Thông tư 55/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý chi phí cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại

thuộc tính Thông tư 55/2021/TT-BTC

Thông tư 55/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2021/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:08/07/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chi 150.000 đồng/người/ngày tham gia cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế

Ngày 08/7/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2021/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Cụ thể, nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại là các chi phí theo quy định tại Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

Bên cạnh đó, chi bồi dưỡng cho người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau: Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Ngoài ra, trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế. Dự toán chi phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia phục vụ cho cưỡng chế.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 25/8/2021.

Xem chi tiết Thông tư55/2021/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

__________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Số: 55/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2021

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

___________

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản , cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại (sau đây gọi là cưỡng chế) theo quy định tại Điều 44, Nghị định số 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại (sau đây gọi là Nghị định số 44/2020/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người ra quyết định cưỡng chế.
2. Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế (sau đây gọi là cơ quan ra quyết định cưỡng chế), cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án (sau đây gọi là đối tượng bị cưỡng chế).
4. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp.
5. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế
1. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
2. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.
Điều 4. Nội dung chi phí cưỡng chế
1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
2. Nội dung chi:
a) Các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.
b) Riêng chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau:
Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Điều 5. Cấp phát chi phí cưỡng chế
Việc cấp phát chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
Điều 6. Nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế
1. Trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế. Dự toán chi phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia (số lượng, thành phần tham gia) phục vụ cho cưỡng chế.
Dự toán chi phí cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế, quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp (đối với biện pháp phong tỏa tài khoản) để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác). Đồng thời, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp và cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp (trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP).
Trường hợp thực hiện việc cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại, số tiền khấu trừ không được vượt quá số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp thì tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại, công ty chứng khoán nơi pháp nhân thương mại mở tài khoản chứng khoán phải khấu trừ tiền trong tài khoản và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
2. Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc lý do khách quan khác, căn cứ dự toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) đề nghị cơ quan ra quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế để thực hiện. Mức tạm ứng tối đa bằng dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
3. Hồ sơ tạm ứng bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, văn bản phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) theo quy định.
Điều 7. Quyết toán và hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế
1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).
Nếu số tiền quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thấp hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế số tiền chênh lệch. Trường hợp quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cao hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp số tiền còn thiếu cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan ra quyết định cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP), sau khi đã khấu trừ chi phí bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ khoản thu bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.
4. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị phá sản, giải thể mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Hồ sơ hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán.
Điều 8. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán
1. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, VI (350 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


 

 



Đỗ Hoàng Anh Tuấn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

___________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

No. 55/2021/TT-BTC

Hanoi, July 08, 2021


 

CIRCULAR

Providing guidance on the management, allocation, advance payment of expenses for coercion of judgment execution against commercial legal persons

_________

 

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Execution of Criminal Judgments, dated June 14, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016, detailing a number of Articles of the Law on State Budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 44/2020/ND-CP dated April 08, 2020, prescribing coercion of judgment execution against commercial legal persons;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director of the Department of Finance for National Defense and Security,

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular providing guidance on the management, allocation, advance payment of expenses for coercion of judgment execution against commercial legal persons.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the management, allocation, advance payment of expenses for coercion of judgment execution against commercial legal persons (hereinafter referred to as the coercion) prescribed in Article 44 of the Government’s Decree No. 44/2020/ND-CP dated April 08, 2020, prescribing coercion of judgment execution against commercial legal persons (hereinafter referred to as the Decree No. 44/2020/ND-CP).

Article 2. Subjects of application

1. Coercion decision issuers.

2. The agencies where the coercion decision issuers work (hereinafter referred to as agencies issuing coercion decisions), coercion decision execution agency.

3. Commercial legal persons that fail to serve or fully serve legally effective court judgments or rulings and are applied measures to coerce judgment execution (hereinafter referred to as the entities subject to coerce)

4. Financial agencies and state treasuries at all levels.

5. State management agencies in charge of commercial legal persons and other agencies, organizations, and individuals related to coercion execution.

Article 3. Principles of management of expenses for coercion

1. Commercial legal persons subject to coercion must bear all expenses for coercion as specified in Article 43 of the Decree No. 44/2020/ND-CP.

2. Commercial legal persons subject to coercion shall pay the expenses for coercion to the agencies issuing coercion decisions in accordance with this Circular.

Article 4. Expenses for coercion 

1. The determination of expenses for coercion shall comply with Article 43 of the Decree No. 44/2020/ND-CP.

2. Expense contents:

a) Expenses specified in Clause 1 of this Article shall be carried out based on the contracts, contract liquidation, a record of handover of distrained assets (for expense for hiring safekeeping or preservation of distrained assets), actual, lawful, and valid invoices, and documents according to current regulations as approved by the coercion decision issuers.

b) Supports provided for those who are directly mobilized to participate in coercion and coercion protection are prescribed as follows:

A person in charge of executing coercion decisions who works for a coercion decision execution agency shall be entitled to a support of VND 150,000/day of participating in the coercion; a person who is mobilized to execute coercion decisions shall be entitled to a support of VND 100,000/day of participating in the coercion.

Article 5. Allocation of expenses for coercion

The allocation of expenses for coercion of judgment execution against commercial legal persons shall comply with the law on the state budget and the Government's Decree No. 11/2020/ND-CP dated January 20, 2020, on administrative procedures related to the State Treasury sector.

Article 6. Payment and advance payment of expenses for coercion

1. Before organizing the coercion, the agency issuing coercion decisions shall approve cost estimates for coercion. Cost estimates for coercion shall be made on the basis of the coercive measure to be taken, time and location of coercion, plans to conduct the coercion, and the participating forces (number and participants) serving the coercion.

One copy of the approved cost estimates for coercion must be sent to the entities subject to coercion, together with the decision on coercion, the decision on deduction of money from the account of the commercial legal person subject to judicial measures (for a measure of freezing of accounts) to pay expenses for coercion (a document stating the sanctioning date, month and year, payable amount, address for payment in cash, or the account number in case of payment by transfer and other necessary information). At the same time, the agency issuing coercion decisions must send it to the credit institution, State Treasury, securities company that is managing the account of the commercial legal person subject to judicial measures and the agency competent to coercion at the same level (for the case of applying Article 42 of the Decree No. 44/2020/ND-P).

In case of executing coercive measures by freezing accounts, the head of criminal judgment execution agency shall issue a decision on deduction of money amounts on an account of the commercial legal person, the deducted amount must not exceed the amount used to execute judicial measures and expenses for organizing the coercion. Upon receiving a decision on deduction of money amounts on account of a commercial legal person subject to a judicial measure, the credit institution or State Treasury office currently managing the account of the commercial legal person, and securities company where the commercial legal person opens its account shall deduct money amounts on such account and transfer them to a competent criminal judgment execution agency for organizing coerced execution of the judicial measure.

2. In case expenses for coercion have not been collected from the entity subject to coercion because he/she/it does not voluntarily pay or other objective reasons, coercion decision execution agency (or agency with coercion competence of the same level, in case Article 42 of the Decree No. 44/2020/ND-CP is applied) shall, based on the approved cost estimate for coercion, request the agency issuing coercion decisions to make advance payment for coercion expenses from the cost estimates for coercion. The maximum advance payment is equal to the allocated cost estimates for coercion of the agency issuing coercion decisions.

3. A dossier of advance payment includes the annual estimate allocated by the competent authority, a document of approval of expenses for coercion approved by the competent authority, and the withdrawal of the budget estimate (advance) as prescribed.

Article 7. Settlement and refund of advance payment of expenses for coercion

1. At the end of the execution of coercion decisions, the coercion decision-executing agency (or the agency with coercion competence of the same level, in the case of applying Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP) shall submit the coercion decision issuer to approve the cost estimates for coercion. The agency issuing coercion decisions shall be responsible for sending the approved cost estimate for coercion to the entity subject to coercion (if such entity has paid expenses for coercion).

If the approved coercion expense settlement amount is lower than the amount already paid by the entity subject to coercion, the agency issuing the coercion decisions shall refund the difference to such entity.  If the approved coercion expense settlement amount is higher than the amount already paid by the entity subject to coercion, such entity shall pay the outstanding amount to the agency issuing the coercion decisions.

2. In case where the advance payment of expenses for coercion has been made under Clause 2, Article 6 of this Circular, the agency issuing the coercion decisions shall, based on the approved coercion expense settlement amount, issue a written notice on settlement of approved expenses for coercion, and send it to the entity subject to coercion for payment (such a document must clearly state the sanctioning date, month, year, payable amount, address for payment in cash or account number if payment by bank transfer and other necessary information).

Within 10 days from the date of receiving a notice on the approved coercion expense settlement amount, the entity subject to coercion shall pay expenses for coercion for the agency issuing coercion decisions. Upon collecting money from the entity subject to coercion, the agency issuing coercion decisions must carry out procedures for refund of advance payment to the State budget.

3. In case of collection of expenses for coercion from asset auction proceeds (under Articles 32 and 33 of the Decree No. 44/2020/ND-CP), after deducting expenses for asset auction in accordance with the law on asset auction, the agency executing coercion decisions (or the agency with coercion competence of the same level, in case of applying Article 42 of the Decree No. 44/2020/ND-CP) shall refund expenses for coercion.  In cases the entity subject to coercion has paid expenses for coercion, the agency executing coercion decisions (or the agency with coercion competence of the same level, in case of applying Article 42 of the Decree No. 44/2020/ND-CP) shall refund such entity the expenses for coercion from asset auction proceeds.

4. In case it is impossible to recover expenses for coercion because the entity subject to coercion is bankrupt or dissolved and has no money or assets left to pay the expenses for coercion, the agency executing the coercion decisions shall report the issuer under Clause 5 of this Article.

5. On an annual basis, at the time of making state budget estimate, the coercion decision issuer shall report the use of advance payment for coercion, including: the advanced amount, recovered amount; the amount that has not been recovered; the amount that cannot be recovered (if any); reasons for not being recovered and recommendations to superior management agencies and financial agencies of the same level.

Dossiers for refund of advance payment of expenses for coercion of handling of administrative violations shall comply with Clause 3, Article 6 of this Circular and current regulations on refund of cost estimates.

Article 8. Estimation, payment, and settlement

1. The annual estimation, payment, and settlement of recurrent expenditures by the agency issuing coercion decisions shall comply with the Law on the State Budget and its guiding documents. Expenses for coercion are allocated in the annual estimate of the agency issuing the coercion decisions.

2. At the end of the year, by the end of the settlement adjustment period in accordance with the Law on the State Budget and guiding documents, the unused estimate amount shall be canceled according to regulations, the balance of advance payment of expenses for coercion shall be recovered by transferring to the next year’s advance payment within the annual estimate of the agency issuing coercion decisions.

Article 9. Effect

1. This Circular takes effect on May 28, 2021.

2. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Do Hoang Anh Tuan


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 55/2021/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 55/2021/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất