Thông tư 69/2013/TT-BTC quản lý tài chính các Quỹ hỗ trợ nông dân

thuộc tính Thông tư 69/2013/TT-BTC

Thông tư 69/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:69/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:21/05/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quỹ hỗ trợ nông dân không được dùng nguồn vốn để kinh doanh

Ngày 21/05/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân (sau đây gọi là Quỹ) thuộc hệ thống Hội đồng nông dân Việt Nam.
Theo Thông tư này, Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, nguồn vốn hoạt động của Quỹ chỉ được sử dụng cho các hội viên nông dân vay theo hình thức trợ giúp, có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí, nhằm giúp hội viên xóa đói, giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Đồng thời, Quỹ không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Bên cạnh đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan bất khả kháng phát sinh trong quá trình cho vay trợ giúp hội viên nông dân như thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán), hoả hoạn, dịch bệnh... Mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được tính bằng 0,9% trên số dư nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013 và thay thế Thông tư số 36/2002/TT-BTC ngày 22/04/2002.

Xem chi tiết Thông tư69/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
----------

Số: 69/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân

thuộc hệ thống hội nông dân Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

Điều 1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam (bao gồm Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện) được thành lập theo văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam và Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011–2020.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ Hỗ trợ nông dân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động theo các qui định của pháp luật hiện hành và qui định tại qui chế này.
4. Hoạt động quản lý vốn, tài sản, thu, chi tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban thường vụ Hội Nông dân cùng cấp và Ban thường vụ Hội Nông dân Việt Nam.
Điều 3. Nguồn vốn hoạt động
1. Vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương do ngân sách trung ương cấp; đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, huyện do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
b) Vốn nhận uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Điều 4. Sử dụng vốn
1. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được sử dụng để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo; nâng cao qui mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.
2. Vốn hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí.
3. Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
4. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
5. Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam hướng dẫn cơ chế Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay trợ giúp có hoàn trả đối với nông dân, trong đó xác định rõ đối tượng, điều kiện vay, thời hạn, mức vốn vay, hoàn trả vốn vay.
Điều 5. Về thu phí
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân được thu phí trên số vốn cho vay trợ giúp để trang trải các chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Mức thu phí cho vay trợ giúp đảm bảo bù đắp các chi phí hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bảo toàn vốn và đảm bảo mục tiêu hỗ trợ nông dân. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được thu thêm bất kỳ khoản phí nào khác ngoài khoản phí cho vay trợ giúp nêu trên.
2. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành biểu phí cho vay trợ giúp để Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện thống nhất.
Điều 6. Đầu tư, mua sắm tài sản của Quỹ
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân được đầu tư, mua sắm tài sản cố định và các tài sản khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Việc đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tại mỗi cấp do Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện theo kế hoạch do Ban thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt và trong phạm vi nguồn vốn của Qũy đầu tư phát triển.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định, Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng.
3. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện việc quản lý, sử dụng, trích khấu hao, kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo qui định của pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp.
Điều 7. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan bất khả kháng phát sinh trong quá trình cho vay trợ giúp hội viên nông dân như thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán), hoả hoạn, dịch bệnh và các nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm được tính bằng 0,9% trên số dư nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm.
3. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để bù đắp cho những khoản cho vay trợ giúp hội viên nông dân gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Cuối năm, nếu không sử dụng hết Qũy dự phòng rủi ro tín dụng, số dư của Qũy được chuyển sang năm sau.
4. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng quy chế quản lý, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện thống nhất.
Điều 8. Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm các khoản:
a) Thu phí cho vay trợ giúp hội viên nông dân;
b) Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác;
c) Thu lãi tiền gửi trên tài khoản của Quỹ Hỗ trợ nông dân gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân mở tài khoản;
d) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu.
Điều 9. Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ:
a) Chi trả lãi hoặc phí cho khoản vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức; cá nhân trong và ngoài nước (nếu có);
b) Chi trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo qui định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Chi phí nghiệp vụ khác.
2. Chi cho cán bộ, viên chức, người lao động của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ, nhân viên của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo qui định hiện hành của Nhà nước;
b) Chi phụ cấp cho cán bộ thuộc biên chế của cơ quan Hội Nông dân Việt Nam các cấp được phân công trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân. Mức chi tối đa không quá 0,8 lần lương theo ngạch bậc của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Chi phụ cấp cho cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý và cán bộ Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân theo qui định của pháp luật (nếu có).
3. Chi quản lý và công vụ.
a) Chi công tác phí cho cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ Hỗ trợ nông dân đi công tác trong và ngoài nước theo qui định của Nhà nước đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chi mua sắm vật tư, thiết bị văn phòng; văn phòng phẩm, tài liệu, sách báo và các vật liệu khác;
c) Chi phí dịch vụ thanh toán;
d) Chi khấu hao tài sản cố định theo qui định đối với doanh nghiệp; chi mua bảo hiểm tài sản; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản; chi mua sắm công cụ lao động (đối với tài sản thuộc quyền quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân);
đ) Chi cước phí bưu điện và điện thoại;
e) Chi phí thuê tài sản, thiết bị phục vụ hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
g) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân theo qui định của Nhà nước đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ Hỗ trợ nông dân được chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu tham dự theo chế độ Nhà nước qui định;
h) Chi phí tuyên truyền, in ấn tài liệu, giao dịch, đối ngoại, tiếp khách theo quy định của pháp luật;
i) Chi cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân;
k) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ quá hạn;
l) Chi hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
m) Chi hỗ trợ hoạt động của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và phong trào nông dân ở các cấp, mức chi hàng năm không vượt quá 10% tổng thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
n) Chi nộp thuế, phí, lệ phí theo qui định của pháp luật;
o) Các khoản chi phí khác phù hợp với qui định của pháp luật.
Điều 10. Phân phối chênh lệch thu chi
1. Chênh lệch thu chi của Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định là tổng số thu nhập, trừ đi tổng số chi phí trong năm.
2. Chênh lệch thu, chi hàng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân được phân phối như sau:
a) Trích 20% bổ sung quỹ đầu tư phát triển.
b) Trích 02 quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng tối đa bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
c) Toàn bộ chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, nếu còn được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động.
Điều 11. Mục đích sử dụng các quỹ
1. Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
2. Quỹ khen thưởng:
a) Quỹ khen thưởng được sử dụng để:
- Thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cá nhân, tập thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao;
- Thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài Quỹ Hỗ trợ nông dân tham gia đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
b) Ban thường vụ Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn định mức chi khen thưởng cho từng đối tượng để Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện.
3. Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, viên chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân; Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chức Quỹ Hỗ trợ nông dân. Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn để quản lý, sử dụng quỹ này.
Điều 12. Chế độ kế toán
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ kế toán, ghi chép chứng từ, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của Bộ Tài chính.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính quý, năm cho Ban thường vụ Hội Nông dân các cấp, Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo cân đối tài khoản;
c) Báo cáo thu nhập, chi phí;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, đối với báo cáo năm chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Điều 13. Kiểm toán, kiểm tra tài chính
1. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân trung ương được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước
2. Các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của của công tác quản lý và do Ban thường vụ Hội Nông dân cùng cấp quyết định.
3. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban thường vụ Hội Nông dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp.
Điều 14. Lập kế hoạch tài chính năm
1. Năm tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm để gửi Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi. Nội dung kế hoạch tài chính của năm tiếp theo gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn trợ giúp nông dân;
b) Kế hoạch thu, chi tài chính.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn, tài sản của Nhà nước do Quỹ Hỗ trợ nông dân quản lý để cho vay trợ giúp hội viên nông dân chịu sự kiểm tra của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp và cơ quan tài chính Nhà nước các cấp.
2. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, kiểm tra hoạt động tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân bảo đảm quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo đúng mục tiêu, chính sách của Hội.
3. Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này, các văn bản quy định về chế độ tài chính của Nhà nước, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2013 và thay thế Thông tư số 36/2002/TT-BTC ngày 22/4/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VT, TCNH (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 69/2013/TT-BTC dated May 21, 2013 of the Ministry of Finance guiding the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund of Vietnam Peasants’ Association

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decision No. 673/QD-TTg dated May 20, 2011 of the Prime Minister on direct implementation and coordination of Vietnam Farmers’ Union to implement some programs and projects on rural economic, cultural and social development for the period from 2011 to 2020;

At the proposal of the Chief-director of the Finance and Banking Department and financial organizations;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund of Vietnam Peasants’ Association,

Article 1. Subjects of application

Subject of application under this Circular is the Peasant Assistance Fund of Vietnam Peasants’ Association (including the Peasant Assistance Fund Central Committee, the Peasant Assistance Fund at the provincial and district level) which is established under the Document No. 4035/KTTH dated July 26, 1995 on the establishment of the Vietnam Peasant Assistance Fund and the Decision No. 673/QD-TTg dated May 20, 2011 of the Prime Minister on direct implementation and coordination of Vietnam Farmers’ Union to implement some programs and projects on rural economic, cultural and social development for the period from 2011 to 2020.

Article 2. The financial management principles

1. The Peasant Assistance Fund shall operate not for the profit-making purpose, support and assist peasants in developing the rural production.

2. The Peasant Assistance Fund has the legal entity, its own stamps, balance sheet, and is entitled to open the account at the State Treasury, domestic commercial banks in accordance with the Law.

3. The Fund shall take self-responsibility for its operations before law, enjoy the financial autonomy, ensure the capital safety; make up the expenses and risks in the operation according to the Law and under this regulation.

4. The management capital activities, the financial revenue and expenditure activities of the Peasant Assistance Fund shall be subject to the direction and management by the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee at the same level and the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee.

Article 3. Source of capital

1. Operation capital of the Fund shall be formed from the following sources:

a) Equity:

- Capital allocated by the State (for the Peasant Assistance Fund Central Committee granted by the state budget; for the Peasant Assistance Fund at the provincial and district level granted by the provincial and district budget);

- Capital mobilized and received from domestic and foreign organizations and individuals to assist the socio-economic development of rural areas.

- Annually self-supplemented capital.

b) Capital entrusted by the State or provided by the domestic and foreign organizations as financial support for agricultural and rural development.

c) Other legal capital sources according to the Law.

2. The Fund must not mobilize and borrow capital in forms of savings, promissory notes, bills, bonds, commercial loans of organizations and individuals like credit institutions engaged.

Article 4. Regarding capital use

1. The operation capital source of the Fund shall be used to assist peasants in acquiring funds for production development to reduce poverty; improve the production scale and goods production; contributing to the economic structural transformation and developing the collective economic forms in the countryside; create jobs, motivating the application of advanced technology into agriculture production, exploiting the potentials and strengths of the region to produce highly qualified agricultural products, services.

2. Assistance capital for members shall be implemented under the form of refunding assistance loans (level rate, term), not collecting interest but fee.

3. The Peasant Assistance Fund shall have responsibility to manage and use the capital for the right purposes, the right subjects and with efficiency, promptly and fully recover capital amounts lent as assistance to peasants in order to preserve its capital, and then refund fully and promptly financial aids to organizations and individuals in form of refunding.

Article 5. Regarding fee collection

1. The Peasant Assistance Fund shall be entitled to collect fee for the capital amounts lent to ensure the defrayal of necessary expenses for the Fund’s operation. The fee levels must ensure to make up for operation expenses of the Fund, maintain capital intact and ensure the purpose of assisting the farmers. The Peasant Assistance Fund is not entitled to collect any fees besides the fee for assistance loans mentioned above.

2. The Executive Board of the Vietnam Peasant Assistance Fund Central Committee shall implement the fee rate of assistance loan for the Peasant Assistance Fund to unify the implementation.

Article 6. Investment and assets procurement of the Fund

1. The Fund shall be invested and equipped with fixed assets and other assets to serve for the operation of the Peasant Assistance Fund. The investment and procurement of assets at each level shall be implemented by the director of the Peasant Assistance Fund according to the plan approved by the Executive Board of the Peasant Assistance Fund Central Committee at the same level and in the scope of capital source of the investment fund for development.

2. Orders, procedures for construction investment, procurement and repair of fixed assets shall be implemented according to the regulations on investment and construction management.

3. The Peasant Assistance Fund shall implement the management, use and deduction of depreciation, re-judgment, inventory, disposal and sale of fixed assets in accordance with the regulations applicable to the enterprises.

Article 7. Setting up the risk reserve and handling the risks

1. The Peasants Association Fund is deducted for setting up the risk reserve to make up the loss due to the subjective causes arising during the process of lending to help the members of the Fund such as natural disasters (storm, flood, and drought), fire, and epidemic diseases and other causes.

2. The reserve fund shall be at most equal to 0.9% of the debit balance by December 31 each year.

3. The risk reserve shall be used to make up for assistance loans for members of the Fund who meet the difficulties due to the subjective reasons. At the end of the year, if the risk reserve still remains, the remainder of the reserve shall be used for the following year.

4. The Executive Board of the Peasants Association Fund shall set up the regulations on management and use of the risk reserve for the Peasants Association Fund to unify the implementation.

Article 8. Revenues of Peasant Assistance Fund

1. The Fund’s revenues shall include the following:

a) Collected fee for provision of assistance loans to its member;

b) Collected charge for entrusted lending service under the entrusted contract;

c) Collected interest income of the Fund deposited at the State Treasury, commercial banks where the Fund opens the account;

d) Other revenues (if any) in accordance with the Law;

2. The Peasant Assistance Fund shall have the responsibility to correctly, fully and promptly collect revenues.

Article 9.  Expenditures of the Peasant Assistance Fund

1. Professional operation expenses include:

a) Fee paid or Interest paid for capital amounts received as financial aids from domestic and foreign organizations and individuals (if any).

b) Expenses for setting up the risk reserve as stipulated under Article 7 of this Circular;

c) Other professional expenses.

2. Expenses for the Fund’s officials

a) Wages, Social insurance, and medical insurance premiums and other payable wage-based amounts for the Fund’s officials according to the current regime prescribed by the State;

b) Allowances paid to the Association’s officials on the payrolls of the Peasants Association chapters at all levels assigned to directly manage and administer the Peasants Association Fund. The maximum allowance level shall not exceed 0.8 times of the wage level of the Association’s officials assigned to manage and administer the Fund;

c) Allowances paid to the Association’s officials taking part in directing and managing and the officials of the Control Board of the Peasants Association Fund in accordance with the regulations (if any);

3. Managerial and public service expenses:

a) Working trip allowance paid to the Fund’s officials taking working trips in or out of the country as stipulated by the State applicable to the State organizations and public service units;

b) Expenses for procurement of materials, office equipment, documents, newspaper and other materials;

c) Expenses for payment service;

d) Expenses for fixed asset depreciation as stipulated applicable to the enterprises; expenses for buying the asset insurance; expenses for repair, maintenance and procurement of working tools (for assets under the Fund’s management).

dd) Expenses for post service and phones;

e) Expenses for hiring the assets and equipment for the operation of the Fund;

g) Expenses for conferences, training for the Fund’s officials as prescribed by the State applicable to the State organizations and the public service units. The Peasants Association Fund is supported the fee for eating, accommodation, and transport for the participants according to the regime as prescribed by the State;

h) Expenses for propagating, printing the documents; expense for transactions, external activities, expense for visitors as stipulated by the Law;

i) Expenses for inspection, supervision and audit activities.

k) Expenses for revoking the irrecoverable debts;

l) Expenses for supporting activities of the Party, Union of the Peasants Association Fund.

m) Expenses for activities of the Peasants Association Fund Central Committee and Peasant movement at all levels, the annual rate mustn’t be exceeded 10% of the total income of the Peasants Association Fund.

n) Expenses for tax payment, fee payment as stipulated by the Law;

o) Other expenses in accordance with the regulations stipulated by the Law;

Article 10. Distribution of revenue-expenditure difference

1. Revenue-expenditure difference is the total revenue minus the total expenses of year.

2. Annual revenue-expenditure difference of the Peasants Association Fund is distributed as follows:

a) 20% shall be deducted to supplement the investment fund for development;

b) Setting up two funds: reward fund and welfare fund which is the maximum amount of 3 months of salary implemented during the year of the Fund.

c) The remainder after deduction for setting up the investment fund for development, reward fund and welfare fund shall be supplemented to the operation capital source.

Article 11. Using purpose of funds

1. The investment fund for development is used for procurement of assets to serve for the operation of the Fund.

2. Reward fund:

a) Reward fund is used to:

- Reward for individuals, teams of the Peasant Assistance Fund who have the technical innovations and professional orders that bring high efficiency.

- Reward for individual, teams in and outside the Fund who participate in contributing the operation efficiency of the Fund.

b) The Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee guides the rate of rewarding for each subject for the Peasant Assistance Fund to implement.

3. Welfare fund is used to pay sports activities, cultural activities, and public welfare of the officials in the Fund; making allowance for officials of the Fund. The director of the Peasant Assistance Fund coordinates with the Union Board to manage and use.

Article 12. Accounting regime

1. The Peasant Assistance Fund shall conduct the book-keeping regime to open accounting books, make voucher recording, and make the financial statements in strict compliance with the current regulations and other regulations of the Ministry of Finance.

2. The Peasant Assistance Fund shall be responsible for making the quarterly and annual financial statements and sending to the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee, the Finance agency, tax agency at the same level, including:

a) Balance sheet;

b) Account balance sheet;

c) Income and expenditure report;

3. Time limit for sending reports:

Quarterly report must be sent within 30 days after the end of each quarter; Annual report must be sent within 90 days after the ending day of the financial year.

Article 13. Audit and financial supervision regime

1. The annual financial statement of the Peasant Assistance Fund’s Central Committee is audited by the State Audit.

2. The Peasant Assistance Fund at the provincial and district level implement the audit of the financial statements at the request of the management and decided by the Executive Board of the Peasant Assistance Fund at the same level.

3. The Vietnam Peasants Assistance Fund Central Committee and the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee at all levels shall be responsible for inspecting, supervising the activities of the Fund; considering and approving the annual financial settlements of the Fund at the same level.

Article 14. Elaboration of annual financial plans

1. The financial year of the Peasant Assistance Fund is counted from January 01 to December 31 annually.

2. The Peasant Assistance Fund shall be responsible for elaborating the annual financial plans to send to the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee at the same level and send to the Finance Agency at the same level for following. The content of the financial plan of the following year, including:

a) Plan on the source and use of peasant assistance capital.

b) Financial revenue and expenditure plan.

Article 15. Organization of implementation

1. The Peasant Assistance Fund shall be held responsible before law for the management, use and preservation of the State’s capital and assets under the Fund’s management for providing assistance loans to peasants, and subject to the inspection of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee at all levels and the State finance agency at all levels.

2. The Executive Board of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee shall have to organize the monitoring and inspection of financial activities of the Fund, ensuring that the Fund’s capital is managed and used for the right objectives and in line with the Peasants Association’s policies.

3. On the basis of guidelines under this Circular and the financial management documents, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee shall promulgate specific guiding documents for the Peasant Assistance Fund.

Article 16. Effect

1. This Circular takes effect on July 15, 2013 and replaces the Circular No. 36/2002/TT-BTC guiding the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund of Vietnam Peasants’ Association.

2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and timely supplementation and/or amendment.

For the Minister

Vice Minister

Tran Xuan Ha

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 69/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất