therefrom into the Fund for support of State enterprise arrangement and equitization.
b/ If, by the time the enterprises have officially been transformed into joint-stock companies, they have not yet completely handled the above-said debts and assets, the equitization-deciding agencies shall consider and decide to transfer the handling of debts and assets excluded when determining the enterprises value to other enterprises or to authorize the joint-stock companies to continue preserving and handling them. The joint-stock companies shall enjoy 10% of the total proceeds from the sale or liquidation of assets and collection of debts to offset expenses, and shall have to remit the remaining amounts into the Fund for support of State enterprise arrangement an equitization.
The joint-stock companies shall have to organize the liquidation or sale of these assets within 6 months; if they fail to do so within this time limit, they must report such to the equitization-deciding agencies for handling. If the joint-stock companies have the demand to re-use such assets, they must report such to the equitization-deciding agencies so as to rent or buy them at market prices.
IV. SALE OF SHARES
1.The enterprises shall have to formulate the plans on sale of shares in the priority order and with the share structure as prescribed in Article 23 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
1.1. The plans on sale of shares at preferential prices to the producers and suppliers of raw materials to the enterprises engaged in processing agricultural, forest and/or aquatic products, as determined under the guidance in the Finance Ministry’s Circular No. 96/2001/TT-BTC of November 23, 2001. Under this guidance, the plans on sale of shares at preferential prices to the producers and suppliers of aquatic products shall be determined on the basis of the aquaculture areas and amounts of aquatic products supplied to the processing enterprises to be equitized as well as the total value of shares sold at preferential prices.
1.2. On the basis of the quantities of shares actually sold to the outside and the enterprises demands in the absorption of new technology and managerial experiences and in the market expansion, the equitized enterprises shall calculate the quantities of shares to be sold to the outside so as to formulate the plans of first-time sale of shares, then submit them to competent authorities for consideration and approval. The expected minimum quantities of shares to be sold to the outside shall be determined according to the following formula:
The The total The The quantity The expected expected quantity of quantity of shares quantity of minimum the company’s of the sold at shares to be quantity of = shares State’s preferential sold to the x 30% shares to (corresponding shares at the prices to raw-material be sold to to its charter joint-stock laborers in the producers and the outside capital) company enterprise suppliers
For the equitized enterprises having the financial situation eligible for listing on the securities market, the plans on sale of shares to the outside must ensure the conditions for listing on the securities market as prescribed by the securities legislation.
1.3. Apart from the quantity of shares bought at preferential prices, the laborers in the equitized enterprises shall be entitled to register to buy other shares (after the quantity of shares to be sold to the outside has been determined) at the floor price.
Where the laborers in the equitized enterprises register to buy not all the shares, the enterprises must promptly adjust their share sale plans, supplementing the quantity of shares to be sold to the outside.
2.The first-time sale of shares by the equitized enterprises shall comply with the provisions in Article 24 of Decree No. 64/2002/ND-CP.
Where the equitized enterprises have the quantity of shares to be sold to the outside with the share value of under VND 500 million or the equitized enterprises located in deep-lying or remote areas meet with difficulties in the sale thereof through intermediary financial institutions or the estimated expenses for the sale of shares through intermediary institutions exceed the permitted commission level, the equitization-deciding agencies shall assign the enterprises to organize the sale of shares to the outside in the form of auction.
V. MANAGEMENT AND USE OF PROCEEDS FROM THE SALE OF SHARES
1.The proceeds from the sale of shares belonging to the State capital portion (including the difference in the selling price of shares, resulting from auctions) at the enterprises equitized as from July 5, 2002 onwards shall be managed and used according to the provisions in Article 25 of Decree No. 64/2002/ND-CP and the Finance Ministry’s Regulation on the management and use of revenues and proceeds from the sale of shares. The proceeds from the sale of the State capital portion at the enterprises equitized before July 5, 2002 shall be managed and used according to the provisions in the Prime Minister’s Decision No. 177/1999/QD-TTg of August 30, 1999 and the Finance Minister’s Decision No. 95/2000/QD-BTC of June 9, 2000.
2.The proceeds from the sale of shares issued by the enterprises so as to additionally mobilize capital shall be retained, managed and used by the joint-stock companies according to law provisions and their organization and operation charters.
VI. EQUITIZATION EXPENSES
1. The expenses for equitization of State enterprises shall include:
- Expenses for printing materials and professional training on enterprise equitization;
- Expenses for inventorying assets and determining the value thereof;
- Expenses for formulating equitization plans and organization and operation charters of the joint-stock companies;
- Costs of hiring consultants and auditors (if any);
- Expenses for organizing the extraordinary congress of the enterprise’s employees and workers to deploy the equitization;
- Expenses for propaganda activities to disseminate information prospectuses on equitization;
- Expenses for organizing the share sale (including expenses for auctioning activities;
- Expenses for organizing the first congress of shareholders;
- Other expenses related to enterprise equitization.
2. The maximum spending levels for the transformation of State enterprises into joint-stock companies shall be determined as follows:
+ Enterprises with their respective actual values of under VND 5 billion may spend VND 100 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between VND 5 billion and 10 billion may spend VND 150 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between over VND 10 billion and 20 billion may spend VND 200 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between over VND 20 billion and 30 billion may spend VND 250 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between over VND 30 billion and 40 billion may spend VND 350 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between over VND 40 billion and 50 billion may spend VND 400 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of between over VND 50 billion and 60 billion may spend VND 450 million at most;
+ Enterprises with their respective actual values of over VND 60 billion may spend VND 500 million at most;
The directors of the equitized enterprises shall decide on the expenses actually necessary for the equitization process on the principles of rationality, validity, economy and adequate vouchers. Where the enterprises overspend the above-said limits, they must send reports thereon to the Ministry of Finance for consideration and decision.
At the end of the equitization process, the enterprises must report on and settle the equitization expenses with the equitization-deciding agencies. The total equitization expenses shall be deducted from the proceeds from the sale of shares belonging to the State capital portion at the enterprises.
VII. HAND-OVER OF ASSETS AND CAPITAL TO JOINT-STOCK COMPANIES
1. An asset and capital hand-over dossier consists of:
- The financial report at the time the enterprise is officially transformed into in a joint-stock company and the tax settlement report.
- The competent body’s decision on the enterprise’s value at the time the enterprise is transformed into a joint-stock company.
- The record on the asset and capital hand-over, made at the time of hand-over.
2.The hand-over records must contain all the signatures of the representative of the equitization-deciding agency, the State enterprise’s representatives (including the director and chief accountant), the joint-stock company’s representatives (the Management Board, director and chief accountant), and the representative of the trade union organization in the company. The hand-over record between the two parties must clearly reflect:
- The situation of assets, capital and labor at the hand-over time.
- Interests and obligations taken over by the joint-stock company.
- Unsettled matters to be further settled by the joint-stock company (including the continued monitoring and recovery of excluded debts and assets, collection of money from the sale of shares on deferred payment)
VIII. PREFERENTIAL REGIMES FOR STATE ENTERPRISES TRANSFORMED INTO JOINT-STOCK COMPANIES AND LABORERS THEREIN
1. For State enterprises transformed into joint-stock companies
The preferential regimes for State enterprises transformed into joint-stock companies shall comply with the provisions in Article 26 of Decree No. 64/2002/ND-CP and the guidance of the ministries and branches, including:
1.1. The equitized State enterprises shall enjoy tax preferences at the levels specified in Articles 18 and 21 of the Government’s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law No. 03/1998/QH10 (amended) for newly-set up enterprises.
On the basis of their own conditions and the criteria for determining the tax reduction and exemption levels, the enterprises shall take initiative in determining and registering the tax reduction and exemption levels with the tax offices for realizing the tax preference policies. They shall, at the same time, have to send the copies of the equitization plan-approving decisions and the business registration certificates to the tax offices as basis for determining the preference levels.
1.2. The joint-stock companies shall have to manage, preserve and develop the welfare funds in kind handed over by the State enterprises so as to ensure welfare for the laborers in the joint-stock companies. Where the laborers have no demand but the joint-stock companies have the demand to use such funds for production and business purposes, the joint-stock companies shall re-purchase them or sell them to other subjects, then remit the proceeds therefrom into the companies welfare funds.
2. For laborers in the enterprises
The preference regimes for laborers in the enterprises shall comply with the provisions in Article 27 of Decree No. 64/2002/ND-CP, including:
2.1. For laborers on the enterprises lists of regular laborers at the time of equitization decision, for each year’s working for the State they shall be sold by the State up to 10 shares (the par value of a share is VND 100,000) with the reduction of 30% of the par value. According to this provision the laborers shall have to pay only VND 70,000 for each preferred share; the remainder of VND 30,000 is the preferential value offered by the State to the laborers.
2.2. Poor laborers in the equitized enterprises may buy shares at the preferential prices by deferred payment in 10 years, including 3 grace years. They shall make payment gradually in the 7 subsequent years without having to pay any interest. The total quantity of shares sold to poor laborers by mode of deferred payment must not exceed 20% of the total quantity of shares sold by the State at preferential prices to the laborers in the enterprises.
2.3. The total value of preference for laborers and preferences for the producers and suppliers of raw materials to the enterprises engaged in processing agricultural, forest and aquatic products, and the value of preferential shares sold by deferred payment to poor laborers shall be deducted from the State capital portion at the enterprises and must not exceed the actual value of the State capital portion at the enterprises after subtracting the capital amounts the State needs to hold and the equitization expenses.
The sale of preferential shares to the producers and suppliers of raw materials for the enterprises engaged in processing agricultural, forest and aquatic products shall be effected only after the plans on sale of preferential shares to laborers in the enterprises have been realized.
(The method of determining the quantities of shares sold at preferential prices to the laborers as well as producers and suppliers of raw materials in the equitized State enterprises is described in the appendix attached herewith (not printed here)).
The joint-stock companies shall have to monitor and organize the collection of the value of shares purchased with deferred payment and promptly remit it into the Fund for support of State enterprise arrangement and equitization.
2.4. The certificates of shares sold at preferential prices are registered ones which their owners can transfer only after three years as from the time of purchasing them. For shares sold by mode of deferred payment to the poor, their owners can sell them only after they have paid all debts to the State. Where the share owners have the demand to transfer their shares before this time limit, the approval of the Management Boards is required. The joint-stock companies shall give priority to repurchase these shares at the market prices and account them into the share funds for management and use according to the State-prescribed regime.
2.5. If the laborers who were recruited before April 21, 1998 lose their jobs or retire prematurely at the time of equitization or within 12 months after the enterprises are officially transformed into joint-stock companies, they shall enjoy allowances prescribed in the Government’s Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 on the policies towards redundant laborers due to re-arrangement of State enterprises, Circular No. 11/2002/TT-BLDTBXH of June 12, 2002 guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 41/2002/ND-CP, which are paid by the Fund for support of redundant laborers in the enterprises.
The laborers who are dismissed or lose their jobs and do not fall into the subjects entitled to allowances under the provisions of Decree No. 41/2002/ND-CP and the above-said documents shall enjoy allowances as prescribed by the Labor Code, which are paid by the Fund for enterprise rearrangement as prescribed in Clauses 5 and 6, Article 27 of the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002 on the transformation of State enterprises into joint-stock companies.
Part three
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1.Enterprises may take initiative in handling financial matters according to the current financial regime and the guidance in this Circular before determining the enterprises value.
2.The equitization-deciding agencies shall have to urge the equitized enterprises to handle financial matters before determining their value.
3.The enterprise finance agencies of the same level shall have to guide and supervise the enterprises in handling the financial matters for the equitized enterprises strictly according to the State’s regulations. Problems, if any, should be promptly reported to competent authorities for consideration and handling.
4.This Circular replaces Circular No. 104/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Ministry of Finance and takes effect as from July 4, 2002.
All documents guiding the handling of financial matters upon the transformation of State enterprises into joint-stock companies, which are contrary to this Circular, shall be hereby annulled.
Should any problems arise in the course of implementation, the ministries, branches, localities and equitized enterprises are requested to report them to the Ministry of Finance for study and settlement.
| FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây